A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Đặt vấn đề:
Trong những năm qua thể thao thành tích cao Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, đó là nhờ được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đồng thời nhờ sự cổ vũ, ủng hộ của quần chúng nhân dân cùng các nhà tài trợ. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu bóng chuyền, người ta ứng dụng các thành tựu khoa học trong đào tạo, đặc biệt những em có chiều cao tốt được chú trọng, huấn luyện kỹ-chiến thuật theo chuyên môn hoá và thể lực được tập trung chủ yếu vào tố chấ
29 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sức mạnh.
Qua quan sát các giải thi đấu gần đây đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, được đầu tư nhiều về kinh phí nhưng từ khi liên đoàn bóng chuyền Việt Nam không cho sử dụng các VĐV nước ngoài tham gia giải vô địch quốc gia thì thành tích thi đấu của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa giảm sút. Mặc dù trong đội hình có chủ công số 1 Việt Nam Ngô Văn Kiều, qua trao đổi của ban huấn luyện với các nhà chuyên môn thì các mặt kỹ-chiến thuật của đội được thi đấu ổn định nhưng vấn đề thể lực đặc biệt là sức mạnh bật nhảy trong đập bóng và chắn bóng ở những pha bóng giằng co thiếu hiệu quả dẫn đến kết quả không đạt được mục đích đề ra. Mặt khác kế hoạch tập luyện sức mạnh của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa trước đây chỉ tập sức mạnh theo phương pháp với tạ, với trọng lượng tạ nhẹ (gánh tạ 60-70 kg, nằm đẩy tạ 30-40 kg) trong suốt thời kỳ chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn. Tuy nhiên để phát triển sức mạnh một cách tốt nhất thì cần kết hợp nhiều phương pháp phát triển sức mạnh vào kế hoạch huấn luyện và hiện nay được biết đến nhiều nhất là huấn luyện sức mạnh theo chu kỳ của Bompa. T (1999) [44], Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002) [21], Lương Cao Đại (2011) [7] với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng được những bài tập hợp lí nhất, phù hợp nhất để phát triển sức mạnh cho vận động viên, chứ không phải “hệ thống bài tập” nhằm giải quyết theo lý thuyết điều khiển học và khoa học quản lý.
Qua thời gian học tập, giảng dạy và huấn luyện tuyển trẻ tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn sức mạnh chuyên môn của bóng chuyền nam ở cấp cao hơn. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa”.
Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng hệ thống bài tập sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam một cách khoa học và hệ thống, nhằm nâng cao sức mạnh cho VĐV, thông qua đó góp phần nâng cao thành tích thi đấu của VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa ngày càng tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sức mạnh VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.
Mục tiêu 2. Xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa trong 1 năm tập luyện (12/2013-12/2014).
Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.
2. Những đóng góp mới của luận án.
2.1. Đã chọn được 18 test để đánh giá thực trạng sức mạnh cho đội nam Bóng chuyền Sanest Khánh Hòa cụ thể:
Sức mạnh tối đa 7 test : Lực chân (kg), lực lưng (kg), gánh tạ (kg), cử đẩy (kg), nhị đầu (kg), tam đầu (kg), nằm đẩy tạ (kg).
- Sức mạnh bộc phát 8 test: Bật cao không đà (cm), bật cao có đà (cm), bật xa tại chỗ (cm), bật nhảy từ tư thế gánh tạ (cm), bật nhảy phản xạ (cm), lò cò 1 chân 5 bước chân thuận (m), lò cò 1 chân 5 bước chân nghịch (m), ném bóng đặc 1 kg (m).
- Sức mạnh bền 3 test: Duỗi lưng 30 giây (lần), gập bụng 30 giây (lần), bật nhảy 50 lần (cm).
- Thực trạng về sức mạnh 18/18 test của VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa và Quân Đoàn 4 cho thấy các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trước khi bắt đầu áp dụng chương trình là không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P >0.05 là tương đồng.
2.2. Đã lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa với 88 bài tập gồm: 20 bài tập căng cơ-ép dẻo, 13 bài tập với phương pháp khắc phục-nhượng bộ, 17 bài tập với phương pháp tạ, 20 bài tập với phương pháp trọng lượng nhẹ, 14 bài tập với phương pháp Maxex và 4 bài tập chuyển đổi. Với 2 loại bài tập và 4 phương pháp trên được xây dựng cùng các nội dung huấn luyện thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và lý thuyết thành kế hoạch huấn luyện tổng thể của 2 chu kỳ trong năm; mỗi nội dung huấn luyện được tính tỉ lệ phần trăm và quy đổi ra thời gian cụ thể bằng phút theo từng chu kỳ, thời kỳ, giai đoạn, tuần và từng ngày.
