Tóm tắt Luận án - Tiếng cười trên sân khấu kịch nói Việt Nam trong quan hệ với tiếng cười của sân khấu truyền thống

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI Lê Mạnh Hùng TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU KỊCH NÓI VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI TIẾNG CƯỜI CỦA SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử sân khấu Mã số: 62 21 02 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Thi Phản biện 1: Phản biện 2: Phản

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Tiếng cười trên sân khấu kịch nói Việt Nam trong quan hệ với tiếng cười của sân khấu truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà nội Khu Văn hóa Nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi giờ, ngày . tháng .. năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những thập kỷ gần đây, trênsân khấu Kịch nói Việt Nam xuất hiện âm hưởng của tiếng cười đã từng vang vọng trong sân khấutruyền thống.Thành công bước đầu của một số vở hài kịch và chính kịch có yếu tố hài đã bộc lộ xu hướng vừa tiếp thu nguyên lý sáng tác kịch phương Tây, vừa kết hợp với nguyên tắc sáng tạo tiếng cười từ sân khấu truyền thống. Nghiên cứu mối quan hệ ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (Chèo, Tuồng) vào Kịch nói là nhu cầu bức thiết của sự tồn tại, phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu rút ra những kiến giải về một phương thức sáng tạo, góp một ý kiến vào quá trình phát triển thể loại Kịch nói dân tộc nói chung và hài kịch nói riêng là vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, NCS (Nghiên cứu sinh) lựa chọn đề tài Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam trong quan hệ với tiếng cười của sân khấu truyền thốnglàm đề tài nghiên cứucho luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ diện mạo tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam trong quan hệ ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (Chèo, Tuồng). Bước đầu hệ thống hóa một số nguyên tắc sáng tạo tiếng cười ở thể loại chính kịch Việt Nam, trong quan hệ với tiếng cười của sân khấu truyền thống. 3. Đối tượng nghiên cứu 2 Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam trong quan hệ ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (Chèo, Tuồng) cả về lý luận và thực tiễn là đối tượng nghiên cứu của luận án. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn trong quan hệ ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấutruyền thống (Chèo, Tuồng) vào tiếng cười của Kịch nói và tìm hiểu về đặc trưng thẩm mỹ của tiếng cười trong Kịch hát truyền thống Việt Nam được vận dụng vào thể loại kịch phương Tây. Luận án không đặt vấn đề đi sâu vào lĩnh vực có liên quan đến lý thuyết và thực tiễn của thể loại hài kịch, cả của phương Tây và Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận là lý thuyết về tiếng cười, tập trung ở tiếng cười mang giá trị cái hài; lý luận về kịch phương Tây, Kịch hát truyền thống. Đồng thời, đề tài cũng sẽ được đặt vào dòng chảy văn hóa để xem xét từ các góc độ khác nhau. 6. Giả thuyết khoa học Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống qua tư duy sáng tạo, mang dấu ấn văn hóa, tâm lý dân tộc. Sự ảnh hưởng đã làm biến đổi một số nguyên tắc về tính thống nhất trong cấu trúc hành động và phương thức biểu hiện của thể loại chính kịch phương Tây được du nhập vào nước ta. 7. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau - Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống qua phương thức nào? - Thể hiện ở những lĩnh vực nào trong tác phẩm sân khấu? - Hiệu quả thực tiễn và giá trị nghệ thuật? 3 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận Đồng thời với hướng tiếp cận từ những nguyên lý mỹ học và sân khấu học, luận án cũng tiếp cận tiếng cười trên sân khấu Kịch nói từ góc độ văn hóa học. 8.