Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 106
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TƢƠNG TÁC ĐẤT NỀN-KẾT
CẤU VÀ ĐẤT NỀN-KẾT CẤU CẦU KHI PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG
ĐỘNG CỦA KẾT CẤU CẦU TRÊN MÓNG CỌC
ThS. Đoàn Hữu Sâm
Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Hiện nay, cùng với sự phát triển của các phương pháp thiết kế kháng
chấn dựa trên hiệu năng, yêu cầu về đánh giá mang tính định lượng và chính
xác hơn ứng xử phức tạp của kết cấu trong phản ứng động đối với tải trọng
động
12 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổng quan các nghiên cứu về tương tác đất nền-Kết cấu và đất nền-kết cấu cầu khi phân tích phản ứng động của kết cấu cầu trên móng cọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất ngày càng được quan tâm. Bài báo này trình bày sự cần thiết của
việc nghiên cứu vấn đề tương tác đất-cọc-kết cấu và tổng quan các nghiên cứu
về tương tác đất nền-kết cấu và đất nền-kết cấu cầu khi phân tích phản ứng
động của kết cấu cầu trên móng cọc. Từ đó, đưa ra kết luận về các vấn đề cần
phải xem xét khi nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đất-kết cấu lên phản
ứng động của kết cấu cầu trên móng cọc.
Từ khoá: Soil-pile-structure interaction; Seismic response; Pile-supported
bridges; Performance-based design; Nonlinearity of soil; Nonlinearity of
structure
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
vấn đề tƣơng tác đất-cọc-kết cấu khi
phân tích phản ứng động của kết cấu
cầu trên móng cọc
Hệ thống giao thông đóng một vai
trò quan trọng trong đời sống và sự phát
triển của mỗi quốc gia, đặc biệt góp
phần to lớn trong việc khắc phục kịp
thời các hậu quả của thiên tai. Trong hệ
thống đó, các công trình cầu lại đóng vai
trò then chốt góp phần tạo nên sự thành
công của cả hệ thống.
Những trận động đất gần đây ở
Sumatra-Indonesia và Nhật Bản đã cho
thấy sức mạnh hủy diệt của các cơn địa
chấn mạnh. Những trận động đất này
cung cấp một nguồn dữ liệu địa chấn vô
giá và thúc đẩy các nghiên cứu liên
quan. Mục tiêu chính của vấn đề nghiên
cứu được trình bày trong bài báo này là
làm sáng tỏ tầm quan trọng của tương
tác đất-kết cấu (soil-structure
interaction) (SSI) lên phản ứng động của
các kết cấu hạ tầng quan trọng (kết cấu
cầu) đối với các cường độ địa chấn khác
nhau. Hiểu rõ ảnh hưởng của SSI giúp
các kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sư Việt
Nam nhận thức đầy đủ hơn về các kết
cấu hạ tầng hiện tại cũng như thiết kế
một cách hiệu quả cho các kết cấu hạ
tầng trong tương lai.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của SSI
vẫn còn là một khía cạnh đầy thách thức
trong phân tích phản ứng động của kết
cấu, đặc biệt là kết cấu trên móng cọc
khi mà vẫn còn một khoảng cách lớn
giữa các nghiên cứu về địa kỹ thuật và
nghiên cứu về kết cấu. Trong khi các kỹ
sư địa kỹ thuật thường tập trung nhiều
hơn ở ứng xử phức tạp của đất nền và
đơn giản hóa sự hiện diện của kết cấu,
các kỹ sư kết cấu lại quan tâm nhiều hơn
đến ứng xử của kết cấu và đơn giản hóa
đến mức có thể trong việc mô hình đất
nền và sự tiếp xúc nền đất-kết cấu móng
(soil-foundation interface). Điều này là
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 107
do bản chất phức tạp của vấn đề SSI và
những hạn chế thực tế của các công cụ
tính toán có sẵn không cho phép các kỹ
sư thực hành xem xét một cách đầy đủ
các khía cạnh khác nhau của vấn đề SSI,
chẳng hạn như ứng xử phi tuyến của đất
nền, phi tuyến của kết cấu và sự phi
tuyến trong tương tác đất-kết cấu móng
(soil-foundation interaction). Đặc biệt,
SSI trong móng cọc là một hiện tượng
rất phức tạp để có thể mô phỏng, do ứng
xử phức tạp của các cọc riêng lẻ, tương
tác cọc-đất (pile-soil interaction), ứng xử
phức tạp của các cọc trong nhóm cọc và
tương tác cọc-đất-cọc (pile-soil-pile
interaction) [42].
