MỘT SỐ CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASDL
Dịch vụ đường truyền thuê bao số phi đối xứng
BC-VT
Bưu chính – Viễn thông
BHTT
Bán hàng trực tiếp
BQP
Bộ Quốc phòng
BTL
Bộ Tư lệnh
BTS
Trạm thu phát gốc
CHTT
Cửa hàng trực tiếp
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
GPRS
Dịch vụ chuyển mạch dữ liệu vô tuyến
GTGT
Giá trị gia tăng
IXP
Nhà cung dịch vụ kết nối Internet (Internet Exchange Provider)
KT-QP
Kinh tế - Quốc phòng
NSNN
Ngân sách nhà nước
PCT
Phòng Chính trị
PKD
Phòng Kinh doan
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (KTPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
PSTN
Dịch vụ điện thoại cố định
QS
Quân sự
SPT
Công ty bưu chính Sài Gòn
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCT
Tổng Công ty
CHƯƠNG I- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL.
Giới thiệu chung về VIETTEL
● Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
● Điện thoại: 04.2556789
● Fax: 04.2996789
● Email: gopy@viettel.com.vn;
● Website: www.viettel.com.vn.
● Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
Quyết định thành lập doanh nghiêp Nhà nước số 336/QĐ-QP ngày 27/07/1993 của Bộ Quốc phòng và số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
● Ngành nghề kinh doanh:
o Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông;
o Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet.
o Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;
o Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện;
o Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
o Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông;
o Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển;
o Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin.
o Sản xuất bột giấy, giấy và bìa;
o In ấn;
o Dịch vụ liên quan đến in;
o Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại;
o Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in.
o Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và mạng viễn thông (trừ thông tin nhà nước cấm và dịch vụ điều tra).
Triết lý kinh doanh
● Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
● Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
● Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
I- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL.
a) Lịch sử hình thành
Tổng Công ty Viễn thông quân đội (tên viết tắt là: Viettel), tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế.
Về kinh doanh các dịch vụ viễn thông, Tổng Công ty không phải là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này, tuy nhiên với chủ trương “Đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại” Viettel luôn chú trọng vào đổi mới công nghệ, đầu tư chất xám, kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng đầu tư v.v.. do đó hiện nay chúng ta đã có được hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng và thực hiện triển khai kinh doanh trên toàn quốc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh và sản xuất kinh doanh.
Xác định rằng cạnh tranh là một vấn đề tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho khách hàng, do đó Viettel luôn có nhiều sáng tạo trong hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của khách hàng mà bằng chứng thể hiện rõ ràng nhất là doanh thu của Tổng Công ty năm sau tăng trưởng gấp đối năm trước trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tổng Công ty thì các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện giúp đỡ ủng hộ những người nghèo, những trường hợp khó khăn luôn được Viettel quan tâm thực hiện.
Toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty luôn phấn đấu để đưa Viettel trở thành nhà khai thác, cung cấp dịch vụ Bưu chính – Viễn thông hàng đầu ở Việt Nam song song với việc mở rộng ra các nước trong khu vực và thế giới xứng đáng với danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do Đảng và Nhà nước đã trao tặng.
b) Những mốc son lịch sử về sự ra đời
Ngày 01 tháng 06 năm 1989
Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc - BQP (tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel). Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu sản phẩm điện tử thông tin, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử.
Ngày 27 tháng 7 năm 1993
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty điện tử và thiết bị thông tin với tên giao dịch Quốc tế là SIGELCO, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc - BQP.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 615/QĐ-QP quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP. Được bổ sung ngành nghề kinh doanh, được phép cung cấp các dịch vụ BCVT, trở thành nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Ngày 19 tháng 4 năm 1996
Sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 1, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL) trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP. Ngành nghề kinh doanh chính là: Cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước và quốc tế, sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, điện tử thông tin, ăng ten thu phát viba số, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế; khảo sát thiết kế lập dự án công trình BCVT, xuất nhập khẩu công trình thiết bị điện tử viễn thông.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP.
Ngày 06 tháng 04 năm 2005
Theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL. Ngành nghề kinh doanh là: cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước, Quốc tế; phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tử viễn thông, CNTT, Internet; sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, ĐTVT, CNTT và thiết bị thu phát vô tuyến điện; khảo sát và lập dự án công trình BCVT, CNTT, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc, khách sạn, du lịch; XNK công trình thiết bị toàn bộ về điện tử thông tin và các sản phẩm điện tử, CNTT.
c) Những sự kiện nổi bật về phát triển dịch vụ
Năm 1989 đến năm 1994
Xây dựng tuyến truyền dẫn vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp ăngten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (cao 85m).
