Tóm tắt Luận án - Thực trạng thể chất của sinh viên trường đại học quốc gia Lào

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN CÁC LOẠI HÌNH XƢỞNG CHẾ TÁC ĐÁ THỜI TIỀN SỬ Ở ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 62.22.03.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI CHÍ HOÀNG PGS.TS. NGUYỄN GIANG HẢI Phản biện 1: PGS. TS. HÁN VĂN KHẨN Phản biện 2: T

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Thực trạng thể chất của sinh viên trường đại học quốc gia Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. NGUYỄN GIA ĐỐI Phản biện 3: TS. PHẠM QUỐC QUÂN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi. giờphút, ngàytháng. năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học Xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Khánh Trung Kiên (2011). Di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa (Bình Dương): khai quật và nhận thức. Khảo cổ học, số 4 năm 2011, tr.31-45. 2. Nguyễn Khánh Trung Kiên (2015). Công xưởng chế tác công cụ bằng đá và đời sống của cộng đồng cư dân thời tiền sử ở Đông Nam Bộ. Khoa học xã hội số 5 (201) 2015, tr. 86-99. 3. Nguyễn Khánh Trung Kiên (2016). Khảo cổ học vùng ngập mặn Đông Nam Bộ: đậc trưng văn hóa và quá trình phát triển. Khoa học xã hộisố 8 (216) 2016, tr. 60-74. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước đây, xưởng chế tác đá được phát hiện và nghiên cứu chưanhiềuở Đông Nam Bộ với các di tích: Cầu Sắt, Mỹ Lộc, Suối Linh, Đồi Phòng Không, Bưng Bạc, Dốc Chùa và Bưng Thơm. Gần đây, các công xưởng chuyên hóa như Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng được phát hiện với đầy đủ các công đoạn trong quy trình chế tác công cụ đá.Các phát hiện mới góp phần thay đổi quan điểm trước đây về tính "tự cấp - tự túc" và mở ra nhận thức mới hơn về hoạt động sản xuất mang tính chuyên hóa và tập trung cao với số lượng lớn sản phẩm trong các cộng đồng cư dân cổ. Tư liệu về xưởng chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ chưa được công bố một cách chi tiết. Vì thế, tác giả luận án lựa chọn đề tài “Các loại hình xưởng chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ” nhằm hệ thống hóa tư liệu, phân loại hình di tích, nhận diện những quan hệ giao lưu trao đổi, góp phần tìm hiểu vai trò của nghề thủ công chế tác đá thời tiền sử vùng đất này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu -Hệ thống hóatư liệu các di tích và di vật thuộc loại hình xưởng chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ. - Nghiên cứu tính chuyên hóa, quy trình sản xuất, các loại hình sản phẩm và vai trò của các xưởng chế tác đá trên địa bàn Đông Nam Bộ trong giai đoạn khoảng 3.500 - 2.500 năm cách ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Những tác nhân góp phần tạo nên sự ra đời các xưởng chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ? - Quy trình kỹ thuật, loại hình hiện vật và khối lượng sản phẩm được làm ra tại các xưởng chế tác đáthời tiền sử ở Đông Nam Bộ? 1 - Sự chuyên môn hóa trong nghề thủ công chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ diễn ra ở mức độ nào? - Vai trò của các xưởng chế tác đá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thời tiền sử ở Đông Nam Bộ? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:các di tích có tính chất xưởng chế tác đá thời tiền sử, các loại hình sản phẩm, kỹ thuật và quy trình sản xuất. 3.2.Phạm vi nghiên cứu: các xưởng chế tác đávà một số di chỉ cư trú điển hình ở Đông Nam Bộ có niên đại khoảng 3.500 -2.500 năm BP. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp phân tích, hệ thống và tổng hợp tài liệu:được áp dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu. - Phương pháp điền dã khảo cổ học:được áp dụng trong quá trình điều tra khảo sát, đào thám sát và khai quật, thu thập, lấy mẫu hiện vật. - Phương pháp loại hình học:được sử dụng để phân loại hiện vật khảo cổ thành các nhóm dựa trên các tiêu chí, chỉ số đo đạc. - Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật học:nhận dạng kỹ thuật chế tác và tái hiện lại các công đoạn chế tác trong quy trình sản xuất. - Phương pháp phân tích thạch học: tìm hiểu mối quan hệ giữa nguồn nguyên liệu, nơi chế tác và sự trao đổi sản phẩm. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: tìm hiểu mối quan hệ về mặt loại hình, chất liệu của các di vật trong các di tích mà đề tài khảo sát. -Phương pháp thống kê, phân tích số liệu:tìm ra đặc trưng của mỗi loại hình di vật và so sánh tương quan giữa hiện vật trong các di tích. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án góp phần hệ thống hóa tư liệu về các xưởng thủ công chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ, công bố các phát hiện và nhận thức mới được khai thác từ nhiều phương pháp nghiên cứu. 2 5.2. Luận án đã xác lập hai cấp độ xưởng thủ công chế tác đá: công xưởng và di chỉ cư trú - xưởng, xác định các loại hình sản phẩm được chế tác, nhận diện quy trình, kỹ thuật chế tác. 5.3. Luận án góp phần phác họa các con đường trao đổi sản phẩm từ các xưởng thủ công chế tác đá đến các di tích cư trú dựa vào các kết quả phân tích loại hình học và thạch học nhằm xác định vai trò của các xưởng chế tác đá trong đời sống xã hội thời tiền sử ở Đông Nam Bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đây là công trình khoa học đầu tiên được thực hiện để hệ thống hóa tư liệu về loại hình xưởng thủ công chế tác đá ở Đông Nam Bộ. - Luận án góp phần giải quyết vấn đề nguồn gốc của di vật khảo cổ để qua đó nhận định về sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các cộng đồng cư dân cổ dựa trên kết quả phân tích và xử lý số liệu thống kê. - Góp phần nhận thức các mối quan hệ trao đổi sản phẩm, giao lưu văn hóa, tính chuyên hóa trong sản xuất để hiểu rõ hơn phần nào về cơ cấu kinh tế và xã hội sơ khai của những nhóm cư dân cổ trên vùng đất này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các số liệu thống kê, thông tin về di tích và các chỉ số đo đạc của các di vật được tổng hợp, xử lý mang tính hệ thống trong luận án là nguồn tư liệu so sánh đối chiếu cho các di tích cùng loại hình tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. - Góp phần tìm hiểu và phác họa các tuyến đường lan tỏa của sản phẩmtại các xưởng chế tác đá thông qua quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm trong quá khứ và đồng thời cũng là các căn cứ để truy nguyên nguồn gốc của các di vật được khai quật trong tương lai qua so sánh đối chiếu. - Góp phần phác họa diện mạo cơ bản đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng cư dân cổ ở Đông Nam Bộ tiền sử. 3 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần: Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án có 4 chương: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (27 trang). - Chương 2. Các di tích cư trú và xưởng chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ (28 trang). - Chương 3. Loại hình, quy trình, kỹ thuật và sản phẩm của các xưởng chế tác đá ở Đông Nam Bộ (50 trang). - Chương 4. Vai trò của các xưởng chế tác đá thời tiền sử Đông Nam Bộ (34 trang). Luận án còn có các phần: lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục hình ảnh minh họa, bảng số liệu, biểu đồ, tài liệu tham khảo, danh mục các bài báo khoa học đã công bố và phụ lục (bao gồm hình ảnh, bảng thống kê - số liệu phân tích, biểu đồ). CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên của miền Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Phía bắc và đông bắc của khu vực tiếp giáp với cao nguyên Nam Trung Bộ, phía đông và đông nam giáp biển Đông, phía tây và tây bắc giáp Campuchia, phía nam và tây nam giáp Tây Nam Bộ. 1.1.1. Địa chất, địa hình và cảnh quan môi trƣờng - Địa chất, địa hình Đông Nam Bộ: là vùng chuyển tiếp