I.Đặt vấn đề
Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.
Ngày 12/12/2007 tại Geneva, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/1/2007. Đây chính là thời điểm các nội dung thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực.
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gửi đơn gia nhập. Trong quá trình 11 năm, Việt Nam đã vượt qua các đàm phán với WTO cũng như đàm phán song phương với tất cả các thành viên của tổ chức này.
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổng quan kinh tế thương mại Việt Nam sau 1 năm ra nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đến cuối tháng 11/2006 thì toàn bộ các văn kiện thỏa thuận được thống nhất. Lễ ký kết văn kiện thỏa thuận đã được tổ chức ngày 7/11 tại Geneva.
Ngày 29/11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.
Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư.
Ngày 11/12/2006, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã gửi Ban thư ký WTO thư thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩn Nghị định thư nêu trên. Thư thông báo này đã được đại diện Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) chuyển cho Chủ tịch Đại hội đồng WTO, Đại sứ Eirik Glenn, nguyên Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của Việt Nam. Cùng có mặt trong buổi lễ tiếp nhận thư thông báo của Việt Nam còn có Phó Tổng Giám đốc WTO Rufus Yerxa.
Chủ tịch Đại hội đồng và Phó Tổng Giám đốc WTO một lần nữa chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam đã nhanh chóng phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
Căn cứ theo qui định của WTO, một tháng sau khi nhận được văn bản này, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một thành viên WTO, và đây cũng là thời điểm các nội dung trong thỏa thuận gia nhập bắt đầu có hiệu lực
II . Những thành tựu và hạn chế sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam
1 . Những thành tựu sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam
1.1 . Tổng quan về thành tựu
Xét về mặt tổng thể, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo thêm thế và lực của nước ta trên trường quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước ta mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch XK; đã góp phần quan trọng giúp nước ta đạt được những thành tựu khá quan trong trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực …điều này mang đến co Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng .
Tính đến nay, các cam kết của Việt Nam với WTO đã có hiệu lực được gần một năm. Trong thời gian ngắn đó, "liều thuốc bổ WTO" chưa đủ ngấm để làm chuyển biến toàn bộ nền kinh tế - thương mại Việt Nam; bởi vì sự phát huy tác dụng của bất kỳ chính sách nào dù hiệu quả đến mấy cũng cần phải có thời gian; nhiều cam kết chưa có hiệu lực ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới có hiệu lực và nhiều cam kết chúng ta vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể.
Xét về tổng thể, những thành tựu của Việt Nam là kết quả trực tiếp của đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, của những biện pháp cải cách không ngừng của Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương và các cấp, chứ không chỉ là kết quả trực tiếp và duy nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng có thể nói, những thành tựu này có liên quan đến các cam kết và tinh thần tự do hóa thương mại, nâng cao cạnh tranh của WTO.
Nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đang phát triển lành mạnh và có những chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam đang tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiếp tục thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao chưa từng thấy với sự tham gia nhiều nhà đầu tư tầm cỡ, dự án quy mô lớn với số vốn đăng ký của các dự án FDI năm 2007 đạt khoảng 16 - 17 tỷ USD, tăng 33,3 - 42% so với năm 2006 (12 tỷ USD); nguồn vốn ODA cam kết 4,4 tỷ USD, nguồn vốn thực hiện ODA đạt khoảng 2 tỷ USD; đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán bùng nổ, ước đạt 12 tỷ USD. Nhìn chung, giới DN, thương nhân nước ngoài đã thể hiện sự hồ hởi, sự quan tâm đáng kể, chưa từng thấy từ trước tới nay vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các DN Việt Nam đã được nâng cao. Các DNđã tự nhận thức sâu sắc hơn sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường nội địa, tự điều chỉnh chiến lược, đổi mới công nghệ của mình nhằm khắc phục khó khăn để thích nghi với thực tiễn khách quan của thị trường thế giới. Nhiều DN đã đa dạng hóa các sản phẩm, thị trường; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội lựa chọn nhiều nhiều hàng hóa với chất lượng cao hơn, mẫu mã phong phú, đa dạng hơn. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2007, Việt Nam chúng ta được xếp hạng 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và được xếp hạng 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh DN .
Công tác xây dựng pháp luật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chưa bao giờ Việt Nam lại có một hệ thống pháp luật tương đối minh bạch, hoàn thiện và đầy đủ như hiện nay.
1.2 . Thành tựu Thương mại trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu , thị trường nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong năm 2007, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự bất ổn chính trị kéo dài tại khu vực Trung Đông, giá nguyên nhiên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi.v.v. liên tục thay đổi ở mức cao; đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh, gây áp lực làm tăng giá đầu vào của sản xuất trong nước, tăng giá tiêu dùng và có tác động tương đối lớn đến XK. Trong nước, nền kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia cầm; những biến động bất thường về giá cả.v.v.
Trong tình hình đó, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung mọi nỗ lực điều hành kinh tế, thương mại khắc phục mọi khó khăn, thúc đẩy thương mại liên tục phát triển và đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện như sau:
1.2.1 . Về xuất khẩu
Năm 2007, tổng kim ngạch XK hàng hoá đạt trên 48 tỷ USD, tăng 20,5 - 21% so với năm 2006, Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%, (kể cả dầu thô) nếu không có dầu thô, tăng 30,4% so với năm 2006). Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD. Hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: dệt may đạt 7,8 tỉ USD, tăng 31% vượt qua dầu thô; dầu thô giảm bằng 97,7%, giày dép tăng 9,5%; thủy sản, tăng 11,9%; sản phẩm gỗ tăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6%. Gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn giảm 3, 4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỉ USD tăng 14 % do giá xuất khẩu thế giới tăng. Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006.
Đặc biệt ,trong đó có sự thay đổi cơ cấu: giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo. Đối với một số mặt hàng nhập khẩu quan trọng có kim ngạch nhập khẩu cao, ta còn chủ động cắt giảm thuế xuống thấp hơn mức cam kết trong WTO, chẳng hạn như thuế nhập khẩu ô tô được giảm thêm 20% so với cam kết, thuế nhập khẩu sữa , các loại thịt cũng được giảm thấp hơn mức cam kết. Theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại Liên hiệp quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới.
XK vào khu vực thị trường châu Á và châu Đại Dương đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 14,0%; Khu vực thị trường châu Âu đạt khoảng 9,52 tỷ USD, tăng 19,0%; Khu vực thị trường châu Mỹ đạt khoảng 11,66 tỷ USD, tăng 28,0%; Khu vực thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á đạt khoảng 1,824 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006.
So với năm 2006, trong năm 2007, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch XK tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường XK. Nhịp độ tăng kim ngạch XK của khu vực các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước và mức tăng trưởng của khu vực các DN 100% vốn trong nước và trở thành động lực quan trọng đối với tăng trưởng XK chung của cả nước.
Nhóm hàng có nhịp độ tăng trưởng XK cao và có giá trị XK lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... Nhóm hàng cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhựa có nhịp độ tăng trưởng XK cao hơn mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra từ đầu năm. Bên cạnh đó, tuy từ đầu năm Nhà nước đặt mục tiêu giảm nhịp độ tăng trưởng, nhưng trong thực hiện nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Thị trường XK hàng hóa của nước ta có sự tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác có nhịp độ tăng trưởng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia.
1.2.2 Về thị trường nội địa
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn xã hội năm 2007 ước đạt 708.480 tỷ đồng, tương đương 44 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm 2006. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng ở thị trường nội địa chịu ảnh hưởng của diễn biến tăng giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2007 ước tăng trên 10 - 10,5%, cao hơn nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, thị trường trong nước năm 2007 phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, phương thức mua bán ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đang trở thành nguồn động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Các mặt hàng trọng yếu bảo đảm cân đối cung cầu, hệ thống phân phối phát triển khá.
