1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đề tài được thực hiện vì những lý do sau:
Thứ nhất, sự phát triển như vũ bão của mạng internet và các công
nghệ truyền thông mới tạo ra môi trường giúp báo chí có bước phát triển rất
mạnh mẽ, với những khác biệt rất lớn so với trước đây, đặc biệt là về nội
dung, hình thức thông tin và phương thức thông tin. Đã và đang diễn ra
cuộc cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển của các loại hình báo chí,
trong đó có báo in nói chung và tạp chí nói
24 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Xác định giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i riêng. Các tạp chí phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn, thách thức. Lý luận học báo chí đã chỉ rõ vai trò
quan trọng của các tạp chí trong hoạt động báo chí, giữ vai trò chủ đạo
trong truyền bá và phổ biến tri thức khoa học, là diễn đàn trao đổi thông tin
và phản biện - tranh luận khoa học; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
Vấn đề đặt ra là các tạp chí nói chung, tạp chí kinh tế (TCKT) nói riêng
phải nâng cao chất lượng thông tin như thế nào để tồn tại, phát triển trước
sự phát triển như vũ bão của internet, các công nghệ truyền thông mới. Đây
là câu hỏi đặt ra cần lời giải đáp thỏa đáng về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay làm xuất
hiện nhiều vấn đề kinh tế và quản lý rất mới mẻ, phức tạp, cần được phân
tích, lý giải, trao đổi một cách khoa học. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta
luôn xác định nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Đại hội XII của
Đảng (2016) tiếp tục đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
về nội dung, phương thức của công tác tư tưởng, lý luận. Đổi mới mạnh mẽ,
đồng bộ công tác tư tưởng, lý luận trước hết xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn mới.
Những chủ trương kinh tế cơ bản được đề ra tại Đại hội XII của Đảng đòi
hỏi phải được nghiên cứu, luận giải sâu sắc để hiện thực hóa quan điểm,
đường lối vào cuộc sống Trên thế giới, sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế, nhiều quốc gia phải xem xét lại chính sách kinh tế, điều chỉnh
lại mô hình phát triển kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, tăng cường kiểm soát
tài chính, cấu trúc lại hệ thống ngân hàng... Thực tiễn đó đặt ra những yêu
cầu bức xúc về nghiên cứu, truyền bá thông tin khoa học về kinh tế, đòi hỏi
các TCKT phải nâng cao chất lượng thông tin, kết hợp giữa nghiên cứu và
phổ biến những thông tin, tri thức chung về kinh tế, những bài học thành
2
công và thất bại về phát triển kinh tế của các nước trên thế giới với thực tiễn
kinh tế nước ta; nghiên cứu kịp thời những vấn đề đặt ra, tổng kết kinh
nghiệm từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp
phần rút ngắn quá trình từ lý luận đến thực tiễn, từ quá trình hoạch định đến
thực hiện đường lối, chính sách kinh tế...