2.3. Đã đánh giá được hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa có sự tăng tiến tốt phù hợp với đặc điểm vận động viên bóng chuyền của các tác giả trong các công trình nghiên cứu trước. Kết quả thực nghiệm cho thấy 2 loại bài tập và 4 phương pháp là có hiệu quả, nhưng trong đó hiệu quả nhất là phương pháp với tạ, kế đến là phương pháp với dụng cụ nhẹ và sau đó là 2 loại bài tập và 2 phương pháp còn lại. Chương trình phát triển sức mạnh của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa có tác động đến thành tích chuyên môn từ hạng sáu năm 2013 (khi chưa thực nghiệm chương trình) lên hạng 3 vào năm 2014 (khi thực nghiệm chương trình) và tiếp tục thực nghiệm chương trình lên hạng nhì năm 2015 và 2016.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đã kết hợp 2 loại bài tập và 4 phương pháp trong 2 chu kỳ huấn luyện của năm để phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam ở Việt Nam.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 142 trang giấy khổ A4, bao gồm: Đặt vấn đề: 5 trang; Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 57 trang; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu: 9 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 69 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang. Luận án có 50 bảng, 7 biểu đồ, 19 hình vẽ. Luận án sử dụng 120 tài liệu tham khảo, trong đó có 41 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng nước ngoài tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, website là 28 và phần phụ lục (123 trang).
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm chung về bài tập, hệ thống và hệ thống bài tập.
1.1.1. Bài tập: Nguyễn Toán-Phạm Danh Tốn (2000) [34] bài tập TDTT phát triển các năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cũng như sự tác động đến hành vi nhân cách người tập.
1.1.2 Hệ thống:
Theo từ điển Từ và ngữ Hán Việttập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục.
1.1.3 Hệ thống bài tập
Nguyễn Trọng Bốn (2011) [3] Tập hợp các bài tập có quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. (từng bài tập riêng lẻ không có hoặc có nhưng chưa đáng kể)
Như vậy hệ thống bài tập phát triển SM được hiểu theo nghĩa rộng; có nghĩa là không chỉ giới hạn trong từng bài tập cụ thể, mà còn thể hiện ở cách thức sắp xếp và sử dụng các bài tập theo trình tự có chủ đích.
1.2. Cơ sở khoa học về tố chất sức mạnh.
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc tố chất sức mạnh.
“Tố chất sức mạnh” là năng lực khắc phục lực cản khi làm việc của cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận cơ thể. Khi cơ bắp làm việc, lực cản của nó bao gồm 2 mặt là lực cản bên trong và lực cản bên ngoài. Lực cản bên trong gồm có lực đối kháng giữa các cơ hoặc các nhóm cơ, tính bám dính của cơ bắp. Lực cản bên ngoài gồm có lực cản của trọng lực vật thể, lực cản ma sát, lực cản không khí,...
1.2.2. Phân loại sức mạnh.
Tố chất sức mạnh bao gồm: Sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ , sức mạnh bộc phát , sức mạnh bền và sức mạnh chuyển đổi.
1.3. Quy luật cơ bản trong huấn luyện sức mạnh.
Theo Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại (2002) gồm 5 quy luật. Các kế hoạch huấn luyện nhằm hoàn thành các mục đích tập luyện đã dự định trước, các ứng dụng phù hợp bảo đảm việc tổ chức tập luyện tốt với ít sai lầm nhất. Nguyên tắc tăng dần lượng vận động dẫn đến sự thích nghi tốt hơn và đạt được sự phát triển sức mạnh khả quan.
Bất kỳ chương trình huấn luyện sức mạnh nào cũng nên áp dụng năm quy luật cơ bản trong huấn luyện đế đảm bảo sự thích nghi, phòng tránh chấn thương cho VĐV. Điều này đặc biệt quan trọng với VĐV trẻ.
Quy luật thứ nhất: Phát triển độ mềm dẻo của khớp.
Quy luật thứ hai: Phát triển sức mạnh gân.
Quy luật thứ ba: Phát triển sức mạnh phần thân.
Quy luật thứ tư: Phát triển năng lực giữ ổn định.
Quy luật thứ năm: Tập luyện toàn bộ động tác chứ không phải các cơ riêng rẽ.
