Lời nói đầu
Đ
ể một doanh nghiệp đi vào hoạt động cần có những gì ? Các nhà đầu tư khi bỏ vốn để kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp, để đầu tư ở thị trường cổ phiếu, để đầu tư tài chính, để cho vay, để góp vốn, để mua cổ phần ..v..v..cần biết thông tin gì? Số liệu lấy ở đâu? tình hình hoạt động của công ty mà mình định đầu tư ra sao? Nó kinh doanh có hiệu quả không ? Mức độ dủi do như thế nào ? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không ? Biện pháp gì để tối đa hoá lợi nhuận ? Sử dụng nguồn nội lực
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổng hợp quản trị các hoạt động của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như thế nào ?..?..?..
Tất cả những câu hỏi trên thật là khó đối với những người có ý định kinh doanh, nếu họ không biết cách phân tích, mổ sẻ những số liệu, những chính sách của doanh nghiệp cũng như của nhà nước. Từ những yếu tố vi mô đến những chính sách vĩ mô luôn đòi hỏi mọi người hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu rõ và hiểu đúng, Đặc biệt đối với nhà quản trị, họ luôn là người đưa ra phương án, chiến lược, dự báo, lập kế hoạch kinh doanh. Họ phải luôn có ý chí sáng suốt, có gan làm giầu, có đầu óc tổ chức, tóm lại họ phải là người giỏi .Vì hành động của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn thể người lao động và chính công ty của họ nếu họ là chủ sở hữu. Họ không chỉ biết mà còn phải hiểu rõ, hiểu sâu và tìm hiểu chi tiết những yếu tố, những tác động để có phương hướng cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế điểm còn yếu từ đó có giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho các kỳ tiếp theo. Để lắm bắt chính xác họ phải phân tích, đánh giá trên tấ cả các mặt của doanh nghiệp gồm (Sự hình thành và phát triển, Cơ cấu sản xuất,Quá trình công nghệ, Bộ máy quản lý, Hoạch định chiến lược, Kế hoạch hỗ chợ, Nhân lực, Tài chính, Chất lượng sản phẩm, quá trình điều hành sản xuất, marketinh ..v..v..)
Tất cả những thứ đó đều được nghiên cứu trong bài viết cho dù mỗi người có cách tiếp cận khác nhau song phương phát nghiên cứu thì giống nhau và đương nhiên sản phẩm họ làm ra có nội dung tương đương. Trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Trần Hoàng Long cùng các thầy cô giáo trong khoa và các cô trong phòng tài chính của công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội . Là một nhà quản trị trong tương lai em đã nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phương hướng hoạt động, quy luật kinh tế, và đặc biệt em đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp. Song do thời gian tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường nay được áp dụng trong thực tế, không thể chánh những sai sót và nhầm lẫn em kính mong thầy và các cô trong phòng tài chính của công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội góp ý và giúp đỡ, để bài viết hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng trong thực tế, và cũng gúp em có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn, rộng hơn về mọi lĩnh vực của doanh nghiệp.
Nội dung của bài viết gồm hai phần lớn
Phần một: tổng quát chung về doanh nghiệp
Phần hai: Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp
Mục lục
Trang
Lời nói đầu:………………………………………………………………….1
Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp………..6
I. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………..6
1. lịch sử phát triển của doanh nghiệp………………………………..6
2. tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua...…....8
3. chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty………………………11
II. Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm ………………………………..12
Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty………………………..12
Đặc điểm của công nghệ…………………………………..12
Quá trình công nghệ tại công ty…………………………...12
Sơ đồ quy trình công nghệ tại công ty……………………………13
Sơ đồ mảng điện…………………………………………..13
Sơ đồ mảng hoá……………………………………………14
Đánh giá trình độ công nghệ của công ty………………………..15
Ưu điểm…………………………………………………...15
Nhược điểm……………………………………………….20
Giải pháp khắc phục………………………………………20
III. Cơ cấu sản suất sản phẩm của doanh nghiệp…………………………..21
Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất……………………21
Đặc điểm của cơ cấu sản xuất21
Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất tại công ty…21
Các bộ phận và các cấp sản xuất của doanh nghiệp……………..22
Các bộ phận sản xuất tại công ty………………………….22
Các cấp sản xuất tại công ty………………………………23
Đánh giá cơ cấu sản xuất của công ty……………………………23
Ưu điểm…………………………………………………...23
Nhược điểm……………………………………………….23
Giải pháp khắc phục………………………………………23
IV. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp……………………………………..24
Các cấp và các bộ phận quản lý của doanh nghiệp………………24
Đặc điểm của bộ máy quản lý…………………………….24
Bộ máy quản lý tại công ty………………………………..24
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong công ty.………..26
Đánh giá bộ máy quản lý của doanh nghiệp….………………….27
a. Ưu điểm………………….………………………………..27
b. Nhược điểm……………………………………………….27
Giải pháp khắc phục………………………………………27
V. Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp………………………………27
Thực trạng về môi trường và nội bộ doanh nghiệp………………27
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp………………….27
Môi trường ngành…………………………………………30
Phân tích nội bộ doanh nghiệp…………………………….34
Thực trạng về mô hình phát triển doanh nghiệp………………….37
Thực trạng về phương án kinh doanh của doanh nghiệp…………38
VI. Vây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ………………………………38
Kế hoạch vật tư kỹ thuật…………………………………………38
Đặc điểm của vật tư……………………………………….38
Kế hoạch vật tư kỹ thuật tại công ty………………………39
Kế hoạch lao động, tiền lương…………………………………...40
Đặc đIểm của lao động, tiền lương……………………….40
Kế hoạch lao động, tiền lương tại công ty………………..40
Kế hoạch khoa học kỹ thuật……………….……………………..41
Đặc điểm của khoa học kỹ thuật………………………….41
Kế hoạch khoa học kỹ thuật tại công ty…………………..42
Kế hoạch giá thành và giá cả…………………………………….42
Đặc điểm của giá thành, giá cả……………………………42
Kế hoạch giá thành và giá cả tại công ty………………….42
Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận……………………...45
Đặc điểm của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận…………..45
Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty…...45
Phần II: tổng hợp quản trị các ……………………….46
hoạt động của doanh nghiệp
Quản trị nhân lực………………………………………………………..46
Mô tả công việc trong doanh nghiệp…………………………….46
Hệ thống định mức lao động của doanh nghiệp…………………47
Đặc điểm của định mức lao động…………………………47
Hệ thống định mức lao động tại công ty………………….48
Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp………..50
Đặc điểm của thời gian lao động………………………….50
Tình hình sử dụng thời gian lao động tại doanh nghiệp…...51
Tình hình cơ cấu lao động của doanh nghiệp……………………52
Phương pháp đánh giá thành tích của doanh nghiệp…………….52
Hệ thống lương, phúc lợi và các…………………….………….. 53
khoản phụ cấp của doanh nghiệp
Đặc điểm của lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp……...53
Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp…………. 53
Tình hình năng suất lao động của doanh nghiệp………………..55
Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp……..57
Đánh giá về quản trị nhân lực của công ty………………………57
a. Ưu điểm…………………………………………………...57
b. Nhược điểm………………………………………………..58
Giải pháp khắc phục………………………………………58
II. Quản trị tài chính………………………………………………………..59
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp……………... 59
Tình hình doanh thu tại công ty…………………………...59
Tình hình lợi nhuận tại công ty……………………………60
Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp……...62
Tình hình biến động vốn tại công ty………………………62
Tình hình biến nguồn vốn tại công ty……………………..66
Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm………………69
Tình hình chi phí sản xuất tại công ty……………………..69
Tình hình giá thành sản phẩm tại công ty…………………69
Tình hình thực hiện dự án đầu tư………………………………..72
Đánh giá về quản trị tài chính của công ty……………………...72
a. Ưu điểm…………………………………………………...72
b. Nhược điểm………………………………………………..73
Giải pháp khắc phục………………………………………73
III. Quản trị chất lượng……………………………………………………..74
Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm……………………………………74
hệ số đảm bảo chất lượng……………………………………….75
IV. Quản trị điều hành sản xuất ……………………………………………75
Công suất thiết kế và công suất sử dụng………………………...75
Mặt bằng của công ty……………………………………………76
Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất ……..76
V. Quản trị marketing………………………………………………………77
Chiến lược sản phẩm…………………………………………….77
Chiến lược giá cả………………………………………………..77
Chiến lược phân phối……………………………………………79
Đánh giá về quản trị marketing…………………………………80
a. Ưu điểm…………………………………………………...80
b. Nhược điểm……………………………………………….80
Giải pháp khắc phục………………………………………80
Kết luận…………………………………………………………………….81
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….82
Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển
Lịch Sử Phát Triển Của Doanh Nghiệp
Năm 1986 đại hội đảng lần VI họp tại Hà Nội ra quyết định chủ trương đổi mới toàn diện về mặt kinh tế. Những năm trở về trước nước ta có nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp, nó rất phù hợp trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thực tế đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên khi đất nước được giải phóng, hình thức kinh tế này không còn phù hợp nữa nó trở lên lạc hậu và kém phát triển, vì vậy để vững bước đi lên con đường Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với thời kỳ mới với một phương thức sản xuất tiên tiến theo kịp với trình độ phát triển của xã hội loài người. Từ bài học quý giá của các nước đông âu đảng ta đã chủ chương đổi mới toàn diện, nhất là mặt kinh tế, thể hiện một lền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (kinh tế thị trường).Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 06 tháng 03 năm 1986 nhà máy vật liệu cách đIện được thành lập theo quyết định số 37/CL-CB của bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim, nhà máy được tách từ phân xưởng vật liệu điện thuộc nhà máy chế tạo biến thế. Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh, tự chủ và hạch toán độc lập, cho nên các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thích ứng ngay để biết tận dụng lợi thế của mình và hạn chế điểm còn yếu, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Để giảm bớt áp lực phụ thuộc vào nhà nước và chủ động trong thời kỳ mới các doanh nghiệp tự tìm con đường đi riêng cho mình, tuy nhiên vì chính sách thay đổi quá nhanh lên các doanh nghiệp chưa thể thích ứng kịp trong môi trường kinh doanh này nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trước đây chỉ sản xuất theo chỉ tiêu nhà nước giao nay tự hạch toán độc lập và tự chủ trong kinh doanh, để tồn tại trong môi trường mới các doanh nghiệp nhỏ phải được tổ chức và sắp xếp lại thành doanh nghiệp lớn hơn đủ sức trụ vững trên thị trường.Vì được tách ra từ một phân xưởng lên Nhà Máy Vật Liệu Cách ĐIện cũng không là ngoại lệ, ngày 13 tháng 03 năm 1993 nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 119/QĐ/TCNSDT của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, để tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành, ngày 10 tháng 7 năm 1990 tổng công ty thiết bị kỹ thuật đIện được thành lập theo quyết định số 237/QĐ-TCĐTNS của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng và lấy nhà máy vật liệu cách đIện là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập trong tổng công ty.
Trụ sở chính: Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn- Huyện Từ Liêm-Thành Phố
Hà Nội
Tên gọi : Nhà Máy Vật Liệu Cách Điện
Trực thuộc : Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện
Số điện thoại: 8370250 Số Fax:8370250
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu cách điện và thiết bị điện
Là một công ty nhà nước, được sự kế thừa cơ sở vật chất và quá trình công nghệ từ phân xưởng vật liệu điện thuộc Nhà Máy Chế Tạo Biến Thế với đội ngũ lao động gồm 77 người trong đó:
Cán bộ trình độ đại học: 12 người
Cán bộ trình độ trung cấp: 1 người
Công nhân kỹ thuật : 25 người
Số còn lại: 39 người là công nhân đào tạo ngắn hạn và lao động phụ.