giữa Nam Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, có nhiều dạng địa hình nguồn gốc khác nhau.Dạng thành tạo thứ nhất do hoạt động của núi lửa trong quá khứ đã tạo ra các cao nguyên đất đỏ ở khu vực phía bắc và đông bắc.Dạng thành tạo thứ hai là trầm tích phù sa sông, được chia thành hai nhóm: phù sa cổ và phù sa mới.Ngoài ra, trong vùng còn có một số ngọn núi đá nằm rải rác. 4 - Môi trƣờng: mang tính chất của vùng nhiệt đới ẩm, thảm thực vật tương đối phát triển, phân hóa rõ rệt theo địa hình và nguồn nước.Quần thể động vật phong phú về giống loài, nhiều về số lượng và có độ đa dạng sinh học cao. Trong một số di tích khảo cổ như Cù Lao Rùa, Bình Đa, Rạch Núi, An Sơn, Bưng Bạc đã tìm thấy nhiều di cốt động vật, trên các đoạn xương có các dấu vết cắt hay chặt cho thấy khả năng chúng từng là nguồn thức ăn của các cộng đồng cư dân cổ. 1.1.2. Hệ thống thủy văn: sông Đồng Nai là dòng chảy chính và được bổ sung nguồn nước từ các phụ lưu như: sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ ở đoạn hạ lưu gần cửa biển. Sông suối vùng này không chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt mà còn là nguồn lợi thủy sản đồng thời đó cũng là các tuyến giao thông đường thủy an toàn và thuận lợi trong quá trình giao lưu và trao đổi sản phẩm. 1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu liên quan đến xƣởng chế tác đá 1.2.1. Phát hiện và công bố tƣ liệu về di tích Xưởng thủ công chế tác đá được phát hiện chưa nhiều ở Việt Nam, phần lớn ở các tỉnh phía Bắc. Trong thập niên gần đây, một số di chỉ được phát hiện ở khu vực Tây Nguyên. Riêng tại Đông Nam Bộ, di tích thuộc loại hình xưởng chế tác đá có số lượng ít hơn so với hai khu vực nói trên. Tư liệu khai quật chỉ mới cung cấp thông tin cơ bản về di tích và di vật, ít tiến hành các phân tích chi tiết nhưng đây là các nguồn tư liệu gốc và có vai trò rất quan trọng trong luận án. 1.2.2. Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến xƣởng chế tác đá - Phương pháp kỹ thuật học, nghiên cứu vết xước và thực nghiệm chế tác: trong thập niên 1970-1990, một số nghiên cứu chuyên sâu như thực nghiệm kỹ thuật học, nghiên cứu dấu vết sử dụng trên công cụ bằng đá dưới kính phóng đại, hay các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng công cụ với một số ít di tích đã được tiến hành. 5 - Nghiên cứu thạch học dưới kính hiển vi phân cực: một số nghiên cứu ứng dụng kết quả phân tích thạch học bằng phương pháp quan sát lát mỏng dưới kính hiển vi phân cực để góp phần giải quyết vấn đề nguồn gốc nguyên liệu chế tác hiện vật khảo cổ cũng đã được thực hiện trong các di tích ở miền Bắc và Đông Nam Bộ. - Nghiên cứu vai trò xã hội của các xưởng chế tác đá thời tiền sử: một số nhà nghiên cứu đã so sánh và đánh giá vai trò của các xưởng chế tác đá hay nghề chế tác đá qua tư liệu thu thập được trong xã hội cổ đại. Nghề thủ công chế tác đá được đánh giá có vai trò đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành nghề khác trong xã hội tiền sử. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động sản xuất của các công xưởng ở Đông Nam Bộ “mang tính thời vụ và liên quan đến yếu tố mùa trong năm”. - Nghiên cứu khảo cổ học lý thuyết:mô hình chuỗi biến đổi giảm dần được áp dụng để nghiên cứu di vật tại di chỉ Bãi Bến nhằm khôi phục lại quy trình chế tác đá đã cho thấy tiềm năng ứng dụng của chúng trong khảo cổ học, đặc biệt là các nghiên cứu về loại hình xưởng chế tác đá. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài Chưa có công bố hay nghiên cứu nào của học giả nước ngoài liên quan trực tiếp đến nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận án này. Ngay từ những năm 1950, có những nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật chế tạo công cụ đá ở Philippine mà điển hình là của H.O. Beyervề kỹ thuật cưa và khoan trên di vật đá. Các di chỉ thời Đá mới ở Philippines phát hiện đá nephrite nguồn gốc từ khu vực mỏ đá nguyên liệu ở phía đông Đài Loan và được cư dân bản địa chế tạo tại chỗ thành các đồ trang sức ở các di chỉ xưởng. Nhiều nghiên cứu cho biết sự tồn tại của hàng loạt di chỉ xưởng chế tác đồ đá trong khoảng thời gian 2.000 đến 1.000 năm trước Công nguyên ở vùng ven biển phía nam Trung Quốc. 6 Ở Đông Nam Á lục địa, những nghiên cứu ở Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận thức một truyền thống khu vực về chế tạo đồ đá trong một số di chỉ xưởng. Những nghiên cứu phân tích dấu vết sử dụng thường được thực hiện trong quá trình nghiên cứu kỹ thuật chế tác và sử dụng công cụ đáng chú ý của L.H. Keeley năm 1980. Một công trình quan trọng cho các nghiên cứukỹ thuật chế tác thời tiền sử là “Kỹ thuật nguyên thủy” của S. A. Semenov đề cập đến các kỹ thuật chế tác chính trong thời tiền sử cùng các dấu vết nhận dạng. 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Kết quả nghiên cứu liên ngành cho thấy Đông Nam Bộ trong quá khứ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư của con người. Tư liệu từ các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau đã có những đóng góp nhất định và góp phần định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Riêng đối với nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến luận án về loại hình xưởng chế tác đá, gần như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào được triển khai mà chỉ là các công bố bước đầu dưới dạng báo cáo khai quật hay bài công bố về kết quả khai quật. CHƢƠNG 2. CÁC DI TÍCH CƢ TRÚ VÀ XƢỞNG CHẾ TÁC ĐÁ THỜI TIỀN SỬ Ở ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Sự phân bố các di tích khảo cổ học trên địa bàn Đông Nam Bộ 2.1.1. Di tích cƣ trú Di tích khảo cổ trong vùng phân bố trên nhiều dạng địa hình với nhiều loại hình, từ các di tích đất đắp dạng tròn ở Bình Phước, cho đến các di tích cư trú, cư trú - mộ táng dọc theo lưu vực sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, thuộc “văn hóa Đồng Nai”. 7 Trên địa bàn cao nguyên đất đỏ Bình Phước là không gian đặc trưng của các di tích đất đắp dạng tròn, là một dạng di tích cư trú đặc biệt có thêm yếu tố phòng thủ; ven dòng chảy các dòng sông chính như: sông Bé, Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ ra đến vùng ngập mặn cận biển là hàng loạt các di tích cư trú phân bố gần nhau. 2.1.2. Xƣởng thủ công chế tác đá Ở đoạn hạ lưu sông Bé, gần nơi hợp lưu với sông Đồng Nai là các xưởng chế tác đá như: Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng, Hàng Tam Đẳng, Suối Linh và Đồi Phòng Không.Ven hữu ngạn sông Đồng Nai là các xưởng: Mỹ Lộc và Dốc Chùa. Trên vùng đất đỏ Xuân Lộc là di tích Cầu Sắt là di chỉ cư trú và chế tác công cụ đá. Ở vùng ngập mặn cận biển là hai di tích Bưng Bạc và Bưng Thơm. 2.2. Các xƣởng thủ công chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ 2.2.1. Di tích Hàng Ông Đại: thuộc xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khai quật năm 2008. Đây là một công xưởng chế tác công cụ đá, tầng văn hóa dày đặc các mảnh tước và phác vật, phế vật công cụ cùng dụng cụ chế tác. Dấu vết cư trú rất mờ nhạt, chỉ mang tính giai đoạn hoặc thời vụ, liên quan đến hoạt động chế tác. Cuốc và rìu là sản phẩm phổ biến nhất với hai nhóm: tứ giác và có vai. Ngoài ra còn có đục tứ giác, dao hái hình bán nguyệt. Niên đại tương đối của di tích từ 3.500 - 3.000 năm BP. 2.2.2. Di tích Hàng Ông Đụng: thuộc xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, được đào thám sát năm 2009 và khai quật năm 2010. Sản phẩm chính gồm: rìu tứ giác, rìu có vai, cuốc, dao hái, đục phần lớn là công cụ có kích thước nhỏ, trong đó rìu và dao hái là sản phẩm chủ yếu cùng với một số ít hiện vật có thể sử dụng làm vũ khí (giáo, lao) và đàn đá (lithophone).Niên đại tương đối của di tích từ 3.500 - 3.000 năm BP. 2.2.3. Di tích Đồi Phòng Không: thuộc xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, được khai quật với quy mô nhỏ và đã ghi nhận vết tích của 8 một công xưởng chuyên chế tác các vòng đeo tay bằng loại đá phiến sừng với kỹ thuật khoan tách lõi với sự “tồn tại cả hai kỹ thuật khoan tách lõi bằng mũi khoan và khoan ống” và chưa tìm thấy dấu vết của quá trình cư trú lâu dài nơi đây. Niên đại tương đối khoảng 3.000 - 2.500 năm BP. 2.2.4. Địa điểm Hàng Tam Đẳng: cách Hàng Ông Đại khoảng 800m về phía hạ lưu.Tại bãi bồi ven bờ sông xuất lộ bãi đá rộng khoảng 7.500m2, có nhiều khối đá lớn - nhỏ nằm ngổn ngang, lẫn trong đó là các phác vật đã được ghè đẽo tách ra từ các khối đá nguyên liệu để mang về nơi chế tác. 2.2.5. Di tích Cầu Sắt: thuộc xã Bình Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Hiện vật đá được tìm thấy trong hố khai quật với các loại hình: rìu, bôn, đục, dao, dao hái, hòn ghè, chày, mũi nhọn, mảnh vòng và bàn mài. Di tích bên cạnh tính chất di tích cư trú còn có yếu tố của “di chỉ - xưởng chế tác công cụ đá và làm gốm”.Di vật đá và đồ gốm tương tự như Suối Linh và một số di tích ở lưu vực sông Đồng Nai nên có thể cho rằng niên đại tương đối của di tích Cầu Sắt khoảng 3.500 - 3.000 năm BP. 2.2.6. Di tích Suối Linh: thuộc xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, tại đây bên cạnh tính chất cư trú còn là một xưởng chế tác công cụ với các công đoạn ghè tu chỉnh và mài để cho ra các sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm chủ yếu tại Suối Linh là những chiếc rìu tứ giác, dao hái và một số lượng ít hơn là những chiếc rìu - cuốc có vai và đục. Niên đại tương đối của di tích khoảng 3.500 - 3.000 năm BP. 2.2.7. Di tích Cầu Tám: thuộc xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, là một di chỉ xưởng sản xuất đồ đá, sản phẩm giống với Suối Linh và có thể hai di tích này đồng đại, trong hệ thống các di tích nằm ven sông Bé. Với tư liệu hiện nay, việc xếp riêng Cầu Tám như một di chỉ xưởng tách biệt khỏi Suối Linh trong luận án mang tính tạm thời. 2.2.8. Di tích Mỹ Lộc: thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đây là một di chỉ xưởng chế tác công cụ đá với sản phẩm phổ biến 9 là công cụ tứ giác, công cụ có vai chiếm tỷ lệ ít hơn. Tại đây chỉ diễn ra công đoạn mài hoàn thiện sản phẩm với gần 1.000 bàn mài được tìm thấy cùng với số lượng lớn phác vật công cụ được mang về sau khi đã trải qua các công đoạn sơ chế từ các công xưởng.Niên đại tương đối của di tích khoảng hơn 3.000 - 2.500 năm BP. 2.2.9. Di tích Dốc Chùa: thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Sưu tập khuôn đúc phát hiện tại di tích này là những chứng tích về nghề luyện kim của cư dân Đông Nam Bộ tiền sử. Các khuôn đúc cho thấy Dốc Chùa không chỉ là di tích cư trú - mộ táng mà còn mang yếu tố xưởng thủ công chế tác khuôn. Niên đại di tích khoảng 3.200 - 2.500 năm BP. 2.2.10. Di tích Bƣng Bạc: thuộc ấp Phước Hữu, xã Long Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là di tích cư trú trên nhà sàn quy mô lớn dạng một “làng cổ”, tại đó diễn ra các nghề thủ công chế tác vòng tay đá và luyện kim đúc đồng. Vòng tay, lõi vòng và phác vật hình đĩa làsản phẩm của nhiều công đoạn chế tác đã giúp tái dựng quy trình sản xuất vòng đeo bằng đá tại di chỉ xưởng này. Niên đại Bưng Bạc khoảng 3.000 - 2.500 năm BP. 2.2.11. Di tích Bƣng Thơm: xã Long Tân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua các đợt khai quật cho thấy tính chất cư trú trên nhà sàn của di tích, đồng thời qua các khuôn đúc và mảnh khuôn có số lượng lớn và thuộc nhiều bước trong quá trình chế tác thu được thể hiện khá rõ yếu tố của xưởng thủ công chế tác khuôn đúc bằng sa thạch. Bưng Thơm có niên đại khoảng 2.500 - 2.300 năm BP. 