1.4. Tính chu kỳ trong huấn luyện sức mạnh.
Hiện nay chương trình huấn luyện sức mạnh được biết đến và rất phổ biến được xây dựng trên cơ sở “Chu kỳ của sức mạnh” bởi Matvéet, L. (1977); Bompa, T (1999) được chia thành:
Giai đoạn thứ nhất: Thích nghi giải phẫu.
Giai đoạn thứ hai: Nở cơ.
Giai đoạn thứ ba: Sức mạnh tối đa.
Giai đoạn thứ tư: Chuyển đổi sang sức mạnh bộc phát.
Giai đoạn thứ năm: Chuyển đổi sang sức mạnh bền.
Giai đoạn thứ sáu: Duy trì công suất bền.
Giai đoạn thứ bảy: Chuyển tiếp.
1.5. Sức mạnh đối với thành tích môn bóng chuyền.
Qua nhiều công trình nghiên cứu đặc thù lượng vận động của môn bóng chuyền của các tác giả trong nước và ngoài nước, sức bật cao được thừa nhận là tố chất trội-tố chất thể lực chuyên môn quan trọng nhất của VĐV bóng chuyền. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sức bật là tố chất tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sức mạnh và tốc độ thực hiện động tác đóng vai trò quan trọng trong thành tích bật nhảy. Việc phát triển sức bật của VĐV bóng chuyền luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, huấn luyện viên và VĐV trong quá trình tập luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu.
1.6. Các phương pháp huấn luyện sức mạnh trong môn bóng chuyền.
Qua tổng kết các nghiên cứu phương pháp phát triển sức mạnh được sử chủ yếu trong môn bóng chuyền ở thân dưới gồm: Khắc phục-nhượng bộ 94,12%, tạ 88,24%, tĩnh (đẳng trường) 17,65% và Maxex là 5,88%. Các phương pháp phát triển sức mạnh ở thân trên gồm: Phương pháp với trọng lượng nhẹ 64,71%, tạ 58,82%, chuyển đổi 52,94% và khắc phục-nhượng bộ 29,41%.
1.7. Một số lưu ý trong tập luyện sức mạnh.
Theo Bùi Trọng Toại và Đặng Hà Việt (2015) khi tập luyện sức mạnh cần tuân theo một số hướng dẫn cần thiết để thực hiện chương trình tập luyện sức mạnh cho VĐV một cách hiệu quả và an toàn nhất gồm: Khởi động, thả lỏng, sức mạnh phần trọng tâm cơ thể-lưng bụng, căng cơ, kiểm tra-đánh giá trước và sau chương trình tập, tăng lượng vận động, yếu tố an toàn, thực hiện tất cả các hướng chuyển động.
1.8. Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên.
1.8.1. Đặc điểm về tâm lý.
Sự phát triển tính chất trí tuệ của thanh niên mang tính chất nhạy bén và phát triển đến trình độ cao. Tư duy tỏ ra chặt chẽ và nhất quán, họ biết xoáy vào những mối quan hệ mang bản chất bên trong, phân biệt giữa bản chất và hiện tượng, tư duy trở nên sâu sắc nhờ khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa được phát triển. Lứa tuổi này tỏ ra có bộ não nhạy bén, nhạy cảm với cái mới, thích suy luận, thích triết lý hay dẫn đến kết luận vội vàng, thiếu khái quát cơ sở thực tiễn nên dẫn đến xa rời lý thuyết và thực hành. Ngoài ra cần phải quan tâm đến các vấn đề như: Tri giác, khả năng tập trung chú ý, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...
1.8.2. Đặc điểm sinh lý.
Các VĐV của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa đều ở lứa tuổi trưởng thành về mặt sinh lý và cấu trúc giải phẫu sinh lý khả năng chức năng của các cơ quan cơ thể đã phát triển hoàn thiện khả năng sinh học phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện các tố chất thể lực và thi đấu. Nhưng trong quá trình huấn luyện, cần chú ý đến những yếu tố sau: mức độ phát triển của cơ thể, hệ thần kinh, hệ cơ xương, trao đổi chất và năng lượng, hệ máu, hệ tim mạch
1.9. Giới thiệu đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa.
Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa được thành lập vào năm 2007, từ tiền thân là đội Bưu Điện Khánh Hòa, trình độ thi đấu hạng A1 toàn quốc đội được thăng hạng khi vô địch giải hạng A1 toàn quốc vào năm 2007.Thứ hạng đạt được ở giải vô địch Quốc gia những năm gần đây khi có ngoại binh năm 2008 vô địch, năm 2009 và 2010 hạng năm, năm 2011 hạng nhì, năm 2012 hạng tư, năm 2013 hạng sáu, năm 2014 hạng ba, hạng nhì năm 2015 và năm 2016.
