Tổng đài điện tử số NEAX - 61E do hãng NEAX sản Xuất

Lời nói đầu Sự phát triển của hạ tầng và cơ sở thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người. Thừa kế những thành tựu của ngành công nghiệp điện tử - tin học, quang học, công nghệ thông tin… nền công nghiệp viễn thông của thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt kỳ diệu đưa xã hội loài người bước sang kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên thông tin. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập với nền công nghệ viễn thông th

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổng đài điện tử số NEAX - 61E do hãng NEAX sản Xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc hiện đại hoá mạng Viễn thông Việt Nam. Đóng một vai trò quan trọng trong ngành Viễn thông Việt Nam là Tổng đài điện tử số NEAX - 61E do hãng NEAX sản xuất. Với dung lượng lớn và đa dịch vụ, tổng đài NEAX - 61E đã đáp ứng được những nhu cầu của mạng Viễn thông Việt Nam. Với lòng ham học hỏi và yêu thích ngành viễn thông. Em đã tìm hiểu tài liệu cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy, cô giáo trong khoa Điện tử Viễn thông để hoàn thành bản đồ án về tổng đại NEAX - 61E với nội dung: + Tổng quan về tổng đài NEAX - 61E + Phân hệ chuyển mạch tổng đài Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Quyết cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa Điện tử Viễn thông đã giúp em hoàn thành bản đồ án này. Song do thời gian có hạn nên bản đồ án này cũng không thể tránh sai sót. Em mong sự đóng góp của thầy, cô cùng các bạn sinh viên để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Ngọc Nam Phần I tổng quan về tổng đài NEAX - 61E I. Giới thiệu chung. Với sự phát triển của ngành Viễn thông hiện nay sự có mặt của các loại tổng đài trong hệ thống thông tin viễn thông là một điều tất yếu. Trong đó tổng đài Neax-61E là một trong những tổng đài điều khiển bằng chương trình một cách đầy đủ và chuyển mạch thời gian, với các ứng dụng trong phạm vi rộng lớn và cung cấp các giải pháp tổng thể, với những đòi hỏi cho việc truyền thông dịch vụ. Tính linh hoạt (đa năng) của tổng đài này cho phép tối ưu sự lựa chọn của những thiết bị và những đặc điểm dịch vụ để phù hợp với những yêu cầu đặc trưng đối với dạng nào hay đối với kích cỡ hệ thống. Do vậy, những đặc tính ưu việt này phải cần đến những tiến bộ vĩ đại trên lĩnh vực kinh tế và đặc điểm kỹ thuật. Tổng đài Neax-61E là hệ thống điều khiển bằng chương trình ghi sẵn (SPC), ghép kênh phân chia theo thời gian. Hệ thống có dung lượng cao được thiết kế làm những yêu cầu đa dạng của các ứng dụng trong mạng. Vì thế nó được áp dụng các công nghệ về máy tính và điện bán dẫn (LSI, mật độ cao, cấu trúc khối) nên tổng đài Neax-61E có được kích thước nhỏ gọn và có những lợi ích kinh tế hơn những tổng đài trước đây. Những đặc tính như điều kiện đa xử lý cùng với mạng chuyển mạch hầu như không bao giờ tắc nghẽn làm cho tổng đài này trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho những hệ thống chuyển mạch mới hay những hệ thống cần mở rộng. 1. ứng dụng và dung lượng: Hệ thống chuyển mạch Neax-61E là một hệ thống linh hoạt, nó có thể sử dụng ở nơi đòi hỏi dung lượng cao như ở thành phố, vùng đông dân cư,… hay ở nơi có nhu cầu thấp như vùng ngoại ô, vùng nông thôn, miền núi…. với cùng một phần cứng và phần mềm. Hệ thống chuyển mạch Neax-61E được ứng dụng rộng rãi trong mạng viễn thông như: chuyển mạch quốc tế (INTS -Intemationnal Switch), chuyển mạch quá giang (MS - Tandem Swich), chuyển mạch đường dài (ts - Toll Swich), chuyển mạch địa phương (LS - Local Switch), kết hợp chuyển mạch đường dài và chuyển mạch địa phương (TLS - Toll and Local Switch), đơn vị đường dây ở a (RLU - Remote Line Unit), đơn vị chuyển mạch từ xa (RSU - Remote Switch Unit), nhắn tin, khả năng của hệ thống trong từng ứng dụng trên đưa ra ở bảng 1. Bảng 1: Khả năng ứng dụng của hệ thống chuyển mạch Neax-61E ứng dụng Đường dây Lưu lượng (MAX ) Khả năng xử lý (MAX) Chuyển mạch khu vực 100.000 đường 27.000 erlange 1.000.000 BCHA Tổng đài vệ tinh 10.000 đường 1.000 erlange 35.000 BCHA Bộ tập trung thuê bao 4.000 đường 336 erlange Tổng đài quá giang 27.000 đường 27.000 erlange 1.000.000 BCHA Tổng đài quốc tế 60.000 đường 700.000 BCHA Hệ thống nghiệp vụ giúp lưu lượng 512 vị trí TASS NEAX – 6E RSU PAGING MTS MS INTS TS TLS LS DOMASAT IN MASAT RLU Hình. I.1. Các ứng dụng điển hình của NEAX – 61E Domsat : Hệ thống vệ tinh quốc gia Inmarsat : Hệ thống vệ tinh hàng hải quốc tế RLU : Đơn vị điều khiển đường dây ở xa. MTS : Chuyển mạch điện thoại di động. LS : Chuyển mạch nội hạt. INTS : Chuyển mạch quốc tế MS : Chuyển mạch chuyển tiếp RSU : Đơn vị chuyển mạch xa TASS : Hệ thống trợ giúp dịch vụ truyền thông TLS : Chuyển mạch đường dài PAGING : Nhắn tin 2. Cấu trúc của hệ thống: Kiểu cấu trúc của hệ thống chuyển mạch chia thành những lớp cơ bản (thành các khối lớp) hệ thống có cấu trúc khối như vậy tạo ra nhiều khả năng ứng dụng và khả năng tạo dung lượng lớn bằng cách cộng thêm vào các Module mà không cần thay đổi cấu hình cơ bản của hệ thống. Trong cùng một hệ thống có trang bị sẵn bộ vi xử lý đa năng, vi xử lý chuyên năng và cấu hình vệ tinh nhờ vậy mà cấu hình này tạo ra khả năng hoạt động mềm dẻo tối đa cho tổng đài. Trong khi toàn bộ hệ thống đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn chỉnh. Tổng đài Neax - 61E biểu hiện rõ ràng nó là hệ thống mới có ba nhân tố quan trọng phù hợp cho tiến trình phát triển. - Tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ phần cứng. - Cấu hình thay đổi phù hợp khi nâng hệ thống cũ thành các hệ thống tổ hợp. - Tiến gần mạng ISDN Để đạt được yêu cầu này thì tổng đài Neax - 61E phải có hệ thống vận hành và bảo dưỡng tiêu chuẩn. Hệ thống tổng đài Neax - 61E thể hiện qua cấu trúc hệ thống gồm những Module phần cứng và phần mềm độc lập và chuyên dụng. Điều khiển tách rời theo hướng phục vụ module phần cứng và phần mềm độc lập chuyên dụng, quy chuẩn giao tiếp giữa hệ thống chuyển mạch và hệ thống xử lý. Chính vì vậy mà tổng đài Neax - 61E luôn có giá thành hạ, làm việc độc lập, tìm lỗi đơn giản và dễ dàng sửa chữa. 3. Các đặc trưng cơ bản Hệ thống vận hành nhờ hai nguồn cung cấp là: Nguồn một chiều - 38V DC. - Nguồn xoay chiều 3 pha 220V (hoặc 115V) AC tần số 50Hz (60Hz). - Khối chuyển đổi AC/DC tạo ra các điện áp ± 5V DC (nguồn logic) và 12V DC (truyền dẫn) cho từng khung thiết bị chuyển mạch. - Tất cả các thiết bị đòi hỏi dòng một chiều với đáp ứng danh định - 48V DC, cho phép nguồn một chiều biến thiên từ - 44V DC đến - 58V DC tại đầu vào. - ác quy có thể cung cấp điện 3 giờ liên tục khi mất điện lưới. - Bình thường tổng đài có thể cung cấp điện từ mạng xoay chiều (chế độ nạp đệm), khi mất điện thì chuyển sang trạng thái dùng ác quy hoặc máy phát điện. - Để vận hành tập trung và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, Neax đã sử dụng trung tâm tính toán và bảo dưỡng (NCOM - NE - Computerized Operation and Maintenance). - Tất cả các chức năng vận hành và bảo dưỡng được tiến hành tự động. Tuy nhiên người điều hành có thể tham gia điều khiển nhờ đầu cuối điều hành và bảo dưỡng (MAT - - - Maintenance Administration Terminal). - Giao tiếp người máy: Thông tin trực tiếp giữa nhân viên kỹ thuật và phần mềm hệ thống được thực hiện thông qua MAT nhờ các bản tin vào - ra. Các MAT thông thường được lắp đặt ngay tại trung tâm trợ giúp điều hành và điều khiển từ xa thông qua hệ thống truyền dẫn. Cấu trúc hệ thống được phân chia thành bốn hệ chức năng: - Phân hệ ứng dụng - Phân hệ chuyển mạch - Phân hệ xử lý - Phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Những hệ thống nhỏ này được chứa trong những khung khác nhau và khi thay đổi cấu hình thì tổng đài có thể làm việc như tổng đài Local, Toll, tổng đài kết hợp Toll và Local, trạm quốc tế. Phần mềm được dùng một cách tương tự nhau và chúng cũng được đưa vào module chức năng. Những kiểu cấu trúc có hiệu quả cao vì nó dễ dàng tùy theo sự yêu cầu của thông tin riêng biệt. Những đặc tính của cấu trúc đa xử lý: - Chuyển mạch điều khiển theo chương trình ghi sẵn SPC. - Kiểu cấu trúc trên cơ sở module phần cứng và phần mềm chức năng và giao diện tiêu chuẩn. Điều khiển đa xử lý theo phương thức phân bố với hệ thống dung lượng lớn và phương thức tập trung cho các hệ thống có dung lượng vừa và nhỏ để đảm bảo hệ thống có độ tin cậy cao. - Hệ thống chuyển mạch T-S-S-T. Mỗi mạng ảo hầu như không tắc nghẽn này có thể chuyển mạch 2880 kênh thông tin. - Công nghệ tiên tiến mật độ cao VLSI. - Có các chức năng tự chuẩn đoán tới từng khối trong phần cứng cũng như từng đường dây. - Tự động bảo vệ dữ liệu nhờ cập nhật thường xuyên dữ liệu vào bằng từ và ổ đĩa. - Phân hệ chuyển mạch và phân hệ ứng dụng riêng biệt với giao diện chuẩn hóa. - Tổ chức tuyến, đường số liệu, đường số hiệu suất cao nên làm mất tín hiệu trong truyền dẫn giảm xuống ít nhất. a. Cấu trúc mạng chuyển mạch Hệ thống sử dụng một mạng chuyển mạch đơn trong cấu trúc Building Block để tải một lượng lớn với các dung lượng chuyển mạch. Một hệ thống đa xử lý, có thể tạo được 22 chuyển mạch nhỏ để cung cấp chức năng chuyển mạch cho 100.000 thuê bao. Mỗi mạng chuyển mạch (với cấu hình đa xử lý) có 4 phần, T-S-S-T. Sự lựa chọn cấu trúc này cho phép hệ thống có khả năng mở rộng lớn nhất. b. Cấu trúc điều khiển hệ thống. Đặc điểm lớn nhất của hệ thống trong cấu hình đa xử lý là được điều khiển phân bổ chức năng. Trong cấu trúc này, đôi khi còn gọi là hệ thống và sử dụng như các kiểu Module. Các Module làm việc tương đối độc lập với nhau qua các giao diện chuẩn để xử lý chức năng chuyển mạch. Chức năng điều khiển chuyển mạch được chia làm các chức năng phụ thuộc vào phần cứng hoặc hệ thống báo hiệu, ví dụ như chức năng xử lý báo hiệu và chức năng không phụ thuộc ví dụ như chức năng Logic, điều khiển và phân tích trạng thái cuộc gọi. Do cấu trúc của hệ thống Module và xử lý được giảm xuống. Cấu trúc xử lý phân tán thực hiện được dung lượng lớn nhất. Trong khi vẫn có hệ thống chuyển mạch đáng tin cậy. Đồng thời, cấu hình đã xử lý cho phép kích thước hệ thống được phù hợp với nhu cầu mà không cần lãng phí dung lượng khi cài đặt. Hơn nữa, tính linh hoạt của phần cứng và phần mềm tạo ra hệ thống dễ dàng mở rộng và phát triển để đạt được những yêu cầu trong tương lai. II. ứng dụng điển hình Từ khi tổng đài số được thiết kế để chuyển mạch theo thời gian, phần ứng dụng của tổng đài đã được thiết kế để có thể phục vụ cho nhiều mục đích ứng dụng. Trong đó có: Local, Toll, kết hợp Toll và Local, Tandem, Internamtional hoặc trạm chuyển mạch từ xa. Hơn nữa, dung lượng của tổng đài cho phép thích hợp kể cả khi dùng làm trạm chuyển mạch nhỏ, vừa và lớn. Sơ đồ trung kế của ứng dụng điển hình được trình bày lần lượt theo sơ đồ từ hình I.2 đến hình I.5. 1. Tổng đài khu vực: Hình I.2 đưa ra sơ đồ trung kế của trạm chuyển mạch khu vực. Giao tiếp của hệ thống các tuyến thuê bao, trung kế tương tự, với các đường PCM giữa các trạm chuyển mạch và với trạm chuyển mạch từ xa. Những mạch kiểm tra trung kế cũng được đưa vào hệ thống…. 