Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) (DT)

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) được thành lập theo Quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con trên cơ sở tổ chức lại các công ty

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) (DT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO, Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước WASECO, Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 WASE 1.1.1. Cty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội Được thành lập vào cuối năm 1975 theo quyết định số 501/BXD – TC ngày 28/10/1975 và Quyết định số 156A/BXD – TCLĐ ngày 05/5/1993 của Bộ Xây dựng, là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên, hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước, trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Với nền tảng tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đại học và trên đại học, năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng, Công ty có thể đáp ứng trọn gói các dự án Cấp thoát nước hoặc đầu tư theo các phương thức BOT, BOO,... thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao, giá thành hợp lý. 1.1.2 Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước WASECO Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/04/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các cơ quan, đơn vị sản xuất của chế độ ngụy quyền Sài Gòn được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản để thực hiện việc quản lý, điều hành phục vụ nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân, trong đó có đơn vị Quốc gia Thủy cục. Ngày 18/10/1975, Tổng cục Xây dựng Cơ bản thuộc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có quyết định số 41/TC/QĐ về việc chuyển đơn vị Quốc gia Thủy cục thành Công ty Khoan, Cấp nước miền Nam. Tháng 04/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước (Quốc hội khóa VI), Công ty Khoan, Cấp nước miền Nam được trực thuộc Bộ Xây dựng. Ngày 03/01/19977, Bộ Xây dựng có quyết định số 01/BXD/TC về việc đổi tên Công ty Khoan, Cấp nước miền Nam thành Công ty xây dựng cấp thoát nước số Ngày 12/02/1993, Bộ Xây dựng có Quyết định số 029A/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại Công ty xây dựng cấp thoát nước số 2. Ngày 15/10/2001, Bộ Xây dựng có Quyết định số 1672/QĐ-BXD về việc đổi tên Công ty xây dựng cấp thoát nước số 2 thành Công ty Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước 1.1.3. Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE (trước đây là Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2) có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số 171/BXD – TCLD của Bộ Xây dựng, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Xí nghiệp Thiết kế Cấp thoát nước và Trung tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ Cấp thoát nước, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình Cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Công ty có trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn, thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. Cũng như tất cả các thành viên trong ngành xây dựng, từng công ty trên đều là những đơn vị mũi nhọn của lĩnh vực xây dựng cấp thoát nước và đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành và nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, lực lượng phân tán, các công ty thiếu điều kiện để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý đào tạo lực lượng lao động để thực hiện những chiến lược đầu tư, phát triển các dự án chuyên ngành. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước và phát triển bền vững về mặt môi trường nói riêng và phù hợp với chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị định Trung ương II khoá IX, phù hợp với xu thế phát triển của ngành cấp thoát nước và môi trường Việt nam nói chung, ngày 4 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 242/2005-QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con và ngày 25 tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 2188/QĐ-BXD thành lập Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 03 Công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng nói trên, đó là: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước (WASEENCO), Công