Tổng quan về mạng Internet. Lập trình truy nhập mạng Internet và xây dựng 1 trình duyệt chuyên dùng

Mục Lục Chương 1. Tổng quan về mạng Internet............................................ 4 Lịch sử mạng Internet ..................................................................... 4 Một số dịch vụ trên Internet ........................................................... 5 Dịch vụ DNS và địa chỉ IP........................................................... 5 Dịch vụ World Wide Web........................................................... 6 Dịch vụ thư điện tử.........................

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan về mạng Internet. Lập trình truy nhập mạng Internet và xây dựng 1 trình duyệt chuyên dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................. 8 Dịch vụ Gopher .......................................................................... 9 Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol)......................................... 10 Dịch vụ Archie (Dịch vụ tìm kiếm dựa trên FTP)....................... 11 Dịch vụ Veronica (Dịch vụ tìm kiếm trên Gopher)..................... 11 Dịch vụ Wais (Wide Area Information Service Database).......... 11 Trình duyệt Web (Browser)............................................................. 11 Nescape Navigator...................................................................... 12 Internet Explorer ........................................................................ 12 Sự làm việc của Web....................................................................... 13 Web Server ................................................................................. 13 Web Client................................................................................... 13 Quá trình làm việc của Web........................................................ 13 Duyệt Web an toàn trong Internet Explorer.................................... 14 Xua tan những hư cấu về bảo mật trực tuyến.............................. 14 Định nghĩa vùng bảo mật............................................................ 15 Bốn vùng Bảo mật của Internet Explorer.................................... 15 Cách thiết lập mức bảo mật......................................................... 16 Cách chỉ định vùng bảo mật cho Web Site.................................. 17 Bảo vệ trẻ khỏi những nội dung không phù hợp.......................... 17 Chương 2. Lập trình truy nhập mạng Internet................................. 20 2.1 Visual Basic 6.0 cho Internet........................................................... 20 2.2 Thêm các điều khiển Internet.......................................................... 20 2.2.1 Điều khiển Internet Browser....... ................................................. 21 2.2.2 Điều khiển Internet Transfer Protocol.......................................... 28 2.3 Viết mã HTML................................................................................ 38 2.3.1 Cơ sở của HTML.......................................................................... 39 2.3.2 Sử dụng VBScript.......................................................................... 41 2.4 Phát triển một ứng dụng DHTML................................................... 46 2.4.1 Tạo ứng dụng DHTML................................................................. 47 2.4.2 Thêm mã lệnh Visual Basic vào trang HTML.............................. 48 2.4.3 Phân phối một ứng dụng DHTML................................................ 50 2.5 cách xây dựng một trình duyệt chuyên dùng................................... 51 2.5.1 Bắt đầu với điều khiển WebBrowser............................................ 51 2.5.2 Sử dụng điều khiển WebBrowser.................................................. 52 2.5.3 Các biến cố WebBrowser............................................................. 