Tổng kết và theo dõi mô hình trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2004

Tài liệu Tổng kết và theo dõi mô hình trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2004: ... Ebook Tổng kết và theo dõi mô hình trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2004

pdf62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tổng kết và theo dõi mô hình trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN NGỌC TUẤN MSSV: DPN010760 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG BẮP KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG NĂM 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Lâm CN. Võ Duy Thanh Tháng 6.2004 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG BẮP KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG NĂM 2004 Do sinh viên: NGUYỄN NGỌC TUẤN thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng….năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Võ Lâm CN. Võ Duy Thanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG BẮP KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG NĂM 2004 Do sinh viên: NGUYỄN NGỌC TUẤN Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:..................................................... Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:.................................................. Ý kiến của Hội đồng............................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: Nguyễn Ngọc Tuấn Con Ông: Nguyễn Ngọc Tấn và Bà: Nguyễn Thị Thắm Sinh năm: 09/02/1982 Tại: Cao Phong – Kỳ Sơn – Hòa Bình Đã tốt nghiệp phổ thông: Trường Bán Công Phan Ngọc Hiển, TP. Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, năm 2000. Vào trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp ĐH2PN2 khoá II thuộc khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. LỜI CẢM TẠ Xin gửi lòng biết ơn chân thành và trang trọng nhất đến Bố, Mẹ. Trân trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành đến thạc sĩ Võ Lâm và cử nhân Võ Duy Thanh, những người đã tận tình giúp đỡ, cố vấn và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn tiến sĩ Dương Ngọc Thành, Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, trường Đại Học Cần Thơ. Đã giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí cho đề tài này. Cảm ơn quí Thầy, Cô khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học An Giang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn Anh, Chị trung tâm khuyến nông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp xúc địa bàn. Xin cảm ơn các Chú, Bác, Anh, Chị tại địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành đã giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt quá trình thực tế tại địa phương. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn lớp ĐH2PN2 đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bài viết này. i TÓM LƯỢC Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu hiệu quả mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Phương pháp nghiên cứu là thu thập số liệu thứ cấp, theo dõi hoạt động của mô hình qua nhật ký nông trại, điều tra bổ sung bằng phiếu câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp nông hộ đang thực hiện mô hình ở trong đê bao (20 hộ) và ở ngoài đê bao (10 hộ). Kết quả điều tra cho thấy, nông dân trong các mô hình này đã sử dụng hiệu quả các phụ phế phẩm từ cây bắp để nuôi bò và việc sử dụng phân bò làm nguồn phân hữu cơ giúp cải tạo đất cho cây màu. Số lượng bò trung bình của nông hộ tại địa bàn là 4 con/hộ, diện tích màu trung bình là 0,4ha/hộ và số lao động chính trong nông hộ từ 2–4 người. Lợi nhuận trung bình năm của mô hình sản xuất này khoảng 32.589.000 đồng/năm. Trong cơ cấu thu nhập của nông hộ thì cây màu đóng góp khoảng 55,3%, chăn nuôi bò 33%, các nguồn thu nhập khác khoảng 11,7%. Các khó khăn làm giới hạn sự phát triển của mô hình là giới hạn nguồn lực sẵn có của nông hộ về đất đai và lao động. Giống bò và bắp, vốn đầu tư cho sản xuất cũng là các yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Từ khoá: mô hình canh tác tổng hợp, sự phát triển bền vững, hệ thống canh tác tổng hợp, bò vỗ béo, khả năng mở rộng/phát triển. ii MỤC LỤC Nội dung Trang 1.1 Mở đầu ................................................................................................ 