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, chứng minh Phương pháp cho phép đi sâu phân tích những hiện tượng, những vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận ảnh hưởng từ nghệ thuật sân khấu truyền thống vào việc sáng tạo ra tiếng cười trong Kịch nói. - Phương pháp liên ngành Phương pháp nghiên cứu liên ngành Sân khấu học - Văn hóa học cho phép NCS có được cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với một hiện tượng văn hóa nghệ thuật được du nhập từ bên ngoài, tồn tại theo hướng thích nghi với các điều kiện mới và phát triển trên cơ sở các mối tương tác giữa hai không gian văn hóa. - Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, điều tra Phương pháp này chủ yếu nhằm khảo sát về lĩnh vực dàn dựng, biểu diễn,khán giả. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam theo tư duy sáng tạo của sân khấu truyền thống. Trong đó, tư duy hài hước hóa giữ vai trò chủ yếu. Từ đó hình thành cơ sở lý luận về phép biên kịch cho sự thay đổi một số nguyên tắc của tính thống nhất trong chính kịch, khi các phương thức sáng tạo từ tư duy hài hước hóa xâm nhập vào Kịch nói và tạo nên một mô hình cấu trúc mới của chính kịch. 4 Kết quả nghiên cứu sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo nhân lực sân khấu, các nhà hát, các nghệ sĩ yêu thích sân khấu hài; khích lệ sự sáng tạo của các nghệ sĩ yêu sân khấu hài phát triển thể loại Kịch nói Việt Nam hiện đại theo hướng đi lên từ cội nguồn văn hóa dân tộc. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu (9tr), Tổng quan tài liệu (14tr), Danh mục bài viết công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án (1tr), Kết luận (4tr), Tài liệu tham khảo (6tr) và Phụ lục (4tr). Nội dung luận án được chia làm 03 chương: Chương 1: Tiếng cười sân khấu (32tr); Chương 2: Những nhân tố gây ảnh hưởng vào Kịch nói Việt Nam từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (Chèo, Tuồng) (23tr); Chương 3: Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (58tr). 5 PHẦN TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan tài liệu sẽ không khảo sát theo hướng phân tích, đánh giá kết quả những vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết ở những công trình đã có, nhằm xác định giới hạn nội dung, những vấn đề còn tồn tại mà luận án cần giải quyết. Tuy nhiên, để có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu, tổng quan tài liệu sẽ tiến hành khảo sát trên ba nhóm tài liệu gắn bó chặt chẽ đến toàn bộ quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu mà luận án đặt ra: - Về lý thuyết của tiếng cười (Nhóm 1) - Tiếng cười trong hài kịch phương Tây du nhập vào Việt Nam (Nhóm 2) - Tiếng cười trên sân khấu truyền thống (Nhóm 3) 1. Về lý thuyết của tiếng cười (Nhóm 1) Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, vấn đề lý thuyết của tiếng cười sẽ chỉ dừng lại ở số ít chuyên luận có liên hệ mật thiết với tiếng cười sân khấu. 1.1. Chuyên luận Tiếng cười(Hay lược khảo về ý nghĩa của hài tính) của H. Bergson, người dịch Phạm Xuân Độ, do Nhà xuất bản Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 1.2. Về chuyên khảo Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục Hưng của M. Bakhtin 1.3. Các công trình khác có luận giải về tiếng cười. Hầu hết các học giả khi nghiên cứu về tiếng cười dưới góc độ phạm trù mỹ học, có nội dung xã hội ở các cấp độ khác nhau đều luận giải theo hướng xác định tiếng cười mang giá trị cái hài nảy sinh 6 do mâu thuẫn giữa các cặp phạm trù đối lập. 2. Tiếng cười trong hài kịch phương Tây được du nhập vào Việt Nam (Nhóm 2) Người đầu tiên dịch và giới thiệu hài kịch Molière trên tờ Đông Dương tạp chí vào những năm đầu thế kỷ XXlà Nguyễn Văn Vĩnh. Sau này có GS. Đỗ Đức Hiểu. Tiếp đó, chúng ta còn biết đến những bản dịch và giới thiệu về hài kịch Molière của Tuấn Đô. Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành cuốn Văn học phương Tây (nhiều tác giả). Hài kịch Moliere, tác giảTôn Gia Ngân (Nhà xuất bản Văn học, năm 2004). Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - MÔ-LI-E, PGS. TS. Lê Nguyên Cẩn. Cùng với những công trình nghiên cứu về Molière, người yêu sân khấu Việt Nam còn được tiếp cận với hài kịch Gogol (Nga). Người đầu tiên dịch và giới thiệu kịch Quan thanh tra của Gogol là PGS. Vũ Đức Phúc. Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Gogol, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bài Kịch Quan thanh tra vào Việt Nam; Đỗ Hải Phong Thế giới phi lý và nỗi lo âu, hy vọng trong kịch Gogol... 3. Về tiếng cười trên sân khấu Kịch hát truyền thống (Nhóm3) Có thể liệt kê hàng loạt các tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu như GS. Trần Bảng: Chèo một hiện tượng sân khấu dân tộ,; Đạo diễn Chèo. GS. Phan Ngọc: Bản sắc văn hoá Việt Nam. PGS. Hà Văn Cầu: Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Chèo. PGS. Tất Thắng: Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo, Sân khấu truyền thống từ chức năng giáo huấn đạo đức, Những mảnh trò hay... TS. Trần Đình Ngôn: Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học, Nghệ thuật biểu diễn Chèo truyền thống, Đường trường chông chênh... TS. Xuân Yến: Những vấn đề thẩm mỹ đạo lý xã hội trong Tuồng cổ, 7 cùng nhiều công trình của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Ngọc Cầu, Đặng Quốc Nhật, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều... Trong hầu hết các công trình, các tác giả đều đề cập đến tiếng cười ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Một số tác giả đã công bố công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiếng cười như: Bước đầu tìm hiểu Tiếng cười trong Chèo cổ của Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều, Hề Chèo của PGS. Hà Văn Cầu, Tuồng hài của Lê Ngọc Cầu, Tiếng cười trên sân khấu truyền thống của Đặng Quốc Nhật, Nội dung xã hội và mỹ học Tuồng đồ của Lê Ngọc Cầu, Phan Ngọc... 4. Nhận định, đánh giá về tổng quan tài liệu 4.1. Ý kiến trái chiều - Về các quan niệm mô hình nhân vật và chuyển hóa mô hình; - Mâu thuẫn trong việc quy nạp thể loại của Chèo theo lý luận kịch phương Tây và gọi Chèo là bi hài kịch; - Mâu thuẫn trong quan niệm về trò: Trò thuần túy do lời văn gọi là trò nhời và trò do diễn xuất gọi là trò diễn. 4.2. Về những điểm gặp gỡ - Điểm gặp gỡ đầu tiên được thiết lập trước hết bởi hình thức kịch phương Tây với sân khấu truyền thống không quá xa lạ - Gặp gỡ, đồng thuận trong quan điểm bảo vệ người lao động, đấu tranh chống lại những kẻ ăn trên ngồi trốc - Điểm gặp gỡ thứ ba là quan niệm hài kịch không chừa ra một tính xấu nào cả - Cuối cùng và quan trọng là sự gặp gỡ trong thủ pháp gây cười và kết cấu hài kịch 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TIẾNG CƯỜI SÂN KHẤU Tiếng cười sân khấu là một hình thức biểu hiện từ hiệu quả của lao động sáng tạo. Nó phản ánh các giá trị chân, thiện, mỹ và đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng ở mọi cấp độ. Tuy nhiên, dù được phản ánh ở bất kỳ hình thức thể loại nào của sân khấu, tiếng cười đó cũng chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó tuân thủ những nguyên tắc của phạm trù mỹ học. 1.1. Tiếng cười mang giá trị cái hài 1.1.1. Cái hài 1.1.2. Tiếng cười tống tiễn 1.1.3. Tiếng cười từ mâu thuẫn các cặp phạm trù đối lập 1.1.4. Tính lịch sử của tiếng cười mang giá trị cái hài 1.1.5. Tính thẩm mỹ của tiếng cười mang giá trị cái hài 1.2. Điều kiện nảy sinh tiếng cười - Tiếng cười nảy sinh từ hình dáng: Một hình hài kỳ dị, cử chỉ điệu bộ lố lăng, máy móc, vẻ mặt ngây dại với các hành vi biểu hiện bất bình thường sẽ làm cho người ta buồn cười. - Tiếng cười từ tình huống: Tình huống mang bản chất của cái hài là khi những vấn đề xã hội nảy sinh từ mâu thuẫn giữa các cặp phạm trù đối lập, hoặc mang tính bảo thủ, lạc hậu không phù hợp so với trình độ nhận thức. - Từ tính cách: Tiếng cười nảy sinh từ chính bản thân nhân vật mang tínhcách hài là yếu tố quan trọng được đặc biệt quan tâm trong quá trình sáng tạo. 9 - Sự phóng đại, cường điệu: Đây là biện pháp được sử dụng nhiều nhất khi đi tìm tiếng cười. - Ngôn ngữ gây cười: Ngôn ngữ tạo ra tiếng cười do con người sáng tạo trong khuôn khổ của các quy luật tạo nên tính hài. 1.3. Các cung bậc của tiếng cười 1.3.1. Tiếng cười vui náo nhiệt, khôi hài Tiếng cười giải trí, tiêu trừ stress, giảm căng thẳng thần kinh, xua tan nhọc nhằn lam lũ. 1.3.2. Tiếng cười mỉa mai, chế giễu Tiếng cười mỉa mai, chế giễu nhằm tỏ thái độ coi thường đối tượng với mục đích chê bai, bỡn cợt, làm cho đối tượng lộ nguyên hình tính chất giả tạo, hình thức mâu thuẫn với bản chất bên trong. 1.3.3. Tiếng cười châm biếm Tiếng cười châm biếm biểu hiện thái độ không khoan nhượng, không phê phán theo chủ ý hoàn thiện hay sửa chữa một khiếm khuyết nào đó của đối tượng. Châm biếm là thái độ đứng ở phía đối lập với đối tượng, tố cáo và lên án quyết liệt, nhằm phủ nhận đối tượng. 1.3.4. Cười ra nước mắt Cười ra nước mắt là phản ứng tâm sinh lý trước một đối tượng hài mang tính bi. 1.4. Dấu ấn văn hóa trong tiếng cười Hệ giá trị văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng quyết định yếu tố nào sẽ tạo ra phản ứng thích hợp gây được tiếng cười,yếu tố nào sẽ gây sự bất bình, khó chịu. Sự khác biệt về văn hóa trong tiếng cười biểu hiện rõ hơn cả ở ngôn ngữ - ngôn ngữ đối thoại gây cười. 10 Dấu ấn văn hóa trong tiếng cười của các vùng miền khác nhau tùy thuộc vào các quan điểm thẩm mỹ, lối sống ứng xử, thuần phong mỹ tục. 1.5. Tiếng cười nhân vật và tiếng cười khán giả Tiếng cười nhân vật và tiếng cười khán giả là hai hình thức biểu đạt với trạng thái, nội dung, mục đích, ý nghĩa khác nhau. Nhân vật cười do những quy định của tình huống, hành động, tính cách và các trạng thái tình cảm Tiếng cười khán giả là tiếng cười của người xem khi trên sân khấu diễn ra những cái làm họ cười, cái đáng để cười.Khán giả vừa là người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, vừa là người tham gia vào quá trình sáng tạo làm nên tác phẩm sân khấu. Tiểu kết Nghệ thuật gây cười là sự sáng tạo cái hài theoý nghĩa mỹ học của nó, bị chi phối bởi các quy luật thẩm mỹ, với mục đích, đối tượng, mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau. Quy luật đó mang tính khái quát, điển hình, có khả năng ảnh hưởng, chi phối và tương thích với tiếng cười sân khấu của mọi nền văn hóa. Đồng thời tiếng cười cũng phản ánh những cái riêng, cái khác biệt trong sáng tạo, cũng như trong thưởng thức ở từng cộng đồng người. 11 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ GÂY ẢNH HƯỞNG VÀO KỊCH NÓI VIỆT NAM TỪ TIẾNG CƯỜI CỦA SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG (CHÈO, TUỒNG) 2.1. Tư duy sáng tạo 2.1.1. Tư duy tổng hợp Tư duy tổng hợp cảm tính trong nguyên tắc sáng tạo của sân khấu truyền thống mang tính ngẫu hứng nhiều hơn sự xét đoán của lý trí. Tư duy tổng hợp được thể hiện trước hết qua hình thức thể loại, phong cách thể tài và sự đa dạng các phương tiện sáng tạo, phương thức biểu hiện. Tư duy tổng hợp là sự kết hợp giữa tư duy khái quát với tư duy hài hước hóa mang sắc thái dân gian; là sự kết hợp giữa tư duy hành động nghiêm túc, bi thương với hành động mang tính hài; là sự đan xen giữa tính cách, số phận bi thảm của nhân vật với tính cách hài; giữa các tình huống nghiêm túc, gay cấn với các tình huống gây cười. 2.1.2. Tư duy hài hước hóa Tư duy hài hước hóa trong hình thái tư duy tổng hợp của sáng tạo sân khấu là kết quả của một dạng lao động cao cấp nhất