2. Tổng đài Toll Cấu trúc của tổng đài loại này chủ yếu giống hệt như tổng đài khu vực ngoài việc nó được nối với các đường trung kế tới các trạm khác chứ không thông qua giao tiếp thuê bao. Hình I.3 đưa ra hồ sơ đổ về những điểm đặc trưng của loại tổng đài này. 3. Tổng đài quốc tế Tổng đài quốc tế có cấu hình tương tự như cấu hình của tổng đài Toll. Tuy vậy, những chức năng quản lý và bảo dưỡng có thể thêm vào để phù hợp với những đòi hỏi cho việc sử dụng tối ưu của mạng chuyển mạch quốc tế và tốc độ tin cậy khi hoạt động ở mức độ cao. Những chức năng này được thực hiện bởi quá trình cài đặt các thiết bị theo khuyến nghị của CCITT. Hình I.3 là sơ đồ chức năng của tổng đài quốc tế. 4. Khối chuyển mạch xa Khối chuyển mạch xa hay dùng để phục vụ cho những thuê bao ở những vùng nông thôn với mức độ tin cậy không kém gì thuê bao nối với tổng đài chủ. RSU về cơ bản có bốn phần như tổng đài chủ. Tuy vậy quá trình quản lý bảo dưỡng vẫn được thực hiện tại tổng đài chủ thông qua đường PCM. Trong phần chuyển mạch, RSU có một Module chuyển mạch với cấu trúc T-S-T để thực hiện chức năng chuyển mạch các khe thời gian. Một bộ vi xử lý 32 bít loại S6000 có thể điều khiển hoạt động nhiều nhất là 10.000 thuê bao xa. Hình I.4 là sơ đồ của RSU 5. Khối tập trung thuê bao xa. Khối RLU là một dạng mở rộng của phần ứng dụng trong tổng đài, chủ yếu là để chia bớt các chức năng điều khiển chung. Khối dịch vụ mở rộng này được thực hiện hoàn hảo nhờ nối với tổng đài chủ thông qua những đường PCM. Tất cả quá trình xử lý gọi đều được thực hiện nhờ vi xử lý của tổng đài chủ. Tuy nhiên nếu cần một vi xử lý dự phòng có thể được cài đặt để điều khiển khu vực và các cuộc gọi có tính khẩn cấp thậm chí kể cả khi mất sự điều khiển của trạm chủ. Khối RLU có thể quản lý 4.000 thuê bao. Hình I.5 là sơ đồ khối RLU Hình I.2. Sơ đồ của chuyển mạch nội hạt Hình I.3. Sơ đồ khối của chuyển mạch đường dài và quốc tế Hình I.4. Sơ đồ khối của đơn vị chuyển mạch từ xa Hình I.5. Sơ đồ khối tập trung thuê bao (vẽ hình) III. phần hình phần cứng Hệ thống bao gồm 4 phân hệ cơ bản: - Phân hệ ứng dụng - Phân hệ chuyển mạch - Phân hệ xử lý - Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Hình I.6 là sơ đồ khối của hệ thống được phân thành các phân hệ cùng với các khối chức năng chính của những bộ phận này. Hình I.6. Cấu trúc cơ bản của hệ thống NEAX - 61E 1. Phân hệ ứng dụng Hình I.7. Sơ đồ khối phân hệ ứng dụng Phân hệ ứng dụng gồm những giao tiếp chuẩn giữa mạng điện thoại và trường chuyển mạch và phân hệ xử lý. Trong phân hệ này có thể có cấu hình đặc biệt để phục vụ yêu cầu của khách hàng. Nó gồm một vài kiểu giao tiếp dịch vụ có thể điều khiển những chức năng của mạch đầu cuối và các mạch giao tiếp với phân hệ chuyển mạch và nó gửi tín hiệu quét tới phần xử lý gọi thích hợp. Phân hệ này rễ dàng thay đổi hoặc thay thế các kỹ thuật mới mà người sử dụng yêu cầu. Phân hệ ứng dụng giao tiếp với phân hệ chuyển mạch thông qua bộ ghép tín hiệu rồi gửi qua đường 128 kênh, tốc độ 8,192 Mb/s. Các chức năng của phân hệ ứng dụng bao gồm: - Giao tiếp thuê bao tương tự (LM) - Giao tiếp trung kế tương tự (ATI) - Giao tiếp truyền dẫn số (DTIM) - Giao tiếp với hệ thống xa (RS) - Giao tiếp với hệ thống báo hiệu kênh chung (CCS) Giao tiếp trung kế dịch vụ (SVTM) Trong đó ta quan tâm tới ba giao tiếp chính đó là giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự, giao tiếp với trung kế tương tự và giao tiếp với trung kế số. Test Acces Ringing Signal Sending Over Voltage Protection Super Vision Battery feed Hybrid (2-Wire 4-wire) Conversion TCode And Decoder Banlanceing Network PAD Ain T R O BS H C To/FM DLSW Test acces To Ringing Source a. Giao tiếp thuê bao tương tự: Hình I.8. Sơ đồ khối chuyển mạch đường dây thuê bao (Line cireuit) Giao tiếp đường dây thuê bao tương tự sử dụng mạch đầu cuối gọi là mạch đường dây để điều khiển chuyển đổi A/D. Những tín hiệu nói trên đường dây gồm máy tự động, tổng đài cơ quan (PAPX) đường dây thuê bao. Sơ đồ của mạch đường dây LC như hình I.8, gồm có các chức năng sau: B O R S C H T B: Baitery supply (Cấp nguồn cho đường dây) O : Over (Bảo vệ quá áp cho thiết bị đường dây thuê bao) R: Trung (Cấp tín hiệu chuông) S: (Giám sát trạng thái) C: Coder anh Decoder (Mã hóa, giải mã) C: Hybrid (Chuyển đổi 2-4) T: Test Mạch LC sử dụng công nghệ IC, LSI, rơ le nhỏ, mỗi Card có 8 hoặc 4 LC. Do lưu lượng một thuê bao thấp cho nên trước khi tới trường chuyển mạch thì các thuê bao nối qua một bộ tập trung thuê bao với tỷ lệ có thể được điều chỉnh phù hợp với lưu lượng. b. Giao tiếp trung kế tương tự: Giao tiếp trung Anolog hình thành giữa các trạm Anolog với nhau. Trung kế chia thành trung kế đi, trung kế về và trung kế hai chiều tùy theo yêu cầu sử dụng của khách hàng. Các tín hiệu từ một trung kế tương tự đến được chuyển thành tín hiệu PCM bởi bộ mã hóa Coder. Không cần tập trung sau đó tín hiệu PCM được ghép kênh lớn nhất 120 kênh băng PMUX… Giao tiếp trung kế tương tự cũng có chức năng điều khiển đệm cho những đường trung kế đặc biệt. Hệ thống cũng có những mạch cho giao tiếp với trạm chuyển mạch kết hợp. Những mạch hay có thể truyền DP, MFC hoặc MF cho báo hiệu thanh ghi trên trung kế. Module trung kế TM dưới sự điều khiển của LOC có thể kết nối 30 trung kế tương tự. Các mạch điện đầu cuối và các mạch điện giao tiếp của TM chính là các mạch điện trung kế tương tự TRK và bộ CODEC. Các TRK được phân thành các mạch trung kế gọi đến ICT, trung kế gọi OGC và trung kế hai chiều… Nó xử lý nhiều loại báo hiệu đường dây khác nhau như: báo hiệu vòng, xung quay số, báo hiệu mã đa tần. Hình I.9. Giao tiếp trung kế tương tự Tối đa 4TM có thể đấu nối đến 1 SHW đơn, Bus điều khiển TM cũng được kết nối đến 4TM. TM được nối với LOC thông qua BUS kép và hoạt động dưới sự điều khiển của ATC - LOC (bộ điều khiển vùng tích cực), nhưng TM chuyển các tín hiệu đến cả CT - LOC và STANBY - LOC (Bộ điều khiển vùng dự phòng). Số trung kế (Trung number TN), được xác định như số của mỗi kênh trung kế trong dòng tín hiệu số PCM 30/32. Mỗi trung kế được định nghĩa bằng chỉ số HW, chỉ số của SHW, chỉ số nhóm và chỉ số TN. Ta thấy rằng ở phần giao tiếp đường dây thuê bao tương tự, giao tiếp trung kế được điều khiển bởi bộ điều khiển vùng LOC. Như vậy bộ điều khiển vùng của cả hai vùng này đều có chức năng hoạt động giống nhau. Trong thực tế khối điều khiển vùng được sử dụng chung. LOC có cấu trúc gồm LOC 0 và LOC 1, do đó có 8 SHW được nối đến LOC và hai Card cấp nguồn PWRO và PWRL. Bình thường LOC làm việc ở chế độ đồng bộ, nhưng nó cũng có thể làm việc ở chế độ tách biệt, chế độ này được dùng khi chạy chương trình chuẩn đoán lỗi LOC thực hiện các công việc sau: Điều khiển việc truyền tín hiệu đến hoặc đi từ SPC: nhận các lệnh điều khiển LM và TM từ bộ điều khiển tuyến thoại SPC, đồng thời gửi các tín hiệu trả lời và thông tin bảo dưỡng về SPC. - Ghép kênh sơ cấp: tách kênh các tín hiệu thoại từ SHW (128 kênh) thành 4 HW (32) kênh và ngược lại từ 4 HW thành 1 SHW. - Điều khiển các mạch LC và TRK theo các SD từ SPC gửi đến. - Điều khiển kiểm tra đo thử: đầu nối các bộ TEST - Điều khiển bộ chuyển mạch đường dây số (DLSW) để thực hiện tập trung đường dây thuê bao. - Điều khiển hạn chế cuộc gọi đi. - Điều khiển kiểm tra lỗi: LOC có bộ thu phát tín hiệu kiểm tra kết nối hoạt động theo các lệnh điều khiển CONT TST. Việc kiểm tra kết nối được thực hiện 1 lần/512 cuộc gọi. Tín hiệu kiểm tra được phát ở tần số KHZ với mức tín hiệu 0db. - Điều khiển dòng chuông: gửi các tín hiệu điều khiển các pha cấp chuông đến những bộ LC hoặc TRK. - Điều khiển bộ thu quay số (Dial Puse Receiver-dpos): chuyển các xung quay số đến các trung kế được xác định theo lệnh DPOS từ SPC. Điều khiển các tín hiệu quét: truyền các tín hiệu quét từ LM hoặc Tm về SPC. c. Giao tiếp trung kế số Giao tiếp này nối với hệ thống truyền dẫn PCM trực tiếp với mạng chuyển mạch. Tuỳ thuộc vào cách thành lập mã theo luật m hay luật ta có PCM 30 hay PCM 24 được thiết kế đặc biệt trong mạng DTI. Tại đây, cứ 4 PCM, mỗi đường 30 kênh (theo tiêu chuẩn m) hoặc 5 đường PCM mỗi đường 24 kênh (theo tiêu chuẩn m) sẽ được đa tới bộ ghép kênh sơ cấp PMUX. Như vậy, sẽ có 120 kênh tín hiệu do 30x4 hoặc 24x5 kênh được ghép lại. Sau khối giao tiếp trung kế số, tín hiệu sẽ được đưa tới khối chuyển mạch thời gian với 132 khe thời gian tương đương 120 kênh thoại. Micro-Processor DTI DTI P M U X DTIC 30 CH 30 CH Micro-Processor DTI DTI P M U X DTIC 30 CH 30 CH 4 4 TDNW SPC CLP 120 CH (4 PCM Line) 120 CH (4 PCM Line) 120CH Hình I.10: Sơ đồ giao tiếp trung kế số. Modul giao tiếp trung kế số gồm có mạch giao tiếp truyền dẫn (Digital Transmission Interface – DTI), bộ ghép kênh cơ sở PMUX. Modul giao tiếp truyền dẫn số PCM – TDM theo luật A. Về phía truyền dẫn thì nó giao tiếp với các trạm lập đầu cuối của nhóm PCM 2,048Mbs (sơ cấp) bằng các giao diện truyền dẫn số DTI, về phía mạng chuyển mạch, nó giao tiếp thông qua các tuyến SHW. Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn số DTIC được gắn trên DTIM, có nhiệm vụ điều khiển các bộ ghép tách kênh sơ cấp (PMUX – PDMUX), điều khiển các DTI, quá trình xử lý báo hiệu. Modul giao tiếp truyền dẫn số giữa các hệ thống PCM 30/32 theo tiêu chuẩn CEPT. Modul DTIM được kết nối với các đường PCM sơ cấp theo luật A (30/32 kênh, tốc độ 2048kbs). Mỗi DTIM có 2 bộ điều khiển DTIC, mỗi DTIC điều khiển 4DTI. Mỗi DTI được nối với một tuyến PCM 30/32. Mỗi khung truyền dẫn số có 16 modul DTIM, mỗi DTIM có thể giao tiếp với 8 tuyến PCM (tức là 240 kênh), như vậy một khung giao tiếp truyền dẫn có thể đáp ứng cho 3840 kênh. d. Giao tiếp hệ thống từ xa: RSI - Trong cấu trúc hệ chuyển mạch xa, hệ thống có giao tiếp đường dây thuê bao tương tự cho các thuê bao ở vùng xa nó. Thuê bao xa sau đó nối với mạng chuyển mạch tại trạm chủ thông qua những tuyến PCM. - Với sự phục vụ cho những thuê bao xa, Neax-61E có hai kiểu ứng dụng là RSU và RLU. Cả hai kiểu này đều có cùng một giao diện. Mục đích của giao diện là nối các thuê bao xa với trạm chủ thông qua tuyến PCM. Chức năng của mạch đầu cuối là truyền dẫn số. Với cấu hình như vậy, hệ thống tại trạm chủ có thể xử lý cuộc gọi không thay đổi ngay cả khi thuê bao được nối với trạm ở xa hay trực tiếp vào trạm chủ. e. Giao tiếp trung kế dịch vụ: STI Giao tiếp này cung cấp dịch vụ phát Tone và mạch báo hiệu AC. Giao tiếp này gồm những mạch trung kế dịch vụ khác nhau chẳng hạn bộ phát tín hiệu Tone, bộ nhận hoặc gửi báo hiệu thanh ghi. g. Giao tiếp vị trí điều hành: POI Các giao tiếp này chỉ dùng cho tổng đài Toll hoặc tổng đài quốc tế. Giao tiếp nối thuê bao gọi hoặc thuê bao bị gọi hoặc cả hai loại với người điều hành thông qua mạng trung kế và mạng chuyển mạch. Những dịch vụ đó bao gồm cuộc gọi trạm tới trạm hoặc những cuộc nối giữa thuê bao và thuê bao và chọn lọc những cuộc gọi có thể được nối tới bàn dịch vụ. Hệ thống có thể cung cấp tới lớn nhất là 512 bàn PO tùy thuộc yêu cầu của khách hàng. h. Giao tiếp vệ tinh: Trong cấu trúc hệ thống chuyển mạch vệ tinh: hệ thống có giao tiếp đường dây thuê bao tương tự cho các thuê bao ở vùng xa nó. Các thuê bao xa được nối mạng chuyển mạch trạm chủ thông qua những tuyến PCM. Với sự phục vụ cho những tuyến thuê bao xa Neax - 61E có hai kiểu ứng dụng là RSU (Remote Subenber Unit) và RLU (Remote Linh Unit). Cả hai kiểu này đều có cùng chung một giao diện là kết nối các thuê bao xa với trạm chủ thông qua tuyến PCM. Chức năng của mạch kết nối tạo giao tiếp truyền dẫn số. Với cấu hình như vậy, hệ thống trạm chủ có thể xử lý cuộc gọi cho tất cả thuê bao