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 2 1.3 Mục đích .............................................................................................. 2 1.4 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................3 a. Hiện trạng mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành.............................................................. 15 4.1.1 Thông tin chung về sản xuất của nông hộ................................... 15 4.1.2 Lịch thời vụ ....................................................................................17 4.1.3 Mô hình hệ thống canh tác tổng hợp............................................20 a. Phương pháp và kỹ thuật sản xuất của nông dân tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành.................................................................................. 22 4.1.4.1 Phương pháp và kỹ thuật canh tác màu................................... 22 4.1.4.2 Phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi bò.................................... 23 a. Hiệu quả sản xuất của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò............25 4.3 Cơ cấu (% đóng góp) của các thành phần sản xuất trong mô hình canh tác màu kết hợp chăn nuôi bò.....................................................................28 4.4 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình..................... 29 4.5 Những thuận lợi của trồng trọt và chăn nuôi .............................30 i. Trồng trọt .................................................................................................. 30 ii. Chăn nuôi bò ............................................................................................ 31 a. Những khó khăn khi mở rộng/phát triển mô hình ......................... 33 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Thành phần hóa học của hạt bắp khô...................................................................8 2 Thành phần hóa học (%) của thân lá bắp.............................................................9 3 Hàm lượng vi lượng thức ăn gia súc ở Việt nam.................................................10 4 Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các giống bò nuôi tại TPHCM................................11 5 Thông tin chung về sản xuất của nông hộ xã Bình Thạnh năm 2004 .................................................................................................. \ 17 6 Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò tại xã Bình Thạnh, năm 2004..................................................................................................25 7 Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò ở các ấp 26 iii trong đê bao.......................................................................................................... 8 Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò ở các ấp ngoài đê bao..........................................................................................................26 9 Hiệu quả mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò ở ba nông hộ theo dõi tại xã Bình Thạnh, Châu Thành năm 2004.............................................27 10 Số lượng và chất lượng phân gia súc .................................................................................................. 35 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa hình Trang 1a Sự biến động năng suất bắp lai của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang từ 1999- 2003.......................................................................................15 1b Sự biến động sản lượng bắp lai huyện Châu Thành, tỉnh An Giang từ 1999 – 2003...........................................................................................15 2 Sự biến động về số lượng đàn bò huyện Châu Thành, tỉnh An Giang từ 1999 – 2003...........................................................................................16 3 Lịch sản xuất của nông hộ ở xã Bình Thạnh, Châu Thành năm 2004......................................................................................................................18 4 Hiện trạng của mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn 20 iv nuôi bò tại xã Bình Thạnh- Châu Thành- An giang năm 2004............................ 