của vật chất - bộ não. Thông qua quá trình tiếp nhận hiện thực khách quan, tư duy sẽ phân tích, so sánh, chuyển hóa cái nghiêm túc, bi thương từ tình huống, sự kiện, hành vi, ngôn ngữ, thái độ ứng xử theo hướng hài hước, gây cười nhằm mục đích vui đùa, bài bác, chế nhạo, phê phán, châm biếm để tiến tới phủ nhận cái xấu. 12 Tiếng cười do tư duy hài hước hóa từ đời sống, đi vào văn học nghệ thuật dân gian, rồi bước lên sân khấu truyền thống và trở thành ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại, làm nên những hiệu quả đặc biệt, đưa loại hình sân khấu dân gian lên hình thức sân khấu chuyên nghiệp. 2.2. Phương thức biểu hiện 2.2.1. Cấu trúc đan xen, song hành Cấu trúc đan xen, song hành trong Kịch hát truyền thống là một trong những biểu hiện của hình thái tư duy tổng hợp. Cấu trúc này bộc lộ rõ ở tính không ổn định do không phải tuân thủ những niêm luật chặt chẽ. Vì vậy, sự đan xen, song hành giữa các tính chất bi, hài, nghiêm túc; các trạng thái cảm xúc đối lập được khai thác, phản ánh từ hiện thực khách quan, được kết hợp trong một mô hình cấu trúc khá phóng khoáng. Xu hướng hài hước hóa khi kể chuyện là thói quen có từtrong đời sống củangười Việt, sau đó đi vào văn học nghệ thuật dân gian, rồi bước lên sân khấu và trở thành ý thức sáng tạo. Tính chất đan xen, song hành trong mô hình cấu trúc của sân khấu truyền thống Việt Nam có căn nguyên từ tư duy hài hước hóa 2.2.2. Trò nhại Trò nhại thực chất là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian; là khái niệm gợi sự hình dung về cái cách mà người đời bắt chước; là sự tái hiện lại những cử chỉ hành vi, thái độ đã xảy ra và được biểu hiện theo xu hướng cường điệu hóa mang mục đích chế giễu, trêu chọc gây cười. Trò nhại tái hiện lại không chỉ một cử chỉ, một hành vi, hay một lời nói, mà còn là sự bắt chước một chuỗi những hành vi, cử chỉ tạo thành một sự việc, một câu chuyện đang diễn ra hoặc đã diễn ra; 13 là cách kể chuyện theo lối minh họa lại câu chuyện theo nhận thức của người kể, nên thành trò. Nhại lại người khác và khi nhại nhất định người nhại sẽ nhấn mạnh vào một khía cạnh nào đó nhằm bầy tỏ thái độ chế giễu, bài bác đối với sự việc đã xảy ra. 2.2.3. Tiếng cười đan xen trong Tuồng Với tính cách sắc sảo, mạnh mẽ, quyết liệt, tiếng cười đan xen trong các vở mang tính chất bi hùng của Tuồng đã làm nên sắc thái rất riêng của thể loại. Trong không khí bi tráng với những cảnh bạo liệt, các nghệ nhân xưa vẫn tìm cách hài hước hóa nhằm lột tả bản chất của vấn đề thông qua tiếng cười và cũng làm bật lên tính thẩm mỹ của tiếng cười. Ngược lại tính hài lại là ngôn ngữ chủ yếu trong các vở tuồng đồ (còn gọi là tuồng hài). Khác hẳn về nội dung phản ánh cũng như chủ đề với dòng tuồng thầy, tuồng hài đậm đặc chất dân gian. 2.3. Tính trò 2.3.1. Chữ trò trong mọi trường hợp đều gợi trong tâm trí hình dung về sự chuyển động mang đặc trưng cơ bản của sân khấu là diễn xuất. Hình ảnh chuyển động đó kích thích sự liên tưởng tới hoạt động của con người được thể hiện theo một phương thức với những quy ước nhất định Tính trò là khái niệm xác định vai trò của diễn xuất. Cấu trúc mảnh trò là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc của Kịch hát truyền thống. Tư duy mảnh trò là hệ quả của hình thái sân khấu kể chuyện. Khái niệm có tích mới dịch nên trò đã chỉ ra một nguyên tắc khá cơ bản của quá trình sáng tạo. Diễn xuất là đặc trưng cơ bản làm nên hình thái sân khấu. 2.3.2. Tính trò hình thành do có sự góp mặt của diễn xuất trên 14 cơ sở những nguyên tắc cơ bản về tính ước lệ, cách điệu, trình thức, mô hình hoá và chuyển hoá mô hình. Tính trò của nhời biểu hiện sinh động, gây ấn tượng mạnh khi người diễn làm bật ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau câu chữ, đặc biệt là ý nghĩa gây cười. Tính trò, đặc biệt là trò mang lại tiếng