ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 03 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội, 2017
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Thịnh
Phản biện:
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phản biện:
Phản biện:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến khoa học và công nghệ hiện đại không ai có thể phủ nhận những đóng góp vô cùng to lớn của chúng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Điều này đã được minh chứng bằng lịch sử phát triển vàitrăm năm qua của xã hội và càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi loài người bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên mà mọi nguồn lực trí tuệ của con người được phát huy tối đa. Chính vì vậy, khoa học, công nghệ ngày càng trở nên có “giá trị hàng đầu” trên thước đo giá trị của xã hội văn minh hiện đại, và do vậy nó được thúc đẩy phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu nhất để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và sau đó là các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác thì cũng là lúc con người nhận ra tính hai mặt của nó. Nói cách khác, sử dụng khoa học và công nghệ không đồng nghĩa với phát triển và tiến bộ xã hội; ngược lại, khoa học và công nghệ có thể gây ra những hậu quả khôn lường, nó có thể hủy diệt chính sự sống của loài người, hoặc có thể biến con người thành những cỗ máy vô cảm, phi nhân tính, nếu chúng ta không nhận thức đúng mức vai trò của khoa học, công nghệ và đặc biệt không có cách thức kiểm soát nó một cách hiệu quả. Những hậu quả nhân văn do khoa học, công nghệ bị lạm dụng vì những mục đích chính trị hẹp hòi, vì thủ đoạn của các loại tội phạm, vì lợi ích kinh tế đã để lại một mối lo ngại lớn cho loài người, trong đó nguy cơ mai một, biến dạng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần cốt lõi của cả một dân tộc, nói lên cốt cách đặc trưng của con người Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính nhờ việc giữ gìn, phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần nhân ái, lao động cần cù, sáng tạo của các thế hệ đã giúp dân tộc ta dù bé nhỏ nhưng có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước ta đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và đặc biệt là trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại đã giúp chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước thì cũng là lúc nảy sinh những vấn đề nhức nhối trong đời sống tinh thần, đạo đức. Đặc biệt, sự mai một, sự xuống cấp trầm trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thay vào đó là sự lên ngôi của các giá trị đạo đức mới của nền văn hóa phương Tây hiện đại như sự sùng bái các giá trị vật chất, lối sống tự do, coi thường những giá trị truyền thống cho rằng đó là những giá trị không còn phù hợp trong thời đại mới, thậm chí làm kìm hãm những năng lực của con người là rất đáng ngại Thực tế này buộc chúng ta phải đi tìm lời giải cho câu hỏi có nên sử dụng và phát triển khoa học và công nghệ hay không? Có nên tiếp tục duy trì, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới, hay phải sử dụng và phát triển khoa học, công nghệ như thế nào để nó có thể phát huy những tác động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó đối với con người như hạn chế làm ô nhiễm môi trường sống, môi trường xã hội và những giá trị đạo đức nhân văn của con người? Đó là vấn đề trăn trở không chỉ của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, những người đang sử dụng khoa học, công nghệ mà của cả các nhà triết học, những nhà nghiên cứu lý luận. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà gần đây, số lượng các công trình khoa học và chính luận đề cập tới khoa học, công nghệ và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hiện đại, phân tích khủng hoảng của nền văn minh công nghiệp, tìm kiếm con đường khắc phục nó, tăng lên đáng kể ở bản thân các nước văn minh là nơi mà khoa học, công nghệ hiện đại đã trở thành nhân tố đóng vai trò quyết định diện mạo của con người và xã hội.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, xét về mặt lý luận, những nghiên cứu về sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung vào lý giải sự xuống cấp đạo đức gắn liền với toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và coi khoa học, công nghệ là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình đó. Song, thực tế cho thấy, bản thân khoa học và công nghệ cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các giá trị đạo đức, bởi lẽ giữa khoa học và đạo đức với tính cách là những hình thái ý thức xã hội vốn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Mặt khác, khoa học và công nghệ với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp trong xã hội hiện đại sẽ trở thành nhân tố quyết định sự biến đổi, phát triển mọi mặt của đời sống xã hội tức tồn tại xã hội, từ đó tất yếu dẫn đến những biến đổi trong đời sống đạo đức và các giá trị đạo đức. Do đó, việc tìm hiểu và