Thứ ba, cùng với quá trình đổi mới và phát triển của hệ thống báo chí
cả nước, các TCKT ở nước ta có bước phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu
thống kê của Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2014), cả
nước có 419 cơ quan tạp chí in của Trung ương và 116 cơ quan tạp chí in
của địa phương. Trong số các tạp chí in, có 60 TCKT được Hội đồng Chức
danh giáo sư các cấp tra cứu, tính điểm bài báo khoa học về lĩnh vực kinh tế
khi xét bổ nhiệm học hàm, học vị khoa học. Ngoài ra còn có gần 60 tạp chí
có nội dung thông tin về kinh tế. Các TCKT hầu hết trực thuộc các bộ,
ngành, các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu... Trong bối cảnh nền
báo chí nước ta đang có bước phát triển rất mạnh mẽ, các TCKT đã có
nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin. Tuy nhiên, trước yêu
cầu của đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế đất nước, trước xu hướng phát triển của báo chí - truyền thông hiện đại,
chất lượng thông tin trên các TCKT hiện nay đang có nhiều tồn tại, chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rất cần thiết phải có những nghiên cứu, khảo
sát khoa học, có hệ thống, đánh giá cụ thể về thực trạng chất lượng thông
tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những kết quả đạt được, chỉ
ra những tồn tại và hạn chế về chất lượng thông tin trên các TCKT, đề xuất
giải pháp và khuyến nghị khoa học để nâng cao chất lượng thông tin trên
các TCKT ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, các công trình khoa học nghiên cứu về TCKT và chất lượng
thông tin trên các TCKT hiện nay có ít. Đang thiếu vắng những nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về TCKT và chất lượng thông tin trên
các TCKT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam và xu thế phát triển
của báo chí - truyền thông hiện đại. Một số tác giả có những nghiên cứu
liên quan đến đề tài, tuy nhiên ở dạng riêng lẻ, sơ lược...vì vậy, việc nghiên
cứu một cách có hệ thống về TCKT và chất lượng thông tin trên các TCKT
ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Thứ năm, trong quá trình tìm hiểu, học tập, nghiên cứu khoa học và
tham gia hoạt động đào tạo báo chí ở các đơn vị khác nhau, nghiên cứu sinh
nhận thấy, nội dung đào tạo về làm tạp chí nói chung và TCKT nói riêng
3
chưa được chú trọng. Thực tế, với vai trò và tình hình phát triển của tạp chí
trong hệ thống báo chí của nước ta, đã đến lúc cần phải có những học phần
dành cho tạp chí nói chung, TCKT nói riêng được tổ chức bài bản, từ lý
thuyết đến thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng thông tin trên
các TCKT và đánh giá đúng thực trạng chất lượng thông tin trên các TCKT,
việc nghiên cứu đề tài xác định giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng
thông tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và xu hướng phát triển
của báo chí - truyền thông hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề
nghiên cứu; khảo sát, giải mã các khái niệm cơ sở liên quan trực tiếp đến đề
tài; kế thừa, có chọn lọc những khái niệm có liên quan phù hợp với đề tài
nghiên cứu, trên cơ sở đó phát triển, đưa ra quan niệm về các khái niệm
nghiên cứu, xây dựng, hình thành khung lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng nội dung, hình
thức thông tin và phương thức thông tin qua khảo sát Tạp chí Tài chính
(TCTC), Tạp chí Ngân hàng (TCNH), Tạp chí Kinh tế và Dự báo
(TCKTDB), Tạp chí Phát triển kinh tế (TCPTKT) và chỉ rõ vấn đề đặt ra
với chất lượng thông tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay phù hợp với
khung lý thuyết đã xây dựng? tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng
thông tin trên một số TCKT quốc tế thông qua nghiên cứu một số trường
hợp cụ thể, phù hợp với đề tài.
- Thứ ba, xác định rõ yêu cầu, bối cảnh đối với nâng cao chất lượng
thông tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên các TCKT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng thông tin trên các
TCKT hiện nay về mặt nội dung thông tin, hình thức thông tin và phương
thức thông tin.
3.2. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu
4
- Đối tượng khảo sát: Luận án khảo sát chất lượng thông tin trên 4
tạp chí: Tạp chí Tài chính TCTC (Bộ Tài chính), Tạp chí Kinh tế và Dự báo
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tạp chí Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và
Tạp chí Phát triển kinh tế (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh). Là những tạp
chí đại diện các bộ, ngành quản lý nhà nước về kinh tế then chốt, đồng thời,
cũng là những tạp chí chuyển đổi về cơ chế, tính chất hoạt động (loại hình
đơn vị sự nghiệp có thu).
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án đánh giá thực trạng chất lượng
thông tin trên các TCKT khảo sát, tập trung vào nội dung thông tin, hình
thức thông tin và phương thức thông tin, thời gian khảo sát trong 3 năm
2012 - 2014.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- TCKT có vai trò và đặc điểm như thế nào trong các loại hình báo chí?
- Những yêu cầu về chất lượng thông tin trên các TCKT hiện nay là gì?
- Thực trạng chất lượng thông tin trên các TCKT hiện nay như thế nào?