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 Lưu vực sông Đồng Nai đã có sự tụ cư đông đúc qua một quá trình kéo dài hàng ngàn năm với nhiều giai đoạn phát triển theo xu hướng lan tỏa dần về phía biển. Các cộng đồng cổ đã chuyển từ kinh tế khai thác trong giai đoạn sớm sang kinh tế sản xuất trong giai đoạn muộn kể từ khi xuất hiện 10 các xưởng chế tác đá đủ sức cung ứng số lượng lớn công cụ lao động bằng đá, góp phần nâng cao năng suất lao động cho cộng đồng. Sự xuất hiện của các xưởng chế tác đá đã tạo một động lực quan trọng, cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động cần thiết để họ đủ khả năng khai phá các vùng đất mới, tạo lập các nơi cư trú và bảo đảm nguồn lương thực có từ trồng trọt bên cạnh nguồn lợi khai thác từ môi trường tự nhiên. CHƢƠNG 3. LOẠI HÌNH, QUY TRÌNH, KỸ THUẬT VÀ SẢN PHẨM CỦA CÁC XƢỞNG CHẾ TÁC ĐÁ THỜI TIỀN SỬ Ở ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Loại hình xƣởng thủ công chế tác đá 3.1.1. Phân loại theo quy mô sản xuất: dựa trên quy mô của hoạt động sản xuất và chế tác qua di vật và vết tích văn hóa để lại trong các hố khai quật, có thể chia thành hai nhóm xưởng: * Công xưởng chuyên hóa:Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng, Đồi Phòng Không là nơi thực hiện chuỗi quy trình kỹ thuật mang tính chuyên hóa để làm ra các công cụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ, thường được phát hiện gần các nguồn đá lộ thiên với trữ lượng lớn. * Các di chỉ - xưởng:Cầu Sắt, Suối Linh, Dốc Chùa, Mỹ Lộc, Bưng Bạc và Bưng Thơm vừa là nơi cư trú nhưng cũng diễn ra quá trình gia công các phác vật đã được ghè định hình hay hoàn thiện sản phẩm được mang về (hay trao đổi) từ các công xưởng chuyên hóacùng với các hoạt động tu sửa, làm mới công cụ với mục tiêu chủ yếu là tự cung tự cấp cho mỗi cộng đồng, sự trao đổi (nếu có) không phải là yếu tố nổi trội nơi đây. 3.1.2. Phân loại theo loại hình sản phẩm: dựa vào loại hình sản phẩm được chế tác có thể tách thành ba nhóm xưởng thủ công khác nhau trên địa bàn Đông Nam Bộ: 11 * Xưởng chế tác công cụ lao động: Cầu Sắt, Suối Linh, Mỹ Lộc, Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng. * Xưởng chế tác đồ trang sức: Đồi Phòng Không, Bưng Bạc. * Xưởng chế tác khuôn đúc: Bưng Bạc, Bưng Thơm, Dốc Chùa. 3.2. Quy trình sản xuất và kỹ thuật chế tác 3.2.1. Quy trình sản xuất * Công cụ lao động bằng đá: (1) Khai thác đá nguyên liệu, (2) Ghè sơ chế, (3) Ghè định hình, (4) Tu chỉnh hiện vật, (5) Mài hoàn thiện sản phẩm. * Vòng trang sức bằng đá: (1) Khai thác nguyên liệu, (2) Ghè định hình phác vật, (3) Khoan tách lõi, (4) Đục tách bỏ lõi khoan, (5) Mài hoàn thiện bề mặt. * Khuôn đúc bằng sa thạch: (1) Khai thác nguyên liệu, (2) Định dạng khuôn, (3) Cưa, (4) Tạo hình vật đúc, (5) Khuôn hoàn chỉnh. 3.2.2. Kỹ thuật chế tác tại các xƣởng thủ công chế tác đá 3.2.2.1. Kỹ thuật chế tác công cụ lao động * Kỹ thuật ghè đẽo: sử dụng xuyên suốt trong quá trình chế tác, từ khi khai thác nguyên liệu cho đến lúc phác vật hoàn chỉnh. * Kỹ thuật mài: nhằm tạo bề mặt nhẵn bóng và đẹp cho đồ trang sức hay độ sắc bén cho rìa lưỡi của các công cụ lao động, áp dụng vào công đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được sử dụng. 3.2.2.2. Kỹ thuật chế tác đồ trang sức * Kỹ thuật ghè: áp dụng trong quá trình sơ chế phác vật hình đĩa trước khi khoan tách lõi, nhằm định và làm mỏng rìa phác vật. * Kỹ thuật khoan tách lõi: thực hiện với thao tác xoay tròn một mũi khoan (bằng đá) theo một quỹ đạo dạng tròn với một lực ép từ trên xuống để cắt bỏ lõi vòng ra khỏi phác vật hình đĩa một số lõi vòng khoan từ hai mặt có sự lệch tâm. Tại Đồi Phòng Không được ghi nhận còn có kỹ thuật khoan ống để tách bỏ lõi vòng bên cạnh kỹ thuật khoan bằng mũi khoan. 