cười trên sân khấu Kịch hát truyền thống không chỉ do hiệu quả của tính trò trong ngôn ngữ đối thoại trên văn bản, mà được hình thành do sự tham gia đắc lực của diễn xuất. 2.3.3. Tính trò trong diễn xuất thể hiện trên những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật biểu diễn kịch hát. Diễn xuất được cách điệu hóa là biện pháp bị chi phối bởi nguyên tắc mô hình hóa mang tính khái quát.Nguyên tắc cách điệu hóa được đẩy lên tới mức cường điệu khi mục đích diễn tả nhằm hướng tới hiệu quả gây cười. Tính cường điệu cho phép phóng đại mọi biểu hiện từ tình huống, tính cách, biện pháp thực thi hành động, thái độ, nét mặt, sắc thái tình cảm, giọng điệu ngôn ngữ, kiểu cười, đến hóa trang, phục trang của nhân vật... Cường điệu trong diễn xuất nhằm mục đích chế giễu, nhạo báng, trêu chọc, thậm trí chỉ là đùa cũng luôn mang hình bóng của sân khấu trò nhại. 2.3.4.Tính ngẫu hứng trong diễn xuất Kịch hát truyền thống là một trong những đặc trưng cơ bản của hình thái sân khấu dân gian. 15 Cường điệu hóa khi ứng diễn ngẫu hứng, và ngược lại ngẫu hứng, cao hứng mà cường điệu lên nhằm mục đích gây cười là biểu hiện thường thấy trong các mảnh trò. Tiểu kết Tư duy sáng tạo của sân khấu truyền thống là hệ quả của hình thái tư duy tổng hợp cảm tính đã hình thành từ rất lâu đời và chi phối nhiều lĩnh vực trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của các dân tộc phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Tư duy tổng hợp, trong đó có tư duy hài hước hóa có lợi thế là làm phong phú đa dạng phương thức phản ánh thỏa mãn nhu cầu, thói quen của người thưởng thức. 16 Chương 3 TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU KỊCH NÓI VIỆT NAM TIẾP NHẬN ẢNH HƯỞNG TỪ TIẾNG CƯỜI CỦASÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG Chương 3 của luận án sẽ nhận diện, phân tích, đánh giá ảnh hưởng từ sân khấu truyền thống vào Kịch nói Việt Nam; bước đầu hệ thống hóa một số biện pháp sáng tạo ở cả ba khu vực: sáng tác kịch bản, biểu diễn và dàn dựng. 3.1. Kịch nói Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tiếng cười từ sân khấu truyền thống trên phương diện biên kịch 3.1.1. Chính kịch Việt Nam với sự ảnh hưởng tiếng cười từ nghệ thuật sân khấu truyền thống qua tư duy hài hước hóa. Chính kịch là thể loại kịch nghiêm túc, thể hiện nhất quán về mọi phương diện trong sáng tác văn học kịch và mang tính thống nhất cao. Ảnh hưởng từ tư duy hài hước hóa đã làm thay đổi phương thức phản ánh những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm Tư duy hài hước hóa cho phép người sáng tạo soi chiếu vào hiện thực từ góc nhìn giễu cợt, châm biếm khi nhận thấy bản chất của những vấn đề nghiêm túc đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Tiếng cười trong thể loại chính kịch được xem như một phương tiện sáng tạo nhằm cuốn hút người xem. Cấu trúc đan xen, song hành của Kịch hát truyền thống đã xâm nhập vào các tình huống, tính cách, hành động trong một vở chính kịch và mang lại nhiều trạng thái cảm xúc. Cấu trúc đan xen, song hành xuất phát từ cách khai thác chủ đề; vừa “phản ánh, ca ngợi,đồng thời còn phê phán” . 17 Thể loại chính kịch được chia thành hai khuynh hướng: - Chính kịch giữ nghiêm niêm luật của thể loại kịch nghiêm túc - Chính kịch có tiếng cười. 3.1.2. Sự ảnh hưởng trong xây dựng tính cách nhân vật hài Xây dựng tính cách nhân vật hài nhằm thiết lập nên một trong những điều kiện gây cười, hoàn thiện quá trình hài hước hóa. Là sự phá cách khỏi những niêm luật mang tính nhất quán về phong cách thể loại, nhưng trong cấu trúc hành động, nhân vật vẫn tham gia vào xung đột. Nhân vật hài trong chính kịch Việt Nam mang dấu ấn của tính cách với những phẩm chất và phương thức biểu hiện được chuyển hóa từ mô hình nhân vật hài của sân khấu truyền thống. Những nhân vật thuộc tầng lớp