Tóm tắt Luận văn - Tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể fea cho Hawaii

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÔ DOÃN LẬP TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ FEA CHO HAWAII Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội – 2013 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông (C

pdf26 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể fea cho Hawaii, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NTT&TT) đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bất kỳ một tổ chức, hệ thống nào khi phát triển tự phát đến một quy mô nhất định cũng gặp tình trạng cồng kềnh, phức tạp, tốn kém, khó thay đổi và hiệu năng bị giảm Sau một thời gian phát triển liên tục, một số vấn đề nảy sinh như [5]  Hệ thống thông tin càng ngày càng phức tạp, tốn kém, khó điều hành. Chi phí và mức độ phức tạp của hệ thống tăng theo cấp lũy thừa, trong khi đó  Mức độ hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của tổ chức càng ngày càng kém đi. Mỗi khi có nhu cầu mới hoặc thay đổi, rất khó điều chỉnh một hệ thống thông tin cồng kềnh, đắt tiền đáp ứng được các nhu cầu mới đó Để khắc phục tình trạng đó, năm 1987 một lĩnh vực mới ra đời: Kiến trúc Tổng thể (Enterprise Architecture – EA). Tuy Kiến trúc Tổng thể ra đời từ năm 1987 và đã được nghiên cứu, triển khai trên thế giới một cách mạnh mẽ nhưng tại nước ta vấn đề này chưa được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết một số phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể thông dụng hiện nay, chú trọng đi sâu tìm hiểu về Kiến trúc Tổng Thể Liên Bang Mỹ (FEA) nói chung và đặc biệt là việc ứng dụng cụ thể FEA tại Hawaii, từ đó đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể tại Việt Nam. 3 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này bao gồm các khung kiến trúc gồm Khung Kiến trúc Tổng thể Liên Bang (FEA) và ứng dụng FEA cho Quy hoạch Tổng Thể Hawaii, Mô hình 3-3-3 của Viện CNTT – ĐH Quốc Gia Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau:  Các khái niệm cơ bản của khung kiến trúc và Kiến trúc Tổng thể.  Giới thiệu về một số phương pháp xây dựng kiến trúc Tổng thể chính bao gồm Zachman, TOGAF, FEA và Mô hình 3-3-3 của Viện CNTT – ĐH Quốc gia Hà nội.  Kinh nghiệm quốc tế xây dựng kiến trúc Tổng thể, luận văn chỉ trình bày tổng quan về kiến trúc Tổng thể của bang Hawaii (Mỹ).  Thời gian nghiên cứu được từ đầu tháng 09/2012 đến ngày 20/05/2013. Trong tài liệu này, khái niệm Enterprise được chuyển ngữ với các tên gọi khác nhau như Doanh nghiệp, Cơ quan, Tổ chức, Tổng thể tùy theo ngữ cảnh. 4 Chương 2. GIỚI THIỆU VỀ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ 2.1 Khái niệm về Kiến trúc Tổng thể Theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster Với định nghĩa và những ẩn ý đằng sau Enterprise và Architecture, mục tiêu của Enterprise Architecture (tạm dịch là Kiến trúc Tổng thể) là thiết kế các thành phần trong kiến trúc để đạt được các mục tiêu về nghiệp vụ cũng như các mục tiêu cụ thể đến mức có thể định nghĩa được mức độ hiệu quả. Quy trình xây dựng Kiến ENTERPRISE: Một khái niệm trừu tượng mô tả một đơn vị của tổ chức kinh tế hay hoạt động kinh tế; đặc biệt là tổ chức kinh doanh có hoạt động với một mục đích mang tính hệ thống. ARCHITECTURE – KIẾN TRÚC: Nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cấu trúc phức tạp với các thành phần có nhiều chủng loại khác nhau cũng như cách thức chúng được tổ chức và tích hợp vào một thống nhất hoặc trong một hình thức chặt chẽ. – Từ điển Merriam- Webster Hình 2.1 Quy trình xây dựng kiến trúc tổng thể 5 Hình 2.2 Khái niệm khung và kiến trúc[6,pp.2-3] trúc Tổng thể [14,pp.4] bao gồm:  Xác định kiến trúc hiện tại (Current/ As