Những vấn đề đang đặt ra với chất lượng thông tin trên các TCKT hiện nay
là gì?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng thông tin
trên các TCKT hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước đang làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế và quản lý mới mẻ, phức tạp
cần được phân tích, lý giải, trao đổi một cách khoa học. Chất lượng thông
tin trên các TCKT đang còn những tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của
quá trình phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
- Dưới tác động của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền
thông mới liên quan đến báo chí - truyền thông, các loại hình báo chí đang
biến đổi rất mạnh mẽ. Các TCKT đang bị ảnh hưởng rất mạnh, hoạt động
ngày càng thu hẹp. Muốn tồn tại và phát triển, tất yếu các TCKT phải nâng
cao chất lượng thông tin.
- Nâng cao chất lượng thông tin trên các TCKT, phát huy được
những bản sắc, thế mạnh về chất lượng nội dung, hình thức thông tin và
phương thức thông tin trên các TCKT chính là giải pháp quyết định để các
TCKT tồn tại, phát triển cùng với các loại hình báo chí khác.
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước về báo chí – truyền thông và về kinh tế. Luận án còn dựa
trên cơ sở kiến thức lý luận của các ngành khoa học khác có liên quan như:
triết học, kinh tế học, chính trị học, xã hội học, logic học, toán học...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau
để thực hiện đề tài: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo
sát; Phương pháp nghiên cứu đồng đại - lịch đại; Phương pháp nghiên cứu
bảng hỏi (an-két); Phương pháp phỏng vấn sâu (phương pháp chuyên gia);
Phương pháp tọa đàm, thảo luận nhóm; Phương pháp phân tích nội dung.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ và mới hơn về nhận thức, đánh giá về vai trò của các TCKT
ở nước ta hiện nay; góp phần làm phong phú hơn về lý luận, thực tiễn của
các TCKT hiện nay.
- Kết quả khảo sát, phân tích chất lượng thông tin trên các TCKT ở
Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát TCTC,TCNH,TCKTDB và
TCPTKT, cùng với việc nghiên cứu lý thuyết khẳng định rõ những thế
mạnh và hạn chế của chất lượng thông tin trên các TCKT, chỉ rõ những vấn
đề đang đặt ra đối với chất lượng thông tin trên các TCKT hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết chất lượng thông tin
trên các TCKT và đánh giá thực trạng chất lượng thông tin trên các TCKT
trong diện khảo sát, luận án là sự tổng hợp nghiên cứu chuyên sâu, toàn
diện, có hệ thống và trực tiếp về chất lượng thông tin trên các TCKT ở Việt
Nam hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu mới của luận án là cơ sở lý luận cho việc
nâng cao chất lượng thông tin trên các TCKT ở Việt Nam hiện nay; là tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà báo, giảng viên và
sinh viên báo chí về TCKT.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận, phát triển khung lý thuyết
về tạp chí nói chung, TCKT nói riêng và chất lượng thông tin trên các
6
TCKT, với những đóng góp mới khi xác định rõ vai trò, đặc điểm của các
TCKT, yêu cầu về chất lượng thông tin trên các TCKT. Những điểm này khá
mới, các tài liệu báo chí học chưa bàn nhiều, bàn sâu về vấn đề này.
- Đề tài góp phần làm rõ và mới hơn về nhận thức, cách tiếp cận, đánh
giá vai trò, đặc điểm của các TCKT và chất lượng thông tin trên các TCKT ở
nước ta.