Cùng với sự phát triển của các
phương pháp thiết kế kháng chấn dựa
trên hiệu năng (performance based
earthquake engineering methodologies),
yêu cầu về đánh giá mang tính định
lượng và chính xác hơn ứng xử phức tạp
của kết cấu trong phản ứng động đối với
tải trọng động đất ngày càng được quan
tâm. Trong khi mục tiêu của các tiêu
chuẩn thiết kế kháng chấn là hướng đến
trạng thái an toàn, các phương pháp thiết
kế gần đây nhấn mạnh đến các mục tiêu
hiệu năng khác nhau và yêu cầu về đánh
giá phản ứng động của kết cấu tương
ứng với các mức độ địa chấn khác nhau.
Đánh giá phản ứng động phải xem xét
phản ứng của hệ thống trong miền phi
đàn hồi để có thể xác định được các mức
độ phá hoại của hệ thống. Một vấn đề
khác của các phương pháp thiết kế dựa
trên hiệu năng là sự xem xét một cách rõ
ràng những thiếu sót về đánh giá khả
năng và phản ứng của kết cấu để tối ưu
hóa thiết kế, đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu
năng khác nhau với những mức độ khác
nhau về độ tin cậy (e.g. Bertero and
Bertero 2002 [1], Krawinkler and
Miranda 2004 [2]) [42].
SSI có thể đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong phản ứng của các kết
cấu cầu, do dạng kết cấu tương đối đơn
giản của chúng và mức độ dư thừa thấp
của những kết cấu này làm cho chúng
trở nên nhạy cảm với ảnh hưởng của SSI
và chuyển vị gây ra bởi SSI. Điều này
đặc biệt đúng cho các cầu có trụ dạng
cột đơn và dầm nhịp giản đơn. SSI có
thể ảnh hưởng đáng kể đến tính dẻo dai
của trụ cầu hoặc gây ra sự sai khác lớn
về chuyển vị giữa các trụ. Điều này có
thể gây nguy hại cho các thành phần của
kết cấu cầu nhạy cảm với chuyển vị và
làm thay đổi tính nguyên dạng của cầu.
Các thành phần nhạy cảm với chuyển vị
bao gồm cả những thành phần kết cấu và
phi kết cấu [42].
Thiết kế kết cấu cầu trên móng cọc
dựa vào hiệu năng, yêu cầu phải đánh
giá nghiêm ngặt ảnh hưởng của SSI lên
phản ứng động của trụ cầu để có thể
đánh giá chính xác hơn và hiểu rõ hơn
vai trò của SSI. Mặt khác, trọng tâm của
thiết kế dựa vào hiệu năng là tính toán
và xem xét các chuyển vị phi tuyến như
là một chỉ số thể hiện mức độ phá hoại
trong miền phi đàn hồi tốt hơn so với
các thông số về lực đạt được từ phân tích
đàn hồi tuyến tính thường được sử dụng
trong thiết kế kết cấu và nền móng (thiết
kế dựa vào thông số chuyển vị so với
thiết kế dựa vào thông số về lực). Vì
vậy, xem xét về SSI trong thiết kế dựa
vào hiệu năng đòi hỏi phải đánh giá
chính xác ảnh hưởng của SSI lên các
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 108
chuyển vị phi tuyến của hệ; điều này lại
yêu cầu phải xét đến đồng thời ứng xử
phi tuyến của đất nền, phi tuyến của
tương tác nền đất-móng và ứng xử phi
tuyến của kết cấu để có thể đánh giá
chính xác tương tác của các thành phần
khác nhau trong hệ thống nền đất-móng-
kết cấu [42].
2. Tổng quan các nghiên cứu về tƣơng
tác đất nền-kết cấu và đất nền-kết cấu
cầu khi phân tích phản ứng động của
kết cấu cầu trên móng cọc
2.1. Tổng quan về các mô hình thí
nghiệm
Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành
nghiên cứu trên các mô hình thí nghiệm
thực tế và mô hình thu nhỏ để tìm hiểu
về vấn đề tương tác đất-kết cấu và ảnh
hưởng của tương tác này lên phản ứng
của cả hệ thống kết cấu. Các mô hình thí
nghiệm này có thể phân loại thành bốn
nhóm như sau: Thí nghiệm chấn động
của môi trường (Ambient Vibration
Tests), Thí nghiệm chấn động cưỡng
bức (Forced Vibration Tests), Thí
nghiệm bàn lắc (Shake Table Tests), Thí
nghiệm quay ly tâm (Centrifugal Tests).
