Tài liệu Tổng Công ty xây dựng đường thủy (QT): ... Ebook Tổng Công ty xây dựng đường thủy (QT)
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổng Công ty xây dựng đường thủy (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƯỜNG THỦY
Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty xây dựng đường thủy.
Thông tin chung về Tổng công ty.
Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƯỜNG THỦY
Tên giao dịch: VIETNAM WATERWAY CONSTRUCTION
CORPORATION
Tên viết tắt: VINAWACO
Trụ sở giao dịch: 40 Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: ( 04 ) 9285106 Fax (04 ) 9285124
Website: www.vinawaco.com.vn
Email: vinawacovn@vnn.vn
Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số: 4986/QĐ - TCCB – LĐ ngày 02/12/1995 của Bộ giao thông vận tải.
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty.
Xây dựng các công trình giao thông đường thủy, bao gồm: Các công trình cảng sông, cảng biển; Các công trình triền đà, ụ tàu; Các công trình nạo vét sông, biển, hồ; Các công trình kè bảo vệ bờ, kè chỉnh trị và uốn luồng lạch, cắt cong. Thi công phá đá ngầm, trục vớt thanh thải chướng ngại vật ở sông, biển, hồ…Sản xuất và thi công lắp đặt các phao tiêu, biển báo các trạm đèn, hải đăng đảm bảo hàng hải.
Xây dựng các công trình kiến trúc công nghiệp và dân dụng, bao gồm cả xưởng sửa chữa đóng mới tàu, sà lan, các loại nhà kho, xưởng dan dụng…
Xây dựng cầu đường bộ, cống, thoát nước và các công trình thủy lợi, thủy sản… tôn tạo mặt bằng, khai thác cát bằng tàu hút phun.
Vận tải thủy, bộ, chở hàng Bắc – Nam và nước ngoài.
Tư vấn đầu tư xây dựng các loại công trình, lập các dự án đầu tư và thiết kế các loại công trình thủy, thẩm định thiết kế và dự toán.
Khảo sát địa hình, thủy văn, khí tượng, khoan, thử nghiệm địa chất.
Thi công nền móng bằng phương pháp khoan nhồi, ép cọc, đóng cọc.
Xuất nhập khẩu lao động và xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên dùng.
Quá trình hình thành và phát triển.
Tổng công ty xây dựng đường thủy ( Vinawaco) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập lại theo Quyết định số 4986/QĐ/TCCB – LĐ ngày 02/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động liên doanh, liên kết với các nhà thầu trong và ngoài nước trong thời gian qua, Tổng công ty Xây dựng đường thủy đã đạt được những thành tích đáng kể. Từ một đơn vị chuyên ngành nạo vét sông, biển, đến nay Tổng công ty đã có các đơn vị xây lắp đủ các loại hình công trình: Công trình thủy công, giao thong đường bộ, dân dụng, công nghiệp, công trình thủy lợi… Năng lực thi công của Tổng công ty cũng ngày được nâng cao, đủ mạnh để thực hiện ở việc thi công các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức Tạp như Cảng Hòn Chông ( Kiên Giang ), dự án nâng cấp cảng tiên sa, cảng Cát Lái, dự án nâng cấp cảng Hải Phòng, dự án mở rộng cảng Cái Lân… đáp ứng yêu cầu về chất lượng dưới sự giám sát của các công ty tư vấn nước ngoài và được chủ đầu tư hài lòng. Doanh thu từ sản xuất nâng cao, tài sản cố định mỗi ngày một lớn, thể hiện một Tổng công ty ngày càng phát triển.
