Tổng Đài A1000 E10

lời nói đầu Thông tin liên lạc đã ra đời từ lâu và hiện nay là nghành không thể thiếu được ở bất cứ nơi nào trên thế giới . Nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển ,đồng thời góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người ,để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của xã hội. Cùng với các nghành khoa học kỹ thuật khác ,công nghệ điện tử viễn thông ngày càng phát triển và hoàn thiện ,đồng thời nó khẳng định được vị trí trong sự phát triển chung của xã hội .Ngày n

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổng Đài A1000 E10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay hệ thống điện tử viễn thông được xem là một phương tiện tinh tế nhất có thể trao đổi tin tức và số liệu, điều này đòi hỏi mạng lưới thông tin phát triển không ngừng, một mặt thoả dáng số lượng thuê bao mặt khác phải mở ra nhiều loại hình dịch vụ. Nhìn chung hệ thống viễn thông được sử dụng nhiều nhất và phổ biến là hệ thống thông tin điện thoại. Ngày nay các dịch vụ thông tin thoại ,thông tin số liệu,truyền dẫn hình ảnh và thông tin di động ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Các mạng thông tin đã được nâng cấp cả về tính năng cũng như công nghệ. Trong đó kỹ thuật cơ bản để xây dựng mạng thông tin có tính năng hoạt động tốt là kỹ thuật số ,nó bao gồm : Kỹ thuật truyền dẫn,kỹ thuật mạch bán dẫn mật độ cao,kỹ thuật xử lý tín hiệu số,mà trung tâm của một mạng thông tin sử dụng kỹ thuật số là tổng đài. Hệ thống tổng đài điện tử số sử dụng đường truyền dẫn số đã được lắp đặt,vận hành và phát triển một cách rộng khắp bởi nó có nhiều ưu điểm:Sự suy hao và nhiễu không bị tích lũy vì đã sử dụng bộ lắp tái sinh nên truyền dẫn và chuyển mạch có thể đạt đựoc chất lượng cao mà không phụ thuộc vào cự ly ,kích thước thiết bị giảm nhiều,yêu cầu phục vụ được đáp ứng một cách đa dạng và thuận tiện. Đối với nước ta hiện nay,ngành bưu chính viễn thông đã tiến hành công cuộc hiện đại hoá mạng thông tin trong cả nước.Đặc biệt trong lĩnh vực điện thoại,đó là hệ thống tổng đài số của các hãng nổi tiếng trên thế giới ALCATEL của Pháp,NEX của Nhật...Các tổng đài số thế hệ mới trong đó có tổng đài A1000 E10 của Pháp đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng nhằm thay thế cho các tổng đài thế hệ cũ.Việc đưa vào sử dụng hệ thống tổng đài A1000 E10 đã đem lại sự thay đổi rõ rệt về quy mô cũng như chất lượng của mạng bưu chính viễn thông Việt Nam. Trong khuân khổ đồ án này em xin trình bày về tổng đài ALCATEL 1000 E10 với hai nội dung chính như sau: Phần I : Tổng quan về tổng đài SPC Phần II : Khai thác tổng quan về tổng đài ALCATEL 1000 E10 Chương 1: Qúa trình phát triển,đặc điểm và tính năng của tổng đài SPC Qúa trình phát triển và triển vọng của tổng đài SPC Năm 1876 việc truyền tiếng nói qua khoảng cách xa bằng sợi cáp đồng trở thành hiện thực khi Alexcander Graham Bell phát minh ra máy điện thoại Năm 1878 hệ thống tổng đài dùng nhân công gọi là tổng đài cơ điện được xây dựng ở New Haven của Mỹ đây là tổng đài thương mại áp dụng thành công đầu tiên trên thế giới Năm 1889 nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ thoại một cách thỏa đáng,kết nối nhanh và bảo đảm an toàn cho các cuộc nói truyện, hệ thống tổng đài tự động được AB Stronger của Mỹ phát minh và đưa vào sử dụng gọi là tổng đài Stronger. Sau thế chiến thứ hai nhu cầu về các tổng đài có khả năng xử lý các cuộc gọi tự động nhanh chóng tăng lên.Để phát triển loại tổng đài này yêu cầu phải có sự tiếp cận mới hoàn toàn do phải giải quyết vấn đề phức tạp về tính cước và phải xử lý nhiều tiến trình đối với một cuộc gọi mới.Hãng Ericssion của Thụy Điển đã xử lý vấn đề này bằng cách phát triển hệ thống tổng đài ngang dọc(Crossbar).Hệ thống tổng đài có các thanh ngang dọc được đặc trưng bởi việc tách biệt hoàn toàn chuyển mạch cuộc gọi và các mạch điều khiển. Trong những năm đầu của thập niên 60 với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật bán dẫn,vi mạch và kỹ thuật máy tính điện tử số đã tạo điều kiện và thúc đẩy xu hướng kết hợp hai nghành kỹ thuật viễn thông và máy tính.Nhờ đó đã tạo ra sự thành công của hệ thống tổng đài (hệ thống chuyển mạch )mới- Tổng đài điện tử số SPC(Stored program Control).Sự thành công của quá trình này được được kích thích bởi ý tưởng mong muốn cải thiện giá thành ,chất lượng truyền dẫn,tính quản lý và tính mềm dẻo trong chế tạo cũng như trong vận hành bảo dưỡng và ứng dung của công nghệ tổng đài . Tổng đài SPC công cộng đầu tiên là ESS1 do phòng thí nghiệm Bell AT&T phát triển và ứng dụng ở Sucasuna New Jesey USA vào tháng 5-1965.ESS1 là tổng đài nội hạt đầu cuối có dung lượng trong giải 10.000 đến 60.000 số với năng lực xử lý 30CA/S. Trong những năm đầu của thập niên 70 đã xuất hiện nhiều tổng đài mới với các ứng dụng ở các mức độ khác nhau kỹ thuật điều khiển SPC và công nghệ bán dẫn vi mạch.Tuy nhiên các thế hệ tổng đài này mới là những tổng đài cận điện tử do tổng đài có phần điều khiển sử dụng công nghệ điện tử còn phần chuyển mạch sử dụng các cấu kiện cơ-điện kiểu bộ nối ngang dọc hay rơle tiếp điểm kín. Vào năm 1980 hãng Nt(Northern Telecom) thành công trong việc sản xuất tổng đài điện tử số toàn phần đầu tiên trên thế giới có nhãn hiệu thương phẩm là DMS100. Ngày nay trên thế giới có hàng trục hãng sản xuất tổng đài song với xu hướng phát triển và cạnh tranh quyết liệt trên quy mô toàn cầu thì trong khoảng thời gian không xa nữa trên thế giới chỉ tồn tại khoảng 5-6 hãng đứng đầu.Có hai tiêu chí để xác định vị thế hàng đầu về sản xuất tổng đài đó là tiêu chí về trình độ công nghệ tiên tiến trong dây truyền sản xuất và tiêu chí về doanh thu lớn của hãng.Tạm thời các hãng đứng đầu thế giới ngày nay là:Acatel CIT(pháp) AT&T(mỹ) Ericson(Thụy Điển),Siemen(Đức), Nt Northem Telecom(Canada), NEC,Fujitsu(Nhật Bản). Đặc điểm và tính năng của tổng đài SPC Đặc điểm chủ yếu của tổng đài SPC Với đặc tính lưu lượng của loại hình dịch vụ điện thoại cho đến nay có thể nói rằng dịch vụ điện thoại vẫn là loại hình dịch vụ chủ yếu trong hệ thống mạng viễn thông công cộng PSTN(Public Switched Telephone Network).Ngày nay các tổng đài được thiết kế chủ yếu phục vụ cho dịch vụ điện thoại. Tổng đài điện thoại có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau tuỳ theo chức năng vị trí của tổng đài trên mạng PSTN,cụ thể theo chức năng:Tổng đài nội hạt đầu cuối,tổng đài vệ tinh ,tổng đài PABX,tổng đài đường dài ,tổng đài transit(tổng đài TANDEM) và tổng đài cửa ngõ quốc tế. Chức năng cơ bản của tổng đài Cung cấp kênh tạm thời ,tức thì và song hướng khi các thuê bao yêu cầu Trao đổi thông tin giữa tổng đài với thế giới ngoại vi; như chao đổi thông tin Người-máy,Máy-Máy,trao đổi dữ liệu giữa tổng đài với cơ sở dữ liệu của mạng Xử lý thông tin báo hiệu,trên cơ sơ điều khiển các hoạt động tạo kênh cung cấp các dịch vụ viễn thông và hỗ trợ cuộc nối Tính cước và hỗ trợ các chức năng vận hành quản lý,khai thác và bảo dưỡng tổng dài OA&M Các đặc điểm chủ yếu Tổng đài hoạt động liên tục trong khoảng thời gian 20-40 năm với yêu cầu rất cao về độ tin cậy và độ chính xác.Trong chu kỳ sống rất lâu như vậy nhưng tổng thời gian xẩy ra sự cố có thể làm cho tổng đài ngừng hoạt động chỉ cho phép 2-4 giờ/40 năm.Trong kỹ thuật chuyển mạch yêu cầu độ chính xác tuyệt đối,không cho phép sai số và cũng không cho phép nối thử Tổng đài yêu cầu nghiêm ngặt tính thời gian thực,trong khi đó lưu lượng phục vụ thực tế trong giờ cao điểm là rất lớn.Thời gian thực ở đây có nghĩa là thời gian cần để giải quyết thỏa đáng một vấn đề hay một quá trình về mặt thời gian Tổng đài có số lượng thiết bị vào ra đa dạng về chủng loại và rất lớn về số lượng.Ngoài các thiết bị vào ra thông thường như máy tính điện tử vạn năng ,trong tổng đài còn có mạng dây thuê bao,trung kế ,đường số liệu,các bảng cảnh báo chỉ thị v.v.. Tổng đài ít thực hiện những phép toán số học mà chủ yếu thực hiện các phép tính logic ,tìm kiếm thông tin ,biến đổi số liệu,chuyển số liệu Tổng đài phải quản lý một cơ sở dữ liệu rất lớn,trong đó cấu trúc dữ liệu rất đa dạng và phức tạp luôn đòi hỏi phải phát triển ,mở rộng,thay đổi cả về dung lượng cũng như tính năng dịch vụ do vậy kéo theo những nhu cầu mới ngày càng cao về tốc độ hoạt động dung lượng tổng đài và năng lực xử lý thông tin Dung lượng tổng đài luôn luôn biến động trong suốc chu kỳ sống khá lâu dài.Vì vậy phải thiết kế chế tạo tổng đài sao cho cấu hình hệ thống mở ,linh hoạt và mềm dẻo để đảm bảo vừa dễ phát triển dung lượng theo yêu cầu,vừa có giá thành bình quân ít phụ thuộc vào dung lượng hệ thống từ giai đoạn mới lắp đặt tới chu kỳ sống cuối cùng của tổng đài Các nguyên tắc xây dựng tổng đài điện tử số Máy tính điện tử số điều khiển tổng đài là hệ thống điều khiển đa chương trình(Multiprogram Control) đa nhiệm(Multitasking System) và thời gian thực(Realtime) Cấờu hình hệ thống tổng đài SPC phải là cấu hình đa xử lý ,phân tán,cấu trúc phân cấp và Modular Dự phòng hệ thống cả phần cứng và phần mềm Các bộ xử lý của tổng đài làm việc theo chế độ phân tải và phân theo chức năng Tính năng ưu việt của tổng đài SPC Phân tích định tuyến và biên dịch thực hiện bằng phần mềm rất linh hoạt dễ dàng và tiện ích Thay đổi bằng lệnh giao tiếp người máy(MMC), thậm chí một vài tính năng do chính thuê bao thực hiện do vậy hệ thống rất mềm dẻo và linh hoạt Kiểm tra đo thử bằng SW tự động theo lịch trình hay lệnh MMC.Kết quả đo được phân tích xử lý logic .Nếu cần có thể in thành văn bản Các tính năng dịch vụ cho khách hàng rất phong phú dễ thay đổi , dễ cập nhật Bảo dưỡng dẽ dàng , tiện ích nhờ SW và công nghệ mạch in dễ phát triển dung lượng thời gian xây lắp nhanh Chương 2 : Cấu trúc chức năng của tổng đài SPC Sơ đồ khối chức năng của tổng đài SPC(Xem hình 1.1) Tổng đài số hiện đại được cấu thành từ một số lượng lớn Module và các khối chức năng tương ứng với tên gọi chức năng nhiệm vụ mà chúng phải thực hiện Các chức năng được nhóm lại với nhau thành các phân hệ ( Trung kế BT SWNS PCS Signalling CCS MMI IOC CC MM SW M D F AT AT SLC TSDC DLCD T M DTG MF SW-C RG SLC D D F DTI DTI DTI DTI Distributor Scanner Marker CAS DKU MTU Streamer OA&MS : VDU Prt APS SiGS SYSTEM BUS Link ( OMC Hình 1.1 : Cấu hình tổng quan của tổng đài Chú giải: MDF :Giá đấu dây AT: Đường trung kế Analogue SLC : Mạch đường thuê bao RG:Mạch tạo chuông TSAC : Mạch gán khe thời gian DLC :Bộ tập trung đường dây số SW-C : Điều khiển chuyển mạch TM: Mudule trung kế DTG : Mạch tạo âm tần MF: Thu phát tần số DDF : Khung phối hợp bản tín số DTI: Giao diện trung kế số SW : Ma trận chuyển mạch CCS: Báo hiệu kênh chung CAS : Báo hiệu kênh riêng Distributor : Phân phối bản tin Scanner : Bộ quét Markar : Điều khiển chuyển mạch CC : Điều khiển trung tâm MM : Bộ nhớ chính IOC : Điều khiển vào ra Prt : Máy in DKU : ổ đĩa Streamer : Băng catstte APS : Phân hệ ứng dụng SWNS: Phân hệ mạng chuyển mạch SiGS : Phân hệ báo hiệu PCS : Phân hệ ngoại vi điều khiển CPS : Phân hệ xử lý trung tâm OA&MS : Phân hệ vận hành quản lý và bảo dưỡng Phân tích cấu trúc và nhiệm vụ của các phân hệ Phân hệ ứng dụng APS Các đường dây thuê bao và trung kế kết nối với tổng đài SPC thông qua phân hệ APS Phân hệ ứng dụng APS thực hiện các chức năng sau Kế nối vật lý các mạng dây thuê bao(mạng cáp ngoại vi ) và trung kế với tổng đài bảo đảm