- Đề tài góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực
tiễn của báo in và TCKT trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài là tài liệu để lãnh đạo các TCKT tham khảo, đưa ra những
quyết sách phù hợp trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin trên các TCKT ở nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay và xu hướng
phát triển của báo chí - truyền thông hiện đại.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến tạp chí nói chung và các TCKT nói riêng.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến tạp chí nói chung và các TCKT nói riêng.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các cơ sở đào tạo báo
chí giảng dạy môn chuyên đề về tạp chí nói chung và TCKT nói riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài
gồm 5 chương, 13 mục, 41 tiết. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Chất lượng thông tin trên các tạp chí kinh tế - Những
vấn đề lý luận cơ bản
Chương 3: Thực trạng chất lượng thông tin trên các tạp chí kinh tế
ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với chất lượng thông tin trên
các tạp chí kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Chương 5: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin
trên các tạp chí kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
7
Nghiên cứu sinh tập hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả
trên thế giới liên quan đến luận án, bao gồm từ các nguồn: Công trình
nghiên cứu là những tài liệu nguyên gốc và tài liệu nước ngoài tham khảo
trên internet có nguồn gốc rõ ràng; các giáo trình, cuốn sách được dịch và
phổ biến tại Việt Nam. Những nghiên cứu chuyên sâu gần với nội dung của
luận án có mật độ xuất hiện không nhiều. Có những vấn đề được đề cập
nhiều (liên quan đến các quan điểm về chính trị, tự do thông tin, tác động
của thông tin kinh tế tới đời sống xã hội, chất lượng thông tin trên báo chí
kinh tế), song có những vấn đề quan trọng khác (xét trong phạm vi
nghiên cứu của luận án) lại được đề cập hạn chế (đặc điểm, vai trò của các
TCKT; chất lượng thông tin trên TCKT; mô hình thông tin của TCKT...).
Thực trạng trên có thể lý giải bởi đặc điểm về hoạt động của TCKT cũng
như mô hình thông tin của các TCKT đã ổn định nên những nghiên cứu
khoảng thời gian 30 năm trở lại đây không chiếm vị trí chủ đạo. Thay vào
đó, các nghiên cứu đi vào phân tích từng khía cạnh riêng lẻ hoặc những vấn
đề gián tiếp có liên quan về TCKT và chất lượng thông tin trên các TCKT.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đề tài khảo sát những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động
báo chí nói chung và tạp chí nói riêng ở Việt Nam; khảo sát một số nghiên
cứu về kinh tế Việt Nam nhằm làm rõ hơn mối liên hệ giữa yêu cầu, đòi hỏi
của quá trình đổi mới, phát triển kinh tế Việt Nam làm cơ sở để đánh giá và
đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cho nâng cao chất lượng thông tin trên
các TCKT ở Việt Nam hiện nay.
Thông qua việc tham khảo các cuốn sách về lý luận và thực tiễn
hoạt động báo chí nói chung và tạp chí nói riêng ở Việt Nam, có thể thấy,
các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước đã có những
nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tuy nhiên, mới dừng lại ở việc
luận bàn về những vấn đề cơ bản, những vấn đề chung, hoặc mới dừng lại ở
lĩnh vực, chiều kích nào đó, chưa đi sâu phân tích những nội dung bên
trong với đặc điểm hoạt động, tính chất nội dung, hình thức và phương thức
thông tin trên các TCKT trong bối cảnh nhu cầu thông tin về khoa học kinh
tế ngày càng đổi mới, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng
với kinh tế thế giới. Vì vậy, đề tài nghiên cứu là mới, có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn.
Nghiên cứu về kinh tế Việt Nam là mảng đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu với những góc độ tiếp cận
8
khác nhau và đã được công bố dưới nhiều hình thức. Nghiên cứu tổng quan
về quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam có cái nhìn tổng
quan về quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó, từ những nghiên
cứu tổng quan này có thể rút ra nhận định rằng, một trong những nhiệm vụ
và yêu cầu bức thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay
là phải kết hợp giữa nghiên cứu và truyền bá những thông tin, tri thức
chung của khoa học kinh tế, những thành tựu về nghiên cứu kinh tế, những
bài học thành công và thất bại về phát triển kinh tế của các nước trên thế
giới với thực tiễn quản lý điều hành nền kinh tế nước ta, phát hiện, nghiên
cứu kịp thời những vấn đề đặt ra, tổng kết những bài học kinh nghiệm từ
thực tiễn của công cuộc phát triển kinh tế đất nước... Thực tiễn đó đặt ra
những yêu cầu bức thiết về nghiên cứu, truyền bá thông tin khoa học và đòi
hỏi sự nỗ lực lớn của các TCKT ở nước ta hiện nay. Kết quả của những
nghiên cứu tổng quan góp phần quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh thấy
rõ hơn lý do và mục đích nghiên cứu của mình.
