Tổng đài Alcatel 1000 E10 - OCB-283

Phần 1 Giới thiệu tổng quan về mạng viễn thông và công nghệ chuyển mạch Số Chương 1 giới thiệu tổng quan về mạng viễn thông và công nghệ chuyển mạch Hệ thống thông tin hay mạng viễn thông thực hiện quá trình truyền dẫn các tín hiệu từ nguồn đến đích. Các thành phần hệ thống viễn thông được minh hoạ trên hình dưới đây : (Hình 1.1) Hệ thống viễn thông là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật dành cho mục đích truyền tin trong phạm vi của mạng. Các thành phần cơ bản cấu thành mạng bao gồm các th

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổng đài Alcatel 1000 E10 - OCB-283, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị đầu cuối, các kênh thông tin và các hệ thống chuyển mạch (tổng đài ). Chức năng của hệ thống viễn thông là truyền tải thông tin từ thiết bị đầu cuối phát (nguồn) tới thiết bị đầu cuối thu (đích). Thông tin được truyền đưa theo tuyến truyền tin mà tín hiệu mà nó cấu thành từ tập hợp các phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho việc truyền tin cho trước. Trong tuyến truyền tin bao gồm các thành phần: Thiết bị đầu cuối phát, thiết bị thu các kênh thông tin nối giữa các điểm đầu cuối với nút mà chúng được trang bị các hệ thống chuyển mạch nhằm kết nối các kênh yêu cầu trong thời gian cần truyền đưa thông tin từ nguồn đến đích. 1. Vai trò, vị trí của tổng đài trong hệ thống viễn thông. Hệ thống chuyển mạch (Tổng đài, node chuyển mạch) là thiết bị có chức năng xử lý và phân phối các thông tin chuyển tới. Hệ thống chuyển mạch được đặt ở vị trí nút mạng, bao gồm tập hợp các phương tiện kỹ thuật để thực hiện việc thu, xử lý và phân phối các thông tin chuyển tới từ các kênh thông tin. Như vậy khả năng của hệ thống chuyển mạch bao gồm tất cả các kiểu nút được sử dụng trong mạng viện thông từ tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ đến tổng đài chuyển tiếp hay các GATAWAY dung lượng lớn. Tổng đài thích hợp với nhiều loại hình mật độ dân số, với nhiều loại hình môi trường khí hậu, tương thích với nhiều loại mã báo hiệu. Với chức năng của hệ thống chuyển mạch trong mạng viễn thông nó đã trở thành một thành phần phức tạp nhất, tập trung cao nhất hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ hiện đại và hàm lượng các chức năng xử lý thông tin. Với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật hàng loạt các tổng đài mới ra đời (TDX_1B, Next 61F, VKX, A1000E10,AXE…) tạo ra thuận lợi sau: Đáp ứng nhu cầu về tiết kiệm đầu tư trong giai đoạn lắp đặt ban đầu. Phát triển dần năng lực xử lý và đấu nối Tối ưu độ an toàn hoạt động . Nâng cấp công nghệ dễ dàng và độc lập đối với những phần khác nhau của hệ thống . Giảm các chi phí và sự khó khăn trong khai thác, đơn giản hoá và hạ giá thành sản xuất cũng như đáp ứng được các loại hình dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, Faximille, video phone, truyền số liệu và cung cấp cho người sử dụng có khả năng xâm nhập qua mạng: Thư điện tử và các thông báo chung… Hình 1.2:Cấu trúc mạng viễn thông quốc gia Chú thích: Hu : High usage line Final: Đường trục chính 2. Chức NĂNG Của Hệ Thống Tổng Đài. Hệ thống tổng đài chính là các Node chuyển mạch trong hệ thống mạng viện thông. Trong hệ thống mạng viện thông tổng đài là trung tâm xử lý và phân phối thông tin, chính vì vậy mà tổng đài có một số chức năng sau : 2.1. Chức năng chuyển mạch. Đây là chức năng cơ bản nhất của hệ thống tổng đài trong mạng viễn thông. Chuyển mạch nhằm thiết lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao qua tổng đài hoặc giữa các tổng đài với nhau, thực hiện truyền dẫn thông tin từ thiết bị đầu cuối phát (nguồn) tới thiết bị đầu cuối thu (đích ) với độ tin cậy cần thiết. 2.2. Chức năng báo hiệu. Trong hệ thống tổng đài báo hiệu thực hiện chức năng cung cấp các thông tin trạng thái cuộc gọi đến thuê bao, báo hiệu liên đài, báo hiệu thuê bao – dài, giám sát, tìm chọn, khai thác. 2.2.1. Giám sát. Nhận biết đường dây thuê bao bận/rỗi, nhấn máy/đặt máy, đường dây trung kế ở trạng thái nào. 2.2.2. Tìm chọn (địa chỉ ). Là chức năng quan trọng nhất trong báo hiệu nó mang nhiều thông tin nhất. Nó gồm việc chuyển các địa chỉ trong mạng, điều khiển chuyển địa chỉ bị gọi thuộc tính chủ gọi / bị gọi, con số chủ gọi, con số bị gọi và các dịch vụ khi cần. 2.2.3. Khai thác. Phục vụ cho công việc sử dụng mạng tối ưu như các bản tin thông báo 2.3. Chức năng xử lý thông tin và cuộc gọi. Thực hiện nhiệm vụ xử lý thông tin ( chuyển đổi từ analog sang digital, mã hoá các tín hiệu …) cung cấp điều khiển gọi, xử lý gọi là chức năng nặng nề nhất mà tổng đài phải thực hiện. 2.3.1. Khối chức năng kết cuối . Liên kết các thiết bị ( vào / ra ) thông tin vào hệ thống mạng và các tổng đài và nhiều chức năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người sử dụng thông tin như cung cấp các dịch vụ khách hàng (gọi tắt, hội nghị , fax..). Chương 2 Kỹ thuật chuyển mạch số 1. Giới thiệu về chuyển mạch số. Chuyển mạch số là quá trình liên kết các khe thời gian giữa một số các liên kết truyền dẫn kỹ thuật số TDM. ● ● . . . . . . . . . . 1 2 3 N 1 2 3 M Tín hiệu điều khiển (Hình 2.1) In : Tập hợp các đầu vào 1…N Out: Tập hợp các đầu ra 1…M Đường thuê bao hoặc là các mạch trung kết hợp nối đều phải được chuyển sang dạng PCM, trước khi vào CM(A/D) và ngay sau khi ra khỏi CM cũng phải được làm ngược lại (D/A). Các thiết bị di chuyển để đối (A/D) và (D/A) được gọi là các “thiết bị liên kết mạng”. Vai trò cả khối chuyển mạch số trong tống đài cũng như của thiết bị liên kết mạng được trình bày như sơ đồ sau: Các đường số từ các tổng đài khác Các đường Analog từ các tổng đài khác và các thuê bao Các đường số đi đến các tổng đài khác A B C E F G D H Thiết bị liên mạng Thiết bị liên mạng Khối chuyển mạch số Tổng đài kỹ thuật số Các đường Analog đi đến các tổng đài khác và các thuê bao Hình 2.2: Vai trò của một khối chuyển mạch kỹ thuật số 2. Các trường chuyển mạch số. 2.1. Trường chuyển mạch thời gan: Chuyển mạch thời gan được định nghĩa là sự vận chuyển nội dung trong một khe thời gian này đến khe thời gian khác, không nhất thiết phải cùng chỉ số. 2.1.1. Nguyên lý chuyển mạch thời gian tín hiệu số. Chuyển mạch thời gian làm việc theo nguyên lý ghi tuần tự có điều khiển và nguyên tắc ghi có điều khiển và đọc tuần tự. Nguyên lý cấu tạo của chuyển mạch thời gian gồm 2 thành phần chính. Bộ nhớ tin S-Mem: Để nhớ tạm thời các tín hiệu PCM chứa trong khe thời gian phía đầu vào. Bộ nhớ điều khiển C-Mem: Điều khiển quá trình đọc thông tin đã nhớ tại S-Mem. Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch thời gian. Để hiểu rõ nguyên lý làm việc của khối chuyển mạch thời gian ta xét một ví dụ cụ thể: Một hệ thống đơn giản có bốn khe thời gian như sơ đồ trên, tín hiệu PCM được ghi vào bộ nhớ tin S-Mem dưới sự điều khiển của bộ đếm khe thời gian. Giả sử có yêu cầu chuyển mạch phục vụ cho cuộc nối giữa TS3 của luồng tín hiệu PCM đầu vào, và TS1 của luồng PCM đầu ra của chuyển mạch thời gian. Hệ thống điều khiển trung tâm CC của tổng đài số nạp số liệu về địa chỉ nhị phân của ô nhớ số 3 của S-Mem vào ô nhớ số 1 của S-Mem và CM điều khiển các bộ cho chuyển mạch thời gian. Vì nội dung của ô nhớ số 1 của C-Mem là địa chị phân của ô nhớ số 3 của S-Mem nên bộ chọn địa chỉ chuyển điạ chỉ này vào bus địa chỉ của S-Mem đồng thời nó tạo được tín hiệu điều khiển đọc của S-Mem. Kết quả là nội dung chứa trong ô số 3 của S-Mem được đưa ra ngoài vào khoảng thời gian của khe thời gian của khe thời gian TS1, quá trình được lặp lại với các khung tiếp theo với chu kỳ 125ms cho đến khi cuộc nối kết thúc. (Hình 2.4) 2.2. Trường chuyển mạch không gian. Một chuyển mạch không gian kỹ thuật số cấu tạo từ một ma trận TDM và các hệ thống PCM nhập và xuất, khi sử dụng phương pháp chuyển mạch này một đường truyền dẫn vật lý được thiết lập giữa đầu vào và đầu ra của chuyển mạch, đường truyền riêng biệt này được duy trì trong cuộc gọi. N PCM đầu ra M ì N PCM 1 PCM 2 PCM N PCM 1 PCM 2 PCM M . . . . . . M PCM đầu vào TS 16 TS 16 Hình2.5: Sơ đồ chuyển mạch không gian số TS6 đầu vào PCM1 được kết nối với TS6 PCM2 đầu ra 1 w w 1 w 1 w 1 1 2 3 n Toạ độ Khối chuyển mạch Bus địa chỉ Các bộ nhớ kết nối 1 2 3 n Các tuyến vào Các tuyến ra Hình 2.6: Chuyển mạch không gian TDM kỹ thuật số Một chuyến mạch không gian kỹ thuật số bao gồm một ma trận MxN. Các hàng của nó nối với các hệ thống PCM vào và các cột nối với PCM ngõ ra, các toạ độ trong mỗi cột được điều khiển với một bộ nhớ điều khiển C-Mem nó lưu giữ từ bằng số khe có trong một khung do đó để truyền bất kỳ khe trời gian nào của đầu vào đến khe thời gian tương ứng (cùng chỉ số) của hệ thống PCM đầu ra, toạ độ thích hợp của ma trận chuyển mạch không gian phải được kích hoạt trong suốt thời gian của khe thời gian này và bất kỳ khi nào khe thời gian này xuất hiện (mỗi lần trên giây) trong suốt thời gian của cuộc gọi. Điều khiển theo hàng các hàng của nó nối các hệ thống PCM đến và các cột nối các hệ thống PCM ngõ ra. Các toạ độ trong mỗi cột được điều khiển bởi một bộ nhớ kết nối (CM), nó lưu giữ w từ (word) bằng số khe thời gian có trong một khung. Mỗi địa chỉ dưới dạng nhị phân duy nhất được gán vào mỗi toạ độ trong một cột. Sau đó, địa chỉ thích hợp được dùng để chọn toạ độ được yêu cầu để thiết lập một cuộc nối giữa các bus nhập và xuất. Các địa chỉ chọn này được lưu giữ trong CM theo thứ tự khe thời gian, tuỳ thuộc vào lập lịch kết nối hiện hành. Đối với cột1, địa chỉ của toạ độ trong khoảng thời gian TS1 được lưu trong vị trí số 1 của CM trong cột 1; đĩa chỉ toạ độ được đóng trong thời gian TS2 được lưu giữ trong vị trí số 2 và cứ thế. Kích thước từ (word) của CM phải chứa đủ một địa chỉ nhị phân cho mỗi toạ độ trong n toạ độ, cộng một địa chỉ tất cả các toạ độ ở trạng thái mở (không kết nối). Do đó, (n+1) địa chỉ được yêu cầu, mỗi địa chỉ được nhận dạng bởi một số nhị phân có log 2(n+1 ) bit. Khi các CM đã được nạp các địa chỉ toạ độ cho các cột của nó, quá trình điều khiển chuyển mạch bao gồm đọc các nội dung của vị trí CM trong thời gian của khe thích hợp và dùng địa chỉ này để chọn một toạ độ mà nó được dữ ở trạng thái tích cực (nối) trong suốt thời gian của khe thời gian này. Quá trình này tiếp tục cho đến khi mối vị trí trong CM đã được đọc và toạ độ thích hợp đã được kích hoạ. Thủ tục này sau đó được lặp lại, bắt đầu với vị trí đầu tiên của CM. Mối chu kỳ chiếm khoảng thời gian của một khung (frame), trong thời gian này một từ mã PCM trong mỗi khe thời gian ở ngõ vào có thể được chuyển mạch đến khe thời gian tương ứng ở ngõ ra. Hình 2.7:Hoạt động chuyển mạch không gian kỹ thuật số TDM Tại giao điểm giữa hàng và cột đấu nối điểm chuyển mạch bởi các cổng lôgic AND hoặc cổng lôgíc ra trạng thái không nhớ, các điểm chuyển mạch trong mỗi cột được điều khiển bởi bộ nhớ điều khiển C-Mem. Hoạt động: Mỗi địa chỉ nhị phân được gán cho mỗi điểm chuyển trong một cột. Mỗi địa chỉ thích hợp sẽ được chọn một điểm chuyển mạch để yêu cầu kết nối giữa một đầu vào với một đầu ra của ma trận chuyển mạch, các địa chỉ chọn này được nhớ trong bộ nhớ điều khiển C-Mem theo thứ tự khe thời gian kết nối hiện thời. Ví dụ hoạt động phục vụ cho một cuộc nối giữa TS1 của luồng tín hiệu PCM1(A) đầu vào với TS1 của luồng tín hiệu PCM1(E) đầu ra. Đầu tiên khi có tín hiệu yêu cầu kết nối hệ thống điều khiển trung tâm (cc) của tổng đài sẽ tạo các số liệu điều khiển để nạp vào bộ nhớ điều khiển C-Mencuar khối chuyển mạch không gian, song nó giao quyền điều khiển cho khối điều khiển cục bộ của tầng chuyển mạch không gian điều khiển các quá trình tiếp theo ở ví dụ này thì cc sẽ chiếm ô nhớ có địa chỉ mà nhị phân 1 của C-Mem1 và cc nạp địa chỉ nhị phân AND vào ô nhớ 1 của C-Mem1. Cuộc gọi được kết nối như trên hình khi cuộc gọi kết thúc thì cc nhận biết và sẽ giải phóng cuộc nối. 1 MUX 2 N . . . MUX MUX CM-N CM-2 CM-1 …………… …………… 1 2 N Các ngõ vào …. …. …. Các ngõ ra điều khiển hướng cột Với điều khiển theo cột, ma trận chuyển mạch không gianNìN được chế tạo bởi một hàng gồm N số ghép kênh mà ngõ ra của chúng hình thành nên N đầu ra của ma trận. DEMUX DEMUX DEMUX 1 2 N . . . Các ngõ vào CM-1 CM-2 CM-N . . . 