Is)  Xây dựng kiến trúc tương lai (Future/ To Be)  Phân tích cách biệt giữa kiến trúc hiện tại và tương lai (gaps)  Xây dựng kế hoạch chuyển dịch (Transition and Sequencing Plan - T&S Plan) từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai. 2.2 Phương pháp luận xây dựng bộ khung kiến trúc 2.2.1 Bộ khung (Framework) Theo Graham McLeod [6,pp.2-3] muốn xây dưng kiến trúc thì cần phải biết nó gồm những thành phần nào, quan hệ giữa các thành phần đó ra sao. Bộ khung kiến trúc định nghĩa các kiểu các bộ phận (parts) và quan hệ giữa chúng (relationships. Đó là những thành phần (elements) trong kiến trúc. Mỗi thành phần trong bộ khung sẽ có những lựa chọn (options) khác nhau. Lựa chọn như thế nào cho tốt nhất phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu (goals and requirements) xây dựng hệ thống.. Như vậy, rõ ràng là cần có một bộ tiêu chí (criteria) cho mỗi một thành phần để đánh giá chúng. Khi đã lựa chọn xong tất cả thành phần trong bộ khung sẽ có kết quả là một KIẾN TRÚC (ARCHITECTUR) 2.2.2 Các giao diện (Interfaces) 6 Cũng theo Graham McLeod[6,pp.3] một yếu tố nữa cần quan tâm xem xét khi lựa chọn các thành phần là tích tương thích của chúng với các thành phần khác. Do vậy, cần phải xem xét rất cẩn thận giao diện hoặc tương tác của mỗi thành phần với những thành phần nào và bằng cách nào. Cần phải xem xét các chuẩn liên quan đến chúng để dễ dàng tích hợp với nhiều thành phần khác nhau. 2.2.3 Kiến trúc hiện tại và kiến trúc tương lai (Present/Current/As Is and Future/To Be Architectures) Graham McLeod[6,pp.4] chỉ ra rằng, thực tế luôn luôn có kiến trúc hiện tại phản ảnh hệ thống hiện đang tồn tại. Kiến trúc tương lai là kiến trúc mục tiêu mà cần đạt được. Chiến lược và quy trình quản lý kiến trúc giúp dịch chuyển từ hiện tại sang tương lai sao cho rủi ro, nỗ lực, chi phí và sự gián đoạn thấp nhấp. 2.2.4 Tầm quan trọng của kiến trúc Tổng thể Qua các phân tích, khái niệm của phần 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 có thể thấy được kiến trúc Tổng thể có vai trò rất quan trọng, giúp cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có được cái Hình 2.3 Thành phần, giao diện và chuẩn [6,pp.3] Hình 2.4 Kiến trúc hiện tại và tương lai [6,pp.4] 7 nhìn rõ ràng, tổng thể về mình, biết được cơ quan, tổ chức đang đứng ở đâu, muốn đi tới đâu. Tổ chức còn thiếu gì, còn cần gì, các dự án triển khai có thực sự nằm trong quy hoạch chung hay chỉ là tạm thời, chắp vá. Giữa các hệ thống có liên hệ, liên kết như thế nào. Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ 3.1 Giới thiệu Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp xây dựng kiến trúc tổng thể. Theo báo cáo của Roger Sessions[11,pp.1] hiện có tới 90% Kiến trúc Tổng Thể trên thế giới được xây dựng từ một trong 4 khung kiến trúc sau:  Khung kiến trúc Zachman (The Zachman Framework for Enterprise Architectures) là một hệ thống phân loại (taxonomy), mô tả các thành phần kiến trúc phải có dưới góc nhìn khác nhau của những người liên quan, tuy nhiên nó không chỉ cách xây dựng một kiến trúc mới như thế nào.  Khung kiến trúc TOGAF (The Open Group Architectural Framework – TOGAF) là một phương pháp (method) hướng dẫn chi tiết cách xây dựng một kiến trúc kèm theo các công cụ hỗ trợ, nhưng lại không chỉ cách làm thế nào xây dựng một kiến trúc tốt, cho nên kết quả có thể không như mong muốn.  Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ (The Federal Enterprise Architecture – FEA) không chỉ là 5 mô hình tham chiếu, mà còn có 4 tài liệu về phương pháp luận áp dụng và hướng dẫn từng bước. Vì vậy, FEA được xem là một phương pháp luận đầy đủ, kết hợp được cả hai phương pháp luận nói trên, có khung đánh giá kết quả. Mặc dù tên chính thức của nó là kiến trúc nhưng cũng được xem như một framework, kế thừa từ FEAF.  