Tiểu kết Chương 1
Thứ nhất, hệ thống các cuốn sách về cơ sở lý luận báo chí, về tổ
chức nội dung và hình thức báo in, về xu hướng phát triển của báo chí hiện
đại... giúp nghiên cứu sinh có được nền tảng kiến thức lý luận cơ bản về
báo in, giúp cho việc xây dựng khung lý thuyết để phục vụ yêu cầu mà luận
án đặt ra.
Thứ hai, trên thế giới, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học,
giáo trình, sách tham khảo chỉ dừng lại ở sự nhận diện, khái quát hoặc đi
vào phân tích từng khía cạnh riêng lẻ, những vấn đề gián tiếp, chưa đi sâu
nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về TCKT và chất lượng thông tin trên
các TCKT.
Thứ ba, ở Việt Nam, nghiên cứu về TCKT, chất lượng thông tin
trên các TCKT còn ở dạng khái lược, chưa liên quan mật thiết đến đề tài.
Thứ tư, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, về TCKT và chất lượng thông tin trên các TCKT. Các công
trình nghiên cứu phần nhiều mới dừng ở việc luận bàn về những vấn đề cơ bản,
những vấn đề chung.
Chương 2
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN CÁC TẠP CHÍ KINH TẾ -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
9
2.1. Các khái niệm cơ bản
Nghiên cứu sinh tập trung khảo sát, giải mã các khái niệm cơ sở liên
quan trực tiếp đến đề tài, gồm khái niệm: Chất lượng thông tin trên TCKT
(đối tượng nghiên cứu của đề tài) và khái niệm: Tạp chí kinh tế (đối tượng
khảo sát của đề tài), trên cơ sở đó phát triển, đưa ra quan niệm về các khái
niệm nghiên cứu. Những khái niệm có liên quan đến đề tài như: chất lượng,
thông tin, chất lượng thông tin, tạp chí được nghiên cứu sinh kế thừa, có
chọn lọc phù hợp với phạm vi của đề tài nghiên cứu.
2.1.1. Chất lượng thông tin trên tạp chí kinh tế
Có thể khái quát rằng, chất lượng thông tin trên TCKT là tổng thể
các thuộc tính đặc trưng cho bản chất của thông tin trên TCKT, thể hiện ở
nội dung thông tin có tính chuyên ngành, chuyên sâu, có giá trị lý luận và
thực tiễn, có hình thức thông tin phù hợp, phương thức tổ chức thông tin
hiệu quả.
2.1.2. Tạp chí kinh tế
Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm như sau: TCKT là sản phẩm báo
chí được xuất bản có tính định kì, đăng tải thông tin lý luận và nghiệp vụ về
kinh tế, thực hiện công bố và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, là diễn
đàn trao đổi khoa học nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế.
2.2. Vai trò và đặc điểm của tạp chí kinh tế
2.2.1. Vai trò
- Là cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của bộ, ngành, học viện,
cơ sở khoa học về lĩnh vực kinh tế.
- Giữ vai trò chủ đạo trong truyền bá và phổ biến tri thức khoa học về
kinh tế.
- Là diễn đàn trao đổi thông tin và phản biện - tranh luận khoa học;
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kinh tế vào thực tiễn.
- Có vai trò quan trọng trong thu thập tư liệu khoa học phục vụ công
tác học tập, nghiên cứu của độc giả về lĩnh vực kinh tế.
2.2.2. Đặc điểm
- Đặc điểm về nội dung thông tin: Nội dung thông tin có chiều sâu về
lĩnh vực kinh tế và mang giá trị học thuật về lĩnh vực kinh tế.
- Đặc điểm về hình thức thông tin: Tác phẩm thuộc thể loại chính luận
báo chí; ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ khoa học; thiết kế, trình bày
sản phẩm theo đặc thù của tạp chí khoa học.