1 2 N …………………… Các ngõ ra điều khiển hướng hàng Hình 2.8: Chuyển mạch không gian thực tế Với điều khiển hướng hàng ma trận gồm N số giải kênh luận lý (DEMUX) số mà các ngõ ra được gộp chung lại thành N ngõ ra của khối chuyển mạch như sơ đồ trên đây. Một chuyển mạch không gian số thực tế thông thường chứa 16 hệ thống PCM 30 kênh (512 khe thời gian) trên phía nhập và một bus siêu ghép trên phía truyền mỗi tín hiệu PCM nhập trước hết được chuyển từ nối tiếp sang song song và được đồng bộ khung với định thời tổng đài bằng một đơn vị kết nối đường dây kỹ thuật số (digital line-termination-DLTU), được thực hiện tại ngoại vi của khối chuyển mạch.Với mỗi TS có thời gian là 244 hs, các điểm nối hoạt động với tốc độ 4096 kbit/s(16x256 kbit/s). 3. Các cấu trúc của khối chuyển mạch số. Ngoài việc thực hiện riêng rẽ các trường chuyển mạch thời gian hoặc chuyển mạch không gian người ta còn sử dụng các chuyển mạch phối ghép giữa hai khối chuyển mạch trên thành các chuyển mạch kép T-S, S-T, T-S-T,… trong các tổng đài. 3.1.Khối chuyển mạch T-S. Một khối chuyển mạch T-S bao gồm một khối chuyển mạch thời gian trên mỗi một ngõ nhập của một chuyển mạch không gian đơn. Một ví dụ với 3 chuyển mạch thời gian và một chuyển mạch không gian 3x3 được trình bày dưới đây: Hình 2.9 : Sơ đồ chuyển mạch T-S Giải thích: CM-connection: Bộ nhớ kết nối SM-speech memor: Bộ nhớ lưu thoại CM-A1 ị CM-A3 cho các chuyển mạch thời gian và các bộ nhớ lưu SM-A1ị SM-A3,cho các bú nhập A1đ A3 của khối chuyển mạch. Các ngõ xuất từ chuyển mạch không gian được ký hiệu là B1đ B3 và các bộ nhớ CM lưu chuyển mạch không gian điều khiển hướng cột được ký hiệu CM-B1đ CM-B3 một cách tương ứng. 3.2. Khối chuyển mạch S-T. Các đặc trưng của một khối chuyển mạch S-T cũng giống như các đặc trưng của một khối chuyển mạch T-S ngoại trừ chuyển mạch không gian kết nối các bus nhập với các bus xuất trước và sau đó chuyển mạch thời gian đảm nhận các thời gian trễ khe cần thiết. Hình 2.10: Sơ đồ chuyển mạch S-T Trường hợp S-T kết nối xuyên qua, chuyển mạch không gian và được tiến hành trong thời gian TS10, do đó CM-A2 chứa địa chỉ toạ độ “1” trong vị trí số 10. Với mỗi chu kỳ ghi/đọc, nội dung A2/TS10 chuyển qua chuyển mạch không gian và được lưu tại vị trí số 10 của SM-B1 của CM thời gian. Các mẫu thoại sau đó được đọc trong thời gian TS45 dưới sự điều khiển của CM-B1 nó có địa chỉ là 10 được lưu giữ tại vị trí 45. Tổ hợp S-T có ưu điểm hơn hẳn về tắc nghẽn và dung lượng so với chuyển mạch chỉ dùng một tầng S, nhưng chuyển mạch S-T có một đặc trưng cố hữu đó là chỉ một ngõ nhập của chuyển mạch không gian có thể truy cập một bus xuất trong thời gian của bất kỳ khe thời gian nào. Các chuyển mạch số có dung lượng thực tế phải dùng các khối tổ hợp chuyển mạch không gian và chuyển mạch thời gian nhằm giải quyết vấn đề tắc nghẽn của chuyển mạch không gian nhờ vào các chuyển mạch thời gian tốc độ cao hỗ trợ kết nối và không tắc nghẽn cho tất cả các kênh của hệ thống PCM kết nối trên các đường cao tốc của nó, và vấn đề tắc nghẽn của khối chuyển mạch S-T và T-S bằng cách thêm vào một tầng thứ 3,5 cho S-T để thành S-T-S và T cho T-S để trở thành T-S-T. 3.3. Khối chuyển mạch S-T-S. Trong một khối chuyển mạch S-T-S, chuyển mạch không gian ngõ vào kết nối bus nhập với một chuyển mạch thời gian trong thời gian của khe nhập, và chuyển mạch không gian ngõ ra kết nối chuyển mạch thời gian với bus xuất trong thời gian của khe xuất. Hình 2.11: Sơ đồ chuyển mạch S-T-S Trên hình vẽ ta có bus A1 được kết nối chuyển mạch thời gian B3 trong thời gian TS10 qua toạ độ 3 của hàng A1 trong chuyển mạch không gian ngõ nhập. Vì vậy vị trí 10 của CM-A1 chứa địa chỉ tạo độ ‘3’. Chuyển mạch thời gian B3 được yêu cầu dịnh từ mã PCM từ khe nhập TS10 đến khe xuất TS45; do đó, với mỗi chu kỳ ghi và chu kỳ đọc, vị trí 45 chứa địa chỉ ‘10’. Chuyển mạch không gian gõ ra C kết nối gõ ra từ chuyển mạch thời gian B3 đến bus ra C1 trong thời gian của TS45 qua toạ độ ‘3’. Do đó CM-C1 chứa địa chỉ toạ độ ‘3’ trong vị trí 45. 3.4. Khối chuyển mạch T-S-T. Với một khối chuyển mạch T-S-T, chuyển mạch thời gian ở ngõ nhập khe thời gian nhập đến bất kỳ khe thời gian tự do nào trên bus đi đến ngõ nhập của chuyển mạch không gian, trong khi chuyển mạch thời gian ngõ ra kết nối với khe thời gian được chọn từ chuyển mạch không gian đến khe thời gian xuất được yêu cầu. Vì thế, các cuộc nối xuyên qua khối chuyển mạch có thể được định tuyến xuyên qua chuyển mạch không gian trong bất cứ một khe thời gian thuận tiện nào. Hình 2.12: Sơ đồ chuyển mạch T-S-T Hình vẽ chỉ ra sự kết nối giữa A2/TS10 đến C1/TS45, giả sử rằng chuyển mạch không gian có 124 khe thời gian và các nội dung cần thiết của các CM cũng được trình bày. Bộ nhớ CM của chuyển mạch thời gian ngõ nhập A2 chứa địa chỉ ‘10’ tại vị trí 124; do đó, với mỗi chu kỳ đọc và chu kỳ ghi khe thời gian nhập TS10 được kết nối đến khe thời gian xuất TS124. Chuyển mạch không gian có các bộ nhớ CM được định hướng theo cột. Địa chỉ ‘2’ được giữ trong CM-B1 tại vị trí 124 để ngõ ra của chuyển mạch thời gian A2 được kết nối đến ngõ nhập của chuyển mạch thời gain C1 trong thời gian của mỗi khe 124 nội dung của CM-C1 trong vị trí 124 là địa chỉ 45. Sau đó dữ liệu ngõ ra từ cột B1 của chuyển mạch không gian trong thời gian khe 124 được truyền đến bus xuất C1 trong thời gian của khe 45. Tuần tự này được lặp lại trên mỗi khung cho đến khi nội dung của các bộ nhớ kết nối CM liên hệ được thay đổi, tao ra đường dẫn A2/TS10 đến C1/TS45. Để thiết lập một kết nối hai hướng một đường dẫn tương ứng cũng được yêu cầu cho truyền thông tin thoại từ C1/TS45 đến A2/TS10, hai đường dây này có thể độc lập cho từng cuộc gọi hay được thiết lập như một đôi. Phương pháp thứ nhất kết nối hướng đi: Chủ gọi đến bị gọi có tính linh hoạt hơn trong việc sử dụng khối chuyển mạch Phương pháp thứ hai: Bị gọi đến chủ gọi thì việc xử lý điều khiển đơn giản hơn bởi kết nối được tiến hành đối xứng . 3.5. Đồng bộ trong chuyển mạch số. 3.5.1. Sự cần thiết phải đồng bộ . Để thao tác chuyển mạch được chính xác thì tốc độ làm việc của thiết bị chuyển mạch ở tổng đài phải bằng tốc độ của các luồng tín hiệu số từ các hệ thống tới. Ngoài ra chúng còn đồng bộ về khung thời gian, khe thời gian. Tuy vậy, khi hai tổng đài nối với nhau thông qua một tuyến số thì chỉ một trong hai tổng đài sẽ dẫn tới sự phối hợp không chính xác giữa tuyến số và tổng đài kia. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng trượt bít, lỗi bít hoặc mất khung. 3.5.2. Nguyên nhân sinh ra trượt. Đồng bộ nhịp không hoàn chỉnh: Do sự ổn định và độ chính xác về tần số dao động là có giới hạn và dẫn tới làm tăng độ sai pha và kéo theo sự tăng sai lệch trượt ô các bộ đếm. Sự thay đổi độ trễ chuyển dẫn: Do sự thay đổi của nhiệt độ môi trường làm các tính truyền dẫn của môi trường truyền dẫn sẽ thay đổi theo. Sự sai pha cho hiện tượng này tỷ lệ với tốc độ của bít, khoảng cách truyền dẫn và sự thay đổi nhiệt độ . Hiện tượng rung pha: Sự rung động bất thường về thời gian đến của các bít ở đầu cuối tổng đài gọi là hiện tượng rung pha. Hiện tượng này gây ra do các tín hiệu trên đường truyền như các bộ lặp, thiết bị ghép kênh số. 3.5.3. Các phương pháp đồng bộ mạng. Phương pháp dị bộ Phương pháp đồng bộ Phương pháp chủ-tớ Phương pháp chủ-tớ phân cấp Phương pháp chuẩn mức ngoài Phương pháp tương hỗ đơn Phương pháp tương hỗ kép Tóm lại trong mạng thông tin số có sự phối ghép với nhau bằng các đường truyền PCM thì công việc đồng bộ có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu tốc độ làm việc giữa các tổng đài với nhau không đồng bộ thì sẽ dẫn đến sự sai lệch làm giảm chất lượng thông tin. Phần 2 Giới thiệu tổng quan về tổng đài A1000E10 Chương 1 Tổng quan A1000 E10 OCB 283 1. Giới thiệu. 1.1. Vai trò và vị trí. Tổng đài Alcatel 1000E10 (OCB 283) là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số hoá, điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC, do hãng Alcatel CIT của Pháp chế tao. Với tính năng đa ứng dụng, Alcatel có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. Alcatel 1000E10 (OCB - 283), thích hợp cho mõi loại hình mật độ dân số, mõi loại hình môi trường khí hậu, tương thích với nhiều loại mã báo hiệu. Nó tạo ra những lợi nhuận cao cho tất cả các các dịch vụ thông tin hiện đại như: Điện thoại thông thường, mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN, các dịch vụ nghiệp vụ, điện thoại di động và các ứng dụng của mạng thông minh IN. A1000 E10 là một hệ thống có cấu trúc mở với phần mềm và phần cứng độc lập, các khối chức năng được phân biệt rõ ràng nhờ các giao diện chuẩn nhờ đó mà các phần riêng biệt của hệ thống có thể dễ dàng được phát triển và mở rộng chức năng. Điều đó cũng có nghĩa là A1000 E10 có được khả năng tốt để chống lạc hậu. Hệ thống khai thác bảo dưỡng có thể là nội bộ hoặc tập trung hoặc vừa nội bộ vừa tập trung cho một vài tổng đài, hoặc vừa là nội bộ vừa là tập trung tại cùng một thời điểm. Được thiết kế với cấu trúc mở, tổng đài A1000 E10 gồm ba phân hệ chức năng độc lập liên kết với nhau thông qua các giao tiếp chuẩn: Phân hệ truy nhập thuê bao: Đấu nối các thuê bao tương tự và thuê bao số. Phân hệ điều khiển đấu nối: Thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch kênh phân chia theo thời gian và các chức năng xử lý gọi. Phân hệ vận hành bảo dưỡng: Quản lý tất cả các chức năng giữa các Module phần cứng và phần mềm tạo ra những thuận lợi sau: Đáp ứng nhu cầu nhu cầu về tiết kiệm đầu tư trong giai đoạn lắp đặt ban đầu. Phát triển dần năng lực xử lý và đấu nối. Tối ưu đỗ an toàn hoạt động. Nâng cấp công nghệ dễ dàng và độc lập đối với những phần khác nhau của hệ thống. Được lắp đặt ở nhiều nước, A1000 E10 có thể thâm nhập vào mạng viễn thông khắp (Quốc gia và quốc tế). Các mạng điện thoại: Tương tự và (hoặc) số, đồng bộ hay không đồng bộ . Các mạng báo hiệu số 7 CCITT. Các mạng số liệu. Các mạng vận hành bảo dưỡng. Mạng bổ xung giá trị (Đó là các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng và có khả năng xâm nhập qua mạng: Thư điện tử, videotex và các dịch vụ thông báo chung…) 1.2. Các ứng dụng của hệ thống. Hệ thống tổng đài A1000 E10 có thể được ứng dụng trong: Đơn vị xâm nhập thuê bao xa (tổng đài vệ tinh). Tổng đài nội hạt . Tổng đài chuyển tiếp (nội hạt, trung kế hay cữa ngõ quốc tế). Tổng đài nội hạt/chuyển tiếp. Tổng đài quá giang. Bộ tập trung thuê bao. 1.3. Mạng toàn cầu. Khái niệm về mạng toàn cầu của Altacel CIT là quan điểm đảm bảo cho người sử dụng có được sự linh hoạt, mềm dẻo nhất khi tiếp cận các khái niệm mới. Mạng toàn cầu ở đây được hiểu gồm các mạng tích hợp đa dịch vụ (ISDN), mạng giá trị gia tăng (VANS), mạng thông minh (IN), ISDN băng rộng (B-ISDN), mạng toàn cầu được xây dựng trên: Công nghệ hiện đại. Kinh nghiệm. Phần mềm đa dạng Kiến trúc mở. Mạng thông minh Freecall Minitel Videotex Các dịch vụ mạng bổ xung giá trị Chuyển mạch gói Alcatel 1000 E 10 ISDN Alcatel 1000 Alcatel 900 Alcatel 1300 Alcatel 1400 Alcatel 1100 Alcatel 1100 Điện thoại di động TMN Mạng quảnlý viễn thông Visio Conference Phương thức truyền dẫn cận đồng Bộ băng rộng ATM Hình 1.1 : Tổng đài A1000 E10 Tại trung tâm mạng viễn thông toàn cầu 2. Các thông số kỹ thuật của Alcatel 1000 E10. 