Tổng quan về hệ thống tổng đài Alcatel 1000 e10

Tổng quan về hệ thống Alcatel 1000 E10 Chương I: giới thiệu chung về hệ thống alcatel 1000 E10 Alcatel E100 là hệ thống tổng đài điện tử số được phát triển bởi công ty kỹ nghệ viễn thông CIT. Thế hệ tổng đài E10 đầu tiên là tổng đài E10 được sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1970. Đó là tổng đài điện tử đầu tiên sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian để tăng thêm dung lượng và phát triển kỹ thuật mới, công ty CIT đã cho ra đời thế hệ tổng đài thứ hai đặt tên là E10B và đã thực sự tạo ra m

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan về hệ thống tổng đài Alcatel 1000 e10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột hệ thống chuyển mạch có khả năng thao tác cao hơn và có độ mềm dẻo hơn. Nó bao trùm toàn bộ phạm vi của các tổng đài, từ loại tổng đài nhỏ nhất cho đến các trung tâm chuyển mạch quá giang lớn nhất hay cửa ngõ quốc tế; khả năng thích nghi với các vùng có mật độ dân cư khác nhau và mọi loại khí hậu khác nhau. Hệ thống E10B cho phép thực hiện các trung tâm chuyển mạch nội hạt hoặc quá giang hoặc hỗn hợp vừa quá giang vừa nội hạt. Tổng đài ALCATEL E10 có thể đấu nối vào các mạng: Mạng điện thoại: tương tự hoặc số, đồng bộ hoặc không đồng bộ. Mạng báo hiệu số 7. Mạch chuyển gói. Mạng thông tin di động. Mạch dịch vụ hỗ trợ. Mạng khai thác và bảo dưỡngTMN. Mạng thông tin băng rộng. Khả năng đấu nối của tổng đài ALCATEL E10 trong thông tin được thể hiện qua hình vẽ 1. Hệ thống ALCATEL E10 là hệ thống được thiết kế với cấu trúc mở do đó có thể giải quyết được quá trình tiến hoá trong hai mặt: tiến hoá về mặt kỹ thuật công nghệ và tiến hoá về các chức năng ngày một dồi dào và phức tạp trong tổng đài. Nó bao gồm 3 phân hệ với các chức năng độc lập nhau, được liên kết với nhau bởi các tiêu chuẩn giao tiếp. + Phân hệ truy nhập thuê bao có giao tiếp với các đường thuê bao tương tự và thuê bao số. + Phân hệ đấu nối và điều khiển trong đó sử dụng chuyển mạch phân chia theo thời gian và các chức năng lưu trữ cuộc gọi. + Phân hệ vận hành bảo dưỡng. 5 Mạng dịch vụ hỗ trợ (Value Added Network) 6 Mạng điện thoại (Telephone Network) Phân hệ Đấu nối và điều khiển Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Phân hệ truy nhập thuê bao Mạng vận hành và bảo dưỡng 8 7 4 3 2 ALCATEL E10 OCB283 PABX : nt Mạng số liệu (Data Network) 5 Mạng dịch vụ hỗ trợ (Value Added Network) 6 Mạng điện thoại (Telephone Network) Phân hệ Đấu nối và điều khiển Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Phân hệ truy nhập thuê bao Mạng vận hành và bảo dưỡng 8 7 4 3 2 1 ALCATEL E10 OCB283 PABX ( ( : nt Mạng CCITT No7 (Báo hiệu số 7) Mạng số liệu (Data Network) Hình 1: Khả năng đấu nối của tổng đài ALCATEL E10 trong mạng thông tin 1: Đường dây thuê bao với 2,3 hoặc 4 dây 2: Truy cập cơ sở ISDN 144kbit/s ( 2B + D ) 3: Truy cập cơ sở ISDN 2Mbit/s ( 30B + D ) 4 & 5: PCM tiêu chuẩn ( 2Mbit/s, 32 kênh ) 6 & 7: Tuyến số llliệu tương tự hoặc số 64kbit/s hoặc PCM tiêu chuẩn 8: Tuyến số 