Tổng quan vấn đề quản lý sai lầm của công nhân trong hoạt động an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 50 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SAI LẦM CỦA CÔNG NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƢỜNG XÂY DỰNG VIỆT NAM KS. Trịnh Minh Trí Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn đòi hỏi sự liên tục quan tâm điều tra, nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân và đề ra giải pháp để làm giảm thiểu thương tích cho người lao động, giảm thiệt hại cho công cụ, máy móc, thiết bị; hạn chế sự c

pdf8 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan vấn đề quản lý sai lầm của công nhân trong hoạt động an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậm trễ, ảnh hưởng uy tín của các bên tham gia dự án. Các biện pháp quản lý an toàn lao động hiện nay trên công trường đều hầu hết dựa trên các tiêu chuẩn TCVN về an toàn lao động và sản xuất, ngoài ra có thể tham khảo thêm trong các tiêu chuẩn OSHA của Mỹ. Dựa trên hai thuật ngữ: (1) các nhân tố gây ra sai lầm, (2) công tác quản lý các sai lầm trong mô hình giải thích nguyên nhân gây ra tai nạn của Mitropoulos[1], nghiên cứu đã truy tìm ra những nhân tố gây ra sai lầm nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó tới các sai lầm của công nhân, giúp ban chỉ huy công trường tự đánh giá khả năng thực hiện công tác an toàn lao động, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý các sai lầm của công nhân trong các công trình xây dựng ở Việt Nam. Phần này sẽ trình bày về lý do hình thành và mục tiêu của nghiên cứu. Từ khóa: Nhân tố gây ra sai lầm, quản lý an toàn. 1.1. Giới thiệu chung Các số liệu thống kê cơ bản về tình hình tai nạn lao động cho thấy, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây không có chiều hướng suy giảm. Số vụ tai nạn và số nạn nhân vẫn còn ở mức cao. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội trong 3 năm gần đây cho thấy, số vụ có người chết năm 2011 giảm so với 2010, nhưng vẫn ở mức bằng so với năm 2009. Bảng 1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2009, năm 2010 và năm 2011 [1] TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Số vụ 6250 5125 5896 2 Số nạn nhân 6403 5307 6154 3 Số vụ có người chết 507 554 504 4 Số người chết 550 601 574 5 Số người bị thương nặng 1221 1260 1314 6 Số lao động nữ 1152 944 1363 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 88 105 90 Trong đó, xây dựng hiện nay vẫn đang là lĩnh vực có tỉ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng cao so với các ngành khác. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 51 Bảng 2. Tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội [1] Nghề nghiệp Tổng số Số vụ có ngƣời chết Số vụ có 2 nạn nhân trở lên Số ngƣời bị nạn Số lao động nữ Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng nặng Thợ khai thác mỏ và xây dựng 106 39 9 117 4 44 25 Lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp 334 36 9 353 99 39 60 Thợ gia công kim loại, cơ khí và các thợ có liên quan 202 15 3 208 25 16 44 Thợ lắp ráp, vận hành máy và thiết bị sản xuất 288 9 1 289 49 9 61 Nguyễn Trọng Hải đã ước tính chi phí của nhà thầu do tai nạn lao động thi công xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy thiệt hại do tai nạn lao động trong ngành Xây dựng là rất lớn và tùy thuộc vào quy mô công trình, mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn lao động càng lớn khi tai nạn càng nghiêm trọng [2]. Như vậy, có thể thấy vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn đòi hỏi sự liên tục quan tâm điều