2.1. Các thông số. Một tổng đài hoạt động trong những điều kiện môi trường khác nhau (ví dụ như cuộc gọi hỗn hợp và các điều kiện hoạt động khác) thì sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau. Trên cơ sở môi trường hoạt động trung bình tổng đài A1000 E10 sẽ có những thông số kỹ thuật sau: Dung lượng đấu nối cực đại của ma trận chuyển mạch chính 2048 ì 2048, đấu nối cho đến 2048 đường PCM cho phép: Xử lý đến 25000 Erlangs. Có thể đấu nối cực đại 200.000 thuê bao. Có thể đấu nối cực đại 60.000 trung kế. Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là: 280 CA/s (cuộc gọi/giây) Tức là 1000.000 BHCA (cuộc thử giờ bận). Dung lượng của các đơn vị xâm nhập thuê bao CSNL, CSND cực đại là 5.000 thuê bao /1 đơn vị. Ngoài ra hệ thống còn xử dụng kỹ thuật tự điều chỉnh để tránh sự cố khi quá tải. Kỹ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống (còn gọi là thuật toán điều chỉnh), dữa trên sự đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và cuộc gọi được xử lý (phần trăm chiếm, số lượng yêu cầu, etc…). 2.2. Lựa chọn kỹ thuật chính. 2.2.1. Phần cứng. Sử dụng các bộ xử lý tiêu chuẩn họ 680xxx. Ma trận chuyển mạch chính có các đặc điểm sau: + Đấu nối với 2048 LR. + Cấu trúc kép hoàn toàn, chuyển mạch thời gian không tắc nghẽn với một tầng chuyển mạch T. + Chuyển mạch 16 bit. Các tuyến thông tin giữa các trạm SM được chuẩn hoá . Tất cả các bảng mạch có cùng một khuôn dạng. Cấu trúc giá máy được tiêu chuẩn hoá. Thành phần chủ yếu của phần cứng: + Trạm điều khiển chính SMC + Trạm điều khiển thiết bị phụ trở SMA. + Trạm điều khiển trung kế SMT. + Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX. + Trạn điều khiển bảo dưỡng SMM. + Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS. 2.2.2. Phần mềm ML(Software Machine). Ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ bậc cao của CCITT CHILL, có sử dụng một phần ngôn ngữ máy Assembly. Cấu trúc phần mềm được tiêu chuẩn hoá trong các trạm (Phần mềm trạm), phần mềm hệ thống, thông tin, khởi tạo và bảo vệ. Phần mềm và phần cứng riêng, và đồng thời có khái niệm về phần mềm trạm dự phòng. ML là một tập hợp phần mềm có chương trình và số liệu, nó được đặt trong một trạm đa xử lý SM và mỗi ML thực hiện một chức năng riêng, tuỳ theo tổ chức nội bộ (hệ thống áp dụng). Mỗi ML tương đương với một HYPervisor (đơn vị thực hiện điều khiển) hay với một đơn vị tải. ML đặc trưng bởi: Kiểu: Xác định chức năng của ML, trong một số chức năng thì một kiểu ML có thể có nhiều đơn vị đóng. Địa chỉ hệ thống: Mỗi ML có một địa chỉ hệ thống riêng (AS). 1 hoặc 2 Archieve: Trạm hay hệ thống. Một SM: Nơi mà ML được cài đặt, với một tệp phân nhiệm cho biết địa chỉ vật lý của trạm, của từng ML. Một trạm trạng thái được phân loại thành hai loại: Phần mềm‘’chức năng’’ và phần mềm “trạm”. Phần mềm ‘’chức năng’’ được phân chia cho nhiều ứng dụng (tương ứng với các bộ), có thể định vị với mức độ linh hoạt cao, có quan hệ tới chức năng của hệ thống. Phần mềm ‘’trạm’’ (MLSM) gồm các bộ phần mềm cố định cho phép trạm đó hoạt động được: Phần mềm hệ thống, thông tin, khởi tạo lại và bảo vệ. 2.2.3. Một số phần mềm chức năng. Một số các tập hợp phần mềm con (MR, TX, TR, MQ, GX, PUPE, PC, URM, ETA, COM, SM, CSN, CSE, OM) được cung cấp bởi một trạm được gọi là phần mềm trên trạm. MR: Xử lý gọi, thiết lập, giải phóng thông tin. TR: Quản trị cơ sở dữ liệu và thuê bao, phiên dịch. TX: Tính cước và đo lường lưu thoại, quán trắc trung kế và thuê bao, quản trị bảng thời gian tính cước. MQ: Phân bổ bản tin đến các bộ điều khiển PCM và các bộ quản trị các thiết bị phụ trở, cấu hình phân hệ đấu nối. GX: Điều khiển hệ thống ma trận, quản trị phân hệ đấu nối trung tâm. PUPE: Quản trị (xử lý) giao thức báo hiệu số 7, quản trị trạng thái các trung kế báo hiệu số 7, chuyển mạch bản tin của đơn vị đấu nối thuê bao số. PC: Điều khiển báo hiệu số 7 quản trị mạng báo hiệu số 7, phòng vệ ML, PUPE, quản trắc lưu lượng. OC: Tạo tuyến bản tin OM, Chuyển mạch các bản tin có liên quan đến phần mềm vận hành, bảo dưỡng, xâm nhập vào phần mềm vận hành bảo dưỡng. URM: Điều khiển PCM, quản trị báo hiệu kênh kết hợp và các PCM đấu nối với CSND và CSNE. ETA: Quản trị và quản trị trạng thái của các thiết bị phụ trợ. COM: Điều khiển ma trận chuyển mạch, thiết lập và giám sát, giải phóng đấu nối. SM: Điều khiển trạm, các chức năng hệ thống, cấu hình các bộ xử lý. CSN: Quản trị đơn vị xâm nhập thuê bao số, quản trị các trạng thái của thuê bao. CSE: Quản trị trạng thái thuê bao và thiết bị tập trung thuê bao ở xa. OM: Vận hành và bảo dượng, lưu số liệu và chương trình. 3. Giao tiếp của tổng đài Alcatel 1000E10. 3.1. Các dịch vụ cung cấp của A1000 E10. 3.1.1. Xử lý cuộc gọi. A1000 E10 xử lý các cuộc gọi trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, mạng quốc gia và mạng quốc tế. A1000 E10 cũng cho phép truyền số liệu giữu các thuê bao ISDN và các mạng số liệu đẵ có sẵn ví dụ như mạng chuyển mạch gói và thông tin giữa mạng chuyển mạch công cộng và mạng thông tin di động GSM. Các cuộc gọi bao gồm: Nội hạt, trong vùng, quốc gia, quốc tế, nhân công, dịch vụ đặc biệt, đo kiểm, di động… 3.1.2. Đối với thuê bao Analog: Gồm có khoảng 10 dịch vụ liên quan đến đường dây (như đường dây liên lạc một chiều, ưu tiên, nóng, không tính cước, tính cước tức thời…), hơn 10 dịch vụ phúc vụ cho tiện ích cuộc gọi (như bắt giữ, thoại hội nghị, quay số tắt…). 3.1.3. Đối với thuê bao Digitar. Thuê bao số sử dụng được các tiện ích như của thuê bao tương tự, ngoài ra còn có thêm các tiện ích sau: Các dịch vụ mạng: Chuyển mạch kênh 64 Kbit/s giữa các thuê bao số user, chuyển mạch kênh trong dải tần cơ sở 300-3400 Hz. Các dịch vụ từ xa: Facsimile (Fax) nhóm 2 ,3 và nhóm 4 (64Kbps), Videotex, Telex liên quan kênh B, Audio Video Text 64 Kbps, Audio Graphy 64 Kbps. Các dịch vụ bố xung: Như quay số trực tiếp, dấu con số chủ gọi, báo hiệu user-to-user (tên người gọi, mật khẩu,…), liệt kê các cuộc gọi không trả lời, chuyển thiết bị tạm thiời thiết bị đầu cuối, định tuyến cuộc gọi, quản lý dịch vụ khung… 3.2. Các chức năng vận hành, khai thác và bảo dưỡng. Quản trị giám sát sự cố, quản trị theo khiếu nại, tự động đo kiểm đường dây thuê bao, trung kế, hiện thị cảnh báo, xác định vị trí lỗi, thống kê các cuộc gọi, vận hành thiết bị đầu cuối thông minh: Giám sát hoạt động tệp thuê bao, các nhóm, các dịch vụ hộ trợ, thiết bị thuê bao, lệnh của tổng đài, biên dịch, tính cước, báo hiệu số 7, báo an dùng mã khoá cho trạm vận hành và người điều hành để tránh xâm nhập không được phép… Ngoài ra người ta thấy rằng so với nhiều tổng đài khả năng thống kê của tổng đài A1000 E10 rất mạnh. Bảo dưỡng: Các chương trình mạnh đã tránh được việc phải dùng thêm các phương tiện phụ trợ để đo lường, nó có thể kiểm tra các đường dây thuê bao, các trung kế tự động hay theo lệnh, và thực hiện dò theo dấu vết khi phát hiện có lỗi. Chức năng phòng vệ hệ thống sẽ tự động rút phần tử có lỗi ra khỏi dịch vụ và kích hoạt thiết bị lưu dự phòng. 3.3. Các chức năng chuyển mạch dịch vụ. Trong trường hợp cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng trí tuệ xử lý thì phần áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP của A1000 E10 cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiêụ SCP của mạng trí tuệ. Thông qua một mã số cài đặt cho dịch vụ, SSP gọi SCP để thiết lập cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ, sử dụng kênh báo hiệu số 7 của CCITT, giao tiếp được sử dụng gọi là giao thức xâm nhập mạng tr._.í tuệ INAP. SCP quản lý quá trình xử lý gọi và trong quá trình xử lý gọi SPC quản lý SSP. 3.4. Các giao tiếp ngoại vi. Mạng báo hiệu số 7 CCITT Phân hệ truy nhập thuê bao Phân hệ điềukhiển và đấu nối phân hệ điều hành và bảo dưỡng PABX NT Mạng thoại kênh kết hợp Mạng gia tăng giá trị Mạng số liệu Mạng điều hành và bảo dưỡng „  ‚ † ƒ ‡ ˆ 30B+D 2B+D Hình1.2. Giao tiếp ngoại vi NT: bộ kết cuối số Các giao tiếp ngoại vi:  . Thuê bao chế độ 2, 3 hoặc 4 dây. ‚ . Truy nhập ISDN cơ sở tốc độ 144 Kb/s (2B + D). ƒ . Truy nhập ISDN tốc độ cơ bản 2 Mb/s (30 B + D). „,… . Luồng PCM tiêu chuẩn (2 Mb/s, 32 kênh, CCITT G732). †,‡ . Liên kết số liệu tương tự hoặc số tốc độ 64 Kb/s hoặc PCM tiêu chuẩn. ˆ . Đường số liệu 64 Kb/s (giao thức X.25, giao tiếp Q3) hoặc đường tương tự với tốc độ nhỏ hơn 19.200 b/s. Chương 2 Cấu trúc tổng quan tổng đài A1000E10 1. Cấu trúc và chức năng tổng đài Alcatel 1000 E10. Trong tổng đài A1000 E10, tổ chức điều khiển OCB-283, là phiên bản mới nhất của đơn vị điều khiển của tổng đài, được phát triển dữa trên tổng đài E10B (OCB-181). OCB-283 được xây dựng theo trạm, các trạm đều là trạm đa xử lý, nhờ đó tổng đài A1000 E10 (OCB-283) có được độ linh hoạt cao trong xử lý với tất cả các cấu hình dung lượng. Tổng đài A1000 E10 được lắp đặt ở trung tâm mạng viễn thông có liên quan, nó gồm 3 phân hệ: Phân hệ truy nhập thuê bao. Phân hệ đấu nối và điều khiển. Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưỡng. LR LR PGS PC TR TX MR GX MQ OM SMX URM BT ETA PUPE COM CSNL CSND CSED Các trung kế và các thiết bị thông báo ghi sẵn Vòng ghép thông tin TMN ALarms LR PCM Phân hệ truy nhập thuê bao Hình 1.3: Cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB 283 1.1. Thời gian cơ sở (BT). Bộ BT dùng để phân phối thời gian và đồng bộ các đường LR, PCM, và cả đồng bộ cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài. Bộ phân phối thời gian được nhân 3. Đồng bộ chuẩn có thể là tự trị hoặc lấy tự trị bên ngoài để đồng bộ hệ thống với mạng. 1.2. Ma trận chuyển mạch MXC. MXC là ma trận vuông với một tầng T có cấu trúc kép hoàn toàn, cho phép phát triển đấu nối đến 2048 đường mạng (LR) còn gọi là đường ma trận. Đường ma trận là đường PCM nội bộ với 16 bit trong mỗi kênh (LR gồm 32 kênh). MXC có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau: Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một kênh khác ra nào. Có thể thực hiện đấu nối số lượng cuộc nối bằng số lượng kênh ra. Đấu nối giữa bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. Đấu nối N kênh vào với bất kỳ kênh ra nào có cùng một cấu trúc khung. Chức năng này đề cập đến đấu nối Nì64 Kb/s. MXC do COM điều khiển, COM có nhiệm vụ: Thiết lập, giải phóng đấu nối bằng việc xâm nhập vào bộ nhớ điều khiển ma trận. Sự xâm nhập này cho phép viết vào địa chỉ khe thời gian ra địa chỉ của khe thời gian vào. Phòng vệ đấu nối, bảo an đấu nối để đảm bảo chuyển mạch số liệu chính xác. 1.3. Khối điều khiển trung kế PCM (URM). URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa OCB 283 và PCM bên ngoài .Các PCM này có thể đến từ: Tổng đài vệ tinh CSND và từ bộ tập trung thuê bao xa CSED. Từ tổng đài khác sử dụng báo hiệu kênh riêng hay báo hiệu kênh chung URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa OCB 283 và PCM bên ngoài số 7. Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn của A1000 E10. Ngoài ra URM còn thực hiện các chức năng sau: Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 (hướng từ PCM -> LR) và ngược lại. Biến đổi 8 bit trên PCM thành 16 bit trên LR. Chiết và xử lý báo hiệu kênh kết hợp trong khe thời gian 16 (OCB-PCM) 1.4. Khối quản trị thiết bị phụ trợ ETA. ETA cung cấp các chức năng sau: Tạo âm báo (tone): GT. Thu phát tín hiệu đa tần: RGF. Thoại hội nghị: CCF. Cung cấp đồng hồ cho tổng đài. 1.5. Bộ điều khiển giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) và bộ điều khiển báo hiệu số 7 (PC). Đối với các đấu nối cho phép các kênh báo hiệu 64 kb/s các đấu nối bán trực thường được thiết lập thông qua ma trận đấu nối thiết bị xử lý giao thức báo hiệu số 7 (PUPE). PUPE thực hiện các chức năng xử lý giao thức báo hiếu số 7 như sau: Xử lý mức 2 kênh báo hiệu. Tạo tuyến bản tin (một phần trong mức 3). PC thực hiện các chức năng quản trị mạng báo hiệu số 7, bao gồm: Quản trị mạng báo hiệu (một phần mức 3). Phòng vệ PUPE. Các chức năng giám sát khác. 1.6. Xử lý cuộc gọi MR. Khối xử lý cuộc gọi MR cho phép thiết lập và huỷ bỏ kết nối cho các cuộc gọi, cung cấp các phương tiện khác. MR sẽ tham khảo cơ sở dữ liệu của TR để đưa ra quyết định xử lý cuộc gọi theo danh mục tín hiệu báo hiệu nhận được như xử lý cuộc gọi theo danh mục tín hiệu báo hiệu nhận được như xử lý các cuộc gọi mới, giải phóng thiết bị, điều khiển chuyển mạch…. Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác như điều khiển, kiểm tra trung kế, quan trắc đột xuất. MR có cấu trúc đa thanh phần, gồm phần trao đổi (MLMR/E) và 1 đến 4 Macro (MLMR/M), 1 Macro gồm 512 thanh ghi, trong đó các thanh ghi đầu và cuối của mỗi Macro không được sử dụng cho tín hiệu gọi mà dùng để quản trắc, đo kiểm. 1.7. Bộ quản trị số liệu cơ sở (bộ phiên dịch TR). TR đảm nhiệm chức năng quản trị phiên dịch, phân tích quản trị cơ sở dữ liệu của thuê bao trung kế. TR hộ trở cho MR, với yêu cầu từ MR với các đặc tính của thuê bao và trung kế cần thiết cho thiết lập và giải phóng thông tin. TR còn có nhiệm vụ phối hợp giữa con số quay số nhận được với địa chỉ của trung kế hoặc thuê bao (tiền phân tích, phân tích, phiên dịch). 1.8. Khối đo lường và tính cước. Chức năng của khối này là tính cước cho các cuộc thông tin có ký hiệu là MLTX. Nó có chức năng: Tính số lượng cước cho mỗi cuộc thông tin. Lưu trữ số liệu cước của các thuê bao được trung tâm chuyển mạch phục vụ. Cung cấp các thông tin cần thiết để lấy hoá đơn chi tiết cho OM. Khối tính cước TX cũng có cấu trúc đa thành phần như MR với TX/E và TX/M. TX/M gồm 4 Macro, mỗi Macro có 2048 thanh ghi. Mỗi thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi, đồng thời Tx thực hiện chức năng quản trắc thuê bao và trung kế. 1.9. Khối quản trị kết nối GX. GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được: Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ. Các lỗi đấu nối được chuyển từ các COM. GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối và điều khiển theo định kỳ hoặc theo yêu câù. 1.10. Khối phân phối bản tin MQ. MQ đảm nhiệm chức năng định dạng và phân phối một số bản tin nội bộ nhất định. Ngoài ra MQ còn thực hiện: Giám sát các kết nối bán cố định: Đường số liệu. Xử lý chuyển các bản tin từ ETA và GX. Các trạm trợ giúp MQ hoạt động như cổng giao tiếp cho các bản tin với vòng ghép thông tin. 1.11. Mạch vòng thông tin (Token ring). Để chuyển thông tin từ trạm này qua trạm khác, tổng đài A1000 E10 sử dụng từ 1 đến 5 mạch vòng thông tin, với giao thức thông tin phù hợp với chuẩn IEE 802.5. Vòng ghép thông tin ở đây có hai loại mà về nguyên lý là giống hệt nhau: Vòng ghép liên trạm (MIS): Trao đổi các bản tin giữa các SMC hoặc giữa các SMC với SMM. Vòng ghép truy nhập trạm điều khiển chính (MSA): Trao đổi các bản tin giữa SMC và SMM. 1.12. Chức năng vận hành và bảo dưỡng OM. Các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng do phần mềm OM thực hiện. Điện thoại viên có thể truy nhập tất cả các phần mềm và phần cứng thông qua các máy tính của phân hệ OM như: Bàn điều khiển, môi trường từ tính, thiết bị đầu cuối thông minh. Các chức năng OM được chia làm hai loại: ứng dụng điện thoại ứng dụng hệ thống Ngoài ra, OM còn thực hiện : Nạp phần mềm và số liệu cho các khối kết nối, các khối điều khiển và cho các khối truy nhập thuê bao. Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn chi tiết. Tập trung các số liệu cảnh báo từ trạm đấu nối và điều khiển thông qua mạch vòng cảnh báo MAL. Phòng vệ tập trung của hệ thống. OM cho phép thông tin hai chiều với mạng vận hành và bảo dưỡng tại mức vùng và mức quốc gia cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB 283. 2. Hệ thống ma trận chuyển mạch CCX (Switching Matrix System). 2.1. CCX: 2.1.1. Tổ chức của CCX. SAB SAB SAB SAB LA SMT SMA CSNL SMT SMA CSNL LA LA LA LRA LRB MCX B MCX A LRB LRA Hệ thống ma trận đấu nối (CCX) Hình 1.4 : Tổ chức CCX CCX gồm có: ● Ma trận chuyển mạch chính (MCX: Host Switching Matrix): Chuyển mạch 16 bit, gồm cả 3 bit dự phòng. Ma trận chuyển mạch có dung lượng 2048 LR ì 2048 LR với một tầng chuyển mạch thời gian. Module chuyển mạch 64 LR ì 64 LR ● Chức năng lữa chọn nhánh chuyển mạch và khuếch đại SAB: Chọn lữa nhánh chuyển mạch (MCX A hoặc MCX B). Khuếch đại tín hiệu trên các đường LR. Giao tiếp với các trạm đấu nối như CSNL, SMT, SMA… Giao tiếp phân phối thời gian. ● Các đường mạng LR: Tốc độ 4Mbit/s. Modul đấu nối 8LR (Mỗi LR gồm 8 LR và 1 đường đồng hồ). a.Vai trò của CCX: ● CCX thiết lập đấu nối giữa TS của các đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt (CSNL), các trạm điều khiển trung kế (SMT) và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA). ● Tổng quát CCX thực hiện các chức năng sau: Đấu nối đơn hướng: 1 kênh vào bất kỳ với 1 kênh ra bất kỳ. Số lượng kết nối đồng thời bằng số lượng các kênh ra. Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. Đấu nối N kênh vào có cùng cấu trúc khung với N kênh ra có cùng cấu trúc khung. Chức năng này gọi là đấu nối N ì 64 kbit/s. Đấu nối hai hướng giữa phía chủ gọi và bị gọi sử dụng 2 đấu nối đơn hướng. ● Ngoài ra, CCX còn đảm bảo: Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh thoại để chuyển báo hiệu đa tần. Phân phối đồng thời các âm báo và các thông báo ghi sẵn đến các kênh ra. Chuyển mạch bán cố định các kênh số liệu, hoặc các kênh báo hiệu kênh chung giữa trung kế và trung kế hay giữa trung kế và SMA. b. Hoạt động của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX. Các đấu nối được thực hiện trên cả hai nhánh. Lữa chọn nhánh hoạt động cho TX bằng cách so sánh TS ra ở mỗi nhánh. 3 bít điều khiển thực hiện các chức năng ở mỗi nhánh: Mang bít chẵn lẻ của khe thời gian, từ chối khối lữa chọn nhánh SAB vào tới SAB ra. Thiết lập, chọn lữa nhánh hoạt động qua đường ma trận. Giám sát các kết nối theo yêu cầu. Đo kiểm chất lượng truyền dẫn theo yêu cầu. Giám sát các khối được thực hiện nhờ phần mềm quản lý đấu nối ML GX. 5 bit thêm vào dành riêng cho các ứng dụng trong B-ISDN. 2.1.2. Khối la chọn và khuếch đại nhánh SAB. Vai trò và vị trí của bộ chọn lữa và khuếch đại nhánh. Bộ chọn lữa và khuếch đại nhánh được lắp đặt trong ngăn giá của các đơn vị đấu nối UR, đấu nối với CCX bằng các đường LR, đó là CSNL, SMT và SMA. Chức năng chính của SAB là giao tiếp giữa các đơn vị đấu nối UR với hai nhanh của MCX (MCX A & MCX B). SAB thu và phát các đường truy nhập LA tới từ các UR và tạo các LR (LRA cho MCX A & LRB cho MCX B). SAB thực hiện các chức năng sau: Khuếch đại tín hiệu trên các đường LR trên hướng thu và hướng phát. Tương thích 8-bit/16-bit. Xử lý 3 bít đIều khiển b12, b13, b14. Chọn lữa nhánh chuyển mạch. Giao tiếp phân khối thời gian giữa các UR và MXC. Giao tiếp các LA trên hương thu và hướng phát. SAB trong CSNL và SMT 2G kết nối 16 LR. SAB trong SMA và SMT 1G kết nối 8 LR. Hoạt động của SAB được mô tả trong hình dưới đây: Hình 1.5 : Lữa chọn và khuếch đại nhánh SAB 3. Ma trận chuyển mạch chính MCX. Tổ chức của ma trận chuyển mạch chính MX. MCX có hai mặt A và B, được cấu thành từ các trạm SMX, mỗi phía (mặt) của MXC có từ 1 đến 8 SM. 256 LRE LlLRE 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận x 256 256 LRS LlLRE Coup CMP ILR SMX 1 M A X 0 Ma trận x 256 1 2 3 4 5 6 7 8 256 LRE LlLRE 256 LRS LlLRE Coup CMP ILR SMX 8 255 0 M A X M A X 1792 2048 255 Hình 1.6: Phòng vệ đấu nối, đảm bảo đấu nối để chuyển mạch số liệu được chính xác. Cấu trúc một nhánh hình cực đại của ma trận chuyển mạch chính MCX. MCX nhận tín hiệu cơ sở thời gian 8 MHz và đồng bộ khung đến từ STS. Mỗi SMX điều khiển 256 đường vào và 256 đường ra bằng các đường giao tiếp đường mạng (LIR) bên trong của nó. Trạng bị theo kiểu module với: 64 đường LR cho chuyển mạch T và 16 đường giao tiếp đường mạng. MCX được điều khiển bằng COM (bộ điều khiển chuyển mạch ma trận), có nhiệm vụ: Thiết lập và giải phóng đấu nối bằng dữ liệu có trong bộ nhớ điều khiển ma trận, sự xâm nhập vào bộ nhớ điều khiển ma trận cho phép viết vào địa chỉ khe thời gian ra đĩa chỉ của khe thời gian vào. Theo hình vẽ trên, ta thấy cấu hình cực đại của MCX gồm có 8 SMX, mỗi SMX xử lý 256 LRE và 256 LRS, nhưng trong cấu hình này, CCX cho phép SMX (i) đấu nối đường LRE bất kỳ trong số 2048 LRE tới các đường LRS sau: LRS số 256 ì (1-1) đến LRS số (256 ì 1) – 1. Ma trận chuyển mạch chủ xử lý thời gian các khe thời gian 16 bit trong đó các bit được phân chia nhiệm vụ như sau: - 8 bit cho kênh tiếng - 5 bit chưa sử dụng, dữ trữ cho sử dụng trong B-ISDN. - 3 bit được sử dụng cho phòng vệ đấu nối (gọi là các bit thêm vào). Đó là các bit 13, 14, 15 trên các khe thời gian của LRE và LRS. 4. SMX. SMX gồm có: 1Coupler chính CMP để thông tin 2 chiều với MAS và thực hiện chức năng là bộ xử lý cho phần mềm chức năng điều khiển ma trận chuyển mạch MLCOM. 1 coupler đấu nối với ma trận chuyển mạch thời gian. Các giao tiếp đường ma trận (ILR) cho cực đại 256 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra. Một ma trận chuyển mạch thời gian có dung lượng cực đại là 2048 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra. Các bảng mạch RCID làm nhiệm vụ giao tiếp đường ma trận vào và ra, mỗi bảng thực hiện chức năng giao tiếp cho 16 LCXE và 16 LCXS. SMX lại được cấu thành từ các ma trận chuyển mạch phân thời gian vuông 64 LRE ì 64 LRE, được gọi là các khối cơ bản (Base Block), 1 SMX 2048 LRE ì 256 LRS cần 32 hàng ì 4 cột: 128 khối cơ bản. Với cách tổ chức như vậy, hệ ma trận chuyển mạch của Alcatel rất linh hoạt và có tính kinh tế cao khi có yêu cầu thay đổi cấu hình tổng đài. 5. SMC. 5.1. Vai trò và vị trí 5.1.1. Vai trò . Trạm SMC thực hiện các chức năng: Xử lý gọi, điều khiển thông tin, xử lý phần áp dụng SSP, cơ sở dữ liệu, tính cước cho các cuộc thông tin, phân bố bản tin, điều khiển ma trận đấu nối, quản trị các dịch vụ, điều khiển quản trị báo hiệu số 7. 