10
- Đặc điểm về phương thức thông tin: Tổ chức thông tin theo chuyên đề
chuyên sâu (CĐCS) và phương thức thông tin chung về các vấn đề, sự kiện
về lĩnh vực kinh tế.
2.3. Những yêu cầu về chất lượng thông tin trên các tạp chí kinh tế
2.3.1. Những yêu cầu về nội dung thông tin
- Tuyên truyền, cổ vũ đường lối, chính sách về lĩnh vực kinh tế
- Thông tin có chiều sâu, phân tích, phản biện - tranh luận khoa học về
kinh tế
- Thông tin mang giá trị học thuật về lĩnh vực kinh tế
- Thông tin phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học; hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kinh tế
2.3.2. Những yêu cầu về hình thức thông tin
- Chú trọng sử dụng thể loại chính luận báo chí
- Sử dụng ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ khoa học
- Thiết kế, trình bày sản phẩm theo đặc thù
- Kết cấu tác phẩm báo chí theo quy chuẩn
2.3.3. Những yêu cầu về phương thức thông tin
- Thông tin chuyên đề chuyên sâu
- Thông tin chung theo các sự kiện, vấn đề về lĩnh vực kinh tế
Liên quan đến phân loại các TCKT để thực hiện nghiên cứu, trong
phạm vi của luận án, nghiên cứu sinh thực hiện phân loại các TCKT dựa
trên nội dung phản ánh (lĩnh vực và đối tượng phản ánh), là dòng tạp chí
“pha trộn” giữa nội dung thông tin lý luận khoa học và thông tin nghiệp vụ
chuyên ngành về kinh tế. Đây là các tạp chí thường do các bộ ngành, cơ
quan, đơn vị và các ngành khoa học xuất bản. Các tạp chí loại này giữ vai
trò chủ đạo trong phân tích, bình luận tuyên truyền, cổ vũ đường lối, chính
sách về lĩnh vực kinh tế; thông tin truyền bá và phổ biến tri thức khoa học;
là diễn đàn trao đổi và phản biện, tranh luận khoa học; hướng dẫn chuyên
môn nghiệp về lĩnh vực kinh tế. Tác phẩm trên các TCKT thường được
đánh giá ở góc độ là sản phẩm khoa học. Sự phân loại này phù hợp với đặc
thù của Việt Nam do tạp chí là loại ấn phẩm rất đa dạng về đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nội dung nghiên cứu, đối tượng phục vụ. Lý luận báo
chí học đã chỉ ra rằng, do sự phong phú, đa dạng của các loại tạp chí khác
nhau nên sự phân loại giữa các tạp chí không phải hoàn toàn tuyệt đối, đôi
khi rất khó sắp xếp, phân loại được bởi giữa các tạp chí luôn có miền giao
thoa với nhau. Bên cạnh đó, đối với nước ta, các TCKT đang trong quá
11
trình đổi mới nâng chất lượng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Sự
khác biệt về nội dung thông tin giữa các TCKT trực thuộc cơ quan chủ quản
là các bộ ngành và trực thuộc các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu
không nhiều. Tại thời điểm khảo sát, Việt Nam hiện chưa có TCKT nào
được chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế chính được công nhận, chưa có
TCKT nào là tạp chí học thuật về khoa học kinh tế. Các TCKT trong diện
khảo sát được Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp tra cứu, tính điểm khoa
học về lĩnh vực kinh tế khi xét bổ nhiệm học hàm, học vị khoa học.
2.4. Tổng quan về các TCKT thuộc diện khảo sát
2.4.1. Tạp chí Tài chính
Xuất bản số đầu tiên tháng 11/1963, có chức năng, nhiệm vụ là cơ
quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
2.4.2. Tạp chí Ngân hàng
Xuất bản số đầu tiên tháng 9/1952, chức năng, nhiệm vụ là cơ quan
ngôn luận và diễn đàn về lý luận nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân
hàng.
