Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 81 - 85
81
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT
CỦA ERBI, YTECBI, LUTEXI VỚI L- HISTIDIN
Lê Hữu Thiềng*, Trần Thị Linh, Ma Thị Bích Vân
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
TÓM TẮT
Bài báo này thông báo kết quả tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của Erbi (Er), Ytecbi (Yb),
Lutexi (Lu) với L- Histidin. Các phức chất của Erbi (Er), Ytecbi (Yb), Lutexi (Lu) với L- histidin
tỷ lệ mol 1: 3 đã được tách ra ở dạng rắn. Bằ
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của erbi, ytecbi, lutexi với l- Histidin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các phương pháp phân tích nguyên tố, phân tích
nhiệt và quang phổ hồng ngoại đã xác định được các phức chất có thành phần là
H3[Ln(His)3Cl3].nH2O (Ln: Er, Yb, Lu; n= 2, 3, 6). Mỗi phân tử L- histidin liên kết với Ln3+ qua
nguyên tử nitơ của nhóm amin – NH2 và qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl
– COO-. Các phức chất kém bền nhiệt và là phức điện li.
Từ khóa: Phức chất, nguyên tố đất hiếm, erbi, ytecbi, lutecxi, aminoaxit, L- histidin.
MỞ ĐẦU*
Trong những năm gần đây phức chất của
nguyên tố đât hiếm (NTĐH) với các
aminoaxit đang được nhiều nhà hóa học trên
thế giới quan tâm nghiên cứu bởi những ứng
dụng thực tế của chúng [2][3][4][5]. Tuy
nhiên số công trình nghiên cứu về phức chất
của các NTĐH với L- histidin (His) còn rất ít.
Trong bài báo này chúng tôi thông báo kết quả
tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của một
số NTĐH (Er, Yb, Lu) với L- histidin (His).
THỰC NGHIỆM
Tổng hợp các phức chất
Hòa tan L - histidin (3mmol) trong nước cất 2
lần, thêm dung dịch muối LnCl3 (1mmol),
dùng axit HCl 1N điều chỉnh pH của hỗn hợp
các dung dịch đến pH = 4. Đun hỗn hợp dung
dịch trên bếp khuấy từ ở 50oC trong thời gian
khoảng 5 giờ cho đến khi hỗn hợp dung dịch
phản ứng xuất hiện váng bề mặt. Để nguội thu
được các tinh thể phức chất. Sau khoảng 10
ngày, lọc rửa các phức chất thu được bằng
axeton rồi làm khô trong bình hút ẩm chứa
P2O5 [5]. Phức chất của Er có màu hồng nhạt,
của Yb và Lu không màu. Các phức chất hút
ẩm khi để trong hông khí, tan tốt trong nước
và kém tan trong các dung môi hữu cơ như
axeton, etanol,...
Giả thiết phản ứng xảy ra:
Ln(H2O)xCl3 + 3 His → H3
[Ln(His)3Cl3] + xH2O
*
Tel: 0982 859002
Nghiên cứu cấu trúc của phức chất
- Xác định thành phần nguyên tố của phức
chất: Hàm lượng (%) của Er, Yb, Lu trong
phức chất được xác định bằng cách nung một
lượng xác định phức chất ở nhiệt độ 900 0C
trong thời gian hai giờ, ở nhiệt độ này phức
chất bị phân hủy và chuyển về dạng oxit kim
loại Ln2O3. Hòa tan oxit này trong dung dịch
HCl 1N, rồi chuẩn độ ion Ln3+ bằng dung
dịch DTPA 10-3M, chỉ thị asenazo (III) 0,1%,
dung dịch đệm pH = 4,2.
- Hàm lượng (%) cacbon, nitơ trong phức chất
được phân tích trên máy phân tích nguyên tố
Analytik Jena AG, Customer Service, Konrad
– zuse – str.1, 07745 Jena (Đức).
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
phân tích nhiệt: Giản đồ phân tích nhiệt của
các phức chất được ghi trên máy phân tích
nhiệt DTG – 60H Shimazu của Nhật. Tốc độ
gia nhiệt là 5oC/phút trong môi trường không
khí, khoảng nhiệt độ từ 30oC đến 900oC.
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
phổ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng ngoại của
L - histidin và các phức chất được ghi trên
máy Mangna IR 760 Spectrometer ESP
Nicinet của Mỹ, trong vùng tần số từ 400 ÷
4000 cm-1. Các mẫu được trộn đều, nghiền
nhỏ và ép viên với KBr. Sự qui kết các dải
hấp thụ trong phổ hồng ngoại của L- histidin
và phức chất dựa theo tài liệu [5].
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp đo
độ dẫn điện: Độ dẫn điện của dung dịch L-
histidin, các phức chất H3[Ln(His)3Cl3].nH2O,
các muối LnCl3 được đo trên máy FIGURE7
của Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 81 - 85
82
Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần (%) các nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất
Công thức
giả thiết
Ln C N
LT TN LT TN LT TN
H3[Er(His)3Cl3].6H2O 18,24 17,66 23,57 22,92 15,25 14,75
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O 21,66 20,97 27,06 26,20 15,78 15,28
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O 21.35 21,03 27,62 25,89 16,10 15,15
(Ln: Er, Yb, Lu; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm)
Bảng 2. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức chất
Phức chất Nhiệt độ pic (0C)
Hiệu ứng
thu nhiệt
Hiệu ứng
Tỏa nhiệt Dự đoán
cấu tử tách
ra
Dự đoán
sản phẩm
cuối cùng
Độ giảm khối
lượng(%)
Độ giảm khối
lượng (%)
LT TN LT TN
H3[Er(His)3Cl3].6H2O
131,14
256,35
11,785
-
12.455
18,434
-
-
-
- 6H2O Er2O3 493.74
544,32
-
-
-
-
-
-
48,996
21,792
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O
128,46
255,38
6,730
-
7,620
17,246
-
-
-
- 3H2O Yb2O3 470,67
563,41
-
-
-
-
-
-
19,672
33,285
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O
133,34
275,40
4,533
-
4,807
15,375
-
-
-
- 2H2O Lu2O3 471,15
545,17
-
-
-
-
-
34,647
28,647
(-) Không xác định ; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân tích thành phần (%) các
nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất.
Các số liệu phân tích thành phần của các phức
chất được trình bày trong bảng 1. Kết quả
bảng 1 cho thấy thành phần (%) các NTĐH,
cacbon, nitơ của các phức chất khác nhau
không nhiều. Từ đó cho thấy công thức giả
thiết của phức chất là tương đối phù hợp,
riêng hàm lượng (số phân tử) nước xác định
bằng thực nghiệm theo phương pháp phân
tích nhiệt.
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các
phức chất
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt các các phức
chất trình bày ở hình 1, 2 và bảng 2.
Quan sát giản đồ phân tích nhiệt của các phức
chất (bảng 2, hình 1,2) chúng tôi nhận thấy:
Các giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất
có dạng giống nhau, chứng tỏ chúng có cấu
trúc tương tự nhau.
Trên giản đồ phân tích nhiệt của các phức đều
có hai hiệu ứng thu nhiệt và hai hiệu ứng toả
nhiệt. Hiệu ứng thu nhiệt thứ nhất nằm trong
khoảng nhiệt độ 128,46 – 133,340C (thuộc
khoảng nhiệt độ mất nước kết tinh của hợp
chất) [1]. Hiệu ứng thu nhiệt thứ hai nằm
trong khoảng nhiệt độ 255,38-277,73 0C.
Hiệu ứng tỏa nhiệt thứ nhất nằm trong khoảng
nhiệt độ 470,67- 493,740C. Còn hiệu ứng tỏa
nhiệt thứ 2 nằm trong khoảng nhiệt độ
554,32- 563,410C.
Qua tính toán, độ giảm khối lượng trên đường
TG của các giản đồ phân tích nhiệt, ở hiệu
ứng thu nhiệt thứ nhất có ~ 6 phân tử nước
kết tinh trong phức chất
H3[Er(His)3Cl3].6H2O; ~ 3 phân tử nước kết
tinh trong phức chất H3[Yb(His)3Cl3].3H2O
và ~ 2 phân tử nước kết tinh trong phức chất
H3[Lu(His)3Cl3].3H2O tách ra. Hiệu ứng thu
nhiệt thứ hai và các hiệu ứng tỏa nhiệt ứng với
quá trình cháy và phân hủy tuần tự các thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 81 - 85
83
phần còn lại của mỗi phức chất. Ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ của hiệu ứng toả nhiệt thứ hai đối
với mỗi phức chất thì độ giảm khối lượng của
chúng không đáng kể, chúng tôi cho rằng sự
phân hủy của các phức chất đã xảy ra hoàn toàn
và dự đoán sản phẩm cuối cùng là các oxit đất
hiếm tương ứng Ln2O3. Vì nhiệt độ phân hủy
không cao lắm nên chúng tôi cho rằng các phức
chất tổng hợp được là kém bền nhiệt.
Hình 1. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O
Hình 2. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O
Kết quả nghiên cứu phổ hồng ngoại của
các phức chất
Hình 3, 4 là phổ hấp thụ hồng ngoại của L-
histidin và phức chất của Er.
Trong phổ hồng ngoại của L - histidin dải hấp
thụ ở tần số 3136,34 cm-1 quy cho dao động
hóa trị của nhóm NH3+. Dải hấp thụ ở
1583,24 cm-1 và 1414,21 cm-1 đặc trưng cho
dao động hóa trị bất đối xứng và dao động
hóa trị đối xứng của nhóm COO-.
Chúng tôi nhận thấy phổ hấp thụ hồng ngoại
của các phức chất đều khác với phổ của phối
tử tự do về hình dạng cũng như vị trí của các
dải hấp thụ. Điều này cho biết sự tạo phức đã
xảy ra giữa các ion Er3+, Yb3+, Lu3+ với L -
histidin.
Hình 3. Phổ hấp thụ hồng ngoại của L- Histidin
Hình 4. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất
Er(His)3Cl3.3H2O
Bảng 3. Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của L - histidin và các phức chất
Hợp chất −OHν
+
3NHν
OOC
asν
−
OOC
sν
−
∆ OOas
C
sν
−
−
L – histidin - 3095,01 1583,24 1414,21 169,03
H3[Er(His)3Cl3].6H2O 3450,09 3136,60 1628,14 1495,61 132,53
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O 3426,30 3179,17 1627,03 1465,91 161,12
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O 3432,64 3136,24 1631,49 1444,22 187,27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 81 - 85
84
So sánh phổ hồng ngoại của các phức chất và
phổ hồng ngoại của L - histidin ở trạng thái tự
do (hình 3) thấy dải hấp thụ ở 1585,24 cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng
( OOCasν
− ) của nhóm COO- trên phổ của L -
histidin tự do dịch chuyển về vùng tần số cao
hơn (1627,03 cm-1 ÷ 1631,49 cm-1), dải hấp
thụ ở 1414,21 cm-1 đặc trưng cho dao động
hóa trị đối xứng ( OOCsν
− ) của nhóm COO-
cũng dịch chuyển về vùng tần số cao hơn
(1414,61cm-1 ÷ 1412,11 cm-1) trên phổ của
các phức chất. Điều này chứng tỏ nhóm
cacboxyl của L - histidin đã liên kết với ion
Ln3+. Sự chênh lệch tần số dao động hóa trị
bất đối xứng và đối xứng của nhóm COO-
(∆ OOasC sν
−
−
) của các phức chất khác với của L -
histidin tự do, chứng tỏ L - histidin đã liên kết
với Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm
cacboxyl. Dải dao động hóa trị ( +3NHν ) của
nhóm NH3+ trên phổ của L - histidin (3095,01
cm-1) dịch chuyển lên vùng tần số cao hơn (
3136,24 cm-1 ÷ 3179,17 cm-1) trên phổ của
các phức chất, chứng tỏ L - histidin cũng đã
liên kết với Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm
amin. Ngoài ra trên phổ của các phức chất còn
xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động
hóa trị của nhóm OH- của nước (3426,30 cm-1 ÷
3450,09 cm-1). Điều này một lần nữa chứng tỏ
trong các phức chất có chứa nước [5] .
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
đo độ dẫn điện
Bảng 4: Độ dẫn điện mol (µ) của L- histidin và
các phức chất trong nước ở 25 ± 0,50C
Dung dịch (10-3 M ) Μ (Ω
-
1
.cm2.mol-1
)
Số
ion
L- histidin 0.0 -
H3[Er(His)3Cl3].6H2O 386 4
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O 383 4
H3[Yb(His)3Cl3].2H2O 398 4
ErCl3 442 -
YbCl3 417 -
LuCl3 413 -
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, độ dẫn điện mol
của L- Histidin µ = 0.0 (Ω-1.cm2.mol-1) chứng
tỏ L- histidin là phối tử trung hoà và các phức
chất có µ ≠ 0.0 (Ω-1.cm2.mol-1) chứng tỏ phức
chất là phức điện li. Độ dẫn điện mol của các
phức chất khác với độ dẫn điện mol của các
muối kim loại tương ứng. Trong dung dịch
nước mỗi phân tử phức chất phân li thành 4
ion. Từ đó có thể giả thiết cân bằng phân li
trong các dung dịch phức chất như sau:
H3[Ln(His)3Cl3] ↔ 3H+ + [Ln(His)3Cl3]3-
KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp được các phức rắn của Er, Yb,
Lu với L - histidin.
2. Bằng các phương pháp: phân tích nguyên
tố, phân tích nhiệt, quang phổ hồng ngoại và
đo độ dẫn điện cho thấy:
- Các phức rắn có thành phần là:
H3[Er(His)3Cl3].6H2O,
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O,
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O.
- Mỗi phân tử L - histidin chiếm 2 vị trí phối
trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua
nguyên tử nitơ của nhóm amin -NH2 và qua
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl -COO-
- Các phức chất kém bền nhiệt.
- Các phức chất là phức điện li, mỗi phân tử
phức chất phân li thành 4 ion trong dung
dịch nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Lê Hữu Thiềng, Chu Thị Phương Hằng
(2008), “Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của
prazeodim và neodim với L- histidin’’. Tạp chí
khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số
4(48), trang 88-91.
[3]. Nguyễn Trọng Uyển, Lê Hữu Thiềng, Trần
Lương Điều, Nguyễn Thúy Vân (2010),
“Nghiên cứu tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh
học của phức chất neodim với L- methionin”.
Tạp chí Hóa học, T.48, T3, trang 67- 70.
[4]. Celia Carubelli R , Ana M. G. Massabni and
Sergio R. de A.l eite (1997), ''Study of the binding
of Eu3+ and Tb3+ to L_phenylalanin and
L_triptophan'', J Brazil. Chem. Soc, Vol8, No6,
Brazil, pp 597- 602.
[5]. Yang Zupei, Zhang Banglao, Yu Yueying,
Zhang Houngyu (1998), ''Synthesis and
characterazation on solid compounds of L_histisine
with light rare earth chlrorides '', Journal of
shaanxi normal University, Vol. 26, No1, pp 57- 59.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 81 - 85
85
SUMMARY
SYNTHESIS, STUDY ON THE COMPLEXES OF ERBIUM,
YTTERBIUM, LUTETIUM WITH L_HISTIDIN
Le Huu Thieng*, Tran Thi Linh, Ma Thi Bich Van
College of Education - TNU
This paper reported the aggregate results and studies of complexes erbium, Ytterbium, Lutetium
with L- histidine. Complexes of erbium (Er), ytterbium (Yb), lutexi (Lu) with L-histidine mole
ratio 1: 3 wasisolated in the solid. By the method of elemental analysis, thermal analysis and
infrared spectroscopy have identified complexes is composed of H3[Ln(His)3Cl3]. nH2O (Ln:
Er, Yb, Lu; n = 2 , 3, 6). Each L- histidine molecules associatedwith Ln3+ throughnitrogen
atom of the amino group -COO-. The complex is unstable and complex thermal dissociation.
Key words: Complex, rare earth element, erbi, ytecbi, lutecxi, aminoacid, L- histidinne.
Ngày nhận bài: 2/5/2012, ngày phản biện:30/5/2012, ngày duyệt đăng:
*
Tel: 0982 859 002
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_va_nghien_cuu_cac_phuc_chat_cua_erbi_ytecbi_lutexi.pdf