ty Đầu tư & Xây dựng Cấp thoát nước (WASECO) và Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 (WASE), lấy nòng cốt là Công ty Xây dựng Cấp thoát nước (WASEENCO). Tổng Công ty có trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội. Ngày 09/3/2006, Tổng Công ty Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chính thức tại Bộ Xây dựng. Và một thương hiệu mới của ngành xây dựng đã ra đời: VIWASEEN.CORP. VIWASEEN là Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, có biểu tượng riêng, được tự chủ kinh doanh, có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Xây dựng cấp thoát nước, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và theo Điều lệ, tổ chức, hoạt động, Quy chế tài chính của Tổng công ty do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của Tổng công ty là 152,578 tỷ đồng. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ VIWASEEN có những nhiệm vụ kinh doanh chính sau: 1.2.1. Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Thi công, tổng thầu thi công xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. 1.2.2. Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: Lập và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị; khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán các công trình; thẩm tra thiết kế và tổng dự toán; quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp. 1.2.3. Đầu tư sản xuất kinh doanh và kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng xây dựng và chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. 1.2.4. Tư vấn, đầu tư và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp các loại; gia công, lắp dựng kết cấu thép và các thiết bị cơ điện kỹ thuật công trình. 1.2.5. Đầu tư và kinh doanh nhà, bất động sản, cho thuê văn phòng; quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch và các dịch vụ khác. 1.2.6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. 1.2.7. Tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng và thực hiện việc đưa người lao động, chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 1.2.8. Thực hiện đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết. 1.2.9. Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu quản lý và điều hành của VIWASEEN gồm có: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ. Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty VIWASEEN. Nguồn: viwaseen.com.vn Hội đồng quản trị Tổng công ty là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VIWASEEN, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc. Ông Nghiêm Văn Bang được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VIWASEEN. Ông Lê Khả Mạnh được bổ nhiệm là Tổng giám đốc VIWASEEN. Hiện nay, Tổng công ty VIWASEEN có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong 20 công ty thành viên và 6 chi nhánh, trong đó có 15 công ty con và 5 công ty liên kết. 1.4. Chức năng của phòng Đầu tư phát triển của Tổng công ty 1.4.1. Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và TGĐ Tổng công ty trong hoạt động đầu tư phát triển: Mua sắm máy móc thiết bị thi công, tài sản cố định; Đầu tư xây sựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị; Các dự án góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết… của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty. 1.4.2. Là đầu mối quản lý và nắm bắt đầy đủ các thong tin về các dự án đầu tư của Tổng công ty bao gồm các dự án chuẩn bị đầu tư, các dự án đang đầu tư, đã đầu tư của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư để phục vụ cho công tác quản lý và báo cáo cho lãnh đạo Tổng công ty khi có yêu cầu. 1.4.3. Là đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên để TGĐ trình HĐQT phê duyệt. 