57 2.6 Các cải tiến có thể của cho bộ trình duyệt....................................... 59 Chương 3. Xây dựng một trình duyệt chuyên dùng......................... 63 3.1 Mục đích của chương trình.............................................................. 63 3.2 Các thành phần của chương trình.................................................... 63 3.3 Nội dung của chương trình .......................................................... 65 Tài liệu tham khảo [1] Lê Chí Dũng: Kỹ năng lập trình Visual Basic 6.0. Nhà xuất bản thống kê. Năm 2000. [2] Nhóm tác giả Elicom: Tự học Visual Basic trong 3 tuần. Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2000. [3] Nguyễn Văn Hoàng: Tự học Internet Explorer trong 24 giờ. Nhà xuất bản thống kê. Năm 2000. [4] Nguyễn Gia Hiểu: Mạng Internet. Nhà xuất bản thống kê. Năm 1999. Chương 1 Tổng quan về mạng Internet 1.1. lịch sử mạng internet Ngày nay, Internet là một thuật ngữ được dùng rộng rãi để mô tả một sự kết nối phức tạp giữa các mạng máy tính trên toàn thế giới. Những mạng nhỏ này nối với mạng xương sống (Backbone) hay NFSNET. Tốc độ lớn mạnh của Internet thực sự đáng ghi nhận. Lịch sử 30 năm của Internet bắt đầu từ năm 1969- năm mà Neil Amstrong đổ bộ lên mặt trăng và bài hát “Sugar, Sugar” của ban nhạc Archies làm rung chuyển làn sóng phát thanh. Khi đó, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ uỷ thác cho cơ quan các Dự án Nghiên cứu Cấp cao (Advanced Research Project Agency-ARPA) triển khai nghiên cứu mạng máy tính. Bởi suy cho cùng thì cách tốt nhất để các nhà nghiên cứu trao đổi dữ liệu vẫn thông qua là máy tính. Kết quả của những nghiên cứu bước đầu là một nhóm bốn máy tính được kết nối với nhau để tạo thành cái gọi là mạng ARPANet. Đó chính là “Lối mòn” khởi điểm. Chỉ trong vòng hai năm (khi việc gửi thư qua bưu điện còn rất rẻ), người ta đã phát minh ra e-mail và mạng ARPANet đã mở rộng gấp bốn lần. Thập kỷ tiếp theo cho thấy sự lớn mạnh vượt bậc của mạng, với kết nối quốc tế đầu tiên vào năm 1973, Và sự tham gia của hàng loạt các trường đại học cũng như cao đẳng vào nguồn tài nguyên mới khám phá này. Năm 1979, mạng Usenet ra đời, cung cấp cho các nhà nghiên cứu những nhóm-tin-toàn-cầu, tại đó họ có thể thảo luận về những lý thuyết và giả định quan trọng. Các trường cao đẳng và cá viện nghiên cứu cũng không ngừng tham gia kết nối mạng với một số lượng đáng kinh ngạc, cho đến năm 1991, hơn nửa triệu máy tính đã được nối mạng. Dĩ nhiên là việc tìm được các thứ trên mạng trở nên gần như không thể được vì có quá nhiều máy tính đòi hỏi. Thấy được vấn đề, trường Đại học Minnesota đã nghiên cứu tìm giải pháp và đua ra cái gọi là Gopher. Các menu Gopher hiện không còn nhiều trên mạng, chúng hoặt động y hệt như các file trên máy tính mà bạn có thể xem trong Windows Explorer. Bạn nhấn vào chủ đề được chọn, một danh sách các lựa chọn sẽ hiện ra. Nhấn vào một trong những lựa chọn đó, một trang chứa các lựa chọn khác lại hiện ra và cứ như vậy. Những lựa chọn này hoàn toàn bằng chữ, do vậy không lấy một hình ảnh hay biểu tượng chỉ báo dẫn bạn đi đúng hướng. Trên thực tế, “thủa sơ khai” không có gì về Internet được minh hoạ bằng đồ hoạ. Các hình ảnh đều phải truyền dưới một loại mã khó hiểu, người nhận phải giải mã rất cẩn thận. Có lẽ những điều này sẽ khiến bạn vui sướng vì đang sử dụng Internet vào thế kỷ XXI! Internet là một hệ thống cung cấp thông tin rộng lớn, nó hỗ trợ một tập lớn các giao thức phần mềm (protocol), các qui tắc truyền thông và các cấu trúc, nhằm chuyển tải thông tin từ các mạng máy tính tới máy tính người sử dụng và các mạng máy tính cho nhau. Những dịch vụ truyền thông trên Internet như World Wide Web, Gopher... cũng như tính chất “mở” (open) của Internet đã làm cho nó càng ngày phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức, công ty đăng ký gia nhập Internet để trao đổi