lý giải sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến các giá trị đạo đức, đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, cho phép chúng ta nhận diện rõ nét hơn những biểu hiện của sự tác động, cơ chế tác động để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp nhất nhằm hướng tới mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Vì mục đích nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong điều kiện phát triển khoa học và công nghệ hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ hiện đại, về giá trị đạo đức truyền thống, về vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộcViệt Nam trong giai đoạn hiện nay như: tinh thần yêu nước, lòng yêu thương con người, tinh thần hiếu học, cần cù, tiết kiệm trong lao động từ đó tìm ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nêu trên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh, hệ thống hóa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
5. Đóng góp của luận án
Luận án “Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”góp phần đưa ra một số quan điểm mới sau:
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận:
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cho sự phát triển không chỉ của kinh tế mà của các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác, trong đó có lĩnh vực đạo đức.
6.2. Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận án có ý nghĩa khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, cho việc giảng dạy, học tập các môn khoa học như triết học,đạo đức học ở các trường đại học, các học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về khoa học và công nghệ hiện đại và giá trị đạo đức truyền thống
1.1.1. Nghiên cứu về khoa học và công nghệ hiện đại
Qua các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, các tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Các khái niệm về "khoa học", "công nghệ", "khoa học và công nghệ hiện đại".
- Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến đời sống xã hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng ngày càng trở nên sâu sắc trên cả phương diện tích cực và tiêu cực.
Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề về vai trò của khoa học và công nghệ trong xã hội. Đặc biệt, cần phải coi khoa học và công nghệ chính là nhân tố xúc tác trong việc giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội.
1.1.2. Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Các công trình nghiên cứu của các tác giả tập trung làm rõ các khái niệm giá trị, truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống. Trên cơ sở tìm hiểu các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam tiêu biểu như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù, tiết kiệm trong lao động... các tác giả chỉ ra những biến đổi của các giá trị này trong bối cảnh lịch sử mới với sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay
Các công trình nghiên cứu đã phác họa một cách trung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, kinh doanh, trong gia đình, nhà trường,... Đó là những biểu hiện coi nhẹ những giá trị đạo đức truyền thống, sùng bái nước ngoài, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, giáo dục gia đình bị buông lỏng, tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, lối hành xử bạo lực, vô cảm của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang là những dấu hiệu đi ngược với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
1.3. Những nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay
Các tác giả cho rằng cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục... từ cấp vĩ mô đến vi mô thì mới giải quyết được vấn đề.Một số giải pháp chủ yếu được các giả nêu ra như:
- Chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hóa để hội nhập và đưa giá trị truyền thống dân tộc lên một bước mới.
- Tạo lập môi trường cho sự phát triển của khoa học và công nghệ vì sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường; đẩy mạnh giáo dục đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường, xã hội với nội dung, phương thức phù hợp;
- Nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống; kết hợp giữa phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với tiếp thu các giá trị nhân văn của thời đại thông qua giao lưu quốc tế.
- Phát huy các giá trị văn hóa của khoa học và công nghệ vừa góp phần nâng cao tiềm lực của khoa học, công nghệ đất nước vừa xây dựng một nền văn hóa Việt Nam ngang tầm thời đại, đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, hầu hết những giải pháp trên đều nhằm phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghĩa là sự phát triển của khoa học và công nghệ trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung chứ không đặt trong mối quan hệ với đạo đức, và nhất là các giá trị đạo đức truyền thống. Do vậy, đây vẫn được xem như một mảng còn thiếu về mặt lý luận đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu, bổ sung thêm.