được nối với trạm chủ từ xa hay trực tiếp vào trạm chủ. i. Giao tiếp báo hiệu kênh chung: CCS - Giao tiếp báo hiệu kênh chung CCS thực hiện các chức năng báo hiệu kênh chung CCS giữa các tổng đài phù hợp với yêu cầu báo hiệu số 7 (7SS). Giao tiếp này tương thích với đường báo hiệu tốc độ 64kbps trên đường dây số và 48kbps trên đường dây tương tự. Nó nối hệ thống với mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng CSPN) qua Module trung kế dịch vụ (SVTM) trong phân hệ chuyển mạch và Module giao tiếp truyền dẫn số. k. Giao tiếp kết nối ISDN: Giao tiếp đường dây truy nhập cơ bản: Giao tiếp này cung cấp đường kết nối giữa mạng người sử dụng (User) 2B + DISDN đến thiết bị nhà riêng của thuê bao như thiết bị kết cuối mạng NT và bộ thích ứng đầu cuối TA. Thành phần cơ bản gồm giao tiếp đường dây truy nhập cơ bản là Module đường dây số DLM, giao tiếp tốc độ cơ sở và Module bộ xử lý điều khiển đường LCPM. Module đường dây số DLM cung cấp giao diện kiểu U với thuê bao bởi đường dây truy nhập cơ bản hai kênh B và một kênh D (2B+D), đường dây truy nhập cơ bản đầu cuối được tập trung và ghép vào đường tốc độ sơ cấp 30B+D nhờ bộ xử lý điều khiển đường LCPM. Module xử lý điều khiển đường LCPM ghép vào các đường truy nhập tốc độ sơ cấp thành Subhighway, đường này được nối ghép với phân hệ chuyển mạch. Module xử lý điều khiển có các chức năng sau: - Kênh thông tin D có thể dùng chuyển mạch gói - Giao diện Logic với Module chuyển mạch gói (PSM) gọi là chuyển mạch gói. - Xử lý chức năng chuyển mạch kênh. - Giao tiếp tốc độ cơ sở: + Giao tiếp này bao gồm Module giao tiếp tốc độ sơ cấp (PRIM) và Module xử lý điều khiển đường LCPM. + Giao tiếp chuyển mạch gói: Giao tiếp mạng chuyển mạch gói PNI được điều khiển chuyển mạch gói (PH), cho phép các thuê bao ISDN truy nhập với mạng dữ liệu chuyển mạch gói công cộng (PSPDN) qua đường trung kế X75. 2. Phân hệ chuyển mạch: Hình I.11. Cấu trúc trường chuyển mạch a. Mô tả chức năng Chức năng của phân hệ chuyển mạch là khối kênh đầu vào với đầu ra để cung cấp đường thoại cho những cuộc giữa các thuê bao, giữa thuê bao và các trung kế hoặc giữa các trung kế. b. Cấu trúc trường chuyển mạch: Trường chuyển mạch có cấu trúc T-S-S-T, mỗi mạng chuyển mạch cơ sở bao gồm 6 bộ chuyển mạch thời gian sơ cấp (T1). Một bộ chuyển mạch không gian sơ cấp một bộ chuyển mạch không gian thứ cấp và 6 bộ chuyển mạch thời gian thứ cấp. Phân hệ chuyển mạch giao tiếp với phân hệ ứng dụng được thực hiện qua bộ ghép kênh thứ cấp SMUX và bộ phân kênh thứ cấp SDMUX. Mỗi SMUX và SDMUX được nối độc lập với T1 và T2. Tín hiệu PCM gửi qua SHW có 128 khe thời gian tức 120 kênh thoại đưa vào SMUX. Mỗi SMUX phục vụ cho 4 đường SHW đầu vào, đầu ra là HW với 5 1 2 khe thời gian. Tại T1, những PCM truyền qua đường HW được viết một cách tuần tự, đọc ngẫu nhiên vào khe thời gian dưới lệnh điều khiển của phần mềm từ bộ điều khiển của tuyến thoại (SPC). Tại đầu ra tới T1, T1 chuyển dòng tốc độ 8.448 Mb/s (8 bít liên tiếp) sang dòng tốc độ 4.224 Mb/s (4 bít song song). Sau đó, các khe thời gian được phân đều tới một trong 24 đường JHW tùy theo lệnh từ SPC. Si là ma trận chuyển mạch 6x24 và mỗi đầu ra trong 24 đầu ra được nối với một đường IHW. S2 là ma trận chuyển mạch 24x6 và chuyền mỗi khe thời gian đến một trong 6 đường HW SDMUX tách 512 khe thời gian của đường HW từ T2 thành 4 đường SHW. Lúc này dòng bít 4.224 Mb/s đổi thành dòng bít 4.448 Mb/s. Mỗi mạng chuyển mạch được xây dựng từ 22 mạng chuyển mạch và do một SPC điều khiển. Hệ thống chuyển mạch được nhân đôi hoàn toàn có thể nâng cao độ tin cậy. 3. Phân hệ xử lý: Phân hệ xử lý điều khiển quá trình xử lý cuộc gọi và các công việc khai thác, bảo dưỡng, cũng như các chức năng báo hiệu kênh chung. Trong hệ thống đa xử lý, quá trình bảo dưỡng, điều hành, xử lý cuộc gọi được thực hiện bởi các bộ xử lý điều khiển riêng biệt CP (Control Processors). Mỗi bộ xử lý cho một chức năng được đặt tên tùy theo chức năng thực hiện như Call Processors… Trong cấu trúc đa xử lý, phân hệ xử lý có thể gồm tới 32 bộ điều khiển xử lý CP, trong đó 22 bộ xử lý cuộc gọi CLP (Call Processors), bộ xử lý điều khiển vị trí PCP - Position Control Processors), mỗi một xử lý cuộc gọi CLP thực hiện chức năng xử lý cuộc gọi dựa trên chế độ phân chia tải. Bộ xử lý khai thác và bảo dưỡng OMP điều khiển các tuyến bảo dưỡng bao gồm sự thông tin người máy và điều khiển những CPS cùng việc kiềm tra hoặc chia điều khiển truy nhập những Module riêng. Thông tin giữa các CP được thực hiện thông qua hệ thống. BC được điều khiển bởi một bộ điều khiển BUS (Bus Coltrolle). Mỗi bộ xử lý cuộc gọi (CLP) có cấu trúc kép điều khiển một mạng chuyển mạch. Bộ điều khiển chuyền mạch SPC (Speech Path Controller) của mỗi mạng chuyển mạch thông tin với các CLP của chúng qua SPI (Speech Path Interface). Số liệu trao đổi giữa các bộ xử lý cuộc gọi CLP được thực hiện bởi bộ xử lý Bus hệ thống SBP (System Bus Processore) thông qua Bus tích hợp cao. Mỗi CLP có bộ nhớ riêng để chứa chương trình, dữ liệu nội bộ và dữ liệu những vùng tạm thời. Hình I.12. Cấu hình phân hệ xử lý BC : Bus Controler SBP : System Bus Processors CLP : Call Processor SPB : Speech Path Bus CMADP : Common Memmory Adater CPU : Central Processors Unit CMM : Common Memmory Module IOP : Imput/Output Processor CPM : Control Processors Module SSP : System Service Processor MM : Main Memory SPI : Speech Path Contronler MPC : Multirpocessor SPI : Speech Path Interface SB : Sytem Bus CMIM :Common memory Interface Module Phần chính của phân hệ xử lý mà module xử lý điều khiển CPM (Control Processor Modul). Modul điều khiển xử lý CPM trong hệ thống đa xử lý gồm có các khối chức năng: Điều khiển trung tâm (CPU) Xử lý dịch vụ hệ thống (SSP) Bộ nhớ chính (MM) Tiếp hợp bộ nhớ chung (CMADP) Bộ xử lý Bus hệ thống (SBP) Giao tiếp đường thoại (SPI) Xử lý vào ra (IOP) a. Khối điều khiển trung tâm CPU: Nhiệm vụ của khối điều khiển trung tâm là đọc và thực hiện các chương trình cần thiết cho hoạt động chuyển mạch trong hệ thống. Khối điều khiển trung tâm được cấu tạo đúp là CPUA và CPUB, một bộ chuyển đổi Bus BSC (Bus Converter). Mặc dù chỉ cần một CPU cho thực hiện hoạt động của hệ thống nhưng nó vẫn được trang bị kép để giảm thiểu tối đa hư hỏng. Tuy nhiên, CPUA và CPUB luôn hoạt động đồng bộ với nhau và mỗi cái thực hiện một chức năng thiết hiếu. CPU dùng trong hệ thống là Model 101 (S56000/101). CPU đọc chương trình từ bộ nhớ chính (MM), giải mã câu lệnh và thực hiện chúng phù hợp với các chức năng yêu cầu. Card CPU cũng bao gồm một bộ nhớ vùng LS (Local Storage) với các dung lượng có 64 Kiloword trong bộ nhớ, bộ nhớ LS chứa một cách lần lượt các chương trình, số liệu được sử dụng cho phép một sự gia tăng tốc độ truy nhập với chúng. Số liệu điều khiển được gửi tới những bộ điều khiển trong phần ứng dụng và phần chuyển mạch hoặc tới Bộ điều khiển vào ra (IOP) trong phần điều hành và bảo dưỡng. Bộ chuyền đổi Bus (BSC) chuyển đổi thủ tục giữa Bus bộ nhớ (M-bus) và Bus trung tâm (Cbus). MXC điều khiển truy nhập bộ nhớ theo lớp tạo bởi hai hướng điều hành vào và ra. b. Bộ nhớ chính MM (Main Memory): MM viết và đọc bộ nhớ của chúng tùy theo chỉ thị từ CPU. Một MM chứa 4 megawords trên Card và dùng 32 bit, trong đó bit là mã kiểm tra. Một Card MM được sắp xếp 1 60 MOS Ram động (1 Me ga bít). Mặc dù theo lý thuyết CPU có thể điều khiển tới 64 Megawords bộ nhớ vật lý. CPM có thể chứa lớn nhất 2 MM và 2 Megawords phụ trong MXC card. Vì vậy, tổng dung lượng lớn nhất tới 10 Megawords. c. Bộ xử lý Bus hệ thống SBP (System Bus Processor) SBP thực hiện chuyển số liệu giữa CPM thông qua các Bus truyền số liệu và dưới sự điều khiển của CPU liên quan. SPI (Speech Path Interface) điều khiển sự truyền dẫn của OPM và những Module kiểm tra trong phần điều hành và bảo dưỡng thông qua Speech Path Bus. d. Thống xử lý dịch vụ SSP (System Serviee Processors) SSP là phần giao tiếp giữa CPU và bộ điều khiển đa xử lý MPC (Multiproccer Controler) đồng thời cung cấp tình trạng hệ thống. Khối SSP được điều khiển bởi Master Console (MCSL) thông qua những câu lệnh điều hành nhân công. Khố._.i này cũng chứa các mạch báo động khẩn cấp ESE. ESE sẽ phát hiện pha khi phát hiện tình trạng khẩn cấp. Khối CMADP cung cấp một giao tiếp cho CPM với bộ nhớ chung. Khối CMADP được nối với CMM qua CNIM. Khối IOP điều khiển truyền dữ liệu giữa MM và thiết bị vào/ra. 4. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: Phân hệ vận hành và bảo dưỡng cung cấp thông tin người máy với câu lệnh và số liệu đưa vào cho các công việc bảo dưỡng và quản lý hệ thống. Nó cũng cung cấp khả năng giám sát, kiểm tra hệ thống, chẳng hạn như kiểm tra sự hoạt động của đường trung kế và thuê bao, để đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng gồm nhiều loại thiết bị khác nhau. Qua đó, các nhân viên vận hành và bảo dưỡng có thể kiểm tra chi tiết trạng thái và hệ thống. Phân hệ này có tính tự động hoá cao. Mỗi một OMP thường xuyên thực hiện trực tiếp ngầm định những diệu kỳ bảo dưỡng theo yêu cầu. Thiết bị vào ra được nối với OMP cho phép hệ thống dễ dàng khai thác vận hành và bảo dưỡng. Thiết bị vào ra cũng có thể gồm cả đầu cuối bảo dưỡng và giám sát (MAT), khối băng từ (MTU), đĩa (DKU) và đường nối máy in (LP). Một bộ điều khiển thông tin có thể được thêm vào giao tiếp và thông tin với trung tâm điều hành và bảo dưỡng. Các khối TLC, STC, CMSL, ALDISP và DATS cung cấp thường xuyên cho các tuyến thuê bao và trung kế quá trình kiểm tra và bảo dưỡng. Các thông báo về tình trạng của phần cứng và phần mềm hiện trên ALDISP. Hệ thống này hiển thị kết quả khi lỗi và phân tích các chương trình tại MAT và có thể nhanh chóng cách ly thiết bị lỗi. Quá trình kiểm tra trung kế được thực hiện từ STC (System Test Console) và cũng dùng cho bảo dưỡng xa. Với phần ứng dụng của tổng đài quốc tế SDC (dịch vụ quan sát ngoại vi), NWM (quản lý máy), Terminal và đầu cuối hiển thị tình trạng của các tuyến (RTS) nên được cài đặt thêm. MD TC TC DKC MTC MTC LPC DKC DKC LP MD ISACC ISACC Remote Maintece Center VER CQDP MC ALDISP STC TASS (ASC) (CSC) (SUPC) ATME To Application Subsytem To Application Subsytem OMP MPC MSCL MAT Hình I.13. Sơ đồ phân hệ vận hành bảo dưỡng ALDISP: Alarm Display MAT : Maintenance and Adminitration Terminal ASC : Assistance Service and Signaling Equipment Consle MCSL : Master Console ATME : Automatic Transmission Measuring and Signaling Test Equipment CCE : Communication Control Equipment CQDP :Call Queue Display anel CSC : Conferenee Service Console DKC : Dick Contrller DKU : Dick Unit HIB : High Intergared Bus ISAC : Intergared System Adminitration Console ISACC : Intergared System Adminitration Controller LP : Line Printer VRE : Voice Recoding Equipment MC : Managerment Console MD : Modem MCSL : Master Console MPC : Multiprocessor Controller OMP : Operation and Maintenance Processor SPB : Speech Path Bus STC : System Test Console SUPC : Supervisory Console TASS : Trafflc Assistanci System TC : Transmission Controller TSTM : Test Module LPC : Line Printer Controller IV. Cấu hình phần mềm hệ thống 1. Cấu trúc cơ bản Tổng đài Neax - 61E là hệ thống tổng đài điện tử số điều khiển theo chương trình ghi sẵn SPC (Stored Program Control). Vì vậy, nó sử dụng nhiều chương trình này tính trực tiếp khác nhau để đáp ứng tất cả chức