Tổng công ty Xây dựng đường thủy là một đơn vị duy nhất của Bộ giao thong vận tải về nạo vét và xây dựng đường thủy. Điều đó có nghĩa là về mặt tổ chức, Tổng công ty có đơn vị chuyên về nạo vét, phá đá ngầm, trục vớt thanh thải chướng ngại vật; có đơn vị chuyên ngành xây dựng thủy công; có đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng các công trình thủy; có đơn vị xây dựng các công trình giao thông đường bộ…tạo thành một Tổng công ty lớn, có khả năng xây dựng được tất cả các loại công trình ở bất cứ địa hình nào với chất lượng tốt nhất, tiến độ thi công và giá thành hợp lý nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của chủ đầu tư.
Nhận xét một cách tổng thể, Tổng công ty Xây dựng đường thủy là một doanh nghiệp nhà nước có lực lượng thi công xây dựng công trình giao thông khá mạnh, có bề dày kinh nghiệm từ các công trình đảm bảo giao thông chiến tranh chống Mỹ đến các công trình giao thông vận tải phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế.
Tiền thân của Tổng công ty Xây dựng đường thủy là Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét sông, biển được thành lập ngày 9/12/1982. Với chủ trương thành lập nhằm tập trung các lực lượng và các tàu nạo vét sông, biển thành một đầu mối liên hiệp để xử lý kịp thời những vấn đề ách tắc giao thông đường thủy, phục vụ cho công tác an toàn vận tải của các phương tiện thủy khi hoạt động. Lực lượng chính của Liên hiệp là 3 đơn vị nạo vét thuộc Cục đường sông và Tổng cục đường biển. Nhân sự các phòng, ban văn phòng Liene hiệp lúc đó không qua 30 người, chủ yếu là cán bộ của Công ty tàu cuốc và Ty bảo đảm hàng hải. Mặc dù còn non trẻ, song Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã đảm bảo giao thông đường thủy thông suốt. Cũng trong những tháng năm gian khổ này, Liên hiệp còn góp phần mở thêm những bến cảng mới như Cảng Cửa Lò, Luồng Hà Nội – Lạch Giàng… phục vụ sự phát triển của đất nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường công tác quản lý đường thủy, ngoài chức năng nạo vét sông, biển đảm bao giao thông đường thủy, các năm sau Liên hiệp được giao trực tiếp quản lý và xây dựng trên 40 cảng sông và hơn 3.500 km dường thủy nội địa.
Ngày 9/12/1984 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số 2856/QĐ-TCCB về việc tăng cường và sắp xếp lại các xí nghiệp nạo vét sôngg, biển; đồng thời chuyển giao hai cơ quan là Ty quản lý đường sông phía Bắc và Ty quản lý đường sông phía Nam thuộc Liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông I sang Liên hiệp. Và Liên hiệp có tên chính thức là “Liên hiệp các xí nghiệp Giao thông đường thủy I”.
Ngày 02/08/1988 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 1843/QĐ-TCCB-LĐ đổi tên “Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thủy I thành Liên hiệp các xí nghiệp quản lý Giao thông đường thủy”.
Ngày 21/12/1991, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 2726/QĐ- TCCB-LĐ về việc thành lập “Tổng công ty xây dựng đường thủy” trên cơ sở tách nguyên trạng các xí nghiệp sản xuất kinh doanh ra khỏi Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy. Tổng công ty là tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chính là xây dựng công trình giao thông đường thủy trong phạm vi cả nước.
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty xây dựng đường thủy đã phát triển ngày càng lớn mạnh. Từ một đơn vị nhỏ bé, vốn, tài sản lưu động và các trang thiết bị vừa yếu lại vừa thiếu. Liên hiệp chỉ có 3 đơn vị thành viên với đội tàu cũ, lạc hậu và với vài trăm cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy. Đến nay, Tổng công ty đã mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như: xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, tư vấn đầu tư, xây dựng các công trình cầu, đường giao thông bộ; công trình thủy điện, thủy lợi…và có một lực lượng cán bộ công nhân viên khá hùng hậu với trên 5.400 người, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 1.400 người, còn lại là trung học và công nhân kỹ thuật lành nghề, được biên chế trong 18 đơn vị thành viên và hàng chục ban điều hành chỉ đạo sản xuất.Trong những năm gần đây, hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước từ 5 -10%. Khi mới thành lập, sản lượng của Tổng công ty chỉ đơn thuần là mét khối nạo vét và hàng năm chỉ dao động từ 6 – 7 triệu m³, đến nay sản lượng nạo vét bình quân hàng năm đạt 15 triệu m3, ngoài ra Tổng công ty còn phát triển sang xây dựng cầu cảng, công nghiệp, dân dụng, sửa chữa công nghiệp và dịch vụ tư vấn xây dựng…đã mang lại tổng doanh thu bình quân hàng năm cho Tổng công ty đạt trên 1000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước bình quân mỗi năm đạt 70 tỷ đồng.