1.10. Một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan về phát triển tố chất thể lực của VĐV bóng chuyền Việt Nam.
Qua tham khảo một số luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Lâm (1998), Trần Đức Phấn (2001), Bùi Trọng Toại (2006), Trần Hùng (2008), Lương Cao Đại (2011), Lê Trí Trường (2012), Tô Xuân Thục (2014) thì trong đó có 4 luận án nghiên cứu về sức mạnh, ngoài ra còn một số luận văn thạc sỹ, cử nhân và đề tài cấp cơ sở nghiên cứu về sức mạnh trong môn bóng chuyền. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền, đồng thời cũng là một trong các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ-chiến thuật và thi đấu.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể thực nghiệm: Gồm 12 VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa.
- Khách thể so sánh: Gồm 12 VĐV nam đội bóng chuyền nam Quân Đoàn
- Phỏng vấn các HLV và giảng viên bóng chuyền.
Phạm vi, thời gian nghiên cứu.
Đề tài luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trong lựa chọn test, xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam (đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa) trong thời gian 2/12/2013 đến 27/12/2014. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình và so sánh với đội bóng chuyền nam Quân Đoàn 4.
2.2.3. Kế hoạch nghiên nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành từ 02/12/2013 đến 27/12/2014, gồm 2 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Từ 02/12/2013 đến 02/8/2014.
Giai đoạn 2: Từ 04/8/2014 đến 27/12/2014.
Địa điểm nghiên cứu
- Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Thể Thao Khánh Hòa.
- Nhà thi đấu TDTT Quân Đoàn 4.
- Nhà thi đấu TDTT Bến Tre.
- Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM.
- Trường Đại học TDTT TP.HCM.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC MẠNH VĐV BÓNG CHUYỀN NAM ĐỘI SANEST KHÁNH HÒA.
3.1.1. Lựa chọn các test đánh giá thực trạng sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.
Để lựa các test đánh giá sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa. Chúng tôi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thu thập và tổng hợp các test đã được sử dụng (trong và ngoài nước) để đánh giá sức mạnh trong bóng chuyền.
Bước 2: Lượt bỏ những test trùng lấp và không thích hợp.
Bước 3: Phỏng vấn các HLV và các giảng viên. Để loại bớt các test không đạt yêu cầu.
Bước 4: Xác định độ tin cậy hai lần phỏng vấn. Sau bước này đề tài đã chọn được các test để đánh giá sức mạnh. Thông qua kết quả của 4 bước trên từ 33 test đề tài đã chọn được 18 test đánh giá sức mạnh:
- Sức mạnh tối đa 7 test: Lực chân (kg), lực lưng (kg), gánh tạ (kg), cử đẩy (kg), nhị đầu (kg), tam đầu (kg) và nằm đẩy tạ (kg).
- Sức mạnh bột phát 8 test: Bật cao không đà (cm), bật cao có đà (cm), bật xa tại chổ (cm), bật nhảy từ tư thế gánh tạ (cm), bật nhảy phản xạ (cm), lò cò 1 chân 5 bước chân thuận (m), lò cò 1 chân 5 bước chân nghịch (m) và ném bóng đặc 1 kg (m).
- Sức mạnh bền 3 test: Gập bụng 30 giây (lần), duỗi lưng 30 giây (lần), và bật nhảy 50 lần.
3.1.2. Đánh giá thực trạng sức mạnh của nhóm thực nghiệm và nhóm so sánh.
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra sức mạnh ban đầu của nhóm thực nghiệm
và nhóm so sánh.