2.2. Tổng quan về các phƣơng pháp
phân tích
Trong các thập kỷ qua, nhiều tác
giả đã nghiên cứu về vấn đề tương tác
động lực học nền đất-cọc-kết cấu
(seismic soil-pile-structure interaction)
(SSPSI) và ảnh hưởng của hiện tượng
này lên phản ứng của các kết cấu khác
nhau. Các phương pháp phân tích đã
được phát triển để nghiên cứu về tương
tác đất-cọc-kết cấu có thể phân loại
thành ba nhóm như sau [3]:
(i) Substructure Methods (Winkler
methods), trong đó một chuỗi các lò xo
và cản được sử dụng để mô tả ứng xử
của đất. Các phương pháp
―substructure‖ có sẵn dùng để mô hình
ứng xử động lực học của đất nền có thể
được phân loại từ lò xo tuyến tính đơn
giản xuất phát từ giả định bán không
gian đàn hồi (Gazetas, 1991 [4]) đến
các mô hình phức tạp hơn, trong đó môi
trường đất được chia thành vùng bên
trong, tiếp giáp với cọc để xem xét sự
phi tuyến của đất, và vùng bên ngoài
ứng với sự lan truyền sóng ở xa cọc và
xem xét tính cản của môi trường đất
(Mostafa and El Naggar, 2002 [5]). Do
tính chất đơn giản nên các phương pháp
Winkler thường được sử dụng trong
thực tế để mô tả môi trường đất khi
phân tích SSI xét đến ứng xử động lực
học của đất nền và khả năng phình trồi,
hở hoặc trượt. Tuy nhiên, như đã đề cập
bởi nhiều nhà nghiên cứu (e.g., Allotey
and El Naggar, 2008 [6]; Finn, 2005
[7]; Hokmabadi et al., 2012a [8]), việc
lý tưởng hóa sự liên tục của đất nền
bằng các phản lực nền rời rạc và không
xét đến sự truyền cắt trượt giữa các lò
xo rõ ràng là những thiếu sót cơ bản về
cơ chế trong các mô hình Winkler.
(ii) Elastic Continuum Methods,
dựa trên lời giải có nghiệm kín của
Mindlin (1936) [10] khi cho tải trọng
tập trung tác dụng lên môi trường đàn
hồi bán vô hạn. Tajimi (1969) [11] là
người đầu tiên sử dụng lý thuyết
―elastic continuum‖ để mô tả tương tác
động lực học đất nền-cọc. Poulos (e.g.,
Tabesh and Poulos, 2001 [12]) là người
tiên phong trong việc sử dụng lời giải
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 109
đàn hồi cho phản ứng của móng cọc đối
với các tải trọng dọc trục và tải trọng
ngang, và đã trình bày một loạt các
phương pháp phân tích và thiết kế toàn
diện cho móng cọc dựa trên lý thuyết
―elastic continuum‖. Tuy nhiên, trong
các phương pháp ―elastic continuum‖,
độ chính xác của lời giải dựa trên việc
đánh giá các tham số đàn hồi của đất
nền và rất khó để xem xét các tính chất
phi tuyến của đất. Vì vậy, các phương
pháp này thích hợp hơn cho các bài
toán liên quan đến biến dạng nhỏ và
trạng thái ổn định.
(iii) Numerical Methods (phương
pháp số): sự phát triển mạnh mẽ của
máy vi tính đã làm thay đổi đáng kể khả
năng tính toán và làm cho các phương
pháp này trở nên phổ biến hơn khi
nghiên cứu các ứng xử tương tác phức
tạp. Sử dụng các phương pháp này,
chúng ta có thể thực hiện các phân tích
theo thời gian xét đến các ảnh hưởng
như quan hệ ứng suất-biến dạng phi
tuyến của đất nền và kết cấu, vật liệu và
tính cản, các điều kiện biên phức tạp, và
sự tiếp xúc đất-kết cấu. Một ưu điểm
khác của việc sử dụng các phương pháp
số là khả năng thực hiện phân tích
SSPSI cho nhóm cọc một cách đầy đủ và
đồng thời mà không cần đến việc tính
toán độc lập cho cọc hay phản ứng của
kết cấu, hoặc phải sử dụng hệ số tương
tác của nhóm cọc (Meymand, 1998
[13]). Do đó, các phương pháp số có thể
giúp thu thập được các thông số khác
nhau liên quan đến SSPSI sát với thực tế
hơn (e.g., Dutta and Roy, 2002 [14];
Tabatabaiefar et al., 2013 [15]).
2.3. Tổng quan về tƣơng tác đất nền-
kết cấu và đất nền-kết cấu cầu
Ảnh hưởng của SSI cần phải được
xem xét để đánh giá một cách hiệu quả
phản ứng của hệ thống đất nền-kết cấu
cầu. Để đơn giản trong quá trình phân
tích động lực học kết cấu, các kỹ sư
thường giả định điều kiện ―fixed-base‖
(Hình 1). Trong nhiều trường hợp, điều
kiện ―fixed-base‖ không phản ánh đúng
thực tế. Kết cấu phần trên của cầu được
gánh đỡ bởi kết cấu móng bên dưới, và
đất nền xung quanh móng có khả năng
biến dạng; do vậy cho phép móng có các
chuyển vị xoay và/hoặc chuyển vị thẳng
— điều này thường được gọi là điều
kiện ―flexible-base‖. Do đó, giả định
―fixed-base‖ thường được sử dụng đã bỏ
qua ảnh hưởng của SSI, trong khi giả
định ―flexible-base‖ lại xét đến ảnh
hưởng này [43].