thông tin của mình với khắp nơi trên thế giới. 1.2. Một số dịch vụ trên Internet 1.2.1. Dịch vụ DNS và địa chỉ IP Dịch vụ tên vùng DNS (Domain Name Service) là một kiến trúc phân cấp phục vụ cho việc quản lý không gian tên của các máy chủ trên Internet. Việc quản lý DNS cho phép tiến hành địa chỉ hoá, phục vụ cho việc phân tán và duy trì thông tin trên mạng diện rộng. Thuận tiện chủ yếu của dịch vụ DNS là loại bỏ được sự phụ thuộc vào việc duy trì một tệp tin tập chung để ánh xạ các tên máy chủ vào các địa chỉ. DNS được hỗ trợ thông qua một tập hợp các Server thường trú trên mạng, thường gọi là Domain Name Service. Một ví dụ tên vùng như là ‘WWW.ibm.com’. Địa chỉ IP là một kiểu địa chỉ dạng số, được phục vụ tương tự như qui tắc số điện thoại. Địa chỉ IP luôn luôn bao gồm bốn số thập phân, phân cách bởi các dấu chấm. Chẳng hạn một máy chủ có tên là “WWW.ibm.com” có thể được gán cho một địa chỉ IP dạng số là ”148.124.0.110”. Sở dĩ địa chỉ IP có dạng số là để cho chúng dễ dàng thao tác bởi phần cứng và phần mềm trong quá trình liên lạc trên Internet. Vì thế địa chỉ IP thường thích hợp với máy tính và địa chỉ DNS sẽ thích hợp hơn với người dùng. Dịch vụ DNS cho phép chuyển dịch giữa tên vùng và địa chỉ IP. Các tên vùng Domain không nhất thiết phải có đúng bốn phần, mà chúng có thể chỉ gồm hai phần-một vùng bắt buộc ở sau cùng như là “com”, “org”, “vn”, và một phần đi trước là tên của máy chủ gồm ba phần hoặc bốn phần hoặc có thể nhiều hơn. Chỉ có một giới hạn là một tên theo kiểu domain không được vượt quá 255 ký tự, và mỗi phần trong tên vùng không vượt quá 63 kí tự. 1.2.2. Dịch vụ World Wide Web World Wide Web (WWW) là một hệ thống cho phép truy nhập các tư liệu phân bố trên mạng bằng cách dùng cấu trúc client/server. Điều này được thực hiện bằng cách dùng siêu văn bản, một dạng truy nhập văn bản không trình tự cho phép kết nối một dãy tư liệu sao cho có khả năng truy nhập và tham chiếu chéo trực tiếp. Tư liệu Internet có thể đều tương tác với một địa điểm bất kỳ trên thế giới và có thể được truy nhập bằng cách dùng WebBrowser. Tư liệu (documents) có thể chứa các siêu liên kết. Các hệ khác người sử dụng chỉ cần nhấp vào một siêu liên kết trong tư liệu và chương trình sẽ hướng dẫn người sử dụng tới tư liệu cần tìm. Dùng một chuỗi các siêu liên kết người dùng có thể duyệt qua nhiều tư liệu cung cấp thông tin về chủ đề cần tham khảo. Web không phải là hệ thống thay thế cho Internet nó chỉ đơn giản là một giao diện cho phép người sử dụng Internet truy nhập các tư liệu một các nhanh chóng. World Wide Web (WWW) được mô tả một cách chính thức là “Hệ thống truy xuất thông tin toàn cầu “. Nó là một hệ thống liên kết thông tin bằng các dịch vụ hay các nguồn tin trên mạng được xử lý bằng một tập các giao thức của WWW. Các phần mềm Web client (hay browser ) sẽ không dịch các tư liệu viết dưới dạng ngôn ngữ HTML (Hyper text markup language) được cung cấp từ các Web server. Những tư liệu này sử dụng siêu liên kết, siêu văn bản để kết nối các tư liệu khác nhau và các nguồn thông tin lại với nhau, người dùng chỉ cần trỏ vào một liên kết thì phần mềm client sẽ nhận được tư liệu đã được liên kết hoặc nhảy tới những vị trí khác nhau trong cùng tư liệu đó. Những siêu liên kết này (còn gọi là Hyper Link) có thể truy nhập được các trang Web, menu Gopher, FTP, thư mục tệp, các cơ sở dữ liệu WAIS (Wide Area Information Service Database)... Hoạt động của Web dựa trên siêu văn bản (hypertext) làm phương tiện để tương tác với người dùng (User). Siêu văn bản cũng là một văn bản thông thường nó có thể lưu trữ, đọc, tìm kiếm cũng như sửa đổi với một thuận lợi là nó có thể liên kết tới các tư liệu khác. Dịch vụ World Wide Web (WWW) là dich vụ thông tin mới nhất và mạnh nhất trên Internet. Điểm mạnh của WWW là nó có khả năng tích hợp (integrate) các dịch vụ thông tin khác nhau nghĩa là ta có thể sử dụng