Phương pháp luận Gartner (The Gartner Methodology): Gartner là một công ty nghiên cứu và tư vấn về IT nổi tiếng. Phương pháp luận xây dựng kiến 8 trúc của Gartner được đánh giá cao do uy tín và tay nghề (practise) của công ty và do đó, phải do người của công ty thực hiện. Tại Việt nam, Kiến trúc Tổng thể chưa thực sự được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đầu tư nên lĩnh vực này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ứng dụng tại nước ta. Hiện nay, Viện CNTT – ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng mô hình ITI để xây dựng kiến trúc hay nói cách khác là xây dựng quy hoạch CNTT cho cơ quan,tổ chức . Mô hình này còn được gọi là mô hình 3-3-3 được phát triển dựa trên các phương pháp luận tiên tiến trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam là quy hoạch cần phải tinh giản, dễ hiểu, dễ phổ biến, để có thể triển khai rộng vào thực tế Việt Nam bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau. Mỗi phương pháp luận có những ưu nhược điểm riêng. Do vậy tùy vào đặc thù từng cơ quan tổ chức, tùy vào yêu cầu thực hiện Quy hoạch mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp cần một nghiên cứu đầy đủ khác và nằm ngoài phạm vi của luận văn này. Ngoại trừ phương pháp luận Gartner yêu cầu đạt hiệu quả cao chỉ khi do chính người của công ty Gartner thực hiện nên các phần tiếp theo sẽ lần lượt giới thiệu 4 phương pháp luận còn lại. 3.2 Khung kiến trúc Zachman Khung kiến trúc Zachman[10] đưa ra một phương pháp luận mô tả kiến trúc Tổng thể muốn xây dựng thông qua các bộ câu hỏi như: What (Cái gì), How (Như thế nào), Where(Ở đâu), Who(Ai), When(Khi nào) và Why(Tại sao). Việc tổng hợp trả lời các câu hỏi này sẽ cho phép mô tả các hệ thống phức tạp. 9 Với phương pháp phân tích như vậy, khung kiến trúc Zachman phân tích hệ thống dưới dạng bảng như hình 3.1 dưới đây. Hình 3.1 Khung kiến trúc Zachman[9] 3.3 Khung kiến trúc TOGAF The Open Group Architectural Framework – TOGAF[13] cung cấp phương pháp luận thiết kế, xây dựng và đánh giá một Kiến trúc Tổng thể (EA) phù hợp nhất cho một cơ quan, tổ chức. TOGAF bao gồm 3 thành phần chính:  Phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development Method – AMD)  Tập hợp các tài liệu kiến trúc(Enterprise Continuum)  Tập hợp các nguồn tài nguyên cơ sở (Resource Base) 10 Hình 3.2 Khung kiến trúc TOGAF[12] 3.3.1 Phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development Method – AMD) AMD đưa ra quy trình xây dựng EA sao cho phù hợp với các yêu cầu về nghiệp vụ của cơ quan tổ chức. Quy trình này được gọi là Chu trình phát triển kiến trúc (Architecture Developent Circle) gồm 9 pha được mô tả ở hình 3.3 sau 11 Hình 3.3 Phương pháp phát triển kiến trúc TOGAF 3.3.2 Tập hợp các tài liệu kiến trúc(Enterprise Continuum) Enterprise Continuum bao gồm các mẫu, các mô hình, tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kiến trúc để tham khảo như hình 3.4 mô tả dưới đây Hình 3.4 Tập hợp các tài liệu kiến trúc 12 3.3.3 Tập hợp các nguồn tài nguyên cơ sở (Resource Base) Là các hướng dẫn trong những trường hợp cụ thể, các biểu mẫu, các thông tin hỗ trợ cho việc phát triển kiến trúc 3.4 Khung kiến trúc Tổng thể liên bang Mỹ (Federal Enterprise Architecture – FEA) 3.4.1 Giới thiệu Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB - Office of Management and Budget), Văn phòng Chính phủ điện tử (E- Gov) và Công nghệ thông tin (IT), với sự hỗ trợ của Hành chính các Dịch vụ Chung (GSA - General Services Administration) và Ủy ban các Giám đốc Thông tin (CIO) Liên bang, đã thiết lập Chương trình Kiến trúc Tổng thể Liên bang (FEA - Federal Enterprise Architecture)[16] nhằm xây dựng một bản kế