tra, nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân và đề ra giải pháp để khắc phục kịp thời tình trạng trên. 1.2. Xác nhận vấn đề nghiên cứu Với sự lên án của xã hội và áp lực từ phía chủ đầu tư, các nhà thầu đã có nhiều nỗ lực trong việc gia tăng phí vào công tác quản lý an toàn lao động. Dựa trên các lý thuyết và mô hình về an toàn lao động, hiện nay các biện pháp quản lý an toàn lao động trên công trường đều hầu hết dựa trên các tiêu chuẩn TCVN về An toàn lao động và sản xuất. Ngoài ra có thể tham khảo thêm trong các tiêu chuẩn OSHA của Mỹ. Những tiêu chuẩn này tập trung vào biên pháp tự vệ, ngăn chặn về mặt kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro tai nạn đến với người công nhân và được tập trung chủ yếu ở 2 khía cạnh [3]: - Quản lý chính sách, lập chương trình an toàn để ngăn chặn những điều kiện làm việc không an toàn [3]. - Đào tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân để ngăn chặn những hành vi không an toàn [3]. Với cách tiếp cận như vậy, có thể thấy có những hạn chế sau: - Quản lý ngăn chặn rủi ro đòi hỏi sự tăng cường nỗ lực để giảm thiểu tai nạn. Nếu như ta tiếp tận một cách chủ động hơn thì có thể tránh các rủi ro về tai nạn, giảm các tai nạn lao động mà không Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 52 cần tăng cường nỗ lực trong công tác đảm bảo an toàn lao động. - Càng tăng biện pháp, nỗ lực an toàn thì càng tăng chi phí vào công tác an toàn trong khi không tăng năng suất lao động cho công việc. Như vậy, những yêu cầu về điều kiện an toàn lao động sẽ nằm trong thế đối lập với năng suất lao động và chi phí bỏ ra. - Sự thất bại trong việc nhận dạng rủi ro gây tai nạn sẽ giới hạn tính hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn: có nhiều trường hợp lẽ ra cần có biện pháp ngăn chặn lại bị thiếu hoặc bị phớt lờ đi. Có thể thấy, các biện pháp ngăn chặn không thể chỉ ra tất cả các rủi ro gây ra tai nạn được. - Với cách nhìn nhận truyền thống trên thì nguyên nhân gây ra tai nạn chỉ được xem là lỗi của hệ thống quản lý an toàn và nhận thức, thái độ về an toàn của công nhân. Nó đã bỏ qua sự tác động của công việc đã dẫn đến sự quyết định chấp nhận rủi ro của người công nhân và thực hiện hành vi không an toàn. - Các cuộc điều tra nghiên cứu về các tai nạn dựa trên cách tiếp cận trên chỉ cho ta thấy được các hành vi được coi là sai dẫn đến tai nạn lao động và trách nhiệm pháp lý, không hiểu được sâu xa về bản chất của tai nạn lao động.” [3] Nhận thấy những khiếm khuyết của các mô hình và cách nhìn nhận vấn đề theo cách ở trên. Mitropoulos và cộng sự đã đề xuất mô hình giải thích nguyên nhân gây tai nạn lao động nhằm đưa ra những biện pháp ngăn chặn tai nạn lao động một cách hiệu quả. Theo mô hình, Mitropoulos đã cho rằng, khả năng người công nhân bị rơi vào tình huống nguy hiểm là kết quả của: (1) hành vi thực hiện công việc hiệu quả dẫn đến những thói quen vi phạm nguyên tắc an toàn, (2) các vi phạm đặc biệt, (3) những hành động ở mức gần giới hạn về khả năng của người công nhân, (4) những tình huống rủi ro không được nhận diện. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, sự rơi vào tình huống nguy hiểm sẽ tạo ra nguy cơ gây tai nạn nhưng không chắc chắn dẫn đến tai nạn lao động. Nói cách khác, điều kiện không an toàn và hành vi không an toàn không đủ để gây tai nạn. Muốn tai nạn xảy ra, thì yếu tố nguy hiểm phải được giải phóng ra. Những sai lầm và sự thay đổi trong điều kiện làm việc (errors & changes in conditions) là nhân tố gây ra sự giải phóng của yếu tố nguy hiểm. Theo mô hình, những sai lầm và sự thay đổi trong điều kiện làm việc trên chịu sự tác động của 2 nhân tố: (1) các nhân tố gây ra sai lầm, (2) công tác quản lý các sai lầm [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Mitropoulos chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm về hai nhân tố trên chứ không đi sâu vào việc giải thích, phân tích cụ thể các nhân tố gây sai lầm trong thực tế là những nhân tố nào, và biện pháp quản lý cụ thể nào được sử dụng để hạn chế nó. Nghiên cứu này sẽ dựa trên hai thuật ngữ trên trong mô hình giải thích nguyên nhân gây ra tai nạn của Mitropoulos để truy tìm những nhân tố gây ra sai lầm nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó tới các sai lầm của công nhân, giúp ban chỉ huy công trường tự đánh giá khả năng thực hiện công tác an toàn lao động, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 53 các sai lầm của công nhân trong các công trình xây dựng ở Việt Nam. 1.3. Các câu hỏi và mục tiêu của nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào gây ra sai lầm của công nhân trong công trường xây dựng ở Việt Nam? - Hiện nay, trong thực tế các công trường xây dựng ở Việt Nam có sử dụng những biện pháp nào để quản lý sai lầm của công nhân? - Căn cứ vào sự đánh giá mức độ tác động của các nhân tố gây ra sai lầm của công nhân, những biện pháp nào cần được đề xuất để đối phó? 1.3.2. Mục tiêu của nghiên cứu - Xác định các nhân tố gây ra sai lầm của công nhân. - Dựa trên các nhân tố gây ra sai lầm của công nhân, xây dựng bảng tham chiếu giúp ban chỉ huy công trình tự đánh giá thực trạng thực hiện an toàn lao động trên công trường xây dựng. - Xác định các biện pháp cần được sử dụng để quản lý sai lầm của công nhân phù hợp với thực trạng thực hiện an toàn lao động thực tế trên công trường. 1.4. Đóng góp của nghiên cứu - Giúp cho ban quản lý công trường tự đánh giá thực trạng thực hiện an toàn lao động trên công trường, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp để đối phó. - Góp phần cho chủ đầu tư và nhà thầu nhận thấy việc xác định, làm giảm các nhân tố gây ra sai lầm của người công nhân và tăng cường công tác quản lý các sai lầm là những việc cần thiết để góp phần làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các tai nạn lao động. - Nghiên cứu xác định được các biện pháp nhằm đối phó các các nhân tố gây ra sai lầm của người công nhân, từ đó góp phần tối ưu các giải pháp cho chương trình an toàn lao động trên công trường nhằm giảm thiểu thương tích cho người lao động, giảm thiệt hại cho công cụ, máy móc, thiết bị; hạn chế sự chậm trễ, ảnh hưởng uy tín của các bên tham gia dự án. 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về an toàn lao động 2.1.1. Trên thế giới Các lý thuyết, mô hình đi tìm căn nguyên gây tai nạn lao động được hình thành nhằm mục đích đưa ra công cụ, biện pháp, chương trình an toàn để ngăn chặn tai nạn lao động xảy ra. * Mô hình nguyên nhân gây tai nạn: Heinrich đã đưa ra lý thuyết Domino. Lý thuyết này xem 5 quân cờ Domino là môi trường xã hội, lỗi của con người, các hành động hay điều kiện không an toàn, các tai nạn, các chấn thương. Các quân cờ này sắp xếp dây chuyền, nếu quân cờ này đổ thì quân khác sẽ đổ theo cho đến khi quân cờ tai nạn và chấn thương xảy ra. Tuy nhiên, mô hình của Heinrich được đánh giá là quá đơn giản sự kiểm soát hành vi của con người trong việc gây ra các tai nạn. Mặc dù vậy, nghiên cứu của Heinrich đã là nền tảng của nhiều nghiên cứu khác [4]. Peterson (1971) đã đưa ra mô hình đa nguyên nhân. Theo mô hình này, một tai nạn xảy ra là do nhiều yếu tố kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên và gây