5 Biểu đồ cơ cấu thu nhập của nông hộ xã Bình Thạnh năm 2004......................................................................................................................28 6 Bản đồ phân vùng nghiên cứu ở huyện châu thành, tỉnh An Giang.............................................................................................. pc-12 7 Chuồng nuôi bò vỗ béo........................................................................................pc-13 8 Cánh đồng bắp lai.................................................................................................pc-13 9 Chặt thân- lá bắp cho bò ăn..................................................................................pc-13 10 Bò ăn thân- lá bắp.................................................................................................pc-13 11 Thân- lá bắp còn lại sau khi bò sử dụng...............................................................pc-13 12 Mô hình nuôi bò – lươn - vườn tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành .................................................................................................... pc-13 v CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Mở đầu An Giang được là tỉnh sản xuất lương thực hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sản xuất lúa hàng năm là trên 2 triệu tấn, từ 2.678.500 tấn năm 2003 đến 3,1 triệu tấn năm 2004 (Niên giám thống kê, 2003-2004). Tuy nhiên, do giá trị lúa hàng hóa thấp, sản lượng tăng và lúa được trồng đại trà 3 vụ trên năm ở mọi nơi nên kết quả là thu nhập của những nông hộ thuần nông sản xuất lúa thấp, có nhiều hộ bị thua lỗ (Võ Tòng Anh và ctv, 2003). Ngược lại, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Tỉnh còn rất lớn, lợi thế cạnh tranh của từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp chưa được khai thác tốt để tăng thu nhập cho nông dân (Võ Tòng Anh và ctv, 2003) Ngày nay, dưới nền kinh tế thị trường thì nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao và giá thành các mặt hàng nông sản luôn luôn biến động. Do đó, vấn đề quan tâm của nông dân An Giang là trồng cây gì, nuôi con gì, để đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nguồn tài nguyên sẵn có của nông hộ và khai thác lợi thế cạnh tranh của từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau; đáp ứng được nhu cầu của thị trường; ổn định được sản xuất lâu dài (Võ Tòng Anh và ctv, 2003). Trước yêu cầu đó nông dân An Giang, đặc biệt là nông dân ở các huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ đã dựa trên kinh nghiệm, đất đai, nguồn lực lao động sẵn có,..thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đồng thời sự chuyển đổi này đã thoả mãn được mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững và dựa trên sự khai thác lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái. Nhưng làm thế nào để đa dạng cây trồng, vật nuôi, gia tăng lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến mô hình sản xuất hiện có? Nông dân huyện Châu Thành đã chọn một giải pháp là kết hợp trồng màu (bắp, mía,..) với chăn nuôi bò vỗ béo. Lợi thế lớn nhất của mô hình này là tận dụng được nguồn phụ phế phẩm từ cây bắp để nuôi bò vỗ béo. Ngoài ra, mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò đang được nông hộ ở đây rất ưa chuộng, do hiệu quả kinh tế đem lại cho 1 nông hộ là tương đối cao (18-30 triệu/năm)- sự gia tăng lợi nhuận chính từ việc giảm chi phí thức ăn cho bò. Sự thành công đó là nhờ vào việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, phát triển kinh nghiệm sản xuất của họ kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kế hoạch đầu tư thích hợp cho từng thành phần sản xuất và bố trí lịch thời vụ thích hợp (Bùi Xuân An, 1997). Kết quả là sản xuất được duy trì, thu nhập được nâng lên đáng kể. Như vậy, khi mô hình này được mở rộng/phát triển sẽ nâng cao nguồn thu nhập của nông dân trong vùng nói riêng và nông dân của An Giang nói chung. Đồng thời là mẫu hình tốt cho sự phát triển của nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp trong huyện. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh An Giang đã có chủ trương về chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và cây trồng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của Tỉnh thì ở một số địa phương đã xuất hiện các mô hình sản xuất được đánh giá là đang mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội tốt. Ví dụ như mô hình VAC của ông Nguyễn Đa ở huyện Tân Châu (Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2003), hay mô hình nuôi bò kết hợp trồng bắp thu trái non của ông Nguyễn Văn Nhịnh và ông Huỳnh Văn Út ở huyện Châu Thành, đã làm ăn rất có hiệu quả. Cho đến nay chưa có một tổng kết cụ thể hay nghiên cứu nào về các mô hình sản xuất kết hợp trồng màu và chăn nuôi bò vỗ béo của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Vì vậy đề tài “Tổng kết và theo dõi mô hình trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò ở huyện Châu Thành” nhằm có đánh giá cụ thể về hiệu quả sản xuất cũng như khả năng mở rộng/phát triển của mô hình tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 1.3 Mục đích Tìm hiểu hiệu quả kinh tế-xã hội và kỹ thuật của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2004. 1.4 Mục tiêu cụ thể - Xác định hiệu quả kinh tế của các nông hộ đang áp dụng mô hình. 2 - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của mô hình trồng màu kết hợp chăn nuôi bò. - Khả năng tận dụng nguồn phụ phế phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. - Xác định khả năng mở rộng/phát triển của mô hình trên địa bàn nghiên cứu. 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài sử dụng nhật ký nông trại để theo dõi các hoạt động thường nhật của nông hộ đang áp dụng mô hình trong suốt mùa lũ năm 2004 và dùng phiếu câu hỏi để điều tra bổ sung với số mẫu nhỏ (n= 30). Do đó các kết luận và nhận xét dựa chủ yếu trên kết quả điều tra của cỡ mẫu này. Mặt khác, chỉ tập trung tìm hiểu khía cạnh về hiệu quả kinh tế-xã hội và khả năng mở rộng/phát triển mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo. Trong theo dõi hoạt động nông hộ có quan sát về kỹ thuật sản xuất, tuy nhiên không đi sâu về kỹ thuật canh tác màu hay chăn nuôi bò. Địa bàn huyện Châu Thành lấy xã Bình Thạnh làm trường hợp nghiên cứu điển hình, do tập trung nhiều nông hộ có mô hình sản xuất kết hợp màu với chăn nuôi bò và địa bàn thực hiện nghiên cứu chỉ giới hạn trong huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2004 đến tháng 5/2005. 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Các khái niệm về phát triển sản xuất bền vững hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình canh tác nông nghiệp tổng hợp Cũng giống như các lĩnh vực sản xuất khác trong xã hội, sản xuất nông nghiệp tiến hóa theo thời gian và thành quả của nó đạt được cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó luôn có các điều kiện và nội dung cơ bản để làm nền tảng cho việc chuyển đổi hay xây dựng các mô hình sản xuất mới, các khái niệm dưới đây được hiểu một cách cơ bản để thực hiện nghiên cứu của đề tài này: - Hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác là sự sắp xếp thích hợp và ổn định nhất trong hoạt động năng động của nông hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế và xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích các nguồn tài nguyên nông hộ. Những yếu tố này phải tác động hỗ tương với nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương án sản xuất (Dương Văn Nhã, 2003). - Bền vững: Tính bền vững là khả năng duy trì sản xuất của một hệ thống khi gặp vấn đề bất lợi hoặc sự xáo trộn nào đó. Sự bất lợi này có thể xảy ra nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, nhưng sau đó có khả năng có thể phục hồi và duy trì ổn định. Tính bền vững thường được xét trên hệ sinh thái nông nghiệp để ổn định sản xuất qua sử dụng tài nguyên tự nhiên: tính duy trì độ phì của đất, tính ổn định về khí hậu,…(Dương Văn Nhã, 2003). - Nông nghiệp bền vững: Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên; định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế một phương thức sao cho đạt dần sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không