FTP, Gopher, WAIS, E-mail thông qua WWW. Hơn nữa, WWW cung cấp các dịch vụ này theo một cách dễ hiểu và dễ sử dụng. Ngoài ra các dòng văn bản, WWW còn hỗ trợ các thông tin dưới dạng đa phương tiện (multimedia) như âm thanh (Sound), ảnh (images), phim (movies) và đồ hoạ (Graphics). HTML cho phép ta tổ chức kết hợp các thông tin, nối các trang Web với nhau và với các dịch vụ thông tin khác nhờ vào các siêu liên kết (hyperlink) để tạo ra các trang Web đẹp và hấp dẫn. World Wide Web ( WWW) ra đời từ một dự án nghiên cứu phát triển tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) vào năm 1989. Nhóm nghiên cứu do Tim Berners-Lee đứng đầu đã nghiên cứu và phát triển một giao thức truyền và nhận các tệp siêu văn bản (hypertext) theo một mô hình Client/Server được gọi tắt HTTP (Hyper text transfer protocol). Sau đó các nhóm phát triển đã công bố rộng rãi thư viện chương trình nguồn của giao thức này cho các nhà phát triển và các tổ chức nghiên cứu trên Internet để họ phát triển các trình duyệt Web (Web browser). Các tổ chức và tập đoàn đã thành lập W3 Consortium để tiếp tục phát triển và chuẩn hoá bộ giao thức Consortium đã phát triển thêm tính năng mới của HTML và các mức cũng như các chuẩn để thực hiện các phần mềm đi kèm. Từ đó thuật ngữ World Wide Web ( WWW) được ra đời. World Wide Web (WWW) phân phối thông tin và liên kết cá tài nguyên thông qua Web page (trang tư liệu). Những tư liệu này thường được gọi là home page, bởi vì đa số trường hợp nó thường thể hiện lên màn hình Client khi bắt đầu truy nhập vào một Web, home page có thể bao gồm văn bản định dạng, hình ảnh đồ hoạ, âm thanh số hoá và các tệp Video số nữa. Web Client có thể hiển thị Web page với nhiều dạng dữ liệu khác nhau, sử dụng những tiện ích bên ngoài để xem hoặc xử lý các dạng dữ liệu mà nó không thể làm được. WW W có khả năng truy nhập dữ liệu từ rất nhiều dịch vụ Internet khác nhau. Dưới đây là danh sách các dịch vụ mà WWW có thể truy nhập từ Internet. 1.2.3. Dịch vụ thư điện tử Thư tín điện tử là một công cụ quan trọng nhất để truyền tin với mọi người trên Internet, thông qua đó mà một người sử dụng thuộc một máy chủ Internet có thể gửi thư cho một người sử dụng khác thuộc bất cứ máy chủ Internet nào trên phạm vi toàn thế giới. Thư tín điện tử cho phép mọi người trao đổi thư tín với nội dung đa dạng như: nội dung các dự án, các văn bản tài chính, các sản phẩm thương mại... Các bức thư được hệ thống mạng tự động chuyển từ máy chủ người gửi đến máy chủ nhận. Mỗi khi người sử dụng truy cập vào máy chủ của mình sẽ được hệ thống thông báo ngay lập tức cho biết mình sẽ được hệ thống thông báo ngay lập tức cho biết mình có thư mới hay không. 1.2.4. Dịch vụ Gopher Gopher là một giao thức tìm kiếm tư liệu văn bản cho phép người dùng tìm một tệp và sau đó đọc nó mà không cần tải xuống. Được thiết kế tại trường đại học Minnesota, đầu tiên Gopher được thiết kế cho các máy dùng hệ điều hành UNIX. Không giống như FTP, Gopher không yêu cầu người sử dụng biết tên riêng của thư mục hoặc tệp đang cần tìm Gopher trình cho người sử dụng một dang sách các tiêu đề có thể lựa chọn khi tiêu đề được chọn người sử dụng đi vào một hệ thống thư mục dạng cây cho phép người sử dụng đọc tệp mà họ cần. Khi cần tải xuống lại cần các dịch vụ của FTP khi WWW được áp dụng Gopher ít được dùng nữa vì nó là hệ thống dựa trên truyền văn bản Dịch vụ Gopher là một hệ thống phân phối thông tin sử dụng một loạt các menu để kết nối các tài nguyên trên toàn cầu. Các menu của Gopher có thể lưu giữ các đề mục đại diện cho các tệp văn bản, các tệp nhị phân, trong khi các menu khác đại diện cho các thông tin trên cùng một địa điểm hoặc ở nơi khác, bao gồm cả truy nhập Telnet, cơ sở dữ liệu tìm kiếm. Gopher hỗ trợ hầu hết các giao thức trừ HTTP, nhưng nó không thể xử lý các dạng dữ liệu đồ hoạ và Multimedia, ví dụ như in ảnh Bipmap và tệp Video số hoá. Nó có thể