những yêu cầu quan trong như:Dễ thực hiện đấu nối,dễ quản lý bảo dưỡng,độ tin cậy an toàn cao. Hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin báo hiệu giữa tổng đài với mạng viễn thông và hỗ trợ các chức năng OA&M. Tập trung đường dây thuê bao trung kế và tập trung lưu lượng thực hiện các chức năng chuyển mạch tạo kênh và nâng cao hiệu suất sử dụng và hiệu quả kinh tế. Các thành phần cấu tạo nên APS bao gồm: MDF giá nhập đài: MDF thực hiện chức năng thứ nhất tức là tạo điều kiện dễ dàng thuận tiện cho việc đấu nối và bảo dưỡng mạng cáp ngoại vi và mạng cáp nội đài ,đồng thời tại dây thực hiện các biện pháp bảo an cần thiết cho con người vận hành khai thác hệ thống như chống sét,chống điện áp cao và dòng điện mạnh nhờ các bộ phóng điện và cầu trì. MDF thực hiện chức năng thứ hai tuỳ thuộc vào tính chất của thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng ngoại vi có bốn kiểu đường dây cơ bản đó là:đường dây thuê bao Analog, đường dây thuê bao số, đường dây trung kế Analog, đường dây trung kế số SLC mạch điện kết cuối thuê bao(xem hình 1.2) Chức năng phần cứng khó thực hiện nhất trong SPC chính là mạch điện kết cuối thuê bao bởi vì mạng dây thuê bao có phạm vi lớn về cự ly thông tin,chịu nhiều tác động của môi trường nên cần phải bảo vệ kiểm tra đo thử đồng thời trên mạng sử dụng nhiều hệ thống báo hiệu khác nhau,yêu cầu về dòng chuông,dòng điện một chiều về khả năng chất lượng truyền dẫn Xét chức năng của thuê bao Analog Chức năg yêu cầu của giao diện thuê bao Analog dùng để kết nối và phối hợp với tổng đài SPC nội hạt có tên gọi là BORSCHT B Battery feed Cấp điện một chiều cho thiết bị đầu cuối O Over Voltage Protection Bảo vệ quá áp R Ring Dòng chuông 65-100V,25/60Hz S Supervission of loop state Giám sát tạng thái mạch vòng đường dây C CODEC Biến đổi A/D và ngược lại H Hybrid Biết đổi 2-dây/4-dây T Test Kiểm tra LF COD LF DEC T R O B S H TSAC ( SLC : Giao diện thuê bao Analog SLC Controler Từ SLC khác TEST BUS RINGING BUS Đến các SLC khác Đến SLC khác Đến SLC Nguồn LF :Bộ lọc thấp COD :Bộ biến đổi A/D DEC :Bộ biến đổi D/A Hình 1.2 : Sơ đồ khối chức năng BORSCHT TSAC vi mạch gán ghe thời gian Để nâng cao hiệu suất sử dụng và triệt để khai thác khả năng của thành phần thiết bị phía sau SLC,kênh 64kb/s từ mỗi thuê bao được ghép thành luồng tốc độ cao 2,048Mb/s nhờ vi mạch TSAC để hướng tới bộ tập chung thuê bao DLCD AT Mạch điện kết cuối trung kế Analog Tương tự mạch điện kết cuối thuê bao Analog chức năng chủ yếu của AT dùng để kết nối giữa các tổng đài với nhau trong mạng viễn thông DTI Giao diện trung kế số(xem hình 1.3) Thực hiện các chức năng phối hợp tín hiệu số về sự đồng bộ và đồng pha trong hoạt động của khối chuyển mạch số của tổng đài với môi trường đường truyền bên ngoài mạng viễn thông. Sự cần thiết của chức năng kết cuối trung kế bao gồm : Đường trung kế ngoài với đường trung kế nội bộ tổng đài Các kết nối trung kế nội bộ giữa các phân hệ tổng đài DTI thực hiện 8 chức năng là GAZPACHO có nghĩa là: G Generation of frame Tạo khung truyền dẫn A Alignment of Frame Đồng chỉnh khung Z Zero String Supperession Triệt chuỗi xung không P Polar Conversion Biến đổi cực tính tín hiệu A Alarm Processing Cảnh báo từ xa C Clock Recovery Khôi phục tín hiệu đồng hồ H Hunt During Reframe Tìm từ mã đa khung O Ofice Signalling Báo hiệu liên đài D F D RX TX B/U Con Tách Ti- ming U/B Con Tách đầu khung Đệm đồng chỉnh khung Tách báo hiệu CAS S/P Con Chèn báo hiệu CAS P/S Con Thu/phát CAS/CCS Clock tổng đài Đến khối chuyển mạch DTI Tách timing:tách thời gian định thời DDF:giá đấu dây RX,TX :Kết cuối thu,phát B/U Con:Biến đổi lưỡng cực/đơn cực B/U Con:Biến đổi đơn cực/lưỡng cực S/P Con :Biến đổi nối tiếp /song song P/S Con :Biến đổi song song / nối tiếp Hình 1.3 : Cấu trúc của kết cuối trung kế số DTI Ngoài các thành phần nêu trên trong APS còn có một số phần khác như RG là máy tạo dòng chuông để báo gọi thuê bao bị gọi ,DTG là máy tạo tín hiệu âm tần dùng để phát các tín hiệu âm báo tương ứng như :”mời quay số”,”báo bận”,”tắc nghẽn”,vv...MF là bộ thu mã ấn phím khi thuê bao sử dụng phương pháp số DTMF(mã đa tần kép) Bên cạnh đó APS sử dụng bộ tập chung đường dây số DLCD dùng cho thuê bao và Mudule chuyển trung kế TM cho các đường trung kế Analog Phân hệ chuyển mạch trung tâm SWNS Chức năng cơ bản của phân hệ chuyển mạch trung tâm: Chuyển mạch tạo kênh kết nối tạm thời để liên kết các Mudule ứng dụng phục vụ cho quá trình xử lý cuộc gọi điều khiển kết nối kênh từ các kết cuối ,bao gồm cả việc hỗ trợ cho các cuộc gọi hội nghị Truyền dẫn các tín hiệu thoại và số liệu từ các Mudule ứng dụng qua SWNS đảm bảo độ chính xác tin cậy theo yêu cầu Tạo các kênh số liệu cố định hoặc bán cố định để truyền các bản tin điều khiển trong hệ thống Tạo và phân phối tín hiệu đồng hồ và đồng bộ hoá Hỗ trợ cho chức năng OA&M Ngày nay trong các tổng đài SPC công cộng thường có dung lượng rất lớn(100.000 thậm chí 200.000 thuê bao và đến 80.000 trung kế ) do vậy SWNS được xây dựng theo cấu trúc ghép kết hợp các chuyển mạch tầng T và S.đặc biệt với tổng đài A1000 E10 và DMS100 cấu trúc chỉ có một tầng T.Để đảm bảo độ tin cậy cao tầng chuyển mạch trung tâm luôn đuợc trang bị kép. Để thực hiện các chức năng tạo các tín hiệu đồng bộ nhịp có độ chính xác,độ tin cậy cao và yêu cầu đồng hồ phải đồng bộ hoá với đồng hồ trên mạng ,trong phân hệ SWNS có trang thiết bị tạo tín hiệu đồng hồ và đồng bộ BT luôn được trang bị kép 3 Phân hệ báo hiệu SiGS Trong các hệ thống chuyển mạch tự động ,báo hiệu là phương tiện không thể thiếu được cho quy trình thu thập và cung cấp các số liệu cần thiết cho quý trình xử lý và điều khiển và quản lý các kênh thông tin phục vụ cuộc gọi ,hay thực hiện chức năng vận hành và bảo dưỡng Báo hiệu thực hiện ba chức năng cơ bản sau: Chức năng giám sát Chức năng thu phát và xử lý thông tin điều khiển quản lý kênh bao gồm cả thông tin liên quan đến OA&M và mạng Chức năng thông báo Để thực hiện việc chao đổi thông tin báo hiệu sử dụng 2 loại tín hiệu là :Tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi phát.Tín hiệu đường dây được định nghĩa là phương pháp báo hiệu trong đó các tín hiệu được truyền giữ các thiết bị bao gồm phần kết cuối,giám sát liên tục trạng thái các đường dây và các mạch tải Tín hiệu ghi phát còn gọi là báo hiệu chọn tuyến có nhiệm vụ vận chuyển các thông tin liên quan đến điều khiển và địa chỉ Tín hiệu đường dây cần trong suốt quá trình xử lý cuộc gọi còn tín hiệu ghi phát chỉ cần trong giai đoạn từ khi tổng đài nhận được tín hiệu báo chiếm đến khi điều khiển thiết lập nối xong và thuê bao chủ gọi nhấc máy trả lời để tiến hành nói truyện Báo hiệu được chia làm hai loại là : Báo hiệu thuê bao Báo hiệu liên đài Báo hiệu thuê bao Sự định tuyến hai thành phần báo hiệu đường dây và báo hiệu ghi phát có khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu phát số của thuê bao chủ gọi là DP(Decadic pulsing) hay DTMF( Dual Tone Multifrequency) các tín hiệu đường dây mang thông tin về trạng thái của mạch SLC bao gồm trạng thái cuội gọi nhấc máy trả lời cuộc gọi và tín hiệu báo hết (on Hoock Signal).Các tín hiệu ghi phát mang thông tin về số danh bạ DN của thuê bao bị gọi Các thiết bị báo hiệu thuê bao được trang bị tại tổng đài ngoài bộ thu mã tín hiệu DTMFR còn bao gồm bộ tạo tín hiệu âm tần DTG và mấy phát bản tin bằng lời nói ghi sẵn Bộ tạo các tín hiệu âm tần DTG Các tín hiệu âm tần được sử dụng trong tổng đài để thông báo cho thuê bao biết rõ tình trạng và diễn tiến của cuộc gọi khi nó đang trong tiến trình xử lý từ khi khởi tạo cho tới khi kết thúc cuộc gọi như “Âm mời quay số”,”âm báo bận”,hồi âm chuông” vv.. Bộ thu phát mã âm tần kép DTMFR Quá trình thu và xử lý tín hiệu báo hiệu mang thông tin về địa chỉ thuê bao được thực hiện theo các giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp mã hoá sử dụng .Có hai kiểu mã hoá được dùng phổ biến hiện này là kiểu mã xung nguồn thập phân DP(Decimal Pulse) hay còn gọi là chập nhả mạch vòng LD(Line Disconnection) và kiểu mã âm tần kép( Dual Tone Multifrequency) Thiết bị thông báo lời nói ghi sẵn DVM Các thông báo bằng lời nói được ghi sẵn dưới dạng số trong DVM cung cấp cho các thuê bao chủ gọi những thông tin đặc biệt trong qúa trình gọi Báo hiệu liên đài Báo hiệu liên đài hay còn gọi là báo hiệu trung kế liên quan đến việc chao đổi thông tin báo hiệu giữa các tổng đài trên mạng viễn thông với nhau.Có hai phương pháp báo hiệu liên đài hiện đang được sử dụng trong tổng đài là :Báo hiệu kênh liên kết CAS(channel Associated Signalling) và báo hiệu kênh trung CCS (Common Channel Signalling) Báo hiệu CAS(xem hình 1.4) Đối với các hệ thống chuyển mạch thế hệ trước ,báo hiệu được thực hiện trên cơ sở xử lý từng cuộc gọi riêng biệt và các tín hiệu báo hiệu được truyền dẫn trên cùng một đường với cuộc gọi như vậy mỗi cuộc gọi tương ứng một kênh báo hiệu do đó phương pháp này có tên gọi là báo hiệu kênh riêng biệt CAS SiG SiG SiG SiG SiG SiG Tổng đài A Tổng đài B Hình 1.4 Hệ thống báo hiệu CAS Báo hiệu CAS có những hạn chế sau: Số lượng kênh và thiết bị báo hiệu CAS rất lớn Năng lực báo hiệu kém vì số nội dung thông tin ít Tốc độ báo hiệu chậm(50b/s) Không tiện cho đối thoại người –máy,máy-người Hiệu suất sử dụng kênh thấp CAS không mang các thông tin báo hiệu phong phú và phức tạp cần cho dịch vụ hiện tại và tương lai Kông mang thông tin đến cuộc gọi CAS phụ thuộc vào mạng cụ thể do đó khó mở rộng và khó thực hiện cho các mạng khác nhau Báo hiệu CCS(xem hình 1.5) Báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu sử dụng chung một hoặc một số kênh số liệu để truyền thông tin báo hiệu phục vụ cho việc quản lý chùm kênh trung kế Tổng đài A Tổng đài B SiG SiG uP uP Kênh báo hiệu CCS Kênh trung kế Hình 1.5 : Hệ thống báo hiệu CCS Kênh báo hiệu trong hệ thống báo hiệu kênh chung sử dụng kênh mang tiêu chuẩn 64kb/s.Với dung lượng tin truyền báo hiệu trên kênh này thì một kênh báo hiệu có khả năng quản lý 5000 đến 20000 kênh thông tin.Như vậy năng lực ,tốc độ và hiệu quả của phương thức báo hiệu CCS là rất lớn so với CAS vì vậy ngày nay hệ thống báo hiệu kênh chung CCS#7được phát triển trước hết phục vụ cho mạng số,tuy vậy có thể được áp dụng cho mạng Analog .Hơn nữa CCS#7 không chỉ điều khiển quản lý các cuộc gọi điện thoại mà còn điều khiển quản lý các dịch vụ ISDI, IN và PLNM Ưu điểm nổi bật của CCS#7 Thiết lập cuộc nối nhanh Năng lực báo hiệu mạnh mẽ,mềm dẻo linh hoạt vì dựa trên cơ sở bản tin có dung lượng lớn và được xử lý bằng phần mềm Xác suất thành công lớn hơn nhờ khả năng định tuyến lại và tốc độ nối nhanh khi gặp sự cố không có kênh khả dụng trong hướng chính Chống dan lận trong sử dụng dịch vụ mạng CCS dùng chung cho mọi loại hình dịch vụ Quản lý năng động mạng hiện đại Nâng cao hiệu quả lưu lượng Dễ nhận ra thuê bao chủ gọi và bị gọi Xác nhận và bảo đảm an toàn thẻ tín dụng điện tử Dịch vụ mới được thực hiện với chất lượng tốt hơn Phân hệ ngoại vi điều khiển PCS Tốc độ của các bộ xử lý hiện đại đã đạt tới khoảng từ vài ns đến ms trong khi đó các cấu kiện và quá trình điện thoại hoạt động với tốc độ khoảng ms đến vài sec .Do vậy để phối hợp tốc độ giữa CPS với hệ thống điện thoại cần phải có giao diện,đó là PCS. Ngoài chức năng phối hợp ra ,để giảm nhẹ yêu cầu cho CPS một số chức năng nhiệm vụ đơn giản nhưng