Năm 1995
Là doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Năm 1999
Hoàn thành đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2,5Mbps có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam nhờ áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
Năm 2000
Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại đường dài sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
Năm 2001
Cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế công nghệ VoIP.
Năm 2002
Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Năm 2003
Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN)
Cổng kết nối vệ tinh quốc tế.
Năm 2004:
Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Cổng kết nối cáp quang quốc tế.
Năm 2006
Đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ra quốc tế (Lào và Campuchia).
Năm 2007
Một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam (theo đánh giá của UNDP)
Doanh thu đạt 1 tỷ USD.
Lũy kế có 12 triệu thuê bao di động đang hoạt động, thị phần lớn nhất Việt Nam.
Hội tụ 3 dịch vụ viễn thống cố định – di động – Internet.
Có thể nói, kể từ năm 2003 trở lại đây là quãng thời gian khẳng định sự thành công của Viettel bằng việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu; xây dựng trạm vệ tinh, xây dựng hai tuyến cáp quang quốc tế đất liền đi qua Trung Quốc và đặc biệt việc khai trương dịch vụ điện thoại di động Viettel Mobile đã được sự ủng hộ của xã hội. Sau một thời gian đi vào hoạt động, mạng di động này đã được người tiêu dùng đánh giá cao và được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất ngành BC-VT và CNTT vào năm 2004.
Viettel luôn coi công nghệ vì con người là chủ đề xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty. Bằng sự nỗ lực, phấn đấu hết sức mình, Viettel sẵn sàng giúp đỡ và khẳng định trách nhiệm cao thông qua việc đưa ra các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các khách hàng với sự thấu hiểu sâu sắc nhất.
Từ khi thành lập đến nay Viettel đã có lịch sử phát triển 18 năm. Ðây là khoảng thời gian mà nhân loại bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ mới, khoảng thời gian để Việt Nam có những bước đột phá trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông, và đây cũng là thời gian Viettel đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong lĩnh vực BC-VT để khẳng định vị trí là một trong những nhà cung cấp dịch vụ BC-VT hàng đầu tại Việt Nam: Doanh nghiệp đầu tiên đã đem lại sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, một Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, hiện đại và chính sách chăm sóc khách hàng, trở thành một đối tác có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Với kinh nghiệm và sức sáng tạo không ngừng, Viettel đã ngày càng làm hài lòng và tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinh thần lớn, tinh thần của những người lính để xây dựng quảng bá làm cho tên tuổi Viettel ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, mọi cá nhân trong đời sống xã hội.
II-CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.Chức năng, nhiệm vụ.
1.1-Chức năng.
Tổng công ty đã được cấp phép trong nhiều lĩnh vực vễn thông với phạm vi mở rộng cả trong và ngoài nước:
-Kinh doanh các loại hình dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế.
-Khảo sát, thiết kế, lập các dự án công trình bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, tư vấn và thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho các Bộ, nghành.
-Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, tin học, thông tin viễn thông, các loại anten, thiết bị viba, phát thanh truyền hình.
-Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin (Trạm máy, tổng đài điện tử, tháp anten, hệ thống cáp thông tin) đường dây tải điện, trạm biến thế.
-Xuất khẩu các thiết bị về điện, điện tử, viễn thông, kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện một số mục tiêu chủ yếu sau:
-Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ bưu chính viễn thông
-Tiếp tục phát huy các thế mạnh về kinh doanh các nghành nghề truyền thống như: khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kĩ thuất, xuất nhập khẩu mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả.
-Hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng trên cơ sở nguồn lực của mình Tổng công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị quốc phòng.
-Trên cơ sở nguồn thu, Tổng công ty có trách nhệm đóng góp kinh phí đảm bảo duy trì các thiết bị quân sự và đóng góp một phần cho Bộ quốc phòng.
1.2- Nhiệm vụ
-Tăng tốc phát triển, chiếm lĩnh thị trường.
-Phát triển kinh doanh gắn với phát triển Tổng công ty vững mạnh toàn diện.
-Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
-Tiếp tục thế mạnh phát triển các nghành nghề truyền thống như: khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kĩ thuất, xuất nhập khẩu mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả.
-Hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, trên cơ sở các nguồn lực của mình Tổng công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quốc phòng.
2. Số liệu phát triển của tổng công ty viễn thông quân đội trong thời gian qua và phương hướng, nhiện vụ năm 2009.
2.1- Các số liệu phát triển giai đoạn 2000-2007.
Chi tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu (tỷ VND)
53
111
918
1020
1415
3167
7108
16.300
Lợi nhuận
(tỷ VND)
1,3
17,6
215,2
216,6
285
397
1422
3.912
Nộp NSNN
(tỷ VND)
4
12
92
132
202
355
784
2.118
Nộp ngân sách BQP (tỷ VND)
0.35
1.64
13
29
31
53
77
94,8
Đầu tư
(tỷ VND)
1.1
42
145
186
885
1200
2091
4.846
Nhân lực (người)
200
453
1100
1600
3300
5000
6300
8.458
Bảng 2.1: số liệu phát triển giai đoạn 2000-2007.
2.2- Phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.
Chúng ta đã biết, kinh tế thế giới đang trong thời kì suy thoái, nhưng theo dự báo của các nhà kinh tế thì năm 2009 nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và duy trì mức tăng trưởng GDP 7-7.5%/năm, dự kiến GDP năm 2009 đạt 103 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.180 USD/người, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tiếp tục tăng. Thị trường Việt Nam có 09 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông: VNPT, Viettel, SPT, Hanoi Telecom, EVN Telecom, Vishipel, VTC, FPT, G-Tel, đặc biệt là sự tham gia của nhà cung ứng mới G- Tel tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, xu hướng cạnh tranh bằng giá cả giữa các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2009 dẫn đến giảm giá cước dịch vụ viễn thông.Xu hướng hội tụ công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích với chi phí thấp nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các nhà khai thác dịch vụ. Với mạng lưới rộng khắp, chất lượng ngày càng được nâng cao, Viettel được biết đến như một thương hiệu mạnh mẽ tạo được đà cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Với các chỉ tiêu cơ bản sau:
Doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền năm 2009: doanh thu đạt 45-48.000 tỷ đồng, tăng 35-45% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 20% trên doanh thu, tương đương 9-10.000 tỷ đồng. Dòng tiền trước thuế và khấu hao đạt 40% trên doanh thu, tương đương 18-20.000 tỷ đồng. Dòng tiền sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trả mua thiết bị và lắp đặt đạt 10-11.000 tỷ đồng, đây chính là dòng tiền mà Viettel có thể dùng để đầu tư sang các lĩnh vực khác ngoài viễn thông và đầu tư sang nước ngoài. Đóng góp vào ngân sách nhà nước 6.000 tỷ đồng, BQP 180 tỷ đồng.
Lao động: Lao động cuối kì không vượt quá 18.000 người; năng suất lao động theo doanh thu đạt trên 3,3 tỷ đồng/người, tăng trên 205 so với năm 2008; thu nhập bình quân tăng 15% đạt trên 11tr.đồng/người/tháng(trong khi năm 2008 là 7tr.đồng/người/tháng).
Mạng lưới: Lắp đặt mới 9.000 trạm BTS (trong đó, 2G là 7.000 tram và 3G là 2.000 trạm). Tại Lào và Campuchia lắp đặt tù 1.500-2.000 trạm và trở thành mạng có hạ tầng lớn nhất.Triển khai mới 50-60.000km cáp quang và 8-10.000 node mạng SDH.
Thuê bao: Phát triển mới 13,6tr.t/b các loại. Trong đó, 10tr. t/b di động hoạt động, nâng tổng số t/b hoạt động đến cuối năm 2009 là 33tr; 3 tr. t/b cố định không dây; 100K t/b cố định có dây; 200K t/b Internet băng rộng ADSL; 200.000 thuê bao Internet băng rộng công nghệ EDGE; 100.000 t/b Internet băng rộng công nghệ 3G. Tại các thị trường Lào và Campuchia phát triển mới 1,5tr t/b các loại.