Hoạt động nạo vét của Tổng công ty đã góp phần nâng cao khả năng khai thác của các cảng sông, cảng biển như Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn, Cản Đà Nẵng, Cảng Cái Lân – Quảng Ninh, Cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa, Cảng Hòn Chông – Kiên Giang…Ngoài lĩnh vực chuyên ngành nạo vét, một lĩnh vực sản xuất kinh doanh mũi nhọn nữa của Tổng công ty là xây dựng các công trình giao thông thủy, điển hình xây dựng Cảng cái Lân (Quảng Ninh), Cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).
Với kết quả sản xuất kinh doanh và thành tích lao động sản xuất, gắn bó với các công trình trên mọi miền đất nước. Trong những năm qua, nhiều tập thể, đơn vị, cá nhân từ các đồng chí lãnh đạo, đến các cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong Tổng công ty đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các tổ chức quốc tế tặng thưởng các danh hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, nhiều Huân, huy chương các loại, cờ thi đua, bằng lao động sáng tạo, cúp vàng công trình chất lượng cao, huy chương vàng công trình chất lượng cao, chiến sỹ thi đua, lao động xuất sắc…Đặc biệt, Tổng công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì - một phần thưởng cao quý cho tập thể hàng ngàn cán bộ, công nhân viên chuyên ngành xây dựng giao thông đường thủy.
1.2. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của Tổng công ty xây dựng đường thủy.
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ của Tổng công ty.
Tổng công ty xây dựng đường thủy là đơn vị duy nhất của Bộ Giao thông vận tải về nạo vét, san lấp ( sông, biển ) và xây dựng công trình thủy. Tổng công ty có một số đơn vị chuyên về nạo vét, phá đá ngầm, trục vớt thanh thải chướng ngại vật, phun hút tạo bãi, tôn nền phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình dân dụng, khu công nghiệp, khu chế xuất ...
Ngoài sản phẩm đặc thù là nạo vét, san lấp ( sông, biển ) thì sản phẩm xây dựng các công trình thuỷ công như cầu tàu, bến cảng, đê chắn sóng biển ... là một thế mạnh của Tổng công ty và chiếm tỷ trọng rất lớn về doanh thu toàn Tổng công ty. Những công trình mà Tổng công ty đã thi công đều áp dụng công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý tiên tiến, đảm bảo môi trường sạch sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối với chủ đầu tư như công trình xây dựng đê chắn sóng biển Tiên Sa nối dài, cầu tàu nhà máy xi măng Hòn Chông - Kiên Giang, cảng Cái Lân - Quảng Ninh ...
Bên cạnh hai sản phẩm chính là nạo vét, san lấp ( sông, biển ) và xây dựng các công trình thuỷ công, Tổng công ty còn tham gia vào lĩnh vực xây dựng cầu, đường bộ, nhà máy thuỷ điện, công trình dân dụng. Điển hình cho lĩnh vực này là các công trình, sản phẩm mà Tổng công ty đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng như đường Hồ Chí Minh, đường vào khu công nghiệp Dung Quất, khu chế xuất Tân Thuận, cầu Chợ Lách, cầu Phước Long ; các công trình đã và đang thi công như đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Thuỷ Tú, đập thuỷ điện Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 ...