5.1.2. Vị trí. Trạm SMC được đấu nối với các môi trường thông tin sau: Mạch vòng thông tin MIS để trao đổi thông tin giữa SMC với trạm vận hành và bảo dưỡng SMM. Mạch vòng thông tin MAS (từ 1 đến 4 MAS ) để trao đổi thông tin với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA, trạm đIều khiển đấu nối trung kế SMT và trạm điều khiển ma trận SMX các trạm này đều đấu nối với MAS. Mạch vòng cảnh báo MAL được chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến trạm SMM. 5.2. Cấu trúc chức năng. Cấu trúc tổng quát của một trạm điều khiển. Trạm điều khiển được xây dựng trên phương thức áp dụng hệ thống ALCATEL 8300. Hệ thống này bao gồm: Một hoặc nhiều bộ xử lý, một hoặc nhiều bộ coupler thông minh, các đơn vị này được đấu nối với nhau bằng bus và trao đổi số liệu qua một bộ nhớ chung. Trao đổi thông tin hai chiều giữa các thành phần do hệ thông cơ sở chỉ đạo. Một trạm điều khiển gồm : Một hoặc nhiều couper Một hoặc nhiều đơn vị xử lý Một bộ nhớ chung Các couper đặc biệt cho chức năng chuyển mạch hoặc xử lý số liệu vào ra. 5.2.2. Cấu trúc trạm điều khiển chính. Trạm điều khiển chính bao gồm: Một couper chính đấu nối với mạch vòng thông tin (CMP). Một đơn vị xử lý chính (PUP). Một bộ nhớ chung MC. Một đến bốn đơn vị xử lý phụ (PUS). Một đến bốn couper phụ đấu nối với mạch vòng thông tin (CMS). 6. SMA. MLPUPE: Dữ phòng theo kiểu n+1 có nghĩa là 1 MLPUPE hoạt động với một SMA với MLPUPE dự phòng đã được cập nhật đầy đủ các phần mềm và số liệu bánm cố định. MLETA: Thiết bị thu phát đa tần (RGF) và mạch thoại hội nghị CCF- dự phòng theo kiểu n+1. GT (bộ tạo tone) có cấu trúc kép hoàn toàn, bộ này được lắp đặt trong 2 SMA đầu tiên chỉ cần một bộ làm việc là đủ cho tổng đài. 7. SMT. Có cấu trúc kép hoạt động theo kiểu ACT/SBY. Khi có sự cố lưu lượng sẽ chuyển sang mặt dự phòng. 8. SMM. SMM với chức năng OM có cấu trúc kép và hoạt động theo kiểu ACT/SBY. SMM có chức năng phòng vệ độc lập cho trạm (khởi tạo lại, xử lý lỗi) với cấu trúc kép mà không trạm nào khác có thể biết được, trong trường hợp OM không hoạt động thì cũng không ảnh hưởng đến xử lý gọi. 9. Dự phòng cho mạch vòng thông tin. Một mạch vòng thông tin gồm 2 Ring hoạt động theo kiểu tải, xự xâm nhập vào 2 Ring vật lý này được quản trị bằng phương pháp riêng, nếu 1 Ring có sự cố thì lưu lượng sẽ phải giảm. 10. Dự phòng nguồn nuôi. Nguồn nuôi phân bố cho từng trạm SM do hai nguồn cung cấp, các bảng không có cấu trúc kép (các bảng couper trạm SM, giao tiếp PCM trong SMT) được cung cấp bằng các bảng nguồn trạng bị theo kiểu n+1. 11. Dự phòng phân bố thời gian cơ sở. Trạm STS được cấu tạo từ bảng 3, bảng tạo dao động giữ cho tín hiệu cơ sở thời gian SMX – trong SMX có sự lữa chọn để đưa ra tín hiệu chủ đạo dữa trên 3 tín hiệu nhận được. 12. Trạm đIều khiển trung kế SMT (Trunk control station). Hiện thời tồn tại hai thế hệ SMT: SMT 1G (thế hệ 1 sử dụng cho thế hệ tổng đài trước, sử dụng bộ vi xử lý Intel 8088 ) và SMT 2G ( dùng cho thế hệ tổng đài mới R20 và R22, sử dụng bộ vi xử lý Alcatel 8300, họ MC 680 ì 0). 12.1. SMT 1G. 12.1.1. Vai trò. Trạm điều khiển trung kế SMT thực hiện chức năng giao tiếp giữa PCM và trung tâm chuyển mạch. Các PCM này tới từ: Trung tâm chuyển mạch khác. Bộ tập trung thuê bao xa CSED. Đơn vị truy nhập thuê bao số từ xa CSDN. Thiết bị thông báo số đã được ghi sẵn. Trạm điều khiển trung kế SMT bao gồm các bộ điều khiển PCM, chúng có chức năng sau: Theo hướng từ PCM tới trung tâm chuyển mạch: Chuyển đổi mã HDB3 sang mã nhị phân. Chiết báo hiệu kêng riêng. Quản trị các kênh báo hiệu kênh riêng trong khe 16. Đấu nối chéo các kênh giữa PCM và LR. Theo hướng từ trung tâm chuyển tới PCM: Chuyển đổi từ mã nhị phân sang mã HDB3. Chèn các báo hiệu kênh riêng. Quản trị các kênh báo hiệu kênh riêng trong khe 16. Đấu nối chéo các kênh giữa PCM và LR. 12.1.2.Vị trí. Trạm điều khiển trung kế SMT1G được đấu nối tới: Các đơn vị bên ngoài. Ma trận đấu nối bởi 32 LR tạo thành 4 nhóm đường mạng (4GLR) để mang nội dung các kênh thoại và báo hiệu số 7. Mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính MAS để trao đổi thông tin với các trạm SMX, SMA và SMC. Mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập các cảnh báo nguồn để đưa về SMM xử lý. 12.1.3. Cấu trúc tổng quan trạm điều khiển trung kế SMT1G. SMT1G quản lý 32 đường, các đường này chia làm 8 nhóm nối vào 8 modul, mỗi nhóm gồm 4PCM. Cả 8 modul này do một phần mềm đơn vị điều khiển là LOGUR quản trị, để nâng cao độ tin cậy, để bảo đảm SMT hoạt động không bị gián đoạn thì LOGUR và phần mềm nhận biết LAC tương ứng với từng modul đều có cấu trúc kép. Các kết cuối PCM và bảng chọn mặt hoạt động có cấu trúc đơn. Vì vậy SMT có hai mặt logíc: Mặt hoạt động sẽ xử lý chuyển mạch và các chức năng phòng vệ có liên quan tới chuyển mạch. Mặt dự phòng để cập nhật, giám sát mặt hoạt động và thực hiện chức năng sữa chữa theo yêu cầu từ SMM. 12.2. SMT 2G. 12.2.1. Vai trò và vị trí trong OCB 283. SMT đảm bảo cho giao tiếp và đấu nối giữa OCB 283 với các thiết bị ở xa: Các tổng đài khác. CSDN và CSED. Thiết bị thông báo. Trong OCB 283 nó trao đổi thông tin với các trạm: SMC qua MAS. CCX bằng các nhóm GLR. Mạch vòng cảnh báo MAL. 12.2.2. Cấu trúc tổng quan. SMT 2G được cấu thành từ 3 khối chức năng. Khối điều khiển kép, gồm 2 phân hệ xử lý SMT A và SMT B, kết nối với nhau bằng bus LISM. Kết cuối sử dụng (ET) cấu tạo đơn, giao tiếp vật lý các đường trung kế (kết cuối PCM tốc độ 2 Mbps). Khối chức năng lữa chọn nhánh SAB, làm nhiệm vụ giao tiếp. 128 PCM Giao tiếp ma trận SAB Giao tiếp PCM 128 ET SMT A SMT B Liên kết BETP MAS LISM 128LR phía A 128LR phía A Hình 1.7: Cấu trúc SMT 2G Phần 3 đơn vị đấu nối thuê bao CSN Chương 1 Tổng quan về đơn vị đấu nối thuê bao CSN 1.1. Vai trò vị trí của khối kết cuối thuê bao trong tổng đài OCB-283. CSN là đơn vị đấu nối thuê bao có khả năng phục vụ cả thuê bao tương tự và thuê bao số của tổng đài OCB-283. CSN được thiết kế phù hợp với mạng có sẵn và có thể đấu nối tới mõi hệ thống sử dụng báo hiệu số 7. CSN có thể là nội hạt ký hiệu CSNL hay là tổng đài vệ tinh CSND. Sơ đồ đấu nối CSN với OCB-283 được mô tả trong hình dưới đây Digital Subscriber CSNL MA trận chuyển mạch CSND PCM LR Analog Subscriber Digital Subscriber Analogue Subscriber Hình 1.1. Vị trí của CSN đối với OCB-283 CSN được thiết kế để phù hợp với nhiều loại hình đĩa dư: Nó có thể là nội hạt (CSNL) hay vệ tinh (CSND) phụ thuộc kiểu vào kết nối với chuyển mạch: CSNL nối tới OCB-283 qua LR. CSND nối tới OCB-283 qua PCM. CSNL và CSND có cấu trúc hoàn toàn giống nhau nhưng CSND có nhiều thiết bị hơn, hầu hết là các thiết bị phục vụ cho CSND ở chế độ tự trị như TFILM, TRF8… CSNL và CSND đều sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. CSND có khả năng biên dịch (TR) khi ở chế độ tự trị. CSN được phân làm hai phần: Bộ điều khiển số UCN có thể là nội hạt hay ở xa tuỳ thuộc vào kiểu kết nối với tổng đài. Bộ tập trung số CN có thể là nội hạt CNL hay ở xa CNE tuỳ thuộc vào đơn vị điều khiển. 1.2. Các loại thuê bao của CSN. CSN của Alcatel 1000 E10 có thể kết nối tới mõi loại thuê bao : Thuê bao tương tự 2 dây, 4 dây. Thuê bao số truy nhập cơ sở, với tốc độ 144 Kb/s: 2 B + D16 Thuê bao số truy nhập sơ cấp, tốc độ 2048 Kb/s: 30 B + D64 Trong đó kênh B là kênh tiếng hay kênh mang số liệu thực. Kênh D còn gọi là giao thức truy nhập kênh nghiệp vụ LAP D được sử dụng cho 3 mục đích: Báo hiệu. Số liệu chuyển mạch tốc độ chậm. Đo kiểm từ xa. Tối đa có 5120 thuê bao trong CSN. 1.3. Tổ chức chức năng của CSN. 1.3.1 Chức năng đơn vị điều khiển số UCN UCN thực hiện chức năng giao tiếp CN và chuyển mạch. UCN gồm: Đơn vị điều khiển và kết nối UCX, có cấu trúc kép, hoạt động theo kiểu hoạt động / dự phòng. Đơn vị UCX hoạt động điều khiển mõi lưu lượng và luôn cập nhật cho đơn vị UCX hoạt động thì UCX dự phòng có thể chuyển đổi thay thay thế tức thời để xử lý toàn bộ lưu lượng. Một khối xử lý thiết bị phụ trợ GTA, thực hiện một số chức năng riêng biệt của UCX: Tạo các tone và các bản thông báo cho thông tin nội bộ khi CSND hoạt động tự trị, nhận diện các tín hiệu đa tần từ các máy điện thoại ấn phím khi CSND hoạt động tự trị, quản lý các cảnh báo PCM và phòng máy, đo kiểm đường dây thuê bao và nối tới CNL. Chức năng của CSN được mô tả trong hình 1.2. CN UCN CNLM CNEM UCX GTA RcX UC CSN Hình 1.2: Tổ chức chức năng CSN Các CNE nối tới UCN bằng các đường PCM qua một giao diện CNE, gọi là ICNE, ICNE đồng bộ các đường PCM và chuyển chúng thành các đường mạng nội bộ LRI để nối tới UCN. Một UCX được chia thành hai phần : Ma trận chuyển mạch (RCX). Khối điều khiển (UC). CSN có hai cấp tập trung. Cấp thứ nhất tại các bộ tập trung và cấp thứ hai ở RCX. 1.3.2. Phân loại bộ tập trung CN. Có hai loại bộ tập trung có thể nối tới UCN: CNLM: Bộ tập trung nội hạt cho thuê bao tương tự và thuê bao số. CSNL nối tới UCN bằng các đường LRI. CNEM: Bộ tập trung thuê bao xa cho thuê bao tương tự và số. CNEM nối tới UCN bằng các đường PCM. PCM có thể kết nối tối đa tới 256 thuê bao. 1.4. Kết nối CSN tới OCB-283. 1.4.1. Kết nối CSNL với OCB-283 Các đơn vị tập trung số nội hạt (CSNL được đấu nối trực tiếp với mạng đấu nối MCX của OCB-283 bằng từ 2 tới 16 đường mạng LR). Báo hiệu số 7 được truyền trên TS16 Của LR0 và LR1. Các TS0 không được sử dụng để làm kênh tiếng hoặc kênh số liệu. Các TS16 không mang tín hiệu báo hiệu số 7 vẫn có thể được sử dụng để truyền tín hiệu thoại. CSNL giao tiếp với MCX của OCB-283 thông qua SAB và sử dụng hai nhóm GLR để đấu nối trực tiếp giữa SAB với hai mặt của ma trận chuyển mạch MCX. Do đó giao tiếp với hệ thống, CSNL đã nhận được tín hiệu đồng bộ khung, tín hiệu đồng bộ từ trạm STS qua ma trận chuyển mạch MCX. Chức năng SAB trong CSNL được thực hiện bởi bảng TCILR (16 bảng) và TCBTL (2 bảng). MCX GTA RCX UC CNL ICNE CNE Thuê bao 15 1 0 Báo hiệu số 7 của CCITT 2 đến 16 LR PCM TS 16 Thuê bao Hình 1.3 Đấu nối CSNL vơí OCB-283 I.4.2. Kết nối CSND với OCB-283 Báo hiệu số 7 của CCITT Báo hiệu số 7 của CCITT MCX CNL ICNE CNE GTA 15 1 0 2 đến 16 LR RCX UC SMT 15 1 0 2 đến 16 PCM PCM TS 16 TS 16 Thuê bao Thuê bao Hình 1.4 : CSND kết nối OCB-283 Đơn vị truy nhập thuê bao xa CSND được đấu nối tới mạng chuyển mạch OCB-283 thông qua đơn vị truy nhập đường trung kế SMT bởi 2 tới 16 đường MIC. Các TS16 của PCM 0 và PCM 1 truyền tín hiệu số7. Các TS16 của PCM 2 đến PCM 15 truyền tín hiệu tiếng nói. Các TS0 của các PCM đều truyền tín hiệu đồng bộ. Chương 2 Mạng quản lý đấu nối UCN 2.1. Chức năng của đơn vị đấu nối UCN. Đơn vị đấu nối UCN có những chức năng sau: Điều khiển đấu nối phục vụ cho các cuộc gọi nội bộ trong CSN, các cuộc gọi đi và đến của CSN. Giao tiếp giữa CSN và tổng đài. UCN bao gồm các khối chức năng. Mạng chuyển mạch RCX (đấu nối chuyển mạch các đường thoạI và báo hiệu), đơn vị điều khiển đấu nối UC (điều khiển RCX), đơn vị xử lý thiết bị phụ trợ GTA (thực hiện tạo tone, tạo film, nhận biết tín hiệu xung quay số , đo thử thuê bao). 