hiển thị tệp dạng ASCII, in các tệp này và lấy các tệp nhị phân thông qua FTP. Gopher cũng được xem như là một cơ sở dữ liệu có khả năng tìm kiếm được như các dịch vụ Archie và Veronica. Gopher cũng có khả năng hỗ trợ tìm kiếm WAIS, tìm kiếm Netfind. Chuẩn của Gopher và các phần mềm Gopher client là một công nghệ tích cực, rất nhiều người dùng không thể sử dụng các phần mềm Web viewer (do nối ghép, hạn chế về phần cứng và phần mềm) vẫn có thể chạy ứng dụng Gopher. WWW được thiết kế để hỗ trợ mọi tính năng của Gopher. Các Server của WWW có thẻ xử lý các đòi hỏi của Gopher. Các trình Web Viewer có thể hiển thị các dữ liệu của Gopher dưới dạng gần giống với các chương trình dạng Gopher chuẩn. Các menu Gopher hiện không còn nhiều trên mạng, chúng hoạt động y hệt như các file trên máy tính mà bạn có thể xem trong Windows Explorer. Bạn nhấn vào chủ đề được chọn, một danh sách các lựa chọn sẽ hiện ra. Nhấn vào một trong những lựa chọn đó, một trang chứa các lựa chọn khác lại hiện ra và cứ như vậy. Những lựa chọn này hoàn toàn bằng chữ, do vậy không lấy một hình ảnh hay biểu tượng chỉ báo dẫn bạn đi đúng hướng. Trên thực tế, “thủa sơ khai” không có gì về Internet được minh hoạ bằng đồ hoạ. Các hình ảnh đều phải truyền dưới một loại mã khó hiểu, người nhận phải giải mã rất cẩn thận. Có lẽ những điều này sẽ khiến bạn vui sướng vì đang sử dụng Internet vào thế kỷ XXI! 1.2.5. Dịch vụ FTP FTP là một giao thức truyền file gồm một tập các giao thức đơn giản. Nó chỉ thực hiện đúng một nhiệm vụ: truyền các file từ các máy dùng tới Server và ngược lại. Các hoạt động truyền file được tính là chiếm tới 50% tổng số các hoạt động truyền dữ liệu trên Internet. FTP được sử dụng để xử lý quá trình truyền kết hợp từ cùng một máy và kích cỡ của tệp có thể tới hàng Megabytes. Thậm chí, trên WWW, những trang truyền có thể có kích cỡ tới vài trăm kilobyte. Do là một giao thức đơn giản, FTP chỉ có một dạng: đó là thư mục tệp. Các Client truy nhập vào các cấu trúc thư mục bằng lệnh. Trong môi trường đồ hoạ, chúng được định hướng bằng mục file và thực hiện lệnh FTP bằng các nút. Quá trình truyền file có thể bằng tệp ASCII hoặc tệp nhị phân, người sử dụng thường đòi hỏi dạng cụ thể của dữ liệu cần truyền, hoặc để cho phần mềm Client tìm ra loại dữ liệu thích hợp. Hầu hết các phần mềm FTP đều thực hiện tốt chức năng truyền file dạng thích hợp, nhưng đôi khi người sử dụng cần đặt chế độ bằng tay. Do WWW hỗ trợ khả năng FTP, do đó các phần mềm Web Client đều có thể hiển thị cây thư mục giống như phần mềm FTP. Định hướng qua các cây thư mục cũng tương tự như đối với các phần mềm FTP đồ hoạ khác. 1.2.6 Dịch vụ Archie Archie là một công cụ truy nhập Internet nó cho phép người sử dụng tải xuống các tệp từ một máy server tới một máy client. Archie ít phổ dụng hơn WWW vì nó có khả năng tìm kiếm rất hạn chế. Archie là một cơ sở dữ liệu có khả năng tìm kiếm theo kiểu cây thư mục ở trên hầu hết các FTP server trên Internet. Nếu đưa một chuỗi cho Archie dựa trên tên của file cần tìm thì nó sẽ hiển thị danh sách các FTP server chứa file cần thiết. 1.2.7 Dịch vụ Veronica Veronica là một tiện ích để đánh chỉ số những đề mục menu của một số lượng các dịch vụ Gopher trên Internet. Muốn tìm một chủ đề hoặc một nhóm các chủ đề thì chỉ cần nhập vào tên của chủ đề đó, Veronica sẽ tìm sự hiện diện của từ khoá này và tạo ra một menu cho kết quả vừa tìm được. 1.2.8 Dịch vụ WAIS WAIS là một dịch vụ phân phối các cơ sở dữ liệu có khả năng truy tìm được giống như FTP, WAIS là dịch vụ chỉ có một chức năng mà nó thực hiện chức năng của mình rất tốt. Nó là một giao thức thông dụng cho người dùng (đặc biệt là ở các trường đại học) muốn tạo ra các cơ sở dữ liệu cho các chủ đề cần quan tâm, đó chính là mục đích chính. Hàng trăm các cơ sở dữ liệu tồn tại trên Internet, chủ yếu nhằm nghiên cứu. Rất nhiều dịch vụ hỗ trợ khả năng tìm kiếm WAIS (ví dụ như Gopher). Dịch vụ WWW tích hợp khả năng tìm kiếm WAIS và có thể truy nhập các Server của WAIS ở mọi nơi thông qua Internet. Sự hỗ trợ này tương tự như sự hỗ trợ của các phần mềm Client của Gopher. 