Mylonakis and Gazetas (2000) [16]
đã kiểm chứng sự khác biệt giữa kết cấu
có ―fixed-base‖ và kết cấu có ―flexible-
base‖. Một ví dụ của hai dạng kết cấu
này được thể hiện trên Hình 1. Hai kết
cấu có đặc điểm dao động khác nhau, vì
vậy phản ứng động của chúng cũng khác
nhau. Đối với kết cấu có ―flexible-base‖,
vị trí tiếp xúc đất nền-móng có thể biến
dạng được; do đó, chu kỳ cơ bản T của
kết cấu có ―flexible-base‖ sẽ dài hơn và
tỷ số cản của nó sẽ lớn hơn so với kết
cấu có ―fixed-base‖ tương ứng [43].
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 110
Hình 1. Ảnh hưởng của tương tác đất nền-kết cấu (soil-structure interaction) (SSI) đến
chu kỳ cơ bản và tỷ số cản của kết cấu có “flexible-base” theo NEHRP-97 (Mylonakis
and Gazetas, 2000).
Hình 2 mô tả một phổ phản ứng thiết kế trơn lý tưởng tổng quát thường được trình bày
trong các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn. Khi xem xét ảnh hưởng của SSI (chẳng hạn
sự gia tăng của chu kỳ cơ bản và cản có hiệu), gia tốc và ứng suất trong kết cấu và
móng thông thường sẽ nhỏ hơn, như được miêu tả bởi đường nét đứt trên Hình 2.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 111
Hình 3. Sự suy giảm trong lực cắt chân kết cấu do tương tác đất nền-kết cấu (SSI) theo
tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn NEHRP-97 (Mylonakis and Gazetas, 2000).
Mặc dù điều nói trên là đúng cho
nhiều kết cấu và môi trường địa chấn,
tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp
được ghi nhận trong lịch sử đã chứng
minh rằng điều này không phải là luôn
luôn đúng. Gazetas and Mylonakis
(1998) [17] đã đưa ra một nhìn nhận
tổng quan về phương pháp phân tích
SSI và tái khám phá vai trò của SSI lên
phản ứng động của trụ cầu trên móng
cọc bằng cách nghiên cứu sự phá hủy
của các cầu trên tuyến cao tốc Hanshin
số 3 ở Higashi-nada, với các cột đơn
tiết diện tròn được gánh đỡ bởi móng
cọc, trong trận động đất mạnh Hanshin
xảy ra vào năm 1995 ở Nhật Bản
(Động đất Kobe). Họ đã phát hiện ra
rằng SSI có thể đã góp phần vào sự phá
hoại các cây cầu này bằng cách làm gia
tăng (kéo dài) chu kỳ tự nhiên của hệ
kết cấu, dẫn đến phổ gia tốc cao hơn ở
chu kỳ đã bị thay đổi. Mylonakis and
Gazetas (2000) [18] tiếp tục khám phá
ra ảnh hưởng của SSI bằng cách thảo
luận về những quan niệm sai lầm liên
quan đến việc bỏ qua SSI như một giả
định bảo thủ và giải thích các đặc trưng
phổ địa chấn phụ thuộc vào cả thông số
đầu vào địa chấn và điều kiện đất nền
có thể dẫn đến những phản ứng động
cao hơn ở chu kỳ tự nhiên được kéo dài
của kết cấu như thế nào khi xem xét
ảnh hưởng của SSI, mặc dù lúc này đặc
trưng cản có thể gia tăng do SSI. Họ
chứng minh rằng SSI có thể dẫn đến sự
gia tăng đặc trưng dẻo dai của trụ cầu
trên đất yếu và đã kết luận rằng điều
này không thể thấy được nếu các phổ
thiết kế thông thường (trái ngược với
phổ phản ứng thực tế) được sử dụng
khi đánh giá phản ứng động xét đến
SSI. Khả năng gia tăng phản ứng do
SSI cũng đã được đề cập trước đó bởi
Jennings and Bielak (1973) [19], and
Veletsos (1993) [20] và gần đây đã
được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên
cứu khác như Sextos et al. (2002) [21]
and Jeremic et al. (2004) [22].