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Những vấn đề lý luận chung về khoa học và công nghệ hiện đại
Qua khảo cứu có thể thấy các tác giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "khoa học" và về "công nghệ", tuy nhiên hầu như chưa có định nghĩa về "khoa học và công nghệ hiện đại".
Về tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, các tác giả kể cả ở trong và ngoài nước đều tập trung làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực đến xã hội nói chung, đến lối sống của họ nhiều hơn là làm rõ những tác động đến các giá trị đạo đức truyền thống và việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, vấn đề này cần được khai thác nhiều hơn nữa.
- Về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay thì con người không thể giữ nguyên cách nghĩ, cách hành động cũ vốn là sản phẩm của điều kiện xã hội cũ mà cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và xu thế của thời đại. Sự thay đổi này không phải là phủ nhận hay khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, mà là ở chỗ cần phải thay đổi nhận thức về nội dung, phạm vi tác động và phải có cách thức hành động mới để thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc phù hợp và hiệu quả hơn trong điều kiện lịch sử mới.
Tuy nhiên, vấn đề phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu cầu gì về mặt lý luận và thực tiễn thì hầu hết các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến.
- Về tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thực trạng của vấn đề này cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra khá rõ ở nhiều góc độ khác nhau từ góc độ đạo đức xã hội đến đạo đức cá nhân, từ đối tượng là thế hệ trẻ, đến cán bộ, đảng viên và đặc biệt là biểu hiện ở từng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tiêu biểu như ở tinh thần yêu nước, tinh thân nhân ái, tinh thần hiếu học, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động v.v... Nguyên nhân của thực trạng này cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra không phải là do bản thân khoa học và công nghệ hiện đại mang lại mà do quá trình sử dụng của con người. Quá trình này bị chi phối bởi các yếu tố cơ bản như bản chất chế độ xã hội, lợi ích giai cấp, trình độ nhận thức, văn hóa của con người. Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các phương hướng và giải pháp để nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại đến đạo đức nói chung và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói riêng, trong đó hầu hết các giải pháp đều nhấn mạnh đến định hướng xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ của đất nước. Bên cạnh đó, các giải pháp như tăng cường vai trò của giáo dục - đào tạo, hệ thống pháp luật và đẩy mạnh hợp tác quốc tế,... là những biện pháp được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, chưa có công trình chuyên sâu nào đề cập tới vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các tác giả muốn đem đến một cái nhìn tổng thể về sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại tới các mặt khác nhau của đời sống xã hội như trong phát triển nền kinh tế thị trường hay trong đời sống văn hóa, tinh thần nói chung, trong đó có đề cập tới đạo đức. Ngay cả khi bàn về sự biến đổi của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng không có nhiều công trình chuyên sâu tìm hiểu nguyên nhân từ sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, mà đều lồng ghép vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vào xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường như một nhân tố cơ bản trong các quá trình đó. Vì vậy, để đi sâu nghiên cứu, làm rõ hơn bản chất của vấn đề này cần thiết có thêm nhiều công trình hơn nữa nghiên cứu chuyên sâu hơn để việc nhận thức được rõ ràng, sâu sắc và mang tính hệ thống hơn.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu về vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay, theo tác giả cần phải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ hiện đại, về vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống.
Hai là, phân tích thực trạng sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng trên. Trên cơ sở đó, đặt ra một số vấn đề cần giải quyết từ thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống các công trình tiêu biểu ở trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ hiện đại; về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, về những tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đây là những công trình có nội dung quan trọng, liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài Luận án, giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu trên cơ sở đó có sự tham khảo, kế thừa, bổ sung và xây dựng một hướng nghiên cứu mới, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về vấn đề này.
Trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu trên, tác giả cố gắng khái quát những đóng góp cơ bản có liên quan đến hướng nghiên cứu của tác giả Luận án, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mà các công trình không đề cập đến hoặc đề cập một cách khiêm tốn do tính quy định của đối tượng và mục đích nghiên cứu ở các đề tài khác nhau.
Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI, VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
2.1.Khái niệm "Khoa học và công nghệ hiện đại", mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hiện đại với đạo đức
2.1.1. Khái niệm "Khoa học và công nghệ hiện đại"
2.1.1.1. Khái niệm khoa học
Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra định nghĩa khoa học như sau:
Khoa học là một hệ thống tri thức về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, đồng thời khoa học còn là một loại hình hoạt động đặc biệt, thông qua việc ứng dụng các thành tựu của khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống nó đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người và xã hội.
Với việc đưa ra định nghĩa trên đây, tác giả tiếp cận khái niệm "khoa học" trên hai phương diện:
Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội.
Thứ hai, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền sản xuất hiện đại.
Với cả hai cách tiếp cận trên, khoa học đều có vai trò tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức.
2.1.1.2.Khái niệm Công nghệ
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đưa ra khái niệmcông nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Nội dung của khái niệm công nghệ bao gồm hai phần: phần thứ nhất bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng Phần thứ hai bao gồm đội ngũ công nhân có sức khỏe, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có năng xuất cao, các dữ liệu, bản thuyết minh, dự án mô tả những sáng chế kỹ thuật, những thông tin điều hành kỹ thuật, điều hành sản xuất và những liên hệ, bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch kiểm tra, điều hành nghiên cứu thị trường
2.1.1.3.Khái niệm khoa học và công nghệ hiện đại
Như trên đã phân tích, thuật ngữ "Khoa học và công nghệ hiện đại" xuất phát từ mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hai khái niệm "khoa học" và "công nghệ". Đặc biệt, bước sang thế kỉ XX khoa học và công nghệ ngày càng có xu hướng xâm nhập vào nhau và tạo ra những thay đổi lớn lao chưa từng thấy. Thực tế này buộc tư duy con người phải gắn liền hai khái niệm "khoa học" và "công nghệ" với nhau trong một thuật ngữ mới, đó là "khoa học và công nghệ" hay "khoa học - công nghệ".
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tác giả luận án không tiếp cận thuật ngữ "khoa học và công nghệ" nói chung mà tiếp cận thuật ngữ "khoa học và công nghệ hiện đại". Tính từ hiện đại trong thuật ngữ này hàm ý hai ý nghĩa:
Một là, nó nhấn mạnh tính đổi mới theo kiểu bùng nổ của khoa học và công nghệ ngày nay.
Hai là, nói lên phạm vi không gian và thời gian của những thành tựu mà khoa học và công nghệ đạt được với những đặc trưng riêng biệt của nó so với các giai đoạn trước của cuộc cách mạng trong lĩnh vực này.
2.1.2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đạo đức
2.1.2.1. Khoa học và đạo đức với tính cách là các hình thái ý thức xã hội
Khoa học là hệ thống các tri thức của con người phản ánh một cách đúng đắn bản chất và các quy luật của hiện thực khách quan: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy.
Nội dung của khoa học và công nghệ mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản chất giai cấp hay thể chế chính trị – xã hội. Nhưng mục đích của việc áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ là chủ quan, nó gắn liền với lợi ích, hệ tư tưởng của các giai cấp nhất định, gắn liền với bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán của các cộng đồng người trong xã hội.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm hướng dẫn con người tiến tới cái thiện, cái chân, cái mĩ... chống lại cái ác, cái giả, cái xấu... Đạo đức là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế – xã hội sinh ra và quyết định.