năng tự động của hệ thống. Phần mềm của tổng đài được viết bằng hai ngôn ngữ bậc cao hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình dành cho thông tin. Những đặc điểm chính của phần mềm hệ thống tổng đài Neax - 61E: Xử lý cuộc gọi đa năng và theo thời gian thực hiện: - Độ ổn định và chính xác trong dịch vụ cao. - Mềm dẻo trong quá trình thêm hay thay đổi các chức năng Cấu hình cơ bản của hệ thống được chia làm 3 vùng và được cất giữ trong bộ nhớ hệ thống: - File hệ thống. - File dữ liệu của trạm - File dữ liệu của thuê bao File hệ thống đôi khi còn gọi là File chương trình chứa các chương trình điều khiển chức năng xử lý chuyển mạch. Nó bao gồm hai hệ thống: Hệ thống điều hành OS (Operating System) và hệ thống ứng dụng AS (Application System). Trong hệ thống điều hành OS gồm có: - Chương trình điều khiển thực thi - Chương trình xử lý lỗi Chương trình chuẩn đoán Trong phần mềm hệ thống ứng dụng bao gồm: - Chương trình xử lý cuộc gọi - Chương trình quản lý Những chương trình này được dùng chung cho tất cả các tổng đài mà không tính toán đến kích cỡ hoặc hệ thống ứng dụng. Các File và chương trình trở thành hoạt động khi được đặt trong chế độ trực tiếp. a. Ngôn ngữ lập trình: Hệ thống phần mềm trong tổng đài Neax - 61E được viết bằng hai loại ngôn ngữ máy tính. Phần lớn phần mềm này sử dụng ngôn ngữ bậc cao gọi là PL/C, đó là phần tử nhỏ của PL/1 (Programing Language Communication). Ngôn ngữ này dễ hiểu, rất có hiệu quả trong các chương trình bảo dưỡng, các chức năng mới có thể thêm hoặc thay đổi một cách dễ dàng. Hệ thống điều khiển gồm các giao tiếp và các quá trình xử lý cần đến thời gian thực được viết bằng ngôn ngữ AS - EMBLY, để đảm bảo cho các phần mềm của tổng đài có tính mềm dẻo cao nhất. b. Cấu trúc chương trình: Kỹ thuật chương trình có cấu trúc đem lại hiệu quả cao về tính logic. Hơn nữa, quá trình xử lý được thực hiện dễ dàng do việc sử dụng sơ đồ thuật toán trong lược đồ chương trình. c. Các Module chức năng: Tất cả các hoạt động của phần mềm hệ thống được chia thành những Module theo nguyên tắc phân chia chức năng. Đó là giao diện phần cứng và vấn đề bảo dưỡng. Những chức năng của các Module được thiết lập một cách rõ ràng và giảm tới mức thấp nhất sự phụ thuộc giữa các chức năng của các Module. Nhờ vậy mà khi thêm, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra mỗi chức năng được tiến hành đơn giản hơn. d. Sự độc lập của các Module chức năng: Mỗi một Module được thiết kế như là một hộp đen chức năng độc lập. Nó được thiết kế sao cho số lượng cặp Temlinal (đầu cuối) đòi hỏi cho việc thông tin giữa các thông tin giảm xuống. Chính điều này cũng giúp cho việc thiết kế, sản xuất và kiểm tra các Module một cách độc lập và đơn giản hơn trong việc kiểm tra các cặp Module. 2. File hệ thống: File hệ thống bao gồm hai chương trình đó là: - Hệ thống điều hành - Hệ thống ứng dụng 2.1. Hệ thống điều hành: Hệ điều hành OS (Opertinh System) bao gồm những chương trình được thiết kế để điều khiển hoạt động bên trong của phần mềm hệ thống. Do hệ thống là "Hệ thống đa xử lý theo thời gian thực" nó có khả năng điều khiển vài mức độ hoạt động bởi phân định các mức ưu tiên cho các chương trình hoạt động khác nhau. Hệ điều hành có 3 chương trình chính: - Chương trình điều khiển hoạt động thực thi (Execution Control) - Chương trình xử lý lỗi (Processing) - Chương trình chuẩn đoán (Diagnostic). a. Chương trình điều khiển thực thi: Chương trình điều khiển thực thi điều khiển thời gian và tính tuần tự của các chương trình xử lý cuộc gọi, chương trình chuẩn đoán lỗi và chương trình quản lý bảo dưỡng. Hệ thống sử dụng phương thức đa xử lý là chia theo thời gian để thực hiện quá trình cuộc gọi một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Chương trình điều khiển thực thi quyết định chương trình nào cho mỗi thao tác xử lý và khi nào đó thì hoạt động. Những chương trình này cung cấp những chức năng trợ giúp cho hệ thống điều hành và hệ thống ứng dụng như: - Lược đồ chương trình - Quản lý bộ nhớ. - Điều khiển đồng bộ. - Chức năng giao tiếp giữa người máy - Điều khiển thiết bị vào ra - Giao tiếp số liệu giữa các Module - Giao tiếp số liệu giữa các bộ xử lý Chức năng giao tiếp giữa người máy là chức năng cho phép người điều hành đưa vào các lệnh điều khiển việc kiểm tra hệ thống. Đồng thời, máy tính sẽ đưa ra những dòng thông báo tương ứng với tình trạng của thiết bị tùy theo câu lệnh nhập vào. Điều khiển các thiết bị vào ra là chức năng để điều khiển hoạt động của băng từ, hoạt động của đĩa từ, các thiết bị bảo dưỡng và quản lý cũng như các thiết bị ngoại vi khác. b. Chương trình xử lý lỗi: Chương trình này thực hiện dò lỗi của hệ thống và khắc phục lỗi này bằng cách chuyển sang chế độ dự phòng và hoặc nếu nỗi là phần mềm thì tự nạp lại các chương trình và số liệu từ các thiết bị dự phòng. Các lỗi hệ thống được phát hiện bằng các tín hiệu quét bảo đường MSCN, kiểm tra bít chẵn lẻ và mã điều khiển. Các lỗi phần cứng trong phần xử lý (Processor Sub System) được phát hiện nhờ so sánh và số liệu nhận từ bộ vi xử lý dự phòng với số liệu từ bộ vi xử lý đang hoạt động. Khi chương trình xử lý lỗi phát hiện ra một lỗi và dần tới sự thay đổi cấu hình hệ thống (chuyển đổi AQCTIVE > STANDBY) thì chương trình chuẩn đoán lỗi sẽ được tự động khởi tạo. c. Chương trình chuẩn đoán lỗi: Chương trình này sẽ tự động kiểm tra các phần cứng của hệ thống và giúp người điều hành trong quá trình kiểm tra hệ thống bằng nhân công. Tất cả các thành phần thiết bị trong hệ thống đều có thể kiểm tra một cách tự động hay do chính người điều hành. Các bản tin chuẩn đoán sẽ xác định lỗi đa qua Terminal vận hành và bảo dưỡng MAT (Maintenace Administration Terminal) để phục vụ quá trình bảo dưỡng hệ thống khi nhận ra khiếm khuyết phần cứng một cách nhanh chóng. Sau đó khi nhận lỗi, quá trình xử lý lỗi và thay thế các linh kiện cũng sẽ được thực hiện rất nhanh chóng. Quá trình chuẩn đoán lỗi được thực hiện do chương trình xử lý lỗi có mức ưu tiên thấp. Nhờ đó, trong khi chuẩn đoán lỗi, quá trình xử lý cuộc gọi sẽ bị giãn đoạn. 2.2. Hệ thống ứng dụng: Trong hệ thống ứng dụng có hai chương trình mà chúng không thể thiếu trong quá trình điều khiển và quản lý hệ thống chuyển mạch. Hai chương trình đó là chương trình xử lý cuộc gọi và chương trình quản lý. Chương trình quản lý cũng có những chương trình rất quan trọng chẳng hạn như chương trình quản lý dữ liệu. a. Chương trình quản lý cuộc gọi: Chương trình xử lý cuộc gọi điều khiển và lựa chọn những hoạt động cần thiết để cung cấp dịch vụ trên tuyến thuê bao và những tuyến trung kế. Từ việc bắt đầu đến kết thúc cuộc gọi. Những hoạt động này bao gồm giám sát trạng thái đường dây, phát hiện trạng thái mạch đầu cuối, nhận biết và chuyển các thông tin báo hiệu, tạo đầu nối và điều khiển chuông và TONE. b. Chương trình quản lý: Chương trình quản lý điều khiển các hoạt động xử lý cuộc gọi và thu nhận các số liệu. Lưu lượng và thống kê quá trình sử dụng có thể được thực hiện nhờ chương trình này. Chương trình quản lý cũng có thể được dùng một cách tự động trong việc hạn trữ lưu lượng để tránh tắc nghẽn xảy ra trên mạng. c. Chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu: Các số liệu về tổng đài và thuê bao được điều khiển bằng chương trình này, nội dung điều khiển như sau: - Nhóm thuê bao - Nhóm dịch vụ - Cấu hình và số đường trung kế Thiết bị vào ra - Các thông tin cụ thể hướng về cuộc gọi Các cơ sở dữ liệu của tổng đài và thuê bao có thể soạn thảo hay truy nhập từ MAT. Để bảo vệ khỏi trục trặc đáng tiếc có thể xảy ra hay những thay đổi phần mềm một cách không mong muốn, chương trình quản lý các trạm dùng mật khẩu để tránh những truy nhập trái phép bảo vệ với một số hoặc tất cả bàn phím lệnh. Đồng thời chương trình này cũng hạn chế chức năng soạn thảo tới đầu cuối MAT. 2.3. File số liệu của tổng đài File dữ liệu của tổng đài chứa thông tin cần thiết để thực hiện điều hành hệ thống chuyển mạch. File số liệu là đặc trưng của một tổng đài và tập trung phản ánh điều kiện hoạt động của tổng đài đó. Các số liệu thường chú trong bộ nhớ chính. Số liệu của tổng đài được cập nhật bởi các nhân viên bảo dưỡng. Những số liệu này là những lệnh thông thường để thay đổi nội dung số liệu chẳng hạn như việc: thêm, xoá, thay đổi các đường trung kế và các tuyến riêng biệt khác…. Nhờ các lệnh đó, số liệu mới hay các số liệu được thay đổi có thể được nạp vào File tổng đài (Offlce File) khi cần thiết. 2.4. File số liệu của thuê bao: File số liệu của thuê bao chứa tất cả các số liệu liên quan đến thuê bao (nhóm thuê bao, nhóm dịch vụ…) được hệ thống dịch vụ. Mỗi trạm chuyển mạch địa phương (Local Switch) và trạm chuyển mạch kết hợp Toll và Local Switch luôn duy trì các File của chúng và mỗi File đựơc cập nhật tuỳ theo sự thay đổi của trạng thái thuê bao. Các thông tin chẳng hạn: - Thông tin đánh giá những thuê bao mới. - Thông tin về những thuê bao được di chuyển một cách tạm thời - Thông tin về những thuê bao bị ngắt khỏi hệ thống. Và các thông tin khác đều được cập nhật vào các File dữ liệu thuê bao (Suberiber Da ta File) hầu như mỗi ngày thông qua những lệnh SO (Service Orber). Những thay đổi này đòi hỏi tất cả các cơ sở dữ liệu đều được cập nhật một cách liên tục. Các File dữ liệu này cũng được cập nhật với bất kỳ tình trạng nào của trạm khi mở rộng, thay đổi hoặc gỡ bỏ một số chức năng. Hơn nữa, trước khi bắt đầu một quá trình xử lý cuộc gọi thì đều rất cần thiết là kiểm tra xem hệ thống có hoạt động bình thường không. Trong hệ thống, quá trình cập nhật và kiểm tra được thực hiện hoàn toàn không gián đonạ các dịch vụ xử lý cuộc gọi. 3. Quá trình xử lý cuộc gọi: + Khi thuê bao chủ gọi nhấc máy: Khi mạch vòng đường dây LC phát hiện báo hiệu off - hook, chương trình xử lý cho cuộc gọi trong CLP bắt đầu hoạt động chương trình này đọc số thiết bị đường dây LEN và loại đường dây LC từ bộ nhớ chính CLP và bộ nhớ chung chuyển mạch. Một chuyển đổi gốc cuộc gọi sẽ quyết định đầu nối âm Tong DT nối. Trạng thái bận/rỗi của CM sẽ quyết định tuyến nối trong mạng để chọn một đăng ký gốc cuộc gọi và một khe thời gian rỗi giữa thuê bao và mạch DT hoặc PBOR. Mạch DT gửi âm mời quay số, giải mã từ số sang tương tự như bộ Codec trong LC đưa tới thuê bao A. + Thu liệu số/Gửi số: Sau khi nhận được âm mời quay số DT, thuê bao A quay số gọi. Chương trình xử lý gọi sẽ huỷ bỏ tuyến đầu nối DT ngay sau khi PBOR hoặc với thuê bao loại Dp), còn PROR đặt trong Module trung kế dịch vụ sẽ thu báo hiệu đa tần (đối với thuê bao loại PB). Các chữ số thu được sẽ đưa tới chương trình phân tích chữ số sẽ nhận dạng đích cuộc gọi nhớ các dữ liệu phiên dịch chữ số trong bộ nhớ chung chuyển mạch. Chương trình xử lý gọi sau đó sẽ chọn một đầu ra rỗi OGT và chọn một bộ gửi số (DPOS hoặc MFOS). Nếu OGT được chọn nằm trong Mate CLP thì Home CLP sẽ yêu cầu một tuyến đầu nối giữa OGT và DPOS (hoặc MFOS) tới Mate CLP thông qua Bus hệ thống. Nếu OGP được chọn nằm trong vùng CLP thì CLp sẽ điều khiển việc gửi số. + Chuông: Sau khi việc gửi số hoàn thành, Mate CLP sẽ yêu cầu một tuyến đầu nối giữa OGP và Junctor. Home CLP thiết lập một tuyến đầu nối giữa thuê bao A và Junctor. Lúc này DPOS (hoặc MFOS) được giải phóng. Sau khi cuộc gọi đã được kết nối tại thuê bao bị gọi, office ở xa sẽ gửi âm chuông tới thuê bao bị gọi và âm hồi chuông tới