III-CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÒNG BAN
1) Các phòng, ban của tổng công ty:
Viettel là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc bộ quốc phòng, bộ máy lãnh đạo có chức năng quản lý cao nhất Ban tổng giám đốc Tổng công ty gồm có: Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân- Tổng giám đốc công ty và 05 phó tổng giám đốc.Các phòng ban của tổng công ty:
1.Văn phòng Tổng công ty 8. Phòng đầu tư phát triển
2. Phòng chính trị 9. Phòng đầu tư CSHT
3. Phòng tổ chức lao động 10.Ban CSBCVT
4. Phòng tài chính 11.Ban ứng dụng CNTT
5. Phòng kế hoạch 12. Ban thanh tra
6. Phòng kinh doanh 13. Ban qli điều hành DAXDVT
7. Phòng kĩ thuật 14. Cơ quan đại diện vùng
2) Các công ty trực thuộc Tổng công ty.
1. Câu lạc bộ bóng đá thể công.
2. Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel.
3. Công ty viễn thông Viettel.
4. Công ty truyền dẫn Viettel.
5. Công ty thu cước và dịch vụ Viettel.
6. Trung tâm Viettel Media.
7. Chi nhánh kinh doanh tỉnh, thành phố ( 63 chi nhánh kinh doanh ).
8. Công ty TNHH 1 thành viên Bưu chính Viettel.
9. Công ty TNHH 1 thành viên Công trình Viettel.
10. Công ty TNHH 1 thành viên Tư vấn thiết kế Viettel.
11. Công ty TNHH TM 1 thành viên Xuất nhập khẩu Viettel.
12. Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel.
13. Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Viettel.
14. Công ty cổ phần Vietel- Mai Linh.
15. Công ty TNHH Viettel-CHT.
16. Công ty cổ phần công nghệ Viettel.
3) CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
CHƯƠNG II- ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ CHI NHÁNH KINH DOANH HÀ NỘI VÀ PHÒNG KINH DOANH.
1.1- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA PHÒNG KINH DOANH.
Phòng Kinh doanh: Là cơ quan giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, marketing.Cụ thể:
Ban Kế hoạch kinh doanh:
Lập kế hoạch kinh doanh, phân bổ chỉ tiêu cho các đầu mối kinh doanh của Chi nhánh, theo dõi, đôn đốc thực hiện, phân tích, tổng hợp đánh giá, báo cáo số liệu thực hiện các chỉ tiêu theo đầu mối Trung tâm kinh doanh;
Tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch, theo dõi, phân bổ, đảm bảo vật tư hàng hóa (sim trắng, thẻ cào, bộ Kít, thiết bị đầu cuối) cho các bộ phận theo đầu mối, điều chuyển khi cần thiết.
Quản lý cấp phát hàng hóa, tài nguyên, kho số.
Tổ chức, hướng dẫn các Trung tâm kinh doanh nghiên cứu đánh giá thị trường, tổ chức sự kiện, truyền thông quảng cáo; Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp số liệu báo cáo theo từng đầu mối Trung tâm kinh doanh.
Tổng hợp thông tin phản ánh từ khách hàng (do phòng CSKH cung cấp) và thông tin thị trường (do phòng Bán hàng cung cấp), phân tích, đánh giá, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh.
Ban Marketing:
* Công tác Nghiên cứu thị trường:
Xây dựng các chương trình nghiên cứu thị trường phù hợp đặc điểm của Chi nhánh và trên cơ sở hướng dẫn của các Công ty dịch vụ, bao gồm các nội dung: số liệu kinh tế xã hội, nhu cầu và thực tế sử dụng dịch vụ, các số liệu và tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh so với Viettel .
Tổng hợp số liệu báo cáo về công tác nghiên cứu thị trường toàn Chi nhánh.
Tổng hợp, tìm kiếm dự án để cung cấp dịch vụ.
Xây dựng, lưu giữ, phân tích Cơ sở dữ liệu khách hàng.
* Công tác PR, Quảng cáo:
Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động PR, quảng cáo, truyền thông chung của toàn Chi nhánh;
Đề xuất, xây dựng các chương trình PR, quảng cáo, truyền thông phù hợp với văn hoá, điều kiện thực tế của từng Trung tâm kinh doanh;
Tổng hợp, đánh giá hiệu quả các chương trình PR, quảng cáo, truyền thông theo đầu mối.
Quản lý, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đầu mối liên quan.
II- TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA PHÒNG KINH DOANH- CHI NHÁNH VIỄN THÔNG HÀ NỘI.