64 Kbit/s (thủ tục x25, giao tiếp q3) hoặc tuyến tương tự với tốc độ < 19200 bit/s (thủ tục v24) PABX : Tổng đài tự động tư nhân NT : Kết cuối số Trong phạm vi mỗi phân hệ, nguyên tắc cơ bản là sự phân bố các chức năng giữa các module phần cứng và phần mềm khác nhau. Nguyên tắc này đã làm cho hệ thống có ưu điểm sau: Giảm giá thành đầu tư cho hệ thống. Tăng khả năng đấu nối và xử lý. Tối ưu hoá việc đảm bảo an toàn. Có thể nâng cấp dễ dàng và riêng biệt đối với những phần khác nhau của hệ thống. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống ALCATEL E10B (OCB 283): Các loại đấu nối thuê bao: Hệ thống có thể đấu nối tới các loại thuê bao: Thuê bao là máy điện thoại quay đĩa (8-22 xung/giây) hoặc máy ấn phím đã được CCITT tiêu chuẩn hoá. Các thuê bao có tốc độ 144kb/s (2B+D) Tổng đài PBX nhân công hoặc tự động. Các thuê bao số 2Mb/s (30B+D). Ví dụ như tổng đài PABX với phương tiện đa dịch vụ (Mulitiservice). Buồng điện thoại công cộng. Các loại cuộc gọi: Các cuộc gọi nội hạt. Các cuộc gọi ra gọi vào và quá giang nội hạt. Các cuộc gọi ra gọi vào và quá giang trong nước. Các cuộc gọi ra gọi vào quốc tế. Các cuộc gọi ra gọi vào tổng đài nhân công. Các cuộc gọi đến các dịch vụ đặc biệt. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao analog: Đường dây đặc biệt khi gọi ra hay gọi vào (chỉ gọi ra hay chỉ gọi vào). Đường dây không cần quay số. Chỉ thị mức cước ngay. Đảo cực nguồn điện. Gộp nhóm các đường dây. Đường dây thiết yếu hay ưu tiên. Nhận dạng thuê bao có mục đích xấu. Quay lại con số thuê bao. Cuộc gọi ghi lại. Cuộc gọi hội nghị tay ba. Quay số vắn tắt. Chuyển thoại tạm thời cho các thuê bao vắng mặt. Báo thức tự động. Dịch vụ hạn chế thường xuyên hay do điều khiển. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao số: Các thuê bao số cũng có các dịch vụ tương tự như thuê bao . Ngoài ra còn có thêm các dịch vụ đặc biệt như: Dịch vụ mạng: chuyển mạch kênh64kb/s giữa các thuê bao số. Dịch vụ từ xa: + Điện thoại hội nghị + Fax nhóm 2, nhóm 3 hoặc nhóm 4. + Videotex mã hoá theo kiểu chữ cái. + Teletex với Modem trên kênh B hoặc giao tiếp chuẩn X25 trên kênh B. + Alphaphotographic audiovidiotex 64kb/s. +Audiography 64kb/s. Ngoài ra còn các dịch vụ: + Địa chỉ rút gọn từ 1-4 số. + Quay số vào trực tiếp. + Thông tin về cước (giá toàn bộ). + Chuyển STI tạm thời. + Các cuộc gọi không trả lời. + Nhận biết đường gọi. Tính cước: - Có khả năng tính 128 loại cước khác nhau. Mỗi loại cước có thể tính với 4 mức cước. Mỗi trương mục thuê bao dài 24 bit. Đấu nối liên đài: Tổng đài E10 dù là tổng đài nội hạt, quá giang nội hạt, quá giang thuần tuý hay hỗn hợp vừa nội hạt vừa quá giang dều có thể nối tới tổng đài khác trong mạng: Bằng các đường PCM sơ cấp (2Mb/s,30 kênh theo tiêu chuẩn CCITTG.732) hay bằng đường ghép kênh sơ cấp cao hơn. Bằng các đường trung kế analog. Hệ thống báo hiệu: Hệ thống báo hiệu giữa các tổng đài có thể sử dụng các loại báo hiệu sau: Báo hiệu kênh kết hợp + Mã thập phân stronger, EMD,N 6. + Mã đa tần R2 và C5. Báo hiệu kênh chung: CCITTN 