2.4.3. Tạp chí Phát triển kinh tế
Trực thuộc trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xuất bản số đầu
tiên tháng 1/1990, mục tiêu phát triển là trở thành tạp chí học thuật về khoa
học kinh tế.
2.4.4. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Xuất bản số đầu tiên tháng 10/1967, giữ vị trí là cơ quan ngôn luận của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lý luận, phương pháp luận và hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, kế hoạch hoá và đầu tư.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, các kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, xây dựng được khung lý thuyết, đưa ra các khái niệm cơ
bản liên quan đến phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu của luận án để làm rõ các
nội dung: Khái niệm cơ bản về chất lượng thông tin trên các TCKT và
TCKT; Vai trò, đặc điểm của TCKT; Những yêu cầu về chất lượng thông
tin trên các TCKT.
Thứ hai, nghiên cứu sinh làm rõ các khái niệm cơ bản về TCKT và
chất lượng thông tin trên các TCKT.
Thứ ba, làm rõ vai trò và đặc điểm của các TCKT trong hệ thống
báo chí.
12
Thứ ba, dựa trên khung lý thuyết đã được vạch ra, nghiên cứu sinh
làm rõ những yêu cầu về chất lượng thông tin trên các TCKT; về hình thức
thông tin trên TCKT; về phương thức tổ chức thông tin trên TCKT.
Thứ tư, nghiên cứu sinh thực hiện tổng quan các TCKT thuộc diện
khảo sát, gồm tạp chí: TCTC, TCNH, TCPTKT, TCKTDB, đưa ra những
khảo sát chung về quá trình phát triển, đặc điểm chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của các tạp chí.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN CÁC
TẠP CHÍ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng chất lượng nội dung thông tin
3.1.1. Thông tin tuyên truyền, cổ vũ đường lối, chính sách về lĩnh
vực kinh tế
Các tạp chí là cơ quan tham gia nghiên cứu, phát triển lý luận, cụ thể
hóa các quan điểm kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong hoạt động thực
tiễn. Nhiều bài viết trên tạp chí đi vào chiều sâu lý luận và tổng kết thực
tiễn, đóng góp thiết thực vào tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Cùng với nghiên cứu lý luận, phân tích, lý giải căn cứ khoa
học chủ trương, chính sách trong lĩnh vực kinh tế, các tạp chí tổng kết thực
tiễn, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của chủ trương, chính sách, pháp
luật về lĩnh vực kinh tế.
3.1.2. Thông tin phân tích, lý giải, tổng kết thực tiễn trong lĩnh vực
kinh tế
Từ những vấn đề lý luận chung và chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước, các TCKT phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận
thức rõ các quan điểm cơ bản, những điểm mới trong chủ trương, chính
sách; thu hút giới nghiên cứu chủ động và mạnh dạn thâm nhập thực tiễn
vào công cuộc đổi mới, kiến tạo kinh tế đất nước. Các TCKT tổng kết thực
tiễn, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội chủ trương, chính sách kinh tế...,
trong bối cảnh việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế của Việt Nam đã và đang làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế
và quản lý mới mẻ, phức tạp, cần được nghiên cứu, trao đổi khoa học.
3.1.3. Thông tin phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, hướng dẫn
và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về kinh tế
13
Nhiều bài viết chắt lọc từ các luận án, luận văn, nghiên cứu chuyên
sâu có giá trị và đã được thẩm định. Các vấn đề lý luận chung, kết quả
nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế, người đọc có thể
tìm thấy ở chuyên mục Nghiên cứu — Trao đổi, Ý kiến — Kinh nghiệm,
Phân tích bình luận chính sách..., là tài liệu tham khảo tốt cho người dạy và
người học ở các trường đại học, cao đẳng kinh tế.
3.1.4. Thông tin phản biện, tranh luận yếu
Số lượng bài viết mang tính phản biện, tranh luận khoa học còn hạn
chế; thiếu vắng những bài mang tính phản biện, điều tra về mặt trái, về hạn
chế đối với những vấn đề kinh tế trong nước, đặc biệt là các chủ đề kinh tế
vĩ mô quan trọng, được nhiều người quan tâm. Tính chất cổ vũ, tuyên
truyền vẫn là chủ đạo.