Martin and Lam (2000) [23] giải
thích rằng việc thiết kế kết cấu theo
truyền thống dựa vào lực, giả định các
thành phần của kết cấu móng là tuyệt đối
cứng hoặc đàn hồi và phải đảm bảo là
hiệu ứng của tải trọng lên kết cấu phải
nhỏ hơn sức kháng của nền móng. Họ đề
cập đến một sự thay đổi lớn trong triết lý
thiết kế theo truyền thống của lĩnh vực
địa kỹ thuật đó là khái niệm về cho phép
huy động sức kháng cực hạn của nền
móng trong quá trình xảy ra địa chấn và
phát biểu rằng các phương pháp thiết kế
cần phải xét đến hiệu năng của nền
móng và ảnh hưởng của nó lên phản ứng
tổng thể của cầu. Martin and Lam (2000)
cùng với Fenves (1998) [24] đã thực
hiện các nghiên cứu về độ nhạy cảm của
phản ứng động lực học của mô hình cầu
tổng thể với sự mô tả cải tiến về đặc
trưng của nền móng bằng cách sử dụng
các lò xo phi tuyến (nonlinear springs)
với các phần tử hở (gapping elements)
và họ đã kết luận rằng các nghiên cứu
trong tương lai nên chú trọng vào việc
tìm hiểu và mô hình ứng xử phi tuyến
của nền móng và tích hợp những mô
hình như thế với phân tích phi tuyến kết
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 112
cấu để cho phép đánh giá hiệu năng một
cách tổng thể.
Finn (2004a, 2004b) [25, 26]
nghiên cứu thực tế về đặc điểm làm việc
của nền móng ảnh hưởng lên phản ứng
của kết cấu và đã đánh giá tính hiệu quả
của các phương pháp xấp xỉ khác nhau.
Ông cho rằng một điểm yếu trong việc
mô hình kết cấu trên móng cọc đó là sự
mô tả không đầy đủ về nền móng do bỏ
qua sự kết hợp giữa độ cứng chống trượt
và xoay của nền và thay nền bằng các lò
xo đơn giản. Ông cho biết thêm rằng hầu
hết các phương pháp xấp xỉ được sử
dụng để đánh giá độ cứng của nền đều
dựa trên phân tích cho cọc đơn và các
giả định khác được đưa ra để xem xét
phản ứng của nhóm cọc. Ông cho rằng
các yếu tố như sự phi tuyến của đất nền,
tương tác động học (kinematic
interaction) giữa các cọc và đất nền,
tương tác quán tính (inertial interaction)
của kết cấu với đất nền và các cọc,
tương tác động lực học (dynamic
interaction) giữa bản thân các cọc với
nhau, và áp lực nước lỗ rỗng do chấn
động phải được xem xét đồng thời để có
thể có được một cái nhìn hoàn chỉnh về
ảnh hưởng của nền móng lên phản ứng
động của kết cấu. Ông cũng đã khảo sát
độ tin cậy của các phương pháp xấp xỉ
trong việc mô tả độ cứng chống trượt và
xoay của móng cọc trong các mô hình số
của trụ cầu trên móng cọc bằng cách sử
dụng một mô hình đất nền liên tục ba
chiều giả lập phi tuyến (a pseudo-3-
dimensional nonlinear continuum soil
model) (Wu and Finn 1997a and 1997b
[27, 28], Thavaraj and Finn 2001 [29]),
và nêu bật tầm quan trọng của độ cứng
tương đối của tương tác kết cấu và nền
móng, và phải xem xét cả tương tác
động học và tương tác quán tính khi
phân tích.
Crouse and McGuire (2001) [30]
đề cập đến ảnh hưởng của SSI bằng
quan điểm tiêu tán năng lượng. Họ đã
trình bày tình trạng chung của việc đánh
giá SSI bởi các kỹ sư kết cấu liên quan
đến sự tiêu tán năng lượng và cho rằng
sự tiêu tán năng lượng trong SSI thường
bị bỏ qua hoặc áp dụng sai khi thiết kế
kết cấu. Họ đã đề cập đến những lỗ
hổng kiến thức trong việc đánh giá SSI,
và đã trình bày các phương pháp thực
hành nhận dạng hệ thống để đánh giá tỷ
số cản kết hợp cho những mode dao
động quan trọng của kết cấu xem xét cả
về đặc trưng vật liệu và đặc trưng cản
của SSI.
Kim and Roesset (2004) [31] đã
nghiên cứu tính chất quan trọng của việc
xét đến ứng xử phi tuyến của đất nền
trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của
SSI lên phản ứng phi đàn hồi của kết
cấu. Họ đã chứng minh sự khác biệt
đáng kể giữa phản ứng với đất nền đàn
hồi và phản ứng với đất nền phi đàn hồi,
và cho thấy tầm quan trọng của việc xét
đến sự phi tuyến của phản ứng đất nền,
đặc biệt là đối với móng cọc.