7. Quản lý lưu lượng: Dung lượng sử lý cực đại của hệ thống là 220CA/s. Cụ thể là: + Với cấu hình compact: 16 – 18 CA/s. + Với cấu hình nhỏ: 32 – 36 CA/s. + Với cấu hình trung bình và lớn: trên 220 CA/s. Dung lượng tối đa của ma trận chuyển mạch chính là 2048 PCM. Điều này cho phép: + Lưu lượng lên tới 25.000 Eslangs. + Có thể đấu nối được 200.000 thuê bao. + Kết nối với 60.000 trung kế. Hơn nữa, hệ thống còn sử dụng kỹ thuật tự điều chỉnh để tránh xảy ra sự cố khi quá tải. Kỹ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống dựa vào đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và các cuộc gọi được sử lý (phần trăm số lượng yêu cầu). Chương II: cấu trúc chung của hệ thống alcatel 1000 E10 Tổng đài alcatel 1000 E10 được chia thành 3 hệ chính: Phân hệ truy cập thuê bao. Phân hệ đấu nối và điều khiển. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Trong đó có phân hệ đấu nối và điều khiển, phân hệ vận hành và bảo dưỡng nằm trong OCB.283. Liên lạc giữa phân hệ truy nhập thuê bao với phân hệ đấu nối và điều khiển sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. Các phân hệ được đấu nối với nhau bởi ma trận các đường LR hay các đường PCM. ( các đường LR là các đường ghép kênh 32, không mã hoá HDB3 và có cấu trúc tương tự như tuyến PCM ). Về mặt phần cứng, OCB.283 bao gồm các trạm đa sử lý (SM) và hệ thống ma trận chuyển mạch. Các trạm được nối với nhau bởi một hay nhiều tuyến ghép kênh thông tin ( MIS hoặc MAS ). Trong đó, OCB.283 có 6 trạm trong đó có 5 trạm điều khiển: + Trạm điều khiển chính: SMC. + Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ: SMA. + Trạm điều khiển trung kế: SMT. + Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch: SMX. + Trạm vận hành và bảo dưỡng: SMN. + Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian: STS (Đây không phải là trạm điều). Phần mềm của hệ thống được chia thành các module phần (ML) để hỗ trợ cho các trạm điều khiển và phục vụ cho các ứng dụng thoại. Có các loại module phần mềm như: + Phần mềm xử lý gọi: ML MR. + Phần mềm tính cước: ML TX. + Phần mềm quản trị cơ sở số liệu: ML TR. + Phầnn mềm điều khiển trung kế: ML URM. + Phần mềm điều khiển ma trận chuyển mạch: ML COM. Các module phần mềm trao đổi với nhau thông qua mạch vòng trao đổi thông tin. Cấu trúc phần cứng của tổng đài E10B: Phân hệ truy nhập thuê bao LR Ma trận chuyển mạch chính CSNL CSND CSED STS LR SMT SMX LR SMA Trung kế và các thiết bị Phân hệ điều khiển và đấu nối MAS SMC MIS SMM ALARMS PGS REM Trạm giám sát toàn hệ thống CSED: Bộ tập trung thuê bao điện tử xa CSND: Khối truy nhập thuê bao xa CSNL: khối truy nhập thuê bao gần Phân hệ khai thác và bảo dưỡng MAS: Vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính MIS: Vòng ghép liên trạm REM: mạng quản lý viễn thông SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMC: Trạm điều khiển chính SMM: Trạm bảo dưỡng SMT: Trạm điều khiển trung kế SMX: Trạm bộ Hình 2: Sơ đồ cấu trúc phần cứng của tổng đài E10B Cấu trúc của CSN sẽ được trình bày ở phần sau. Như ta