1.3. Trình duyệt WebBrowser Trình duyệt Web giúp chúng ta tìm thông tin trên Web, nó yêu cầu và nhận dữ liệu cần thiết để hiển thị trang HTML lên màn hình máy tính. Dữ liệu bao gồm văn bản thân tập tin HTML và các tập tin đồ hoạ, âm thanh, video được gọi đến trong các tập tin HTML. Khi dữ liệu được nhận trình duyệt Web định hình kiểu tệp tin như các thẻ HTML đã chỉ ra và hiển thị các tệp tin, đồ hoạ lên màn hình. Khi nhấn chuột vào các liên kết siêu văn bản trên tài liệu, một yêu cầu mới truy nhập đến các tệp tin khác được gửi qua Internet. Mới liên kết một địa chỉ (URL), nó định vị thông tin trên Web . Các trình duyệt được biết đến và đang cạnh tranh giành địa vị thống trị Internet là Nescape Navigator và Internet Explorer. Netscape Navigator là trình duyệt cho Web, vừa qua là thông dụng nhất. Chương trình có giao diện "trỏ" và "nhấn" dễ dùng như mọi phần mềm Windows. Nó dễ dàng truy nhập tới hầu như mọi dịch vụ có trên Internet như FTP, Gopher, Veronica, Telnet, IRC, Email Usenet... 1.3.1. Nescape Navigator Netscape commucator là một phần mềm Internet bao gồm: Navigator Brorser, Messenger (chương trình email), Collabra với Netphone. Giao diện được cải tiến rõ rệt và các thành phần tích hợp với nhau rất chặt chẽ: Hỗ trợ nhiều người sử dụng. Tham chiếu theo kiểu mở rộng mới thông qua các hộp hội thoại không chuẩn, cải tiến nhiều so với nhiều phiên bản. 1.3.2. Internet Explorer Internet Explorer là trình duyệt miễn phí của Microsoft. Nó được tăng cường hệ thống âm thanh, khả năng quản lý văn bản mà không cần đến hỗ trợ từ phía ngôn ngữ Java và Sun. Nhưng còn thiếu những đặc tính của Netscape như e-mail, bản tin nhóm, cấu trúc plug in. Netscape Communicator thì Microsoft cũng công bố Internet Explorer 4.0. Nó được phát triển từ trình duyệt đơn giản thành một bộ phân mềm Internet hoàn chỉnh gồm trình duyệt Web, phần mềm như thư tín và đọc tin mới, công cụ tự động sản sinh để được những nội dung cập nhật của Web tới nguời sử dụng. Trang Web đã thực sự là một tương tác Multimedia, và tích hợp Browser trực tiếp với hệ điều hành. 1.4. Sự làm việc của Web Web làm việc theo mô hình Client/Server 1.4.1. Web Server Web Server là cơ sở dữ liệu dưới dạng trang Web được viết bằng ngôn ngữ HTML, nó cho phép ta mô tả các mối liên kết tới các dich vụ Internet # Web truyền các tài liệu HTML thông báo qua giao thức gọi là HTTP (Hyper text transfer protocol). Một giao thức đơn giản không kết nối và mềm dẻo, cho phép quản lý số lớn yêu cầu (request) và truyền các dạng số liệu 1.4.2. Web Client Web Client lấy các tài liệu HTML Server qua bộ trình duyệt Web phương tiện phổ biến nhất để truy cập CSDL Web là CGI (Common gateway interface ), nó là một dao diện lấy từ Server cho chương trình rồi từ chương trình gửi tin đến Client yêu cầu. 1.4.3. Qúa trình làm việc của Web như sau Đầu tiên bộ duyệt tại Web Client gọi là CGI Script với các tham số sử dụng cú pháp chuẩn gọi là mã URL (Chỉ vị trí File) tiếp theo, HTTP Server gọi Gateway Script kèm theo các tham số của nó, như đầu vào hoặc các biến môi trường của chương trình Gateway Script. Chương trình Gateway Script này thực hiện chương trình trên Server và trả về kết quả là dữ liệu ra của chương trình. Trình duyệt Web nhận được kết qủa này là một trang HTML (thường là một trang ở vị trí mới trên mạng, Tức là có địa chỉ URL mới). Máy khách Giao diện cổng nối chung CGI Dữ liệu mã URL HTTP Dữ liệu vào hoặc biến môi trường HTML mới Dữ liệu ra 1.5. Duyệt Web an toàn trong Internet Explorer Một trong những lo sợ - nếu không muốn nói là nỗi sợ lớn nhất của mọi người là độ an toàn của Internet. Liệu ai đó có thể lấy trộm tên tuổi của bạn không? Các con của bạn có thể lạc vào góc Web tồi tệ nào đó và xem đủ thứ nội dung không thích hợp không? Liệu virus có lan tràn xuống máy của bạn, làm hỏng toàn bộ hệ thống không? Thẻ tín dụng của bạn có thể bị một kẻ lừa đảo nào đó sử dụng để mua sắm thoải mái trên mạng không? 