office của thuê bao chủ gọi. Sau đó hệ thống sẽ ở trạng thái chờ báo hiệu trả lời từ office của thuê bao bị gọi. + Đàm thoại: Khi thuê bao bị gị trả lời, office ở xa sẽ gửi báo hiệu trả lời OGP. Đa báo hiệu trả lời tới Home CLP. Báo hiệu trả lời này cho phép cuộc đàm thoại bắt đầu. + Đặt máy: Khi phát hiện thuê bao A đặt máy, Home CLP sẽ giải toả tuyến nối và các dữ liệu tương ứng cho cuộc gọi trong bộ nhớ. Home CLP gửi yêu cầu giải toả tuyến nối và OGP tới Mate CLP. Mate CLP sẽ giải toả tuyến nối OGP và các dữ liệu tương ứng trong bộ nhớ. Khi thuê bao bị gọi đặt máy. Mate CLP sẽ báo cáo trạng thái này tới Home CLP. LC DPOS LOC Dial Tone PBOR REC OGT SPC CLP DFOS To Ditstant Office Home CLP MFOS OGT DFOS LOC To Ditstant Office Juntor TDNW TDNW DLSW Calling CUB.A ' SPC CLP CM Mate CLP System Bus Hình I.14: Kết nối gọi đi (Off - hook/digit Receiving) SUB : Subcriber CLP : Call Processor CM : Common Memory DLSW : Digital Line Switch DPOR : Dial Pulse Oirginating Register DPOS : Dial Pulse Oirginating Sender. LC : Line Circuit LOC : Local Contriler MFOS : Multirequency Outgoing Sender OGT : Outgoing Trunk PBOR : Pushbottom Originating Register REC : Receiver SPC : Speech Path Controller LC LOC Dial Tone PBOR REC OGT SPC CLP DFOS To Ditstant Office Home CLP MFOS OGT LOC To Ditstant Office Juntor TDNW TDNW DLSW Calling CUB.A ' SPC CLP CM Mate CLP System Bus DFOS Hình I.15: Kết nối gọi đi - nhận số (MF Signalling/dp Signalling) SUB : Subcriber CLP : Common Memory DLSW : Digital Line Switch DPOR : Dial Pulse Oirginating Register DPOS : Dial Pulse Oirginating Sender. LC : Line Circuit LOC : Local Contriler MFOS : Multirequency Outgoing Sender OGT : Outgoing Trunk PBOR : Pushbottom Originating Register REC : Receiver SPC : Speech Path Controller LC LOC Dial Tone PBOR REC OGT SPC CLP DFOS To Ditstant Office Home CLP MFOS OGT LOC To Ditstant Office Juntor TDNW TDNW DLSW Calling CUB.A ' SPC CLP CM Mate CLP System Bus DFOS Answer Hình I.16: Kết nối gọi đi (Ringing/Talking) SUB : Subcriber CLP : Common Memory DLSW : Digital Line Switch DPOR : Dial Pulse Oirginating Register Dros : Dial Pulse Oirginating Sender LC : Line Circuit LOC : Local Contriler MFOS : Multirequency Outgoing Sender OGT : Outgoing Trunk PBOR : Pushbottom Originating Register REC : Receiver Phần II khái niệm chung trường chuyển mạch I. Chuyển mạch pcm Chuyển mạch PCM là loại chuyển mạch ghép dựa trên công nghệ dồn kênh phân chia theo thời gian và điều chế xung mã. PCM là phương pháp truyền biên độ của PAM (điều xung biên) sau khi đã lượng tử hoá nó và sau đó biến đổi thành mã nhị phân. Do đó, tái mã hoá có thể tiến hành dễ dàng vì nó có thể dễ dàng phân biệt được với các tín hiệu ngay cả khi có cả tạp âm và xuyên âm trong đường truyền dẫn. Để cho phép kết nối giữa các khe thời gian khác nhau trên các Bua khác nhau người ta sử dụng cả hai loại chuyển mạch không gian và thời gian. Chuyển mạch theo không gian thực hiện tại các ma trận điểm nối. Sự kết nối qua mạng chuyển mạch bao hàm việc trao đổi tin tức giữa một kênh vào và một kênh ra. Sự trao đổi này được hoàn tất qua một trình tự chuyển mạch theo không gian và thời gian nhất định. Khi một cuộc gọi bình thường đang diễn ra trong nhiều khung PCM, trình tự này phải được lặp lại một lần cho mỗi khung PCM trong suốt cuộc gọi. Việc này phải cần đến một vài loại điều khiển có liệu kỳ được thực hiện tại bộ nhớ điều khiển. A. Chuyển mạch thời gian Chuyển mạch thời gian gồm có một bộ nhớ tiếng nói, tại các từ trong đường PCM được làm chế một khe thời gian (ít hơn tổng số khe của một khung). Bộ nhớ tiếng nói được điều khiển bằng bộ nhớ điều khiển. Việc viết tin của các khe thời gian lưới vào bộ nhớ tiếng nói có thể là liên tục và được điều khiển bằng một bộ đếm đơn giản: khe thời gian số 1 vào tế bào số 1, khe thời gian số 2 vào tế bào số 2; trong khi đó việc đọc tiếng nói trong bộ nhớ được điều khiển bằng một bộ đếm điều khiển. Bộ nhớ này có tế bào bằng số khe thời gian và tại mỗi khe thời gian nó ra lệnh đọc một tế bào nhất định trong bộ nhớ tiếng nói. Độ trì hoãn hiệu quả, chuyển mạch kịp thời, chính là nhờ hiệu số thời gian giữa viết và đọc tiếng nói ra từ bộ nhớ. Quan sát thấy rằng thanh chuyển thời gian làm việc không bình thường theo kiểu phân thời gian. 1 2 1 2 F 1 2 F PCM out PCM in Bộ đếm Điều khiển bộ nhớ Bộ nhớ thoại Các tế bào giống nhau được sử dụng riêng cho một cuộc gọi nhất định trong suốt thời gian kết nối. Do vậy trong trường hợp này ta gặp một thực trạng (trái ngược) rằng không gian được phân thời gian còn thanh chuyển thời gian được phân không gian. Hình II.1. Tiếp điểm thời gian Các số liệu đưa vào được nạp vào các khe thời gian trong một khung (Frame). Để kết nối một đường thoại thông tin ở các khe thời gian được gửi từ đầu vào của chuyển mạch đến đầu ra. Mỗi đường thoại được định hình với một khe thời gian cụ thể, trong một luồng số liệu cụ thể. Theo đó chuyển mạch thay đổi, một khe thời gian của một luồng số liệu cụ thể đến khe thời gian của một luồng số liệu khác, quá trình này gọi là quá trình trao đổi các khe thời gian. Khe thời gian đa vào được nghỉ tạm thời trong bộ đếm. Trên hình vẽ các khe thời gian đa vào được lu ở địa chỉ 1 đến địa chỉ X của khung thể hiện luồng vào của mỗi khe thời gian được lu giữ ở các từ tương ứng. Lúc này số liệu ở mỗi khung được thay thế bằng số liệu mới một lần các chức năng chuyển mạch khe thời gian liên quan đến việc chuyển mạch từ một khe thời gian đa vào đến khe thời gian được chọn ngẫu nhiên để đưa ra. Có sẵn quy trình này là phương pháp đọc ngẫu nhiên theo dấy ghi lần lượt (SWRR). Ngoài ra còn đọc lần lượt ghi ngẫu nhiên (SWSR) và ghi, đọc số một cách ngẫu nhiên (RWRR). 1 x Điều khiển bộ nhớ . . . Khe thời gian đầu ra Khe thời gian đầu vào 1 3 ………… x 1 2 …… x ………… 2 4 x …… 4 Luồng khe thời gian đầu vào Luồng khe thời gian đầu ra Hình II.2. Quy trình chuyển mạch theo khe thời gian * Mức ghép của chuyển mạch thời gian: Chuyển mạch thời gian T thực hiện chức năng trao đổi vị trí khe thời gian các tín hiệu ghép 8bit trên luồng cao, không thể thiếu được đối với việc xây dựng mạng chuyển mạch số. Việc ghi số liệu vào và đọc số liệu ra từ chuyển mạch thời gian T do bộ đếm khe thời gian và bộ nhớ điều khiển thực hiện. Chuyển mạch thời gian có chức năng lưu các tín hiệu âm thanh và các tín hiệu khác đã được mã hoá theo kỹ thuật số trên luồng cao và có dung lượng chuyển mạch tương đương với số khe thời gian được ghép. Số lượng khe thời gian mà chuyển mạch thời gian có thể chuyển mạch được cũng chính là mức ghép trên luồng cao là hạn chế. Tóm lại, để tăng bậc ghép của chuyển mạch thời gian cần phải thoả mãn ba yêu cầu đó là: sắp xếp các khung 8bit song song; giảm số lần thâm nhập chuyền mạch và giảm thời gian quay vòng. B. Chuyển mạch không gian s. Vấn đề đặt ra là nếu mạch chuyển mạch xử lý thuê bao M như một điểm cuối của khe thời gian đơn, thì cần có bộ nhớ (M) được tạo bởi các từ được dùng ở tốc độ thích hợp. Ví dụ trong trường hợp tần só lấy mẫu là 8kHz, thì hệ số có 128 khe thời gian có khả năng viết và đọc các số liệu và bộ nhớ mỗi 125 m/128 = 976ns. Tuy nhiên nếu hệ thống trở nên lớn hơn thì các yêu cầu về bộ nhớ và tốc độ truy nhập có thể không đáp ứng nối với công nghệ đang hiện có. Do vậy, để tăng hiệu suất của hệ thống một phương pháp mở rộng dung lượng sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn là cần thiết. Một trong những phương pháp có sẵn cho mục đích này là việc đổi các khe thời gian bằng cách đấu nối qua lại giữa các nhóm chuyển mạch khe thời gian với cổng logic. Công nghệ này là phân chia không gian. Chuyển mạch không gian bao gồm có một ma trận điểm nối, ở đó có thể các điểm nối gồm các cổng điện tử số. Mỗi cột điểm nối được gắn với một bộ nhớ điều khiển, cột này có nhiều từ đến F từ, bằng số khe thời gian. Dạng tiêu biểu của F là từ 32 đến 1024. Trong mỗi khe thời gian, ma trận nối cố tính năng như một ma trận phân theo không gian bình thường, phục vụ đầy đủ các yêu cầu kết nối giữa các Bua vào và ra. Các điểm nối được điều khiển bởi các tế bào nhất định trong bộ nhớ điều khiển. Ngay lúc dịch chuyển giữa hai khe thời gian, bộ nhớ điều khiển chuyển một bước và tại khe thời gian mới, một bộ nối điểm hoàn toàn khác được đưa vào hoạt động. Quá trình này được tiếp tục không gian và thời gian vẫn có thể làm thành một chu kỳ khung tiếp khung. Trong theo liệu kỳ của các bước F. Cách phân theo thời gian kiểu này làm tăng hiệu suất của các điểm nối lên từ 32 đến 1024 lần so với các chuyền mạch không gian bình thường. Chừng nào mà tin tức trong các bộ nhớ chưa đổi thì trình tự chuyển mạch thời gian kết nối và giải toả của một cuộc đàm thoại, tin tức này được thay đổi do điều kiện khu vực và trung tâm. ở đây thanh đấu chéo không gian tương tự như thanh quét sử dụng Rơ le, trừ trường hợp yêu cầu một cổng logic vận hành ở tốc độ cao. Một thanh quét được mô phỏng với một bên đầu vào là trục đứng, đầu ra là trục ngang. Một cổng logic được dùng ở cổng cắt chéo của trục đứng và trục nằm ngang. Sự tiếp xúc phù hợp được tiến hành thông qua việc kích hoạt cổng logic tương ứng trong thời gian của khe thời gian và nhờ đó thông tin được truyền đi từ bên đầu vào đến đầu ra. Đồng thời, ở khe thời gian tiếp theo một đường dẫn hoàn toàn khác trước đó có thể được lập ra. N 2 1 1 . . . . F Bộ nhớ điều khiển 1 2 . N 1 2 . N Hình II.3: Tiếp điểm không gian Hình II.4: Thanh cắt chéo không gian chuyển mạch S Chú ý ở đây là các khe thời gian của trục đứng và trục nằm ngang được phát sinh một cách tương ứng trong cùng một thời điểm. Và vì vậy ở thanh quét, việc chuyển khe thời gian không được thực hiện. Như vậy trong trường hợp chuyển đổi khe thời gian, một bộ nhớ điều khiển có thông tin để kích hoạt các cổng tại các khe thời gian mong muốn là cần thiết. Chuyển mạch không gian được sử dụng để chuyển mạch giữa các luồng cao. Trong chuyền mạch không gian, bậc ghép của các khe thời gian được tăng lên bằng việc mở/đóng với tín hiệu 8bit song song như trong trường hợp của các chuyển mạch thời gian. * Phương pháp thiết lập mạng chuyển mạch kiểu phân chia thời gian: Với mục đích thực hiện một mạng chuyển mạch dung lượng lớn bằng một tổng đài số sử dụng một chuyển mạch thời gian đơn lẻ sẽ không thoả mãn dung lượng, do vậy cần phải phối hợp thêm chuyển mạch T. Sử dụng chuyển mạch T, chuyển mạch S hay phối hợp cả hai theo đó ta có mạng lưới được thiết lập: - Chuyển mạch T đơn - Chuyển mạch S đơn - Chuyển mạch T - S - Chuyển mạch S - T - Chuyển mạch T - S - T - Chuyển mạch S - T - S - Sự phối hợp phức tạp hơn cả T và S II. hệ thống T - S - T Cấu hình này cho phép hệ thống xử lý các cuộc gọi một cách không bị ngắt quãng do bị khoá. S m x n T T T T T T 1 1 2 2 M M 1 1 2 2 N N Hình II.5. Cấu trúc mạng T - S - T Trong việc điều khiển mạng, việc lựa chọn khe thời gian ở đầu vào/đầu ra và khe thời gian ở chuyển mạch là không liên quan đến nhau. Nghĩa là trong trường hợp T-S-T, thì khi thời gian ở đầu vào có thể đấu nối với khe thời gian ở đầu ra bằng cách dùng khe thời gian trong đường chéo của chuyển mạch không gian. Để thuyết minh hoạt động của bộ chuyển mạch, theo sơ đồ ta giả sử hệ thống điều khiển ra lệnh kết nối giữa thanh A, gắn khe thời gian vào số 2 đến Bus vào số 1 và thanh B gắn thời gian số 31 lên Bus ra số 3. Để làm được điều này cần phải tìm ra một