Ngoài việc tham gia vào các lĩnh vực nạo vét, san lấp, xây dựng các công trình thủy công, dân dụng, cầu đường bộ ... Tổng công ty xây dựng đường thuỷ còn được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ tư vấn xây dựng các loại hình công trình cả ở trên cạn cũng như dưới nước ( cầu, đường bộ, cầu cảng, bến cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất ... ) và xuất khẩu lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
+ Cung ứng lao động các ngành, nghề : Cơ khí, giao thông, xây dựng công trình cầu đường, thợ đúc, thợ lặn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Đóng mới, sửa chữa, phục hồi, hoán cải các tàu nạo vét, ụ nổi, tàu lai dắt, sà lan ; Thiết kế, chế tạo dàn búa đóng cọc ; Gia công chế tạo các phụ tùng cho tàu Cuốc, tàu hút ; Thiết kế, chế tạo giá búa thủy lực cỡ lớn đóng cọc dài 46m không phải nối ; Phục hồi, hoán cải tàu hút bụng Long Châu, tàu xén thổi HP-01 ; Đóng mới tàu hút phun H-19/5, H-30/4 ; Tham gia thiết kế và đóng mới tàu HB-88.
1.2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Bộ máy quản trị của Tổng công ty được sắp xếp theo mô hình trực tuyến chức năng. Do đó, Tổng giám đốc sẽ có được sự trợ giúp của các phòng ban trong công ty, các chuyên gia của các phòng ban trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và quyền quyết định những vấn đề phức tạp đó vẫn thuộc về Tổng giám đốc. Những vấn đề phức tạp hơn, vượt quá thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc sẽ được đưa lên Hội đồng quản trị để cùng xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Công ty tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình này vừa giúp phát huy năng lực chuyên môn của các phòng ban trong công ty, vừa bảo đảm quyền chỉ huy của Tổng giám đốc cũng như của Hội đồng quản trị.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty xây dựng đường thủy
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Quản lý dự án
Các Công ty thành viên
Phòng Kế hoạch thị trường
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng kinh tế đối ngoại, đầu tư
Phòng kỹ thuật công nghệ
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty)
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:
Quyết định chiến lược phát triển Công ty.
Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức, quyết định phương án đầu tư.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích của cán bộ quản lý đó.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
Chủ tịch và các thành viên khác của hội đồng quản trị do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm, sau khi thống nhât với Bộ trưởng – trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ .
Ban giám đốc: Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo chế độ Thủ trưởng, là đại diện pháp nhân của Tổng công ty trong quan hệ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trươc hội đồng quản trị về hoạt động của công ty.
Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm theo đè nghị của Hội đồng quản trị, sau khi thống nhất với Bộ trưởng – trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ. Các phó giám đốc, kế toán trưởng Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
Nhiệm vụ của Ban giám đốc:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh về phương án đầu tư của Công ty.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
Phòng tài chính kế toán: phòng tài chính kế toán có chức năng, nhiệm vu:
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quản lý các nguồn thu, quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, việc chi tiêu theo Luật Ngân sách nhà nước.
Thanh toán các hóa đơn, chứng từ, phục vụ kịp thời cho các hoạt động của Tổng công ty một cách có hiệu quả; thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho nhân viên.
Cân đối nguồn vốn, tiết kiệm chi tiêu để đầu tư chiều sâu; báo cáo kiểm toán, quyết toán hàng quý, năm.
Theo dõi công tác đầu tư, công nợ, sửa chữa xây dựng.
Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản trị - Đời sống thực hiện việc quyết toán các hạng mục công trình.
Tham gia khảo giá, đánh giá, đấu thầu, kiểm tra các hợp đồng ký kết với khách hàng, quản lý việc thực hiện các hợp đồng kinh tế; tham gia nghiệm thu các loại vật tư, thiết bị, công trình xây dựng, các hợp đồng kinh tế.