có khối lượng lớn và yêu cầu thời gian thực cao sẽ được tách ra và giao cho phân hệ ngoại vi điều khiển PCS,nhờ đó tăng cường năng lực xử lý cho CPS.Như vậy PCS hoạt động như một bộ đệm tốc độ và loại thiết bị thông minh nhưng bậc thấp .Các thành phần chức năng chủ yếu của PCS bao gồm: Scanner Là một thiết bị ngoại vi điều khiển có chức năng phát hiện xác định và báo cáo cho bộ điều khiển trung tâm CC những sự kiện dưới dạng tín hiệu quan trọng về trạng thái,số thiết bị EN của các đường dây thuê bao,trung kế và các thiết bị khác của tổng đài Distributor Là bộ đệm để phối hợp hoạt động giữa CC có tốc độ hoạt động cao và công suất thấp với các thiết bị của SiGS có tốc độ thấp nhưng công suất lớn.Ngoài ra Distributor còn có chức năng phân phối các bản tin chao đổi qua BUS hệ thống giữa các khối chức năng và tổng đài Marker Là bộ điều khiển chuyển mạch cục bộ để thiết lập,duy trì và giải phóng kênh nối qua mạng chuyển mạch trung tâm.Cụ thể là Marker nhận lệnh điều khiển từ CC, biến đổi các lệnh đó thành các tín hiệu để tác động vào các cấu kiện ,phần tử chuyển mạch của SWNS BUS hệ thống Các thiết bị ngoại vi điều khiển ,ngoại vi báo hiệu kết nối với CC nhờ BUS hệ thống .BUS là một nhóm dây dẫn cáp song song dùng để truyền tải các số liệu ,lệnh điều khiển trao đổi giữa các thiết bị khác nhau của CC hay giữa ngoại vi điểu khiển với CC.Nhờ BUS hệ thống mà vừa làm đơn giản hoá việc kết nối các thiết bị khác nhau,vừa tăng tốc độ tin cậy ,an toàn và hiệu qủa kinh tế Phân hệ xử lý trung tâm CPS(xem hình 1.6) Phân hệ CPS là hệ thống máy tính điện tử số chuyên dụng cho tổng đài có yêu cầu thời gian thực cao ,năng lực xử lý mạnh được xây dựng và tối ưu hóa để dành riêng cho các ứng dụng xử lý các cuộc gọi trong tổng đài diện thoại. Trong giai đoạn đầu của quá trình phá triển thế hệ tổng đài SPC do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa cao mà giá thành các bộ xử lý lúc đó rất đắt nên CPS được xây dựng theo cấu trúc tập chung.Ngày nay nhờ những thành tựu kỳ diệu đạt được của khoa học kỹ thuật và công nghệ LSI/VLSI ,một mặt chức năng của các hệ thống chuyển mạch trở nên phức tạp,rất phong phú và dung lượng rất lớn,mặt khác giá thành các bộ xử lý giảm nhanh nên trong các tổng đài công cộng chỉ sử dụng cấu trúc phân tán CPS được cấu thành từ hai thành phần cơ bảnlà: Bộ điều khiển trung tâm CC và Bộ nhớ chính MM. CC là trung tâm xử lý số liệu tốc độ cao ,có thể coi như đầu não của hệ thống có thực hiện mọi quá trình xử lý cuộc gọi do đó CC còn có tên gọi là bộ xử lý cuộc gọi,điều khiển tất cả các phân hệ .MM dùng để chứa các chương trình và số liệu tức là phần mềm điều khiển hệ thống .Phần mềm điều khiển trong tổng đài SPC được chia thành ba bộ phận chính và được lưu trữ trong ba bộ nhớ tương ứng là: Bộ nhớ chương trình;Bộ nhớ biên dịch và bộ nhớ số liệu Đến OA&M Bộ nhớ Chương trình Bộ nhớ Biên dịch Bộ nhớ Dữ liệu MM CC Đến PCS Hình 1.6 : Sơ đồ khối CPS Phân hệ vận hành quản lý và bảo dưỡng OA&M Phân hệ OA&MS điều khiển ,xử lý các chức năng vận hành quản lý và bảo dưỡng ,hệ thống bao gồm chao đổi thông tin giao tiếp người máy nhằm bảo đảm cho hệ thống hoạt động chức năng theo đúng yêu cầu đặt ra. Các chức năng chính Quản lý Lưu chữ để biết rõ các thuộc tính của đối tượng cần quản lý và thay đổi môi trường hoạt động của hệ thống VD: Cung cấp các số liệu về thuê bao,tạo một đường dây thuê bao hay trung kế mới ,thay đổi cập nhật thuê bao người sử dụng ... Giám sát Nhằm xác minh sự đảm bảo mức độ chấp nhận được của dịch vụ cung cấp và nó được thực hiện bằng các phép kiểm tra đo thử đối tượng VD:giám sát trạng thái bận rỗi của thuê bao,trung kế ,đo lưu lượng và tải trên đường dây Bảo dưỡng Bao gồm việc quán xuyến tất cả các chức năng đảm bảo cho hệ thống làm việc tốt nhất trong điều kiện hiện có VD:Phát hiện và định vị sai lỗi hỏng hóc trong phần cứng hay phần mềm để duy trì trạng thái hoạt động chức năng mặc dù một số cấu kiện nào đó bị hỏng Phần mềm tổng đài Phần mềm là một thuật ngữ chuyên môn chỉ chung cho tất cả các kiểu chương trình nghĩa là tập hợp các thuật toán,quy tắc điều khiển và số liệu liên quan có khả năng điều khiển hệ thống hoạt động theo chức năng định trước. Trong tổng đài SPC phần mềm có vai trò chức năng quan trọng đặc biệt.Phần mềm được lưu trữ trong bộ nhớ của tổng đài.Trong quá trình điều khiển các tín hiệu yêu cầu từ môi rường ngoại vi điều khiển của hệ thống điện thoại được đưa vào hệ thống điều khiền và xử lý để đưa ra quyết định tương ứng phù hợp để hoạt hoá thực thi các chức năng nhiệu vụ mong muốn đặt ra Nhờ có phần mềm mà phần cứng được đơn giản hoá ,với sự giúp đỡ của bàn phím và màn hình thì việc truy cập vào bộ nhớ để cập nhật thay đổi,lưu trữ hoặc lấy thông tin ra được thực hiện một cách dễ dàng nhanh chóng thuận tiện và gián tiếp thông qua lệnh giao tiếp người-máy hay tự động hoàn toàn.Thuật toán và số liệu điều khiển trong tổng đài điện tử số SPC đã được mã hoá dưới dạng tổ hợp mã nhị phân(mã máy)xắp xếp theo trận tử kế tiếp nhau và logic để tạo thành chương trình điều khiển mà nó có khả năng tác động vào các cấu kiện điện tử của hệ thống .Tuy vậy chương trình điều khiển được viết bằng mã máy gây nên khó khăn và dễ bị sai lỗi.Để khắc phục ngày nay các chương trình điều khiển tổng đài được viết bằng ngôn ngữ Assembly và ngôn ngữ bậc cao như: C, C++.Pascal.. Phần mềm trong tổng đài theo chức năng được chia thành 2 nhóm chính là :Phần mềm hoạt động và Phần mềm hỗ trợ Phần mềm hoạt động là tập hợp tất cả các chương trình cần thiết để vận hành khai thác và bảo dưỡng tổng đài .Phần mềm hoạt động được phân thành phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng APL.Phần mềm hệ thống còn gọi là hệ điều hành OS cấu thành từ các chương trình mà chúng có tác động tiện ích ,có hiệu quả cho việc vận hành các chương trình ứng dụng sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên của hệ thống chuyển mạch.Những chương trình quan rọngcủa OS bao gồm:Chương trình điều khiển hệ thống SYS,Chương trình điều khiển thực thi EXC,Chương trình chuẩn đoán lỗi DEC và chương trình giao tiếp người-máy MMC.Phần mềm ứng dụng APL bao gồm :Các chương trình sử lý cuộc goi SP,Chương trình quản lý bảo dưỡng tổng đài MOP Phần mềm hỗ trợ bao gồm các chương trình tiện ích trợ giúp cho qúa trình phát triển và mô phỏng các chương trình cần thiết .Trong thực tế phần mềm hỗ trợ thường được cung cấp tại các trung tâm phát triển phần mềm của các hãng đó để phục vụ cho một nhóm các tổng đài ,các cơ sở nghiên cứu ,sản xuất và phát triển phần mềm Các yêu cầu kỹ thuật và tham số của tổng đài Giá thành Yêu cầu về giá thành bao gồm cả về đầu tư xây dựng cơ bản cả về chi phí bảo dưỡng thường xuyên của hệ thống chuyển mạch trong mạng viễn thông .Giá thành về đầu tư cơ bản bao gồm giá thành các thiết bị và giá thành trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ cho công việc đo thử và thực hiện trong quá trình xây lắp tổng đài .Giá thành về chi phí bảo dưỡng thường xuyên bao gồm chi phí để vận hành tổng đài như điện tiêu thụ ,trang bị môi trường hoạt động và các chi phí nhằm bảo đảm cho các hoạt động cho công tác khai thác và bảo dưỡng hệ thống Công nghệ sử dụng có ảnh hưởng lớn tới giá thành hệ thống chuyển mạch bởi vì công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng để quyết định lựa chọn cấu trúc thiết kế phần cứng cũng như đặc trưng vật lý và kỹ thuật của hệ thống.đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị và kích thước Module,bao gồm kích thước giá máy,ngăn máy,số lượng các khối chứcc năng có thể chứa trong một ngăn máy ,phương thức kết nối và số lượng chân connector kết nối giữa các đơn vị chức năng với bảng mạch lưng sau ngăn máyv.v... Việc xác định phương thức toả nhiệt cho các linh kiện và các khối chức năng cũng có ảnh hưởng lớn tới mật độ đóng gói trong mỗi ngăn máy của hệ thốngvì vai trò quan trong của DSS nên các công nghệ cao tiên tiến nhất luôn luôn được ưu tiên đưa vào áp dụng nhằm tăng cường năng lực ,mật độ tích hợp, giảm chi phí nguyên vật liện và giá thành thiết bị chuyển mạch. Dung lượng và khả năng phát triển Tại bất kỳ thời gian nào ,mạng điện thoại bao gồm các tổng đài với dung lượng khác nhau tương ứng với sự phân b._.ố của các thuê bao trong phạm vi địa lý của mạng phục vụ ,sự phân bố lưu lượng và định tuyến của chúng .Thông thường yêu cầu về dung lượng của tổng đài sẽ tăng dần theo thời gian để đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại của khách hàng .Hơn nữa một một hệ thống chuyển mạch cụ thể còn cần phải xác định dung lượng hợp lý (tối ưu) để đáp ứng nhu cầu dự báo trong chu kỳ sống của nó hay có khả năng mở rộng dung lượng theo thời gian . Một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống chuyển mạch là phải có khả năng mở rộng dung lượng của tổng đài mà không làm gián đoạn dịch vụ cung cấp cho khách hàng .Điều kiện này phần lớn là có thể đáp ứng được khi mở rộng dung lượng được thực hiện một các dễ dàng bằng cách cắm thêm các đơn vị chức năng vào ngăn máy đang hoạt động .Đối với các trường hợp mở rộng dung lượng tổng đài mà kéo theo yêu cầu thay đổi đặc trưng phần cứng hay khối chuyển mạch hay khối điều khiển .Trong trường hợp này giải pháp thông thường là sử dụng cấu trúc đa khối hay đối ngẫu vì cấu trúc này cho phép một khối sẽ thực hiện việc mở rộng dung lượng trong khi đó khối kia vẫn phục vụ bình thường .Mỗi khối sẽ được mở rộng dung lượng cho tới khi hoàn thành đầy đủ sẽ đưa các khối trở về trạng thái hạt động bình thường .Trong trường hợp này rõ ràng thời gian mở rộng cho mỗi khối cầ phải nhanh nhất có thể vì trong khi mở rộng dung lượng của các khối ,tổng đài không bảo đảm sai lỗi hỏng hóc có thể xây ra. Thực tế một thiết kế cụ thể của một tổng đài không thể đảm bảo tính kinh tế trong phạm vi dung lượng yêu cầu của mạng trong chu kỳ thời gian nhất định,bởi vậy người ta chia dung lượng tổng đài công cộng ra thành các nhóm sau Dung lượng nhỏ <20.000 số Dung lượng trung bình 30.000<X <50.000 số Dung lượng lớn 50.000<X<240.000 số Các tính năng dịch vụ Một hệ thống chuyển mạch cần phải cung cấp các tính năng dịch vụ rất phong phú cho khách hàng .Ngoài ra ,nhà điều hành khai thác còn đề ra một loạt các tính năng phục vụ cho mục tiêu vận hành bảo dưỡng hệ thống Hiệu năng Các tổng đài điện thoại công cộng cần phải đạt độ tin cậy, độ sẵn sàng cao để đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục với chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng .Nhà điều hành khai thác viễn thông sẽ xác định yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật về độ tin cậy một cách nghiêm ngặt,ví dụ như thời gian thiết bị ngừng hoạt động hoặc thời gian trung bình giữa các sự cố của hệ thống đối với toàn bộ tổng đài hay sự ảnh hướng tới đường dây thuê bao riêng hay các đường trung kế Yêu cầu đối với độ tin cậy của hệ thống có thể xem xét thiết kế cấu trúc hệ thống .Hỗầuu hết cần phải hạn chế số lượng thhtuê bao /1 Module hay tỷ kệ lưu lưọng mà chúng bị ảnh hưởng bởi một sai lỗi hay hỏng hóc trong một thiết bị đơn lẻ gây ra .Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phải hoàn thành tính năng quản lý được nhanh nhất .Nhờ đó thời gian ngừng hoạt động có thể giảm tới mức đáp ứng nhu cầu đặt ra Tính quản lý được Một tổng đài phải có khả năng quản lý được nhằm xác định trước chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng .Điều này có nghĩa rằng hệ thống chuyển mạch cần phải hoạt động một cách có hiệu quả các tính năng xử lý và định vị lỗi mà không làm ảnh hướng tới hoạt động của thiết bị đường dây hay các cuộc gọi .Đối với các tổng đài điện tử số SPC,mức độ yêu cầu về khả năng cung cấp dịch vụ đạt được nhờ sử dụng các chương trình tự động tự khôi phục đối với các lỗi phần mềm hay các thiết bị dự phòng đối với các lỗi hỏng hóc phần cứng Các yêu cầu về môi trường Các yêu cầu đối với môi trường hoạt động của tổng đài SPC bao gồm các yếu tố về phòng lắp đặt tổng đài như :Tải trọng nền phòng máy ,kích thước phòng máy ,ván đề toả nhiệt các thiết bị ,điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm ,thông gió ,ánh sáng v.v... Chương 1: Tổng quan về tổng đài Acatel 1000-E10 Giới thiệu chung Vai trò và vị trí Tổng đài A1000 E10 là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số hoá điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC,do hãng Acatel CIT của Pháp chế tạo .Với tính năng đa ứng dụng A1000 E10 có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh ,từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn A1000 E10 có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau đáp ứng yêu cầu viễn thông hiện tại và tương lai như điện thoại,dịch vụ ISDN ,dịch vụ mạng thông minh IN và các dịch vụ khác .Nó có thể cung cấp và quản lý được mọi loại hệ thống báo hiệu trong mạng. A1000 E10 cấu trúc phân hệ bởi 3 phân hệ Phân hệ truy nhập thuê bao:Có nhiệm vụ đấu nối các thuê bao số hoặc tương tự Phân hệ đấu nói và điều khiển: Có nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi và thiết lập đấu nối Phân hệ vận hành khai thác và bảo dưỡng: Có chức năng vận hành và bảo dưỡng hệ thống Mỗi phân hệ có phần mềm riêng phù hợp với các chức năng của nó. Các phân hệ giao tiếp với nhau qua chuẩn đấu nối .Bằng nguyên tắc phân phối chức năng giữa các Module tổng mỗi phân hệ do vậy A1000 E10 có ưu điểm sau: Tiếp kiệm đầu tư lắp đặt ban đầu Phát triển dần khả năng đấu nối đường dây và khả năng xử lý Tối ưu độ an toàn cho hệ thống Dễ dàng nâng cấp ,phát triển kỹ thuật cho một phần riêng hay một số phần của hệ thống A1000 E10 là một hệ thống cấu trúc mở với phần mềm và phần cứng độc lập,các khối chức năng được phân biệt rõ ràng nhờ các giao diện chuẩn nhờ đó mà các phần riêng biệt của hệ thống có thể dễ dàng được phát triển và mở rộng chức năng.Do vậy mà môi trường hoạt động của A1000 E10 là rất lớn: Các mạng điện thoại:Có thể một phần số một phần tương tự(Đồng bộ hay cận đồng bộ) Mạng báo hiệu số 7 CCITT là cơ sở công nghệ của mạng thông minh Các mạng số liệu Các mạng vận hành bảo dưỡng Các mạng giá trị gia tăng Các ứng dụng của hệ thống Hệ thống tổng đài có thể đảm nhiệm chức năng Khối truy nhập thuê bao xa(tổng đài vệ tinh) Tổng đài nội hạt Tổng đài chuển tiếp(gồm nội hạt ,trung kế hay cổng quốc tế) Tổng đài hỗn hợp nội hạt/chuyển tiếp Tổng đài quá giang Bộ tập chung thuê bao xa Mạng toàn cầu(xem hình 2.1) Sự phát triển của Alcatel là chìa khoá để mở ra một viễn cảnh về mạng toàn cầu. Mạng toàn cầu đề cập tới tất cả các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu trong tương lai. Khái niệm mạng toàn cầu của Acatel SIT là ưu điểm đảm bảo cho người sử dụng có được sự linh hoạt mềm dẻo nhất khi tiếp cận các khái niệm mới.Mạng toàn cầu ở đây được hiểu gồm các mạng tích hợp đa dịch vụ(ISDN),mạng giá trị gia tăng (VANs),mạng thông minh(IN),ISDS băng rộng (B-ISDS).Mạng toàn cầu được xây dựng trên: Công nghệ hiện đại Kinh nghiệm Phần mềm đa dạng Kiến trúc mở Alcatel 1400 Alcatel 1100 Chuyển mạch gói Minitel Videotex Các dịch vụ mạng bổ xung giá trị Preecall Mạng thông minh Alcatel 1400 Alcatel 1000 E 10 ISDN TMN Mạng quản lý viễn thông Điện thoại di động Vision Conference Phương thức truyền dẫn cận đồng Bộ băng rộng ATM Alcatel 900 Alcatel 1300 Alcatel 1000 Hình 2.1 : Tổng đài A1000 E10 tại trung tâm mạng viễn thôngtoàn cầu Các thông số kỹ thuậtcủa A1000 E10 Các thông số Mỗi tổng đài làm việc trong những điều kiện môi trường khác nhau thì sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau.Trên cơ sở môi trường hoạt động trung bình tổng đài A1000 E10 sẽ có những thông số kỹ thuật sau: Dung lượng của ma trận chuyển mạch chủ với 2048 LR cho phép Thông lượng 25000 Erlangs Đấu nối tới 100.000 thuê bao cố định Đấu nối tới 60.000 trung kế Dung lượng xử lý của hệ thống 280 CA/s(cuộc gọi/giây).Tức là 1000000 BHCA Dung lượng của các đơn vị xâm nhập thuê bao CSNL,CSND cực đại là 1000 thuê bao/1 đơn vị Ngoài ra hệ thống còn được trang bị một kỹ thuật tự điều chỉnh tinh vi nhằm tránh quá tải .Kỹ thuật này phân phối theo cấp trung tâm và nội hạt,đảm bảo hệ thống tránh được quá tải trong khi có các cuộc gọi ưu tiên Tại cấp trung tâm , kỹ thuật này dựa trên sự tính toán số lượng các cuộc gọi yêu cầu và số cuộc gọi được đáp ứng và tiến hành chọn lựa các cuộc gọi bị từ chối để giữ cho bộ xử lý làm việc với mức giới hạn cho phép Tại mức nội hạt, kỹ thuật này dựa trên sự quan sát tải của bộ xử lý (tỷ lệ chiếm dùng , Số lượng đang trờ) và gửi các xác nhận quá tải của bất kỳ trạm nào tới mức trung tâm để xử lý Lựa chọn kỹ thuật chính Phần cứng Sử dụng các bộ xử lý tiêu chuẩn hệ 680xxx Ma trận chuyển mạch chính có đặc điểm sau Đấu nối với 2048 LR Cấu trúc kép hoàn toàn,chuyển mạch thời gian không tắc nghẽn với một tầng chuyển mạch T Chuyển mạch 16 Bit Tuyến thông tin giữa các trạm được chuyển hoá Tất cả các bảng mạch đều có cùng một khuân dạng Cấu trúc giá máy được tiêu chuẩn hoá Thành phần chủ yếu của phần cứng Trạm điều khiển chính SMC Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA Trạm điều khiển trung kế SMT Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX Trạm điều khiển bảo dưỡng SMM Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS Phần mềm ML Ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ bậc cao CCITT CHILL, Có sử dụng một phần ngôn ngữ Assembly Cấu trúc phần mềm được tiêu chuẩn hoá trong các trạm(phần mềm trạm),phần mềm hệ thống ,thông tin,khởi tạo và bảo vệ ML là một tập hợp phần mềm ,nó gồm chương trình và dữ liệu có thể được cài đặt trong một trạm đa xử lý để thực hiện một chức năng riêng nào đó ML được đặc trưng bởi : Một kiểu : Để xác định chức năng của ML trong chức năng tải của tổng đài nó được cấu trúc dự phòng cho mục đích phòng vệ Một địa chỉ hệ thống : Mỗi một ML có một địa chỉ hệ thống AS, địa chỉ này được dùng để xác định ML,để nạp chương trình và hội thoại 1 hoặc 2 ARCHIEVE : Trạm hay hệ thống Một phần mềm nằm trong MLSM được cài đặt trong một trạm để thực hiện các chức năng quản trị chung cho trạm đó Giao tiếp của tổng đài A1000 E10 Các dịch vụ cung cấp của A1000 E1010 1.1 Xử lý cuộc gọi A1000 E10 xử lý các cuộc gọi trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng,mạng quốc gia và mạng quốc tế .A1000 E10 cũng cho phép truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN và các mạng số liệu đã có sẵn như mạng chuyển mạch gói và thông tin giữa mạng chuyển mạch công cộng và mạng thông tin di động GSM.Các cuộc gọi bao gồm : Các cuộc gọi nội hạt : Thuê bao tư nhân và công cộng Các cuộc gọi trong vùng : Gọi ra,gọi vào và chuyển tiếp Các cuộc gọi quốc gia : Gọi ra,gọi vào và chuyển tiếp Các cuộc gọi quốc tế : Tự động và bán tự động Các cuộc gọi qua khai thác viên Các cuộc gọi tới các dịch vụ đặc biệt ,các cuộc gọi di động Các cuộc gọi đo kiểm Các cuộc gọi tới mạng thông minh 1.2 Các tiện ích cho thuê bao tương tự Hạn chế các cuộc gọi đi và gọi đến Đường dây nóng Các đường dây không tính cước Các đường dây tạo tuyến tức thời Xác nhận tính cước tức thời Xung cước 12-16KHz Đảo cực nguồn Các đường dây nhóm Gọi ra gọi vào được ưu tiên Đường quay số vào trực tiếp Đường ưu tiên trong nhóm Đường dây ưu tiên hoặc VIP Lập hoá đơn chi tiết Bắt giữ cuộc gọi Chờ gọi Lặp lại số cuối cùng Thoại hội nghị Thông báo thuê bao vắng mặt Quay số tắt Tự động gọi lại nếu thuê bao bị gọi đang bận Báo thức 1.3 Tiện ích cho thuê bao số Thuê bao số sử dụng được các tiện ích như thuê bao tương tự,ngoài ra còn có các tiện ích sau Các dịc vụ mạng Chuyển mạch kênh 64Kb/s Chuyển mạch kênh trong giải tần cơ sở (0,3 – 0,4) Kb/s Các dịch vụ từ xa Fax nhóm 2 hoặc nhóm 3 Fax nhóm 4(64Kb/s) Videotex Teletex cho kênh B hoặc kiểu X.25 tương thích kênh B Audiovideotex 64Kb/s Audiography 64Kb/s Dịch vụ bổ xung Thiết bị đầu cuối di chuyển được khi gọi 1 tới 4 vùng địa dư Quay trực tiếp vào số chỉ định Xung cước trên kênh D Tính tổng cước cho cuộc gọi Chuyển tạm thiết bị Chuyển tạm thời thiết bị đầu cuối Liệt kê các cuộc gọi không trả lời Định tuyến cuộc gọi Hiện thị số chủ gọi Giấu số chủ gọi Báo hiệu user – to user (Tên người gọi mật khẩu) Quản lý dịch vụ khung Các chức năng vận hành và khai thác bảo dưỡng Quản trị giám sát sự cố , quản trị theo khiếu nại,tự động đo kiểm đường dây thuê bao, trung kế ,hiển thị cảnh báo,xác định lỗi ,thống kê các cuộc gọi,vận hành các thiết bị đầu cuối thông minh:Giám sát hoạt động tệp thuê bao ,các nhóm ,các dịch vụ hỗ trợ,thiết bị thuê bao, lệnh của tổng đài , biên dịch tính cuớc ,báo hiệu số 7,báo an dùng mã khoá cho trạm vận hành và người điều hành để tránh xâm nhập không được phép... Ngoài ra người ta thấy rằng so với nhiều tổng đài khả năng thống kê của tổng đài A1000 E10 là rất mạnh Bảo dưỡng : Các truơng trình mạch đã chánh được việc phải dùng thêm các phương tiện phụ trợ để đo lường , nó có thể kiểm tra các đường dây thuê bao,các trung kế tự động hay theo lệnh,và thực hiện dò theo dấu vết khi phát hiện lỗi. Chức năng phòng vệ hệ thống sẽ tự động rút phần tử có lỗi ra khỏi dịch vụ và kích hoạt thiết bị lưu dự phòng Các chức năng chuyển mạch dịch vụ Trong truờng hợp cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng trí tuệ xử lý thì phần áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP của A1000 E10 cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu SCP của mạng trí tuệ Thông qua một mã số cài đặt cho dịch vụ,SSP gọi SCP để thiết lập cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ,sử dụng cho kênh báo hiệu số 7 của CCITT ,giao tiếp được sử dụng gọi là giao thức xâm nhập mạng trí tuệ INAP. SCP quản lý quá trình xử lý cuộc gọi và trong quá trình xử lý gọi SPC quản lý SSP Giao tiếp ngoại vi(xem hình 2.2) 2 A1000E10 Mạng số liệu VANs Mạng O&M CCS N07 CAS AT PABX Thoại 1 3 4 5 7 6 8 Hình 2.2 : Giao tiếp ngoại vi Thuê bao Analog 2,3 hoặc 4 dây Thuê bao ISDN truy nhập cơ sở (2B + D) tốc dộ 144Kb/s qua bộ kết cuối số NT Thuê bao ISDN truy nhập sơ cấp (30B + D) tốc độ 2,048Mb/s 4&5 Luồng PCM tiêu chuẩn (2Mb/s 32 kênh) 6&7 Mạng số liệu và mạng dịch vụ gia tăng tốc độ 64Kb/s 8. Đường số liệu 64Kb/s(giao thức X25 và giao thức Q3) hoặc đường tương tự tốc độ nhỏ hơn 19.200b/s (giao thức V24) Kênh D được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đó ưu tiên 1 cho báo hiệu,ưu tiên hai cho chuyển mạch gói tốc độ chậm,ưu tiên 3 cho đo lường từ xa (Teiemetry) Trong truy nhập cơ sở kênh D có tốc độ 16Kb/s còn trong truy nhập sơ cấp kênh D có tốc dộ 64Kb/s Chương 2 : Phân tích phần cứng của tổng đài A1000 E10 Tổng quan về phần cứng tổng đài(xem hình 3.1) Phần cứng OCB 283 được xây dựng từ các trạm đa xử lý.Các trạm đa xử lý hầu hết được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300. Chúng