đã nói ở trên, phần cứng của OCB.283 bao gồm 5 loại trạm điều khiển, 1 trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS và hệ thống ma trận chuyển mạch. Sau đây ta xét cấu trúc của từng đơn vị phần cứng của OCB.283: Cấu trúc chung của một trạm điều khiển: Một trạm đa xử lý SM bao gồm tất cả hoặc các phần tử sau: + Một bus chính BSM bus ( Multiprocessor station bus ). + Một hoặc một vài bộ xử lý, các bộ nhớ và bus riêng của chúng, chỉ có một bộ xử lý chính PUP (Main processor unit) và tối đa 4 đơn vị xử lý thứ cấp PUS (Secondary processor unit). + Một bộ nhớ chung MC (Memory common) cho tất cả các đơn vị xử lý của trạm. Các bộ nhớ phối hợp khác, các bộ phối hợp dồn kênh chính (CMP) hoặc thứ cấp (CMS), các bộ phối hợp chuyên dụng. ( Xem hình 3 ). Trạm điều khiển chính SMC: Trong OCB.283, cấu trúc phân bổ điều khiển được thực hiện trên các trạm đa xử lý điều khiển (Các trạm điều khiển chính SMC) dùng cho việc đối thoại thông qua bộ dồn kênh thông tin liên trạm MIS. + Một bộ nhớ chung MC. + N (từ 0 đến 4) đơn vị xử lý thứ cấp (PUS). P (từ 0 đến 4) bộ phối hợp dồn kênh thứ cấp dùng cho việc đối thoại trên các bộ dồn kênh thông tin MAS với các trạm SMT,SMA và SMX. Việc xác định các giá trị N,P cũng như dung lượng các bộ nhớ chung (MC) cho mỗi tổng đài dựa trên cơ sở các số liệu kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng phục vụ yêu cầu. ( Xem hình 4 ). Hình 4: Cấu trúc chung trạm SMC. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: Trạm này được thiết kế để hỗ trợ các máy phần mềm sử lý thủ tục báo hiệu số 7 và định tuyến cho các bản tin: MLPUPE. Hơn nữa, các trạm SMA hỗ trợ các máy phần mềm quản lý thiết bị phụ trợ MLETA để nối các thiết bị phụ trợ cung cấp các chức năng mạch dịch vụ như: tạo tone, thu nhận tổ hợp tần số từ các máy điện thoại ấn phím, tạo các cuộc gọi hội nghị ..... Nó được nối với ma trận chuyển mạch chính thông qua 8 tuyến nối ma trận và bao gồm các thành phần sau: + Một thiết bị cơ sở gồm: Một bộ phối hợp dồn kênh chính (CMP) cho việc đối thoại trên bộ dồn kênh thông tin được chỉ thị cho tập hợp các trạm SMA. Một phần tử đấu nối với ma trận chuyển mạch chính (SAB). +Một thiết bị kích thích thay đổi có thể bao gồm: Một đơn vị xử lý chính (PUP). Một đơn vị xử lý thứ cấp (PUS). Một bộ nhớ chung (MC). Từ 1 đến 12 bộ phối hợp xử lý: 1. Các tín hiệu thoại: CTSV . Thu phát các tần số ( 8 mạch trên một bộ phối hợp) . Mạch điện thoại hội nghị ( 8 mạch với 4 bộ phối hợp đầu vào trên một bộ phối hợp) . Phát tín hiệu tone ( 32 mạch trên một bộ phối hợp) . Kiểm tra sự điều chế. 2. Báo hiệu đa thủ tục(CSMP): .Báo hiệu số 7 mức 2 ( 16 đường báo hiệu trên một bộ phối hợp) . Các thủ tục HDLC khác. 3. Quản lý thời gian: Thông qua trao đổi giữa các thiết bị SAB và các thiết bị khác của SMA được truyền trên các tuyến nối bên trong SMA, gọi là các tuyến truy nhập LA. Điều này cũng đúng đối với SMT và CSNL. BSM: bus giữa các trạm đa xử lý. MCX: Ma trận chuyển mạch. SAB: Bộ chọn nhánh và khuyếch đại. SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. LR: Tuyến ma trận. LA: Tuyến truy nhập. ( Xem hình 5 ) Hình 5: Sơ đồ cấu trúc chung cho trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA 1.2 Trạm điều khiển trung kế SMT: Trạm nàyđược thiết kế để hỗ trợ các máy phần mềm MLURM để kết nối các tuyến PCM bên ngoài đến hệ thống ma trận chuyển mạch và xử lý trước các kênh báo hiệu kết hợp. Nó bao gồm: * Một thiết bị cơ sở bao gồm: Một bộ phối hợp kênh chính (CMP) để đối thoại trên tuyến ghép kênh thông tin (MAS) chỉ định cho tập hợp các trạm điều khiển trung kế SMT. Một cặp đơn vị logic vận hành ổ chế độ hoạt động / dự phòng. Một cặp module, mỗi module điều khiển 4 tuyến PCM ( tối đa 8 tuyến ) Giao tiếp với các tuyến PCM bên ngoài (tối đa 32 tuyến) Các phần tử đấu nối đến ma trận chuyển mạch chính (SAB) (Xem hình 6). Hình 6: Cấu trúc chung trạm SMT 1.2 Hệ thống ma trận chuyển mạch CCX Hình 7: Cấu trúc chung của CCX LA: Tuyến truy nhập LR: Tuyến ma trận SAB: Thiết bị chọn nhánh và khuếch đại 1.2.1 Khái quát: Hệ thống ma trận chuyển mạch được thiết lập tuyến nối giữa các khe thời gian cho các đơn vị truy nhập thuê bao và các trạm SMT và SMA. Đặc điểm chính của ma trận chuyển mạch là: + Cấu trúc kép hoàn ( 2 nhánh CCXA và CCXB ) với một tầng chuyển mạch phân chia theo thời gian (T) . + Việc mở rộng tới 2048 tuyến nối PCM trên một nhánh mà không gây ra giãn đoạn. + Chuyển mạch 16 bit qua mỗi khe thời gian. Ngoài 8 bit qui ước của kênh chuyển mạch phân chia theo thời gian, các bit còn lại được dùng như sau: . 3 bit điều khiển: cung cấp các quá trình kiểm tra chuyển mạch và quản lý việc lặp lại của hệ thống ma trận chuyển mạch. . 5 bit thực hiện chuyển mạch ngoài băng, ví dụ bằng cách truyền các tín hiệu kết hợp với các tuyến nối chuyên dụng. Hệ thống ma trận chuyển mạch kép có có chứa các thiết bị chọn nhánh và khuếch đại (SAB), một ma trận chuyển mạch chính (MCX) và các đường nối ma trận (LR). Các đường nối ma trận được chia thành LRA (đối với nhánh A), LRB (đối với nhánh B). Hơn nữa, quan sát từ MCX, mỗi LR bao gồm một đường vào LRE và một đường ra LRS. 1.2.2 Thiết bị chọn nhánh và thiết bị khuếch đại: Liên quan về mặt chức năng với hệ thống ma trận chuyển mạch, nhưng về mặt vật lý thì lại được đặt ở các CSNL và các trạm SMT, SMA. Những đơn vị đó xử lý 8 hoặc 16 đường nối LR cho mỗi nhánh. Chức năng của nó là: + Khuếch đại tiếng nói và số liệu đi tới hoặc ra khỏi MCX. + Thu nhận tín hiệu đồng bộ từ MCX và phân phối chúng tới các trạm liên quan: CSNL, SMT, SMA. + Xử lý 3 bit kiểm tra. + Thâm nhập các đường LA ( Access link) tới các bộ phối hợp chuyên dụng của các trạm liên quan: CSNL, SMT, SMA. Ngoài ra, đối với mỗi khe thời gian, các khối SAB chọn nhánh MCXA hay MCXB bằng việc xử lý các bit kiểm tra ( đặc biệt thông qua từng bit tương ứng các kênh ra của 2 nhánh thuộc ma trận chuyển mạch chính với việc xử dụng thêm 1 bit chẵn lẻ – parity bit ). Cuối cùng việc chèn vào và xử lý 3 bit kiểm tra cho phép cộng và các thủ tục truyền và kiểm tra chuyển mạch đã hoạt động. 1.2.3 Ma trận chuyển mạch chính (MCX): Các thiết bị phần cứng của ma trận chuyển mạch chính được chia thành 2 nhóm A và B, bao gồm các trạm điều khiển ma trận SMX. 1.2.3.1 Nhánh ma trận chuyển mạch chính MCX: Một nhánh của ma trận chuyển mạch chính bao gồm tối đa 8 trạm SMX nhận tín hiệu đồng bộ (8MHZ) và tín hiệu đồng bộ khung từ chối cơ sở thời gian và sau một sự lựa chọn logic, phân phối thông tin tới các giao diện chuyển mạch ILR (giao diện đường nối ma trận) Mỗi trạm SMX xử lý 256 đường nối ma trận đi vào (LRE) và 256 đường nối ma trận đi ra (LRS) trong giao diện đường nối ma trận ILR, các đường nối ma trận ILR, các đường nối LCXE (đường nối nội bộ tới ma trận chuyển mạch chính, xuất phát từ một SMX tới SMX khác) cùng số thứ tự được đưa tới vị trí giống nhau của tất cả các trạm SMX. Mỗi ma trận chuyển mạch phân kênh theo thời gian có khả năng chuyển mạch bất kỳ khe thời gian nào trong số 2048 LRE, tới bất kỳ khe thời gian nào trong số 2048 LRS. Phần cứng do đó có + 64 tuyến LR cho ma trận phân chia thời gian. + 16 tuyến LR cho các giao diện đường ma trận. Hình 8: Cấu trúc chung của một ma trận chuyển mạch với cấu hình cực đại MCX BSM: Bus giữa các trạm vi xử lý. CMP: Bộ phối hợp ghép kênh chính LCXE: Tuyến nội bộ của MCX, đi từ SMX này đến SMX khác. LRE: Tuyến đi vào ma trận. LRS: Tuyến đi ra khỏi ma trận. 1.2.3.2 Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX BSM: Multiprocessor station bus. Bus giữa các trạm vi xử lý LCXE: Link internal to the MCX and cinecting to SMXS. LRE: incoming matrix link (from the foin of view of the MCX ). Mỗi trạm SMX bao gồm: + Một bộ phối hợp dồn kênh chính (CMP) dùng cho việc đối thoại trên trạm truy nhập dồn kênh MAS và thực hiện chức năng xử lý của máy phần mềm điều khiển chuyển mạch MLCOM. + Một bộ phối hợp cho giao diện với giao diện chuyển mạch phân kênh theo thời gian. + Các giao diện đường nối ma trận ILR cho tối đa 256 đường nối đi vào ma trận LRE và 256 đường nối đi ra khỏi ma trận LRS. Một ma trận phân chia thời gian với dung lượng tối đa 2048 LRA x 2048 LR (với cấu hình compact: 64 LRE x LRS). 1.2.4 Ma trận phân kênh theo thời gian của SMX: Ma trận phân kênh theo thời gian của SMX bao gồm các khối cơ sở chuyển mạch phân kênh theo thời gian với 64 đường nối ma trận. Cấu trúc gồm 32 cột, mỗi cột có 4 khối cơ sở tạo ra một ma trận phân kênh thời gian của SMX với dung lượng tối đa 2048 đường vào (LRE) và 256 đường ra (LRS); tất cả mọi sự kết nối của các khe thời gian đều thông qua một khối cơ sở và thời gian truyền trung bình là một khung(125us). ( Xem hình 10 ) Hình 10: Ma trận chuyển mạch phân chia theo thời gian 2048LRE x 256 LRS 32 x 64 = 2048 LRE LRE: Tuyến đi vào ma trận LRS: Tuyến đi ra khỏi ma trận 1.6 Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS: Trạm STS có nhiệm vụ tạo ra và phân phối các tín hiệu thời gian cung cấp cho toàn bộ tổng đài. Thiết bị cơ sở này có thể độc lập hoặc phụ thuộc vào các tín hiệu đồng bộ bên ngoài. Nó bao gồm: + 1 đơn vị thời gian cơ bản có cấu trúc nhóm 3. + Tuỳ chọn 1 hay 2 module giao diện đồng bộ bên ngoài his. Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian tạo ra cấc tín hiệu đồng bộ dùng cho các đơn vị truy nhập thuê bao CSN, các trạm SMA, SMT, SMX nhưng nó chỉ phân phối chúng với SMX. Và chính khối SMX phân phối các tín hiệu đồng bộ tới các CSNL, SMA, SMT. Các tín hiệu đồng bộ tạo ra bởi 3 đồng hồ củ STS được gửi đi bằng cách phân phối kép tới mỗi nhánh của ma trận chuyển mạch chính (tạo nên bởi một số trạm SMS) . Chúng bao gồm một tín hiệu đồng bộ chung 8 MHZ và một tín hiệu đồng khung 8 MHZ được phân phối theo một sự lựa chọn logic đa số tới các giao diện đường nối ma trận ILR, và từ đó tới các trạm CSNL,SMA,SMT. Khối cơ sở thời gian có thể hoạt động được ở 3 chế độ: + Với giao diện đồng bộ bên ngoài HIS: . Được đồng bộ hoá theo tín hiệu đồng bộ bên ngoài: DF/F < 10-11 . Chế độ độc lập DF/F < 2.10-9 trong vòng 72 giờ . Chế độ không có his DF/F < 5.10-7 trong vòng 72 giờ. Trong kiểu đồng bộ, đơn vị cơ sở thời gian nhận các tín hiệu đồng bộ bên ngoài thông qua thông qua giao diện HIS. Phương đồng bộ là chủ/tớ. Giao diện HIS tiếp nhận các tuyến đồng bộ (lên tới 4 điểm truy nhập ) từ môi trường bên ngoài thông qua một hay nhiều trạm SMT, HIS lựa chọn tuyến có quyền ưu tiên cao nhất. Một hay nhiều điểm truy nhập được di chuyển từ dịch vụ một cách tự động. HIS khi đó hiển thị tất cả các trở ngại trên tuyến đồng bộ. 1.7 Trạm vân hành và bảo dưỡng SMM: 1.7.1 Tổ chức tổng quát: Phần mềm vạn hành và bảo dưỡng OM được hỗ trợ bởi trạm bảo dưỡng SMM, xây dựng theo từng cấu trúc và với cùng các phần như các trạm điều khiển khác của OCB.283. Trạm này được nối với bộ dồn kênh liên lạc MIS. Nó còn chứa các bộ phối hợp chuyên dụng để thâm nhập tới các bộ nhớ chung và tới các thiết bị đầu cuối đối thoại. Nằm trong cùng toà nhà với phân hệ đấu nối và điều khiển, trạm SMM cho phép thêm các thiết bị đầu cuối đối thoại ở xa (thông qua modem) để làm cho cấu hình hệ thống phù hợp với tổ chức hoạt động được quyết định bởi người điều hành hệ thống. 1.7.2 Mô tả trạm SMM: Trạm bảo dưỡng SMM bao gồm hai nửa hệ thống xử lý SMMA và SMMB làm việc theo nguyên tắc hoạt động/dự phòng. Mỗi phân hệ thống xử lý só chứa các thành phần xung quanh bus BSM (bus trạm đa xử lý hay bus trạm điều khiển ) của nó như sau: + Một đơn vị xử lý chính (PUP). + Một bộ nhớ chung (MC). + Một bộ phối hợp dồn kênh chính (CMP) để đối thoại trên bộ dồn kênh liên trạm (MIS) + Hai bộ phối hợp chuyên dụng để nối với 4 bus SCSI (small computer system interface ) chuẩn. + Một bộ phối hợp chuyên dụng (telecom) cung cấp tuyến nối với một bus viễn thông (telecom bus). + Một bộ phối hợp quản lý chuyên dụng (duplex) điều khiển sự hoạt động dự phòng. + 4 bus SCSI thực hiện các chức năng giao diện với hai nửa hệ thống, cho phép các thiết bị lưu giữ dữ liệu ( ổ đĩa, các băng từ, các streamer ) được nối. Bus telecom (mỗi bus cho một nửa hệ thống) cho phép 3 kiểu Bộ phối hợp được đấu nối: Bộ phối hợp tuyến nối đồng bộ ( các đầu cuối thuộc tất cả các loại ). Bộ phối hợp cảnh báo trung tâm (ccal: cuopler central d” alarmer / main alarm cuopler ). + Bộ phối hợp liên kết J64 (các tuyến liên kết x25 tới mạng điều hành viễn thông ). 