Quản lý tài sản cố định, chủ trì công tác quản lý tài chính và kiểm kê hàng năm.
Phòng quản lý dự án: Phòng Quản lý Dự án có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các dự án của Công ty.
Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng, nhiệm vụ:
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Tổng công ty.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty.
Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty.
Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty.
Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ quy hoạch và đào tạo cán bộ, thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức lao động.
Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty.
Công tác chính sách, chế độ cho người lao động (tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động...).
Phòng kĩ thuật công nghệ: Tổ chức, vận hành bộ máy kĩ thuật công nghệ. Kiểm soát việc thực hiện quy trình và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Thiết lập, triển khai các giải pháp quản lý sự cố và các phát sinh trong quá trình sản xuất.
Phòng kinh tế đối ngoại và đầu tư: Lập, quản lý các dự án.
Các công ty thành viên của Tổng công ty: bao gồm:
Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy số 1.
Công ty cổ phần công trình giao thông miền Trung.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển kinh tế Việt Nam.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thủy bộ số 3.
Công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ.
Công ty công trình đường thủy miền Nam.
Công ty công trình số 86.
Công ty nạo vét đường thủy số 1.
Công ty nạo vét đường biển số 2.
Công ty xây dựng công trình đường thủy số 2.
Công ty nạo vét và xây dựng đường thủy I.
Công ty công trình số 5.
1.2.3. Thiết bị thi công chủ yếu của công ty.
Thiết bị thi công của Tổng công ty được chia làm 03 loại:
Các phương tiện, thiết bị thi công nạo vét sông, biển và tôn tạo mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng.
Các thiết bị thi công công trình thủy, kiến trúc công nghiệp, dân dụng va giao thông.
Công tác tư vấn đầu tư xây dựng.
Tổng công ty có phòng chuyên trách tư vấn đầu tư xây dựng và 1 công ty tư vấn xây dựng công trình thủy. Với nhiều cán bộ chủ chốt là những kĩ sư lâu năm có trình độ chuyên môn cao, có học vị tiến sĩ, kỹ sư xây dựng chuyên ngành, được đào tạo trong và ngoài nước.
1.2.4. Đặc điểm về lao động
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty 4 năm gần đây
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự ).
Cùng với sự phát triển của công ty những năm vừa qua về quy mô cũng như về sức mạnh trên thị trường, lực lượng lao động của Tổng công ty cũng đang ngày một lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng.
Nếu như năm 2005 Tổng công ty chỉ có 5866 lao động thì đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn thể Tổng công ty khoảng 6500 người, bao gồm các chuyên viên, tiến sĩ, thạc sĩ kỹ thuật, kỹ su xây dựng, cơ khí, tài chính, kinh tế và các ngành khác. Các công nhân lành nghề về mộc, nề, bê tông, thợ máy, thuyền trưởng… tất cả đều điều khiển được các loại máy móc và thiết bị thi công đảm bảo công trình đạt chất lượng cao.
Các kỹ sư, đốc công và công nhân đa số được đào tạo chính quy từ các trường đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề, hơn nữa lai được trưởng thành qua các công trình xây dưng hơn 40 năm qua nên rất thành thạo trong kỹ thuật xây dựng các công trình dân dụng và nạo vét.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của lực lượng lao động đối với năng suất và hiệu quả kinh doanh của công ty, họ chính là những người quyết định chất lượng cuối cùng của sản phẩm.Vì vậy đời sống của người lao động luôn được chăm lo, cải thiện. Tổng công ty đã lo đủ việc làm cho hầu hết cán bộ, công nhân viên với thu nhập ổn định, có chế độ đãi ngộ riêng về vật chất, tinh thần với các nghề nặng nhọc, độc hại, với cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân có tay nghề cao. Tổng công ty luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện vật chất và tinh thần của công nhân lao động trên các công trường, trên các phương tiện, thiết bị nạo vét trên các công trình xây dựng.