1.4.4. Là đầu mối xem xét và đóng góp ý kiến các tài liệu do các ban quản lý dự án trực thuộc Tổng công ty và các công ty thành viên trình Tổng công ty. Hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định để TGĐ trình HĐQT Tổng công ty phê duyệt hoặc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1.4.5. Lập và tính toán hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư do Tổng công ty trực tiếp làm chủ đầu tư. 1.4.6. Hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định trong hoạt động đầu tư của Tổng công ty và các công ty thành viên để TGĐ trình HĐQT Tổng công ty (hoặc TGĐ theo ủy quyền, phân cấp) phê duyệt hoặc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1.4.7. Trực tiếp quản lý, thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty khi không thành lập Ban quản lý dự án. Tham gia soạn thảo và đàm phán những hợp đồng kinh tế trong quá trình đầu tư của Tổng công ty với các đối tác trong và ngoài nước, đảm bảo lợi ích của Tổng công ty. 1.4.8. Chủ trì và phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán Tổng công ty, các Ban quản lý dự án hoàn tất thủ tục phê duyệt tổng quyết toán dự án đầu tư do Tổng công ty làm chủ đầu tư. Đối với những dự án Tổng công ty không thành lập Ban quản lý dự án, phòng Đầu tư phát triển trực tiếp thực hiện và hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành. 1.4.9. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư dự án của các Ban quản lý. Các đươn vị thành viên thực hiện trình tự công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai các dự án đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật và giảm chi phí đầu tư cho dự án. 1.4.10. Báo cáo TGĐ định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai các dự án của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, những khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp giải quyết kịp thời. 1.4.11. Các công việc khác được lãnh đạo Tổng công ty giao. 1.5. Chính sách chất lượng Sản phẩm của VIWASEEN là các công trình cấp nước và thoát nước - ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, góp phần cải tạo môi trường sống của cộng đồng và tác động đến chất lượng của nhiều sản phẩm khác. Vì vậy mục tiêu của Tổng công ty là: - Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành chất lượng cao với giá cả phù hợp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng là trách nhiệm cao nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của VIWASEEN trên thị trường trong nước và nước ngoài. - VIWASEEN duy trì hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong điều hành và quản lý kinh doanh, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 1.6. Các lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ đã được đề ra, Tổng công ty tập trung kinh doanh trên một số lĩnh vực sau: 6.1. Thi công xây lắp - Khoan khai thác nước ngầm, xử lý nền móng công trình. - Các công trình xây dựng cấp thoát nước và môi trường. - Các công trình giao thong, thủy lợi, thủy điện. - Các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị - Các công trình đường dây và trạm điện. 1.6.2. Đầu tư phát triển. - Khu đô thị, khu công nghiệp. - Nhà máy nước, nhà máy xử lý rác. - Nhà ở, văn phòng cho thuê. - Sản xuất năng lượng (thủy điện, phong điện,…), sản xuất vật tư thiết bị chuyên ngành. 1.6.3. Sản xuất công nghiệp. - Sản xuất, kinh doanh nước sạch. - Sản xuất ống bê tong và cấu kiện xây dựng. - Sản xuất ống các loại, phụ tùng, phụ kiện ngành cấp thoát nước. - Sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện công nghiệp. 1.6.4. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, nghiên cứu khoa học. - Khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình. - Lập quy hoạch cấp thoát nước liên vùng, đô thị vệ sinh, khu công nghiệp. - Lập dự án đầu tư. - Tư vấn, thiết kế kỹ thuật các công trình cấp thoát nước, xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ ngành nước. 1.6.5. Kinh doanh, xuất nhập khẩu, thương mại - Kinh doanh vật tư thiết bị. - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước và vật tư thiết bị khác. 1.6.6 - Xuất khẩu lao động, chuyên gia, tu nghiệp sinh ra nước ngoài. - Du lịch lữ hành, kinh doanh khách sạn, nhà hàng. PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CƠ SỞ. 2.1. Đặc điểm tình hình 2.1.1. Thuận lợi - Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, có kiến thức quản lý, có khả năng tiếp thu nhanh mọi kiếm thức chuyên môn quản lý và công nghệ sản xuất tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị. - Trong quá tình hình thành và phát triển, các đơn vị thành viên và Tổng công ty có mối quan hệ, uy tín cao với chủ đầu tư và nhà thầu trong, ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước. - Nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường là thiết yếu của nhân dân, đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm hàng đầu; các nhà đầu tư và nhà thầu trong và ngoài nước đã và đang tập trung vốn vào các dự án lớn tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư, tạo điều kiện cho đơn vị làm chủ được thị trường sản xuất chuyên ngành, phát huy năng lực SXKD để nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống chuyên ngành cấp thoát nước của Tổng công ty. 2.1.2. Khó khăn - Do mới thành lập và chuyển đổi theo mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất mới, cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư để phát triển còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu. trong khi đó để duy trì làm chủ thị trường chuyên ngành cấp thoát nước đòi hỏi phải tăng cường nguồn vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ thi công sản xuất và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu SXKD trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập. - Giá cả thị trường thường xuyên biến động, mặt khác cơ chế quản lý của Nhà nước về nguồn vốn đầu tư còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với diễn biến của thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD và chiến lược phát triển của đơn vị. - Điều kiện các dự án đầu tư và thi công xây lắp của Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn nhỏ lẻ, nằm ở khắp các tỉnh thành và mọi địa hình trong cả nước, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả trong quản lý điều hành và giám sát thực hiện nhiệm vụ. - Một bộ phận cán bộ công nhân viên cong tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ngại sáng tạo, thiếu năng động trong điều hành đầu tư xây dựng và quản lý sản xuất kinh doanh. 2.2. Hoạt động đầu tư của Tổng công ty trong những năm gần đây và kết quả đạt được Tổng công ty sau 2 năm thành lập và hoạt động đã chú trọng đổi mới, cổ phần hóa sắp xếp lại doanh nghiệp cũng như kiện toàn lại các đơn vị, phòng, ban; Đầu tư góp vốn thành lập công ty cổ phần, Công ty liên kết, xây dựng phương án và lộ trình tăng vốn điều lệ ở các công ty Cổ phần để mở rộng lĩnh vực hoạt động, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập, tạo cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Thành lập thêm 5 chi nhánh trực thuộc để mở rộng lĩnh vực SXKD của Tổng công ty (Chi nhánh xây dựng số 1,2, Chi nhánh xây dựng và cơ điện công trình; Chi nhánh kinh doanh XNK và thương mại; Chi nhánh tư vấn xây dựng và kỹ thuật môi trường). Năm 2006 và 11 tháng đầu năm 2007, Tổng công ty đã thực hiện:\ 2.2.1.Hoạt động đầu tư phát triển tỏng Tổng công ty: Kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty được xây dựng ngắn hạn, dài hạn theo đúng định hướng, phù hợp với sự phát triển của ngành và mục tiêu chiến lược của đơn vị. Từng khâu trong quy trình đầu tư như: lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, triển khai thi công, thanh quyết toán công trình… đảm bảo đúng quy trình hiện hành, đáp ứng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Tăng cường phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị trực thuộc để tạo tính chủ động, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Kết quả đạt được cụ thể như sau: 2.2.1.1. Góp vốn thành lập 12 Công ty cổ phần với số vốn 228,96 tỷ đồng Bảng 2.2.2.1: Đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần năm 2006 – 2007 STT Tên Công ty Số vốn góp của Tổng công ty Tổng số vốn điều lệ của Công ty 1 Công ty cổ phần Long Phú – Hà Tây 5.4 18.0 2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Viwaseen – Huế 17.36 30.0 3 Công ty cổ phần Bất động sản dầu khí Petrowaco 15.0 30.0 4 Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp và đô thị IDICO – dầu khí 5.0 100.0 5 Công ty cổ phần Phát triển nhân lực, thương mại và du lịch Viwamex 7.0 10.0 6 Công ty cổ phần Thủy điện Viwaseen – Tây Bắc 93.0 150.0 7 Công ty cổ phần phát triển năng lượng mới 4.1 10.0 8 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ dầu khí (PISD) 15.0 50.0 9 Công ty cổ phần BOT cầu Đồng Nai 22.5 450.0 10 Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật (TSC) 2.0 10.0 11 Công ty thiết bị ngành nước và xây dựng Hà Nội (HAWACO) 6.0 30.0 12 Công ty cổ phần khách sạn cao cấp Viwaseen – Huế 36.6 60.0 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng 2.2.1.2. Tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần để mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động SXKD: 10 Công ty cổ phần tăng vốn từ 170.7 tỷ đồng lên 375.0 tỷ đồng (tăng 204.3 tỷ đồng) Bảng 2.1.2: Các đơn vị tăng vốn điều lệ năm 2007 và quý I.2008 STT Tên đơn vị Vốn hiện có Tổng vốn sau khi tăng 1 Công ty cổ phần Bình Hiệp 10.0 15.0 2 Công ty Viwaseen 1 5.0 10.0 3 Công ty Viwaseen 2 5.0 10.0 4 Công ty Viwaseen 4 5.0 15.0 5 Công ty Viwaseen 12 4.5 10.0 6 Công ty Viwaseen 14 3.8 10.0 7 Công ty Viwaseen 15 4.34 10.0 8 Công ty Viwaseen – Huế 30.0 60.0 9 Công ty cổ phần Bất động sản dầu khí Petrowaco 30.0 100.0 10 Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nước sạch phía Bắc (Viwaseen 6) 9.06 15.0 11 Công ty đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (WASECO) 64.047 120.0 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng 2.2.2. Lĩnh vực thi công xây lắp Được xác định là lĩnh vực hoạt động truyền thống, đi cùng với sự phát triển của Tổng công ty. Viwaseen đã khẳng định được thương hiệu của mình qua hàng trăm công trình xây lắp chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường trên cả nước như Nhà máy nước Bắc Ninh, Nhà máy nước Thiện Tân (100000 m3/ngày đêm), Nhà máy nước Cáo Đỉnh (60000 m3/ngày đêm), Khu bể lọc Nhà máy nước Hồ Đá Đen – Vũng Tàu (100000 m3/ngày đêm), Nhà máy nước Bắc Ninh, Nhà máy xử lý nước thải Kim Liên… Cùng với các đối tác là các nhà thầu lớn nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Úc, Viwaseen đã thực hiện thành công nhiều dự án cấp, thoát nước trọng điểm, quy mô lớn và có tính chất phức tạp tại các tỉnh thành trong cả nước. Bảng 2.2.2.1: Một số dự án thi công xây lắp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2006 – 2007 STT Tên dụ án Công suất (m3/ngày đêm) Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Nhà máy nước Hòa Lạc – Hà Tây 2500 5.48 2 Nhà máy nước Đắc min – Đắc Lắc 1000 2.30 3 Nhà máy nước Nam Sách – Hải Dương 10000 20.70 4 Nhà máy nước Cà Giang – Bình Thuận 30000 46.10 5 Hệ thống cấp nước Thuận Quý – Kê Gà – Bình Thuận 2500 10.38 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng Ngoài ra Viwaseen còn tham gia thi công các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, điện, thủy lợi, bến cảng, thủy điện… Bảng 2.2.2.2: Một số dự án đầu tư đã và đang được triển khai trong năm 2007 – 2008 STT Tên dự án Công suất (m3/ngày đêm) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Dự án BOO cấp nước thô khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng 45000 200.0 2 Nhà máy nước Suối Dầu – Khánh Hòa 50000 250.0 3 Dự án cấp nước BOO – Thủ Đức III – TpHCM 300000 1350.0 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng 2.2.3. Lĩnh vực đầu tư phát triển Tổng công ty Viwaseen bắt đầu quan tâm và phát triển lĩnh vực kinh doanh bất động sản từ năm 2005, khởi đầu là đầu tư xây dựng kinh doanh tòa nhà văn phòng WASECO tại Thành phố Hồ Chí Minh, khách sạn 4 sao Heretage ở Huế... Bảng 2.2.3.1: Một số dự án đầu tư phát triển đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2006 – 2007 STT Tên dự án Diện tích (m2) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Mở rộng văn phòng cho thuê Công ty Waseco - TpHCM 21320 113.82 2 Khu dân cư Kiểm Huệ - Tp Huế 67000 103.7 3 Văn phòng công ty Viwaseen – Nha Trang – Khánh Hòa 648 1.75 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng Đến nay Viwaseen đã và đang thực hiện hàng loạt các dự án bất động sản khác. Ngoài 2 dự án trọng điểm là tổ hợp văn phòng cho thuê, chung cư Trung Văn và Hạ Đình tại huyện Từ Liêm và quận Thanh Trì, Viwaseen còn lien doanh với đối tác Malayxia đầu tư khu đô thị mới 500ha tại huyện Hoài Đức – Hà Tây. Bảng 2.2.3.2: Một số dự án đầu tư phát triển đã và đang được triển khai trong năm 2007 – 2008 STT Tên dự án Diện tích (m2) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Tổ hợp văn phòng kết hợp chung cư cao tầng tại Trung Văn – Từ Liêm – HN 66369 550 2 Nhà chung cư kết hợp văn phòng tại 56 – 58 Hạ Đình – Thanh Xuân – HN 55220 500 3 Khách sạn, văn phòng tại 52 Quốc Tử Giám – Đống Đa – HN 13500 162 4 Siêu thị và cao ốc văn phòng 15 tầng tại số 2 Nguyễn Tri Phương – Tp Huế 17189 113.24 5 Khách sạn cao cấp Huế - View – số 4 đường Hà Nội – Tp Huế 23670 243 6 Khu văn phòng và căn