hoạch hướng nghiệp vụ toàn diện của toàn bộ chính quyền liên bang với ba nguyên tắc cơ bản sau:  Hướng nghiệp vụ  Chủ động tích cực và hợp tác xuyên khắp chính quyền liên bang  Kiến trúc cải thiện tính hiệu quả và hiệu lực của các tài nguyên thông tin của chính phủ 3.4.2 Tiếp cận chung về Kiến trúc Tổng thể Liên bang Tiếp cận chung về kiến trúc Tổng thể Liên bang đưa ra các nguyên tắc cũng như các tiêu chuẩn phát triển các kiến trúc nghiệp vụ, thông tin và công nghệ xuyên khắp Chính phủ Liên bang đảm bảo chúng được sử dụng một cách nhất quán với các cấp độ khác nhau giữa các bên liên quan. Mô hình Tiếp cận 13 chung được mô tả trong hình 3.7: Hình 3.5 Tiếp cận chung về Kiến trúc Tổng thể Liên bang Các nội dung của Tiếp cận chung bao gồm  Các kết quả chính cần đạt được  Các mức độ về phạm vi  Các yếu tố cơ bản  Các lĩnh vực tiểu kiến trúc (sub –architech)  Các mô hình tham chiếu  Các quan điểm hiện hành và trong tương lai,  Các kế hoạch và một lộ trình chuyển đổi 3.4.3 Các mô hình tham chiếu hợp nhất FEA đưa ra 5 mô hình tham chiếu hợp nhất bao gồm:  Mô hình tham chiếu Hiệu năng (Performance Reference Model - PRM)  Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ (Business Reference Model -BRM)  Mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service Reference Model)  Mô hình tham chiếu Kỹ thuật (Technical Reference Model)  Mô hình tham chiếu Dữ liệu (Data Reference Model) 3.5 Mô hình 3-3-3 Mô hình 3-3-3 hay Phương pháp luận xây dựng quy hoạch ITI-VNU [2] hướng dẫn phân tích hệ thống một cơ quan, tổ chức theo ba cách nhìn khác nhau: Chức năng, Hoạt động và Quan hệ. Mỗi cách nhìn đều có các thành phần quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, để đảm bảo tính bền vững của Quy hoạch. 3.5.1 Cách nhìn theo Chức năng Một hệ thống được cấu thành từ 3 yếu tố: Nghiệp vụ - Con người – Cơ sở hạ tầng: 14 Hình 3.6 Mô hình 3-3-3 – Chức năng 3.5.2 Cách nhìn theo Hoạt động Một hệ thống được xem như một tác nhân xã hội với 3 yếu tố : Hoạt động – Cơ cấu tổ chức – Chế tài. Hình 3.7 Mô hình 3-3-3 - Hoạt động 3.5.3 Cách nhìn theo Quan hệ Một hệ thống được xem xét Quan hệ với bên ngoài, Quan hệ trong nội bộ, và Quan hệ hỗ trợ xây dựng tiềm lực 15 Hình 3.8 Mô hình 3-3-3 - Quan hệ 3.5.4 Xây dựng Kiến trúc Tổng thể theo mô hình 3-3-3 Như vậy, khi tổng hợp các cách nhìn khác nhau ở trên, một khối Rubix bao quát toàn thể các khía cạnh của cơ quan tổ chức như hình 3.20 Hình 3.9 Mô hình 3-3-3 - Tổng hợp trên khối Rubix Từ 27 thành phần, mô hình 3-3-3 cho phép tiếp tục phân tích hệ thống cơ quan, tổ chức đó sâu hơn nữa, bắt đầu từ các chức năng nghiệp vụ lớn của một cơ quan tổ chức. Chương 4. KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CỦA HAWAII 4.1 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể tại Hawaii Kiến trúc tổng thể của Hawaii [7] được xây dựng theo khung kiến trúc liên bang (FEA). Các công việc chính trong việc xây dựng kiến trúc tổng thể tại Hawaii bao gồm:  Xác định kiến trúc hiện tại  Xây dựng kiến trúc tương lai  Phân tích cách biệt giữa kiến trúc hiện tại và tương lai 16  Xây dựng kế hoạch chuyển dịch (Transition and Sequencing Plan - T&S Plan) từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai Trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu trong khung kiến trúc liên bang (FEA), Hawaii xây dựng các kiến trúc Tổng thể theo cách tiếp cận Gartner để gôm nhóm lại thành 4 lớp tiểu kiến trúc sau.  Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA)  Kiến trúc Thông tin (Enterprise Information Architecture - EIA)  Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA)  Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA) Bốn lớp kiến trúc này đều được xây dựng từ các mô hình tham chiếu trong kiến trúc Tổng thể Liên bang FEA như trong bảng 4.1 sau Bảng 4.1 Ánh xạ kiến trúc Tổng thể Hawaii với các mô hình tham chiếu FEA Hawaii EA Framework FEA Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA) 1. Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ - BRM 2. Mô hình tham chiếu Dịch vụ (theo khía cạnh nghiệp vụ) - SRM 3. Mô hình tham chiếu Hiệu năng - PRM Kiến trúc Thông tin (Enterprise Information Mô hình tham chiếu Dữ liệu - 17 Architecture - EIA) DRM Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA) Mô hình tham chiếu Dịch vụ (theo khía cạnh CNTT) Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA) Mô hình tham chiếu Kỹ thuật 4.2 Tóm tắt hiện trạng Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii Bảng 4.2 Tóm tắt hiện trạng kiến trúc Tổng thể Hawaii Các tiểu kiến trúc Hiện trạng Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA) Được tổ chức theo hướng biệt lập từ dưới lên. Ngân sách thực thi chỉ được phân bổ cho các cơ quan đã có EBA, chủ yếu phát triển theo các chương trình tài trợ IT Kiến trúc Thông tin (Enterprise Information Architecture - EIA) Tuy một vài nơi đã có nhưng chủ yếu vẫn thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và các tổ chức trong bang Hawaii Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA) Rất ít các giải pháp mang tính tổng thể toàn bang. Hiện có một số lượng lớn các ứng dụng được xây dựng chuyên biệt cho từng cơ quan. 18 Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA) Hạ tầng công nghệ phi tập trung do cơ sở hạ tầng hỗ trợ theo từng mảng riêng biệt cho kiến trúc giải pháp và kiến trúc thông tin. 4.3 Tóm tắt mục tiêu và chiến lược thực thi Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii Bảng 4.3 mô tả tầm nhìn dịch chuyển kiến trúc tổng thể của Hawaii với các mục tiêu và chiến lược thực hiện về nghiệp vụ cũng như công nghệ. Việc hoàn thành các mục tiêu về công nghệ sẽ là nền tảng, là cơ sở để đạt được các mục tiêu về nghiệp vụ. Bảng 4.3 Tóm tắt mục tiêu và chiến lược thực hiện kiến trúc Tổng thể tại Hawaii Mục tiêu về Nghiệp vụ và các chiến lược thực hiện Tất cả các chức năng và dịch vụ hành chính của Hawaii được tích hợp đầy đủ một cách tối ưu sao cho tất cả những người liên quan cần thiết có thể truy cập được khi cần. Chiến lược 1.1: Các chức năng hành chính và vận hành dung chung các quy trình/công cụ/công nghệ Chiến lược 1.2: Tạo thông tin hoặc các chức năng cung ứng dịch vụ sẽ tồn tại ở dạng đảm bảo có thể dùng bên trong hoặc bên ngoài hệ thống Chính quyền Hawaii cần được nhìn nhận ở cấp quốc gia là một chính quyền thân thiện, vì công dân thông qua hiệu quả và hiệu lực của Chính quyền bang trong việc quản lý và chia sẻ thông tin an toàn qua Chiến lược 2.1: Loại trừ việc trùng lặp dữ liệu giữa các dòng nghiệp vụ (LOB) bằng cách đảm bảo dữ liệu được thu giữ một lần và những người có thẩm quyền có thể sử dụng được khi cần. Chiến lược 2.2: Tích hợp thông tin về các thực thể nghiệp vụ và công dân đảm bảo việc cung cấp thông tin 19 các khuôn mẫu và định dạng cần thiết. là nhất quán giữa các hệ thống Việc liên kết tổ chức của cơ quan Hành Chính tại bang Hawaii được nhìn nhận qua các thành phần liên quan bên trong chính quyền bang sao cho hiệu quả và hiệu lực của chính quyền bang được thể hiện ra bên ngoài với các kết quả tốt nhất. Chiến lược 3.1: Tổ chức và quản lý các dịch vụ và các quy trình cung ứng đảm bảo tối đa hóa việc đáp ứng dịch vụ, hiệu quả và hiệu lực bên trong cũng như bên ngoài Chiến lược 3.2: Tích hợp sự thay đổi văn hóa trong tất cả các khía cạnh của bất kỳ hoạt động tổ chức lại nào Chiến lược 3.3: Loại bỏ những rào cản về văn hóa và cản lực thay đổi Các quy trình tại bang Hawaii được sắp xếp theo luồng nhằm đảm bảo các dịch vụ được cung ứng tới tất