Bảng 1: Cơ cấu tài sản từ năm 2006- 2008
( đơn vị: vnđ )
2006
2007
2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A.Tài sản ngắn hạn
352.130.777.776
84,5
576.500.726.707
88,96
684.552.072.449
85,32
I.Tiền và tương đương tiền
67.772.585.394
16,26
57.020.791.999
8,8
52.965.138.468
6,6
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
III.Phải thu ngắn hạn
194.566.763.328
46,7
305.922.613.271
47,21
420.113.633.520
52,36
IV.Hàng tồn kho
80.758.649.059
19,38
197.014.513.512
30,4
207.722.601.698
25,89
V.Tài sản ngắn hạn khác
9.032.779.995
2,16
16.542.807.925
2,55
3.750.698.763
0,47
B.Tài sản dài hạn
64.568.784.415
15,5
71.557.606.473
11,04
117.793.495.619
14,68
I.Phải thu dài hạn
50.000.000
0,012
50.000.000
0,01
50.000.000
0.001
II.Tài sản cố định
58.466.361.515
14,03
56.871.432.709
8,78
86.665.308.171
10,8
III.Bất động sản đầu tư
-
-
-
-
-
-
IV.Đầu tư tài chính dài hạn
4.700.300.000
1,13
13.285.300.000
2,05
30.364.404.900
3,78
V.Tài sản dài hạn khác
1.352.122.900
0,328
1.350.873.764
0,2
731.782.548
0,1
Tổng cộng
416.699.562.191
100
648.058.333.180
100
802.345.568.068
100
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2006- 2008
( đơn vị : vnđ )
2006
2007
2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A.Nợ phải trả
385.990.557.885
92,63
597.433.825.809
92,2
716.228.842.300
89,27
I.Nợ ngắn hạn
351.247.040.312
84,29
574.772.759.635
88,7
640.591.624.512
79,84
II.Nợ dài hạn
34.743.517.573
8,34
22.661.066.174
3,5
75.637.217.788
9,43
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
30.709.004.306
7,37
50.624.507.371
7,8
86.116.725.768
10,73
I.Vốn chủ sở hữu
31.008.644.767
7,44
48.686.623.919
7,5
81.955.771.431
10,21
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
(299.640.461)
(0,07)
1.937.883.452
0,3
4.160.954.337
0,52
Tổng cộng
416.699.562.191
100
648.058.333.180
100
802.345.568.068
100
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty)
Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2006
2007
2008
1.Hệ số nợ so với tài sản
0,93
0,92
0,89
2.Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
13,57
12,8
9,32
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty)
Bảng 4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
( đơn vị: vnđ )
2006
2007
2008
1.Tổng doanh thu
543.554.358.323
514.691.819.547
748.501.340.969
2.Các khoản giảm trừ
-
-
-
3.Doanh thu thuần
543.554.358.323
514.691.819.547
748.501.340.969
2.Giá vốn hàng bán
517.275.523.153
471.191.353.117
709.719.127.038
4.Lợi nhuận gộp
26.278.835.170
43.500.466.430
38.782.213.931
5.Doanh thu hoạt động tài chính
696.946.027
11.552.484.876
10.272.088.795
6.Chi phí tài chính
18.367.669.606
13.410.478.866
17.767.631.801
Trong đó: Lãi vay phải trả
18.367.669.606
16.802.431.335
17.767.631.801
7.Chi phí bán hàng
-
-
210.000.000
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp
14.219.416.693
36.068.010.274
25.826.233.743
9.Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(5.611.305.102)
5.574.462.166
5.250.437.182
10.Thu nhập khác
12.108.736.339
7.306.542.166
1.534.790.000
11.Chi phí khác
4.026.127.046
10.720.604.806
1.717.799.549
12.Lợi nhuận khác
8.082.609.293
(3.414.062.640)
(183.009.549)
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
2.471.304.191
2.160.399.526
5.067.427.633
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp
691.965.173
484.811.963
812.222.216
15.Lợi nhuận sau thuế
1.779.339.018
1.675.587.563
4.255.205.417
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty)
Phần 2
Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty qua các năm.