bị suy thoái môi 4 trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. Việc áp dụng nông nghiệp bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích: kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững ổn định về mặt sinh thái; giảm rủi ro đến mức thấp nhất, có tiềm năng về kinh tế, tăng hiệu quả đầu tư sản xuất; Có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người; sử dụng và bảo tồn tài nguyên sẵn có một cách hiệu quả, không bóc lột đất đai, làm tăng độ phì của đất, không làm suy giảm các tài nguyên sinh học trong thiên nhiên; không làm ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn (Dương Văn Nhã, 2003). - Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai (Trương Mạnh Tiến, 2000). 2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất kết hợp, đặc biệt là mô hình màu kết hợp chăn nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho thấy các kết quả khả quan. Võ Tòng Anh và ctv (2003) đã đưa ra kết quả nghiên cứu mô hình trồng bắp non kết hợp chăn nuôi bò ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, có mức lãi thuần khoảng 20 triệu/ha chưa kể phần sản phẩm phụ làm thức ăn cho bò. Nghiên cứu này cũng cho thấy nông dân ở xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành và xã Mỹ An, huyện Chợ Mới từ khi có đê bao khép kín đã phát triển chăn nuôi bò thịt để tận dụng các phụ phẩm từ cây bắp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Nhã (2004) ở huyện Chợ Mới thì chăn nuôi ở các vùng chịu ảnh hưởng lũ hàng năm ở tỉnh An Giang chủ yếu là chăn nuôi nhỏ và được xem như là hoạt động phụ, chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 10% so với trồng trọt. Số lượng vật nuôi tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng chưa cân xứng với ngành trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia đình dựa chủ yếu vào nguồn phế phụ phẩm nông 5 nghiệp, nguồn cỏ và các nguồn thức ăn tự nhiên khác. Ngoài ra, đàn bò có khuynh hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt ở vùng có đê bao triệt để của huyện Chợ Mới, từ 1.835 con (1995) đến 5.328 con (2002). Số lượng đàn bò tăng trong các vùng có đê bao là do nguồn phế phụ phẩm trong các vùng này tăng lên. Dương Ngọc Thành (2004) đã thực hiện nghiên cứu về mô hình rau màu kết hợp chăn nuôi gia súc ở vùng đất cao quanh nhà và kết quả là mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế ổn định đời sống trong mùa lũ và sau mùa lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả chương trình nghiên cứu nhằm cải tạo giống bò của địa phương ở tỉnh An Giang như: Chương trình giống vật nuôi năm 2000 – 2003 đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu nghiên cứu về biện pháp Sind hóa đàn bò địa phương và sức sản xuất của bò lai Sind nuôi thịt; Chương trình đầu tư mới cơ sở sản xuất giống bò cái nền lai Sind để sản xuất bò hướng thịt và hướng sữa cũng đã hướng đến tiềm năng sản xuất lâu dài của con bò ở tỉnh An Giang. Các dự án do viện chăn nuôi và Tổ chức lương nông thế giới (FAO) được thực hiện nhằm nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ làm thức ăn gia súc và phân tích hệ thống chăn nuôi bền vững (SAREC/SIDA). Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm Huế tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về thức ăn và hệ thống chăn nuôi trong hệ thống canh tác tổng hợp bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn địa phương sẵn có, đây là cơ sở cho ngành chăn nuôi phát triển. Diện tích trồng bắp của cả nước là 687.000 ha, sản lượng 1,75 triệu tấn/năm, 80% bắp dùng vào chăn nuôi nhằm gia tăng lợi nhuận cho nông hộ (Vũ Duy Giảng, 2002). Đặc biệt, các phụ phẩm từ cây bắp ở các Tỉnh phía Bắc và Trung Bộ được dùng vào chăn nuôi, nhưng còn hạn chế, nên cần hình thành những hệ thống thức ăn chăn nuôi phù hợp với những vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Nguyễn Tiến Vởn (1991) thực hiện nghiên cứu về tình hình chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu này cho thấy mối tương quan mật thiết giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Trong đó, nếu 6 xét theo trật tự tiêu thụ năng lượng mặt trời, ngành chăn nuôi đứng sau ngành trồng trọt, và một cách tự nhiên nó phụ thuộc vào ngành này. Khi ngành trồng trọt phát triển sẽ tạo ra lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho nông hộ, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo và nếu tách rời nó ra không những bản thân nó khó tồn tại, mà ngay cả hệ thống trồng trọt cũng khó mà phát triển. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu về hệ thống canh tác tổng hợp và tính bền vững của hệ thống canh tác tổng hợp đã được thực hiện từ nhiều thập niên qua ở Châu Á và Thế Giới. Bùi Xuân An (1997) đã ghi nhận rằng trên vùng Thái Bình Dương, một lượng lớn gia súc được chăn thả dưới vườn dừa. Ở Papua New Guinea, Wester Samoa và Vunuatu, trâu bò thường được dùng để kiểm soát cỏ dại giảm công chăm sóc dừa. Số liệu ở Papua New Guinea cho thấy, khi áp dụng hệ thống chăn thả trong những diện tích dừa quảng canh có thể giảm 70% chi phí chăm sóc như: vùng Bắc Salawasi của Indonesia, một phần thuộc Philippin cũng như nhiều nước thuộc Nam Thái Bình Dương, đặc biệt như ở Trinidad và Tobago chăn nuôi dưới vườn dừa đã được áp dụng hàng 40- 50 năm qua. Thomas Preston (1987) cho rằng chiến lược phát triển nông nghiệp tương lai phải dựa vào sự mở rộng hơn nữa những hệ thống sản xuất liên hợp và phải coi trọng việc sử dụng sinh khối xanh làm nhiên liệu cũng như làm thức ăn gia súc. Các nghiên cứu về “Hệ thống canh tác bền vững dựa trên vật nuôi của Chương trình SIDA- SAREC vùng hạ lưu Sông Mê Kông đã đưa ra các kết quả khả quan như sau: - Trong các Hệ thống canh tác tổng hợp dựa trên một loại cây trồng nào đó như: mía, bắp, khoai mì, hay các loài cây đa dụng đã tạo ra được một khối lượng lớn sinh khối xanh, đủ sức để cưu mang và phát triển các loài gia súc nông nghiệp (Preston, 2003). - Phát triển sản xuất chăn nuôi dựa trên việc sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có được xem là chiến lược thích hợp cho Hệ thống canh 7 tác nhỏ ở Vùng Hạ Lưu Sông Mê Kông (Preston và Lưu Trọng Hiếu, 2003). - Mục tiêu phát triển chăn nuôi theo định hướng của sự phát triển của các hệ thống trồng trọt trong vùng được xem là phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam và các nước khác trong lưu vực (Lưu Trọng Hiếu, 2003). 2.3 Đặc điểm và giá trị sử dụng của cây bắp 2.3.1.Cây Bắp Tên khoa học là Zea mays L. có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được phát hiện đầu tiên ở Trung Mỹ (Mexico, Guatemala) từ đó lan ra khắp thế giới, người ta đã tìm thấy hạtt và mảnh bắp bọc và bắp nổ có tuổi trên 5000 năm trong một hang đá ở New Mejico và thung lũng Techuacan (Mexico). Bắp là cây trồng cạn chịu thâm canh cao và dễ cơ giới hóa, sản lượng đứng hàng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước sản lượng toàn thế giới 349 triệu tấn (1997) với năng suất bình quân 2,93 tấn/ha. Các nước sản xuất nhiều nhất là Hoa Kỳ (28 triệu ha, 161 triệu tấn), Trung Quốc (11 triệu ha, 33 triệu tấn) Brazin (17 triệu ha, 19 triệu tấn). Ở Việt Nam có 352.000 ha bắp với 345.000 tấn (1997). Các tỉnh trồng nhiều bắp nhất ở phía nam là Đồng Nai (36000 ha), Thuận Hải (14500 ha), Gialai kontum (14.500 ha) và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1.000- 3.000 ha. Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/ha. Trong mấy năm gần đây do có sự cải tiến về công tác giống cũng như điều kiện chăm sóc, năng suất có tăng lên, đặc biệt là vùng trồng bắp trên vùng đất phì nhiêu năng suất có thể lên đến 10 tấn/ha. 2.3.2.Giá trị dinh dưỡng và sử dụng - Hạt bắp: Là loại thức ăn cung cấp năng lượng cơ bản trong dinh dưỡng người và gia súc, gia cầm. Bảng 1. Thành phần hóa học của hạt bắp khô Thành phần Tỷ lệ (%) Nước 10 – 12% Đạm thô 9,5 % Bột đường 70% Xơ 1 – 3% 8 Béo 5% Khoáng 1 – 2 % Nguồn: Bùi Xuân An. 1997. Giáo trình sản xuất thức ăn gia súc nhiệt đới Xét về mặt giá trị dinh dưỡng thì hạt bắp có hàm lượng đạm trung bình và có 2 acid amin giới hạn là Lizin và Tryptophan, chính hai acid amin giới hạn này làm cho giá trị sinh học của hạt giảm thấp. Hạt bắp có chứa nhiều Caroten nhất là trong các hạt bắp vàng (5.000 UI/kg). Ngoài ra hạt bắp chứa nhiều vitamin nhóm B cao hơn gạo như vitamin B1 khoảng 3,8 mg/kg và B2 là 1,1 mg/kg. Đồng thời 1kg hạt bắp cung cấp 2.900 kcal năng