12 * Kỹ thuật đục: sử dụng khi quá trình khoan tách lõi (từ một hoặc hai mặt) đã tiến hành gần xongđể rút ngắn thời gian khoan tách lõi và lấy lõi vòng ra nhanh hơn. * Kỹ thuật cưa: một số nhà nghiên cứu nghi ngờ kỹ thuật cưa đã được áp dụng tại Bưng Bạc trong công đoạn tách phác vật vòng dày thành nhiều vòng mỏng hơn. * Kỹ thuật mài: nhằm xóa các vết kỹ thuật ghè, làm nhẵn toàn bộ bề mặt bên ngoài của bản vòng và các vết khoan ở mặt bên trong của vòng để sản phẩm mang tính thẩm mỹ và tiện ích. 3.2.2.3. Kỹ thuật chế tác khuôn đúc * Kỹ thuật mài: áp dụng trong bước đầu tiên để tạo mặt giáp khuôn bằng phẳng trước khi đục chạm hình vật đúc. * Kỹ thuật cưa: thực hiện trên phác vật khuôn có dạng hình trụđể cắt đôi thành hai mang khuôn dọc theo cạnh dài. * Kỹ thuật đục chạm: tiến hành trên các mặt khuôn đã chế tác bằng phẳng để tạo hình vật đúc. 3.3. Loại hình sản phẩm của các xƣởng thủ công 3.3.1. Rìu: là sản phẩm được tìm thấy trong tất cả các xưởng chế tác đá ở Đông Nam Bộ với hai loại hình phổ biến là rìu tứ giác và rìu có vai và một số ít rìu tam giác. 3.3.1.1. Rìu có vai: tìm thấy trong phần lớn các xưởng chế tác nhưng số lượng ít hơn so với rìu tứ giác. Tại Hàng Ông Đại, Cầu Sắt, Suối Linh và Mỹ Lộc kích thước trung bình của rìu có vai tương đương nhau, riêng rìu có vai Cầu Sắt nhỏ hơn đôi chút. Trên bình diện Đông Nam Bộ, rìu có vai tại các xưởng chế tác có độ dài và độ dày lớn hơn đôi chút so với các di tích cư trú, riêng độ rộng tương đương. Yếu tố này có thể do chúng được tiếp tục tu chỉnh và mài rìa lưỡi nhiều lần trong quá trình sử dụng ở nơi cư trú khiến độ dài suy giảm trong khi độ rộng và dày ít bị ảnh hưởng. 13 3.3.1.2. Rìu tứ giác: được sản xuất nhiều nhất trong các xưởng chế tác đá, thân có dạng hình thang, mặt cắt ngang thân hình chữ nhật, rìa lưỡi cong nhẹ, một số hiện vật có rìa lưỡi hơi xòe. Rìu tứ giác phổ biến ở Hàng Ông Đại và Hàng Ông Đụng, thuộc nhóm dài nhất trong khi tại Cầu Sắt, Suối Linh và Mỹ Lộc thường ngắn hơn. Độ rộng các sản phẩm gần như tương đương nhau, ngoại trừ Mỹ Lộc rìu tứ giác có xu hướng hẹp hơn. Độ dày rìu tứ giác trong các di tích Cầu Sắt, Suối Linh và Mỹ Lộc tương đương nhau và mỏng hơn nhiều so với công xưởng Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng. So sánh trên địa bàn Đông Nam Bộ cho thấy rìu tứ giác trong các xưởng có độ dài trung bình lớn hơn phần lớn các di tích cư trú, độ rộng và độ dày gần như tương đương giữa chúng, riêng rìu tứ giác của Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng có độ rộng lớn hơn. 3.3.2. Cuốc:chỉ phổ biến trong các công xưởng Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng cùng với di chỉ xưởng Mỹ Lộc. Trong các di chỉ xưởng như Suối Linh, Cầu Sắt, rất hiếm gặp loại hình công cụ này. Cuốc bao gồm hai nhóm chính: cuốc tứ giác và cuốc có vai. 3.3.2.1. Cuốc có vai:được chế tác không nhiều, thường có kích thước lớn, thân phổ biến là dạng hình thang, đốc nhỏ, vai xuôi nhẹ hay ngang, rìa lưỡi cong tròn hoặc có dạng parabole.Cuốc có vai chỉ tìm thấy trong công xưởng Hàng Ông Đại, có độ dài trung bình tương đương cuốc trong các di tích cư trú như Bình Đa, Cái Vạn và Phước Tân nhưng độ rộng và dày trung bình lớn hơn các di tích nói trên. 3.3.2.2. Cuốc tứ giác: phổ biến trong các công xưởng Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng và Suối Linh với độ dài tương đương và lớn hơn cuốc trong di chỉ xưởng Mỹ Lộc hay di tích cư trú Cái Vạn, Bình Đa. Độ rộng chênh lệch không nhiều và lớn hơn ở nhóm sản phẩm của công xưởng. Độ dày của cuốc tứ giác trong các công xưởng, di chỉ xưởng gần như tương đương nhưng dày hơn cuốc Cái Vạn. 14 3.3.3. Đục: tìm thấy trong các xưởng, gồm hai nhóm: đục tứ giác và đục có vai. Chiều dài trung bình của đục tứ giác trong các xưởng chênh lệch không nhiều, ngoại trừ Cầu Sắt ngắn hơn đôi chút. Đục tứ giác ở Suối Linh và Mỹ Lộc bằng nhau, trong khi đục Hàng Ông Đụng dài nhất và loại đục ngắn phổ biến ở Hàng Ông Đại. Độ rộng và độ dày gần như đều nhau trong các công xưởng. Khi so sánh với các di tích cư trú có thể thấy đục tứ giác ở các xưởng thủ công dài hơn không nhiều, có thể do lực tác động khi sử dụng nhỏ nên độ hao mòn và thao tác mài lại rìa lưỡi không làm suy giảm nhiều độ dài của đục. Độ rộng và dày của phần lớn đục trong di tích cư trú xấp xỉ các công xưởng và di chỉ xưởng. 