Đây là lực lượng đã đưa công ty ngày càng phát triển trong 17 năm qua, công ty đã tự khẳng định mình trên thị trường với những kinh nghiệm có được trong thời kỳ trước và biết phát huy thế mạnh trong thời kỳ mới công ty đã thực sự trưởng thành và là đơn vị sản xuất có hiệu quả nhất trong tổng công ty. Với mong muốn đưa công ty chở thành một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày 31 tháng 8 năm 1996 nhà máy được Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp giấy phép liên doanh với công ty SKODA ( Cộng Hoà Séc) theo giấy phép số 1663/GF. Công ty đổi tên thành công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện ( SKODA-isovina), trong thời gian liên doanh công ty đã không thực hiện được mục tiêu đề ra mà ngược lại công ty ngày càng làm ăn kém hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Để khắc phục tình hình đó công ty đã có nhiều giải pháp nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn đó là đổi mới máy móc thiết bị, giảm bộ máy hành chính và tăng lượng vốn trong kinh doanh điều đó đòi hỏi mỗi bên phải góp thêm cổ phần vào công ty. Tuy nhiên, phía đối tác SKODA không thực hiện được lịch trình góp vốn liên doanh theo luận chứng kinh tế-kỹ thuật, và sau hai năm, sáu tháng đi vào liên doanh công ty đứng trứơc nguy cơ phá sản. Trước tình hình không thể cứu vãn, ngày 27 tháng 3 năm 1999 liên doanh đã giải thể theo quyết định số 462/BKH-QLDA của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. Quá trình giải thể, thanh quyết toán tài sản được Bộ KH&ĐT công nhận ngày 23 tháng 12 năm 1999.
Trước tình thế khó khăn là 116 lao động có nguy thất nghiệp và một doanh nghiệp nhà nước trước đây hoạt động hiệu quả có nguy cơ bị xoá sổ. Ban lãnh đạo công ty đã họp và đi đến thống nhất chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đây là quyết định sáng suốt nhằm tạo hy vọng mới cho công ty. Thực hiện nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, và theo công văn số 1651/CV-TCCB ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ Công Nghiệp, đồng ý cho nhà máy Vật Liệu Cách Điện tiến hành cổ phần hoá. Đầu năm 2000, công ty đã tiến hành thủ tục cổ phần hoá, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá thứ nhất theo điều 7 của nghị định 44/1998 NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ là “ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cố phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp” từ đó công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội ra đời
Tên giao dịch : HANOI ELECTRIC EQUIPMENT JOINT-STOCK CO
Tên Viết Tắt : HAECO
Trụ sở chính : Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn-Huyện Từ Liêm-Thành phố Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất kinh doanh các loại thiết bị khí cụ điện và vật liệu điện kể cả nguyên vật liệu để sản xuất thiết bị điện.
Xuất nhập khẩu thiết bị điện, khí cụ điện, linh kiện điện, thiết bị và nhuyên vật liệu để sản xuất.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua
được thành lập vào giữa năm 2000 và đến tháng 6 năm 2000 công ty bắt đầu hoạt động sản xuất cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đang lấy lại uy tín trên thị trường và đang vươn mình trên con đường hội nhập. Với những bài học quý giá từ những năm trước và với những kinh nghiệm có được sau 17 năm hoạt động công ty sẽ vượt qua thời điểm khó khăn rồi sau đó chắc chắn sẽ phát triểm không ngừng. Bằng lỗ lực của toàn bộ người lao động và ban lãnh đạo, Sau hai năm thành lập công ty dần kinh doanh có lãi và đang trên đà phát triển, thể hiện ở chỉ tiêu sau.
đơn vị: đồng
Năm
2001
2002
Chênh Lệch
Tỷ lệ %
Vốn kinh doanh
6177985729
6334336629
156350900
102,5
Doanh thu
1812679621
4021943013
2209263392
221,9
Lợi nhuận sau thuế
175214952
485897208
310682256
277,3
Thuế thu nhập
58404984
92551849
34146865
158,5
(nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002, trang28, 34, phụ lục)
Như vậy trong hai năm hoạt động số vốn kinh doanh của công ty không những bảo toàn được vốn mà còn có đà phát triển đi lên thể hiện số vốn năm 2002 tăng 156350900 đồng so với năm 2001 và đã tăng 2,5%.So với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng trước khi cổ phần thì sau hai năm đi vào hoạt động số vốn tăng lên đến 1334336629 đồng.Với số vốn chỉ tăng 2,5% nhưng doanh thu tăng tới 121,9% và lợi nhuận tăng lên đến 177,3% so với năm trước. Không những thế công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước dưới hình thức đóng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 34146865 đồng và đạt 158,5%. Các số liệu trên là một phần nhỏ trong hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra so với năm trước. Điều đó chứng tỏ công ty đang vươn lên lấy lại vị thế của mình.Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn còn khá thấp vì kế hoạch của công ty là.
đơn vị: triệu đồng
Năm
Vốn điều lệ
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Cổ tức bình quân
2001
5.000
Từ 8.000 đến 10.000
500
2002
5.000
Từ 12.000 đến 14.000
700
Từ 10% đến 12%
2003
5.000
Từ 15.000 đến 18.000
1.000
(nguồn: phương án cổ phần hoá, phần dự kiến, trang 6, phụ lục)
Tuy không đạt được mục tiêu đề ra, song những chỉ tiêu trên phản ánh sự lỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân trong công ty và là bước khởi đầu để tạo tiền đề trong sự phát triển sau này. Khác với các công ty cổ phần khác, công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội được thành lập từ một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ và bị giải thể. Nói cách khác công ty được thành lập như mới nhưng lại phải tiếp nhận số lao động từ công ty trước để lại, tuy số công nhân này có kinh nghiệm nhưng trình độ văn hoá thấp, tay nghề trung bình nên không đáp ứng được với yêu cầu mới và không phù hợp với phương thức quản lý mới, tiến trình đổi mới công nghệ lên đây cũng là khó khăn của công ty trong quá trình hội nhập.Trong những năm gần đây, khi đổi mới hình thức sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần thiết bị điện hà nội đã có bước tiến đáng kể. Trước khi cổ phần hoá vốn kinh doanh của doanh nghiệp là2.742.858610 đồng trong đó vốn cố định là 1.884.843.584 đồng và vốn lưu động là 858.015.026 đồng các nguồn vốn này được lấy từ vốn ngân sách là 1.548.738.703 đồng, vồn tự có là 581.835.643 đồng và nguồn vốn khác là 612.284.264 đồng. Với một công ty vừa và nhỏ lượng vốn trên có thể đủ để hoạt động song với công ty chuyên sản xuất các loại thiết bị điện thì lượng vốn này là quá nhỏ, nó làm hạn chế khả năng kinh doanh và mở rộng thị thường của công ty. Nhưng khi cổ phần hoá lượng vốn đã tăng lên đến 5.171.670.916 đồng trong đó vốn nhà nước là 2.847.659.280 đồng, vốn do người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần là 1.260.000.000 đồng, còn lại là số vốn do các đơn vị và cá nhân ngoài doanh nghiệp mua tương đương 1.064.011.636 đồng. Như vậy lượng vốn của công ty đã tăng gấp đôi so với trước, nó sẽ đảm bảo cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh và giúp công ty chủ động khi có thời cơ đến. Để giữ vững nguồn vốn và tiến tới mở rộng thị trường, công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị mới, tiên tiến để tạo ra nhiều mặt hàng mới với chất lượng cao và đem lại giá trị lớn cho công ty cũng như đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm tới công ty chú trọng sản xuất những mặt hàng truyền thống như cầu dao, cầu chì ống, cầu chì rơi, tủ điện cho trạm biến áp, các thiết bị đóng ngắt trung thế và các loại bạc bakelit cho cán thép và thiết bị chống sét. Với dự kiến giá trị doanh thu các sản phẩm là:
Bạc cán thép: 1234 triệu đồng
Cầu dao các loại: 1235 triệu đồng
Cầu chì ống, cầu chì rơi: 875 triệu đồng
Thiết bị chống sét( chống sét van và ống): 270 triệu đồng
Trong tất cả các sản phẩm của nhà máy sản xuất chỉ có Bạc BAKELIT ( bạc cán thép) là chiếm 90% thị phần trong cả nước còn sản phẩm khác chỉ chiếm được thị phần nhỏ do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất chủng loại này. Họ có ưu thế mạnh hơn về mặt tiêu thụ sản phẩm, vì nằm trong tổng công ty hoặc tư nhân, họ có cơ chế tiêu thụ sản phẩm thoáng hơn.Trước tình hình đó, Để công ty có thể phát triển nhanh một mặt phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng số lượng sản xuất các sản phẩm hiện có với giá bán hợp lý…..Mặt khác công ty phải mở rộng sản phẩm mới, chọn mặt hàng thiết bị điện có khả năng cạnh tranh cao hơn do tính chất sản phẩm phức tạp hơn, chất lượng tốt hơn. Do vậy đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu của công ty trong thời gian gần nhất. Các sản phẩm mới mà công ty dự kiến đưa vào sản xuất trong những năm tới là:
Các loại máy biến áp: có điện áp từ 6/0,4- 35/0,4 KV, dung lượng từ 50 KvA đến 560 KvA có tổn hao không tải thấp nhất. Đặc biệt sẽ chế tạo một số máy biến áp theo yêu cầu của khách hàng, đẩy mạnh dịch vụ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các loại biến áp cũ.
Các loại cầu dao có phụ tải từ 24Kv – 35Kv với tỷ lệ linh kiện nhập ngoại cần thiết, lắp ráp chống sét van từ 6Kv- 35Kv với tỷ lệ nội địa hoá cao. Tìm đối tác liên doanh lắp ráp máy ngắt 22Kv- 35Kv.
Mở rộng kinh doanh thiết bị điện, vật liệu điện, cáp điện, phụ kiện điện, cho đường dây trung, hạ áp, nhận thầu xây lắp đường dây và trạm biến áp.
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy điện, thiết bị điện, vật liệu điện, vật liệu cách điện.
Như vậy bằng những lỗ lực của riêng mình công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội đang hướng tới sự phát triển không ngừng, khi mà cơ hội và thách thức đang đạt ra ngang nhau cho công ty nói riêng và toàn bộ các doanh nghiệp trong nước nói chung trong quá trình hội nhập khu vực(APTA) và thế giới(WTO).
Mặc dù có nhiều biến đổi trong suốt 17 năm qua, với những thăng trầm công ty đang tự khẳng định mình trên thị trường trong và ngoài nước.Trong xu thế hoà nhật với nền kinh tế thế giới, công ty năng động không ngừng đi lên, bám sát nhiệm vụ lấy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước và tốc độ phát triển của ngành làm phương hướng phát triển cho công ty mình. Trong 17 năm qua công ty đã có tới 4 lần được thành lập lại cùng với đó là sự thay đổi về nhân sự, tổ chức và tên gọi, song công ty vẫn giữ vững và phát huy truyền thống của mình, luôn là công ty đi đầu trong việc thực hiện chính sách đổi mới của nhà nước, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp tiêu biểu trong hệ thống doanh nghiệp cổ phần.
Những năm tới với đà phát triển nhanh, nhịp độ tăng trưởng cao của ngành , cũng như mục tiêu sản xuất mà chiến lược công ty đề ra đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn để hoàn thành kế hoạch đặt ra, cho dù rất khó khăn nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân, chắc chắn trong tương lai không xa công ty xẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp thiết bị điện cho thị trường trong nước, hướng tới thị trường khu vực và thế giới.
Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
Chức năng: Công ty chuyên sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại thiết bị, khí cụ điện, linh kiện điện và nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty .
Mục tiêu: Được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về thiết bị điện và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Nhiệm vụ: Không ngừng phát triển và mở rộng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cả về quy mô, số lượng, tập chung mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình hội nhập, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, luôn mở rộng các sản phẩm mới, giữ vững sự ổn định các mặt hàng truyền thống, mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, mặt hàng sản xuất, hình thức đầu tư, xây dựng đội ngũ lao động có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn đủ sức làm chủ những công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới. Đưa công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong hệ thống các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam.
Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty
Đặc điểm của công nghệ: Nền kinh tế thị trường khi mà một vạn người bán chỉ có một người mua thì những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có bí quyết riêng. Nhưng với sự bùng nổ về thông tin như hiện nay thì mọi người, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp có thể tìm kiếm và học hỏi kinh nghiệm của nhau rất nhanh, và trong thực tế các doanh nghiệp khó có thể giữ được bí quyết riêng cho mình. Vậy làm cách nào để đứng vững trên thương trường? Các doanh nghiệp dù hoạt động trong cùng ngành nhưng mỗi doanh nghiệp đều có công nghệ sản xuất khác nhau, và đó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ luôn là phương hướng của các doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu của mình. Bởi công nghệ lạc hậu thì sản phẩm làm ra có phẩm chất kém, chi phí lớn do sức tiêu hao nhiều thì giá bán sẽ cao và sản phẩm không thể cạnh tranh được cuối cùng doanh nghiệp thua lỗ và phá sản là điều khó tránh khỏi. Vậy đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tiến nhanh trong nền kinh tế tri thức.
Công nghệ tại công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội: Từ khi cổ phần hoá, xác định được vai trò của công nghệ, công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu từ những năm trước để lại và nâng cấp công nghệ còn khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt với phương hướng làm chủ khoa học công nghệ, công ty đang chú trọng phát triến mặt hàng mới từ đó cũng đòi hỏi một quá trình công nghệ hiện đại, ngang tầm với quy mô và đáp ứng nhu cầu sản xuất với mục tiêu đã đề ra. Đối với các sản phẩm thiết bị điện đòi hỏi độ chính xác cao, nhất là sản phẩm bạc bakelit, sản phẩm điện ( cầu dao, cầu chì, máy biến thế…) đây là sản phẩm chủ yếu của công ty, sự sống còn của công ty gắn liền với chu kỳ sống của sản phẩm, vậy chu kỳ sống của sản phẩm càng dài thì sự phát triển của doanh nghiệp càng lớn.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện điều đó trước tiên họ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình và công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội cũng không là ngoại lệ :
bảo toàn và phát triển vốn
Tạo nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động
Tăng tỷ lệ lợi tức hàng năm với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Phát triển thị trường trong và ngoài nước đặc biệt thị trường mới.
Đạt và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra.
Trong tất cả các nhiệm trên nhiệm vụ nào cũng quan trọng, song nhiệm vụ cuối cùng là quan trọng nhất vì trong nó đã bao hàm tất cả các nhiệm vụ trước đó. Vì vậy nhiệm vụ sản xuất đạt và vượt mức kế hoạch mà đích mà công ty hướng tới. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm đồng nghĩa với giá trị tổng sản lượng cao ị thu hồi vốn nhanh (vòng quay vốn lớn) ị đảm bảo và phát triển nguồn vốn trong kinh doanh. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm ị năng suất lao động tăng ị giá thành giảm ị lợi nhuận tăng ị tỷ lệ lợi tức tăng ị thu nhập của công nhân tăng. Để doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm thì quá trình công nghệ giữ vai trò không nhỏ.
Sơ đồ quy trình công nghệ
Mảng Điện
Vật Tư thành phẩm
(đồng, sứ,sắt (cầu dao cách ly
nhựa cách điện) cầu chì…)
10Kv:30Kv
nhiệt luyện GIA CÔNG
(nung thàng CƠ KHí
chất lỏng) (tổ tiện)
(tổ nguội)
Bộ Phận Làm Tổ ép
Khuôn Mẫu (bán thành
(đúc) phẩm)
Mảng Hoá
Vật Tư thành phẩm tổ ép
(phenolhoocmol (bạc bakelit) (bột ép)
và phụ gia khác)
nhiệt hoá quá trình ủ
(nung, ủ làm (nhựa chộn với
thay đổi tính phôi vải)
chất hoá học)
Bộ Phận Làm tổ nhựa,ống
Khuôn Mẫu (sản phẩm nhựa
(đúc) cách điện)
Mảng điện và mảng hoá là hai mảng đặc biệt của công ty cổ phần Thiết bị đIện hà nội. Hai mảng này sản xuất ra các sản phẩm chính là bạc bakelit, cầu dao, cầu chì, máy biến thế. Những sản phẩm này chiếm trên 90% tổng doanh thu hàng năm, công nghệ sản xuất các sản phẩm này là yếu tố quyết định cho quá trình tồn tại của công ty. ở mảng điện qúa trình được tóm tắt như sau :
Nguyên vật liệu là các kim loại mầu như đồng, sắt, nhôm (có thể là phế phẩm hoặc loại thành phẩm có chất lượng tốt) , một phần phế phẩm đó được nung lên thành kim loại lỏng sau đó được đổ vào khuôn do tổ khuôn mẫu thiết kế ị thành phẩm được làm ra là các bán thành phẩm làm linh kiện cho sản phẩm cầu dao, cầu chì, máy biến thế. Khi đúc song các bán thành phẩm này được gia công cơ khí qua các gia đoạn (ép, tiện, nguội) ị sản phẩm hoàn chỉnh là các linh kiện lắp giáp cầu dao cầu chì có điện áp từ 10 đến 35Kv. Nguyên vật liệu tốt được sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm mà không phải qua quá trình gia công (dây quấn, nhựa cách điện…)
Mảng hoá quá trình công nghệ thực hiện theo trình tự:
Nguyên vật liệu là nhựa phenolhoocmol và các phụ gia qua giai đoạn nung và ủ để làm thay đổi tính chất cơ,lý, hoá ị chất dẻo được cán, đúc theo khuôn mẫu ị thành phẩm là nhựa cách điện, một phần được cung cấp cho mảng điện, phần khác được chộn với phôi vải (vải vụn) và phụ gia khác sau đó đem ủ, quá trình ủ kết thúc thì được đem vào ép (tổ ép) ị sản phẩm cuối cùng là bạc bakelit.
Ngoài hai mảng chính trên công ty còn nhận thêm gia công cơ khí sản phẩm tương tự để tăng việc làm cho công nhân và tăng thêm lợi nhuận cho công ty nhưng quá trình công nghệ vẫn được tiến hành như vậy.
đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Ưu Điểm
Nhận thức được quy trình công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến sản phẩm, công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội đã và đang đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại hoá, dựa trên quá trình công nghệ từ những năm trước để lại công ty đang thay đổi những thiết bị đã khấu hao hết và những thiết bị vẫn còn khấu hao nhưng đã lạc hậu không còn đảm bảo cho sản xuất. Công nghệ được cải tiến theo xu hướng tự động hoá làm giảm sức lao động cho công nhân, giảm thời gian lãng phí để tăng năng suất lao động và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Từ những kinh nghiệm của mình công ty đang phát huy những thế mạnh trong sản xuất với quy trình công nghệ sản xuất mảng điện, mảng hoá tương đối hoàn thiện, hiện đại và trình độ kỹ thuật tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học hiện đại như Liên Bang Nga, Cộng Hoà Séc và một số nước khác là lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp khác. Khi mà trình độ công nghệ trung của các doanh nghiệp trong nước đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới thì công ty đang là doanh nghiệp đi đầu trong cải tiến và đổi mới công nghệ. Tình hình tăng giảm máy móc thiết bị của công ty thể hiện ở bảng sau:
Tình hình tăng giảm TSCĐ
đơn vị: đồng
STT
Máy móc thiết bị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
I
Nguyên giá MMTB
1
Số dư đầu kỳ
131596200
1610842370
1648653788
2
Tăng trong kỳ
989987820
62500000
78440000
3
Giảm trong kỳ
115000000
24688582
9136750
4
Số cuối kỳ
1006584020
1648653788
1717957038
II
Hao mòn
1
Số dư đầu kỳ
56400170
801773070
902283132
2
Tăng trong kỳ
0
114140217
204646723
3
Giảm trong kỳ
0
13630155
7792925
4
Số cuối kỳ
56400170
902283132
1099136930
III
Còn lại
1
Đầu kỳ
75196030
809069300
746370656
2
Cuối kỳ
950183850
746370656
618820108
(nguồn: tình hình tăng giảm TCSĐ năm 2000,2001,2002, trang 27,._.32,38, phụ lục)
Tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại của công nghệ sản xuất được thể hiện qua quá trình trang bị thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta có các chỉ số sau:
Tình hình tăng giảm TSCĐ
đơn vị: đồng
stt
So sánh giữa các năm về máy móc thiết bị
2001 với 2000
2002 với 2001
2002 với 2000
Chênh lệch
Tỷ lệ%
Chênh lệch
Tỷ lệ%
Chênh lệch
Tỷ lệ%
I
Nguyên giá MMTB
1
Số dư đầu kỳ
1479246170
1224,1
37811418
102,3
1517057588
1252,8
2
Tăng trong kỳ
-927487820
6,3
15940000
125,5
-911547820
7,9
3
Giảm trong kỳ
-90311418
21,5
-15551832
37,01
-105863250
7,9
4
Số cuối kỳ
642069768
163,8
69303250
104,2
711373018
170,7
II
Hao mòn
1
Số dư đầu kỳ
745372900
1421,6
100510062
112,5
845882962
1599,8
2
Tăng trong kỳ
114140217
-
90506506
179,3
204646723
-
3
Giảm trong kỳ
13630155
-
-5837230
57,17
7792925
-
4
Số cuối kỳ
845882962
1599,8
196853798
121,8
1042736760
1948,8
III
Còn lại
1
Đầu kỳ
733873270
1075,9
-62698644
92,25
671174626
992,6
2
Cuối kỳ
-203813194
78,6
-127550548
82,91
-331363742
65,1
So sánh giữa năm 2001 với năm 2002
Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 1479246170 đồng và tăng tới 1124,1% so với năm 2000, như vậy giá trị máy móc thiết bị năm trước để lại là rất lớn nên trong năm 2001 lượng đầu tư chỉ đạt 6,3% so với năm 2000 và giảm 927487820 đồng, trong khi đó lượng giảm cũng chỉ đạt 21,5% so với năm 2000 và giảm 90311418 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng rất lớn mặt khác lượng tăng và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 642069768 đồng và đạt 163,8% so với năm 2000.
Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 745372900 đồng và đạt tới 1421,6% so với năm 2000. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2001 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 114140217 đồng so với năm 2000 trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2001 chỉ tăng 13630155 đồng so với năm 2000. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng mạnh cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng, nên số khấu hao cuối kỳ tăng 845882962 đồng so với năm 2000, tương đương với 1599,8%.
Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 733873270 đồng và đạt 1075,9% so với năm 2000. Nhưng số cuối kỳ lại giảm 203813194 đồng và chỉ đạt 78,6% so với năm 2000.
So sánh giữa năm 2002 với năm 2000
Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 1517057588 đồng và tăng tới 1252,8% so với năm 2000, như vậy giá trị máy móc thiết bị năm trước để lại là rất lớn nên trong năm 2002 lượng đầu tư chỉ đạt 7,9% so với năm 2000 và giảm 911547820 đồng, trong khi đó lượng giảm cũng chỉ đạt 7,9% so với năm 2000 và giảm 105863250 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng rất lớn mặt khác lượng tăng và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 711373018 đồng và đạt 170,7 % so với năm 2000.
Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 845882962 đồng và đạt tới 1599,8% so với năm 2000. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2002 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 204646723 đồng so với năm 2000 trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2002 chỉ tăng 7792925 đồng so với năm 2000. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng mạnh cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng, nên số khấu hao cuối kỳ tăng 1042736760 đồng so với năm 2000, tương đương với 1948,8%.
Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 671174626 đồng và đạt 992,6% so với năm 2000. Nhưng số cuối kỳ lại giảm 331363742 đồng và chỉ đạt 65,1% so với năm 2000.
So sánh giữa năm 2002 với năm 2001
Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 37811418 đồng và tăng tới 102,3 % so với năm 2001, như vậy giá trị máy móc thiết bị đầu năm 2002 không chênh lệch lớn so với năm 2001 nên trong năm 2002 lượng đầu tư đạt 125,5% so với năm 2001 tương đương số vốn 15940000 đồng, trong khi đó lượng giảm chỉ đạt 37,01% so với năm 2001 và giảm 15551832 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng, mặt khác lượng tăng trong kỳ khá lớn và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 69303250 đồng và đạt 104,2% so với năm 2001.
Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 100510062 đồng và đạt 112,5% so với năm 2001. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2002 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 90506506 đồng so với năm 2001và đạt 179,3%. trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2002 đã giảm 5837230 đồng so với năm 2001, chỉ đạt 57,17% so với năm trước. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng, cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng và lượng khấu hao giảm trong kỳ cũng giảm nên số khấu hao cuối kỳ tăng 196853798 đồng so với năm 2001, tương đương với 121,8%.
Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2002 giảm 62698644 đồng và đạt 92,25% so với năm 2001. Nhưng số cuối kỳ lại giảm tới 127550548 đồng và chỉ đạt 82,91% so với năm 2001.
Giữa các năm 2002, 2001 với năm 2000 có sự chênh lệch lớn về giá trị máy móc thiết bị là do trong khi liên doanh hoạt động không hiệu quả công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản thuộc phần máy móc thiết bị để bù đắp những tổn thất và để trả lương công nhân. Đối với số dư đầu kỳ có mức chênh lệch quá lớn, là do tháng 7 năm 2000 công ty liên doanh chấm dứt hoạt động, để thành lập công ty cổ phần nên công ty đầu tư lại hầu như toàn bộ tài sản cố định trong đó máy móc thiết bị mới chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác vì công nghệ mới được đầu tư lên lượng khấu hao còn nhỏ, do đó trong những năm đầu công ty tập chung khấu hao thiết bị mới, cùng với những thiết bị cũ chưa hết khấu hao vẫn còn hoạt động, vì vậy giá trị còn lại nhỏ hơn nhiều so với nguyên giá. Điều đó chứng tỏ lượng khấu hao có mức tăng lớn hơn nhiều so với lượng tăng về nguyên giá hàng năm (giá trị còn lại = nguyên giá - hao mòn). Tuy nhiên, giá trị còn lại của máy móc thiết bị giảm không có nghĩa là trình độ công nghệ của công ty đang đi xuống, lượng khấu hao này tập chung chủ yếu vào thiết bị cũ đang còn hoạt động, những thiết bị này được mua từ những năm đầu khi công ty liên doanh với đối tác SKODA nên trình độ công nghệ đã lạc hậu, để đổi mới công nghệ công ty tập chung khấu hao hết thiết bị này để tạo nguồn vốn nhằm tái đầu tư những thiết bị tiên tiến. Mặt khác trong số thiết bị này có những thiết bị không thể hoạt động được hoặc đã lạc hậu. Vì vậy công ty tiến hành thanh lý những thiết bị cũ và lạc hậu. Được trang bị từ đầu những năm 90, do vậy chu kỳ tuổi thọ công nghệ đã sắp hết, để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo công ty đang tiến hành đổi mới từng bước máy móc thiết bị dựa trên nguồn nội lực là chính. Để làm được điều đó công ty cần lập quỹ khấu hao và lên kế hoạch khấu hao cho từng thiết bị, từng tổ, từng bộ phận, để tiến trình khấu hao diễn ra nhanh, từ đó công ty thu được lượng vốn lớn để tái đầu tư dưới hình thức nguồn vốn từ quỹ khấu hao giúp công ty chủ động trong quá trình đổi mới thiết bị. Trong những năm qua bằng nguồn vốn khấu hao công ty chú trọng mua sắm thiết bị mới như máy phay đứng, hợp bộ kiểm tra máy biến dòng, biến áp… Đây là những thiết bị mới nhất có trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến. Bằng hình thức đầu tư, mua sắm mới, và thanh lý dần những thiết bị cũ, đã hết khấu hao, chắc chắn trong những năm tới công ty sẽ có trình độ công nghệ theo kịp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Nhược Điểm
Tuy có rất nhiều ưu điểm lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành song công ty cũng gập phải những chở ngại trên tiến trình cải cách và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Với tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật thì máy móc thiết bị cần khấu hao nhanh, nhất là khấu hao vô hình. Vì mới được đầu tư do vậy thiết bị của công ty đang ở giai đoạn khấu hao lớn, nó làm cho giá thành sản phẩm cao Ư khó cạnh tranh.
Theo phương án cổ phần vốn nhà nước chiếm 38,5% tổng số vốn của công ty, mặt khác lượng vốn này không được đầu tư mới mà được lấy từ tài sản của công ty trước để lại, trong đó chủ yếu là tài sản cố định đã lạc hậu nên khấu hao rất khó khăn và lượng vốn tồn đọng là rất lớn nó làm giảm khả năng chủ động trong tiến trình đổi mới công nghệ của công ty.
Do đặc thù của ngành lên những máy móc thiết bị của công ty hầu như phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, những thiết bị này ở trong nước chưa sản xuất được do đó chi phí cho tiến trình đổi mới là rất lớn, vậy lên thời gian đổi mới là dài, nó cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo thống kê số máy không hoạt động được hoặc đã hết khấu hao đang chờ thanh lý còn nhiều. Khi thanh lý giá trị của các tài sản này còn lại rất ít, nó không bù đắp nổi lượng vốn đầu tư ban đầu.
Giải Pháp Khắc Phục
Công ty lên thực hiện nhanh việc thanh lý những máy mác thiết bị không sử dụng đến hoặc không còn khả năng sử dụng, vì khi để trong kho công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ để bảo quản, bảo dưỡng mặt khác do máy móc thiết bị có tốc độ hao mòn nhanh lên để lâu làm giảm giá trị của tài sản, và ứ đọng vốn lớn.
Nên sử dụng công nghệ trong nước đã sản xuất được, chỉ nhập công nghệ có độ chất sám cao mà trong nước chưa sản xuất ra, sẽ tiết kiệm cho công ty một lượng vốn không nhỏ.
Nên tập chung đầu tư nhiều hơn cả về quy mô và lượng vốn để quá trình cải tiến công nghệ diễn ra nhanh.
Làm giảm bớt sự tác động của hao mòn cả vô hình và hữu hình bằng cách tăng lượng khấu hao hàng năm.
Bố trí và sắp xếp dây truyền công nghệ hợp lý tạo thành bước công việc xuyên suốt với cách thức tổ chức khoa học.
Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp
Đặc Điểm Của Cơ Cấu Sản Xuất
Khi xây dựng kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp tiến hành phân công công việc cụ thể và chính xác theo chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của từng sản phẩm đến từng công nhân, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban để người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Với các doanh nghiệp việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của từng người, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban là cần thiết cho việc tổ chức, điều hành và đăc biệt nó phản ánh chính xác sức lao động đóng góp của từng người, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban vào công ty từ đó công ty có hình thức trả lương, khen thưởng hợp lý. Việc phân chia thành các bộ phận với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giúp công ty có cơ cấu sản xuất phù hợp theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Việc xác định cơ cấu trong sản xuất là công việc cần làm đầu tiên khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Nguyên Tắc Hình Thành Các Bộ Phận Sản Xuất Của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội
Dựa trên nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đề ra, dựa trên ngành nghề kinh doanh và dựa trên trình độ công nghệ, các bộ phận sản xuất của công ty được hình thành gắn liền với từng sản phẩm cụ thể, mỗi bộ phận đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau tương ứng với từng công đoạn chế tạo ra sản phẩm. Các bộ phận sản xuất của công ty được chia thành các tổ, làm việc độc lập với hình thức phân công lao động đến từng chi tiết theo hình thức chuyên môn hoá.
Công ty có hai bộ phận sản xuất chính là:
Mảng hoá gồm tổ ép, tổ khuôn mẫu, tổ nhựa, tổ ống, tổ bột.
Mảng điện gồm tổ tiện, tổ nguội, tổ khuôn mẫu.
Ngoài hai bộ phận sản xuất chính công ty còn có bộ phận phụ trợ, bộ phần này có nhiệm vụ giúp việc cho bộ phận chính. Trong các tổ đều có bộ phận phụ trợ với số lượng người và công việc khác nhau tuỳ thuộc vào lượng công việc mà bộ phận sản xuất chính phải thực hiện.
Cơ cấu sản xuất của công ty luôn gắn liền với cơ cấu sản phẩm vậy để hiểu cơ cấu sản xuất của công ty ta tiến hành phân tích cơ cấu sản phẩm.
đơn vị: đồng
Sản phẩm
Bạc
Thiết bị đIện
Gia công cơ khí
Tổng
Năm 2001
815800000
696200000
300679621
1812679621
% trong tổng doanh thu
45,0%
38,4%
16,6%
100%
Năm 2002
1696911000
1395443791
929588222
4021943013
% trong tổng doanh thu
42,2%
34,6%
23,2%
100%
Dự kiến năm 2003
2156250000
1812500000
2281250000
6250000000
% trong tổng doanh thu
34,5%
29%
36,5%
100%
(nguồn: Kết quả thực hiện trong năm 2002 và phương hướng hoạt động năn 2003, trang 42, phụ lục)
Theo số liệu trên năm 2001 sản phẩm bạc chiếm tỷ trọng 45% lớn nhất trong tổng doanh thu tiếp theo là sản phẩm thiết bị điện và gia công cơ khí. Như vậy bộ phận sản xuất mảng hoá có khối lượng công việc nhiều nhất, bộ phận này đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty.
Năm 2002 sản phẩm bạc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tới 42,2% trong tổng doanh thu, tiếp theo là sản thiết bị điện và gia công cơ khí. Như vậy bộ phận sản xuất mảng hoá có khối lượng công việc nhiều nhất, bộ phận này đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty.
Năm 2003 dự kiến gia công cơ khí chiếm tỷ trọng 36,5% trong tổng doanh thu, tiếp theo là sản phẩm bạc và thiết bị điện. Vì gia công cơ khí thuộc mảng điện( tổ tiện, tổ nguội) lên hai tổ này có khối lượng công việc nhiều nhất và đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty.
Như vậy cơ cấu sản xuất của công ty được hình thành chủ yếu từ nhiệm vụ sản xuất từng mặt hàng, từng khối lượng công việc.
các bộ phận và các cấp sản xuất của doanh nghiệp
Các Bộ Phận Sản Xuất Của Công Ty
Công ty cổ phần thiết bị điện Hà Nội được tổ chức sản xuất dựa trên hai bộ phận sản xuất chính đó là mảng hoá và mảng nhựa. Trong mỗi mảng được chia thành các tổ có nhiệm vụ sản xuất khác nhau.
Mảng hoá: gồm tổ ép, tổ khuôn mẫu, tổ nhựa, tổ ống, tổ bột.
Mảng điện: gồm tổ tiện, tổ nguội, tổ khuôn mẫu.
Trong mỗi tổ có tổ trưởng và các tổ viên, làm việc theo tổ và nhận lương theo sản phẩm mà tổ mình là ra, các tổ làm việc độc lập, trong mỗi tổ các tổ viên phụ trách từng công việc khác nhau theo sự phân công của tổ trưởng. Tuy làm việc độc lập song các tổ có mối giằng buộc về sản phẩm cuối cùng vì mỗi tổ sản xuất các chi tiết khác nhau trong sản phẩm nên độ chính sác đòi hỏi rất cao, ngoài ra các tổ còn có mối liên quan trực tiếp vì thành phẩm của tổ này là vật tư của tổ khác. Vậy công ty có 7 tổ với số lao động 41 người
Các Cấp Sản Xuất
Công ty chỉ có một người duy nhất giữ vị trí quản đốc, Quản đốc là người điều hành và phân công công việc đến từng tổ thông qua tổ trưởng, Các tổ sản xuất đều chịu sự điều hành của quản đốc.
Đánh giá cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
Ưu Điểm
Cơ cấu sản xuất của công ty mang tính dây truyền, liên tục, các tổ tuy hoạt động độc lập song vấn có sự giằng buộc bởi các cấp quản lý, tính chất công việc và tính đồng bộ của sản phẩm.
Công ty có các bộ phận và các cấp sản xuất đơn giản gọn nhẹ theo hướng tinh giảm với phương thức quản lý hiệu quả được sắp xếp khoa học, không trồng chéo.
Việc xác định cơ cấu sản xuất được công ty gắn liền với cơ cấu sản phẩm làm cho các tổ, các phân sưởng luôn thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình từ đó tạo cho người lao động gắn bó hơn với công việc.
Tỷ trọng công nhân chính chiếm trên 90% tổng số công nhân làm cho sức sản xuất được tận dụng tối đa, số công nhân phụ và phụ chợ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nhược Điểm
Do việc xác định cơ cấu sản xuất gắn liền với cơ cấu sản phẩm lên chỉ cần sự thay đổi nhỏ về mặt sản lượng các sản phẩm sẽ làm cho các tổ không chủ động được sản xuất và luôn ở thế bị động.
Do chỉ có một người giữ vai trò giám sát lên quá trình kiểm tra chưa được liên tục và thường xuyên
Giải Pháp khắc phục
Công ty lên lập kế hoạch sản xuất dựa trên tình hình thực tế của từng sản phẩm để có dự báo chính sác giúp công ty chủ động trong sản xuất và kinh doanh.
Công ty phải thường xuyên kiểm tra, điều hành và giám sát các công việc đòi hỏi độ chính sác cao và tăng cường cán bộ ở cấp sản xuất.
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
các cấp và các bộ phận quản lý của doanh nghiệp
Đặc điểm của bộ máy quản lý
Trong các doanh nghiệp luôn có người quản lý, lãnh đạo và những người dưới quyền, họ tập chung thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp bằng phương pháp mệnh lệnh, quyền uy. Họ được tổ chức thành bộ máy trong doanh nghiệp, họ là nhân tố cần thiết đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động. Sự ra đời của bộ máy quản lý gắn liền với với quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không còn nữa thì bộ máy quản lý cũng mất theo, nếu doanh nghiệp không có bộ máy quản lý thì không thể hoạt động do không có sự tác động của con người, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngoài yếu tố nguyên vật liệu, máy móc, thì sức lao động có vị trí lớn nhất. Ngoài ra bộ máy quản lý là nơi đưa ra phương án tổ chức, kinh doanh, cách tổ chức, cách hoạt động của doanh nghiệp, là người lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy sự tồn tại của bộ máy quản lý luôn là điều tất yếu.
Bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến,với chế độ một thủ trưởng dựa trên quyền làm chủ của toàn bộ người lao động về tài sản của công ty. Mọi phương hướng hoạt động của công ty được đại hội cổ đông thông qua và thống nhất, , nhằm đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ do công ty đề ra, tạo động lực hoạt động cho công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo cơ cấu tổ chức dưới, gián đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các phòng ban, phân sưởng, các phòng ban làm tham mưu, giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra các quyết định để thực hiện. Mô hình quản lý này được công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội áp dụng theo phương châm tinh giảm đội ngũ quản lý nhằm tăng tỷ trọng công nhân chính, để tạo ra giá trị lớn nhất cho công ty. Mọi thông tin đều được phản hồi giữa giám đốc và các phòng ban một cách chính xác nhanh chóng.
Bộ máy quản lý của công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Giám Đốc
(1 người)
Phòng Tổ Chức Phòng Tài Chính Phòng Vật Tư Phòng Kỹ Thuật Phân Sưởng
Và Bảo Vệ (3người) (5 người) (3 người) (41 người)
(7 người)
-Bảo Vệ (5) -Lương (1) -Trưởng Phòng(1) -Trưởng phòng(1) -Quảnđốc
-Văn Phòng (1) -Thủ Quỹ (1) -Lái Xe (1) -Thợ Cơ (1) -Tổ ép -Tổ ống
-Hành chính(1) -Kế Toán (1) -Kho (2) -Thợ Điện (1) -Tổ tiện -Tổ bột
-Mua Hàng (1) -Tổ nguội -Tổ nhựa
-Tổ khuôn mẫu
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý trong công ty
Giám Đốc: 1 người
Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, không nhất thiết là cổ đông trong công ty và có thể là thành viên hội đồng quản trị .
Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được hôị đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội cổ đông. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất mọi nghiệp vụ hoạt động của công ty.
Là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty trước pháp luật và các quan hệ kinh tế, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông.
Là người đại diện quyền lợi cho công ty và các cổ đông.
Phòng Tổ Chức Và Phòng Bảo Vệ
7 người trong đó tổ chức 2 người và bảo vệ 5 người
Đảm bảo tổ chức nhân sự, nghiên cứu đề xuất về công tác cán bộ nhân lực quản lý và lao động. Các công việc trả lương khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người lao động.
Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, tiếp khách, bảo vệ an toàn về tài sản và bí mật cho công ty
Phòng Tài Chính: 3 người
Thực hiện chức năng của giám đốc về mặt tài chính thu thập tài liệu phản ánh vào sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc, tổng hợp các quyết định trình lên giám đốc và tham gia xây dựng giá , quản lý nguồn thu chi của toàn công ty sao cho hợp lý.
Phòng Tài Chính giúp giám đốc thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng Vật Tư: 5 người
Có nhiệm vụ luôn luôn bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất, Thực hiện việc tiếp nhận, kiểm kê và bảo đảm các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trong quá trình nhập kho và xuất kho, cung cấp thường xuyên về tình hình xuất nhập – tồn kho của các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm cho các phòng ban chức năng kinh doanh đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác. Báo cáo kịp thời mọi trường hợp sai lệch để sử lý và đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ để giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt.
Phòng Kỹ Thuật: 3 người
Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, sự hoạt động của máy móc thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng máy móc theo trình từ thời gian.
Quản lý mọi hoạt động sản xuất của các tổ trong phân sưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hoạt động sản xuất.
Phân Xưởng: 41 người trong đó quản đốc 1 người, công nhân 40 người
Sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch và theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nhằm đạt và vượt mức kế hoạch về sản xuất trên các mảng điện, mảng hoá và gia công cơ khí.
Phân công lao động đến từng tổ, từng công nhân theo phương thức chuyên môn hoá nhằm phát huy tối đa sở trường của từng người.
đánh giá bộ máy của doanh nghiệp
Ưu Điểm
Công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội là đơn vị tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm và linh hoạt.
Các phòng ban của công ty hoạt động độc lập song được sự quản lý trực tiếp của giám đốc, nhằm phát huy năng lực của người lao động, gắn quyền lợi và nhiệm vụ tới từng phòng ban từng người lao động tạo động lực trong công việc và phát huy tính thi đua trong toàn công ty.
Nhược Điểm
Đối với các phòng ban quản lý còn có sự trồng chéo trong công việc, đối với một số người sự kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều công việc làm phân tán sự tập chung cho công việc.
Giải Pháp khắc phục
Công ty nên bổ xung thêm một số phòng chức năng như phòng Marketing và phân xưởng sản xuất với mức tăng công nhân chính lớn hơn mức tăng cán bộ quản lý.
Phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá chánh chồng chất và đảm nhiệm nhiều công việc với người lao động.
Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp
Thực trạng về môI trường và nội bộ doanh nghiệp
Môi truờng hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế quốc dân
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải chịu tác động của nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân, những đặc điểm chủ yếu của thị trường như: cơ cấu, dung lượng, sự phát triển của cầu, của cung, lượng cầu, lượng cung, giá cả và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường.
Môi trường kinh tế quốc dân bao gồm các nguồn tài nguyên về tự nhiên và xã hội, nguồn nhân lực, sự phân bố và phát triển của lực lượng lao động, sự phát triển của sản xuất hàng hoá, tình hình thu nhập quốc dân, phân phối thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm, thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP)…
Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, không giống với các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm thiết bị điện có dung lượng thị trường rất nhỏ, khách hàng chủ yếu phục vụ cho ngành điện và một số công ty cơ khí khác. Tuy nhiên công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có môi trường kinh doanh khá thuận lợi do có kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị điện hơn 17 năm lên công ty luôn biết phát huy môi trường kinh tế tốt nhất tạo đà cho sự phát triển.
Môi trường văn hoá xã hội
Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với sự phát triển của từng bộ phận dân cư. Các nhân tố này ảnh hưởng đến thị hiếu, tập quán tiêu dùng của dân cư. Môi trường văn hoá gồm
+ Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá xã hội, tín ngưỡng.
+ Các sự kiện văn hoá, hoạt động văn hoá, môi trường.
+ Các giá trị xã hội.
+ Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá.
Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhu cầu cầu và lượng cầu trên thị trường, đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một cách gián tiếp, thông qua sự tác động của nhân tố dân cư ảnh hưởng đến doanh nghiệp như
+ Dân số và mật độ dân cư.
+ Sự phân bổ của dân cư trong không gian.
+ Cơ cấu dân cư (độ tuổi, giới tính...).
+ Sự biến động của dân cư.
+ Trình độ văn hoá.
Đa số các sản phẩm đều chịu sự tác động rất lớn củ môi trường văn hoá, nhưng sản phẩm thiết bị điện hầu như không bị ảnh hưởng của yếu tố này. Vì vậy nó không có tác động đến tình hình sản xuất của công ty, song cũng cần nghiên cứu vì đây là môi trường tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng có tác động gián tiếp đến công ty thông qua các khách hàng, nhà đầu tư, mối quan hệ…
Môi trường pháp lý
Pháp lý là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động, nó đảm bảo quyền lợi và nghiã vụ cho các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường quy định hoặc kiểm soát các quá trình, các hoạt động, các mối quan hệ trên thị trường. Đồng thời nó còn có thể hạn chế hoặc có những chính sách khuyến khích tạo những điều kiện thuận lợi để đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Để bảo đảm điều tiết lưu thông được hàng hoá trên thị trường một cách ổn định. Nhà nước phải có những chính sách vĩ mô và vi mô để hỗ trợ doanh nghiệp như: chính sách, phương hướng, thuế…
Nhờ có môi trường phát lý mà công ty cổ phần thiết bị điện Hà Nội có được sự phát triển trong 17 năm qua. Công ty còn được hưởng những chính sách từ môi trường này. Đó là các chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá:
“ Theo nghị định 64/2002/NĐ-CP của chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi những vấn đề còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nêu rõ:
Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước như đổi mới doanh nghiệp, thành lập mới mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành sở hữu của công ty cổ phần.
Được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và miễn lệ phí cấp giấy chững nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Được duy trì các hợp đồng thuê nhà, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp khác, hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất .
Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Được duy trì và phát triển các quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hoá, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức công đoàn.
Được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho qúa trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (bao gồm cả phí thuê tư vấn, định giá) theo mức quy định của bộ tài chính”
( nguồn: Báo Hà Nội Mới số 12182 ra ngày thứ ba 7-1-2003, chuyên mục Bạn Cần Biết)
Trên chỉ là những chính sách tổng thể do môi trường pháp lý quy định mà công ty được hưởng, ngoài ra công ty còn có nhiều những khuyến khích khác mà môi trường này mang lại. Tuy nhiên không chỉ có thuận lợi, công ty còn gập phải nhiều khó khăn khác song công ty đang dần khắc phục để phù hợp với môi trường này.
Môi trường khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật công nghệ có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sản phẩm. Sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc đến hai yêu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác ngày càng xuất hiện nhiều các phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản phẩm mới, đã tác động mạnh tới chu kỳ sống của sản phẩm, kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh được cải tiến cả về công dụng chất lượng, mẫu mã, giá bán, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều do đó doanh nghiệp phải quan tâm phân tích kỹ tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo điều kiên cho sản xuất ngày càng tốt hơn.
Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mới ở trong và ngoài nước mà công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có trình độ công nghệ hiện đại đủ sức phục đáp ứng yêu cầu về sản xuất trong thời kỳ mới. Tạo cho công ty một bước tiến mạnh trên con đường tiến vào nền kinh tế tri thức.
Môi trường ngành
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, đã làm cho số lượng doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh một mặt hàng ngày càng nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập nhà máy phải trực tiếp đối mặt với sự cạnh tranh trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp nào cũng phải đưa ra những chiến lược nói chung và chiến lược thị trường nói riêng để đem lại lợi ích cho mình như :
+ Cạnh tranh về chất lợng sản phẩm.
+ Cạnh tranh về giá bán.
+ Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Cải tiến phương thức bán hàng.
+ Cải tiến về dịch vụ sau bán hàng.
+ Quảng cáo khuếch trương sản phẩm.
+ Cung cấp sản phẩm kịp thời đúng lúc.
Với đặc thù hiện nay của ngành công nghiệp điện ở Việt Nam mới ở mức độ phát triển thấp. Nhà máy cũng nằm trong tình trạng đó vì vậy hầu hết những sản phẩm sản xuất ra chỉ dùng và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm dùng cho xuất khẩu.
Khi công ty tiến hành cổ phần hoá, vì số lao động của công ty liên doanh trước để lại là 116 lao động, nếu để số lao động này tiếp tục làm việc thì công ty không đủ điều kiện ._.nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế…
Tình hình biến động về vốn
stt
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A
TSLĐ vàĐTNH
3158580157
51.2270
2999405632
47.3515
-159174525
95.0
I
Tiền
1594871642
25.8662
945443857
14.9257
-649427785
59.3
1
Tiền mặt
53538801
0.8683
28114728
0.4438
-25424073
52.5
2
Tiền gửi ngân hàng
1541332841
24.9979
917329129
14.4818
-624003712
59.5
3
Tiền đang chuyển
0
0
0
II
Phải thu
766056505
12.4242
1046587105
16.5224
280530600
136.6
1
Phải thu của khách hàng
407838645
6.6145
865651805
13.6660
457813160
212.3
2
Trả trước cho người bán
177700000
2.8820
0
0.0000
-177700000
0.0
3
Phải thu khác
180517860
2.9277
180935300
2.8564
417440
100.2
III
Hàng tồn kho
781297450
12.6714
981818171
15.4999
200520721
125.7
1
NVL tồn kho
130567771
2.1176
233251397
3.6823
102683626
178.6
2
Công cụ dụng cụ trong kho
1308849
0.0212
6672756
0.1053
5363907
509.8
3
Chi phí SXKD dở dang
26265434
0.4260
117031171
1.8476
90765737
445.6
4
Thành phẩm tồn kho
623155396
10.1066
588632279
9.2927
-34523117
94.5
5
Hàng gửi bán
0
0.0000
36230568
0.5720
36230568
IV
TSLĐ khác
16354560
0.2652
25556499
0.4035
9201939
156.3
1
Tạm ứng
0
0.0000
2000000
0.0316
2000000
2
Chi phí trả trước
16354560
0.2652
23556499
0.3719
7201939
144.0
3
Chi phí chờ kết chuyển
0
0
0
B
TSCĐ và ĐTDH
3007266703
48.7730
3334930997
52.6485
327664294
110.9
I
TSCĐ
3007266703
48.7730
3334930997
52.6485
327664294
110.9
1
TSCĐ hữu hình
3007266703
48.7730
2422741263
38.2478
-584525440
80.6
a
Nguyên giá
4926145148
79.8941
4841824798
76.4378
-84320350
98.3
b
Hao mòn
(1918878445)
31.1211
(2419083535)
38.1900
-500205090
126.1
2
Xây dựng cơ bản dở dang
0
912189734
14.4007
912189734
Tổng
6165846860
6334336629
168489769
102,7%
(nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2002, trang 34, phụ lục)
Tài sản lưu động (TSLĐ) năm 2001 chiếm tỷ trọng 51,2% trên tổng tài sản, năm 2002 chiếm tỷ trọng 47,4% trên tổng tài sản như vậy tài sản lưu động năm 2002 giảm 5% tương đương 159174525 đồng so với năm 2001. Mức giảm này do ảnh hưởng của các nhân tố, tiền tệ năm 2002 giảm 40,7% so với năm 2001 làm cho TSLĐ giảm 649427785 đồng. Phải thu tăng 36,6% làm cho TSLĐ tăng 280530600 đồng, hàng tồn kho tăng 25,7% làm cho TSLĐ tăng 200520721 đồng, TSLĐ khác tăng 56,3% làm cho TSLĐ tăng 9201939 đồng. Vậy lượng TSLĐ tăng là= -649427785 + 280530600 + 200520721 + 9201939= -159174525 đồng
Tài sản cố định (TSCĐ) năm 2001 chiếm tỷ trọng 48,8% trên tổng tài sản, năm 2002 chiếm tỷ trọng 52,6% trên tổng tài sản, như vậy TSCĐ năm 2002 tăng 10,9% tương đương 327664294 đồng so với năm 2001. Mức tăng này do ảnh hưởng của các nhân tố TSCĐ hữu hình giảm 19,4% làm cho TSCĐ giảm 584525440 đồng, xây dựng cơ bản dở dang tăng làm cho TSCĐ tăng 912189734 đồng. Vậy TSCĐ tăng một lượng là = - 584525440 + 912189734 = 327664294 đồng.
Vốn của công ty năm 2002 tăng 2,7% tương đương 168489769 đồng so với năm 2001. mức tăng này là do lượng TSCĐ tăng làm cho vốn tăng 327664294 đồng và lượng TSLĐ giảm làm cho vốn giảm 159174525 đồng, nhưng lượng giảm này nhỏ hơn lượng tăng của TSCĐ lên làm cho lượng vốn tăng là =327664294–159174525 =168489769 đồng.
Tình hình biến động nguồn vốn tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội
Tình hình biến động nguồn vốn
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A
Nợ phải trả
955926924
15.503
1113182170
17.58
157255246
116.4
I
Nợ ngắn hạn
932282924
15.120
1113182170
17.573
180899246
119.4
1
Vay ngắn hạn
0
400000000
6.3147
400000000
2
Phải trả người bán
232765223
3.775
141293060
2.230
-91472163
60.70
3
Người mua trả tiền trước
125900000
2.041
29735000
0.469
-96165000
23.61
4
Thuế nộp cho nhà nước
2881509
0.046
91967980
1.451
89086471
3191.6
4
Phải trả CNV
16500000
0.267
0
0
-16500000
0
5
Kinh phí công đoàn
3110000
0.0504
0
0
-3110000
0
6
Phải trả phải nộp khác
551126192
8.938
450186130
7.107
-100940062
81.68
II
Nợ khác
23644000
0.383
0
0
-23644000
1
Chi phí phải trả
23644000
0.383
0
0
-23644000
B
Vốn chủ sở hữu
5209919936
84.49
5221154459
82.42
11234523
100.21
I
Vốn từ quỹ
5209919936
84.496
5221154459
82.42
11234523
100.21
1
Vốn kinh doanh
4976300000
80.714
4976300000
78.560
0
2
Lãi chưa phân phối
233619936
3.788
244854459
3.86
11234523
104.80
II
Nguồn vốn kinh phí
0
0
0
1
Quỹ khen thưởng phúc lợi
0
0
0
Tổng
6165846860
6334336629
168489769
102,7%
Nợ phải trả năm 2001 chiếm tỷ trọng 15,5% trên tổng nguồn vốn, năm 2002 chiếm tỷ trọng 17,6% trên tổng nguồn vốn, như vậy nợ phải trả năm 2002 tăng 16,4% tương đương 157255246 đồng so với năm 2001. Mức tăng này là do nợ ngắn hạn tăng 19,4% làm cho nợ phải trả tăng 180899246 đồng, nợ khác giảm làm cho nợ phải trả giảm 23644000 đồng. Vậy lượng nợ phải trả tăng lên là = 180899246 - 23644000 = 157255246 đồng. Công ty đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác và lượng chiếm dụng này có phần gia tăng.
Vốn chủ sở hữu năm 2001 chiếm tỷ trọng 84,5% trên tổng nguồn vốn, năm 2002 chiếm tỷ trọng 82,4%, ngưng không vì thế mà lượng vốn này giảm. năm 2002 vốn chủ sở hữu tăng 0,21% tương đương 11234523 đồng so với năm 2001. Lượng tăng này là do vốn từ quỹ tăng 0,21% làm cho vốn chủ sở hữu tăng 11234523 đồng, trong khi đó nhuồn vốn kinh phí không thay đổi.
Nguồn vốn năm 2002 tăng 2,7% tương đương với 168489769 đồng so với năm 2001, mức tăng này là do nợ phải trả tăng 16,4% làm cho nguồn vốn tăng 157255246 đồng, vốn chủ sở hữu tăng 0,21% làm cho nguồn vốn tăng 11234523 đồng. Vậy nguồn vốn tăng một lượng là = 157255246 + 11234523 = 168489769 đồng.
Như vậy cả vốn và nguồn vốn của công ty đều tăng tuy mỗi cái có mức tăng khác nhau nhưng nó thể hiện công ty đang phát triển và nhiệm vụ bảo toàn vốn đã hoàn thành.
Ngoài những chỉ tiêu trên thì sự phát triển của vốn và nguồn vốn còn được đánh giá ở những chỉ tiêu khác của phân tích tài chính, dưới đây là một số chỉ tiêu đó:
Khả năng thanh toán nhanh: cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành: cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền .
Khả năng thanh toán hiện hành= Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn= lợi nhuận/ vốn
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu = lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ= doanh thu/ TSCĐ
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= Doanh thu/ tổng tài sản
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu/ Vốn lưu động bình quân
Thời gian một vòng quay = 360/số vòng quay vốn lưu động .v.v.
Theo số liệu bảng cân đối kế toán năm 2001, 2002, trang 28, 34, phụ lục của công ty ta có
Năm 2001: Khả năng thanh toán nhanh= 3158580157 – 781297450 = 2,55
932282924
Khả năng thanh toán hiện hành = 3158580157 = 3,39
932282924
Năm 2002: Khả năng thanh toán nhanh = 2999405632 – 981818171 = 1,81
1113182170
Khả năng thanh toán hiện hành = 2999405632 = 2,69
1113182170
Như vậy tình hình thanh toán năm 2002 có giảm so với năm 2001 nhưng mức giảm này là hợp lý vì tài sản lưu động giảm trong khi đó nợ ngắn hạn tăng lên. với khả năng thanh toán như vậy công ty vẫn đảm bảo chi trả các khoản nợ nhất là nợ ngắn hạn.
Với nhiệm vụ bảo toàn vốn công ty thực hiện đúng qui chế sử dụng tài sản cố định như bảo dưỡng, sửa chữa cải tiến mua sắm máy móc thiết bị nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định cho phù hợp với quy trình sản xuất của công ty.
Tiến hành hạch toán thuờng xuyên đúng, đủ giá trị hàng hoá theo giá thực tế, diễn biến của giá cả hàng hoá vật liệu trên thị trường để tính đủ giá trị vật tư và giá thành sản phẩm.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra số liệu sản xuất và hàng hoá tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho.
Để phát triển vốn công ty tăng sản xuất, tăng lợi nhuận từ đó trích một phần lợi nhuận để đầu tư thêm vào vốn cố định.
Tăng cường vốn vay ngân hàng và các tổ chức khác để đầu tư thêm tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho điều kiện sản xuất.
tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Tình hình chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ kinh doanh. Các chi phí đó là chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định, chip hí sản xuất chung.
đơn vị: đồng
Chi phí
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Tỷ lệ%
Nguyên vật liệu
862757097
1598834126
736077029
185.32
Nhân công
393164178
773174762
380010584
196.65
Khấu hao TSCĐ
234113095
613998184
379885089
262.27
Dịch vụ mua ngoài
157196257
204871391
47675134
130.33
Chi phí khác
148193027
294242367
146049340
198.55
(nguồn: chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002, trang 31, 38, phụ lục)
Như vậy năm 2002 tất cả các khoản mục chi phí đều tăng, chi phí nguyên vật liệu tăng 85,32% tương đương 736077029 đồng, chi phí nhân công tăng 96,65% tương đương 380010584 đồng, chi phí khấu hao TSCĐ tăng 162,27% tương đương 379885089 đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 30,33% tương đương 47675134 đồng, chi phí khác tăng 98,55% tương đương 146049340 đồng so với năm 2001. Trong tất cả các khoản mục chi phí trên thì chi phí khấu hao TSCĐ tăng lớn nhất với tỷ lệ trên 100%, chi phí dịch vụ mua ngoài có mức tăng nhỏ nhất với trên 30%. Mức tăng của yếu tố chi phí không đồng nghĩa với mức tăng của giá thành sản phẩm mà chỉ tỷ lệ thuận với tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra mà thôi. Mức tăng này không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí tăng là do khối lượng sản phẩm sản xuất tăng.
Tình hình giá thành tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội
Giá thành phản ánh về mặt kết quả, chi phí phản ánh mặt hao phí, như vậy giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế. Giá thành giữ chức năng thông tin và kiểm tra chi phí, muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác. giá thành gồm giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Năm
Tổng giá thành sản phẩm
Chênh lệch
Tỷ lệ %
2002
3485119830
2001
1795423654
1689696176
194.1
2000
2284858260
-489434606
78.6
(nguồn: chi phí sản xuất kinh doanh năm 2000,2001, 2002, trang23, 31, 38, phụ lục)
Giá thành toàn bộ năm 2002 tăng 94,1% tương đương 1689696176 đồng so với năm 2001, nó tỷ lệ thuận với mức tăng cúa các khoản mục chi phí. Năm 2001 giá thành toàn bộ giảm 21,4% tương đương 489434606 đồng so với năm 2000. Với sự biến động mạnh về giá thành toàn bộ trong 3 năm qua công ty đang chú trọng sản xuất mặt hàng mới và cũng do tình hình tiêu thụ các mặt hàng này thay đổi nhanh lên công ty phải sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Nhưng trong năm 2002 mức tăng giá thành toàn bộ rất cao đồng nghĩa với sản lượng sản xuất nhiều và tiêu thụ nhiều tạo đà phát triển cho công ty.
Công ty đã xây dựng được giá thành định mức đến từng sản phẩm:
Mảng hoá
đơn vị: đồng
STT
Tên sản phẩm
Giá thành định mức
1
Bạc vai 280
2037,43
2
Bạc TTDC2
3136,9
3
Bạc TW
2353,56
4
Bạc vai 360
2643,59
5
Bạc vuông 100
3662,57
6
Bạc vai 300LX
2774,66
7
Bạc thân 280
2837,88
8
Bạc VTBB 003
2837,88
9
Bạc GCM1
2837,88
10
Sông công 1
2837,88
11
Luyện kim đen
2837,88
12
Bạc vai 250GS
2837,88
13
VT77-09
480,05
14
Bạc TW-02
480,05
15
Bạc BTC- 0245
480,05
16
Bạc TTDC2 - 03
480,05
17
Bạc thân 360
480,05
18
Bạc sông sông 3
748,88
19
Bạc thân 250GS
829,49
20
Bạc thân 300LX
775,74
21
Bạc TTDC2
1030,75
22
Bạc 02-001-NB
1030,75
(Nguồn:định mức lao động mảng hoá, trang 44, phụ lục)
Mảng điện đơn vị: đồng
stt
Tên sản phẩm
Giá thành định mức
1
Chống sét ống 10Kv
78811,22
2
Chống sét ống 35Kv
78811,22
3
Cầu dao 24-630-DN
410790,01
4
Cầu dao 24-630
369764,99
5
Điều khiển
41025,02
6
Cầu dao 35-630-NN
645604,27
7
Cầu dao 35-630-NN(OTĐ)
595402,60
8
Điều khiển cầu dao 35Kv (OTĐ)
298451,68
9
Cầu dao 35-630-NN
529189,98
10
Cầu dao 35-630-NN(1TD)
595402,60
11
DKCD 35
99863,54
12
Điều khiển cầu dao 35Kv (1TĐ)
194868,85
13
Cầu dao 35-630-NN (2TĐ)
510379,62
14
DKCD 35
128175,96
15
Điều khiển cầu dao 35Kv (2TĐ)
334082,50
16
CCRSIV 15-1
112440,39
17
CCRSIV 24-1
124004,09
18
CCRSIV 35-1
124004,09
19
CCRSIV 15-2
107340,01
20
CCRSIV 24-2
107340,01
21
CCRSIV 35-2
107340,01
22
CCO 10
138808,80
23
CCO 24
134183,79
24
CCO 35
124004,09
(Nguồn:định mức lao động mảng điện, trang 45, phụ lục)
Công ty có hệ thống định mức giá thành là điều kiện thuận lợi giúp công ty đánh giá giá thành thực tế so với giá thành định mức. Đây là một chỉ tiêu đánh giá giúp công ty có kế hoạch giảm giá thành vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội
Trong những năm qua công ty tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình đểdầu tư vào hoạt động tài chính, và lợi nhuận từ hoạt động tài chính mang lại cho công ty nột khoản tiền không nhỏ. Nhờ có diện tích mặt bằng rộng công ty xây dựng nhà xưởng cho thuê và nguồn thu này đóng góp chủ yếu nguồn thu từ hoạt động bất thường của công ty. Theo bảng phương hướng hoạt động năm 2003 (trang 42, phụ lục) công ty chỉ rõ công tác kế hoạch đầu tư như sau:
Chưa tập chung giải quyết công nghệ (làm theo công nghệ cũ g chất lượng thấp).
Sản phẩm mới do thiếu kỹ sư chuyên môn nên tốc độ phát triển chậm, giám sát, kiểm tra trong sản xuất chưa tốt g sai sót.
Đầu tư chiều sâu bị hạn chế, chưa đổi mới thiết bị máy móc g năng suất lao động chưa cao.
Thiết bị mới dự kiến đưa vào sản xuất (máy phay đứng, hợp bộ kiểm tra máy biến dòng, biến áp)
vốn đầu tư dự kiến 150 triệu đồng
xây dựng 960 m2 nhà xưởng với tổng chi phí lên đến 1370000000 đồng để cho thuê
Với chủ trương đúng đắn công ty đang rần phát huy nội lực của mình nhằm tận dụng hết lợi thế và hướng đến việc đa dạng hoá các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh.
đánh giá về quản trị tàI chính của công ty
Ưu điểm
Công ty có các chỉ tiêu về tài chính ở mức cao, tình hình hoạt động kinh doanh liên tục phát triển với doanh thu ngày càng tăng đồng nghĩa với sự gia tăng của lợi nhuận, nguồn vốn được duy trì và phát triển.
Sản phẩm được tiêu thụ nhiều, giá thành sản phẩm giảm tối đa làm cho lợi nhuận tăng
Công tác tài chính luôn đạt hiệu quả cao, phản ánh đầy đủ, chính sác tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn nhằm đưa ra công cụ, biện pháp hợp lý đáp ứng nhiệm vụ cung cấp đầy đủ vốn trong sản xuất kinh doanh.
Công tác đầu tư tài chính có nhiều thuận lợi, và mang lại cho công ty một khoản lợinhuận không nhỏ.
Chi phí sản suất có tăng nhưng mức tăng này không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mà ngược lại công tác giá thành liên tục giảm với mức giảm và tỷ lệ giảm khá cao.
Tình hình huy động vốn gặp nhiều thuận lợi, với mức chi trả cổ tức ở mức cao trên 10% năm.
Vốn được sử dụng tối đa trên nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều mặt hàng.
Nhược điểm
Công ty chưa có nhiều phương thức thanh toán, chủ yếu là phương thức thanh toán trực tiếp nên nó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty.
Tuy lượng vốn có nhiều nhất là vốn lưu động song lượng tiền mặt trong quỹ còn ít chưa đảm bảo chủ động cho quá trình sản xuất nhất là công tác mua hàng, và nghiệp vụ phát sinh.
Lượng hàng hoá và nguyên vật liệu tồn kho còn nhiều. Nó ảnh hưởng đến vòng luân chuyển vốn.
Biện pháp khắc phục
Công ty nên chọn nhiều phương thức thanh toán như thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng đồng ngoại tệ … sẽ khuyến khích mua hàng, tạo thêm nhiều khách hàng mới và có biện pháp xử phạt thích hợp cho các đơn vị và các khách hàng có các khoản nợ khó đòi.
Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ sản phẩm để giảm lượng hàng tồn kho, và tăng lượng vốn trong lưu thông.
Dự trữ một khoản tiền thích hợp để đáp ứng tình hình biến động các yếu tố đầu vào, dựa trên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với kế hoạch vốn được xây dựng với sai số dự báo nhỏ nhất.
Ghi chép đầy đủ, chính sác các nghiệp vụ phát sinh nhằm đánh giá đúng, đủ các nhân tố ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu để có biện pháp thích hợp trước sự thay đổi mà công ty không lường trước được.
Xây dựng kế hoạch vốn với tầm nhìn, chiến lược trong thời gian dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Phản ánh chi tiết tình hình sử dụng và huy động vốn của công ty.
Quản trị chất lượng
chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do đó đổi mới biện pháp quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm... đều là những yếu tố cơ bản lâu dài mang tính chiến lược trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm quản lý quá trình sản xuất không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của toàn bộ các thành viên trong công ty. Tất cả các thành viên từ người lãnh đạo đến công nhân sản xuất, tất cả những bộ phận nghiên cứu thị trường – thiết kế, cung ứng vật tư sản xuất, kiểm tra chất lượng ... đến lưu thông kinh doanh đều phải tham gia vào việc kiểm tra xem xét chất lượng sản phẩm, để có biện pháp sử lý ngay. Trong quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý quá trình sản xuất là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn quyết định sự hình thành các đặc tính, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.
Như mọi doanh nghiệp khác ngoài các phòng ban như phòng tổ chức, phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch... công ty Cổ Phần Thiết Bị ĐIện Hà Nội cũng có bộ phận chuyên đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra, bộ phận này được giao cho phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật chịu sự quản lý của giám đốc công ty..
Thông thường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được nhà máy thực hiện theo trình tự :
+ Khi nhập nguyên vật liệu, người thủ kho và các nhân viên phòng kỹ thuật có trách nhiệm xem xét, kiểm tra xem nguyên vật liệu có đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng trong hoá đơn không?
+ Trong quá trình thực hiện sản xuất, thường xuyên có các cán bộ của phòng hoặc tổ trưởng các tổ sản xuất kiểm tra xem tiến triển của quá trình sản xuất có đảm bảo thời gian, công suất yêu cầu hay không ?
+ Khi sản phẩm đã hoàn thành. Trước khi đem bán hàng hoặc nhập kho một lần nữa sản phẩm được kiểm tra lại bởi bộ phận làm nhiệm vụ trong phòng kỹ thuật, khi sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho phép thì người giám sát ký vào biên bản kiểm tra chất lượng do công ty lập và gửi lên phòng tài chình.
Công ty Cổ Phần thiết Bị Điện Hà Nội đánh giá chất lượng sản phẩm dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam do hội đồng tiêu chuẩn quốc gia cấp.
hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty
Để đảm bảo chất lượng công ty xây dựng các nguyên tắc sau:
Chấp nhận tiếp cận từ đầu với khách hàng và nằm chặt yêu cầu của họ.
áp dụng cụ thể triết lý khách hàng là trên hết và bảo đảm sao cho mỗi người trong công ty từ giám đốc trở xuống đều quan tâm đến chất lượng. Làm cho mọi người lao động có trách nhiệm để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, vì dù chất lượng trong thiết kế và thực hiện được bảo đảm song sự mong đợi của khách hàng luôn thay đổi và không ngừng tăng lên.
Phân xưởng sản xuất và bộ phận bán hàng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng.