1.2.3 . Về hội nhập kinh tế
Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là điểm sáng trong hoạt động đối ngoại của Chính phủ, là năm tôn vinh những đóng góp của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương trong tiến trình thực hiện các cam kết của nước ta trong việc gia nhập WTO. Trong năm 2007 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chủ đề quan trọng của WTO; phổ biến các quy định của WTO và thực thi các cam kết của Việt Nam.
Trong hợp tác với ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức khác, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, tương đối lớn về hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong và ngoài khối, nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế .
2 . Những hạn chế và bất cập
Năm 2007 không phải là một bức tranh toàn màu hồng. Bên cạnh niềm vui, căn cứ để hi vọng vào sự cất cánh thì cũng có rất nhiều lo lắng, cản ngại bộc lộ. 2007 là năm đầu tiên kinh tế tăng trưởng mạnh, nhưng đời sống đại đa số người dân lại không tăng, nhiều nơi còn giảm. 2007 cũng là năm kẹt xe, tắc đường, ô nhiễm trở nên gay gắt...
2.1 . Về chỉ số giá tiêu dùng
Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 12,4% so với tháng 12-2006. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,47%. ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cả năm tăng trên 12%.
Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch bệnh lan rộng, gây thiệt hại nặng nề. Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. "Việc lúng túng trong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế WB tại Hà Nội: Lượng tiền lưu thông quá lớn, tỷ lệ tăng tín dụng trên 38%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con số đó là rất nhiều, dù cho các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ, nhưng lượng tiền lưu thông vẫn rất nhiều. Do dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán. Chính phủ mua USD vào nhiều và bơm tiền đồng ra thị trường có thể làm giảm giá đồng USD sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và tạo sức ép cho lạm phát (Báo Tuổi trẻ 30-11-2007).
2.2 . Về tiến độ giải ngân vốn đầu tư
Đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước. Chung cả năm, ước tính không đạt kế hoạch đề ra về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án quốc gia. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả năm rất chậm. Đến cuối năm 2007, cả nước mới thực hiện 84,1 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó khu vực trung ương quản lý đạt 83,6%. Nhiều bộ, ngành trung ương đạt thấp như Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính và nhất là giá cả vật tư như sắt thép, phôi thép, xi-măng trên thị trường thế giới và trong nước tăng cao, nhiều nhà thầu không thực hiện được hợp đồng, tiến độ giải ngân chậm.
Vốn do địa phương quản lý trong năm 2007 đạt 95,2%, tuy cao hơn trung ương nhưng không đều. Nhiều địa phương còn đạt dưới 90% kế hoạch năm như Bắc Ninh: 88,5%; Hải Phòng: 88,4%; Yên Bái: 89,7%; Thái Nguyên: 88,4%; Nghệ An: 88,3%; Quảng Trị: 86,2%.
Tốc độ giải ngân vốn ODA tuy có tiến bộ, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu. Trong 2 năm 2006 - 2007 cả nước mới giải ngân đươc 3,9 tỉ USD, tương đương 32% tổng vốn ODA dự kiến giải ngân thời kỳ 2006 - 2010. Nguyên nhân chính là do thiếu quy trình phù hợp, thủ tục phức tạp, thiếu rõ ràng, thiếu các quy định trách nhiệm của Việt Nam - nhà tài trợ, công tác di dân, giải phóng mặt bằng triển khai dự án, tổ chức đấu thầu lúng túng.
2.3 . Về Nhập Khẩu
Kim ngạch NK hàng hóa cả năm 2007 dự kiến sẽ đạt mức khoảng 59 tỷ USD, tăng khoảng 31,4% so với năm 2006. Kim ngạch NK từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20% và từ ASEAN chiếm tỷ trọng 23%, làm cho Trung Quốc và ASEAN vẫn là những thị trường nhập siêu lớn của nước ta, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổng nhập siêu năm 2007 khoảng 11 - 12 tỷ USD, bằng 22,9 - 25% tổng kim ngạch XK hàng hoá chung của cả nước.