Tài sản có:
Tổng tài sản của Vinawaco tính đến ngày 31/12/2008 là hơn 802 tỷ VND tăng gấp đôi so với năm 2006 và gấp rưỡi 2007 và là một trong những doanh nghiệp nhà nước có quy mô tài sản lớn nhất trong ngành giao thông vận tải Việt Nam.
Mặc dù tổng tài sản liên tục tăng nhưng cơ cấu tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lại có xu hướng giảm ( từ 16,26% năm 2006 xuống 8,8% năm 2007, đến năm 2008 chỉ còn 6,6% ) nguyên nhân là do, năm 2007 va 2008 tổng công ty đã tham gia đầu tư vào những dự án lớn và mua thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, cụ thể: công ty đã mua thêm 2 tàu kéo của Mỹ, 3 bộ thiết bị đúc dầm bê tông DUL.. tổng công ty đã tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình lớn như Nạo vét – DA thiết kế và xây dựng cảng quốc tê thị Vải ( 2007 ), tham gia dự án Công nghiệp nặng Doosan ( 2007 – 2008 ), ngoài ra Vinawaco vừa ký một loạt hợp đồng xây dựng cầu cảng và nạo vét đường thuỷ với tư cách là thầu chính và thầu phụ trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng. Đây là cơ hội để dàn thiết bị nạo vét công trình thuỷ từng phát huy hết công suất…Tuy lượng tiền mặt giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp song với những đầu tư về trang thiết bị hiện đại và tham gia những dự án lớn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng sản xuất,chất lương công trình từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Đáng nói là những khoản công nợ từ năm 2006 tới năm 2008 đã không giảm, thậm chí là tăng khá nhanh, năm 2008 các khoản công nợ tăng hơn gấp đôi so với 2006 và nhiều hơn năm 2007 100 tỷ. Tính đến ngày 31-12-2008, tổng công nợ phải thu của Vinawaco là khoảng hơn 420 tỷ đồng. Khoản công nợ này chủ yếu ở: Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II, mặc dù đã bàn giao đưa vào khai thác từ tháng 7-2006, nhưng hiện tại, đơn vị vẫn bị chủ đầu tư "om" khoảng 120 tỷ đồng; dự án xây dựng cảng Cái Lân dù đã hoàn thành nhưng bị chậm thanh toán 100 tỷ…
Mặc dù năm 2007, 2008 doanh nghiệp tham gia vào nhiều dự án lớn đòi hỏi phải dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lượng hàng tồn kho là khá lớn. Năm 2007, cơ cấu hàng tồn kho gấp 2 lần năm 2006 ( từ 19,38 % đến 30,4% ) và gấp 3 lần về tổng giá trị. Tuy vậy tới năm 2008, tỷ trọng hàng tồn kho đã giảm đáng kể so với năm 2007 xuống còn 25,89%, đây là tín hiệu khả quan đối với doanh nghiệp.
Hệ số đầu tư tài sản cố định giảm từ 0,15 năm 2006 xuống 0,11 năm 2007 chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư ít hơn vào tài sản cố định. Tuy nhiên, năm 2008 với việc doanh nghiệp mua thêm một số thiết bị phục vụ sản xuất, hệ số này đã tăng lên gần bằng năm 2006 ( 0,14 ).
Các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng đều qua các năm từ 1,13% đến 2,05% và 3,78% năm 2008.
Tài sản nợ:
Tổng tài sản nợ của Tổng công ty tính đến ngày 31/12/2008 là 716.228.842.300 tỷ, tăng gấp đôi năm 2006 và gấp 0,5 lần năm 2007.