1.7.2.1 Các thiết bị lưu giữ số liệu: Các thiết bị này bao gồm các đĩa từ, một stremer và một hoặc hai đơn vị băng từ. Đĩa từ: Dùng để tưu giữ tất cả các chương trình phần mềm và số liệu trong hệ thống, chúng hoạt động theo kiểu “ mirror” , nghĩa là thông tin được ghi song song trên cả hai đĩa bởi SMMA hoặc SMMB ( hai nửa của trạm SMM hoạt động trên nguyên tắc hoạt động / dự phòng ). Các đĩa dùng ở đây là loại inchester. Bus SCSI chuẩn cho phép sử dụng các đĩa chuẩn với dung lượng luôn tăng, hiện nay dùng các đĩa với dung lượng 1.2 GB. Băng từ: Trong điều kiện bình thường, thông tin được lưu giữ trên đĩa. Băng từ được sử dụng thông tin vào hay ra được truyền dưới dạng file trên băng từ tới một trung tâm xử lý ( ví dụ thông tin ghi hoá đơn ) khi các tuyến nối từ một máy ở xa tới một máy khác bị hỏng. Stremer: Cấu hình cơ bản là stremer 1/4 inch dùng để khởi tạo hệ thống, nạp phần mềm kiểm tra, nạp và ghi một nội dung của đĩa. 1.7.2.2 Môi trường viễn thông (telecom environment): Một số kiểu bộ phối hợp truyền dẫn được sử dụng, số lượng của chúng tuỳ thuộc theo yêu cầu của vị trí: + Các bộ phối hợp liên kết không đồng bộ (8 đường nối trên một bộ phối hợp). + Các bộ phối hợp nối 2 chiều 64kbit/s J64 (4 điểm nối trên một bộ phối hợp). + Các bộ phối hợp cảnh báo trung tâm. Các thiết bị đầu cuối vận hành và bảo dưỡng bao gồm: Các thiết bị đầu cuối vận hành và bảo dưỡng bao gồm : + Teletypes + Các đơn vị hiển thị (visual display). + Các đầu cuối thông minh ( intelligent terminals ). Các thiết bị đầu cuối này được phân chia như sau: + Bàn phím trợ giúp ( không nhất thiết phải có ) + Thiết bị đầu cuối wam ( work station access mothod ). + Các thiết bị ngoại vi đầu ra . + Các thiết bị ngoại vi hoạt động theo lệnh người vận hành (giao tiếp người – máy ) . + Trạm giám sát chung PGS ( Post General de Supervision ). . Trạm giám sát chung cung cấp các chức năng đặc biệt sau đây: . Điều khiển thâm nhập vận hành ( mã hoá... ). . Lựa chọn lệnh theo menu. . Liên tục hiển thị các tổng kết cảnh báo. . Các chức năng tìm và sắp xếp dữ liệu lưu trữ. . Các chức năng hỗ trợ người vận hành. . Thâm nhập bằng nhiều ngôn ngữ. . Tài liệu dẫn chứng trực tiếp. 1.8 Mạch vòng trao đổi thông tin: Hệ thống thông tiin ở dạng một bộ dồn kênh thông tin được sử dụng để truyền các bản tin từ một trạm này đến một trạm khác trong OCB.283. Nhìn chung các bộ dồn kênh thông tin này thể hiện trong hai ứng dụng sau: + Trao đổi bản tin giữa các trạm SMS, hay giữa các trạm SMC với trạm SMM. Bộ dồn kênh này gọi là bộ dòn kênh liên trạm (MIS: MULTIPLEX INTERSTATION ). Trong đó OCB 283 chỉ có một MIS. + Trao đổi bản tin giữa các trạm: SMX, SMT, SMA với tất cả các trạm SMC. Bộ dồn kênh này gọi là bộ dồn kênh thâm nhập trạm điều khiển chính. ( MAS: MULTIPLEX INTERSTATION ). Trong OCB 283 có thể có từ 1 đến 4 trạm MAS./. ______________________ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBK0017.DOC