hộ chung cư cao cấp – số 10 Phổ Quang – Tân Bình – TpHCM 91178 942 7 Khu văn phòng và nhà ở tại Lê Lợi – Vũng Tàu 45263 146.68 8 Khu đô thị mới VIWASEEN – Hoài Đức – Hà Tây 496 16500 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời – Đảng bộ Tổng công ty VIWASEEN Đơn vị: tỷ đồng Các loại hình kinh doanh bất động sản khác mà Viwaseen có thể tham gia gồm: - Đầu tư, kinh doanh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. - Đầu tư, kinh doanh các khu vui chơi giải trí. - Đầu tư, kinh doanh các trung tâm thương mại, bãi đỗ xe. Đầu tư sản xuất năng lượng gồm thủy điện, phong điện đang là một trong những lĩnh vực quan tâm chiến lược của Viwaseen. Tổng công ty đang thực hiện nghiên cứu các dự án thủy điện, một trong số đó là dự án xây dựng thủy điện Nậm La – tỉnh Sơn la, công suất 32MW với tổng vốn đầu tư là 600 tỷ đồng, dự kiếm sẽ hoàn thành vào năm 2009. 2.2.4. Sản xuất công nghiệp Tổng công ty Viwaseen đang tập trung đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó bao gồm sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt, nước khoáng, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tong, thiết bị và phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước. Các dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây có thể kể đến như: Dự án Nhà máy nước Nam Sách – Hải Dương, Nhà máy nước Suối Dầu – Khánh Hòa, Nhà máy nước Bình Hiệp – Bình Thuận. Dự án sản xuất nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai tại tỉnh Hà Tây. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống bê tong li tâm tại tỉnh Hải Dương Dự án ống gang cầu và phụ tùng, phụ kiện 10000 tấn/năm tại thành phố Biên Hòa – Đồng Nai. Dự án Nhà máy thủy điện công suất 30MW tại Huyện Mường La – Sơn La. 2.2.5. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, nghiên cứu khoa học. Viwaseen là tổng công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng và chuyên ngành nước, môi trường hàng đầu Việt Nam. Hai đơn vị của Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty cổ phần nước và môi trường WASE tại Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh tư vấn xây dựng và kỹ thuật môi trường tại Hà Nội, tham gia vào nhiều dự án như Dự án xây dựng hệ thống cấp nước kênh đông – Tp Hồ Chí Minh, công trình Khu liên hợp xử lý chất thải rắn – Bình Dương.... Tổng công ty đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tế cao như Đề tài nghiên cứu các hệ thống cấp nước tự chảy cho khu vực nông thôn, miền núi; Đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải khu đô thị… Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để những người dân ở những vùng khó khăn được tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh. 2.2.6. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và thương mại. Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Tổng công ty. Trong những năm vừa qua, Viwaseen đã tập trung khai thác hiệu quả mảng nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước. Khởi đầu là những hợp đồng nhỏ lẻ cung cấp vật tư cho các dự án cấp nước tai nhiều địa phương trong cả nước đến các hợp đồng ủy thác nhập khẩu vật tư thiết bị cho các dự án ODA, các dự án sử dụng nguồn vốn ADB với giá trị lên đến hơn 10 triệu USD. Đến nay, Viwaseen có thể trực tiếp thực hiện những hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với giá trị lớn. Tổng công ty Viwaseen sẽ hướng tới việc nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ thị trường trong nước ở mọi lĩnh vực, cũng như xuất khẩu các hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam ra thị trường quốc tế. 2.2.7. Xuất khẩu lao động và du lịch Mặc dù là một lĩnh vực hoạt động mới nhưng Công ty cổ phần phát triển nhân lực – thương mại – du lịch VIWASEEN – VIWAMEX đã thiết lập một hệ thống hợp tác chặt chexvowis các đối tác Tiệp Khắc, A rập Xê út, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu và các nước Đong Nam Á để phát triển lĩnh vực du lịch, du học, xuất khẩu lao động. Đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, vừa hoocx trợ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, vừa góp phần giải quyết sức ép lao động dôi dư trong nước, nâng cao trình độ của người lao động. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5674.doc
Tài liệu liên quan