2.2. Mạng đấu nối chuyển mạch RCX. Đế vận hành an toàn thì ma trận kết nối RCX của UCN có cấu trúc kép vận hành theo chế độ Hoạt động/dự phòng, hai mặt hội thoại với nhau theo giao thức HDLC. RCX được tạo thành từ các bảng chuyển mạch thời gian TRCX. RCX có cấu trúc module có nghĩa là có thể có một, hai hay ba bảng mạch TRCX tuỳ thuộc vào số lượng các LRI được sử dụng. Một bảng mạch TRCX có thể kết nối tới 16 LRI. Giả sử ma trận kết nối có 48 LRI kết nối với các CN thì tổ chức các LRI được phân bố như hình vẽ II.1 LR0,LR1 LR2,LR3,LR4 LR5 LR6-LR47 Kết nối với bảng Kết nối với GTA Chưa sử dụng Kết nối với CNL,CNE mạch TCCS Bảng mạch TRCX xây dựng nên từ các ma trận 16 ì 16 với cấu trúc kép. Hai nửa TRCX nối với nhau bằng các đường mạng nội bộ trong CSN là LRIR. Khi CSND hoạt động bình thường thì mạng kết nối thực hiện chức năng kết nối : TS trên LRIE → TS trên LRIS. TS trên LRIS → TS trên LRIE. (Tức là các cuộc gọi qua trường chuyển mạch chính SMX). Khi CSND ở chế độ tự trị thì mạng kết nối thực hiện chức năng kết nối chức năng, (TS trên LRIE → TS trên LRIS ) ì 2: Các cuộc gọi thông qua trường chuyển mạch chính SMX. Trong bảng mạch TRCX có trang bị khối chèn/ tách tín hiệu đo kiểm các đấu nối (I/E). ở trên đường LRIE và 1 thiết bị chiết (E). Tách tín hiệu đo kiểm các đấu nối ở trên đường LRIS. TRCX được diều khiển bởi TMQR. Các LR nối CSN tới trường chuyển mạch của SMX đều qua TMQR. Cấu trúc của bảng chuyển mạch TRCX được mô tả trong hình II.2. SVC7 GTA SVCUT RCX TRCX0 TRCX1 TRCX2 CN CN CN LRI0 LRI15 LRI 2,3, 4 LRI 32 đ 47 LRI I6 đ 15 LRI 16 đ 31 LRI 0,1 Hình 2.1 Cấu trúc tổng thể của mạng kết nối Các thiết bị E, I/E kiểm tra mạng kết nối và tính liên tục giữa UCN và các bộ tập trung. Viêc kiểm tra này được thực hiện chủ động bằng cách chèn các TS kiểm tra hay bị động bằng cách tách TS. LRIR là đường mạng nội bộ trong RCX. Mỗi RCX có tối đa 16 LRIR được phân bố như sau: LRI O Sử dụng cho kết nối các board TCCS LRI 1 LRI 2 LRI 3 Sử dụng cho việc đấu nối GTA LRI 4 - LRI 5 Không được sử dụng - LRI 6 đến Sử dụng cho kết nối các bộ tập trung CNL hay CNE - LRI 47 LRIE LRIE LRIE LRIS LRIE LRIS LRIS I/E I/E I/E I/E I/E I/E 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 LRCX1 LRCX1 LRCX2 LRCX3 I/E E I/ E TMQR LRS LRE 16 16 16 16 16 16 16 16 To/from SMX Hình 2.2 : Cấu trúc bảng mạch TRCX Với: LRIE : Đường mạng nội bộ vào TRCX-có 16 đường LRIS : Đường mạng nội bộ ra TRCX-có 16 đường . LRE : Đường mạng đấu nối RCX đến tổng đàI LRS : Đường mạng đấu nối từ tổng đài đến RCX I/E : Bộ giao tiếp các đường vào RCX. E : Bộ giao tiếp các đường ra RCX. LRIR : Đường nội bộ đấu nối giữa đâù vào và đầu ra RCX. ở chế độ hoạt động bình thường sự đấu nối hai chiều trong mạng là: TS trên LRIE TRCX TS trên LRE. TS trên LRS TRCX TS trên LRIS. Bảng mạch TRCX được điều khiển bởi bảng mạch TMQR (bộ điều khiển mạng đấu nối) nó điều khiển sự đấu nối các đường nội bộ với đường mạng. Bảng này có một thiết bị giao tiếp các đường vào RCX (I/E trên LRS) và một thiết bị giao tiếp các đường ra từ RCX (E trên LRE). Những thiết bị này được sử dụng để kiểm tra cả mạng đấu nối với sự liên tục giữa đơn vị UCN và các bộ tập trung. Việc kiểm tra này có thể thực hiện hoặc ở chế độ Active bởi việc xen khe thời gian kiểm tra hoặc ở chế độ Standby bởi việc tách khe thời gian đầu vào hoặc đầu ra. 2.3 Đơn vị điều khiển đấu nối UC. Để đảm bảo an toàn, đơn vị đấu nối UCX được cấu tạo kép. Nó được chia thành hai phần: Mạng đấu nối RCX Đơn vị điều khiển đấu nối UC UC bao gồm những bảng mạch sau: Bảng mạch TMQR: Bộ điều khiển bảng đấu nối Bảng TPUCB: Bộ xử lý đơn vị điều khiển Bảng TMUCB: Bộ nhớ đơn vị điều khiển Bảng TCCS-SVC7: Coupler quản trị báo hiệu số 7 giữa CSN và SMX (OCB) - Trường chuyển mạch chính Bảng TCCS-SVCUT: Coupler quản lý báo hiệu HDLC giữa UCX và các bộ tập trung, GTA với đơn vị đấu nối Một Bus điều khiển đấu nối tất cả các bảng bên trong UC Các đơn vị đấu nối hoạt động theo kiểu ACT/SBY (hoạt động/ dự phòng). Bảng TSUC được sử dụng để lữa chọn chế độ hoạt động bởi việc tạo ra tín hiệu P/R. Bảng này không đuợc cấu tạo kép. TRCX TRCX TRCX TSUC TCCS SVC UT TCCS SCV 7 TMUC TPUC TMQR Bus UC 16 LRE 48LRIS 48LRIE 16 LRS P/R Hình 2.3 : Cấu trúc tổng quan của UCX 2.3.1. Bảng mạch in TMQR Bảng mạch in hoạt động với vai trò kép. Trước hết nó hoạt động như một bộ điều khiển các bảng mạch TRCX được đấu nối bởi bus thường trú, thứ hai nó hoạt động như là giao tiếp giữa các đơn vị điều khiển thông qua các UC. Bảng mạch in TMQR được xây dựng trên cơ sở bộ xử lý Intel 80186 và có một RAM 16 Kb. 2.3.2. Bảng mạch in TPUCB Bảng mạch in TPUCB xử lý giám sát các chức năng: Chuyển mạch, phòng vệ, các chức năng vận hành và bảo dưỡng của CSN. Nó được đấu nối tới các bộ tập trung và GTA qua bảng mạch in TCCS-SVCUT và nối tới trường chuyển mạch chính thông qua bảng mạch TCSS-SVC7. Cả hai bảng mạch TPUC._. gửi bản tin xxxxx tới MQ, bản tin này bao gồm chỉ số UR, chỉ số LR. MQ gửi bản tin trả lời xxxxx. Bản tin này bao gồm chỉ số AFCOM, chỉ số LRX. LRI O RCX CSN LR 0 LR 1 LR 15 LM BUS TS TS 16 CX LR LR TS x PU/PE MR xxxxx xxxxx xxxxx UR N0 – LR N0 AFCOM-N0 LRX TCCS SVC7 LRI 1 TS 31 OCB-283 NOVAP Hình 4.4: Sự thích ứng URN0, LRN0 → AFCOM, LRX 5. Hỏi đặc tính thuê bao chủ gọi. MR thu nhận bản tin. MR cần phải biết đặc tính của thuê bao chủ gọi để: Nếu thuê bao chủ gọi là máy ấn phím thì một bộ thu tần số sẽ được giải mã các tần số. Nếu thuê bao chỉ cho phép gọi vào thì nó phải được đấu nối tới âm báo bận. Nếu thuê bao là hỗn hợp hay chỉ gọi ra, nó phải được nối tới âm mời quay số. Để nhận dạng thuê bao chủ gọi MR gửi bản tin DDISDR (Yêu cầu nhận dạng đặc tính thuê bao chủ gọi) cho TR. Bản tin này chứa đặc điểm nhận dạng của thuê bao chủ gọi: Chỉ số UR Chỉ số CN Chỉ số UT Chỉ số TS TR phân tích, xem xét trong cơ sở dữ liệu của mình nhưng số liệu có liên quan tới thuê bao A. TR trả lời bằng bản tin RDISDR (trả lời yêu cầu nhận dạng đặc tính của thuê bao chủ gọi. Tất cả các thông tin này được lưu trong thanh ghi đã bị chiếm (ở MR) để phục vũ cho thiết lập cuộc gọi). RCX LR0 LR1 LR15 CX . . . TS TR MR PU/PE LR LR TS 16 TS x CSN TCCS SVC7 LRI 0 LRI 1 TS 31 OCB-283 DDISDR RDISDR LB BUS Hình 4.5: Hỏi đặc tính thuê bao chủ gọi 6. Đấu nối âm mời quay số và sự công nhận cuộc gọi mơí. Thông qua mạch vòng thông tin MAS, MR ra lệnh cho MCX nối âm mời quay số. Âm mời quay số do GT ở trong GTA phát. Có được chỉ số của UR, LR đến chỉ số của MCX, LRX tương ứng. Từ MQ, MR gửi những thông tin sau đến MLCOM : OCXGT (yêu cầu đấu nối âm quay số) và đĩa chỉ. SMX – LRX – TS để đấu nối thuê bao chủ gọi. MR gửi cho CSN bản tin ACNAP (công nhận cuộc gọi mới – gửi cho RCX). Bản tin này được gọi là OCOAB khi truyền giữa MR và UCT. Mục đích của bản tin : Một mặt thông báo sự thiết lập giám sát thanh ghi cho cuộc nối. Mặt khác, đưa đĩa chỉ cho CSN để xoá bỏ mạch vòng ở mức độ điều khiển đơn vị kết cuối. Bản tin ACNAP. Chỉ số MR. Chỉ số CSN. SCS : tín hiệu chọn liên kết báo hiệu. CNXIAN : yêu cầu đấu nối tone quay số. Bản tin ACNAP được OCB –283 gửi đến từ TCCS-SVC7 dưới dạng bản tin báo hiệu số 7. Bảng TCCS- SVC7 nhận và xử lý bản tin này, sau đó TCCS-SVCUT gửi bản tin CNXIAN tới đơn vị đầu cuối UT để yêu cầu huỷ bỏ vòng lọc kiểm tra và cho phép thuê bao chủ gọi nhận âm và quay số. CSN OCB-283 ACNAP ETA LR LR0 TS 16 MCX COM RCX LR TS LR1 . . . LR CN Tone mời quay số TSx LR15 LRI 31 OCXGT LRI 0 TS 31 TCCS SVC7 MR PU/PE MAS OCOAB Hình 4.6 : Đấu nối mời quay số 7. Nhận các con số quay số từ thuê bao của CSN. Bản tin ACNAP gửi từ OCB-283 trên liên kết báo hiệu số 7 được coupler TCCS-SVC7 nhận và sau đó đưa sang TMUC và TPUC để yêu cầu nối âm mời quay số về cho thuê bao chủ gọi. Sau đó TPUC gửi bản tin CNXIAN cho TCCS-SVCUT để đưa về đơn vị kết cuối thuê bao. Chức năng của bản tin này là loại bỏ điều kiện đấu vòng, do đó cho phép thuê bao chủ gọi nhận nhận được âm mời quay số. Bộ vi xử lý tại UT sẽ nhận biết , mở/đóng mạch vòng. Khi bộ vi xử lý phát hiện xung số đầu tiên, nó gửi bản tin CHI (con số). Bản tin này chứa các dữ liệu sau : Chỉ số của UT Chỉ số đầu cuối Chỉ số nhận được Con số được phát hiện Sau khi nhận được bản tin CHI từ UT, UCN gửi sang TMUC sau đó sang TPUC. Nó tạo một bản tin CHIUN (Unique digit) đưa đến TCCS-SVC7, sau đó qua đường COC tới PUPE sau đó tưới MR. Bản tin này chứa những dữ liệu sau: Chỉ số CSN Chỉ số MR SCS : Sữ lữa chọn tuyến báo hiệu Con số được quay số được mã hoá 4 bít. Chỉ số UT, CN, đường thuê bao Đồng thời SVCUT gửi bản tin về cho bộ vi xử lý đơn vị kết cuối để ngắt âm mời quay số (Bản tin CNXIAN) cho CN. Khi đó, Một bộ định thời được thiết lập. Nếu trong quả trình thiết lập mà thuê bao không quay số, bộ vi xử lý sẽ phát hiện và thực hiện những công việc cắt đấu nối. CNXIAN TERM UNIT TABA 16 LRI TS 16 THLR TS TS x CHI Thuê bao chủ gọi BUS UC CHI TS TS 16 TS THLR LTU TS TS TS 16 LR E 10 B TCCS SVCUT TCCS SVC7 TMUC TPUC 0 1 RCX TS 31 CHUIN TSx Hình 4.7: Nhận các con số quay số 8. Phân tích các con số nhận được. Trong quá trình nhận bản tin CHIUN thứ nhất (qua PUPE đến MR là bản tin OABCO), MR ra lệnh cho MLCOM (ODXGT) cắt âm mời quay số. Sau đó MR yêu cầu TR phân tích số nhận được. Phân tích bao gồm 2 bước: Tiền phân tích : Là phân tích các con số đầu tiên nhận được để xác định ra loại cuộc gọi là nội hạt, vùng, quốc gia, quốc tế, dịch vụ đặc biệt. Phân tích (tất cả các số nhận được trong trường hợp cuộc gọi nội bộ ) để nhận được các thông tin : . Thông tin tính cước . Chỉ số thiết bị của thuê bao bị gọi, con số này bao gồm (chỉ số UR(chỉ số CSN), chỉ số CN, chỉ số UT, chỉ số TT). TONE mời quay số TONE mời quay số RCX RCX COM LR 0 LR 1 TS TS 16 . . . LR 15 LR LR LR LR 0 LR 1 TS 31 TCCS SVC7 CN ETA PU/PE TR MR ODXGTT LM BUS CSN CHIUN RCX MCX COM LR 0 LR 1 TS TS 16 . . . LR 15 LR LR LR TS x LRI 0 LRI 1 TS 31 TCCS SVC7 CN ETA PU/PE TR MR ODXGTT LM BUS CSN CHIUN OCB 283 DPREA : yêu cầu tiền phân tích DPREA RPREA: Trả lời yêu cầu tiền phân tích RPREA DIANA : Yêu cầu phân tích DIANA RIANA : trả lời yêu cầu phân tích RIANA Hình 4.8 : Phân tích các con số 9. Ngừng phát các con số. Khi MR thu kết quả phân tích từ TR. MR gửi bản tin DIREC cho CSN (qua UTC là OCOAB), coupler TCCS-SVC7 sẽ nhận bản tin này . DIREC: Bản tin yêu cầu ngừng việc quay con số. Bản tin này chỉ thị việc kết thúc quay con số, nếu thuê bao quay tiếp cũng không nhận. RCX MCX COM LR 0 LR 1 TS TS 16 . . . LR 15 LR LR TS x LR 0 LR 1 TS 31 TCCS SVC7 PU/PE MR LM BUS CSN OCB 283 Hình 4.9 : Ngừng phát số từ thuê bao gọi MR biết chỉ số thuê bao của thuê bao bị gọi, và nó cần kiểm tra xem thuê bao đó đang bận hay rỗi. 10. Kiểm tra thuê bao bị gọi Để làm việc này, MR gửi bản tin TESEQ (kiểm tra thiết bị) tới CSN có chứa thuê bao bị gọi B. UCN của của CSN bị thu nhận bản tin này và nó cho phân tích trạng thái thuê bao B. Nếu trạng thái thuê bao B là rỗi thì UCN thực hiện những công việc sau : Tìm 1 TS rỗi ở đầu ra của bộ tập trung thuê bao bị gọi (CN). Tìm 1 TS rỗi ở đầu ra của CSN bị gọi. Đấu nối 2 đầu ra này Gửi bản tin BCL cho UT của thuê bao bị gọi để kiểm tra sự đấu nối giữa UT và UCN. Gửi bản tin PRISE (Bản tin chiếm ) tới UT của thuê bao bị gọi. Bản tin này yêu cầu đấu nối đường dây thuê bao bị gọi tới mạch vòng chuông. Gửi bản tin TESPO cho MR (bản tin trả lời yêu cầu kiểm tra thuê bao bị gọi MR). Bản tin này