Shamsabadi et al. (2007) [32] đã
phát triển một mô hình động lực học phi
tuyến ba chiều cho công trình cầu (3D
nonlinear dynamic bridge model) để
phân tích các mô hình hyperbolic của
đất đắp ở hai mố cầu. Dữ liệu của hai
trận động đất với xung vận tốc mạnh đã
được sử dụng để phân tích cho mô hình
cầu bao gồm: 1994 Northridge,
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 113
California, Rinaldi Station và 2005
Kobe, Japan, Takarazu Station.
Shamsabadi et al. (2007) kết luận rằng
sức kháng của đất đắp ở mố cầu có ảnh
hưởng đáng kể lên chuyển vị cực đại của
kết cấu phần trên của cầu. Do đó, khi
đánh giá phản ứng của cầu đối với địa
chấn thực tế theo các phân tích và thiết
kế dựa trên hiệu năng cần phải có sự
phân tích các mố cầu.
Zhang et al. (2008) [33] đã phát
triển một mô hình phần tử hữu hạn phi
tuyến hai chiều tiên tiến (2D advanced
nonlinear finite-element model) cho
công trình cầu Humboldt Bay Middle
Channel (HBMC) trong chương trình
phần tử hữu hạn OpenSees để đánh giá
phản ứng động của cầu xét đến ảnh
hưởng của SSI. Mô hình phần tử hữu
hạn bao gồm kết cấu, nhóm cọc, nền đắp
đường đầu cầu, và đất nền. Dựa trên kết
quả mô phỏng, Zhang et al. (2008) đã
kết luận rằng phản ứng của kết cấu phần
trên của cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi
biến dạng phi đàn hồi của đất nền.
Những phát hiện này phù hợp với những
nghiên cứu phân tích khác đã được thực
hiện bởi nhiều tác giả cho các cầu vượt
nhịp ngắn và chỉ ra rằng phản ứng động
của kết cấu phần trên của cầu cùng với
phản ứng của mố và đất đắp chịu ảnh
hưởng chủ yếu bởi ứng xử của đất nền
(Werner et al., 1987, 1990, 1994 [34, 35,
36]; Wilson and Tan, 1990a,b [37, 38]).
Aygün et al. (2010) [39] đã phát
triển những mối tương quan mới nhằm
thu thập dữ liệu xác suất có điều kiện
của các thành phần của hệ kết hợp kết
cấu cầu-đất nền-móng (coupled bridge-
soil-foundation) (CBSF) đạt tới hoặc
vượt các quá mức hiệu năng xác định
trước như là một hàm của cường độ địa
chấn nguy hiểm và tiềm năng hóa lỏng
cho vùng trung và đông nước Mỹ. Hệ
thống CBSF bao gồm các thành phần kết
cấu cầu 3D và đất nền 2D được kết nối
bởi các phần tử đất đặc trưng bằng các
lò xo 1D p-y. Hệ thống phần tử hữu hạn
của cầu được mô hình trong chương
trình OpenSees như một cầu dầm thép
liên tục nhiều nhịp. Các kết quả nghiên
cứu của Aygün et al. (2010) đã chứng
minh tầm quan trọng của việc xem xét
ảnh hưởng của SSI lên phản ứng động
của hệ thống CBSF (3D bridge-
foundation system with 2D soil mesh
connected by 1D p-y soil springs) và đã
đưa ra một cơ sở lý thuyết đầy đủ và
hiệu quả để đánh giá các cơ chế phá hoại
cầu. Sử dụng phương pháp này để phát
triển các phân tích xác suất chi tiết của
một hệ đất nền-kết cấu cầu cho phép
chúng ta xác định một cách hiệu quả
nguy cơ địa chấn và có thể đưa tính chất
mỏng manh của hệ thống vào các nghiên
cứu độ tin cậy trong tương lai.
Khosravifar (2012) [40] đã phát
triển một mô hình phần tử hữu hạn 2D
trong chương trình OpenSees để đánh
giá ảnh hưởng của sự nở ngang và hóa
lỏng lên phản ứng phi đàn hồi của kết
cấu trên móng cọc đài bè. Hệ thống đất
nền-kết cấu bao gồm một móng cọc đơn
đài bè phi tuyến, trụ cầu dạng cột phi
tuyến, bản mặt cầu, và cột đất một lớp
phi tuyến kết nối với cọc bằng các phần
tử đất đặc trưng bởi các lò xo nằm
ngang, thẳng đứng và bên dưới mũi cọc.
Khosravifar (2012) đã đánh giá một cách
cụ thể phản ứng của cọc theo phương
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 114
ngang và một nghiên cứu về tham số đã
được tiến hành để xác định độ nhạy cảm
của hệ thống với các tham số khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu của Khosravifar
(2012) mặc dù chủ yếu liên quan đến
ảnh hưởng của sự nở ngang và hóa lỏng
nhưng đã làm nổi bật ảnh hưởng của SSI
lên phản ứng động của hệ thống đất nền-
kết cấu cầu.