2.1.2.2. Sự thống nhất giữa khoa học và công nghệ với đạo đức
Sự thống nhất biện chứng giữa khoa học và công nghệ với đạo đức được thể hiện ở chỗ mục đích chân chính của khoa học và công nghệ với đạo đức là tạo ra mọi điều kiện để giúp con người cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, cải biến bản thân mình, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
2.1.2.3. Vai trò của khoa học và công nghệđối với các nấc thang giá trị đạo đức
Vai trò của khoa học và công nghệđối với các nấc thang giá trị đạo đứcmang tính lịch sử – cụ thể. Nghĩa là, sựtác động đó theo chiều hướng tích cựchay tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu tùythuộc vào bản chất của chế độ, tính chấtcủa thời đại; tùy thuộc vào lợi ích của cácgiai cấp, tầng lớp trong xã hội; tùy thuộcvào bản sắc, truyền thống, phong tục tậpquán của các dân tộc.
2.1.2.4.Vai trò của các quanniệm đạo đức đối với sự phát triển khoahọc và công nghệ
Đối với mục tiêu của khoa học và công nghệ
Đối với nội dung của khoa học và công nghệ
Đối với phương pháp tiến hànhhoạt động khoa học và công nghệ
2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.2.1.Giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam
2.2.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta. Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xã hội.
2.2.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam được xem là một bộ phận chiếm vị trí cốt lõi trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc, những giá trị đó có cơ sở hình thành từ điều kiện đặc thù về địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc. Đó là kết quả và là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc mang đậm nét đặc thù của sự phát triển xã hội trong lịch sử Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm:Tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, truyền thống cần cù, tiết kiệm trong lao động, tinh thần hiếu học...
2.2.2.Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
2.2.2.1. Phát huy là một quá trình tất yếu khách quan của sự phát triển đạo đức
Phát huy giá trị đạo đức truyền thống là biểu hiện của sự kế thừa có chọn lọc cái cũ trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng khách quan.
2.2.2.2.Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Dưới tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra sự biến đổi không nhỏ đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Về những tác động tích cực
Thứ nhất, nhận thức của con người về các giá trị đạo đức truyền thống ngày càng được củng cố và phát triển phù hợp với điều kiện mới
Thứ hai, tạo ra nhiều phương thức hiện đại giúp con người hiện thực hóa các giá trị đạo đức truyền thống
Về những tác động tiêu cực
- Về mặt nhận thức, xuất hiện hai khuynh hướng, hai thái độ ứng xử trái ngược nhau: Khuynh hướng tôn sùng các giá trị khoa học và công nghệ hiện đại và khuynh hướng bảo thủ, bài trừ cái mới, giữ khư khư các chuẩn mực truyền thống không còn phù hợp.
- Về mặt hành động: xuất hiện những hành vi đạo đức sai lệch trong xã hội.
2.2.2.3.Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kế thừa phải gắn liền với đổi mới
- Trong mối quan hệ giữa cái truyền thống và cái hiện đại, cần lấy cái hiện đại là cái chủ yếu
- Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống phải nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
2.3. Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống
2.3.1. Khoa học và công nghệ hiện đại góp phần định hướng trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống
Từ việc thay đổi lối sống mới, lối sống hiện đại được tạo ra chủ yếu từ những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người đang có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thái độ đối với các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
2.3.2. Khoa học và công nghệ hiện đại là công cụ, phương tiện để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện mới
Khi khoa học và công nghệ trở thành động lực để thỏa mãn các nhu cầu mới của con người hiện đại thì cũng chính là lúc khoa học và công nghệ thực hiện vai trò là phương tiện giúp hiện thực hóa những nhu cầu, ước mơ, những lý tưởng đạo đức của mình.
2.3.3.Khoa học và công nghệ hiện đại góp phần tạo ra cơ sở cho việc đấu tranh, cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp với thời đại mới
Để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội hiện đại thì bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy còn là quá trình đấu tranh, cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp với thời đại mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Khoa học và công nghệ hiện đại với đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, để các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc tồn tại và phát triển trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ thì cần phải nâng cao vai trò của chính khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị truyền thống.
Chương 3
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆHIỆN ĐẠI TRONG VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨCTRUYỀN THỐNG – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng vai trò của khoa học và công ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_vai_tro_cua_khoa_hoc_va_cong_nghe_hien_dai_d.docx