bao gồm: Chỉ số MR Chỉ số CSN bị gọi Chỉ số CN bị gọi Chỉ số UT, chỉ số đường thuê bao SCS : lữa chọn liên kết báo hiệu Trạng thái của thuê bao bi gọiTS 16 CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESEQ TESPO UCN Thuê bao bị gọi Thuê bao chủ gọi OCB 283 CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESEQ TESPO UCN Thuê bao bị gọi Thuê bao bị gọi Thuê bao chủ gọi OCB-283 CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESEQ TESPO UCN OCB 283 CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESEQ TESPO UCN TS 16 LR 0 LM BUS OCOAB OCOAB Hình 4.10: Kiểm tra thuê bao bị gọi 11. Đấu nối hồi âm chuông cho chủ gọi và chờ bị gọi nhấc máy Khi nhận được bản tin TESEQ, MR thực hiện những công việc sau: Yêu cầu MLCOM nối hồi âm chuông tới thuê bao chủ gọi Hỏi MQ về thuê bao chủ gọi để từ chỉ số của UR, LR → tìm ra chỉ số SMX, LRX tương ứng. Sau đó MR chờ một trong ba trạng thái sau : Thuê bao bị gọi nhấc máy. Thuê bao chủ gọi đặt máy. Quá thời gian đổ chuông. OCB 283 Thuê bao chủ gọi CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESEQ TESPO UCN Thuê bao bị gọi ETA CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN LX BCL PRISE TESPO UCN Thuê bao bị gọi TS 16 LM BUS TONE hồi âm chuông Hình 4.11: Đấu nối hồi âm chuông 12. Thuê bao bị gọi nhấc máy. Thuê bao bị gọi nhấc máy, trạng thái này bị phát hiện bởi UT, khi đó đường dây thuê bao bị ngắt khỏi dòng chuông và bản tin nhấc máy DEC được gửi tới UCN. UCN nhận bản tin này và gửi bản tin thông báo về trạng thái mạch vòng thuê bao EVABO tới MR. Bản tin này chứa những dữ liệu sau : SCS: lữa chọn liên kết báo hiệu Chỉ số của MR Chỉ số của CSN Sự kiện: thuê bao bị gọi nhấc máy Bản tin này được truyền từ PUPE tới MR gọi là bản tin OABCO, trong quá trình nhận bản tin này, MR thực hiện các công việc sau : Đưa lệnh điều khiển MCX cắt đấu nối hồi âm chuông chủ gọi Đưa bản tin DCXT (yêu cầu đấu nối) cho MQ để chỉ thị đấu nối hai thuê bao. Bản tin này chứa những thông tin sau: . Chỉ số SMX-LRX-TS của thuê bao bị gọi và chủ gọi Kết quả đấu nối được gửi yừ MQ cho MR bởi bản tin RCX (trả lời yêu cầu đấu nối). Đưa bản tin DTAXCDR (yêu cầu tính cước cuộc gọi) cho TX yêu cầu bắt đầu tính cước cho thuê bao chủ gọi. Bản tin này chứa những dữ liêụ tính cước phát sinh từ sự phân tích thuộc tính của thuê bao chủ gọi và bị gọi. TX gửi bản tin trả lời yêu cầu tính cước cuộc gọi RTAXCDR cho MR và bắt đầu tính cước. RTAXCDRR TIAXCDRR RCX DIAXCDRR MAS OABCO DCX MQ MR TX PU/PE Thuê bao bị gọi ETA CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 LR LR MR PU/PE TS SMX MLCOM UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN UCN Thuê bao bị gọi TS 16 Thuê bao chủ gọi OCB 283 LM BUS DEC EVABO TONE hồi âm chuông Hình 4.12 : Thuê bao bị gọi nhấc máy trả lời 13. CSN giám sát thuê bao. Cuộc nối giữa 2 thuê bao bây giờ đã được thiết lập. Thanh ghi được chiếm giữ cho việc thiết lập thông tin (trong MR) sẽ được giải phóng. MR gửi cho CSN lệnh theo dõi thuê bao. Lệnh này được gửi thông qua bản tin SUTRA. Bản tin này gồm những số liệu sau: Chỉ số của MR. Chỉ số của CSN. SCS : lữa chọn liên kết báo hiệu. Khi nhận bản tin này, CSN bắt đầu giam sát cuộc gọi và gửi bản tin yêu cầu đấu nối CNXP đến UT. Chức năng của bản tin này là loạI bỏ mạch vòng, khi đó hai thuê bao có thể hội thoại được với nhau. CN TS TS 16 LR 0 LR 1 TS 16 LR 15 UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN UCN Thuê bao bị gọi TS y TS 16 SMX CN TS TS 16 LR 1 TS 16 UCN LR 0 LR 1 LR 15 TS TS TS 16 CN UCN TS TS x LR LR LR PU/PE MR CNXA SUTRA LX OCOAB OCOAB LM BUS OCB 283 SUTRA CNCX Hình 4.13 CSN giám sát các thuê bao Kết luận Tổng đài Alcatel 1000 E10 (OCB- 283) là loại tổng đài số thích hợp với mọi loại hình mật độ dân số, các mã báo hiệu và các môi trường khí hậu, nó tạo ra những lợi nhuận cao cho tất cả các dịch vụ thông tin hiện đại như: điện thoại thông thường, ISDN, các dịch vụ nghiệp vụ, điện thoại vô tuyến tế bào (điện thoại di động) và các ứng dụng cho mạng thông minh. Chính bởi tính năng đa ứng dụng mà Alcatel 1000 E10 có thể được sử dụng cho chuyển mạch với các dung lượng khác nhau, từ loại tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ cho đến loại tổng đài quá giang hay cửa ngõ Quốc tế. Với phần mềm R20 sẽ được sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam trong một tương lai gần, tổng đài Alcatel 1000 E10 có thể cung cấp mọi dịch vụ của mạng trí tuệ, mạng số liệu liên kết và mạng số liên kết dải rộng, 2 năm được bổ sung thêm một lần. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như các yêu cầu về mặt khách quan, tổng đài số Alcatel luôn được củng cố, nâng cấp để phù hợp với sự phát triển ngày càng toàn diện hơn của mạng viễn thông Quốc tế cũng như Việt Nam. Chúng ta hy vọng rằng trong một thời gian ngắn, với tính năng đa dạng của thế hệ tổng đài số này mà nó sẽ được ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới và mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin trình bày những vấn đề sau: 1. Giới thiệu tổng quan về mạng viễn thông và công nghệ chuyển mạch số 2. Giới thiệu tổng quan về tổng đài Alcatel 1000 E10. 3. Trình bày nguyên lý cấu tạo, phương thức đấu nối của trường chuyển mạch RCX tại CSN và xử lý cuộc gọi trong CSN. Tuy nhiên vì thời gian còn hạn chế nên trông khuôn khổ đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô giáo chỉ bảo và hướng dẫn thêm cho em để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng công nghệ chuyển mạch số, chuyên nghành kỹ thuật viễn thông. 2. Chuyển mạch số quản lý mạng (song ngữ) 3. Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch & tổng đài (2 tập) 4. Tổng đài Alcatel 1000 E10 (OCB-283) 5. Cơ sở kỹ thuật tổng đài điện tử SPC 6. Institut de Formation Alcatel CIT- Alcatel 1000 E10 (OCB-283) Edition 96 7. Institut de Formation Alcatel CIT- digital Setellite Centre (CSN) Edition 95 Thuật ngữ viết tắt AE Echo annulation : Bộ triệt tiếng dỗi (Echo). AES System operation package: Hệ thống vận hành khai thác vào ra AG Global title: Đề mục tổng thể. AGL Sowfere engineering enviroment: Môi trường kỹ thuật phần mềm. ALT lternate: Thay thế AP Physical addrest: Địa chỉ vật lý ASS N0 7 signalling routing: Tuyến báo hiệu số 7 AT Terninal adapter: Bộ thích nghi đầu cuối ATHOS Former designation of operating system of Alactel 8300 communication (RTOS): Hệ điều hành cơ sở (RTOS) BBA Basic sofware library: Thư viện phần mềm của trạm BHCA Busy hour attemt: Cuộc thử giờ bận BIT/S Bit(s)per second (b/s, Kbps/s, Mb/s): Số bit truyền (xử lý) trong 1 giây BL Local bus: Bus nội hạt hay cục bộ BM Magnetic tape or magtape (MT): Băng từ BORSCH Battery, Overload, ringing, supervision,Hybrid, test : 7 chức năng giao tiếp thuê bao: B: cung cấp nguồn nuôi.Odòng quá áp, R: chuông, S: giám sát, H: Chuyển đổidây/4dây, T: đo kiểm BSC Base station controller : Bộ điều khiển trạm cơ sở BSM Multiprocessor station bus: Bus giữa các trạm đa xử lý BSS Base station System : Hệ thống trạm cơ sở BT Time Base: Cơ sở thời gian C High lever language define by Richie and Kernigan Wich has become a standard in the sofware industry: Ngôn ngữ lập trình bậc cao C do Richie và Kernigan định ra và ngày nay nó trở thành tiêu chuẩn trong công nghệ phần mềm. CAS Channel Associated Signalling: Báo hiệu kênh riêng hay báo hiệu liền kênh CCB End-to-End information : Tin tức điểm đấu điểm CCAL Main alarm coupler: Coupler cảnh báo chính CCITT International telegraph and telephone consultative Committee Hội đồng tư vấn về điện thoại và đIện báo quốc tế CCITT N0 7 Common channel signalling system defined by CCITT Hệ thống báo hiệu kênh chung do CCITT định ra CCM Mobile sercice switching center (MSC). Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động CCS7 See CCITT N0 7 or SS7 Xem CCITT N0 7 CDE : Power distribution box: Hộp phân phối nguồn CCX Switching matrix system: Hệ thống ma trận chuyển mạch CEM Electro Magnetic compatibitily (EMC): Khả năng phối hợp điện tử CET Charging end billing center: Trung tâm tính cước và lập hoá đơn chi tiết CHAA User- to User information: Thông tin từ thuê bao đến thuê bao số CHILL CCITT High Level Language: Ngôn ngữ bậc cao CCITT CLTH HDLC Tranmission Link Coupler: Coupler kết nối truyền dẫn HDLC CMP Main Multiplex Coupler: Coupler mạch vòng chính CMS Secondary Multiplex Coupler: Coupler mạch phụ CN Digital Concentrator: Bộ tập trung số CNE Remote Digital Concentrator: Bộ tập trung số từ xa CNL Local Digital Concentrator: Bộ tập trung nội hạt CNSP Semi-permanent Digital Connection: Đấu nối số bán cố định COM See ML COM: Phầm mềm chức năng ML COM CPE Customer premises Equipment: Lắp đặt kết cuối thuê bao CRA Call Report (mobile radio): Báo cáo cuộc gọi (dùng trong thông tin di động) CRC4 Cyclic Redundancy Check of 4th order: Kiểm tra thăng dư chu kỳ bậc 4 CSAL Secondary Alarm Coupler : Coupler cảnh báo phụ CSE Electronic Satellite Concentrator: Bộ tập trung điện vệ tinh CSMP Multiprotocol Signalling Coupler: Coupler báo hiệu đa giao thức CCS7 HDLC CSN Subscriber Digital Access Unit: Đơn vị xâm nhập thuê bao số CSNL Subscriber Digital Access Unit local: Đơn vị xâm nhập thuê bao số nôị hạt CSND Subscriber Digital Access Unit Distance: Đơn vị xâm nhập thuê bao số từ xa CT Terminal Circuit: Mạch thiết bị đầu cuối CTSV Voice Signal Processing Coupler: Coupler xử lý tín hiệu tiếng CV Voltage Converter Or Visual Display Unit (VDU): Bộ đổi điện hay máy hiện thị CVA Alarm Marshalling (or Collection) and Display: Vòng thu thập và hiện thị cảnh báo. DBM Magnetic Tape Unit (MTU): Đơn vị băng từ DEL Sofware Set Descriptor : Mô tả tổ hợp phần mềm DES ElectroStatic Discharge (ESD): GiảI phóng tĩnh điện DL Logical Disk: ổ địa logic DTMF DualTone Multi-Frequency(equipment): Thiết bị tone đa (hai) tần số EB Binery Digit (bit): Bít nhị phân ECH Interchange Sofware Modul: Modul phần mềm trao đổi EL Sofware Set: Tổ hợp phần mềm EMC Electro Magnetic Compatibility: Phối hợp điện từ EMI Electro Magnetic Interfercence: Giao tiếp điện tử ESD Electro Static Discharge : Giải phóng tĩnh điện ET Exchange Termination (SMT context ỏ ISDN context): Kết cuối tổng đài ETA Auxiliary Equipment Manager: Quản lý thiết bị phụ trở ETN Digital Terminal Equipment: Thiết bị kết cuôi số. ETP Exchange Termination end Processor (SMT context): Kết cuối tổng đài và bộ xử lý (SMT) E10 Alatel 1000 E10 System: Hệ thống Alactel 1000 E10 FD Itemized (or detailed) billing: Hoá đơn chi tiết GAS Signalling adaptor group: Nhóm tự thich nghi báo hiệu FIAF File address catologue: File danh mục đĩa chỉ GLR Group of matrix links: Nhóm đường mạng GRUT Terminal Unit Group: Nhóm đơn vị kết cuối GSM Global System for Mobile communication (pan European network): Thông tin di động roàn cầu GT Tone generator: Bộ tạo tone GTA Auxiliry equipment processing group (in CSN) Nhóm xử lý thiết bị phụ trợ (CSN) GX See ML GX: Phần mềm chức năng ML GX HDB3 High Density Bipolar code: Mã tam cực mật đỗ cao HDLC High Lever Data Link Control : Điều khiển đường số liệu mức cao HLR Home Location Register (mobile radio): Thanh ghi tạI chộ (di động vô tuyến) HYP Hypervisor: Bộ giám sát IAS SMM interface for Alarm (RTOS sofware set): Giao tiếp cảnh báo với các đơn vị đIều khiển (Tổ hợp phần mềm RTOS) ICDC CSN Interface with Connection end Contro Units: Giao tiếp với đơn vị đấu nối CSN và đơn vị đIều khiển ICNE: UCN-CNE Interface (in CSN): Giao tiếp UCN-CNE (trong CSN) ILR Matrix Link interface: Giao tiếp đường ma trận IN Intelligine Network: Mạng trí tuệ INAP Intelligine Network Acsess Protocol: Giao thức truy nhập mạng trí tuệ IND Code to forwareded or disable status: Mã tuyến INDA Previous routing code if routing code mudified: Mã tuyến cũ ISPBX Intergrated Service Private Branch Exchange: Mạng số đa dịch vũ tư nhân ISDN Intergrated Service Digital Network: Mạng số đa dịch vụ ISUP Intergrated Service Digital Network User Part: Phần sử dụng ISDN J64 Assecs dedicated to 64 Kbps data links: Truy cập chuyên dùng tới các đường dữ liệu 64 Kbps. LA Access Link: Liên kết truy nhập LAPD Link access Protoco for Dedicated channel (D channel). Giao thức truy nhập liên kết (Kênh D) LBUT Terminal Unit Basic Solfware: Phần mềm cơ sở của đơn vị kết cuối (phần mềm của bảng mạch in) LBUC Cotrol Unit Basic Sofware: Phần mềm cơ sở của UT LD Data Link. Liên kết dữ liễu LDS Specication and Decription Language (SDL) Ngôn ngữ đặc tả (SDL) LFN Logical File name: Tên tệp phần mềm LIC LLP Identification Code: Mã xác định LLP LR Matrix Link: Đường mạng LRE Incoming matrix link (previosly: switching network input line): Đường mạng đi vào LRS Outgoing matrix link (previosly: switching network output link) Đường mạng đi ra LSP Semi-permanen link: Đường bán cố định MA Macroprogram: Đa chương trình MAL Alarm mulitiplex: Mạch vòng cảnh báo MAP Mobile Application Part : Phần ứng dụng cho di động MAS Main cotrol sation access mulitiplex: Mạch vòng thông tin truy nhập giữa các trạm MC Comomon memory: Bộ nhớ chung MCX Host Switching matrix(previosly : switching network): Ma trận chuyển mạch chính MEB Rack power module Module: Phân bố nguồn vào tủ MF Mulitifrequency (signalling modue): Đa tần kiểu báo hiệu MIS Inter-station multiplex: Mạch vòng thông tin giữa các trạm ML Software machine: Phần mềm chức năng MLCC Call Control ML: Phần mềm quản trị gọi ML COM Matrix Switch controller ML: Phần mềm điều khiển ma trận chuyển mạch ML ETA Service ciruit (or aũiliary equipment) manager ML: Phần mềm quản trị thiết bị phụ trợ ML GS Server controller ML (mobile radio context): Phần mềm quản trị dịch vụ ML GX Matrix System Handler ML: phần mềm quản trị đấu nối ML MQ Message Distributor (to URM, ETA, GX) ML: Phần mềm phân phối bản tin ML MR Call Handler ML: Phần mềm xử lý gọi ML OC OM message router ML: Phần mềm tổ chức điều khiển vận hành bảo dưỡng ML PC SS7 Cotroller ML : Phần mềm điều khiển báo hiệu số 7 ML POPE SS7 Protocol Handler ML: Phần mềm quản trị giao thức báo hiệu số 7 ML SABA Analogue Subcriber Simlation ML: Phần mềm mô phỏng thuê bao tương tự ML SM Station ML: Common Function (kernel, communicion, loading, defence) controller for each SM sation Phần mềm trạm : Phần mềm điều khiển chức năng chung (thông tin, lưu tải, p-hòng vệ…) mỗi trạm ML TR Subcriber and analysis database manager ML: Phần mềm phiên dịch, quả trị cơ sở dữ liệu thuê bao ML TX Call Charging and traffic Measurement ML: Phần mềm tính cước và đo lường lưu lượng ML URM PCM handler ML: Phần mềm quản trị đấu nối trung kế MP Recorded announcement machine: Máy thông báo MPN Digital announcement machine or voice service controller Thiết bị thông báo hoặc bộ điều khiển dịch vụ thoại MPNA Alcatal digital announcement machine: Thiết bị thông báo số của Alcatel MQ Message Ditributor (to urm, ETA, GX): Bộ phân phối bản tin (Tới URM, ETA, GX) MR Call Handler : Quản trị gọi MSC Mobile service Switching Centre (Alcatal 900 system architecture element) Trung tâm chuyển mạch dịch vũ thông tin di động MT Magnetic tape or magtape (BM): Băng từ MP Recorded announcement machine: Máy thông báo MPN Digital announcement machine orvoice service cotroller Bộ điều khiển máy thông báo MTP Message Tranfer Part (in CCITTN7): Phần chuyển bản tin (trong báo hiệu số 7) MTT Frame handler Mudule (FHM): Module xử lý khung MTU Magenetic tape Unit: Đơn vị băng từ ND Degignation Number: Con số phân nhiệm (con số quay số) NE Equipment number: Con số thiết bị NSS Subsystem number (address element in CCITT N07) Or Network Subsystem Con số của phân hệ (Phần tử đĩa chỉ trong báo hiệu số 7) NT Network Termination: Kết cuối mạng NT1 Network Termination 1: Kết cuối mạng 1 NT2 Network Termination 2: Kết cuối mạng 2 OC OM message router: Bộ tạo tuyến bản tin OCB 181 In Alcatal 1000 E10 version B, connection/cotrol susbystem based specialized processors Alcatel 1000 E10 vesion B kiểu : Hệ thống xử lý a 8100 OCB 283 In Alcatal 1000 E10 version B, switching node based on multiprocessor stations: It includes connection/cotrol andoperation/maintenance subsystems Alcatel 1000 E10 verslon B kiêủ: Nút chuyển mạch cơ sở là các trạm đa xửb lý. Nó chứa phân hệ đIều khiển đấu nối và vận hành bảo dưỡng OL Sofware Module: Tổ chức phần mềm OCOM OCB 283 Centralized Opertion & Maitenance (function) Chức năng khai thác và bảo dưỡng được trung tâm hoá OCB 283 OM In Alcatel 1000 E10 operation/ mainternance sofware : Phần mềm khai thác, bảo dưỡng OSI Open System Interconnection: Hệ thống giao tiếp mở OVS Voice synthesis unit: Đơn vị tổng hợp tín hiệu thoại P/R Active/Stanbdy: Hoạt động/dự phòng PC SS7 controller: Điều khiển báo hiệu số 7 PCM Pulse code Mudulation: Điều xung mã PCS Service control point (SCP) (In gernal architecture element; Called RCP for Mobile radio application): Điểm điều khiển dịch vụ PE Test Position: Trạng thái kiểm tra PEB Rack entry point: Điểm vào giá PIL Active, PILot or cotrol: Làm việc hướng dẫn hoặc điều khiển PLMN Post Mortem Dump: Đo số liệu khi trạm có sự cố lớn PS Signaling Point (SP) : Điểm báo hiệu PSTN Public Switched telephone Network: Mạng điện thoại công cộng PTS Signaling Tranfer Point (STP): Phần chuyển bản tin PUP Main processor Unit: Đơn vị xử lý chính PUPE SS7 Protocol Handler: Xử lý giao thức báo hiệu số 7 PUS Secondary Processor Unit: Đơn vị xử lý phụ (thứ cấp) PU-32 32-bit Processor Unit: Đơn vị xử lý 32 Bit RCP Preventive cyclic retransmissionb or radio cotrol Point Chuyển lại chu kỳ phòng vệ hoặc trạm điều khiển sóng vô tuyến RCX Switching Matrix (CSN context): Mạng đấu nối của CSN RES Stanbdy (CF, PIL) : Dự phòng REM Telecommunication Management Network (TMN) Mạng khai thác vận hành bảo dưỡng viễn thông (NMS) RGF Frequency generator receiver: Bộ thu phát tần số RGT Telecommunication Management Network (TMN) Mạng khai thác vận hành bảo dưỡng viễn thông (NMS) RHM Man-machine communiction (by operator command) Thông tin người máy RNIS Integrated Services Digital Network (IDN): Mạng số đa dịch vụ tích hợp RTC Switching Telephone Network : Mạng điện thoại chuyển mạch RTOS Real Time Operating System of the Alcatel 8300 Communication Mulitipocesor: Hệ thống điều hành thời gian thực của bộ đa xử lý thông tin Alcatel8300 RTPC Public Switched Telephone Network (PSTN): Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng SAB Branch selection and amplification (in CCX): Chọn lữa và khuếch đại nhánh (trong CCX) SAD Sub-Address: Phân hệ đĩa chỉ SAM Modular power supply station: Mudular cung cấp nguồn SAP1 Service Access point Identifier: Chỉ thị điểm xâm nhập dịch vụ SCCP Signaling Connection Control Point: Điểm điều khiển đấu nối báo hiệu SCP Service Cotrol point (mobile radio): Điểm điều khiển dịch vụ (thông tin động) SCSI Small Computer System Interface: Bus giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ SDA Power supply station : Trạm cung cấp nguồn nuôi SDL Specification and Description Language: Ngôn Ngữ mô tả và các tính năng kỹ thuật SEQ SEQuencer: Bộ quét SG Search surbgroup: Nhóm dò tìm phụ SGF File management system: Hệ thống quản trị tệp SIO Optional trunk exchange service Dịch vụ trao đổi tổng đàI trung kế một cách tự ý SM Cotrol Station: Trạm điều khiển SMA Auxiliary equiment cotrol station: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMC Main cotrol station : Trạm điều khiển chính SMM Maintenance Station: Trạm bảo dưỡng SMT Truck cotrol Station: Trạm điều khiển trung kế SMX Matrix cotrol station : Trạm điều khiển ma trận SOP System Operation Package: Chương trình khai thác hệ thống SP Signaling Point: Điểm báo hiệu SPA Originating-only lines: Đường chỉ cho gọi ra SPB Terminating-only lines: Đường chỉ cho goị vào SSCS Signaling connection cotrol point (SCCP): Phân hệ điều khiển đấu nối báo hiệu SSE External supervision station: Phân hệ cảnh báo môi trường tổng đài SSGT Transaction capabilities application part (TCAP): Phần áp dụng khả năng phiên dịch SSOM OM-RTOS interface software: Phần mềm giao tiếp OM-RTOS SSP Service Switching Point: Điểm chuyển mạch dịch vụ SSSI Intermediate service part (OIS layert 4 to 6 ). Phần dịch vụ trung gian (lớp 4 đến lớp 6 trong OSSI) SSTM Message Transfer Part (MTP) : Phần chuyển bản tin SSU User part (UP): Phần người sử dụng SSUR Integrated Services digital network user Part (ISUP): Phần sửdụng dịch vụ ISDN SSUT Telephone user part (TUP): Phần sử dụng điện thoại SSUTR2 ISDN telephone user part-virsion 2: Phần sử dụng điện thoại ISDN –virsion 2 SS7 Common channel signalling N07 (CCS7, c7 or CCITT N07): Báo hiệu kênh chung số 7 của CCITT ST Switching Terminal: Kết cuối chuyển mạch STP Signaling Transfer Point: Điểm chuyển tiếp báo hiệu STS Synchonization and time base station: Trạm đồng bộ thời gian SUP Supervisor program (or SUPervisory): Chương trình Supervisor SYSER SYSERtem Error: Lỗi hệ thống TA/s Call attempt per second: Cuộc thử trong một giây TAHC Busy hour call attempt (BHCA): Cuộc thử giờ bận TBUS Telecommuniction BUS : Bus viễn thông TC Exchange termination (ET) (ISDN context): Kết cuối tổng đài (Dùng trong ISD) TCAP Transaction Capanilities Application Part: Phần áp dụng khả năng phiên dịch TCO Continuly check : Kiểm tra liên tục TE Terminal Equiment (or user terminal): Thiết bị kết cuối TEI Terminal Endpoint Identifier : Chỉ thị điểm cuối TE TI Intelligent terminal: Máy đầu cuối thông minh TIED Faulty entity identification test: Đo kiểm chỉ lỗi thiết bị TL Line terminal: Kết cuối đường TMN Telecommunicions Management Network: Mạng quản lý viễn thông TNA Digital Subcriber termination (NT2): Kết cuôic thuê bao số (NT2) TNE Digital and terminal: Kết cuối số TNL Digital line terminal: Kết cuối đường số TNR Digital network termination (NT1): Kết cuối thuê bao sô (NT1) TR Subscriber and analysis database manager: Bộ phiên dịch, quản trị cơ sở dữ liệu thuê bao TS Time lost: Khe thời gian TSUC Cotrol unit selection board: Bo mạch lữa chon đơn vị điều khiển TUP Telephone User Part: Phần sử dụng thoại TUTP Packet process terminal unit: Đơn vị đấu cuối xử lý gọi TX Call charging, and traffic measurement : Tính cước và đo lường lưu lượng TTY Teleprinter: Máy in từ xa TY Printing terminal (in contrast witch operation terminal: VDU): Máy hiện thị UCN Digital control unit (in CSN: UCN except GTA): Đơn vị điều khiển số  URA Subscriber access (or connection) unit (CSN or CSE): Đơn vị xâm nhập thuê bao URM PCM hander : Quản trị đấu nối trung kế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29885.doc
Tài liệu liên quan