Chiaramonte (2011) [41] đã phát
triển một loạt các mô hình phân tích
phần tử hữu hạn 2D trong chương trình
OpenSees của một kết cấu cầu cảng trên
móng cọc ở Oakland, California. Kết
cấu bao gồm một bản mặt cầu bê tông
cốt thép được gánh đỡ bởi hệ các cọc bê
tông cốt thép dự ứng lực. So sánh với
kết quả từ phân tích tĩnh pushover (static
pushover analysis) (no soil column) và
phân tích động lực học tương ứng với 13
dữ liệu địa chấn khác nhau đã cho thấy
được ảnh hưởng của SSI.
3. Kết luận
Tổng quan các nghiên cứu liên
quan nói trên cho thấy sự cần thiết phải
đánh giá chính xác ảnh hưởng của SSI
lên phản ứng động của kết cấu cầu trên
móng cọc và cần phải xem xét các vấn
đề sau:
Cần phải có một nhìn nhận mang
tính định lượng về ảnh hưởng của SSI
lên phản ứng của kết cấu cầu trên móng
cọc để có thể xác định được các trường
hợp chịu ảnh hưởng đáng kể của SSI và
có thể định lượng được các ảnh hưởng
của SSI là gì và chúng ảnh hưởng như
thế nào đến hiệu năng tổng thể của kết
cấu cầu.
Để đánh giá chính xác SSI yêu cầu
phải có một phương pháp tiếp cận hệ
thống trong phân tích SSI với sự mô tả
kết hợp đầy đủ các thành phần chính của
hệ thống và với sự xem xét xác đáng
ứng xử phi tuyến của đất nền, kết cấu và
sự tiếp xúc đất nền-kết cấu. Đặc trưng
cản của hệ thống cũng cần phải được
xem xét một cách thích hợp.
Đánh giá ảnh hưởng của SSI phải
xem xét các mục tiêu hiệu năng khác
nhau và các mức độ địa chấn khác nhau.
Đánh giá SSI phải phù hợp với
các phương pháp thiết kế dựa trên
chuyển vị, tức là phù hợp với mục tiêu
đánh giá các chuyển vị phi đàn hồi của
kết cấu cầu và nền móng như là những
tham số yêu cầu chính.
Đánh giá SSI phải xem xét những
thiếu sót liên quan đến thông số đầu vào
địa chấn, các điều kiện đất nền và các
đặc trưng của hệ để hệ có thể được thiết
kế tối ưu, đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu
năng khác nhau với các mức độ khác
nhau về độ tin cậy thiết kế cho một công
trình cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bertero, R.D. and Bertero, V.V. (2002). Performance-Based Seismic
Engineering: the Need for a Reliable Conceptual Comprehensive Approach,
Earthquake Engineering and Structural Dynamics, Vol. 31, No. 3, pp 627-652.
[2] Krawinkler, H. and Miranda E. (2004). Performance-Based Earthquake
Engineering, Earthquake Engineering from Engineering Seismology to Performance
Based Design, Ed. Bozorgnia, Y. and Bertero V.V., CRC Press, FL.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 115
[3] A.S. Hokmabadi, B. Fatahi , B. Samali(2014) ―Seismic Response of Mid-rise
Buildings on Shallow and End-bearing Pile Foundations in Soft Soil, ‖Soils and
Foundations ,Vol.54, No.3, pp 345–363.
[4] Gazetas, G., 1991. Formulas and charts for impedances of surface and embedded
foundations. J. Geotech. Eng. 117, 1363–1381.
[5] Mostafa, Y.E., El Naggar, M.H., 2002. Dynamic analysis of laterally loaded pile
groups in sand and clay. Can. Geotech. J. 39, 1358–1383.
[6] Allotey, N., El Naggar, M.H., 2008. Generalized dynamic Winkler model for
nonlinear soil–structure interaction analysis. Can. Geotech. J. 45, 560–573.
[7] Finn, W.D., 2005. A study of piles during earthquakes: issues of design and
analysis. Bull. Earthquake Eng., 3. Springer, pp. 141–234.
[8] Hokmabadi, A.S., Fakher, A., Fatahi, B., 2012a. Full scale lateral behaviour of
monopiles in granular marine soils. Mar. Struct. 29, 198–210.
9] Hokmabadi, A.S., Fatahi, B., Samali, B., 2012b. Recording inter-storey drifts of
structures in time-history approach for seismic design of building frames. Aust. J.
Struct. Eng. 13, 175–179.
[10] Mindlin, R.D., 1936. Force at a point in the interior of a semi-infinite solid.
Physics 7, 195–202.
[11] Tajimi, H., 1969. Dynamic analysis of a structure embedded in an elastic stratum.
In: Proceedings of Fourth World Conference on Earthquake Engineering, Santiago,
USA, 53–69.