được đấu nối với nhau bằng các mạch vòng thông tin MIS và MAS.Có 5 trạm điều khiển tương ứng với chức năng mà chúng đảm nhiệm: Trạm điều khiển chính – SMC Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ – SMA Trạm điều khiển trung kế – SMT Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch – SMX SMX (1 to 8)´2 STS 1´3 SMT (1-16)´2 SMA (2-31) SMC (2-14) MIS CSNL CSED CSND T/Kế T/Bao SMM 1´2 1 to 4 MAS TMNSMC (2-14) MALSMC (2-14) :SMC (2-14) LR LR LR Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng – SMM Hình 3.1 : Cấu trúc phần cứng A1000 E10 (OCB283) Cấu hình tiêu chuẩn Việc quy định kích cỡ tổng đài phụ thuộc vào Số lượng trạm SMC Số lượng mạch vòng MAS A1000 E10 có 4 loại cấu hình tiêu chuẩn, trong đó khả năng mở rộng chỉ với các cấu hình P,M và G còn cấu hình C là cố định: Cấu hình Số lượng MAS Số lượng SMC Hoạt động Số lượng SMC Dự phòng Nhỏ(P) 1-2 2 1 Trung bình(M) 2-3 4 1 Trung bình(M) 2-3 6 1 Lớn(G) 4 10-13 1 Rút gọn 0 2 0 Cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB283 Trong tổng đài A1000 E10, tổ chức điều khiển OCB283 là phiên bản mới nhất của đơn vị điều khiển của tổng đài , được phát triển dựa trên tổng đài E10B(OCB-181). OCB283 được xây dựng theo trạm , các trạm đều là trạm đa xử lý với tất cả cấu hình dung lượng.Tổng đài A1000 E10 được lắp ở mạng trung tâm mạng viễn thông có liên quan gồm 3 phân hệ Phân hệ truy nhập thuê bao Phân hệ đấu nối và điều khiển Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Mạng vòng thông tin OM MQ GX MR TX TR PC BT Trung kế & thiết bị thông tin ETA PUPE SMX COM URM CSNL CSND CSED LR LR Đối với tổ chức điều khiển OCB283 nó bao gồm hai phân hệ là đấu nối điều khiển và phân hệ vận hành bảo dưỡng Hình 3.2 : Cấu trúc năng của tổ chức điều khiển OCB 283 Khối cơ sở BT Khối BT thực hiện chức năng phân phối thời gian đồng bộ cho các đường LR & PCM và cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài .BT có cấu trúc bậc 3 tức là có 3 bộ tạo sóng với độ chính xác 10-6 .Để đồng bộ BT có thể lấy đồng hồ ở ngoài hay sử dụng chính đồng hồ bên trong của nó Ma trận chuyển mạch MCX Là ma trận vuông với một tầng chuyển mạch thời gian có cấu trúc hoàn toàn kép cho phép đấu nối tới 2048 LR (LR là đường ma trận hay đường mạng là đường PCM nội bộ với một khung tín hiệu gồm 32 kênh 15 bit/kênh MCX có thể thực hiện các kết nối sau Đấu nối đơn hướng : Giữa bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một kênh khác ra nào .Có thể thực hiện đấu nối số lượng cuộc nối bằng số lượng kênh ra Đấu nối với bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra Đấu nối N kênh vào nào với bất kỳ N kênh ra nào có cùng cấu trúc khung (đấu nối này còn gọi là đấu nối N´64Kb/s MCX do COM điều khiển COM có nhiệm vụ Thiết lập và giải phóng đấu nối Phòng vệ đấu nối ,bảo an đấu nối để bảo đảm chuyển mạch số liệu chính xác Khối điều khiển trung kế URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa OCB 283 và PCM bên ngoài.Các PCM này có thể từ Tổng đài vệ tinh CSND và từ bộ tập chung thuê bao xa CSED Tổng đài khác sử dụng báo hiệu kênh riêng hay báo hiệu kênh chung số 7 Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn trong Alcatel Ngoài ra URM còn thực hiên các chức năng sau: Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 (hướng từ PCM->LR) và ngược lại từ mã HDB3 thành mã nhị phân (hướng từ LR->PCM) Biến đổi 8 bit trên PCM thầnh 16 bit trên LR Chiết và xử lý các tín hiệu báo hiệu đường trong TS#16(hướng từ PCM->OCB 283) Chèn tín hiệu đường vào trong TS#16(hướng từ OCB 283->PCM) Khối quản trị thiết bị phụ trợ(xem hình 3.3) ETA có các chức năng sau: Tạo âm báo (Tone) : GT Thu phát tín hiệu đa tần : RGF Thoại hội nghị : CCF ETA GT RGF CCF Đồng hồ(Clock) LR LR LR TS Thời gian Cung cấp đồng hồ cho tổng đài Hình 3.3 : Chức năng của khối ETA Quản lý mạng báo hiệu số 7 PC và quản lý giao thức báo hiệu số 7 PUPE PC thực hiện việc quản trị mạng báo hiệu số 7 như sau : Quản trị mạng báo hiệu số 7(một phần mức 3) Phòng vệ PUPE Các chức năng giám sát khc PUPE thực hiện chức năng xử lý giao thức báo hiệu số 7 như sau: Xử lý mức 2(mức liên kết báo hiệu ) Định tuyến bản tin Xử lý cuộc gọi MR (Xem hình 3.4) Khối xử lý cuộc gọi MR cho phép thiết lập và huỷ bỏ đấu nối cho các cuộc gọi .MR sẽ tham khảo dữ liệu của TR để đưa ra quyến định xử lý cuộc gọi theo danh mục tín hiệu báo hiệu nhận được như xử lý cuộc gọi mới,giải phóng thiết bị điều khiển chuyển mạch ...Ngoài ra MR còn thực hiệ các chức năng quản trị khác như điều khiển kiểm tra trung kế quan trắc đột xuất MLMR/E 0 0 0 0 0 512 512 512 512 MR có cấu trúc đa thành phần ,gồm phần trao đổi (MLMR/E) và 1 đến 4 Macro (MLMR/M) ,1 Macro gồm 512 thanh ghi , trong đó các thanh ghi đầu và cuối của mỗi Macro không được sử dụng cho tín hiệu gọi mà dùng để quan trắc đo kiểm MR Macro MLMR/M1 MLMR/M2 MLMR/M3 Hình 3.4 : Cấu trúc phần mềm đa thành phần MR Một cuộc gọi sẽ chiếm 1 thanh ghi trong Macro nào đó . Khi có hai hay nhiều hơn MR cùng làm việc thì chúng sẽ làm việc ở chế độ chia tải tự động 7. Cơ sở dữ liệu TR TR có chức năng quản lý và phân tích cơ sở dữ liệu về các nhóm mạch trung kế và thuê bao.TR cung cấp cho MR các đặc tính của thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các đấu nối cho các cuộc gọi .TR cũng bảo đảm sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung kế hay thuê bao . TR được chia làm hai vùng Vùng dành cho thuê bao trong đó có các FILE liên quan đến con số thuê bao,con số thiết bị và các dịch vụ nếu có Vùng dành cho trung kế trong đó có các FILE dành cho trung kế ,nhóm trung kế,hệ thống báo hiệu có liên quan Khối đo lường và tính cước TX (xem hình 4.5) Chức năng của khối này là tính cước cho các cuộc thông tin có ký hiệu là MLTX. Nó có chức năng sau Tính số lượng cước cho mỗi cuộc thông tin Lưu trữ số liệu cước của các thuê bao trung tâm chuyển mạch phục vụ Cung cấp thông tin cần thiết để lấy hoá đơn chi tiết cho OM Khối tính cước TX cũng có cấu trúc đa thành phần như MR với TX/E và TX/M.TX/M gồm 4 Macro , mỗi Macro có 2048 thanh ghi.Mỗi thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi .Ngoài ra TX còn thực hiện quan trắc thuê bao và trung kế .Hai MLTX sẽ làm việc trong chế độ chia tải động MLTX/E 0 0 0 0 0 2047 2047 2047 2047 MLTX/M0 MLTX/M1 MLTX/M2 MLTX/M3 Hình 3.5 : Cấu trúc phần mềm đa thành phần TX Khối quản trị đấu nối GX GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được: Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ Các đấu nối được truyền từ COM GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đáu nối và điều khiển theo định kỳ hoặc theo yêu cầu Khối phân phối bản tin MQ MQ có chức năng định dạng và phân phối một số bản tin nội bộ nhất định. Ngoài ra MQ còn thực hiện Giám sát các đấu nối bán cố định : đường số liệu Xử lý và chuyển các bản tin từ ETA và GX Các trạm trợ giúp MQ hoạt động như cổng giao tiếp cho các bản tin cho các vòng ghép thông tin Vòng ghép thông tin MIS,MAS Hệ thống thông tin dưới dạng vòng ghép với số lượng từ 1 đến 5 vòng được sử dụng để chuyển các bản tin từ trạm này sang trạm khác trong hệ thống OCB 283 với giao thức thông tin phù hợp với chuẩn IEE 802.5.Vòng thông tin ở đây có hai loại mà về nguyên lý là giống nhau Vòng ghép liên trạm (MIS) : Trao đổi các bản tin giữa các SMC hoặc giữa các SMC với SMM Vòng ghép truy nhập ttrạm điều khiển chính (MAS: Trao đổi giữa các bản tin giữa SMC và SMA, SMT và SMX Chức năng vận hành và bảo dưỡng OM Các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng do phần mềm OM thực hiện . Điện thoại viên có thể truy nhập tất cả các phần mềm và phần cứng thông qua các máy tính của phân hệ OM như : Bàn điều khiển , môi trường từ tính ,thiết bị đầu cuối thông minh. Các chức năng của OM được chia làm hai loại ứng dụng điện thoại ứng dụng hệ thống Ngoài ra OM còn thực hiện: Nạp phần mềm và dữ liệu cho các khối đấu nối.Các khối điều khiển và cho các khối truy nhập thuê bao Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn chi tiết Tập chung các số liệu cảnh báo từ các trạm đấu nối và điều khiển thông qua mạch vòng cảnh báo MAL Phòng vệ tập chung của hệ thống OM cho phép thông tin hai chiều với mạng vận hành và bảo dưỡng tại mức vùng và mức quốc gia TMN Phân tích cấu trúc chức năng phần cứng của tổng đài A1000 E10 Trạm điều khiển chính SMC Vai trò trạm điều khiển chính Trạm điều khiển chính SMC thực hiện các chức năng sau: Thiết lập và giải phóng cuộc nối,đo kiểm trung kế,quan trắc,do phần mềm xử lý gọi MLMR đảm nhiệm. Cơ sở dữ liệu của thuê bao và trung kế MLTR Tính cước cho các cuộc thông tin và quan trắc thuê bao trung kế MLTX Phân phối bản tin và quản trị các đấu nối bán cố định MLMQ Quản trị và phòng vệ các đấu nối tạm thời MLGX Điều khiển ,quản trị mạng báo hiệu số 7 và phòng vệ PUPE – MLPC Điều khiển thông tin,xử lý các ứng dụng cho điểm chuyển mạch dịch vụ SSP-MLCC Quản trị các dịch vụ cho ứng dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP-MLGS Vị trí của trạm điều khiển chính Trạm điều khiển chính được đấu nối với các thành phần sau: Với mạch vòng thông tin liên tạm MIS:Để trao đổi thông tin giữa các trạm điều khiển chính SMC với nhau và với trạm vận hành và bảo dưỡng SMM .Tổng đài luôn có 1 MIS Với mạch vòng truy nhập giữa các trạm MAS trao đổi thông tin với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA,trạm điều khiển trung kế SMT và trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX.Tổng đài có thể có từ 0 đến 4 MAS tuỳ theo cấu hình Với mạch vòng MAL để truyền các cảnh báo từ các trạm tới trạm SMM Cấu trúc chức năng của trạm điều khiển chính SMC 1.3.1 Cấu trúc tổng quan của một trạm đa xử lý (xem hình 3.6) BUS BSM Couper Hay Bộ nhớ Hay Bộ xử lý Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Bộ nhớ riêng Bộ xử lý Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Vùng nhớ cục bộ Vùng nhớ chung Giao tiếp BSM BUS BL Hình3.6 : Cấu trúc một trạm đa xử lý Một trạm đa xử lý trong tổng đài A1000 E10 thường được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300,hệ thống này gồm: Một hay nhiều bộ đấu nối(Coypler) Một hay nhiều bộ xử lý Đấu nối với nhau bằng BUS Thông tin qua bộ nhớ chung Thông tin hai chiều giữa các hệ thống do hệ thống cơ sở (HYP) chỉ đạo Trong cấu trúc này bộ nhớ chia làm hai vùng: Vùng nhớ cục bộ Vùng nhớ chung:Vùng nhớ chung được chia thành nhiều vùng nhỏ ,với địa chỉ riêng biệt của từng vùng ,tương ứng với địa chỉ truy nhập của từng mp trên BUS,nhằm tránh xung đột 1.3.2 Cấu trúc của một trạm điều khiển chính (xem hình 3.7) CMP PUP MC PUS1 PUS4 CMS1 CMS4 BUS BSM MAS1 MAS1 MIS1 BL Hình 3.7 : Cấu trúc chức năng của trạmMC Trạm điều khiển chính SMC bao gồm Một bộ đấu nối CMP Một bộ xử ký chính PUP Một bộ nhớ chung MC 1-4 bộ xử lý phụ PUS 1- 4 bộ đấu nối phụ CMS Vòng cảnh báo MAL ACAJB ACAJA ACU T R A C M C S A C U T R A C U T R ACAL C V C V CMP PUP MC PUS1 PUS4 MIS 5V 5V ACAJA ACAJB ACAJA ACAJB CMS4 CMS1 MAS1 MAS4 Phân phối kép 48V CMPBSM 1.3.3 Cấu trúc phần cứng của trạm điều khiển chính (xem hình 3.8) Hình 3.8 : Cấu trúc phần cứng trạm SMC Trạm điều khiển chính SMC được tổ chức xung quanh BUS giữa các trạm đa xử lý BSM 16 bit.Các bản mạch in nối tới BSM để trao đổi thông tin với nhau Trong SMC có 13 bảng mạch in nối tới BSM: Một bảng mạch ACAJA kết hợp với một bản mạch in ACAJB làm nhiện vụ quản lý việc