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả/Tài sản
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = tài sản/ Vốn chủ sở hữu
Bảng 3 cho ta thấy hệ số nợ của công ty khá cao có xu hướng giảm dần qua các năm cho thấy khả năng thanh khoản nợ của công ty ngày càng tốt hơn: Năm 2006 nếu muốn sử dụng 1 đồng vốn thì doanh nghiệp phải đi vay nợ bên ngoài 0,93 đồng tỷ lệ này giảm nhẹ vào năm 2007 và năm 2008 là 0,89 đồng. Hệ số nợ cao góp phần tạo hiệu ứng đòn bẩy tài chính cao cho công ty tuy nhiên có xu hướng phóng đại thu nhập của công ty.
Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được cải thiện đáng kể. Tính đến 31/12/2008, vốn chủ sở hữu đạt hơn 86 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm trước và gần 3 lần so với thời điểm cuối năm 2006. Điều đó thể hiện sự cố gắng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng thanh khoản:
+ Khả năng thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Năm 2006 = 1,0025
Năm 2007 = 1,0030
Năm 2008 = 1,0686
+ Khả năng thanh toán nhanh: = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn.
Năm 2006 = 0,1929
Năm 2007 = 0,0992
Năm 2008 = 0,0826
Hệ số thanh toán nhanh giảm liên tục, chứng tỏ doanh nghiệp đã đi vay nợ nhiều. Tuy năm 2008, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đã tăng nhưng hệ số vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân có thể do năm 2007, giá nguyên nhiên vật liêu tăng cao và khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, công ty cần phát huy hết khả năng của vốn tự có, bổ sung thêm các nguồn vốn bên ngoài bằng các phương thức khác nhau và sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn đó. Có như vậy, công ty mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường hiện nay.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.
2.2.1. Khó khăn.
Trong vòng 5 năm ( từ năm 1999 – 2004 ) Vinawaco đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong ngành xây dựng: Từ đấu thầu giá thấp, nợ đọng kéo dài đến đầu tư mua sắm thiết bị tràn lan kém hiệu quả, quản lý kinh tế yếu kém… Những sai lầm này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy những năm gần đây doanh nghiệp làm ăn đã bắt đầu có lãi song những khoản nợ đọng trong quá khứ vẫn chưa được thanh thải. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là tới khả năng thanh toán.
Vinawaco là doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động giá cả nguyên nhiên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu. Với việc nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, giá nguyên nhiên vật liệu cũng bị ảnh hưởng nhiều lên xuống bất thường cho nên đây cũng là một rủi ro lớn cho doanh nghiệp trong năm 2009. Đòi hỏi doanh nghiệp phải dự báo được trước những biến động khó lường của thị trường, tránh rơi vào tình cảnh thụ đông như năm 2007 khi thị nguyên vật liệu tăng chóng mặt.
Vinawaco hiện bị chậm thanh toán hơn 420 tỷ, trong thời buổi trượt giá và lạm phát đang làm teo tóp đồng vốn các doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng cao, việc chậm thanh toán vốn sẽ góp phần đẩy doanh nghiệp vào thua lỗ.
2.2.2. Thuận lợi
Khác với XD công trình cầu, đường lĩnh cực có tới cả ngàn nhà thầu lớn, nhỏ, trong phạm vi cả nước hiện chưa có một nhà thầu tư nhân nào dám mạo hiểm lao vào lĩnh vực XD công trình thuỷ. Bên cạnh đó đây là lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro, trong khi đó các dàn thiết bị thi công nạo vét luồng tuyến hoặc thi công cầu cảng đều đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, lên tới cả ngàn tỷ đồng. Chính vì vậy mặc dù khủng khoảng về tài chính, song với tiềm lực công nghệ, thiết bị tương đối hiện đại tích luỹ qua nhiều năm, Vinawaco vẫn là một DN hàng đầu trong lĩnh vực thi công công trình đường thuỷ.
Nhận thức rõ Giao thông đường biển là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước để phát triển hệ thống giao thông hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5823.doc