STT
VỊ TRÍ CHỨC NĂNG
KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1
Vũ hoàng Hà: trưởng phòng.
Trực tiếp phụ trách mảng truyền thông, PR, quản lí toàn bộ phòng và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng.
2
Lê thúy Hà: phó phòng.
Trực tiếp phụ trách mảng CNTT, thực hiện báo cáo chung của phòng và chi nhánh, lập và đánh giá kế hoạch giao khoán định kì tháng, phối hợp cùng trưởng phòng triển khai sâu các nội dung công việc lớn trong phòng
3
Ban NCTT: đ/c Lê Hà và đ/c Mai hà Giang.
Thực hiện các chương trình nghiên cứu, đánh giá thị trường định kì và đột xuất nhằm hỗ trợ cho công tác xúc tiến bán hàng, truyền thông có trọng tâm và hiệu quả với từng phân đoạn khách hàng cà khu vực thị trường cụ thể.
4
Ban Marketing: Đ/c Duy Linh và 2 đ/c Nguyễn Anh Tuấn, Ngô thanh Hòa ( hỗ trợ ) truyền thông có hiệu quả.
Thực hiện các chương trình PR, quảng cáo định kì và đột xuất trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh công ty đưa thông tin và các CTKM đến nhanh với KH. Qua đó, thực hiện công tác thiết kế, in ấn các loại phụ kiện, hình ảnh để phục vụ công tác truyền thông bán hàng tại chi nhánh
5
Ban KHKD:
+ Chuyên trách kd thiết bị đầu cuối: Nguyễn Thanh Sử và Duy Minh (hỗ trợ)
+ Chuyên trách cấp hàng: Trần Thị Hằng
+ Chuyên trách dịch vụ AP: Nguyễn Duy Minh
Chuyên trách về tình hình kinh doanh từng loại dịch vụ, bao gồm các công tác theo dõi đánh giá tình hình hoàn thành chỉ tiêu, tình hình cấp hàng (nếu có), đề xuất các chương trình xúc tiến bán hàng và các chương trình truyền thông bổ trợ, đề xuất cấp trên thay đổi chỉ tiêu kế hoạch tháng đối với dịch vụ chuyên trách, thực hiện các báo cáo đánh giá phân tích trong kỳ, xây dựng các qui trình bán hàng thống nhất trên toàn chi nhánh.
2.1- TỔNG QUAN CÁC NGHIỆP VỤ.
Phòng kinh doanh tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên: bằng các chỉ tiêu kinh doanh, hàng hóa, công văn, chính sách,… và thực hiện nhiệm vụ đó thông qua các ban:
1. Ban KHKD:
Triển khai lập kế hoạch, phân bổ kế hoạch hàng hóa cụ thể tới từng kênh phân phối thuộc các TTKD dựa trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao. Mỗi nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm chuyên trách về 1 mảng dịch vụ của chi nhánh, cụ thể:
Theo dõi tình hình hoàn thành chỉ tiêu của chi nhánh, phát hiện và đề xuất các giải pháp nâng cao sản lượng và doanh thu bán hàng. Chịu điểm chỉ tiêu chính đối với dịch vụ chuyên trách trong tổng điểm đạt cuối tháng.
Chịu trách nhiệm tổng hợp CSDL, phân tích thực tế kinh doanh loại dịch vụ này để đề xuất các chương trình xúc tiến bán hàng áp dụng trên toàn thị trường HN hoặc cá thể trên từng TTKD (khi tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu đạt thấp, không ổn định)
Trực tiếp đặt hàng các hình thức truyền thông bán hàng với ban Marketing và phối hợp với ban Marketing xây dựng chương trình, triển khai chương trình tới các TTKD, kênh phân phối. Theo dõi và đánh giá hiệu quả triển khai chương trình sau khi kết thúc.
Xây dựng các qui trình bán hàng, thông tin có liên quan đến việc tổng hợp CSDL và chuẩn hóa các qui định bán hàng đối với tất cả các kênh kinh doanh thuộc chi nhánh.
Đánh giá phân tích cuối kỳ để đề xuất thay đổi chỉ tiêu giao khoán từ Tcty khi cần thiết.