lượng trao đổi (ME) và 90g đạm tiêu hóa. Do đó hạt bắp được dùng làm thức ăn năng lượng cơ bản trong khẩu phần của hầu hết các loại gia súc, gia cầm. - Thân lá: Là thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng tương đối tính trên vật chất khô (VCK), sử dụng cho gia súc nhai lại. Thân lá bắp tươi giàu chất bột đường (8 – 10%), Đạm thấp (1–1,5 %) và xơ 4–5% trung bình (Bùi Xuân An, 1997). Thân và lá bắp có thể sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như cho ăn tươi, ủ chua, phơi khô nhưng hàm lượng đạm và Ca thấp khi cho bò ăn tươi và khô, nên cần phải bổ sung thêm đạm và Ca từ thức ăn tinh khác. Bảng 2. Thành phần hóa học (%) của thân lá bắp Tên thức ăn V.C.K (DM) Protein thô (CP) Lipid thô (EE) xơ thô (CF) Can xi (Ca) phot pho (P) Cây bắp ngậm sữa - thân lá 21,40 2,50 0,70 4,40 0,09 0,07 Cây bắp non - thân lá 13,06 1,40 0,40 3,38 0,08 0,03 Cây bắp non - thân lá (đồng bằng Bắc Bộ) 13,90 1,50 0,40 3,80 0,07 0,05 Cây bắp non - thân lá (Tây Nguyên) 18,40 1,80 0,80 4,90 0,09 0,07 Cây bắp trổ cờ 15,22 1,69 0,53 4,36 0,08 0,04 Nguồn: Viện chăn nuôi. 2001. 9 Ngoài những giá trị trên, một số giống bắp dùng làm thức ăn gia súc (thân, lá và hạt) ở Việt Nam còn có chứa một hàm lượng khoáng vi lượng phong phú (Bảng 3). Bảng 3. Hàm lượng khoáng vi lượng của bắp làm thức ăn gia súc ở Việt nam Tên thức ăn V.C.K (g/kg) Kẽm (mg/kg) Mangan (mg/kg) Đồng (mg/kg) Sắt (mg/kg) Cây bắp non 131 4,98 9,04 0,71 95,39 Cây bắp non - đồng bằng Bắc Bộ 139 5,87 7,77 0,56 101,22 Cây bắp non Tây Nguyên 184 6,22 15,09 1,23 - Cây bắp trổ cờ 157 6,25 4,36 1,85 101,66 Hạt bắp nếp 883 30,29 5,92 1,85 119,47 Hạt bắp tẻ 883 31,98 6,33 7,53 239,38 Hạt bắp tẻ duyên hải miền Trung 880 45,94 4,75 6,60 - Hạt bắp tẻ Đông Nam Bộ 902 39,06 5,77 5,86 - Hạt bắp tẻ đồng bằng Bắc Bộ 879 25,75 5,71 12,57 412,69 Hạt bắp tẻ khu Bốn cũ 884 21,48 9,10 - 142,77 Hạt bắp tẻ miền núi Bắc Bộ 841 22,44 4,58 - 114,49 Hạt bắp tẻ Tây Nguyên 877 28,55 7,10 11,58 - Hạt bắp tẻ trung du Bắc Bộ 854 28,25 7,39 6,60 278,69 Nguồn: Viện chăn nuôi. 2001. 2.4 Đặc điểm của một số giống bò được sử dụng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long Bò vàng địa phương là giống bò nhỏ con, năng suất thấp, nhưng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương, được nuôi dưỡng từ lâu đời ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng tại tỉnh An Giang đàn bò thịt có lông vàng, trắng hay xám là nhóm lai tạp giữa bò vàng địa phương với nhóm giống bò từ Cambodia. Nông dân nuôi bò từ các huyện Tân Châu, Chợ Mới, Châu Thành thường mua bò dẫn bộ từ biên giới Cambodia về để nuôi vỗ béo, trọng lượng trưởng thành ở 24 tháng tuổi khoảng 200 đến 250 kg, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 35- 45%. Bò lai Sind thuộc nhóm bò u, có ở Việt Nam từ những năm 1920, trên cơ sở lai bò vàng Việt Nam với bò đực Ấn Độ, dùng để cày kéo và lấy thịt, sữa. Qua nhiều năm nhân thuần, các đặc điểm sản xuất của bò này đã ổn định. Đàn bò lai Sind có những đặc điểm gần giống như bò Sind: đầu dài, trán dô, 10 tai cúp, yếm phát triển, có u ở vai, chân cao, mình ngắn âm hộ có nhiều nếp nhăn. Lông màu vàng, vàng đậm hoặc màu cánh gián. Khi trưởng thành bò đực nặng 350–400 kg, bò cái 270–280 kg, tỉ lệ thịt xẻ 49%. Bê sơ sinh 18–22 kg. So với bò vàng Việt Nam, bò lai Sind có khối lượng cao hơn 30–35%, tỉ lệ thịt xẻ cao hơn 5%. Dùng bò đực lai Sind lai với bò Việt Nam có thể cải tạo, nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng sản xuất của đàn bò địa phương (Đoàn Hữu Lực, 2004). Bảng 4. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các giống bò nuôi tại TPHCM Trọng lượng Bò Vàng Bò lai Sind Sơ sinh 14- 18 18- 25 3 tuổi 230- 270 4 tuổi 250- 300 5 tuổi 180- 210 280- 320 Nguồn: Nguyễn Quốc Đạt. 1999. 2.5 Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Châu Thành, An Giang Nông nghiệp tỉnh An Giang từ sau Nghị quyết 10 năm 1988 đã đạt được một số kết quả ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, năng suất, sản lượng, và chất lượng đều tăng. Đặc biệt là sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi trong những năm gần đây ở hầu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1222.pdf
Tài liệu liên quan