Nhịp độ NK có xu hướng tăng dần trong những tháng cuối năm. Các mặt hàng NK có kim ngạch tăng mạnh đều là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và đầu tư trong nước. Một số mặt hàng là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tuy trong nước đã sản xuất được, nhưng vẫn có nhịp độ tăng NK lớn như linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, thép thành phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu, lúa mì. Điều đang mừng là do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nước ta và còn dư thừa cho XK NK, nên các mặt hàng tiêu dùng NK chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch NK.
2.3 . Về thị trường nội địa
Thị trường nội địa còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến nền kinh tế như giá cả biến động cần phải có nhiều nỗ lực để kiểm soát; công tác quản lý thị trường còn nhiều hạn chế, nhiều khâu còn buông lỏng quản lý như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý việc kinh doanh hàng kém hoặc hàng mất phẩm chất, hàng nhái, hàng giả... chưa triệt để; hạ tầng thương mại tuy đã được chú ý đầu tư nhưng còn manh mún, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
III . Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu phát triển thương mại năm 2008
1 . Mục tiêu
Quốc hội, Chính phủ đã giao mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại năm 2008 cho ngành Công Thương như sau:
- Tổng kim ngạch XK hàng hoá đạt khoảng 58,56 tỷ USD, tăng 22,0% so với năm 2007 (năm 2007 tăng 20,5- 21% so với năm 2006).
- Tổng kim ngạch NK hàng hoá tăng khoảng 25-27% so với thực hiện năm 2007. Trong chỉ đạo điều hành, phấn đấu tổng kim ngạch NK có nhịp độ tăng trưởng khoảng 25% (73,75 tỷ USD). Nhập siêu hàng hoá năm 2008 phấn đấu khống chế ở mức khoảng 15,19 tỷ USD, bằng 25,9% so với tổng kim ngạch XK hàng hoá.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa đạt khoảng 875 nghìn tỷ đồng, tức khoảng 54 tỷ USD, tăng trên 23% so với ước thực hiện năm 2007.
- Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng theo mục tiêu Chính phủ đề ra.
- Tích cực tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế song phương và đa phương nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2 . Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu , nhiệm vụ phát triển thương mại Việt Nam năm 2008
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra, ngành Công Thương chúng ta cần thực hiện tốt nhất những giải pháp chủ yếu sau đây:
2.1 . Về xuất khẩu
- Tổ chức rà soát , điều chỉnh bổ sung đề án xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới trong nước và quốc tế
- Tiếp tục đẩy mạnh XK các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, thủy sản và những mặt hàng có dung lượng thị trường khá, có tốc độ tăng trưởng nhanh như đồ gỗ, dây và cáp điện... nhằm hình thành những mặt hàng XK chủ lực mới, bù đắp cho việc XK các mặt hàng dầu thô, than đá bị giảm sút hoặc như các mặt hàng nông lâm sản đã tới ngưỡng tăng trưởng.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp XK một cách toàn diện trên tất cả các mặt: năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối... Từng bước đưa các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và trung tâm buôn bán nguyên, phụ liệu để tăng cường khả năng cung ứng nguyên - vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất hàng XK và thúc đẩy mối quan hệ hỗ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp như dệt may, giày dép, đồ gỗ...
- Nghiên cứu cơ chế và phương thức nắm bắt thông tin để kịp thời xử lý, tạo điều kiện động viên, thúc đẩy XK của các DN, nhất là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài, nhằm tránh thiệt hại cho hàng XK của Việt Nam từ các hàng rào bảo hộ của các nước. đặc biệt đối với những bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản...
- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao; phấn đấu tăng trưởng XK cao ngang bằng mức tăng NK, từng bước giảm tỷ lệ nhập siêu.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương để tạo nên thị trường XK mới; tránh tập trung quá mức một mặt hàng vào một thị trường, nhất là những thị trường có những tiềm ẩn bất ổn.
- Phối hợp các Bộ, ngành thúc đẩy phát triển các hoạt động logistic sao cho đồng bộ, nhanh, chất lượng cao, chi phí thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK cũng như NK.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong các thủ tục liên quan đến XK.