[12] Tabesh, A., Poulos, H.G., 2001. The effects of soil yielding on seismic response
of single piles. Soils Found. 41, 1–16.
[13] Meymand, P.J., 1998. Shaking Table Scale Model Tests of Nonlinear Soil–Pile–
Superstructure in Soft Clay. University of California, Berkley.
[14] Dutta, S.C., Roy, R., 2002. A critical review on idealization and modeling for
interaction among soil–foundation–structure system. Comput. Struct. 80, 1579–1594.
[15] Tabatabaiefar, H.R., Fatahi, B., Samali, B., 2013. Seismic behavior of building
frames considering dynamic soil–structure interaction. Int. J. Geomech. 13, 409–420.
[16] G. Mylonakis and G. Gazetas. Seismic soil-structure interaction: beneficial or
detrimental? Journal of Earthquake Engineering, 4(03):277–301, 2000.
[17] Gazetas, G. and Mylonakis, G. (1998). Seismic Soil-Structure Interaction: New
Evidence and Emerging Issues, Proceedings of the Specialty Conference on
Geotechnical Earthquake Engineering and Soil Dynamics III, Vol. 1, pp 1119-1174,
Edited by Dakoulas, P., Yegian, M. and Holtz, R.D. ASCE Geotechnical Special
Publication No.75.
[18] Mylanokis G., and Gazetas G., (2000). Seismic Soil-Structure Interaction:
Beneficial or Detrimental?, Journal of Earthquake Engineering, Vol. 4, No. 3, pp 277-
301, Imperial College Press.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 116
[19] Jennings, P.C and Bielak, J. (1973). Dynamics of Building-soil Interaction,
Bulletin of the Seismological Society of America, Vol. 63, No. 1, pp. 9-48.
[20] Veletsos, A.S. (1993). Design Concepts for Dynamics of Soil-Structure
Interaction, Developments in Dynamic Soil-Structure Interaction, Ed. Giilkan, P. and
Clough R.W., Kluwer Academic Publishers, Netherlands.
[21] Sextos, A., Kappos, A. and Pitilakis, K. (2002). Effects of Analysis Complexity
on the Calculated Ductility Demand of RAC Bridge Piers, Proceeding of the 12th
European Conference on Earthquake Engineering, London, England.
[22] Jeremic, B., Kunnath, S. and Xiong, F. (2004). Influence of Soil-Foundation-
Structure Interaction on Seismic Response of the 1-880 Viaduct, Engineering
Structures, Vol. 26, No. 3,pp 391-402.
[23] Martin, G.R. and Lam, LP. (2000). Earthquake Resistant Design of Foundations -
Retrofit of Existing Foundations, Proceedings of the GeoEng 2000 International
Conference on Geological and Geotechnical Engineering, Melbourne, Australia.
[24] Fenves, G. (1998). Effects of Footing Rotation on Earthquake Behaviour of Pile
Supported Bridge Piers, Technical Report for Earth Mechanics, Inc., National Centre
for Earthquake Engineering, Task E-4.1.
[25] Finn, W.D.L. (2004a). Urban Earthquake Engineering: Foundation
Characterization for Performance Based Design, International Conference on Urban
Earthquake Engineering, Centre for Urban Earthquake Engineering, Tokyo Institute of
Technology, Japan.
[26] Finn, W.D.L. (2004b). Characterizing Pile Foundations for Evaluation of
Performance Based Seismic Design of Critical Lifeline Structures, 13"' World
Conference on Earthquake Engineering, Vancouver, BC, Canada
[27] Wu, G. and Finn W.D.L. (1997a). Dynamic Nonlinear Analysis of Pile
Foundation Using Finite Element Method in the Time Domain, Canadian Geotechnical
Journal, Vol. 34, No. l,pp 44-52.
[28] Wu, G. and Finn W.D.L. (1997b). Dynamic Nonlinear Analysis of Pile
Foundation Using Finite Element Method in the Frequency Domain, Canadian
Geotechnical Journal, Vol. 34, No. l,pp 34-43.
[29] Thavaraj, T. and Finn, W.D.L. (2001). A Program for Dynamic Analysis of
Bridges Incorporating Foundation Springs with Specified Time Histories of Stifnesses,
Anabuki Chair of Foundation Geodynamics, Kagawa University, Japan.
[30] Crouse, C.B. and McGuire, J. (2001). Energy Dissipation in Soil-Structure
Interaction, Earthquake Spectra, Vol. 17, No. 2, pp 235-259.
[31] Kim, Y.-S. and Roesset, J.M. (2004). Effect of Nonlinear Soil Behavior on
Inelastic Seismic Response of a Structur
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_cac_nghien_cuu_ve_tuong_tac_dat_nen_ket_cau_va_dat.pdf