trao đổi thông tin giữa MIS với các phần tử trên BUS BSM của trạm SMC 1 đến 4 bảng mạch in ACAJA kết hợp với 1 đến 4 mạch in ACAJB để quản lý việc trao đổi giữa MAS với các phần tử trên BUS BSM của trạm SMC 1 đến 3 bảng mạch in ACMCQ(hoặc một bảng mạch in ACMCS) thực hiện chức năng là bộ nhớ chung Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng xử lý chính PUP 4 bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng xử lý phụ PUS Bảng mạch in ACALA không được nối với BUS BSM mà nối với mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập và chuyển cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến cho trạm SMM xử lý. Bảng xử lý ACUTR Chức năng và vị trí của ACUTR (xem hình 3.9) Bảng mạch ACUTR trong hệ thống OCB283 được tổ chức xung quanh con vi xử lý 68020(ACUTR3) hoặc vi xử lý 68030(ACUTR4),là một đơn vị xử lý cho các trạm đa xử lý được gọi là bộ xử lý chính PUP Bộ xử lý khác ACUTR3 (ACUTR4) ACMCS BUS BL BUS BSM Hình 3.9 : Vị trí của ACUTR Bảng mạch in ACUTR được đấu nối với BUS BSM BUS nội bộ BL trong trường hợp là bộ xử lý chính PUP Một trạm điều khiển có thể có một hay nhiều bảng mạch in ACUTR nối với BUS BSM ,để truyền dữ liệu tới các mạch nhớ ACMCQ hay ACMCS Đấu nối tới Bus trạm đa xử lý BSM xảy ra ở chế độ 16 bit (địa chỉ của nó nhỏ hơn 16 Mbyte) hoặc ở chế độ 32 bít (địa chỉ của nó lớn hơn 16 Mbyte). Chế độ 32 bít cho phép bộ xử lý 68020 được hoạt động hết khả năng (32 bít địa chỉ và 32 bít dữ liệu). Chế độ này được sử dụng một cách tự động khi địa chỉ được phát đi bởi bộ vi xử lý vượt quá 16 Mbyte Tổ chức chung của ACUTR Một bộ xử lý 32 bít làm việc ở tần số: Bộ xử lý 68020 của Motorola hoạt động ở 15,6 Mhz (ACUTR3) Bộ xử lý 68030 của Motorola hoạt động tại 40 Mhz (ACUTR4) Bộ xử lý 68020 có thể truy nhập vào : Một bộ nhớ EPROM 128 Kbyte (Bộ nhớ chỉ đọc có thể xoá và lập trình). Một bộ nhớ DRAM (bộ nhớ truy nhập tự do) 4Mbyte đối với ACUTR3 hoặc 16 Mbyte đối với ACUTR4). Các thanh ghi (vị trí nhớ có độ dài 1 đến 2 từ dành cho các mục đích đặc biệt như lưu địa chỉ hoặc số liệu cần xử lý). Một giao tiếp bus nội bộ BL Một giao tiếp bus trạm đa xử lý được cấp bởi dãy cổng BSM Một vùng đấu nối được sắp xếp trong dãy cổng BSM. Giao tiếp BL 680 x 0 EPROM 128 Kb DRAM x Mb Các thanh ghi Giao tiếp BSM BUS BL BUS BSM Hình 2.8 : Giao tiếp giữa các trạm Bảng nhớ chung 16 bit Mb ACMCS Chức năng và vị trí của bảng nhớ ACMCS Bảng mạch in ACMCS là bộ nhớ chung trong trạm điều khiển của OCB283.ACMCS được bảo vệ bằng mật mã tự sửa sai và có thể truy nhập thông qua BUS BSM và BL Bảng mạch in ACMCS giao tiếp với : BUS BSM với việc xâm nhập có ưu tiên .BUS số liệu là BUS 16-Bit dành cho các địa chỉ nhỏ hơn 16 Mb còn loại 32 bit dành cho các địa chỉ nằm trong khoảng 16Mb tới 4Gb. Để hoạt động bảng mạch in cần phải nối tới bảng xử lý chính qua BSM BUS có khả năng truy nhập nhanh (DMA) tới bảng chủ.Bus số liệu này là một BUS 32 bit nhưng nó chỉ có khả năng truy nhập tới các địa chỉ nhỏ hơn 16 bit. Bảng mạch in này không nhất thiết đòi hỏi một tuyến đấu nối với bảng mạch chủ thông qua BL Tổ chức tổng quan của bảng mạch ACMCS Bảng mạch in ACMCS bao gồm các thành phần cơ bản sau : Các giao diện với BSM và BL.Có một vùng địa chỉ đặc biệt chỉ có thể truy nhập thông qua BSM gọi là vùng liên kết gói(lonk-pack area).nó gồm có : Các thanh ghi lệnh và thanh ghi trạng thái Các bộ lọc và biên dịch địa chỉ 128 khối nhớ với mỗi khối 128,truy nhập thông qua BSM và BL Điều khiển truy nhập từng phần Các bảng kết nối – Coupler ACAJA/ACAJB Chức năng và vị trí của bảng kết nối :( xem hình 3.10) Bảng ACAJB Bảng ACAJA Bảng ADAJ Các thành phần khác của trạm AAISM AAISM BL Vòng A Vòng B BUS BSM Đấu nối mạch vòng Hình 3.10 : Vị trí của ACAJA/ACAJB Bộ nối được tổ chức trên cơ sở 1 con xử lý 68020 và tạo cho nó có khả năng nối 1 trạm mà trạm này gồm 1 bus trạm đa xử lý tới 1 vòng ghép thông tin (token ring). Bộ nối này được liên hợp với các phần mềm thích hợp và thực hiện các chức năng của bộ nối MIS (CMIS) hay bộ nối MAS (CMAS) tùy theo nó được đấu nối tới 1 vòng ghép liên trạm (MIS) hay 1 vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính (MAS). Bộ nối có thể phục vụ như 1 bộ điều khiển trạm đối với các hoạt động khởi tạo và nạp phầm mềm. Nếu nó thực hiện chức năng như vậy thì nó được đề cập đến như là 1 "Bộ nối ghép chính" (CMP), ngược lại nó được đề cập tới như 1 " Bộ nối ghép thứ cấp" (CMS). Tổ chức tổng quát của bộ kết nối Bảng mạch ACAJA được tổ chức trên cơ sở bộ vi xử lý 32 bit 68020 của Motorola hoạt động ở 15.6 Mhz. Bộ vi xử lý 68020 có thể thâm nhập vào : 128 Kbyte EPROM 4 Mbyte DRAM Các thanh ghi (ICMAT, ICLOG …) ._.rúc tổng quan của CNEM 2.2 Bộ tạo dao động : TOSC Mỗi bảng mạch TOSC có một bộ dao động để tạo ra các tín hiệu thời gian để đồng bộ CNE(đồng hồ D4M và DSBT). Bộ giao động này được điều khiển bởi một trong hai tín hiệu đồng hồ được khôi phục từ PCM 0 và PCM 2. Khi phát hiện được lỗi trong bộ giao động sẽ có một bản tin lỗi bộ dao động FOSC được gửi tới bảng mạch TPOS. Thực chất việc đồng bộ của bộ tập trung được thực hiện bởi một dao động để các tín hiệu thời gian đến từ chỉ một nguồn.Việc chọn lựa đồng hồ từ bảng dao động nào ;làm đồng hồ chủ được thực hiện nhờ tín hiệu CHOSC được gửi tới TPOS 2.3 UT phòng vệ và kiểm tra : TPOS Bảng mạch TPOS thuộc GTA, gồm hai bảng mạch. Một bảng mạch chính (giống bảng mạch TPOL thực hiện chức năng định vị sửa chữa,nạp chương trình). Một bảng mạch phụ TPFI để quản lý cảnh báo Bảng mạch chính đựoc tạo ra từ : Phần mềm chung LCUT. Phần mềm ứng dụng thực hiện chức năng : Nhận các báo hiệu lỗi Cách ly các UT Hiển thị các trạng thái cảnh báo Kiểm tra các khối giao tiếp thuê bao tương tự Giao tiếp với bảng mạch TMLAB Bảng phụ TPFI nhận các cảnh báo phòng máy và kiểm tra bảng mạch TTRS.TPFI có thể nhận tới 28 cảnh báo đó là : 24 cảnh báo hạ tầng phòng máy (như cảnh báo cháy ,nhiệt độ ...) 1 cảnh báo nguồn chuông . 2 cảnh báo cơ sở thời gian của bảng mạch TBTD(GTA) Kiểm ra bảng biến đổi mã TTRS Bảng mạch TPOS giám sát các bảng mạch TTRS bằng cách phát hiện các cảnh báo PCM và kiểm tra cá bảng mạch này dưới sự điều khiển của UCN. Các bảng mạch TTRS được kiểm tra bởi các vòng kiểm tra tại các điểm khác nhau trên mỗi bảng . LRIE PCM LTUE TTRS THLR TPOS PCM LRIS LTUR Hình 4.9 : Đấu vòng kiểm tra TTRS Kết luận Qua quá trình nghiên cứu về tổng đài Alcatel Em thấy các tổng đài chuyển mạch số nói chung và tổng đài A1000 E10 nói riêng có ưu điểm hơn hẳn các tổng đài chuyển mạch tương tự về nhiều mặt như kích thước nhỏ hơn ,hiệu quả và chất lượng thông tin cao hơn ,đảm bảo độ an toàn trong sử dụng.Việc quản lý tổng đài bằng máy vi tính giúp cho việc theo dõi ,kiểm ra ,phát hiện và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng. Khả năng mở rộng dung lượng cao hơn so với tổng đài chuyển mạch tương tự. Nó có khả năng đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người. Trong tương lai với sự phát triển của nền công nghệ viễn thông thì tổng đài điện tử số lại càng có triển vọng cung cấp các dịch vụ mới mẻ hơn,hiệu quả hơn phục vụ nhu cầu thông tin của con người. Trong qua trình làm đồ án tốt nghiệp,dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của PGS-TS Đỗ Huy Giác –Bộ môn thông tin-HVKTQS, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy trong khoa . Em đã từng bước giải quyết và hoàn thành các nhiệm vụ của đồ án đặt ra. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Đỗ Huy Giác và các thầy giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này.Vì trình độ có hạn,nên bản đồ án này sẽ chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót,em rất mong được sự giúp đỡ,góp ý của các thầy giáo Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,ngày tháng năm 2004 Học viên Lưu Đình Thắng Tài liệu tham khảo Tổng đài Alcatel 1000 E10 – Học Viện công nghệ bưu chính viễn thông Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch - Học Viện công nghệ bưu chính viễn thông Tổng đài điện tử số - Học Viện công nghệ bưu chính viễn thông Cơ sở Kỹ thuật chuyển mạch & tổng đài (2 tập) Chuyển mạch số và quản lý mạng(song ngữ) Các tài liệu được học tập nghiên cứu tại trường HVKTQS Thuật ngữ AP AP AR ASCU ASIC ASS AT BBA BBU B- ISDN BER BETU BHCA BIB BIT/s BL BM BSC BSM BT CAS CCAL CCB CCF CCIU CCM CCS CCT CCX CDE CDLC CDLU CDSU CDTU CET CHAM CHDU CHILL CIC CIPU CLAU CLDC CLSU CLTH CMDC CMI CMP CMS CN CNE CNL COM CS CSCU CSP CSPU CSU CPE CRA CRC4 CTCU CTRU CSAL CSE CSMP CSN CT CTSV CV CVA DABM DAC DACM DAS DB DBBU DBMS DBSU DC DCDC DCHU DCIU DCOS DKE DL DM DTDC DTIU DFCU DKMTC DP DPC DR DSDC DSTU DTIC DTMF DTMFR DTTU DUC EA EB ECH EMC EMI ESD ET ETN ETP ETU EXCU FA FACU FAIU FAM FD FDM FIAF FOL FP FS GAS GLR GRUT GSCU GSDC GSIU GSTC GT GTA HDB3 HDD HDLC HRCU IAS ICDC ICNE I/O ICB01 ICP IOPC ILR IN INAP INCU IND INDA INDC IOTU IS ISCM ISCU ISDN ISIU ISO ISS ISUP ISUU IT ITA ITA01 ITA82 ITB01 ITCU ITDC ITEU ITU81 ITU82 IUDC J64 LA LAPD LBUT LD LFN LR LRE LRS LSP LSCU LSIU LSSU LTCU MA MAL MAP MAS MACM MAJ MASM MBA81 MBB01 MBLK M-BUS MC MCX MCLK MCMM MCMU MDF MEA01 MEA82 MEB01 MEB MESM MF MFA81 MIS MIN MMC MMDMU MMIM MMPU MMU ML MLCC MLCOM MLETA MLGS MLGX MLMQ MLMR MLOC MLPC MLPUPE MLSM MLTR MLTX MLURM MP MPN MPNA MP MSA81 MSB01 MSC MT MTA82 MTC MTP MTT MTU ND NE NECM NESU NETU NIMM NMHU NSDC NSRF NSS NT NT1 NT2 NTP NUTM NUTU OCOM OL OM OSI OCP OCPC OCPU OOS PCA13 PCA02 P/R PCM PCS PE PEB PGS PIL PLMN PS PSTN PTS PUP PUS PU32 RCAM RCAU RCP RCX REM RGF RHM RNIS RTC RTPC RIGU RMCM ROM RS RTCM SAB SACU SAD SAM SAPI SCCP SCP SDE SEQ SGF SM SMA SMC SMM SMT SMX SP SPA SPB SSCS SSE SSP SSTM SSU SSUR SSUT SS7 ST STP STS SYSER SCA81 SCDLC SCM SCSI SCU SDL SISM SNCU TAHC TBUS TC TCAP TCO TE TEI TI TL TMN TNA TNE TNL TNR TS TUP TTY TY UCN UCX UR UT VDU VLR WAM XBUS Physical Address Application Proccess Altemate Route Analog Subsciber Control unit Analog Subsciber interface Cabinet N07 Signalling Routing Terminal Adapter Basic Sofware Library Site Sofware Library Broadband ISDN Bit Error Rate Bit Error Rate Test Unit Busy Hour Call Attempts Backward Indicator Bit Bit(s) per Sencond Local Bus Magnetic Tape or Magtape Base Station Controller Multiprocessor Station Bus Time Base Channel Associated Signalling Main Alarm Coupler End-To-End Information Conference Circuit Code Control Interface Unit Mobile Service Swiching center Common Chanel Signalling Continulty Check Tones Swiching Matrix System Power Distribution Box Central Data Link Cabine Central Data Link Unit Control Device Supervition Unit Central Data Link and Truck Unit Charging and Billing Centrer Charging and Accounting Call Holding Control Unit CCITT High Level Language Circuit Indentification Code Control Interface Job Processor Unit Common Analysis Unit Centrer Link Device Conttroler SSN7 Signalling Link Set Management unit HDLC Transmission Link Coupler Central Maintemance Device Controler Coded Mark Inversion Main Multiplex Coupler Secondary Multiplex Coupler Digital Concentrtor Remote Digital Concentrtor Local Digital Concentrtor See ML COM Control Subsystem Control Subsystem Connection Unit Control Subsystem Processor Common Signalling Process Unit Subsystem Communication Unit Customer Premises Equipment Call Report Cyclic Redundancy Check of 4th Order Call Trace and Path Setup Control