Test
Sanest KH
QĐ4
t
p
Lần 1
Lần 1
X
σ
X
σ
Sức mạnh
Tối đa
Lực chân(kg)
128,42
6,97
130,08
6,86
0,60
> 0,05
Lực lưng(kg)
122,92
7,65
123,50
4,17
0,21
> 0,05
Gánh tạ(kg)
140,00
15,23
143,75
11,31
0,95
> 0,05
Cử đẩy(kg)
35,00
3,69
33,75
2,26
1,39
> 0,05
Nhị đầu(kg)
33,75
4,33
34,58
3,34
1,00
> 0,05
Tam đầu(kg)
23,75
4,43
24,58
1,44
0,69
> 0,05
Nằm đẩy tạ(kg)
43,75
4,33
45,00
3,69
1,39
> 0,05
Sức mạnh bột phát
Bật cao không đà(cm)
317,25
7,11
316,92
10,96
0,22
> 0,05
Bật cao có đà(cm)
327,75
7,70
328,17
10,81
0,22
> 0,05
Bật xa tại chổ(cm)
284,83
3,88
285,33
10,55
0,19
> 0,05
Bật nhảy từ tư thế gánh tạ (cm)
42,29
3,35
41,94
2,16
0,30
> 0,05
Bật nhảy phản xạ (cm)
45,07
3,48
44,43
2,33
0,57
> 0,05
Lò cò 1 chân 5 bước chân thuận (m)
12,48
0,76
12,53
0,94
0,36
> 0,05
Lò cò 1 chân 5 bước chân nghịch (m)
11,51
0,89
11,69
0,63
0,78
> 0,05
Ném bóng đặc 1 kg (m)
18,57
0,95
18,77
0,74
0,69
> 0,05
Sức mạnh bền
Gập bụng 30 giây(lần)
17,67
1,30
17,42
0,67
0,82
> 0,05
Duỗi lưng 30 giây(lần)
25,42
1,31
25,50
0,67
0,18
> 0,05
Bật nhảy 50 lần
Bậc 1:1 đến 10
325.22
7.87
325.77
10.74
0.30
> 0,05
Bậc 2:11 đến 20
322.4
7.73
322.84
10.85
0.23
> 0,05
Bậc 3:21 đến 30
321.26
7.88
321.71
10.87
0.24
> 0,05
Bậc 4:31 đến 40
320.33
7.58
320.75
10.83
0.23
> 0,05
Bậc 5:41 đến 50
318.38
7.68
318.87
10.80
0.26
> 0,05
Thông qua kết quả so sánh 2 đội bóng ở bảng 3.1 cho thấy các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trước khi bắt đầu áp dụng chương trình, cho thấy các test sức mạnh không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P >0.05. Điều này chứng tỏ rằng trước khi bắt đầu áp dụng chương trình phát triển sức mạnh thì các test về sức mạnh của 2 đội tương đồng nhau.
3.2. XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV BÓNG CHUYỀN NAM ĐỘI SANEST KHÁNH HÒA TRONG 1 NĂM TẬP LUYỆN (12.2013-12.2014).
3.2.1 Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Bóng chuyền nam đội sanest Khánh Hòa
Để lựa chọn bài tập sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa. Chúng tôi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thu thập và tổng hợp hệ thống bài tập đã được sử dụng (trong và ngoài nước) để phát triển sức mạnh trong bóng chuyền.
Bước 2: Lượt bỏ những bài tập trùng lấp và không phù hợp.
Bước 3: Phỏng vấn các HLV và các giảng viên. Sau bước này sẽ loại bớt các bài tập không thích hợp.
Bước 4: Xác định mức độ thông dụng của các bài tập. Sau bước này đề tài đã chọn được hệ thống bài tập để phát triển sức mạnh.
Thông qua 4 bước trên từ 253 bài tập đề tài đã lựa chọn được 88 bài tập để đưa vào thực nghiệm gồm có: 20 bài tập căng cơ-ép dẻo, 13 bài tập với phương pháp khắc phục-nhượng bộ, 17 bài tập với phương pháp tạ, 20 bài tập với phương pháp trọng lượng nhẹ, 14 bài tập với phương pháp Maxex và 4 bài tập chuyển đổi.
3.2.2 Xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội sanest Khánh Hòa.
Để xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa trong 2 chu kỳ:
Chu kỳ 1: Giải Vô địch Quốc gia (từ 02/12/2013 đến 02/8/2014): Giai đoạn chuẩn bị chung (11 tuần), Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (16 tuần), giai đoạn trước thi đấu (4 tuần), thi đấu (3 tuần) và chuyển tiếp (1 tuần).
Chu kỳ 2: Giải Đại hội TDTT Toàn quốc (từ 04/8/2014 đến 27/12/2014): Giai đoạn chuẩn bị chung (6 tuần), Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (9 tuần), giai đoạn trước thi đấu (3 tuần), thi đấu (2 tuần) và chuyển tiếp (1 tuần).
Chương trình huấn luyện được trình từ bảng 3.2 đến bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 và 3.2.
Bảng 3.2: Kết hợp các bài tâp và phương pháp phát triển sức mạnh ở chu kỳ 1
Chu kỳ năm
Giải vô địch quốc gia (02/12/2013 đến 02/8/2014)
Thời kỳ
Chuẩn bị
Thi đấu
Chuyển tiếp
Giai đoạn
Chuẩn bị chung
Chuẩn bị chuyên môn
Trước
thi đấu
Thi đấu
Chuyển tiếp
Thời kỳ sức mạnh
Thích nghi
giải phẩu 1
Nở cơ 1
Duy trì
nở cơ 1
Sức mạnh
tối đa 1
Sức mạnh
bộc phát1
Sức mạnh
bộc phát 2
DT SMBP 1
SBCM 1
DT SBCM 1
Chuyển tiếp
Bài tập và phương Pháp
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
Căng cơ ép dẻo
34.3
510
32.37
660
30.57
420
29.62
510
26.44
468
26.4
480
27.0
480
62.0
583
88.4
828
100
240
Tạ
44.2
656
36.05
735
36.68
504
37.46
645
34.75
615
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Dụng cụ nhẹ
8.63
128
7.36
150
4.37
60
2.32
40
3.39
60
18.3
332
10.1
180
-
-
-
-
-
-
Khắc phục -nhượng bộ
6.07
90
7.06
144
4.22
58
7.03
121
7.57
134
12.4
226
10.4
185
-
-
-
-
-
-
Maxex
-
-
3.78
77
8.37
115
9.93
171
10.68
189
25.
466
28.3
502
12.2
115
-
-
-
-
Chuyển đổi
6.68
99
13.39
273
15.79
217
13.65
235
17.18
304
17.0
309
23.9
425
25.6
241
11.5
108
-
-
Tổng
100
1483
100
2039
100
1374
100
1722
100
1770
100
1813
100
1772
100
939
100
936
100
240
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % của các bài tập và phương pháp để phát triển sức mạnh
trong các giai đoạn sức mạnh chu kỳ 1
Bảng 3.3: Kết hợp các bài tập và phương pháp phát triển sức mạnh ở chu kỳ 2
Chu kỳ năm
Đại hội TDTT Toàn quốc (04/8/2014 đến 27/12/2014)
Thời kỳ
Chuẩn bị
Thi đấu
Chuyển tiếp
Giai đoạn
Chuẩn bị chung
Chuẩn bị chuyên môn
Trước thi đấu
Thi đấu
Chuyển tiếp
Thời kỳ sức mạnh
Nở cơ 2
Sức mạnh
tối đa 2
Sức mạnh
bộc phát 3
Sức mạnh
bộc phát 4
DT SMBP 2
SBCM 2
DT SBCM 2
Chuyển tiếp
Bài tập và phương Pháp
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
%
Phút
Căng cơ ép dẻo
30.75
420
30.75
420
30.75
420
26.35
360
27.23
372
72.91
638
78.77
334
100
240
Tạ
36.9
504
36.24
495
36.9
504
21.82
298
-
-
-
-
-
-
-
-
Dụng cụ nhẹ
2.93
40
1.46
20
2.93
40
3.29
45
10.32
141
-
-
-
-
-
-
Khắc phục -nhượng bộ
6.59
90
6.66
91
6.66
91
3.29
45
11.13
152
-
-
-
-
-
-
Maxex
8.35
114
8.78
120
7.47
102
25.77
352
26.87
367
-
-
-
-
-
-
Chuyển đổi
14.49
198
14.06
192
15.37
210
15.96
218
22.11
302
27.09
237
21.23
90
-
-
Tổng
100
1366
100
1338
100
1367
100
1318
100
1334
100
875
100
424
100
240
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % của các bài tập và phương pháp để phát triển sức mạnh trong
các giai đoạn sức mạnh ở chu kỳ 2.