đường dỗi trên mạng. Điều này bao gồm việc tìm ra một khe thời gian nội bộ đang rỗi ở phía vào A cũng như phía ra B trong ma trận không gian. Việc tìm chọn được thực hiện bởi bộ điều khiển trung tâm. Khi khe thời gian nội bộ trống đầu tiên (ví dụ khe số 7) được từng thấy, thì số này và các địa chỉ cần thiết trên được chuyển đến tới các bộ nhớ điều khiển CM - A,B,C. Các địa chỉ này được chứa trong tế bào số 7 để của các bộ nhớ này. Từ PCM của A được viết vào tế bào số 2 của SM -A trong khoảng khe thời gian vào số. Nó được chứa ở đây đến khi khe thời gian nội bộ số 7 đến. Vì số khe thời gian có thể sẽ không trùng hết lên trên các khe thời gian từ số nọ đến 31. Tại khe thời gian nội bộ số 7, địa chỉ ở tế báo nhớ số 2 được cung cấp từ CM-C và trên từ PCM được chuyển qua bộ CM - B. Sau cùng, khi khe thời gian đã ra số 31 đến, từ PCM được phát về B. Trình tự được lặp lại mỗi lần qua mỗi khung thời gian, tạo nên một đường từ A đến B. Tuy nhiên, vẫn không có đường từ B đến A. Để tổ chức được việc này, cần phải dùng đến hai phương thức. Hoặc đường thứ hai được thiết lập hoàn toàn độc lập với đường thứ nhất hoặc hai đường được thiết lập liên kết với nhau. Phương thức thứ nhất có thể được tạo nên một hệ thống mềm dẻo hơn trong phương thức thứ hai tạo điều kiện tiết kiệm phần cứng như tính cách đối xứng của bộ chuyển mạch. Với phương thức thứ hai, việc tìm chọn ra cả hai đường được thực heịen qua một lần, trong đó phương thức thứ nhất cần phải thực hiện hai lần tìm chọn. Có một phương thức điều khiển hai đường liên lạc này, đường đi và đường quay về, là phương thức tảo pha, nếu một đường rỗi được tìm ra từ A đến B một khe thời gian nhất định thì đường quay về đảm bảo nửa khung thời gian sau. áp dụng vào ví dụ trên, ta có đường đi lại khe thời gian số 7 + 32/2-23. Bộ nhớ điều khiển giảm đi theo phương thức kế hợp. Hình II.6. Cấu trúc T - S - T và phương pháp đổi pha Để kết thúc cuộc gọi, bộ điều khiển trung tâm ra lệnh xoá các từ tương ứng trong bộ nhớ điều khiển. Sự cố lắt mạch tạo nên bởi hệ thống T - S - T rõ ràng tuỳ thuộc vào khả năng tìm thấy một cặp khe thời gian trống trong đường truyền giữa hai chuyển mạch thời gian. Đối với các giá trị thường dùng F, khả năng tắt mạch rất nhỏ. Chọn F =512 và lưu lượng mỗi kênh là 0,8 Erlang thì khả năng tắt mạch nội bộ giảm đến mức rất nhỏ. Để hoàn thành không tắt mạch có thể không thực hiện bởi hai cách: - Tăng đôi tốc độ bít nội bộ nghĩa là tăng giá trị F. - Thiết lập các bộ chuyển mạch trên hai mặt phẳng song song Cả hai phương thức này điều làm tăng đôi các thiết bị, như vậy loại trừ khả năng tắt mạch. Điều này có thể thấy rõ bằng cách nới rộng F thành 2F. III. hệ thống S - T - S Trong trường hợp S - T - S, quá trình tương tự T - S - T được tiến hành T T T 1 1 2 2 N N S n x p S n x p 1 2…….. M 1 2…….. P Hình II.7: Cấu trúc mạng S - T - S Việc chọn khe thời gian đầu vào đầu/ra được xác định bằng đường giao tiếp theo yêu cầu. Do bộ biến đổi khe thời gian có thể được thay đổi bằng cách dùng hai chuyển mạch không gian, độ linh hoạt của đầu nối được cải thiện. Dựa vào phương thức được sử dụng trong thiết việc lập đường đi và đường quay về, hệ thống S - T - S ra đời với một ít khác biệt. TA TB TA Tới A Tới B TA TB TA TB TA TB TB TA TB Từ A Từ B Hình II.8. Cấu trúc S - T - S Trong đó cùng tế bào chuyển mạch thời gian ở phần trên được sử dụng cho cả hai đường nối. Nó làm việc như sau: Tại khe thời gian TA các điểm kết nối TA đã được chỉ định được đưa vào hoạt động, từ PCM ở lối vào A được viết vào tế bào nhất định trong chuyển mạch thời gian. Từ PCM này được chứa ở đó cho đến khi khe thời gian TB đến. Lúc bấy giờ ở các điểm nối TB đã được chỉ định tác động và từ ở ngõ A được đọc ra ở lối B, sau đó từ PCM từ lối vào B được viết vào tế bào nhớ. Tại khe thời gian TA sang từ ở ngõ B được đọc về lối ra A và cứ tiếp tục. Việc tắt mạch của hệ thống S - T - S này tuỳ thuộc vào khả năng tìm ra một tế bào nhớ rỗi ở một trong những chuyển mạch thời gian, chuyển mạch nào cũng được. Càng nhiều chuyển mạch thời gian thì càng giảm được khả năng tắt mấy. Một hệ thống._.S/480CH) nhận được từ T2 trong quá trình hạn chế cuộc gọi. Số liệu thông báo được cài đặt vào các khe thời gian TSI2, TSI3, TSI4 và TSI5 của đường HW số liệu được chuyển thành 4 đường SHW số liệu (SHW0 đến SHW3) trong quá trình gửi đến bộ điều khiển vùng LOC, bộ giao tiếp điều khiển truyền dẫn số DTIC và bộ điều khiển trung kế dịch vụ SVTC. * Bộ phân kênh bậc hai SDMUX: Bộ SDMUX phân đường HW số liệu (ở tần số 4,224MHz dưới dạng 8 bit song song) thành 4 đường SHW số liệu (ở tần số 8,448MHz dưới dạng 8 bit nối tiếp). Đường HW số liệu mà chuyển mạch thời gian cho đường HW và được chuyển mạch không gian cho JHW trong quá trình gửi đến LOC, DTIC hay SVTC phải chuyển đổi thành SHW số liệu. * Bộ chèn ISN (Inserter): Các lệnh điều khiển LOC, DTIC và SVTC từ SPC được nạp vào bộ SRDQ (Signal Receiver and Distributor Queue) thông qua SPC [NTF.INS] nhận số liệu theo lệnh LTFD từ SRDQ và ghi chúng vào khe thời gian rs33, Ts66, Ts99 của mỗi đường SHW theo lệnh và gửi chúng đến LOC, DTIC. + Thêm vào đó, ISN chứa các tín hiệu MISC (Miscellancouss) chẳng hạn như tín hiệu điều khiển hạn chế cuộc gọi, tín hiệu điều khiển rung chuông từ SPC và mẫu tín hiệu đường tạo ra trong INS. * Bộ thu tín hiệu và phân bố tín hiệu hàng nhớ SRDQ (Signal Receiver and Distributor Queue): Bộ thu tín hiệu và phân bố tín hiệu hàng nhớ SRDQ có chức năng thử tạm thời số liệu khung trung kế và đường dây LTDF theo lệnh nhận được từ SPC theo giao tiếp SPC INTF trước khi gửi tới bộ chèn INS. Bởi vì tốc độ truyền dẫn với khung trung kế và đường dây LTFD theo lệnh đã nhận từ SPC qua giao tiếp SPC INTF và tốc độ tiếp nhận của LTDF theo lệnh trong INS là không đồng bộ, SRDQ thử một cách tạm thời số liệu trung kế và đường dây LTFD theo lệnh nhận được từ SPC qua giao tiếp SPC INTF và đồng bộ tốc độ thu của INS trước khi lệnh LTFD tới INS. * Bộ chọn SEL2: Bộ chọn SEL chọn 4 đường SHW số liệu của Systemo và Systeml phù hợp với thông tin của LOC ACT trong MSD đã nhận từ SPC và gm 4 đường SHW số liệu của hệ thống đã chọn tới bộ chuyển đổi cáp CD. * Bộ chuyển đổi cáp CD (Cable Drive): Bộ CD gửi số liệu đã lưu trữ trong mỗi khe thời gian của đường SHW số liệu nhận được từ SEL2 và mỗi thông tin điều khiển LTFD theo lệnh đến LOC, DTIC và SVTC. * Bộ nhớ điều khiển chuyển mạch SMC (Switch Memory Contronler): Bộ điều khiển chuyển mạch SCM phân tích các lệnh SCMD tới các bộ điều khiển PAD,T1, S1, T2, S2, CTLM từ SPC và gửi chúng đến CTLM. Mỗi CTLM thực hiện việc xử lý kết nối hướngchuyển mạch và thiết lập trạng thái bộ nhớ phù hợp với mỗi thông tin điều khiển nhận được từ SCM. Hơn nữa, Khi SMC đọc ra mỗi số liệu điều khiển trong CTLM (số liệu trả lời) phù hợp với các lệnh của SCMD theo lệnh từ SPC tới SPC liên kết, chúng được gửi tới SPC sau khi đã nhận và đổi các số liệu trả lời (theo lệnh SCMD). * Giao tiếp điều khiển chuyển mạch SPC INFT: Giao tiếp SPC INTF được dùng cho cho việc ngắt gửi/ nhận của các lệnh SCMD giữa SPC và PAD, T1, S1, S2, T2, TLM và ngắt gửi/ nhận các lệnh của LTFD giữa LOC, DTIC và SVTC từ SPC. Giao tiếp SPC INFT nhận lệnh điều khiển SCMD và gửi lệnh điều khiển SCMD đến từ CPU ở trong Card P-L4J. * Mạch sao chép: Mạch sao chép thực hiện sao chép các số liệu PAD, T1, S1, S2, T2 CTLM của hệ thống hoạt động ACT sang hệ thống dự phòng SBY. Lúc này có yêu cầu sao chép liên kết với CPU thông qua SPCD theo lệnh của SPC. Khi việc sao chép được hoàn thành, bản tin sao chép được gm tới SPC từ CPU qua giao tiếp SPC INTF thông qua SMCD theo lệnh số liệu bảo dưỡng. Chương III Bộ điều khiển tuyến thoại spc I. giới thiệu chung Bộ điều khiển chuyển mạch điều khiển mạch chuyển mạch có cấu trúc T-S-S-T. Dưới sự điều khiển của bộ xử lý cuộc gọi CLP (Call Processor) nó là Module xử lý điều khiển CMP (Contronl Processor Module) có cấu trúc kép ở trong khung chuyển mạch thời gian và xử lý cuộc gọi TSCPF (Time Switch and Call Processor), bộ điều khiển chuyển mạch SPC điều khiển Module chuyển mạch thời gian TSM (Time Switch Module) và Module chuyển mạch không gian SSM (Space Switch Module) và Module chuyển mạch SPM. Thêm vào đó, nó điều khiển trên 24 bộ điều khiển như là bộ điều khiển vùng LOC, Module giao tiếp truyền dẫn số DTIM trong phân hệ ứng dụng. Bộ điều khiển chuyển mạch SPC có các đặc điểm sau: + Mỗi Module điều khiển chuyển mạch SPC có cấu trúc kép. + Mỗi Module điều khiển chuyển mạch SPC có thể điều khiển tối đa 6 đường HW (2880 kênh). II. Các chức năng của SPC. Bộ điều khiển tuyến thoại SPC được điều khiển bởi Module xử lý điều khiển SPM và có các chức năng sau: + Giao tiếp với CPM. + Chiếm giữ và phân bố thông tin cấu thành đường thoại. + Tập trung các thông tin lỗi và thông tin bảo dưỡng của hệ thống chuyển mạch và thông báo nó đến CPM. + Phân phối xung Clock và xung đồng bộ đa khung từ Module CKL đến thiết bị chuyển mạch. + Phát tín hiện huỷ bỏ cuộc gọi đi hoặc các tín hiệu trả lời và thông báo đến CPM. + Nhận các thông tin lưu trữ số từ các bộ điều khiển ứng dụng. + Cung cấp tín hiệu điều khiển giữa Module xử lý điều khiển CPM và Module chuyển mạch thời gian TSM, Module chuyển mạch không gian SSM hay Module chuyển mạch SPM. + Thực hiện quá trình chuẩn đoán. P M U X DTIC DTI DTI P M U X P M U X LOC SVTC P M U X LC LC SVT SVT SHW 1 0 SHW TDNW (TSM/SSM/SPM) 1 0 TDNW (TSM/SSM/SPM) SPC 0 1 1 BIU 0 1 CLP 0 SPC 0 1 1 BIU 0 1 CLP 0 SPC SPC Hình.III.14: Vị trí của SPC trong hệ thống NEAX 61E III. Cấu hình phần cứng. BIU : Bus Interface CLP : Call Processor DLSW : Digital Line Switch DTI : Digital Transmission Interface DTIC : Digital Transmission Interface Controller LC : Line Circuit LOC : Local Controller PMUX : Primary Multiplexer SHW : Sus Highway SPC : Speech Path Control SPM : Speech Path Module SVY :Service Trunk SWM : Switch Module TDNW : Time Division Netword 1. Vị trí của SPC trong Neax - 61 E Bộ điều khiển chuyển mạch SPC được đặt ở giữa bộ xử lý gọi CLP và Module chuyển mạch thời gian TSM/Module chuyển mạch không gian SSM/Module chuyển mạch SPM, nó điều khiển TSM/SSM/SPM và các thiết bị bởi các lệnh của bộ xử lý gọi CLP. Không có cuộc gọi nào bị mất trong quá trình chuyển đổi giữa hoạt động và dự phòng. Việc chuyển đổi của SPC không những dẫn đến chuyển đổi của TSM, SSM, SPM mà tạo ra sự chuyển đổi của tất cả các Module của hệ thống ứng dụng liên quan đến SPC sự cố. Cả hai cuộc gọi lưu động và cố định vẫn đảm bảo an toàn. ở điều kiện bình thường cả hai hệ thống SPC ACT và SPC SBY ở chế độ đồng bộ. ở chế độ đồng bộ, các bộ nhớ của SPC là như nhau. Khi một bên của SPC có lỗi, trước tiên nó sẽ bị loại ra khỏi việc phục vụ. Sau khi việc sửa chữa được hoàn thành, nội dung của các bộ nhớ được sao chép từ phía hoạt động sang phía dự phòng và tất cả các thông tin bảo dưỡng trong bộ nhớ hàng bảo dưỡng MNQ và bộ nhớ hàng chung GNQ được đọc bởi phần mềm được hoạt động trở lại. Không có thông tin bảo dưỡng nào bị mất bởi việc chuyển đổi SPC. + Đọc cả hệ thống + Kiểm tra bản sao phần mềm MSD From CLKM + Đưa ra SPC lỗi và thông tin LOC trên các đầu cuối bảo dưỡng và quản lý MAT…. TSM/SSM/SPM (System 1) TSM/SSM/SPM (System 0) CLK CLK TSM/SSS/SPM INTF TSM/SSS/SPM INTF CDLD CDLD MNO RECO MNO RECO Inter SPC Bus - Đường dây SPC trung gian Inter SPC Bus Đường dây giữa các đường