1.5.1. Xua tan những hư cấu về bảo mật trực tuyến Một câu hỏi được đặt ra là: “ Trên Internet bạn có an toàn hơn thế giới thực không?” Nếu nghe theo các tin tức, hẳn có lẽ bạn đã gật đầu nói có. Còn nếu điều đó chưa đủ thuyết phục, bạn sẽ tìm thấy một vài lý do quan trọng khiến bạn trì hoãn việc phán xử cái mạng to lớn, tồi tệ kia! Trước đây đã từng có một bài báo tuyệt vời viết về sự phát triển lạ thường của thương mại điện tử (mua hàng trực tuyến). Nó cho biết hơn 15 triệu người đã giao dịch mua bán qua máy an toàn. Hàng triệu người khác cũng muốn như vậy, nhưng còn e ngại vì lý do này hay lý do khác. Tuy nhiên, lý do hàng đầu được đưa ra là nỗi sợ bị lộ mã số thẻ tín dụng, và rõ ràng là thiếu sự kín đáo riêng tư. Mặc dù những lý do trên đều có lý, bạn nên xem xét một số điều sau đây. Trước hết là về nỗi lo bị mất mã số thẻ tín dụng. Chuyện này đâu phải không xảy ra trong thế giới “thực”, có thể nói trên mạng có còn xảy ra ít hơn.Trong đời thường, một kẻ vô đạo đức cũng có thể tóm được mã số thẻ tín dụng của bạn bằng cách nghe trộm cuộc gọi điện qua vô tuyến của bạn hoặc nghe lên qua một máy dò nhỏ. Một người thu tiền có thể đánh cắp một bản sao hoá đơn khi bạn thanh toán. Hay một kẻ lừa bịp gian xảo có thể hờ hững liếc trộm qua vai bạn tại quầy thanh toán. Trên mạng Internet ư, thật khó mà móc túi! Nếu sự riêng tư là điều bạn quan tâm, chỉ xin lỗi nhỏ bạn một câu: Đi mua hàng ở ngoài đường, trong cửa hiệu, bạn thấy được riêng tư không? Nghiêm túc- với tất cả sự nghiêm túc mà nói, những cân nhắc này đều có căn cứ. Hai giờ học tiếp theo sẽ tập trung trình bày những kỹ thuật, thao tác có thể giúp bảo vệ sự an toàn và riêng tư của bạn trên mạng. Những hướng dẫn sau chưa hẳn đã đảm bảo sự an toàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Hãy xem chúng như những màng chắn bảo vệ khi bạn rong ruổi trên những lối mòn của xa lộ thông tin. 1.5.2. Định nghĩa vùng bảo mật Để bảo vệ bạn, Internet Explorer chia mạng Internet thành bốn vùng bảo mật. Sự phân chia này cho phép bạn chỉ định nhiều mức bảo mật tuỳ theo mỗi site và mức độ tin cậy bạn dành cho nó. Những vùng này có mức bảo mật đi từ thấp tới cao, bạn càng được cảnh báo trước khi định tải xuống một thứ gì đó có khả năng phương hại tới máy tính của mình. Trên thực tế, mức bảo mật cao nhất thực chất sẽ ngăn bạn truy nhập vào bất kỳ điều gì nguy hiểm. Dĩ nhiên, điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới sự vui thích của bạn khi khám phá Web, nhưng có lẽ đó là cách tốt nhất giúp bạn thấy thoải mái khi quá lo sợ về những gì sẽ gặp phải trên mạng Internet. Không theo đúng mặc định đã đặt! Mặc dù đúng là những vùng bảo mật này có những mức bảo mật mặc định, bạn luôn có thể nâng hoặc hạ chúng nếu cần thiết. Hoặc nếu thực sự bạn muốn phiêu lưu, mạo hiểm, bạn có thể điều chỉnh các thông số để “rào chắn” những khu vực bạn ngại nhất. 1.5.3. Bốn vùng bảo mật của Internet Explorer Internet Zone Vùng bảo mật mặc định với mức bảo mật Medium (trung bình). Local Intranet Zone Vùng bảo mật ở mức Medium được chỉ định cho những Site thuộc mạng Intranet của công ty bạn. Nó còn bao gồm các site được liệt kê trong nhãn Connections sẽ mặc định được gọi tới khi truy nhập mạng. Trusted Sites Zone Có mức bảo mật Low (thấp), vùng này chỉ dành cho những Site bạn hoàn toàn tin cậy. Restricted Sites Zone Mạng sức bảo mật cao, dành cho những Site bạn hoàn toàn không cảm thấy tin cậy. Vùng nhận biết. Nếu chưa biết chắc chắn một Website nào đó nằm trong vùng nào, bạn có thể nhìn vào tận cùng bên phải của thanh trạng thái bất kỳ lúc nào để có được câu trả lời. 1.5.4. Cách thiết lập mức bảo