3.1.5. Thiếu thông tin mang giá trị học thuật
Thông tin dự báo thiếu sự phân tích đầy đủ, việc so sánh, nhận diện
các yếu tố tác động đến các chỉ tiêu dự báo và rút ra bài học kinh nghiệm
còn thiếu và yếu dẫn đến tác dụng của thông tin dự báo trên các TCKT
không cao.
3.2. Thực trạng chất lượng hình thức thông tin
3.2.1. Sử dụng chủ yếu thể loại bình luận và phản ánh
Các TCKT sử dụng chủ yếu 2 thể loại: bình luận và phản ánh. Các
TCKT đã có những bài bình luận được thực hiện công phu, kết hợp tư duy
khoa học và tư duy logic, có luận cứ, luận chứng để lý giải vấn đề. Bài phản
ánh chủ yếu mô tả, trình bày, phân tích vấn đề và sự kiện trong lĩnh vực
kinh tế với nhiều cấp độ khác nhau.
3.2.2. Ngôn ngữ biểu đạt mang phong cách khoa học
Cơ sở phong cách ngôn ngữ của các TCKT là các chuẩn ngôn ngữ viết
bằng tiếng Việt có các tính chất xác định. Bài viết chủ yếu mang phong
cách khoa học, thường có mối liên hệ chính phụ, logic, sử dụng nhiều lượng
thông tin từ kênh thông tin phi văn tự như: sơ đồ, đồ thị, biểu bảng...
3.2.3. Thiết kế, trình bày tạp chí
Thông tin đồ họa: đồ thị, biểu bảng được sử dụng nhiều, gồm số liệu,
tư liệu trích dẫn... Các tạp chí sử dụng các dạng khung mảnh, nét liền, tạo
mảng khối và điểm nhấn cho trang tạp chí. Trang bìa thể hiện các đặc điểm
chủ yếu của tạp chí, ngoài ra có các đặc điểm khác về: giấy và khổ giấy in,
chữ in
3.2.4. Kết cấu tác phẩm chưa triệt để và không rạch ròi
14
Các TCKT đều ban hành quy định về thể lệ gửi đăng bài trên tạp
chí, quy định cụ thể về kết cấu tác phẩm báo chí gửi đăng, tuy nhiên, việc
thực hiện quy định về kết cấu tác phẩm báo chí trên tạp chí hiện chưa triệt
để và không rạch ròi. Các tạp chí thường ghép chung các tiêu chí với nhau
trong phần đặt vấn đề, phần kết quả và diễn giải phân tích, một số bài viết
kết cấu chưa rõ ràng, bố cục chưa hợp lý; chất lượng biên tập của một số bài
báo còn chưa cao, văn phong khoa học chưa chặt chẽ...
3.3. Thực trạng chất lượng phương thức thông tin
3.3.1. Tổ chức chuyên đề chuyên sâu
- CĐCS duy trì ổn định, chủ đề đa dạng về lĩnh vực kinh tế
- Nội dung chuyên sâu về kinh tế nhưng thiếu thông tin phản biện,
điều tra.
- Cách thức thực hiện CĐCS giữa các TCKT rất khác nhau; tổ chức
chuyên đề còn hạn chế .
3.3.2. Thông tin chung về các sự kiện, vấn đề về kinh tế
- Cơ cấu chuyên mục phong phú, đa dạng
- Trùng lắp, chồng chéo nội dung thông tin giữa các TCKT
Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, từ những phân tích tổng quan, khái lược về thực
trạng chất lượng thông tin trên các TCKT của Việt Nam nói chung cũng
như qua kết quả khảo sát trên 4 tạp chí: TCTC, TCNH, TCKTDB và
TCPTKT, nghiên cứu sinh rút ra một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, chất lượng nội dung thông tin trên các TCKT thể hiện thế
mạnh của các TCKT,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xac_dinh_giai_phap_khuyen_nghi_nang_cao_chat.pdf