Đánh giá việc TTKD, các kênh phân phối chủ động, phối hợp thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng trong kỳ như thế nào, mức độ hoàn thành kế hoạch cuối kỳ và mức độ tuân thủ các qui trình bán hàng,...để làm căn cứ chấm điểm TTKD, các kênh phân phối.
Ngoài ra,
Đối với nhân viên phân bổ hàng hóa: bổ sung nhiệm vụ thực hiện các báo cáo định kỳ (tuần, tháng) về hoạt động bán hàng của đại lý, điểm bán, CTV trên toàn HN và đánh giá so sánh chi tiết theo TTKD, thực hiện các thủ tục thanh lý HĐ ĐL, giải quyết các khiếu nại về hàng hóa…
Đối với nhân viên chuyên trách kd thiết bị đầu cuối: chịu trách nhiệm điều phối hoạt động điều chuyển máy bán giữa các CHTT, TTKD; phối hợp với đối tác cung cấp các loại mô hình máy ĐT và các loại tờ rơi máy ĐT, kệ, giá máy, tranh kính,…bổ sung hình ảnh cho các CHTT; thực hiện công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên khi cần thiết; chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình làm mới hình ảnh tủ quầy tại CHTT nhằm thu hút KH (tải nhạc, giấy dán, hoa hạt trang trí,…)
2. Ban Marketing:
+ Nhân viên PR, Quảng cáo: Thực hiện các nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm về toàn bộ về hình ảnh, PR, quảng cáo tại thị trường HN, đối với tất cả các kênh phân phối.
Chủ động, trực tiếp tìm kiếm các cơ hội triển khai PR, quảng cáo tổng thể trên toàn địa bàn HN; xây dựng, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình PR, quảng cáo nhằm nâng cao chất lượng thương hiệu, phục vụ hiệu quả công tác truyền thông kích thích bán hàng.
Phối hợp chặt chẽ với nhân viên NCTT để thu thập, phân tích CSDL thị trường nhằm xây dựng các chương trình xúc tiến bán hàng phục vụ việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và mở rộng các hình thức, kênh phân phối bán hàng mới
Kiểm tra, đánh giá về hình ảnh truyền thông tại CHTT, ĐL, Điểm bán trên toàn HN à kịp thời đề xuất các biện pháp sửa chữa, thay mới nhằm đảm bảo duy trì hình ảnh chuyên nghiệp, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thực hiện lập các kế hoạch triển khai Marketing trong tháng và các báo cáo định kỳ (tháng) về các hoạt động Marketing đã triển khai.
Theo dõi việc triển khai các chương trình Marketing, tổng kết đánh giá chương trình và đóng file chương trình khi kết thúc.
Đánh giá việc sử dụng kinh phí marketing tại các TTKD và đánh giá điểm hình ảnh, marketing của TTKD và CHTT cuối tháng.
Thực hiện in ấn các mẫu biểu giấy tờ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng cung cấp cho các kênh phân phối (trong trường hợp các công ty dọc không cung cấp)
Thực hiện nghiệp vụ quyết toán tài chính đối với tất cả các chương trình do PKD triển khai thực hiện
Phối hợp với nhân viên NCTT xây dựng và cập nhật các bản tin truyền thông nội bộ về vị thế kinh doanh của Viettel so với các ĐTCT (về CTKM, về giá, về các tiện ích VAS, về mạng lưới và các thông tin bổ trợ khác…) cung cấp tới các kênh bán hàng có liên quan (CHTT, BHTT, NV điểm bán,..)
+ Nhân viên NCTT:
Thực hiện các báo cáo kinh doanh (ngày, tuần) tổng hợp của toàn chi nhánh và cung cấp cho BGĐ, các phòng ban liên quan
Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thu thập, tổng hợp, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin chung (CSDL) từ tất cả các nguồn (khai thác qua các phương tiện thông tin truyền thông, qua các phòng ban chi nhánh, qua các kênh phân phối chuyển về) nhằm xây dựng, hướng dẫn triển khai các chương trình NCTT tổng thể trên toàn HN hoặc áp dụng riêng theo từng TTKD. Các CTNC thị trường phải đảm bảo mục tiêu: nắm bắt được những thay đổi về thị hiếu sử dụng dịch vụ của khách hàng, những hành động của các ĐTCT (về giá, sản phẩm, tiện ích VAS, các hoạt động CSKH, cơ chế chính sách bán hàng, CTKM, xây dựng kênh và định vị sản phẩm, thương hiệu,…..); những suy nghĩ cảm nhận của khách hàng (gồm KH sd dịch vụ, điểm bán, ĐL, doanh nghiệp,…) cũng như thực trạng về chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng lưới, chất lượng CSKH của Viettel,…để đảm bảo phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời những khó khăn, bất cập trong chuỗi cung cấp dịch vụ, đề xuất với cơ quan cấp trên các cơ chế chính sách phù hợp hơn với thực tế thị trường, đồng thời phát triển các hình thức kinh doanh mới, kênh kinh doanh mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo dõi việc triển khai các chương trình NCTT, tổng kết đánh giá chương trình và đóng file chương trình khi kết thúc.