ra Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 54 tai nạn. Bằng việc sử dụng lý thuyết này, Peterson cho rằng các nguyên nhân gây tai nạn sẽ được phơi bày. Giống như các mô hình khác, Peterson nhấn mạnh nguyên nhân gốc rễ phải được tìm ra mới có thể cải thiện được hoạt động an toàn và các nguyên nhân gốc rễ liên quan đến hệ thống quản lý, các chính sách, thủ tục quản lý, việc giám sát, huấn luyện[5]. * Lý thuyết về sai lầm của con người: Rigby (1970) đã định nghĩa sai lầm của con người là “tập hợp các hành động của con người vượt qua giới hạn cho phép” [6]. Theo đó, các mô hình ứng xử và mô hình sai lầm của con người đã được phát triển: + “Mô hình ứng xử coi con người là nguyên nhân chính gây tai nạn” [7]. Các đặc tính cố hữu trong con người làm cho họ luôn có nguy cơ bị tai nạn cao hơn người khác. Mô hình này có nhiều ý kiến tranh luận đồng tình cũng như phản đối. + Mô hình yếu tố con người: “tương tự như mô hình ứng xử, mô hình này cho rằng sai lầm của con người là nguyên nhân chính gây tai nạn” [7]. Các ý tưởng về xem xét các vấn đề kỹ thuật liên quan đến con người được tổng kết bởi Cooper và Volard như sau: “ Các đặc điểm môi trường cực hạn và sự quá tải trong khả năng của con người là yếu tố tham gia vào tai nạn và sai lầm của con người” [8]. Lý thuyết của Ferrel: là một mô hình trung tâm của các loại mô hình yếu tố con người. Theo lý thuyết này, sai lầm của con người là do ba nguyên nhân sau: sự quá tải, ứng xử không chính xác do công nhân phải chịu một điều gì đó bất thường, một hành động không chính xác do công nhân không biết cách thực hiện cho tốt hoặc do người này cố tình nhận rủi ro [9]. + Mô hình mô tả ứng xử công việc của Rassmussen: theo Rasmussen, công nhân có khuynh hướng dịch chuyển gần về ranh giới của sự mất kiểm soát vì hai áp lực căn bản: áp lực phải tăng hiệu quả công việc và khuynh hướng giảm tối thiểu công sức để tăng khối lượng công việc [3]. Kết quả là “một sự dịch chuyển một cách hệ thống tiến về phía ranh giới của sự mất kiểm soát và khi vượt qua ranh giới không phục hồi được, công việc không còn được hoàn thành vì lỗi của con người” [10]. Dựa trên mô hình của Rasmussen, Howell đã nhận dạng 3 khu vực hoạt động: vùng an toàn (safe zone) là vùng mà các hành vi của công nhân nằm trong giới hạn được xác định bằng các nguyên tắc an toàn, vùng rủi ro (hazard zone) và vùng mất kiểm soát [11]. Hình 1. Mô hình truy tìm căn nguyên gây tai nạn ARCTM Theo Abdelhamid tai nạn có cơ hội xảy ra nếu có một hay nhiều lý do sau đây [7]: + Không thể xác định được điều kiện không an toàn tồn tại trước khi công Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 55 việc diễn ra hay được hình thành và phát triển khi công việc đang diễn ra. + Vẫn tiếp tục làm tiếp công việc mà đã được xác định là không an toàn. + Làm công việc không an toàn mà không quan tâm tới môi trường làm việc. Như vậy, Abdelhamid đã tiếp tục nhận ra sự yếu kém trong công tác quản lý, đào tạo và nhận thức của công nhân là ba nguyên nhân căn bản dẫn đến tai nạn lao động. Mô hình nguyên nhân gây tai nạn của Mitropoulos: Hình 2. Mô hình của Mitropoulos [3] “Các mũi tên trong mô hình thể hiện mối quan hệ nguyên nhân hệ quả. Theo mô hình, tính chất và số lượng các tình huống nguy hiểm trong công việc (hazardous situations) phụ thuộc vào các nhân tố sau: tính chất của công việc và bối cảnh, nỗ lực an toàn để kiểm soát điều kiện làm việc, các điều kiện và công việc không thể dự báo được. Hành vi thực hiện công việc hiệu quả (Efficient work behavior) được định hướng bởi: (1) áp lực tạo ra sản phẩm và khối lượng công việc làm tăng hành vi thực hiện