Unit Call Transfer Control unit Secondary Alarm Coupler Electronic Satellite Concentror Multiprotocol Signalling coupler Subscriber Digital Access Unit Terminal Circuit Voice Signal Processing Coupler Coltage Converte or Visual Display Unit - VDU Alarm Collection And Display Data Base Module Disk Access Control Data Base Control Module Data Administation System Data Base Data Base Back-Up Unit Data Base Management System Data Base Sypport Unit Device Controler Digital CEPT Truck Device Device controler Hardware Digital CEPT Interface Unit Device controler Operation System Disk Logical Disk Magnetic Disk Digital T1 Truck Device Controler Digital T1 Interface Unit Disk File Control Unit Disk Magnetic Tape Cabinet Dial Pulse Destination Point Code Direct Route Digital Susbcriber Device Cotroler Digital Susbcriber Test Unit Digital Truck T1/E1 Interface Cabinet Dual Tone Multi-Frequency Dual Tone Multi-Frequency Receice Digital Truck Test Unit Data Update Controler Emergency Annoucement Binary Digit (bit) Interchange Software Module Electro Magnetic Compatibility Electro Magnetic Interface ElectroStatic Discharge Exchange Termination Digital Terminal Equipment Exchange Termination and Processor Execution Terminal Unit Execution Control Unit Farm Alarm Fault Alarm control Unit Fault Alarm Interface Unit Forward Address Mesage Itemized (or Detailed) Billing Frequency Division Multiplex File Address Catalogue Fiber Optic Link Farm Pulse Farm Signal Signalling Adaptor Group Group Of Matrix Links Terminal Unit Group Global Service Control Unit Global Service Device Controler Global Service Interface Unit Global Service Time Switch and Local Data Link Cabinet Tone Generator Auxiliary Equipment Proceessing Group High Density Bipolar Code Hard Disk Driver High Level Data Link Control Highway Rate Conversion Unit SMM Interface For alarm Switch Interface UCN CNE Interface Intput/Output ISDN Subscriber Interface Back Board Intput/Output Control Processor Intput/Output Control Processor Cabinet Matrix Link Interface Interlligent Network Interlligent Network Access Protocol Interlligent Network Service Interface Unit Code To Forwarded Or Disable Status Previous Routing Code if Routing Code Modified Interface Device Controler Intput/Output Test Unit Interconnection Subsystem Interlligent Network Service Control Modul Interconnection Subsystem Connection Unit Itegrated Service Digital Network ISDN Subscriber Interface Unit Internationnal Standard Organigation ISDN Subscriber Subsystem ISDN User Part ISDN User Part Control Unit Time Slot Customer Premises Equipment ISDS Test Bus Distributor Circuit Board ISDN Subscriber Test Control Circuit Board ISDN Test Back Board ISDN Subscriber Test Control Unit ISDN Test Device Controller ISDN Test Equipment Control Unit ISDN Subscriber In-test Unit Board ISDN Subscriber Out-test Unit Board ISDN Unit Device Controller Access Dedicated To 64kbit/s data Link Access Link Access Link Protocol for Dedicated Channel Terminal Unit Basic SolfWare Data Link Logical File name Matrix Link Incoming Matrix Link Outgoing Matrix Link Semi – Permanent Link Local Service Control Unit Local Service Interface Unit Link Status Signal Unit Line/Truck Test Control Unit Macroprogram Alarm Multiplex Mobile Application Part Main Control Station Access Multiplex Mainternance Control Modul Major Main Switching Modul Bit Error Rate Test Control Circuit Board Bit Error Rate Test Back Board Manual Block Mainternance Bus Common Memory Host Switching Matrix Master Clock Main cotrol Mainternance Module Main cotrol Mainternance Unit Main Distribution Frarm Test Bus Distribution Circuit Board Test Equitpment Control And Interface Circuit Board Test Equitpment Back Board Rack Power Module Measurement And Statistic Module Multifrequency Alarm Access Control Circuit Board Inter Station Multiplex Minor Man Machine Communication Man Machine Device Maintenance Unit Man Machineinterface Module Man Machine Proccessor Unit Memory Management Unit Solfware Machine Call Control ML Matrix Switching Controller ML Service Circuit Manager ML Service Controller ML Matrix System Handler ML Message Distributor Call Handler ML OM Message Router ML SS7 Controller ML SS7 Protocol Handler ML Station ML Subciber and Analysis DataBase Manager ML Call Charging And Traffic Masurement ML PCM Handler ML Recorded Annoucement Machine Digital Annoucement Machine Or Voice Service Controller ACATEL Digital Annoucement Machine Main Processor Alarm Panel Control Circuit Board Alarm Panel Back Board Mobile Service Switching Center Magenetic Tape Truck Bit Error Rate Test Circuit Board Magenetic Tape Cabiner Magenetic Tape Part Frame Handler Module (FHM) Magnetic Tape Designation Number Equitpment Number Network Control Module Network Synchcronization Unit Network Supervision And Test Unit Network Interface Mainternance Module Network Mainternance Handling Unit Network Synchcronization Device Controller Network Synchcronization Reference Clock Sybsystem Number Network Termination Network Termination 1 Network Termination 2 Number Translation Processor Number Translation Module Number Translation Unit OCB 283 Centralized Opertion And Maintenance Software Mudule Opertion And Maintenance Software Open Sustem Interconnetion Opertion Control Processor Opertion Control Processor Cabinet Opertion Control Processor Unit Out Of Service IPC Manegement Proceessing Circuit Board IPC Manegement Interface Circuit Board Active/Standby Pule Code Modulation Service Control Point Test Position Rack Entry Point General Supervisiory Station Active Pilot Or Control Public Land Mobile Netword Signalling Point Public Switching Telephone Network Signallin Transfer Point Main Processor Unit Secondary Processor Unit 32 bit Processor Unit Remote Charging and Accounting Module Remote Charging Data Handling Unit Remote Control System Processor Switching Matrix Telecommunication Management Network Frequency Generator Receiver Man Machine Communication Integrated Services Digital Network Switching Telephone Network Public Switching Telephone network Ring Generator Remote Maintenance Control Module Read Only Memory Remote Switching Subsystem Remote Traffic Control Module Branh Selection And Amplification System Alarm Control Unit Sub Address Module Power Supply Station Service Access Point Indentifier Signalling Connection Control Point Service Conttrol Point Power Supply Station Sequencer File Exchange Service Optional Truck Exchange Service Control Station Auxiliary Equipment Control Station Main Control Station Maintenance Station Truck control Station Matrix control Station Signalling Point Originating Only Line Terminating Only Line Signalling Connection Control Point External Supervision Station Service Switching Point Message Transfer Part(MTP) User Part(UP) Integrated S ervice Digital Telephone User Part Common Channel Signalling N07 Switching Terminal Signalling Transfer Point Sychronization and Time Base Station System Error Conference Mixir Circuit Back Board Space Awitch Control Data Line Cabinet Small Computer System Interface Subsystem Communication Unit Signalling Data Link Signalling And Service Module Switch Network Control Unit Busy Hour Call Attempt Telecommunication BUS Exchange Termination(ET) Transaction Capabilities Application Part Continuity Check Terminal Equipment Terminal Endpoint Indentifier Intelligent Terminal Line Terminal Telecommunication Management Network Digital Subscriber Termination Digital and Teminal Digital Line Teminal Digital Network Termination Time Slot Telephone User Part Teleprinter Printing Terminal Digital Control Unit Connection And Control Unit Access Unit Termional Unit Visual Display Unit Visitor Location Reister Workstation Access Method Standard General Bus Of Acatel 8300 System Địa chỉ vật lý Phân hệ ứng dụng Tuyến thay thế Khối điều khiển thuê bao tương tự Tủ giao tiếp thuê bâo tương tự Tuyến báo hiệu số 7 Bộ thích nghi đầu cuối Thư viện phần mềm cơ sở Thư viện phần mềm của trạm Mạng số đa tích hợp băng thông rộng Tốc độ lỗi bit Khối kiểm tra tốc độ lỗi bit Số cuội gọi trong giờ bận Bit chỉ thị hướng về Tốc độ bit/s Bus nội hạt hay cục bộ Băng từ Bộ điều khiển trạm cơ sở Bus giữa các trạm đa xử lý Cơ sở thời gian Báo hiệu kênh riêng Coupler cảnh báo chính Tin tức điểm đầu điiểm Mạng hội nghị Khối giao diện điều khiển mã Trung tâm điều khiển dịch vụ di động Báo hiệu kênh chung Tone kiểm tra độ tiếp thông Hệ thống ma trận chuyển mạch Hộp phân phối nguồn Tủ đường số liệu trung tâm Khối đường số liệu trung tâm Khối giám sát thiết bị điều khiển Khối trung kế và đường số liệu trung tâm Trung tâm tính cước và lập hoá đơn tính cước Modul tính cước và lập hoá đơn tính cước Khối điểu khiển giữ cuội gọi Ngôn ngữ bậc cao chuẩn theo CCITT Mã xác định mạch thoại Khối xử lý các công việc điều khiển Khối phân tích lệnh Bộ điều khiển thiết bị đường số liệu trung tâm Khối quản lý đường báo hiệu số 7 Coupler Liên kết truyền đẫnHLC Điều khiển thiết bị bảo dưỡng trung tâm Mã đảo dấu Coupler mạch vòng chính Coupler mạch vòng phụ Bộ tập trung số Bộ tập trung số vệ tinh Bộ tập trung số nội hạt Phần mềm chức năng ML COM Phân hệ điều khiển Khối đấu nối phân hệ điều khiển Bộ xử lý phân hệ điều khiển Khối xử lý báo hiệu kênh chung Khối giao tiếp với các phân hệ Thiết bị khách hàng Báo cáo cuội gọi Kiểm tra chu kỳ thặng dư bậc 4 Khối điểu khiển thiết lập đường dẫn và giám sát cuội gọi Khối điểu khiển chuyển tiếp cuội gọi Coupler cảnh báo thứ cấp Bộ tập trung điện tử vệ tinh Coupler báo hiệu đa chức năng Đơn vị truy nhập thuê bao số Mạch đầu cuối Coupler xử lý tín hiệu nói Bộ biến đổi điện hay máy hiển thị Vòng thu nhập và hiển thị cảnh báo Khối cơ sở dữ liệu Điều khiển truy nhập ổ đĩa Module điều khiển cơ sỏ dữ liệu Hệ thống quản lý dữ liệu Cơ sở dữ iệu Khối back-up cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Khối hỗ trợ cơ sở dữ liệu Điều khiển thiết bị Điều khiển thiết bị trung kế số Khối phần cứng điều khiển thiết bị Khối giao tiếp trung kế số theo tiêp chuẩn châu âu CEPT Hệ thống điều khiển các thiết bị cấp thâp ổ đĩa Phần mềm chức năng trong ổ đĩa ổ đĩa từ Bộ điều khiển trung kế theo tiêu chuẩn T1 Khối gia diện trung kế theo tiêu chuẩn T1 Quay xung Mã điểm đích Tuyến trực tiếp Bộ điều khiển thuê bao số Khối kiểm tra thuê bao số Tủ giao diện trung kế số theo tiêu chuẩn T1/E1 Mã đa tần Nhận mã đa tần Khối kiểm tra trung kế Khối điều khiển cập nhận số liệu Thông báo khẩn cấp Con số nhị phân Module phần mềm trao đổi Tương thích điện tử Giao tiếp điệ tử Thoái nạp điện tích Kết cuối tổng đài íDN Thiết bị kết cuối số Kết cuối tổng đài và bộ vi xử lý Đơn vị kết cuối tổng đài Khối điều khiển thực hiện Cảnh báo khung Khối điều khiển cảnh báo và lỗi Khối giao tiếp với cảnh báo và lỗi Bản tin địa chỉ hướng đi Hoá đơn chi tiết Ghép kênh theo tần số File danh mục địa chỉ Đường cáp quang Đông hồ khung Tín hiệu đồng bộ khung Nhóm thích nghi báo hiệu Nhóm đường mạng Nhóm đơn vị kết cuối Khối phần mềm điều khiển địch vị toàn cầu Bộ điều khiển dịch vụ toàn cầu Khối giao tiếp với dịch vụ toàn cầu Tủ đường số liệu nội bộ và chuyển mạch thời gian dịch vụ toàn cấu Bộ tạo Tone Nhóm xử lý thiết bị phụ trợ Mã tam cực mật độ cao ổ đĩa cứng Khối