Tìm kiếm thông tin qua các đầu mối đối tác để xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng doanh nghiệp, tòa nhà,…cung cấp cho phòng Bán hàng triển khai tiếp xúc.
Phối hợp với nhân viên Marketing xây dựng và chịu trách nhiệm cập nhật các bản tin truyền thông nội bộ về vị thế kinh doanh của Viettel so với các ĐTCT (về CTKM, về giá, về các tiện ích VAS, về mạng lưới và các thông tin bổ trợ khác…) cung cấp tới các kênh bán hàng có liên quan (CHTT, BHTT, NV điểm bán,..)
Thực hiện các báo cáo định kỳ liên quan đến việc lập kế hoạch NCTT, tổng hợp các hoạt động NCTT để báo cáo các TCT, Cty, BGĐ và các phòng ban (khi có yêu cầu)
3. Nhân viên tác nghiệp tại TTKD:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động xuất, nhập hàng hóa phụ kiện kịp thời, đúng qui trình qui định đảm bảo cấp phát hàng hóa, phụ kiện chính xác, hợp lý đảm bảo hoạt động bán hàng liên tục, không bị gián đoạn (do ko cân đối kho hàng, phụ kiện)
Chịu chỉ tiêu định lượng về doanh thu thẻ cào, sản lượng máy điện thoại khoán của TTKD
Thực hiện đúng tiến độ, qui trình về việc kiểm tra các khoản mục đơn giá hoa hồng thanh toán cho đại lý, điểm bán, CTV,..
Thực hiện kiểm tra chốt số liệu thanh lý, chuyển đổi đại lý tại TTKD
Chịu trách nhiệm tổng hợp đầy đủ, chính xác sim thẻ lỗi, ĐT, moderm lỗi định kỳ theo qui định về chi nhánh.
Thực hiện các báo cáo định kỳ tuần, tháng về hoạt động cấp hàng, điều chuyển hàng,…và đề nghị đặt hàng cho TTKD.
Thực hiện các báo cáo kinh doanh ngày, tuần của TTKD và các báo cáo liên quan đến tổng kết, đánh giá các chương trình xúc tiến bán hàng và chương trình truyền thông do PKD và/hoặc TTKD chủ động triển khai. Lưu trữ các nội dung các chương trình này vào file cứng.
4. Nhiệm vụ của phó phòng KD:
Kiêm nhiệm vai trò trưởng ban KHKD, điều hành và chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả hoạt động của ban
Phụ trách chung về việc xây dựng, triển khai các hoạt động NCTT thực hiện tại chi nhánh
Thực hiện việc làm các báo cáo kinh doanh chung của chi nhánh định kỳ theo tháng, quí, năm
Chịu trách nhiệm phân bổ KHKD cho các kênh phân phối, đánh giá kết quả hoàn thành KHKD của các kênh làm căn cứ chấm điểm cuối tháng
Chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu kinh doanh AP, HP, ĐT của chi nhánh
Theo dõi, đánh giá định kỳ, đột xuất các chính sách, hình thức bán hàng thử nghiệm tại các kênh phân phối (điểm bán ruột, CTV chuyên nghiệp,…) để kịp thời sửa đổi bổ sung cơ chế phù hợp hơn với tình hình thực tế.
5. Nhiệm vụ của trưởng phòng KD:
Tiếp nhận, triển khai cụ thể công văn đến từng đầu mối nhân viên thực hiện
Trực tiếp tham gia hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc các nhân viên trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ
Chịu trách nhiệm về tất cả các chỉ tiêu giao khoán từ TCT
Trực tiếp tham gia xây dựng các chương._.