công việc hiệu quả; (2) khuynh hướng thạo việc làm tăng hành vi thực hiện công việc hiệu quả và (3) nỗ lực an toàn để kiểm soát hành vi làm giảm hành vi thực hiện công việc hiệu quả và giảm khả năng rơi vào tình huống nguy hiểm (exposures). Như vậy, khả năng bi rơi vào tình huống nguy hiểm là kết quả của: (1) hành vi thực việc hiệu quả dẫn đến những thói quen vi phạm nguyên tắc an toàn, (2) các vi phạm đặc biệt, (3) những hành động ở mức gần giới hạn về khả năng của người công nhân, (4) những tình huống rủi ro không được nhận diện. Tuy nhiên, sự rơi vào tình huống nguy hiểm sẽ tạo nên nguy cơ gây ra tai nạn nhưng không chắn chắn dẫn đến tai nạn. Nói cách khác, điều kiện không an toàn và hành vi không an toàn không đủ để gây ra một tai nạn. Muốn tai nạn xảy ra, thì yếu tố nguy hiểm phải được giải phóng ra. Những sai lầm và sự thay đổi trong điều kiện làm việc là nhân tố gây ra sự giải phóng của yếu tố nguy hiểm. Những sai lầm và sự thay đổi trong điều kiện làm việc trên chịu sự tác động của 2 nhân tố: (1) các nhân tố gây ra sai lầm của công nhân, (2) công tác quản lý các sai lầm của công nhân.” [3] Hình 3. Trích từ mô hình của Mitropoulos [3] * Một số nghiên cứu về biện pháp cải thiện an toàn lao động trong ngành Xây dựng A.R.Duff và cộng sự đã chỉ ra rằng hành vi an toàn có thể được đánh giá một cách khách quan và đáng tin cậy. Việc đưa ra các mục tiêu, lấy ý kiến phản hồi Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 56 và sự quản lý ở công trường sẽ làm cải thiện, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện an toàn lao động [12]. C.M.Tam và đồng sự đã kết luận rằng việc đào tạo về an toàn, sử dụng công nhân cơ hữu, điều tra lấy ý kiến phản hồi sau mỗi tai nạn, chiến dịch tuyên truyền thói quen thực hiện an toàn là những công cụ hữu hiệu nhất để giảm bớt những tổn thất do tai nạn xảy ra ở công trường [13]. C.M.Tam và đồng sự đã khám phá ra thái độ của nhà thầu trong công tác quản lý an toàn là cực kỳ quan trọng bao gồm việc cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân, các cuộc họp thường xuyên về an toàn và đào tạo về an toàn lao động. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự thực hiện an toàn bao gồm: nhận thức về an toàn của ban quản lý, đào tạo về an toàn, nhận thức về an toàn của giám đốc dự án, tinh thần tự giác thực hiện, sự thận trọng trong quá trình vận hành [14]. 2.1.1. Ở Việt Nam Đ.T.X. Lan và L.T. Văn đã đưa ra các nguyên nhân chính gây nên tai nạn bao gồm: (1) công nhân thiếu nhận thức về tầm quan trọng của an toàn lao động; (2) công nhân chưa được huấn luyện đầy đủ và trang bị bảo hộ; (3) thang và giàn giáo không phù hợp; thiết bị hư, cũ; (4) công nhân thao tác thiếu an toàn[15]. Nghiên cứu của Trần Hoàng Tuấn đã cho thấy đặc điểm nhân thân của công nhân gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thời gian làm việc trong ngành, sự gắn bó với công ty thông qua thời gian theo làm việc, các công việc thường làm hằng ngày, thói quen hút hay uống rượu bia, việc được huấn luyện an toàn có tác động đến tần suất xảy ra tai nạn. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các đặc điểm của người quản lý ảnh hưởng đến công tác an toàn gồm: năng lực lãnh đạo, giám sát điều kiện an toàn công trường, tinh thần trách nhiệm và cam kết thực hiện an toàn, trình độ tổ chức thi công, huấn luyện an toàn lao động, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, quy định và hướng dẫn việc thực hiện an toàn lao động [16]. Kết quả nghiên cứu của Lưu Trường Văn và cộng sự đã cho thấy tai nạn lao động trong ngành công nghiệp Việt Nam được gây ra do các nhân tố: nguồn nhân lực không đạt trình độ, hành vi không an toàn và sự quản lý yếu kém [17]. Thực tế bản thân người lao động nhận thức rất rõ rằng làm việc an toàn sẽ không bị tai nạn và họ không bao giờ muốn tai nạn xảy ra đến với mình [18]. Tuy nhiên, dưới áp lực của công việc, khuynh hướng giảm thiểu công sức để hoàn thành công việc và sự hiện diện những công việc không thể dự báo trước đã đẩy người công nhân vào làm việc trong vùng nguy hiểm. Hơn nữa, những sai lầm của công nhân xảy ra trong khi thực hiện công việc là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong điều kiện làm việc đầy phức tạp của ngành xây dựng. Vì vậy, các nhân tố gây ra sai lầm của người công nhân đòi hỏi phải được làm rõ, từ đó các biện pháp quản lý các sai lầm phải được đề xuất để đối phó với các tình huống nguy hiểm. Mặt khác, các nghiên cứu trước đây chưa giúp ban chỉ huy công trình tự đánh giá thực trạng thực hiện an toàn lao động trên chính công trường của mình đồng thời giúp họ bổ sung những biện pháp quản lý để tối ưu hóa chương trình an toàn. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Panagiotis Mitropoulous et al. 2005. "Systems Model of Construction Accident Causation," ASCE. [2] (25/12/2012) [Online]. HYPERLINK " bao-2878-TB-LDTBXH-tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-trong-6-thang-dau-nam-2012- vb146069.aspx" tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-trong-6-thang-dau-nam-2012-vb146069.aspx [3] N. T. Hải. 2010. “Ước tính chi phí của nhà thầu do tai nạn lao động trong thi công xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh”. [4] H. W. Heinrich. 1959. "Industrial accident prevention” - McGraw - Hill, New York. [5] D. Peterson. 1971. "Techniques of safety management - McGraw – Hill”, New York. [6] L. V. Rirby. 1970. "The nature of human error," Pro. Annu. Tech. Conf. Trans. of the Am. Soc. for Quality Control, pp. 475-566. [7] Tarig S. Abdelhamid et al. Jan 2000."Indentifying Root Causes of Construction Accidents," ASCE. [8] K. Cooper and S.V. Volard. 1978. "The influence of the individual on industrial accidents," Accident Prevention, Torronto, pp. 45-49, [9] H.W. Heinrich et al. 1980. "Industrial accident prevention", McGraw-Hill, New York. [10] J. Rasmussen et al. 1994. "Cognitive system engineering ", Wiley, New York. [11] G. Howell et al. Mar. 2003. "Rethinking Safety: Learning to Work near the Edge," Construction Research Congress, pp. 19-21. [12] A.R. Duff et al. Jul. 1994. "Improving safety by the modification of behaviour" ,Construction Management and Economics, vol. 12, no. 1. [13] C. M. Tam et al. 1998. Effectiveness of safety management strategies on safety performance in Hong Kon, Construction Management and Economics, vol. 16, no. 1. [14] C. M. Tam et al. Aug. 2004. Identifying elements of poor construction safety management in China , Safety Science, vol. 42, no. 7, pp. 569-586. [15] Lưu Trường Văn và Đỗ Thi Xuân Lan. Apr. 2002. Các vấn đề về an toàn lao động trong thi công xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 8 - Đại học Bách Khoa TP.HCM, pp. 21-27. [16] T. H. Tuấn. Jun. 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng và đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng an toàn trên công trường. [17] Lưu Trường Văn et al. Oct. 2009. Factors affecting labor accidents in residential construction projects, Hội nghị Khoa học và công nghệ lần thứ 11 - Đại học Bách Khoa TP.HCM , pp. 285-290.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_van_de_quan_ly_sai_lam_cua_cong_nhan_trong_hoat_do.pdf
Tài liệu liên quan