dây CTL và BIU BUS CTL BUS CTL MSD MSD Cross Connection BUS between MSD and BIU BIU BIU (SPC System 1) (SPC Sustem 0) High Intergate BUS Hình III.15: Cấu hình dự phòng của SPC MNQ : Mainternance Quene MSD : Mainternance Sighnal Distributo CDLQ : Call Detection Quen RECQ : Recever Queue Trong trường hợp cả hai hệ thống MSD bị lỗi (cả hai hệ thống cùng lúc hay hệ thống liên kết bị lỗi trước lúc cài đặt hệ thống MSD có lỗi), SPC và SPC liên kết bị lỗi trước có thể ở trạng thái mất cân bằng tuỳ thuộc vào các thiết bị bị lỗi. Ví dụ về chế độ hoạt động của SPC + CLP 0 hoạt động + SPC 0 ở trạng thái chuẩn đoán + SPC 1 hoạt động Trong trường hợp này việc chất lượng bình thường bao gồm việc xử lý gọi được thực hiện bởi CLP 0 hoạt động gửi đến các lệnh tới SPC hoạt động SPCL. Các tín hiệu trả lời từ SPCL cũng được gửi trở lại SPCO. Bộ xử lý dự phòng CLPL gửi lệnh chuyển đoán đến SPCO và tín hiệu trả lời được đưa từ SPCO đến CLPL. - CLD-CTL (Call Detection Logic Control): Bộ điều khiển Lôgic phát hiện cuộc gọi, phát tín hiệu đồng hồ khác nhau. - Giao tiếp Module chuyển mạch thời gian Tsm/Module chuyển mạch không gian SSM/ Module chuyển mạch SPM TSM/SSM/SPM INTF và giao tiếp đường dẫn DRP INTF (Dropper Interfacer): Nhận các tín hiệu quét SCN từ các đường trong bộ ghép kênh bậc hai SMUX và phân phối tín hiệu đến các khối chức năng của SPC. - ORD -REC (Order Receiver): Bộ phận lệnh gồm có bộ nhớ đệm, nhớ số liệu tạm thời và mạch logic để tìm tín hiệu đã nhận có tồn tại hay không trong bộ nhớ hàng đợi FIFO Q -CLT (Queue Control): Bộ điều khiển hàng nhớ điều khiển việc đọc hàng nhớ FIFO của SPC. - Bộ nhớ điều khiển SCM: Gửi các lệnh Module chuyển mạch thời gian TSM/Module chuyển mạch không gian SSM/Module chuyển mạch PM đến TSM/SSM/SPM và nhận các tín hiệu trả lời chúng. - ORDTX (Order Transmission): Bộ truyền dẫn lệnh gửi và các lệnh điều khiển cho Module ứng dụng như là bộ điều khiển vùng LOC và bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn số DTIC. - Mạch TEST sử dụng cho kiểm tra và dự đoán Bộ nhớ ROM, RAM: cung cấp cho việc kiểm tra chuẩn đoán - Phát mẫu chuẩn đoán DIAGPG (Diagnostic Patter Generator): Phát các tín hiệu mô phỏng vào hoạt động tín hiệu như tín hiệu quét, tín hiệu trả lời cho các lệnh của khung đường dây và trung kế LTF, các Pilot từ SMUX cho việc chuẩn đoán: - Bus CONV (Bus Conventer): Bộ chuyển đổi Bus là mạch logic chuyển đổi Bus cho bộ vi xử lý truy nhập nội SPC. equipmemt CLP 1 SPC 0 CLP 0 CLP 1 Connection from CLP SPC system 0 system 1 system 0 active act hot standby hot standby act SPC 0 CLP 0 CLP 1 CLP 1 act under diagnosis state SPC 0 CLP 0 CLP 1 CLP 1 under diagnosis state hot standby SPC 0 CLP 0 CLP 1 CLP 1 system 1 active act hot standby SPC 0 CLP 0 CLP 1 CLP 1 hot standby act SPC 0 CLP 0 CLP 1 CLP 1 act under diagnosis state CLP 0 SPC 0 CLP 1 CLP 1 CLP 0 SPC 0 CLP 1 CLP 1 under diagnosis state hot standby Bảng: Các chế độ hoạt động của SPC Hình III.16. Sơ đồ khối chức năng của SPC 2. Hoạt động Giao tiếp Module xử lý điều khiển CPM (Control Processor Module): Chức năng này được cung cấp bởi khối giao tiếp Bus (BIU) và bộ điều khiển Bus (Bus Controler) nhận lệnh từ CPM và gửi phúc đáp trả lời về CPM. Khối giáp tiếp BIU 0 và BIU 1 được kết nối đến các Bus thích hợp, các HIB của CLP 0 và CLP 1 như mong muốn. Khối giao tiếp BIU nhận lệnh từ CPM và chỉ xử lý những lệnh đọc ra một cách trực tiếp DIO (Direct Input/ Output) và có địa chỉ BIU thích ứng. BIU kiểm tra chẵn lẻ của các lệnh nhận được và đường truy nhập, nếu nó không hợp lý thì thông báo nó đến CPM. BIU tạo ra với số kết nối thuê bao để mà chốt trong Bus CTL của hệ thống 0 hay hệ thống 1 đã được xác định bởi ACRT và SPC RT. Bus CTL giao tiếp với Bus nội SPC. Bus nội SPC bao gồm một Bus số liệu hai hướng (16bit), Bus địa chỉ (3bit), và 5 đường điều khiển Bus CTL gửi các địa chỉ vào ra I0 và số liệu đã nhận được từ BIU đến các Bus địa chỉ và các Bus số liệu một cách riêng biệt. Bus CTL làm cho số liệu bị chốt trong các khối chức năng của SPC được gửi đến Bus số liệu của Bus nội bộ SPC. Bus CTL chốt các số liệu bằng cách sử dụng các đường điều khiển. Bus CTL gửi các số liệu đến BIU của hệ thống 0 hay hệ thống 1 đã xác định bởi mã ACRT, BIURT và SPC RT quyết định. Sau đó BIU gửi số liệu đến CP chủ (Hom). Phát hiện cuộc gọi đi, huỷ bỏ kết nối, hoặc trả lời và thông báo về CPM: chức năng này được thực hiện bởi mạch logic phát hiện cuộc gọi CDL (Call Detection Logic): CDL phát hiện sự thay đổi trạng thái đường dây dựa trên việc theo dõi tín hiệu quét SCN từ các mạch giao tiếp đường dây, trung kế chuyển đến, sau đó nó thông báo về cho CPM. Thông tin SCN được chèn trong SHW (hướng lên) và nhóm lại cho mỗi HW bởi TSM, SSM, hay SPM. Chuyển mạch thời gian TSW gửi các tín hiệu trả lời và tín hiệu quét SCN từ LTF về SPC. Sau đó bộ giao tiếp trích tín hiệu quét SCN từ LTF về SPC. Sau đó bộ giao tiếp trích tín hiệu điều khiển của SPC (SPC Dropper Interface) gửi các tín hiệu này đến HW tương ứng được nối đến CDL. CDL phát hiện sự thay đổi trạng thái đường dây hiện thời và ngay trước đó. Nếu CDL phát hiệnd dược sự thay đổi, nó đọc thông tin đó vào CDTQ (Call Detection Queue) và sau đó quét các thông tin này ra khỏi CDTQ theo lệnh đọc từ CPM. IV. giao tiếp 1. Giao tiếp giữa SPC và CPM: Bộ điều khiển chuyển mạch SPC được điều khiển bởi Module xử lý điều khiển CPM (Control Processor Module) và điều khiển Module chuyển mạch thời gian TSM, Module chuyển mạch không gian SSM, Module chuyển mạch SPM và khung đường dây trung kế LTF (Linh Trung Frame). Module xử lý điều khiển CPM thực hiện việc xử lý lỗi bảo dưỡng bằng việc sử dụng phần mềm ghi sẵn trong bộ nhớ chính. Module điều khiển xử lý CPM gửi các thiết bị phụ nằm trong loại được chỉ định và nhận các lệnh trả lời mỗi thiết bị. 2. Quét số liệu từ đường dây hoặc trung kế và điều khiển các trữ số đã nhận được. Bộ điều khiển chuyển mạch SPC được cung cấp với các chức năng logic phát hiện cuộc gọi để phát hiện sự thay đổi của trạng thái đường dây của mỗi đầu cuối liên quan và thông tin đến phần mềm của nó. Sau đó chức năng logic phát hiện cuộc gọi CDL phát hiện một trạng thái thay đổi của đường dây, trạng thái đã thay đổi của đường dây được nạp vào bộ nớ hàng logic phát hiện cuộc gọi CDTQ. Sau đó việc trả lời CDTQ đọc lệnh bằng phần mềm số liệu thay đổi của trạng thái đường dây được thông báo. Trong tình hình chỉ ra tuyến cho phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong mạch đường dây và trung kế. Số liệu quét SCN được gửi lên khe thời gian TS33 hay TS99 của đường SHW số liệu thông qua LOC đến SPC tại mọi thời điểm. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng được phát hiện bởi CDL của SPC đều nhớ trong CDTQ. Bộ điều khiển trung tâm điều khiển để đọc nội dung của CDTQ ở đúng thời điểm. NW LC TRK (2) SCN Data LOC (1) SCN Data 1. Dữ liệu được gửi từ LC/TRK4 ms/lần 2. LOC tường thuật lại cho SPC bằng khe điều khiển 33 và 99 8 ms/lần 3. CDL phân tích dữ liệu quét nhận được trong ACTM/LLM 4. Dữ liệu trạng thái đường (SCN Data) thay đổi được nạp vào CDLQ) (3)_ ACTM/LLM CDL CDL (D1+D2) SPC GNQ Read CC Hình III.17. Chức năng phát hiện cuộc gọi 3. Giao tiếp giữa TSTM (Test Module) và SPC Bộ điều khiển Chuyển mạch SPC nhận được dòng số liệu qua CLKM từ Module kiểm tra TSTM và gửi nó đến bộ điều khiển của phân hệ ứng dụng. * Số liệu gửi từ TSTM tới LOC thông qua SPC - Điều khiển cấp chuông A/B - Tín hiệu điều khiển nạp đường dây (số liệu hạn chế cuộc gọi) - Phân loại lớp hạn chế phụ thông báo cho thuê bao * Số liệu gửi từ TSTM đến SVTC qua SPC - Tín hiệu pha Tone hồi chuông PBT Phase * Có lớn nhất 5 Phase Tone sẽ được gửi tới thuê bao tạo ra bởi Tone chứa trong TS2-SW. Tín hiệu Phase Tone PBT được cài vào SHW DWN TOSOF7 và được gửi một cách liệu kỳ đến SVTC. Trong SPC tín hiệu Phase Tone PFT được nhận từ TSTM sẽ được ghi vào MSCN (Maintenace Scanner) ở mọi lúc. Phần mềm đọc tín hiệu Phase Tone hồi chuông PBT Phase giữ trong quá trình xử lý và chứa đựng PBT của Phase ứng dụng T2-SW. Chương iv module trung kế dịch vụ systm I.Giới thiệu Module trung kế dịch vụ SVTM truyền báo hiệu thanh ghi vào bộ phân phối Tone nghiệp vụ. Chức năng lựa chọn có thể thêm vào các báo hiệu của hệ thống báo hiệu N07. SVTM bao gồm các trung kế dịch vụ nhưng là bộ phận nhận/gửi tín hiệu đa tần cưỡng bức MFC REC/SND (Multifrequency Compeller Signal Receiver/sender), bộ phận nhận/gửi tín hiệu đa tần MF REC/SND (Multifrequency Compeller Signal Receiver/sender), bộ phận nhận tín hiệu thuê bao ấn phận PB REC/SND (Pusbutton Signal Receiver/sender) và bộ tạo Tone (Tone Generator). Khi hệ thống báo hiệu số N07 được sử dụng trong hệ thống, SVTM cũng được lắp ở các mạch điện giao tiếp báo hiệu số N07 (N07 Signal Interface). Các bộ MF/MF CSND, N07SI và TNG có cấu trúc kép. SVTM có các đặc điểm sau: + Số kênh tối đa của bộ thu : 96CH + Số kênh tối đa của bộ phát : 96CH + Số kênh Tone lớn nhất : 32CH + Số kênh lớn nhất của hệ thống báo hiệu số N07 : 16CH II. Chức năng SVTM bao gồm 6 Card bộ thu nơi mà phục vụ như là bộ thu tín hiệu ấn phím PB REC, bộ thu tín hiệu đa tần MF REC và bộ thu tín hiệu đa tần bắt buộc MFC REC, một Card của bộ gửi các tín hiệu ra SND mà phục vụ như bộ tín hiệu ấn phím PB SND, bộ gửi tín hiệu đa tần MF SND, bộ gửi tín hiệu đa tần cưỡng bức MFC SND và một Card bộ tạo Tone TNG. SVTM điều khiển việc truyền các tín hiệu đến và đi từ bộ điều khiển trung kế dịch vụ SVTC và cũng đã gửi các tín hiệu nhận được đến bộ điều khiển tuyến thoại SPC, SVTM cũng thực hiện việc ghép kênh và phân kênh tín hiệu số và nhận PB, MF, MFC và tín hiệu Tone đến và đi từ 11 đường dây trung kế hay một đường dây thuê bao qua mạng chuyển mạch TDNW. Card giao tiếp hệ thống báo hiệu số NO7SI cung cấp các chức năng nhận và gửi tín hiệu báo hiệu kênh chung. Bộ điều khiển trung kế dịch vụ SVTC có một cặp PMUX và PDMUX. Bộ SND và TNG được kết nối với PMUX trong khi đó REC được kết nối với PDMUX. SVTC có cấu trúc kép, SVTC 0 và SVTC 1 hoạt động một cách bình thường trong chế độ đồng bộ. Tuy nhiên trong suốt quá trình chuẩn đoán lỗi chúng hoạt động ở chế độ tách biệt, trong chế độ đồng bộ cả ACT-SVTC và SBY-SVTC đều nhận tín hiệu từ ACT-TDNW, nhưng chỉ có ACT-SVTC truyền tín hiệu đến ACT-TDNW. Trong Module tách biệt ACT-SVTC được chuẩn đoán lỗi. Những Card được cài đặt trong Module gồm có: - 2 Card SVTC (mỗi hệ thống mỗi Card) - 2 Card SND (mỗi hệ thống mỗi Card) - 2 Card TNG (mỗi hệ thống mỗi Card) - 6 REC (nếu không đặt hệ thống N07SI) - 4 Card N7SI (2 Card mỗi hệ thống) tuỳ chọn Có đến 6 Card REC có thể cài đặt tuỳ theo yêu cầu của mỗi tổng đài trong trường hợp không cài đặt Card N7SI. Số Card REC có thể thay đổi vì một số khe thời gian dành cho Card REC và SND được dùng cho N7SI. RECS (Max 0) 0 TNG 1 0 SND 1 PMUX PMUX DRP INS SHW INTE INSQ ]O[ ]O[DRPQ TDNW SHW SVTC 0 SVTC 1 MEM Z80 MATE CTL Hình III.18. Sơ đồ khối chức năng của SVTM 1. Chức năng của các khối Bộ điều khiển trung kế dịch vụ SVTC (SVTC 0 và SVTC 1): Phân phối các tín hiệu TONE số từ bộ phận tạo TONE TNG đến TDNW. - Xác định chế độ điều khiển REC và điều khiển nhận các con số Xác định chế độ điều khiển SND và điều khiển gửi các con số - Điều khiển việc truyền tần số 100Hz để thực hiện việc kiểm tra liên tục. Thực hiện tự chuẩn đoán. * Bộ tạo TONE (TNG 0 và TNG 