Bảng 3.4: Kế hoạch HL chu kỳ 1: Giải vô địch quốc gia (từ 02/12/2013 đến 02/8/2014)
Giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn
thi đấu
Giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn chuẩn bị chung
Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
Trước thi đấu
Thi đấu
Chuyển tiếp
Tổng số tuần
11
16
4
3
1
Tổng số giờ
363
528
132
99
33
Tổng số phút
21780
31680
7920
5940
1980
HL Thể lực chung
Phần trăm (%)
30%
20%
10,5%
10%
40%
Thời gian (T)
6534
6336
831,6
594
792
HL Thể lực chuyên môn
Phần trăm (%)
10%
20%
30%
20%
0%
Thời gian (T)
2178
6336
2376
1188
0
HL kỹ thuật
Phần trăm (%)
25%
15%
8,75%
0%
30%
Thời gian (T)
5445
4752
693
0
594
HL Chiến thuật
Phần trăm (%)
30%
35%
37
44
20%
Thời gian (T)
6534
11088
2930,4
2613,6
396
HL Tâm lý
Phần trăm (%)
2%
4%
4,25
6%
10
Thời gian (T)
435,6
1267,2
336,6
356,4
198
Lý thuyết
Phần trăm (%)
3%
6%
9,5
20%
0
Thời gian (T)
653,4
1900,8
752,4
1188
0
Bảng 3.5: Kế hoạch HL chu kỳ 2: Giải Đại hội TDTT Toàn quốc (từ 04/8/2014 đến 27/12/2014)
Giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn
thi đấu
Giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn chuẩn bị chung
Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
Trước thi đấu
Thi đấu
Chuyển tiếp
Tổng số tuần
6
9
3
2
Nghĩ tích cực
Tổng số giờ
198
297
99
66
Tổng số phút
11880
17820
5940
3960
HL Thể lực chung
Phần trăm (%)
25%
18%
15,3%
12%
Thời gian (T)
2970
3207.6
910,8
475,2
HL Thể lực chuyên môn
Phần trăm (%)
15%
22%
26,7%
25%
Thời gian (T)
1782
3920.4
1584
990
HL kỹ thuật
Phần trăm (%)
20%
10%
6,3%
3%
Thời gian (T)
2376
1782
376,2
118.8
HL Chiến thuật
Phần trăm (%)
35%
40%
38,7%
42%
Thời gian (T)
4158
7128
2296,8
1663,2
HL Tâm lý
Phần trăm (%)
2%
4%
4,3%
6%
Thời gian (T)
237.6
712.8
257,4
237,6
Lý thuyết
Phần trăm (%)
3%
6%
8,7%
12%
Thời gian (T)
256.4
1069.2
514,8
475,2
Bảng 3.6: Ví dụ Kế hoạch HL: Chu kỳ sức mạnh - Thích nghi giải phẩu 1
(thể lực chung)
Bảng 3.7: Ví dụ Kế hoạch HL: Chu kỳ sức mạnh - Thích nghi giải phẩu 1
(thể lực chuyên môn)
Từ kế hoạch huấn luyện đội bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa ở bảng 3.2 và 3.5 hệ thống bài tập phát triển sức mạnh được trình bày theo chu kỳ 1 và chu kỳ 2 như sau:
3.2.2.1. Bài tập căng cơ ép dẻo-chế độ đẳng trường (Isometric).
Các bài tập căng cơ ép dẻo được sử dụng cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa ở 2 chu kỳ ngoài mục đích để phòng ngừa chấn thương và hồi phục trong quá trình tập luyện, mà còn để phát triển sức mạnh ở chế độ đẳng trường (isometric) với các buổi tập từ thứ 2 đến thứ 7 với tổng thời gian tập là 20 đến 40 phút tùy theo mỗi giai đoạn tập luyện, với số lượng bài tập từ 15-20, thực hiện các động tác thông qua việc kéo duỗi chậm để kéo dài cơ, gân, dây chằng và các tố chất mềm. Khi kéo dài đến một mức độ nhất định thì giữ động tác và người tập tự tạo lực cản hoặc sử dụng lực cản của người cùng tập sẽ khích thích 2 nhóm cơ giữ tư thế ổn định từ 15-30 giây ở chế độ đẳng trường (Isometric), mỗi bài tập thực hiện luân phiên 2-4 lần.
3.2.2.2. Phương pháp với tạ.
Chu kỳ 1: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 3 buổi một tuần vào thứ 2, 4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 45 đến 80 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
Chu kỳ 2: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 3 buổi một tuần vào thứ 2, 4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 55 đến 58 phút tùy theo giai đoạn tập luyện. Riêng ở giai đoạn sức mạnh bộc phát 4 các bài tập được tập luyện với 2 buổi một tuần vào thứ 3 và 5 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 42 đến 57 phút.
3.2.2.3. Bài tập chuyển đổi.
Theo Gonzalez, B. và Gorostiaga. E. (1995) “sức mạnh chuyển đổi là khi sức mạnh có được trong tập luyện được sử dụng vào trong thi đấu. Loại sức mạnh này là mục đích chính của huấn luyện thể thao đỉnh cao hiện nay”.
Theo đánh giá của Vargas, J. (2006), Ribheiro, B. (2009), được trích dẫn bởi Tous. J. (2010) khẳng định rằng: Sức mạnh chuyển đổi là một quá trình tập luyện sức mạnh có những yêu cầu và đòi hỏi cao, mà quan trọng nhất là phải tận dụng và chuyển đổi tối đa sức mạnh chung vào trong hoạt động của kỹ-chiến thuật.
Theo González, B. và Gorostiaga. E. (1995) cho rằng: Một vận động viên có sức mạnh chung mà không có khả năng áp dụng vào trong động tác kỹ thuật, chúng ta có thể nói rằng vận động viên đó không có sức mạnh chuyển đổi trong môn thể thao đó.