điều khiển đường số liệu mức cao Khối biến đổi tốc độ luồng Các giao tiếp cảnh báo SMM Giao diện chuyển mạch Giao diện giữ UCN và CNE Vào/ra Bảng mạch lưng giao tiếp với thuê báo số Bộ xử lý điều khiển vào ra Tủ xử lý điều khiển vào ra Giao tiếp đường ma trận Mạng thông minh Giao thức truy nhập mạng trí tuệ Khối giao tiếp dịch vụ mạng thông minh Mã tuyến Mã tuyến cũ Bộ điều khiển thiết bị giao diện Khối kiểm tra vào ra Phân hệ đấu nối Khối điều khiển dịch vụ mạng thông minh Khối đáu nối phân hệ giao tiếp đấu nối Mạng số dịch vụ đa tich hợp Khối giao diện thuê bao số Tổ chức chuẩn quốc tế Phân hệ thuê bao số Đối tượng người sử dụng ISDN Khối điều kiển số người sử dụng Khe thời gian Lắp đặt kết cuối thuê bao Bảng mạch ohân bố Bus kiểm tra ISDN Bảng mạch điều khiển thw bao số Bảng mạch lưng kiểm tra ISDN Khối điểu khiển kiểm tra thuê bao ISDN Bộ điều khiển thiết bị kiểm tra ISDN Khối điều khiển thiết bị kiểm tra thuê bao số Bảng mạch kiểm tra Intest thuê báo số Bảng mạch kiểm tra out-test thuê bao số Thiết bị điều khiển khối thuê bao số Đường xâm nhập tốc độ 64kb/s Đường truy nhập Giao thức truy nhập liên kết (kênh D) Phần mềm cơ sở của ddown vị kết cuối UC Liên kết dữ liệu Tên tệp phần mềm Đường mạng Đường mạng đi vào Đường mạng đi ra đường bán cố định Đơn vị điều khiển dịch vụ toàn cầu Khối giao tiếp dịch vụ toàn cầu Bản tín báo hiệu trạng thái đường báo hiệu Khối điều khiển kiểm tra trung kế/đường thuê bao Đa chương trình Mạch vòng cảnh báo Phần ứng dụng cho di động mạch vòng thông tin truy nhập giữa các trạm Module điều khiển bảo dưỡng Cảnh báo nhẹ Module bảng mạch chính Bảng mạch điều khiển kiểm tra tôc sđộ lỗi bit Bảng mạch lưng kiểm ta tốc độ lỗi bit Khối nhân công Bus bảo dưỡng Bộ nhớ chung Ma trận chuyển mạch chính Đồng hồ chủ Module bảo dưỡng và điều khiển chính Khối bảo dưỡng điều khiển chính Gia phối dây Bảng mạch phân bố Bus kiểm tra Bảng mạch giao diện và điều khiển Bus kiểm tra Bảng mạch lưng của thiết bị kiểm tra Module phân bố nguồn vào tủ Module thống kê và đo thử Đa tần(kiểu báo hiệu) Bảng mạch điều khiển truy nhập cảnh báo Mạch vòng thông tin giữa các trạm Cảnh báo mức vừa Ngôn gnữ giao tiếp người máy Khối bảo dưỡng thiết bị giao tiếp người máy Module giao tiếp người máy Khối xử lý giao tiếp người máy Khối quản lý bộ nhớ Phần mềm chức năng Phần mềm điều khiển thông tin Phần mềm quản trị thông tin Phần mềm quản trị mạch dịch vụ Phần mềm điều khiển máy tính dịch vụ Phần mềm quản trị đấu nối Phần mềm quản trị phân bố bản tin Phần mềm xử lý cuộic gọi Phần mềm tổ chức vận hành và bảo dưỡng Phần mềm điều khiển CCS7 Phần mềm quản trị giao thứ số 7 Phần mềm trạm Phần mềm phiên dịch quản trị cơ sở dữ liệu thuê bao Phần mềm tính cước và phần mềm đo lường lưu lượng Phần mềm quản trị đấu nối trung kế Máy thông báo Bộ điều khiển máy thông báo Máy thông báo số của Alcatel Xử lý chính Bảng mạch điều khiển Panel cảnh báo Bảng mạch lưng Panel cảnh báo Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động Băng từ Bảng mạch kiểm tra tốc độ lỗi bit Tủ băng từ Phần chuyền bảng tin Con số thiết bị Khối băng từ Con số phân nhiệm Con số thiết bị Module điều khiển bảng mạch Khối đồng bộ mạng Khối kiểm tra giám sát mạng Module bảo dưỡng giao tiếp mạng Khối xử lý bảo dưỡng mạng Bộ điều khiển khối đông bộ mạng Tham khảo khối đồng bộ mạng Con số phân hệ Kết cuối mạng Kết cuối mạng kiểu 1 Kết cuối mạng kiểu 2 Bộ xwr lý biên dịch số Module biên dịch số Khối biên dịch số Trung tâm vận hành và bảo dưỡng OCB 283 tập trung Module phần mềm Phần mềm khai thác bảo dưỡng Hệ thống giao tiếp mở Bộ xử lý điều khiển vận hành Tủ xử lý điều khiển vận hành Khối xử lý điều khiển vận hành Không làm việc Bảng mạch xử lý việc quản lý IPC Bảng mạch giao diện xử lý IPC Hoạt động/dự phòng Điều chế xung mã Điểm điều khiển chuyển mạch Điểm đo kiểm Điểm đầu nối nguồn vào tủ Trạm giám sát tổng thể hệ thống Hoạt động Mạng di động số công cộng Điểm báo hiệu số 7 Mạng điện thoại công cộng Điểm chuyển tiếp báo hiệu Đơn vị xử lý chính Đơn vị xử lý phụ (Thứ cấp) Bộ xử lý 32 bit Module lập hoá đơn và tính cước của trạm vệ tinh Khối xử lý số liệu tính cước của trạm vệ tinh Bộ xử lý hệ thống điều khiển của trạm vệ tinh Mạng kết nối của CNS Mạng khai thác bảo dưỡng viễn thông Bộ thu phát tần số Thông tin ngươi-máy Mạng liên kết các dịch vụ số ISDN Mạng chuyển mạch kênh Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng Khối tạo chuông Module điều khiển bảo dưỡng của trạm vệ tính Bộ nhớ chỉ đọc Phân hệ chuyển mạch của trạm vệ tinh Module điều khiển lưu lượng trạm vệ tinh Chọn lựa và khếch đại nhánh Khối điều khiển cảnh báo hệ thống Phân hệ địa chỉ Ttrạm cung cấp nguòn Chỉ thị điểm truy nhập dịch vụ Điểm điều khiển đấu nối báo hiệu Điểm điều khiển các dịch vụ Trạm cung cấp nguòn nuoi Hệ thống quản trị tệp Dich vụ trao đổi trung kế một cách tuỳ ý Trạm điều khiển Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ Trạm điều khiển chính Trạm bảo dưỡng Trạm điều khiển trung kế Trạm điều khiển ma trận Điểm báo hiệu Đường chỉ cho gọi ra Đường chỉ cho gọi vào Điểm điều khiển đấu nối báo hiệu Trạm giám sát mở rộng Điểm chuyển mạch báo hiệu Phần chuyển bản tin Phần người sử dụng Phần người sử dụng ISDN Phần người sử dụng điện thoại Báo hiệu kênh chung số 7 CCITT Kết cuối chuyển mạch Phần chuyển tiếp báo hiệu Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian Lỗi hệ thống Bảng mạch lưng trộn tín hiệu thoại hội nghị Tủ chuyển mạch không gian và đường số liệu trung tâm Giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ Khối giao tiếp giữa các phân hệ Đường số liệu báo hiệu Module dịch vụ báo hiệu Khối điều khiển mạng chuyển mạch Cuộc thử giờ bận BUS viễn thông Kết cuối tổng đài Phần ứng dụng khả năng phiên dịch Kiểm tra liên tục Thiết bị kết cuối Chỉ thị điểm cuối của TE Máy đầu cuối thông minh Kết cuối đường dây Mạng quản trị viễn thông Kết cuối đường thuê bao số Kết cuối số Kết cuối đường số Kết cuối mạng số Khe thời gian Phần ứng dụng điện thoại Máy in từ xa Máy hiển thị Đơn vị điều khiển số Đơn vị đâu snối và điều khiển Đơn vị đấu nối Bảng kết cuối thuê bao Máy hiển thị Thanh ghi vị trí Máy đầu cuối quản trị A8300 BUS tiêu chuẩn cho hệ thống A8300 Mục lục Trang Phần I tổng quan về tổng đài SPC Chương 1: quá trình phát triển,đặc điểm và tính năng của tổng đài SPC Quá trình phát triển và triển vọng của tổng đài SPC 3 Đặc điểm tính năng của tổng đài SPC 4 1. Đặc điểm và tính năng của tổng đài SPC 4 2. Các nguyên tắc xây dựng tổng đài SPC 6 3. Tính năng ưu việt của tổng đài SPC 6 chương 2 : cấu trúc chức năng của tổng đài SPC Sơ đồ khối chức năng tổng đài SPC 7 Phân tích cấu trúc và nhiện vụ các phân hệ 8 Phân hệ ứng dụng APS 8 Phân hệ chuyển mạch trung tâmSWNS 12 Phân hệ báo hiệu SiGS 12 3.1Báo hiệu thuê bao 13 3.2 Báo hiệu liên đài 14 Phân hệ ngoại vi điều khiển PCS 16 Phân hệ xử lý trung tâm CPS 17 Phân hệ vận hành quản lý và bảo dưỡng OA&M 18 Phần mềm tổng đài 19 Các yêu cầu kỹ thuật và tham số của tổng đài SPC 20 Giá thành 20 Dung lượng và khả năng phát triển 20 Các tính năng dịch vụ 21 Hiệu năng 22 Tính quản lý 22 Các yêu cầu về môi trường 22 Phần II Tổng đài điện tử số acatel1000-e10 Chương 1 : tổng quan về tổng đài A1000 E10 Giới thiệu chung 23 Vai trò và vị trí 23 Các ứng dụng của hệ thống 24 Mạng toàn cầu 24 Các thông số kỹ thuật 25 Thông số 25 Lựa chọ kỹ thuật 26 Giao tiếp của tổng đài 27 Các dịch vụ cung cấp của tổng đài 27 1.1 Xử lý cuộc gọi 27 1.2 Các tiện ích thuê bao tương tự 28 1.3 Các tiện ích của thuê bao số 28 Các chức năng vận hành khai thác bảo dưỡng 29 Các chức năng chuyển mạch dịch vụ 30 Giao tiếp ngoại vi 30 Tổng quan về phần cứng tổng đài 32 Cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB 283 33 Khối cơ sở 34 Ma trận chuyển mạch MCX 34 Khối điều khiển trung kế 34 Khối điều khiển thiết bị phụ trợ 34 Quản trị báo hiệu số 7 PC và quản lý giao thức báo hiệu số 7 PUPE 35 Xử lý cuộc gọi MR 35 Cơ sở dữ liệu MR 36 Khối đo lường tính cước TX 36 Khối quản trị đấu nối GX 36 Khối phân phối bản tin MQ 37 Vòng ghép thông tin MIS,MAS 37 Chức năng vận hành bảo dưỡng OM 37 Phân tích cấu trúc chức năng phần cứng của tổng đài A1000 E10 1 Trạm điều khiển chính SMC 37 1.1 Vai trò điều khiển chính SMC 37 1.2 Vị trí trạm điều khiển chính SMC 38 1.3 Cấu trúc chức năng của trạm điều khiển chính SMC 38 1.3.1 Cấu trúc tổng quan của một trạm đa xử lý 38 1.3.2 Cấu trúc của một trạm điều khiển chính SMC 39 1.3.3 Cấu trúc phần cứng của trạm điều khiển chính SMC 40 2 Ma trận chuyển mạch MCX 44 2.1 Vai trò của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 44 2.2 Tổ chức hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 45 2.3 Hoạt động của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 46 2.4 Lựa chọn và khuyếch đại nhánh SAB 46 2.5 Ma trận chuyển mạch chính MCX 48 2.5.1 Một nhánh của MCX 48 2.5.2 Trạm SMX 49 2.5.3 Phần giao tiếp lệnh 50 2.5.4 Phần giao tiếp LR 51 2.5.5 Phần ma trận đấu nối 52 2.5.6 Ma trận chuyển mạch cơ sở 53 3 Trạm đa xử lý điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 SMA 54 3.1 Vai trò và vị trí của trạm SMA 54 3.2 Cấu trúc chức năng trạm SMA 55 3.3 Cấu trúc phần cứng của trạm SMA 56 4 Trạm điều khiển trung kế SMT 58 4.1 Vai trò và vị trí của trạm SMT 58 4.1.1 Vai trò của trạm điều khiển trung kế SMT 58 4.1.2 Vị trí của trạm trung kế 59 4.2 Tổ chức SMT 59 4.3 Cấu trúc Module 60 4.4 Cấu trúc của Logur 61 4.5 Dạng vật lý 63 5. Trạm vận hành bảo dưỡng SMM 63 5.1 Mục đích của trạm bảo dưỡng 63 5.2 Vị trí của SMM 63 5.3 Cấu trúc chức năng của SMM 63 5.4 Cấu trúc phần cứng 65 5.5 Điều hành và bảo dưỡng cục bộ 65 6. Trạm đồng hồ và đồng bộ STS 65 6.1 Cấu tạo và chức năng của trạm đồng bộ và đồng hồ 65 6.1.1 Chức năng của khối giao tiếp đồng bộ ngoài HIS 66 6.1.2 Chức năng của khối tạo cơ sở thời gian BTT 67 6.1.3 Phân phối thời gian từ STS 67 6.2 Các vùng hoạt động của STS 67 6.2.1 Vùng hoạt động đồng bộ bình thường 67 6.2.2 Vùng tự trị bình thường 67 6.2.3 Vùng giao tiếp BTT giao động tự do 68 6.2.4 Vùng giao tiếp giao động tự do 68 Chương 3 : tổng quan về đơ vị đấu nối thuê bao Giới thiệu chung về CSN và các ứng dụng 69 1. Tổng quan về CSN 69 2. Tổ chức chức năng của CSN 70 2.1. Chức năng của đơn vị điều khiển số UCN 70 2.2. Phân loại bộ tập chung CN 71 3. Kết nối CSN tới OCB 283 71 3.1 Kết nối CSNL với OCB 283 71 3.2 Kết nối CSND với OCB 283 72 Khối điều khiển số UCN 1. Chức năng khối điều khiển kết nối UCX 72 1.1 Ma trận kết nối RCX 72 1.2 Khối xử lý thiết bị phụ trợ GTA 72 2. Giao tiếp giữa CSNL và MCX 75 2.1 Bảng mạch giao tiếp đường mạng TCILR 75 2.2 Bảng mạch thời gian cơ sở TCBTL 75 Khối tập trung thuê bao nội hạt CNLM 75 1. Tổng quan về cấu trúc CNLM 75 1.1 Phần chức năng chung LCUT 76 1.2 Chức năng của Bus tránh xung đột 77 1.3 UT cho thuê bao tương tự : TABAS 77 1.4 UT cho các thuê bao tương tự riêng biệt : TABAE 77 1.5 UT cho đường thuê bao số : TABN 78 1.6 UT cho đường thuê bao số : TADP 78 1.7 UT định vị kiểm tra : TPOL 78 1.8 Giao tiếp với đường đồng hồ và đường mạng : THLR 78 2. Bộ tập trung thuê bao xa CNEM 79 2.1 Khối biến đổi mã và đồng bộ cho kết nối PCM : TTRS 79 2.2 Bộ tạo giao động : TOSC 80 2.3 UT phòng vệ và kiểm tra : TPOS 81 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 83 Thuật ngữ 84 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN036.doc