Chất lượng sản phẩm của công ty do phòng kỹ thuật đánh giá dựa trên các chỉ tiêu do hội đồng tiêu chuẩn quốc gia cấp nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt với tỷ lệ phế phẩm rất nhỏ.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm công ty tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất từ khâu đầu vào là nguyên vật liệu đến khâu đầu ra là sản phẩm hoàn chỉnh, ngoài ra công ty còn quan tâm tới dịch vụ sau bán hàng, bảo quản, kiểm tra…đó là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Quản trị điều hành sản xuất
Công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty
ở mảng điện với công suất thiết kế trên 400.000 sản phẩm tập trung sản xuất nhiều mặt hàng như cầu dao, cầu chì, tủ điện, máy biến thế … với dự kiến giá trị hàng năm chiếm trên 40% tổng doanh thu. Nhưng công suất sử dụng ở mảng này còn thấp với trên 60% công suất thiết kế và mỗi năm đóng góp trên 30% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm này còn thấp trong khi đó có nhiều nhà máy cùng sản xuất (cung lớn hơn cầu).
ở mảng hoá công suất thiết kế là trên 2 triệu sản phẩm, chủ yếu là sản phẩm bạc bakelit với dự kiến giá trị hàng năm chiếm trên 50% tổng doanh thu. Trong thực tế công suất sử dụng ở mảng này là 80% so với công suất thiết kế, đây là tỷ lệ khá cao so với mạt bằng toàn doang nghiệp. Để đạt được như vậy là do sản phẩm bạc của công ty chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường với sức mua tăng mạnh.
Mặt bằng của doanh nghiệp
Với diện tích 14.620 m2 Trong đó diện tích nhà xưởng là 4.487 m2, đường giao thông là 3851 m2 còn lại là diện tích cây xanh, vườn hoa. Công ty đang sử dụng mặt bằng tương đối rộng, nhằm phát huy ưu thế đó công ty đang tập chung xây dựng nhà sưởng để cho thuê trên phần đất không sử dụng đến. Với chỉ một phân sưởng công ty hoàn toàn có đủ mặt bằng để sản xuất không những thế còn có mặt bằng để cho thuê. Song đây là chiến lược trong thời gian ngắn hạn, trong tương lai công ty hướng tới mở rộng sản xuất thì đây là lợi thế lớn của công ty.
phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và đIều độ sản xuất
kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất gồm nhiều chiến lược:
Chiến lược thay đổi mức tồn kho: doanh nghiệp tăng mức tồn kho khi cầu xuống thấp và dành cung cho thời kỳ có nhu cầu cao hơn mức sản xuất ra.
Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu: doanh nghiệp duy trì lực lượng lao động thường xuyên, hợp lý hoặc thuêu thêm lao động để sản xuất nếu cầu tăng, xa thải lao động nếu cầu giảm.
Chiến lược giữ ổn định lao động thường xuyên, làm thêm giờ.
Chiến lược thuê gia công ngoài.
Chiến lược sử dụng lao động hợp đồng.
Chiến lược tác động đến cầu.
Chiến lược đặt cọc trước.
Lập kế hoạch điều độ sản xuất dựa trên dự báo:
Nhu cầu của thị trường.
Năng lực sản xuất tổng hợp của nhà máy.
Tình hình đảm nhận sức lao động.
Tình hình đảm bảo về cung ứng vật tư kỹ thuật.
Tình hình đảm bảo về vốn.
Quản trị marketing
chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
Chiến lược sản phẩm là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu quá trình sản xuất không có địng hướng thì doanh nghiệp không thể tạo ra sản phẩm mà thị trường cần vậy doanh nghiệp không đạt hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Công ty Cổ Phần thiết Bị Điện Hà Nội xây dựng chiến lược sản phẩm dựa trên tình hình biến động về cầu của thị trường do vậy công ty áp dụng chiến lược đa rạng hoá chủng loại sản phẩm với việc nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm như thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi kết cấu sản phẩm, thay đổi kiểu dáng, thay đổi mầu sắc, thay đổi kích thước trọng lượng… và tạo ra nhiều sản phẩm mới. Trong năm 2003 công ty dự kiến như sau:
STT
Sản phẩm
Tỷ lệ
1
Thiết bị điện
29% trong tổng doanh thu
2
Bạc bakelit
34,5% trong tổng doanh thu
3
Gia công cơ khí
36,5% trong tổng doanh thu
(nguồn: Chỉ tiêu sản lượng các loại sản phẩm chính năm 2003, trang 43, phụ lục)
Sản phẩm bạc bakelit chiếm tỷ trọng cao hơn so với sản phẩm thiết bị điện vì đây là sản phẩm chính của công ty. Song trong những năm tới công ty chú trọng phát triển dịch vụ gia công cơ khí, nó tạo cho công ty nhiều việc làm và lợi nhuận từ gia công là rất lớn.
chiến lược giá của doang nghiệp
Chiến lược giá phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cho dù từng thời điểm chính sách giá có thể cao hay thấp so với giá thành sản xuất nhưng tính chung cho các thời kỳ thì tổng giá cả phải lớn hơn tổng giá thành.
Phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường. Trong nền kinh tế cạnh tranh doanh nghiệp định giá phải dựa vào tình hình thị trường và ngược lại.
Chiến lược giá phải phù hợp và đáp ứng đủ quy định của nhà nước về giá cả.
Công ty Cổ Phần thiết Bị Điện Hà Nội đã đưa ra chính sách giá của mình đối với từng sản phẩm:
đơn vị: đồng
STT
Tên sản phẩm
đơn vị
đơn giá
VAT 5%
Thành tiền
1
Cầu dao phụ tải 12:24Kv/630A
Bộ
21000000
1050000
22050000
2
Cầu chì tự rơi 10:15Kv
Bộ
800000
40000
840000
3
Cầu chì tự rơi 20:24KV
Bộ
1400000
70000
1470000
4
Cầu chỉ tự rơi 35KV
Bộ
1900000
95000
1995000
5
Cầu chì ống 10:15Kv trong nhà
Bộ
750000
37500
787500
6
Cầu chì ống 10:15Kv ngoài trời
Bộ
800000
40000
840000
7
Cầu chì ống 20:24Kv ngoài trời
Bộ
1200000
60000
1260000
8
Cầu chì ống 35Kv ngoài trời
Bộ
1450000
72500
1522500
9
ống cầu chì 10Kv
Bộ
300000
15000
315000
10
ống cầu chì 24Kv
Bộ
400000
20000
420000
11
ống cầu chì 35Kv
Bộ
600000
30000
630000
12
Dao cách ly 10Kv/400:600A ngoài trời
Bộ
1180000
59000
1239000
13
Dao cách ly 24Kv/400:630A ngoài trời
Bộ
2300000
115000
2415000
14
Dao cách ly 35Kv/400:630Angoài trời, chém ngang, không tiếp đất
Bộ
4400000
220000
4620000
15
Dao cách ly 35Kv/400:630Angoài trời, chém ngang, 1 tiếp đất
Bộ
4800000
240000
5040000
16
Dao cách ly 35Kv/400:630Angoài trời, chém ngang, 2 tiếp đất
Bộ
5200000
260000
5460000
17
Dao cách ly 10Kv/400:600A trong nhà
Bộ
1050000
52500
1102500
18
Dao cách ly24Kv/400:630A trong nhà
Bộ
1500000
75000
1575000
19
Dao cách ly 35Kv/400:630A trong nhà
Bộ
3000000
150000
3150000
20
Dao cách ly 35Kv/400:630A ngoài trời,chém đứng
Bộ
4800000
240000
5040000
21
Chống sét ống 10Kv
Bộ
300000
15000
315000
22
Chống sét ống 24Kv
Bộ
500000
25000
525000
23
Chống sét ống 35 Kv
Bộ
520000
26000
546000
24
Sào cách điện 35Kv
Bộ
300000
15000
315000
25
Tủ hạ thế trong nhà 200:300A
cái
500000
25000
525000
26
Biến thế nguồn(Reclose)
24:35Kv;1:5KvA
cái
7800000
390000
8190000
27
Biến dòng đo lường ngoài trời cấp 0,5; 30VA;24:35KV;50/5:600/5A
cái
3800000
190000
3990000
28
Biến dòng đo lường và bảo vệ( 2 mạch) cấp 0,5/5p20;24:35KV;50/5:800/5A
cái
4200000
210000
4410000
29
Biến dòng hạ thế trong nhà cấp 0,5;30VA:600V;1000/5:5000/5A
cái
280000
14000
294000
30
Biến dòng đo lường trong nhà cấp 0,5;30VA;15:24Kv;50/5:800/5A
cái
2650000
132500
2782500
31
Biến áp đo lường ngoài trời PT 144A:3/0.1;3 cấp 0,5:50VA
cái
4550000
227500
4777500
(nguồn: Tình hình giá bán các sản phẩm trong năm 2002, trang 40, phụ lục)
chiến lược phân phối của doanh nghiệp
Sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dùng : Đây là quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu khâu phân phối không thực hiện tốt thì quá trình sản xuất bị đình trệ. Phân phối sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, để sản xuất diễn ra liên tục thì phân phối là khâu quyết định.
Phân phối góp phần đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động, đẩy mạnh hoạt động phân phối để hoạt động này đóng góp sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Phân phối sản phẩm thực hiện tốt góp phần giúp cho việc khai thác các nguồn lục khan hiếm của xã hội nói chung và doang nghiệp nói riêng một cách có hiệu quả và tạo ra sự phát triển nhanh bền vững cho doanh nghiệp.
Công ty đang phát triển kênh phân phối với việc mở rộng đại lý trên toàn quốc. Hiện nay công ty có ba đại lý ở Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, trong năm tới công ty mở thêm một số đại lý ở các tỉnh miền nam và mở rộng kênh phân phối ra thị trường ngoài nước.
đánh giá về quản trị marketing tại công ty
Ưu điểm
Công ty có chiến lược sản phẩm, chiến lược giá , chiến lược phân phối ứng với từng thời kỳ, giúp công ty chủ động trong kinh doanh khi các lĩnh vực trên biến động mạnh.
Sản phẩm của công ty được nhiều bạn hàng biết đến với uy tín và chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm
Số đại lý còn khiêm tốn, không đảm bảo quá trình tiêu thụ và mục tiêu mở rộng công ty.
Chiến lược yểm chợ còn yếu như hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tham dự hội chợ triển lãm…chưa được chú trọng.
Công ty chu có phòng riêng chuyên hoạt động trong lĩnh vực này.
Biện pháp khắc phục
Mở rộng thị trường bằng cách sử dụng chiến lược yểm trợ và tăng số đại lý bán hàng.
Thành lập phòng chuyên hoạt động trong lĩnh vực marketing.
Giảm giá bán nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường đối với từng thời kỳ nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của công ty.
Kết luận
Bài viết này là cách nhìn bao quát toàn diện về tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, với phương pháp phân tích về nhân sự, tài chính, chất lượng sản phẩm, điều độ sản xuất, marketing…là việc làm không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động.
Thông qua bài viết nghiên cứu về tình hình hoạt động của công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội trong những năm qua cho thấy công ty đang gập nhiều thuận lợi nhưng cũng gập không ít những khó khăn đang ở phía trước. Đây là môi trường chung mà các doanh nghiệp trong nước đang gập phải, nó vừa tạo điều kiện phát triển song lại vừa là những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trên con đường tiến vào nền kinh tế tri thức.
Do vậy cần xây dựng những chính sách, những kế hoạch mang tính chất dài hạn với những dự báo có sai số nhỏ nhất và sát với thực tế nhất để làm được điều đó cần phân tích chi tiết trên tất cả các lĩnh vực mang tính chất toàn diện và có cái nhìn chính xác về ưu điểm và khuyết điểm để hạn chế khuyết điểm và phát huy ưu điểm nhằm xây dựng kế hoạch khả thi cho tương lai.
TàI liệu tham khảo
Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp, NXB Giáo Dục,1996.
Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội-1998.
Lý thuyết tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội-2000.
Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, NXB Giáo Dục, 1999.
Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội-2001.
Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo Dục, 2002.
Phân tích chiến lược kinh doanh, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội-2001
Pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1992
…
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0037.doc