cả các đối tượng cần thiết hiệu quả nhất và quy trình sắp xếp này sẽ không phải là hoạt động mang tính thời vụ mà là hoạt động được thực hiện liên tục. Chiến lược 4.1:Thông qua phương pháp rõ ràng và nhất quán để hỗ trợ các cơ quan tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ Mục tiêu về Công nghệ và các chiến lược thực hiện Cung cấp việc truy cập thống nhất và an toàn tới các dịch vụ của bang cho tất cả các công dân của Hawaii (Chính phủ điện tử). Chiến lược 1.1: Các dịch vụ dựa trên nền web. Chiến lược 1.2: Lôi kéo và giữ liên lạc với tất cả các công dân. Môi trường công nghệ thông tin an toàn, tin cậy, bền vững và sẵn Chiến lược 2.1: Phát triển và triển khai các kết hoạch CIP, DR và 20 sang cho truy cập. Môi trường này như là một tiện ích cho các cơ quan của Hawaii. COOP Chiến lược 2.2: Áp dụng công nghệ SOA Chiến lược 2.3: Dịch chuyển dịch vụ và dữ liệu lên đám mây (Cloud) Chiến lược 2.4: Triển khai các chuẩn bảo mật và riêng tư công nghiệp Chiến lược 2.4: Áp dụng các công nghệ hiện đại Chiến lược 2.5: Thiết lập các chuẩn chung về Nghiệp vụ, Kỹ thuật và Dữ liệu Quản lý một cách hiệu quả và hiệu lực thông tin của Hawaii và các tài nguyên IT. Chiến lược 3.1: Thiết lập kế hoạch chiến lược IT, quy quản vòng đời , quản lý danh mục dự án IT Chiến lược 3.2: Thành lập các đối tác và học tập từ những tổ chức khác Chiến lược 3.3: Đề xuất đổi mới, cộng tác và sự cởi mở Chiến lược 3.4: Tăng cường đội ngũ nhân lực IT chuyên nghiệp Chiến lược 3.5: Triển khai các quy trình quản lý thay đổi trong tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi Chiến lược 3.6: Đơn giản hóa và tự động hóa việc mua sắm IT 21 Với các chiến lược này, thứ tự ưu tiên triển khai các công việc được miêu tả trong hình 4.1 sau Hình 4.1 Ưu tiên triển khai các thành phần trong kiến trúc Tổng thể Hawaii Như vậy, Kiến trúc Tổng thể của Hawaii sẽ trải qua nhiều giai đoạn quá độ, mỗi giai đoạn sẽ xây dựng một số thành phần trong một số kiến trúc thành phần nào đó để xây dựng thành công Kiến trúc Tổng thể cuối cùng vào năm 2022 (hình 4.2). 22 Hình 4.2 Bức tranh toàn cảnh về kiến trúc tổng thể tương lai tại Hawaii 23 Chương 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT KHI XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ KẾT LUẬN 5.1 Bài học rút ra từ việc xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể trên thế giới Từ những kết quả tìm hiểu về một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc Tổng thể cũng như nghiên cứu ví dụ từ Hawaii, một số kinh nghiệm được rút ra như sau:  Để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển ổn định và vững chắc, rất cần thiết phải xây dựng kiến trúc Tổng thể. Kiến trúc Tổng thể có thể coi như tấm bản đồ dẫn tới thành công cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.  Kiến trúc Tổng thể sẽ bao gồm tổng hợp tất cả các tài liệu mô tả về toàn cơ quan và mô tả lộ trình ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu và chiến lược của mình.  Kiến trúc Tổng thể là cơ sở, là nguồn từ vựng chuẩn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng như một công cụ để tạo ra sự thống nhất và nhất quán trong cách hiểu cũng như chỉ đạo điều hành và thực hiện việc ứng dụng CNTT, cũng như việc phối hợp, kết hợp các hoạt động giữa các đơn vị trong tổ chức.  