2.2.về nhập khẩu và hạn chế nhập siêu
Rà soát những mặt hàng NK tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và AFTA mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp được WTO cho phép nhằm hạn chế NK, khuyến khích sản xuất trong nước và giảm nhập siêu. Cần có các giải pháp hạn chế nhập siêu từ những thị trường có tỷ trọng NK lớn như Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ... bằng cách đẩy mạnh đàm phán, có chính sách phù hợp để tăng XK vào các thị trường này.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý NK hiệu quả nhằm từng bước kiềm chế nhịp độ tăng trưởng NK nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất trong nước. Cơ cấu NK chủ yếu năm 2008 dự kiến phấn đấu như sau: Nhóm máy móc thiết bị phụ tùng khoảng 26,3%; nhóm nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất khoảng 66,2%, nhóm hàng tiêu dùng khoảng 7,5%
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, các loại nguyên liệu vật tư sản xuất trong nước để giảm NK các loại hàng hoá này. Đối với những mặt có nhịp độ tăng trưởng NK cao hơn nhịp độ tăng trưởng XK, chủ yếu do tăng giá NK, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội, cộng đồng DN để xác định tiến độ NK thích hợp, đồng thời có biện pháp quản lý và hướng dẫn tiêu dùng để hạn chế việc nhập siêu.
- Xây dựng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng NK để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần kìm chế nhập siêu. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lý phù hợp quy định của WTO như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối.
2.3 . Về thị trường Nội Địa
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO. Ban hành các quy chuẩn và hướng dẫn phát triển các mô hình tổ chức hoạt động thương mại (bán buôn, bán lẻ).
Quan tâm hơn công tác phát triển thị trường trong nước nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và tổ chức hệ thống phân phối theo chức năng của từng Bộ, ngành; lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh từ Trung ương đến địa phương, nhất là việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; kiểm soát chi phí sản xuất, chi phí lưu thông những mặt hàng thiết yếu nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tăng giá của các mặt hàng. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên cơ sở đề xuất và vận dụng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích của nhà nước. Chỉ đạo hướng dẫn và đôn đốc các tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đồng bộ các quy hoạch phát triển thương mại và quy hoạch kết cấu hạ tầng trong phạm vi địa phương.
Nghiên cứu các giải pháp tác động đến việc phát triển các nhà phân phối lớn đi đôi với việc tạo điều kiện để đông đảo người buôn bán nhỏ ổn định và tăng trưởng trong kinh doanh. Kết hợp hiện đại hoá từng bước mạng lưới thương mại tại các đô thị lớn với củng cố và mở rộng thị trường nông thôn, miền núi.
2.4 . Về hội nhập kinh tế quốc tế
Triển khai tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm của ngành Công Thương sau một năm gia nhập WTO; đồng thời tổ chức thực hiện Chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết số 16 của Chính phủ.
Tiếp tục các hoạt động đàm phán, ký kết các Hiệp định song phương và đa phương về mở cửa thị trường, thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức kinh tế trên thế giới.
Các DN trong toàn Ngành cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm tận dụng tốt cơ hội do việc gia nhập WTO và các tổ chức quốc tế mang lại, khắc phục những yếu kém trong quản lý, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư có hiệu quả..
IV . Kết Luận
Sau một năm gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO , Việt Nam đã có được những thuận lợi và những thành tựu đáng kể , nó thể hiện đúng con đường mà Đảng và Chính Phủ ta đã hướng tới . Tuy nhiên , trên con đường hội nhập Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức mới . Qua đó , Đảng và Chính Phủ ta cần phải có những phương hướng và biện pháp kịp thời để phát huy được hết khả năng , những thuận lợi và những ưu thế của đất nước phát triển nền kinh tế nói chung và ngành thưong mại nói riêng sánh cùng với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới , đồng thời cố gắng hòa đồng cùng với tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này để mở rộng và tiếp cận vói những nền kinh tế lớn và ngày càng đưa đất nước lên tầm cao mới , có vị thế mới trên trường quốc tế .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30131.doc