trung gian của xã hội phong kiến sang xã hội hiện đại, từ người ở, thằng hầu sang „Ôsin‟thời nay... 3.1.3. Về ngôn ngữ đối thoại gây cười Ngôn ngữ gây cười đã được vận dụng khá hiệu quả, nó chứa đựng đậm đặc nhất các yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán Tiếng cười ảnh hưởng sang Kịch nói theo các quy luật được khái quát hóa khi có tình huống tương ứng trong cấu trúc hành động. Kịch nói vận dụng phương thức kể chuyện giao lưu với khán giả, hoặc tự bộc bạch suy nghĩ của mình. 3.1.4 Tư duy hài hước hóa làm nên diện mạo mới cho chính kịch Việt Nam: Từ hiệu quả thực tiễn của các tác phẩm sân khấu, chúng ta có thể rút ra những nhận xét cơ bản: - Thay đổi phương thức phản ánh, tạo nên cái nhìn đa chiều vào hiện thực. 18 - Hài hước hóa hiện thực khách quan, đồng thời khai thác hai chủ đề mang tính đối lập trong một mối mâu thuẫn xung đột. - Hài hước hóa những tình tiết, tính cách đơn lẻ không đan xen, lồng ghép vào cấu trúc tuyến hành động, xung đột chính của kịch đã tạo nên cái riêng về hình thức. - Chính kịch được lồng ghép yếu tố hài vào cấu trúc hành động nhằm mục đích phê phán, đã đưa kịch đến với công chúng một cách thuận lợi hơn. - Chính kịch Việt Nam có tiếng cười phù hợp với quy luật nội tại của sự phát triển. 3.2. Ảnh hưởngvềdiễn xuất 3.2.1. Diễn xuất sân khấu, hình thái đặc biệt của hoạt động sáng tạo 3.2.2 Diễn xuất trong sự hình thành phát triển của thể loại Kịch nói. 3.2.3. Hài hước hóa, cường điệu hóa trong diễn xuất 3.2.4. Ngẫu hứng, pha trò, tán, đùa trong diễn xuất gây cười 3.2.5. Sự đan xen trong diễn xuất Tiếp thu ảnh hưởng từ sân khấu truyền thống, Kịch nói đã tạo nên một hình thức riêng cho thể loại chính kịch. 3.3. Ảnh hưởng về dàn dựng 3.3.1. Với chức năng,nhiệm vụ của người dàn dựng, tổ chức vở diễn, đạo diễn đã làm thay đổi các quan niệm, phương pháp sáng tác và mang tới cho sân khấu một diện mạo riêng. 3.3.2. Tư duy hài hước hóa trong hình thái tư duy tổng hợp đã chi phối quá trình dàn dựng, tổ chức vở diễn, tạo hiệu quả tiếng cười. 3.3.3. Kịch nói chịu ảnh hưởng sân khấu truyền thống về dàn dựng chỉ dừng lại ở việc bày trò, tổ chức các lớp trò, chủ yếu là trò 19 hài, gây cười. Những bài học về tự sự, ước lệ, cách điệu của kịch hát truyền thống được vận dụng trong giới hạn về xử lý không gian cũng như diễn xuất khi Kịch nói có một kịch bản phù hợp. 3.4. Hiệu quả không mong muốn của tiếng cười 3.4.1. Dịch cười Tình trạng vắng khách của sân khấu Kịch nói được khắc phục một phần do việc sử dụng tiếng cười, Nhưng thuốc chữa bằng tiếng cười lại tạo nên hiệu quả không mong muốn, thậm chí thành dịch – dịch cười. Do đó lại cần phải tiếp tục chữa. 3.4.2. Những hạn chế Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Viêt Nam hôn nay chưa phản ánh được cái hài mang giá trị mỹ học đúng với chuẩn mực cần có; chưa tiếp cận được bản chất của đối tượng và khái quát trong hình tượng sân khấu với những vấn đề cụ thể của cuộc sống đương đại; chưa hình thành một khuynh hướng sáng tác từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên; chưa cuốn hút được lực lượng sáng tạo dám dấn thân, chấp nhận trải nghiệm để vươn tới mục tiêu xa hơn. Một phần nào đó, tiếng cười trên sân khấu Kịch nói vẫn bộc lộ tư tưởng ăn xổi ở thì, chưa tiếp cận được cái cười ở các cấp độ cao mang giá trị phê phán sâu sắc; chưa có được nhiều tác phẩm tương xứng với tốc độ tiến bộ xã hội; đặc biệt chưa thực sự công khai, trực diện thể hiện tiếng cười châm biếm mang giá trị phủ nhận đối tượng. Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói trong thời gian qua nếu có bày tỏ thái độ phê bình, cũng chỉ dừng lại ở các hiện tượng đơn lẻ, chủ yếu tập trung vào những cái trái khoáy, lố bịch, lạc hậu, cái tức 20 cười... lấy mục đích gây cười làm phương châm sáng tạo nên bị sa đà vào nhiều biểu hiện không tích cực. 3.5. Đề xuất - Tổ chức dàn dựng, biểu diễn thường xuyên liên tục các tác phẩm hài kịch kinh điển của thế giới. - Tổ chức liên hoan sân khấu hài theo định kỳ và đánh giá đúng tài năng của đội ngũ sáng tạo. - Tổ chức hoạt động lý luận phê bình với thái độ nghiêm túc, khách quan, trung thực, có cơ sở khoa học. - Xây dựng lại hệ thống chính sách đãi ngộ vật chất cho các nghệ sĩ. - Cần nhìn nhận sân khấu hài một cách khách quan, thận trọng nhưng thông thoáng. Tiểu kết: Tiếp thu ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống qua tư duy sáng tạo, tiếng cười trên sân khấu Kịch nói đã có những đóng góp quan trọng, tạo nên diện mạo riêng cho thể loại chính kịch và thu hút được đông đảo khán giả đến với các hình thức sân khấu gây cười. Tuy còn rất nhiều điểm hạn chế, bất cập, nhưng hiện nay sân khấu hài vẫn đang là nhu cầu thiết yếu của công chúng khán giả. 21 KẾT LUẬN Tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam là vấn đề phong phú, phức tạp, biểu hiện dưới mọi hình thức; có tầm ảnh hưởng rộng và chi phối nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm cả sáng tác, dàn dựng, biểu diễn. Nghiên cứu tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam trong quan hệ với tiếng cười của sân khấu truyền thống, luận án chỉ giới hạn ở phạm vi tiếng cười trên sân khấu thể loại Kịch nói khi chịu ảnh hưởng từ tiếng cười của sân khấu truyền thống (Chèo, Tuồng); nhận diện, làm sáng tỏ những tố chất mang tính bản địa đã xâm nhập vào thể loại nghệ thuật sân khấu du nhập từ phương Tây và làm nên diện mạo mới cho thể loại chính kịch Việt Nam: 1. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết vấn đề về lý luận và thực tiễn của tiếng cười trên sân khấu Kịch nói Việt Nam, khi Kịch nói tiếp nhận ảnh hưởng tiếng cười từ sân khấu truyền thống qua tư duy hài hước hóa. Bước đầu hình thành cơ sở lý luận về phép biên kịch cho sự thay đổi một số nguyên tắc cơ bản của tính thống nhất trong chính kịch, khi các phương thức sáng tạo từ tư duy hài hước hóa của sân khấu truyền thống Việt Nam xâm nhập vào và tạo nên một hình thức cấu trúc mới. Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chỉ rõ: Khi văn học kịch có các yếu tố đáp ứng mục đích chuyển đổi, tư duy sáng tạo theo hướng hài hước hóa có thể làm thay đổi mục đích và phương thức phản ánh, tạo nên hiệu quả tiếng cười thông qua dàn dựng và biểu diễn. Đó là những kết quả mang giá trị khoa học mà luận án đã đạt được. 22 2. Sự kết hợp đan xen, song hành giữa yếu tố mang tính nghiêm túc, tính bi thương với tiếng cười trong thể loại chính kịch là biểu hiện vượt qua những nguyên tắc về tính thống nhất khi vận dụng phương pháp sáng tác kịch bản theo lý luận kịch phương Tây. Sự kết hợp trên không những không phá vỡ nguyên lý sáng tác kịch, mà còn làm phong phú hơn cho hình thức thể loại, đồng thời tạo nên diện mạo riêng mang tính cá biệt cho Kịch nói Việt Nam - Kịch hình thái Tây nhưng được sáng tác và biểu diễn trong không gian văn hóa Việt Nam, mang tâm thức người Việt Nam. 3. Kịch nói Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật hài, tạo lập tình huống hài với rất nhiều các biện pháp xử lý của sân khấu truyền thống nhằm mang lại hiệu quả tiếng cười trên sân khấu. Bên cạnh đó sự tương đồng trong một số quan niệm về tiếng cười của Kịch hát truyền thống Việt Nam và hài kịch nước ngoài là tiền đề cho khả năng tiếp thu ảnh hưởng và là mối tương tác thúc đẩy sự phát triển. Kịch nói Việt Nam đã dung nạp phương thức sáng tạo từ tư duy hài hước hóa. Tiếp thu ảnh hưởng tiếng cười từ thể loại nghệ thuật này vào thể loại nghệ thuật kia, thời đại sau kế thừa thời đại trước, cũng như từ dân tộc này đến dân tộc khác là quá trình tích hợp văn hóa. Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tieng_cuoi_tren_san_khau_kich_noi_viet_nam_t.pdf
Tài liệu liên quan