1): - Được ấn định đối với SVTC (SVTCO-TNGO; SVTCI-TNGL) cho việc điều khiển. - Phát các TONE tối đa cho 32 kênh. Gồm các TONE sau đây: + TONE quay số + TONE hồi chuông + TONE báo nhận + TONE cao + TONE thấp * Bộ gửi SND (SNDO và SND 1): Cho phép chuyển mạch từ luật A luật t.t và có thể sử dụng bất kỳ PB SND, MF SND (hướng đi) và MFC SND (hướng về). Tuỳ thuộc vào chế độ điều khiển được xác định bởi SVTC hoạt động. Gửi tối đa 96 kênh của SND - Gửi các số đã xác định bởi SVTC đến TDNW * Bộ thu REC (RECO - REC5): - Cho phép chuyển mạch từ luật mT sang luật A và có thể sử dụng bất kỳ PB REC, MF REC (cho hướng đi) và MFC REC (cho hướng về) - Mỗi Card P-7H9C chứa 16 thu kênh - Thông báo các chữ số đã nhận được tới SVTC * Bộ giao tiếp báo hiệu số 7 (N7SI01, N7SI 10, N7SI II): Dẫn các kênh báo hiệu số 7 và giao tiếp với CCSM hay CSC ở tốc độ truyền dẫn 64 KB/S. Cài đặt các tín hiệu điều khiển ở tốc độ truyền dẫn 64 KB/S từ các CCSM hay CSC về các kênh của hệ thống báo hiệu số 7. Số kênh tối đa của mỗi N7SI là 8 kênh. 2. Hoạt động * Giao tiếp giữa SVTC và TDNW: các tín hiệu điều khiển của phần mềm được chèn vào các khe thời gian điều khiển của SHW được tách ra bởi DRP, sau đó chúng được lưu vào trong DRPQ thông qua SHW INF. Các lệnh thông báo về phần mềm được chứa trong INSQ bởi Z80 và sau đó được chèn vào khe thời gian thông qua SVTC. * Các PCM HW được nối đến TNG, SND và REC - REC được nối đến các đường điều khiển của hệ thống SVTC kép và hoạt động dưới sự điều khiển của SVTC. - REC phân tích các thông báo từ ACT SVTC cho mỗi kênh thông báo các chữ số nhận được về SVTC Z80 tương ứng với chế độ hoạt động (luật A sang luật m, PB REC hay MF REC, MFC REC). - TNG thường xuyên gửi các tín hiệu âm báo khác nhau đến các kênh đã được xác định. Nó tạo ra một loại tín hiệu hồi âm chuông từ quãng một bằng cách dùng hơn một pha âm báo. Pha âm báo giống như được chỉ ra như bộ quét bảo dưỡng của bộ quét bảo dưỡng của bộ điều khiển tuyến thaọi. Các tín hiệu này được cấp cho SVTC thông qua TDNW. - SND hoạt động theo chế độ do SVTC quy định (luật A sang m, PB SND, MF SND hay MFC SND). SND gửi các chữ số do SVTC xác định về TDNW. * Bộ Mate CTL (Mate Controler): Được dùng để liên lạc với hệ thống dự phòng (sao chép nội dung các bộ nhớ sang hệ thống dự phòng. * Giao tiếp SHW (SHW INF): - SHW INF làm việc như một bộ giao tiếp tuyến thoại và giao tiếp thông tin điều kiển phần mềm, nó được kết nối đến TDNW. - Các tín hiệu điều khiển được chèn vào các TSO, TS33, TS66, TS99. Còn lại 128 khe thời gian được dùng cho các kênh thoại và các khe thông tin báo hiệu, những khe thời gian này được chuyển mạch bởi TSW. Các tín hiệu điều khiển trên SHW UP và SHW DWN khác nhau về dạng thức như phần hệ thống ứng dụng đã trình bày. - Các tín hiệu dẫn đường SVTC chèn vào TSO trên SHW UP và được tách ra tại SMUX của TDNW để kiểm tra. Số liệu quét đường dây được chèn vào TS33, TS99 của SHW UP. Tuy nhiên SVTC không dùng đến số liệu này. TS0, F7 của SHW DWN được dùng mang tín hiệu hồi âm chuông (RBT). - Các tín hiệu điều khiển chèn vào TS66 và sau đó được bộ nhớ DRP tách ra. Nếu nó là tín hiệu xử lý cuộc gọi thì được nạp vào trong RECQ (Recceiver Queue) của SPC, còn nếu là tín hiệu bảo dưỡng thì được nạp vào MNTW và sau đó được phần mềm đọc ra. s M U X LC DRP INS s M U X PLT GEN CDT PLT CHK SDRO ]O[ CDTQ ]O[ ]O[ MN QRECQ BIU CC MM (Software) SPC SHW DWN SHW UP SVTC SVTM TDNW Hình. III.19: Giao tiếp với Subhighway 2. Hệ thống báo hiệu số 7 DTI TDNW SVT SVT N7SI S V T C CCSC CCSP SPC CPC commom chanel signal Semi-Fixed Path SVTM PCM Primary Group Card N7SI cung cấp các tín hiệu cho đồng bộ điều khiển báo hiệu kênh chung CCSC (Common Chanel Signalling Controler). Trong một trạm sử dụng hệ thống báo hiệu số 7, SVTCM truyền báo hiệu kênh chung Card N7SI đến phần mềm xử lý. Hình. III.20: Hệ thống báo hiệu số 7 DTI CCSC CCSP N7SI NW NW TS16 CLP DTI CLP CCSC N7SI CCSP Hình. III.21: Đường kết nối báo hiệu Bảng những chữ cái viết tắt: AALP Audable Alarm Pane Panel cảnh báo có thể nghe được ACT Active Đang hoạt động ACT Automotic Trunk Conection Test Tự động kiểm tra trung kế ACTM Active Memory Bộ nhớ đang hoạt động ALMDISP Arlam Display Bộ hiển thị cảnh báo ALMC Arlam Controller Bộ điều khiển cảnh báo ATL Automatic Linh Test Tự động kiểm tra đường dây ANINS Announcement Inserter Bộ chèn thông báo BC Bus Controller Bộ điều khiển Bus BD Bus Driver Đầu Bus BIU Bus Interface Unit Đơn vị giao tiếp Bus BSC Bus Converter Bộ chuyển đổi Bus CBP Called Sucriber Busy Peg Counts Thống kê thuê bao bị gọi bận CCPS Common Chanel Signalinh Processor Bộ xử lý báo hiệu kênh chung CCSPF Common Chanel Signalinh Procesor Frame.. Khung xử lý báo hiệu kênh chung CD Cable Driver Đầu cáp CDL Call Detection Logic Bộ phát hiện trạng thái cuộc gọi CDLQ Call Detection Logic Queue Hàng giữ liệu trạng thái cuộc CLK REC Clock Receiver Bộ thu xung nhip đồng hồ CLKM Clock Module Module Xung nhịp đồng hồ CLM Call Memory Bộ nhớ cuộc gọi CLP Call Processor Bộ xử lý cuộc gọi CM Common Memory Bộ nhớ chung CMADP Common Memory Adaptor Bộ thích nghi bộ nhớ chung CMIM Common Memory Interface ModuleModule giao tiếp bộ nhớ chung CNU Concentrator Network Us age Tải của bộ tập trung CP Control Processor Bộ xử lý điều khiển CPM Control Processor Module Module xử lý điều khiển CPT Complaint Trunk Trung kế cho yêu cầu kiểm tra của thuê bao CPU Central Processor Unit Đơn vị xử lý trung tâm CR Cable Receiver Cuối cáp CTL Controuer Bộ điều khiển CTLM Control Memory Bộ nhớ điều khiển DEC Decoder Bộ giải mã DF Dtypèlip Flop Flip Flop loại D DKU Disk Unit Đơn vị đĩa từ DLSW Digital Line Swithc Bộ tập trung DP Dial Pulse Báo hiệu xung quay số DRP Dropper Bộ tách tín hiệu DTI Digital Transmis sion Interface Giao tiếp truyền dẫn số DTIC Gigital Transmission Interface Controller Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn DTIM Digital Transmi ssion Interface Module Module giao tiếp truyền dẫn số E và M Ear và Mouth Báo hiệu E và M EMAQ Emergency Action Quá trình khắc phục sự cố ES Elastic Store Bộ nhớ đàn hồi FCA Fundamental Call Attempt Thống kê cơ bản về cuộc gọi FFG Flip Flop Group Nhóm Flip Flop FLT Free Line Trunk Trung kế tự do GNQ General Queue Hàng chung HIB High Integrated Bus Bus mật độ cao HW Highway Đường tốc độ 4,096mb/s IAT Intraoffce Usage Tải nội đài ICT Incomming Trunk Trung kế đến INS Inserter Bộ chèn INTF Interface Bộ giao tiếp INTS Intemational Switch Chuyển mạch quốc tế IOP Input Output Processor Bộ xử lý vào ra IR Incomming Register Thanh ghi nhận tín hiệu báo hiệu trung kế JHW Juntor Highway Đường tốc độ 8,192 mb/s JNU Junter Usage Tải đường Junter LC Line Circuit Mạch đường dây LLM Last Look Memory Bộ nhớ trạng thái sát cuối LMC Line Module Controller Bộ điều khiển Module đường dẫn LOC Local Controller Bộ điều khiển vùng LP Line Printer Máy in LTC Line Test Console Bàn kiểm tra đường dây LTF Line And Trunk Frame Khung trung kế và đường dây LTFD Line And Trunk Frame Data Dữ liệu khung trung kế và đường dây LTM Line Test Module Module kiểm tra đường dây LTT Line Test Trunk Trung kế kiểm tra đường dây MAT Maintenance và Administraion Terminal Thiết bị điều hành và bảo dưỡng MCSL Master Console Bàn Master MF Maintenance Frame Khung bảo dưỡng MFC Multỉequency Compelled Báo hiệu đa tần số cưỡng bức MFCIN Multỉequency Compelledincomming Register Thanh nghi nhận tín hiệu đa tần MFCOS Multifrequency Compelled outging Sender Bộ gửi tín hiệu đa tần MFSCN Maintenance Frame Scanner Bộ quét tín hiệu khung bảo dưỡng MFSD Maintenance Frame Signal Distributor Bộ phân phối tín hiệu khung bảo dưỡng MHT Multihunting Group Reg Count Thống kê nhóm trung kế MM Main Memory Bộ nhớ chính MMXC Main Memory và Mate Cross Controller Bộ điều khiển đồng hành MNT Maintance Bộ bảo dưỡng MPC Multiprocessor Controller Bộ điều khiển đa xử lý MS Tandem Switch Chuyển mạch quá giang MSCN Maintenance Scanner Bộ quét tín hiệu bảo dưỡng MSD Maintenance Signal Distributor Bộ phân phối tín hiệu bảo dưỡng MTC Magnetic Tape Unit Đơn vị băng OCA Originating Call Attempt Thống kê các cuộc gọi phát sinh từ thuê bao nội đài OCC Originating Call Completed Thống kê từ các cuộc gọ phát từ thuê bao nội đài đã hoàn thành OGT Outgoing Trunk Trung kế đi OMP Operation và Maintenance Processor Bộ xử lý vận hành bảo dưỡng OMPF Operation và Maintenance Processor Frame Khung xử lý vận hành và bảo dưỡng OR Originating Register Thanh ghi nhận tín hiệu quay số ORDREC Order Receiver Bộ thu lệnh ORDTx Order Transmission Bộ truyền lệnh OS Operation System Hệ điều hành PBOR Push Button Originating Register Thanh ghi thu tín hiệu quay số thuê bao bàn phím PBXX Private Branch Exchange Tổng đài cơ quan PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã PCP Position Controller Processor Bộ xử lý điều khiển vị trí PCPF Position Controller Processor Frame Khung xử lý điều khiển vị trí PMUX Primary Multiplexer Bộ ghép kênh sơ cấp PPT Physical Protection Tape Bảng bảo vệ vật lý PSC Positron Controller Bộ điều khiển vị trí điều hành viên QCTL Queue Controller Bộ điều khiển hàng đợi RAL Route Aunalysis Phân tích tuyến RAM Random Acess Memory Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên ReCQ Recey Queuemory Hàng mệnh lệnh ROM Read Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc ROP Receive Only Printer Máy in chỉ nhận RSU Remote Switch Unit Đơn vị chuyển mạch từ xa SBADP System Bus Adaptor Bộ thích ghi Bus hệ thống SBP System Bus Processor Bộ xử lý Bus hệ thống SBU Subcriber Usage Tải của thuê bao SCM Switch Control Memory Bộ nhớ điều khiển chuyển mạch SSDMUX Secondary De Multiplexer Bộ phận kênh thứ cấp SEL Selector Bộ chọn SHW Subhighway Đường tốc độ 8,192 Mb/s SMC Switch Memory Controller Bộ điều khiển bộ nhớ chuyển mạch SMCD Switch Memory Controller Data Dữ liệu bộ điều khiển bộ nhớ chuyển mạch SMUX Secondary Multiplexer Bộ ghép kênh thứ cấp SOD Service Order Đặt dịch vụ SPB Bus đường thoại SPC Stored Path Controller Điều khiển theo chương trình SPI Speech Path Interface Giao tiếp đường thoại SPM Speech Path Module Module đường thoại SRDQ Signal Receiver và Distributor Bộ thu và phân phối tín hiệu SSP System Service Procesor Bộ xử lý dịch vụ hệ thống SSW Space Swtch Chuyển mạch không gian STC System Test Console Bàn kiểm tra hệ thống STCC System Test Console Controller Bộ điều khiển bàn kiểm tra hệ thống SUBLT Subcriber Line Test Kiểm tra đường dây thuê bao SVT Service Trunk Trung kế dịch vụ SVTC Service Trunk Controller Bộ điều khiển trung kế dịch TC Transimission Controller Bộ điều khiển truyền dẫn TDNW Time Division Network Mạng chuyển mạch TGP Trunk Group Peg Cout Thống kê nhóm trung kế TGU Trunk Group Usage Tải của nhóm trung kế TLS Toll and Local Switch Chuyển mạch nội hạt và đường dài TM Trunk Module Module trung kế TMC Trunk Moduel Controller Bộ điều khiển module trung TRK Trunk Trung kế TS Time Slot Khe thời gian TS Toll Swich Chuyển mạch đường dài TSCPF Time Switch and Call Processor France Khung xử lý cuộc gọi và chuyển TST Test Circuit Mạch kiểm tra TSTADP Test Adapter Bộ thích ghi kiểm tra TSTM Test Module Module kiểm tra TSW Time Switch Chuyển mạch thời gian VALP Visuale Arlam Panel Panel cảnh báo có thể nhìn được WCS Writable Control Storage Bộ nhớ điều khiển có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV668.doc