Chính vì những luận điểm trên mà đề tài áp dụng thêm các bài tập chuyển đổi sau mỗi buổi tập với tạ để chuyển đổi sức mạnh chung sang sức mạnh chuyên môn. Đề tài đã xây dựng chương trình tập luyện cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa như sau:
Chu kỳ 1: Sau mỗi buổi tập theo phương pháp với tạ và phương pháp Maxex thì tiếp tục tập phương pháp chuyển đổi với 3 buổi một tuần vào thứ 2, 4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 6 đến 38 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
Chu kỳ 2: Sau mỗi buổi tập theo phương pháp với tạ và phương pháp Maxex thì tiếp tục tập phương pháp chuyển đổi với 3 buổi một tuần vào thứ 2,4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 7 đến 35 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
3.2.2.4. Phương pháp khắc phục-nhượng bộ.
Hiện nay trên thế giới phương pháp khắc phục-nhượng bộ là một trong những phương pháp chính để tăng sức bật cho các VĐV bóng chuyền như các học giả Donald a.chu (1995), Bompa, T (2005),Bùi trọng toại (2006), .
Ngoài ra theo David Valades Cerrato (2005) phân tích các trận đấu tại thế vận hội Olympic năm 1996, 2000 và 2004 cho thấy một trận đấu một vận động viên phải bật nhảy từ 120-250 lần để thực hiện các động tác như đập bóng, chắn bóng, nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóngtùy thuộc vào vị trí chuyên môn trên sân, như đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa là đội bóng thi đấu ở giải có trình độ cao nhất Việt Nam vì vậy số lần bật nhảy trong 1 buổi phải gần hoặc hơn số lần bật nhảy trong thi đấu, vì lý do đó mà trong chương trình tập luyện đã áp dụng phương pháp khắc phục-nhượng bộ ở 2 chu kỳ với 2 buổi thứ 3 và thứ 5 trong một tuần, với tổng thời gian của mỗi buổi tập từ 13 đến 34 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
3.2.2.5. Phương pháp Maxex.
Từ các công trình nghiên cứu của Cometti (1997); Cometti (1998); Tudor Bompa (2000); Lương Cao Đại (2011)... đề tài đã xây dựng chương trình tập luyện cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa như sau:
Chu kỳ 1: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 3 buổi một tuần vào thứ 2, 4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 10 đến 45 phút tùy theo giai đoạn tập luyện. Riêng Sức bền chuyên môn 1 với 2 buổi một tuần vào thứ 3 và 5 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 27 đến 30 phút.
Chu kỳ 2: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 3 buổi một tuần vào thứ 2,4 và 6 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 10 đến 43 phút tùy theo giai đoạn tập luyện
3.2.2.6. Phương pháp với dụng cụ nhẹ.
Theo kết quả nghiên cứu phương pháp với trọng lượng nhẹ được sử dụng nhiều nhất để tăng sức mạnh cho chi trên với 64,71%, vì vậy đề tài đã xây dựng chương trình tập luyện cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa như sau:
Chu kỳ 1: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 2 buổi một tuần vào thứ 3 và 5 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 10 đến 30 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
Chu kỳ 2: Các bài tập được tập luyện thường xuyên với 2 buổi một tuần vào thứ 3 và 5 với tổng thời gian mỗi buổi tập từ 10 đến 26 phút tùy theo giai đoạn tập luyện.
3.3. Đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.
3.3.1. Hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa sau chu kỳ 1.
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi sử dụng phương pháp tự đối chiếu để đánh giá kết quả thực nghiệm, nghĩa là so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Kiểm tra lần 1 vào ngày 16-21/12/2013 và kiểm tra lần 2 vào ngày 02-07/6/2014 .Kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13: Kết quả so sánh về sức mạnh lần 1 và lần 2
ở nhóm thực nghiệm.
Test
SANEST
Lần 1
Lần 2
W%
t
P
X
σ
X
σ
Sức mạnh tối đa
Lực chân(kg)
128,42
6,97
140,00
8,22
8,63
16,78
<0,05
Lực lưng(kg)
122,92
7,65
133,50
8,14
8,25
21,19
<0,05
Gánh tạ(kg)
140,00
15,23
161,25
15,83
14,11
32,55
<0,05
Cử đẩy(kg)
35,00
3,69
48,75
4,33
32,84
21,06
<0,05
Nhị đầu(kg)
33,75
4,33
44,17
4,14
26,74
25,00
<
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_he_thong_bai_tap_phat_trien_suc_man.docx