mật Internet Explorer cho phép bạn linh hoạt ấn định mức bảo mật cho các vùng khác nhau. Nếu bạn muốn điều chỉnh các thiết đặt, chỉ việc theo những bước sau: Khởi chạy Internet Explorer, nhấn vào menu Tools và chọn Internet Options. Chọn nhãn Security để mở hộp thoại Internet Options. Nhấn tên của vùng bảo mật bạn muốn sửa đổi. Nhấn và rê thanh trượt nhỏ lên, xuống để chọn mức bảo mật bạn muốn định nghĩa cho từng site cụ thể. Trong trường hợp chưa rõ mỗi mức có tác dụng như thế nào, bạn có thể xem phần mô tả đầy đủ hiện ra ngay tức khắc ở bên phải của thanh trượt. Nhấn Apply để lưu giữ những thay đổi, sau đó nhấn OK để thoát khỏi hộp thoại. Hãy chừa lại vừa đủ. Thoạt nhìn, mức bảo mật Medium dường như không đủ cao cho mạng Internet nói chung. Mặc dù điều đó phần nào có vẻ đúng, việc đẩy cấp độ bảo mật lên cao sẽ là quá mức. Bạn sẽ không tới được một phần lớn các site trên mạng Internet, và quá trình vào mạng của bạn sẽ liên tục bị ngắt quãng bởi những thông điệp cảnh báo và khuyến cáo. 1.5.5. Cách chỉ định vùng bảo mật cho Web site Khi đã thấy thoải mái hơn với Internet, có thể bạn sẽ muốn thay đổi vùng mặc định cho một site. Ví dụ, với thiết đặt mặc định là Internet Zone, bạn phải qua một loạt hộp thoại mỗi lần tải xuống một phần mới của Internet Explorer. Phiền toái làm sao! Nếu chuyển được Microsoft thành một site tin cậy (trusted site), bạn sẽ có thể tải xuống những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tại sao không thể chọn Internet Zone? Vì tất cả mọi site đều đã được đặt tại đây theo mặc định, bạn không cần phải làm gì để đưa một site vào vùng này. 1.5.6. Bảo vệ trẻ khỏi những nội dung không phù hợp Mặc dù Internet chứa đựng vô số thông tin giá trị (và lý thú), bạn sẽ thấy một số tư liệu là không thích hợp với trẻ.Thành thực mà nói, một vài trong số đó thậm trí còn gây khó chịu cho cả rất nhiều người trưởng thành trong số chúng ta. Rất may là bạn sẽ có cách để tống khứ chúng đi. Rất Website được phân loại rõ ràng bởi RSAC (Recreational Software Adriory Council- Hội đồng tư vấn phần mềm giải trí) dựa trên sự có mặt (hay thiếu) những yếu tố sau: Language (ngôn ngữ), Nudity (khoả thân), Sex (tình dục) Violence (bạo lực). Hệ thống phân loại các nội dung trên Internet này bắt nguồn từ cuộc nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm của tiến sĩ Donald. F.Roberts, trường đại học Stanford. Phần Content Advisor của Internet Explorer đẩy mạnh việc phân loại thông tin của RSAC bằng cách giúp bạn điều khiển những nội dung được phép hiển thị trên máy tính của bạn. Bảng 1.1 Mức phân loại của RSAC đối với mỗi yêú tố: Yếu tố Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Language Tiếng lóng không gây khó chịu Những câu chửi thề nhẹ Những lời chửi thề mức trung bình Lời lẽ tục tĩu Quá rõ ràng Ngôn ngữ tục tằn, thô bạo Nudity Không có Quần áo hở hang Khoả thân một phần Khoả thân mặt trước Khoả thân mặt trước gây kích thích Sex Không có hành động tình dục/Lãng mạn Hôn say đắm Có phục trang, động chạm mang tính tình dục Đụng chạm mang tính tình dục không rõ ràng Hoặt động tình dục rõ ràng Violence Không bạo lực Đánh nhau Chém giết Chém giết có đổ máu Bạo lực bừa bãi không căn cứ Những trăn trở của bạn nhằm bảo vệ bản thân khi vào mạng là rất xác đáng. Hy vọng rằng ít nhiều có thể giúp bạn bớt lo âu. Bạn có nhiều quyền hạn với những Gisfcos thể xảy đến trên Internet hơn bạn từng nghĩ. Và bây giờ đã có một số công cụ có giá trị giúp bạn bảo vệ bản thân, đặc biệt là sự trợ giúp của Content Advisor. Chương 1 đã tìm hiểu lịch sử mạng Internet và một số dịch vụ trên Internet như dịch vụ DSN, dịch vụ World Wide Web, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ Gopher, dịch vụ FTP, dịch vụ Archine, dịch vụ Veronica, dịch vụ Wais, ngoài các dịch vụ còn nói về các trình duyệt đa._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29898.doc
Tài liệu liên quan