Kiến trúc Tổng thể phân định rõ ràng các miền hoạt động của tổ chức, tách bạch và làm rõ các mối quan hệ giữa các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động kỹ thuật. Đây là cơ sở cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các thành phần trong toàn tổ chức. Từ đó giúp cho việc hỗ trợ các nghiệp vụ tốt hơn cũng như là cơ sở đề xuất các chiến lược kinh doanh mới từ hạ tầng kỹ thuật hiện có. 24  Cần phải có lộ trình thực hiện kiến trúc Tổng thể. Để đi được tới đích, Kiến trúc Tổng thể sẽ phải trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các tùy chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp với các điều kiện thực tế thời điểm đó. 5.2 Một số kiến nghị và đề xuất khi xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể tại Việt Nam 5.2.1 Các vấn đề liên quan đến phương pháp luận  Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp luận xây dựng kiến trúc Tổng thể khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy cần phải lựa chọn phương pháp luận phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và khả năng của cơ quan tổ chức cần xây dựng kiến trúc Tổng thể.  Khi xây dựng kiến trúc Tổng thể cần đảm bảo tinh giản, dễ hiểu, dễ phổ biến, để có thể triển khai rộng vào thực tế Việt Nam bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau. 5.2.2 Các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ  Khi xây dựng kiến trúc Tổng thể, cần đảm bảo việc xây dựng dựa trên chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức để tránh những khó khăn liên quan đến việc thay đổi cơ cấu tổ chức của nó. 5.2.3 Các vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật  Cần đảm bảo tính độc lập với các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ khi xây dựng kiến trúc Tổng thể thông qua các quy định chuẩn hóa thông tin, dữ liệu và giao diện giữa các hệ thống.  Cần đảm bảo tính toàn vẹn và loại trừ tính dư thừa của dữ liệu thông qua các quy định “một cửa” trong việc thu thập thông tin. Thông tin về một đối tượng nào đó cần được thu thập bởi một loại dịch vụ duy nhất. Thông tin này sẽ được chuẩn hóa và chia sẻ giữa các hệ thống khác nhau. 25  Phải đảm bảo việc cung cấp thông tin là nhất quán giữa các hệ thống.  Cần quy hoạch xây dựng một môi trường công nghệ thông tin an toàn, tin cậy, bền vững và luôn luôn sẵn sàng cho việc truy cập. 5.2.4 Các vấn đề liên quan đến quản lý  Để xây dựng thành công kiến trúc Tổng thể, rất cần thành lập một ban chuyên trách quản lý kiến trúc và phải có một lãnh đạo cơ quan tham gia để đảm bảo tính liên tục trong triển khai.  Cần xây dựng các cơ chế, chế tài trong kiến trúc Tổng thể nhằm tạo khung pháp lý khi thực hiện.  Cần xây dựng các mô hình đánh giá hiệu quả - Mô hình tham chiếu hiệu năng để đánh giá các kết quả đạt được, từ đó có những điều chỉnh thích hợp đối với kiến trúc Tổng thể. 5.3 Kết luận Trong khoảng thời gian có hạn, luận văn đã cố gắng giải quyết các vấn đề sau  Tổng hợp và làm rõ khái niệm Kiến trúc Tổng thể, cung cấp cái nhìn tổng quan về Kiến trúc Tổng thể, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của viện xây dựng Kiến trúc Tổng thể cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp  Tìm hiểu và tổng hợp và trình bày tổng quan một số phương pháp luận xây dựng Kiến trúc Tổng thể nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam như Zachman, TOGAF, FEA, VNU-ITI.  Tìm hiểu một trường hợp ứng dụng xây dựng Kiến trúc Tổng thể FEA là Hawaii, là cầu nối để hiểu biết về kiến trúc Tổng thể trên lý thuyết và thực tiễn.  Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất khi xây dựng kiến trúc Tổng thể cho các cơ quan tổ chức tại Việt nam 26 Do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài mới chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp luận xây dựng kiến trúc Tổng thể. Tuy nhiên những kết quả này sẽ là cơ sở để phát triển các hướng nghiên cứu mở rộng đề tài về sau như xây dựng mô hình kiến trúc Tổng thể cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam, hay nghiên cứu ứng dụng các mô hình Kiến trúc Tổng thể trên thế giới tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_tim_hieu_mot_so_phuong_phap_luan_xay_dung_k.pdf