3.3.4. Dao hái: tìm thấy tại nhiều di chỉ xưởng và công xưởng ở Đông Nam Bộ, hầu hết có dạng lưỡi hình bán nguyệt với một sống thẳng và hai mũi nhọn. Ở Hàng Ông Đụng và Suối Linh chúng là những sản phẩm phổ biến, trong các di tích còn lại có tần suất thấp hơn. Dao hái tìm thấy trong các công xưởng và di chỉ xưởng có độ dài trung bình không chênh lệch nhiều, tại Suối Linh và Cầu Sắt chúng gần như tương đồng về kích thước và hình dáng, xét về chiều dài thì dao hái Hàng Ông Đại, Hàng Ông Đụng lớn nhất, tương tự các dao hái ở Phước Tân và Cái Vạn, độ rộng bản lưỡi của dao hái chênh lệch không nhiều, độ dày của dao hái đều nhau trong các di tích. 3.3.5.Vũ khí: trong các xưởng chế tác đồ đá, loại hình vũ khí tìm được rất hiếm, chỉ có 3 hiện vật được xác định hình dạng mũi tên và giáo đá. 3.3.6. Đồ trang sức: thường tìm thấy các loại hình vòng đeo bằng đá. Hai xưởng thủ công chế tác đồ trang sức Đồi Phòng Không (Đồng Nai) và Bưng Bạc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã góp phần nhận diện kỹ thuật sản xuất hàng loạt các vòng đeo bằng kỹ thuật khoan tách lõi tiến bộ thời bấy giờ. 3.3.7. Khuôn đúc: tại Dốc Chùa và Bưng Thơm là nơi phát hiện nhiều khuôn đúc với nhiều loại hình vật đúc được chạm khắc trên đó cho thấy sản phẩm của nghề đúc đồng cũng đa dạng. Các di tích nói trên không chỉ tìm 15 thấy các khuôn đúc đã chế tác hoàn chỉnh mà còn có các dạng phác vật khuôn, hay các khối sa thạch hình trụ chưa cắt rời để tạo hai mang khuôn, đây là nơi chế tác khuôn đúc để sử dụng tại chỗ hay trao đổi với các di tích khác. Khuôn đúc rìu phổ biến hơn cả bởi đây là công cụ lao động hữu dụng nhất, đã từng chiếm ưu thế suốt thời đá mới - đồng thau và trong điều kiện thiếu thốn nguyên liệu để đúc đồng thì cư dân cổ vùng này phải ưu tiên chế tác nên những dụng cụ thiết thực nhất cho đời sống của mình. 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 Trên địa bàn Đông Nam Bộ không chỉ có các di tích cư trú hay các di chỉ xưởng mà nơi đó cư dân trong mỗi cộng đồng sẽ tự chế tác nên công cụ phục vụ như cầu nội tại mà còn có các công xưởng chế tác đá mang tính chuyên hóa cao có quy mô rất lớn, sản phẩm làm ra đủ sức đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của các cộng đồng cư dân cổ trong vùng và còn có thể xa hơn. Qua phân tích loại hình hiện vật cho thấy tại các xưởng chế tác đá, người cổ đã làm ra các loại hình công cụ lao động, đồ trang sức và các khuôn đúc bằng sa thạch được làm ra bởi sự kết hợp của các kỹ thuật phức tạp. Việc hình thành các xưởng thủ công chế tác đá là một thành tựu quan trọng của cộng đồng cư dân cổ Đông Nam Bộ trong việc tạo nên những động lực góp phần đẩy nhanh sự phát triển để có thể tiếp nhận những yếu tố văn hóa - kỹ thuật du nhập trong tiến trình giao lưu phát triển Đông Nam Bộ thời tiền sử - sơ sử. CHƢƠNG 4. VAI TRÒ CỦA CÁC XƢỞNG CHẾ TÁC ĐÁTHỜI TIỀN SỬ Ở ĐÔNG NAM BỘ 4.1. Nghề thủ công chế tác đá thời tiền sử ở Đông Nam Bộ Sự xuất hiện các xưởng chế tác đá đã mở ra những nhận thức mới về đời sống của các cộng đồng cư dân cổ, góp phần nhận diện cơ cấu ngành nghề thủ công cũng như sự giao lưu trao đổi sản phẩm nội vùng và xa hơn. 16 4.1.1. Phân bố nguồn nguyên liệu đá ở Đông Nam Bộ Khi đã bước vào trình độ sản xuất cao hơn cùng với nhu cầu gia tăng đối với công cụ lao động đòi hỏi sự xuất hiện của các công xưởng chế tác đá, các cộng đồng này phải tìm đến những địa điểm có nguồn đá nguyên liệu khai thác với trữ lượng dồi dào, đủ để làm ra số lượng lớn sản phẩm. Phân tích đá nguyên liệu dùng để chế tác nên các di vật trong các xưởng chế tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_trang_the_chat_cua_sinh_vien_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan