Tóm tắt Luận án - Thủ công nghiệp Quảng nam – Đà nẵng (1802 - 1945)

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH PHƯƠNG THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG (1802 - 1945) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 HUẾ, 2017 Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Thị Tân PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện Sử

pdf28 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Thủ công nghiệp Quảng nam – Đà nẵng (1802 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thuận, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:.......................................... Vào hồi.ngày.. tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia. 2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quảng Nam - Đà Nẵng là vùng đất chiến lược của nước ta kể từ khi sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt (1306). Các nghề và làng nghề truyền thống sớm ra đời và phát triển trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Các vua Nguyễn đã chọn Đà Nẵng làm nơi đón tiếp các sứ thần, quan hệ ngoại giao, thương mại, Quảng Nam là đất “tả trực” của kinh đô Huế tạo điều kiện cho kinh tế trong đó có thủ công nghiệp tiếp tục tạo nên những bước tiến mới. Thời thuộc Pháp, thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng có những bước phát triển nhất định với nhiều sự biến chuyển đặt trong mối quan hệ chung của thủ công nghiệp cả nước. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang tiếp tục đặt ra vấn đề là phải nghiên cứu và đề ra phương án tốt cho sự phát triển thủ công nghiệp, thủ công nghiệp vẫn có vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, phục vụ đời sống và giữ gìn bản sắc dân tộc. Việc tái hiện lại một cách có hệ thống thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (1802-1945) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình ra đời phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng trong mối tương quan với nền thủ công nghiệp của cả nước trong thời kì này. Mặt khác, sẽ giúp chúng ta thấy được những đặc trưng cơ bản của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng và tác động của nó đối với đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội cùng những phong tục, tập quán của cư dân trên mảnh đất này. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 Thông qua việc làm rõ chính sách đối với thủ công nghiệp của nhà Nguyễn và Pháp, so sánh tình hình thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng giữa hai thời kỳ trước thời thuộc Pháp và thời thuộc Pháp, luận án nhằm khôi phục bức tranh thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (1802-1945), khẳng định những nét đặc trưng thông qua việc nghiên cứu một số nghề và làng nghề tiêu biểu, làm rõ đóng góp của thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa trong tiến trình lịch sử của vùng đất này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp ở Quảng Nam – Đà Nẵng từ 1802 - 1945, trong đó có nghiên cứu cụ thể một số nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu Rút ra những đặc điểm, đóng góp của thủ công nghiệp đối với địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng. Đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề tiêu biểu ở Quảng Nam – Đà Nẵng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1802 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên các phương diện: - Thủ công nghiệp nhà nước. - Thủ công nghiệp dân gian. - Quan hệ sản xuất. - Kỹ thuật và bước tiến về kỹ thuật. - Nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công, đời sống người thợ. - Các tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến thủ công nghiệp. 3 - Tác động của thủ công nghiệp đối với địa phương trên các khía cạnh: kinh tế và đời sống, chính trị và xã hội, văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khảo sát và nghiên cứu tình hình phát triển thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Về thời gian: Từ năm 1802 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó chia thành hai thời kỳ là trước thời Pháp thuộc (từ 1802 – 1885, trước tháng 7/1885) và thời Pháp thuộc (1885 - 1945, sau khi ký Hiệp ước Patenôtre đến trước Cách mạng tháng Tám). Về nội dung: Những yếu tố tác động đến thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng. Cơ cấu ngành nghề, tổ chức sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử. Đặc điểm, vai trò, tác động của thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa địa phương. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu lưu trữ: chủ yếu là Châu bản triều Nguyễn, văn bản của chính quyền thuộc địa... - Các công trình của các nhà nghiên cứu, các tác giả đã được xuất bản trong và ngoài nước. - Nguồn tư liệu điền dã tại địa phương: Tư liệu thư tịch tại các làng nghề Tư liệu truyền miệng Nguồn tư liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn các nghệ nhân, những người lớn tuổi tại các làng nghề. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, phân 4 tích, tổng hợp trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu văn bản, thực địa và tiếp xúc nhân chứng. Đồng thời cũng vận dụng phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại để làm nổi bật các vấn đề cần thiết. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN * Về mặt khoa học: - Bổ sung và hệ thống tư liệu về thủ công nghiệp Quảng Nam- Đà Nẵng từ 1802 đến 1945. - Tái hiện lại bức tranh thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ 1802 đến 1945, thông qua đó làm rõ quá trình phát triển, một số đặc điểm cơ bản, tác động của nó đối với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương. - Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử nghề thủ công Việt Nam. * Về mặt thực tiễn: - Góp phần nghiên cứu lịch sử kinh tế địa phương tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và cả nước. - Đề tài là cơ sở khoa học đề xuất những biện pháp nhằm bảo tồn, khôi phục phát triển kinh tế thủ công nghiệp trong quá trình đô thị hóa của Quảng Nam - Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp với tiềm năng của nó. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất một số nội dung liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong thời kỳ hội nhập. 6. BỐ CỤC LUẬN ÁN Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1802 đến năm 1885. Chương 3. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1885 đến năm 1945. 5 Chương 4. Đặc điểm, vai trò của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (1802-1945). CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về thủ công nghiệp Việt Nam đã được tiến hành từ thời Pháp thuộc qua một số bài viết trên báo chí, một số công trình được xuất bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bắt đầu nghiên cứu có tính hệ thống. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Nghiên cứu về thủ công nghiệp Việt Nam đã được tiến hành từ thời Pháp thuộc qua một số bài viết trên báo chí, một số công trình được xuất bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bắt đầu nghiên cứu có tính hệ thống. Việt Hồng (1946), Tư bản Pháp với nền kinh tế Việt Nam, NXB Xã hội, HN. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, HN. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, NXB Lửa Thiêng, SG. Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Thông tin lý luận, HN. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945, NXB KHXH, HN. Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, H. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu Kinh tế - Xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXB ĐHQG HN... 6 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG A.J. Gouin (1883), Tourane et le centre de l’ Annam, Imprimerie Rouillé Ladevère. Marcel Monnier (1899) Le tour d’ Asie, Eplon, Nourrit et Cie, Imprimeurs – E’diteurs. G.H. Monod (1900), Les montagnes de marbre à Tourane. Năm 1905, Ricquebourg (1905), La légende de la montagne de marbre (Tourane). A. Sallet (1924), La légende de la montagne de marbre (Tourane), Les montagnes de marbre, Atlas de L’Indochine. J.L. Fontana (1925), L’Annam: Ses provinces, ses ressources Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, quyển thượng, Khảo cổ tùng thư, Sài Gòn. Huỳnh Công Bá (1991), “Bài Văn bia chùa Phổ Khánh”, Tạp chí Hán Nôm, (11). Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, NXB Đà Nẵng. Dương Trung Quốc (1997), “Đà Nẵng trong mối tương quan với đô thị cổ Hội An”, Tạp chí Non Nước, (1). Nguyễn Đình Đầu (1998), “Đà Nẵng qua các thời đại”, Tạp chí Xưa và Nay, (54B). Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (2000), Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, H 1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG Phạm Hữu Đăng Đạt (2003, 2013) Chuyện kể làng nghề đất Quảng và Chuyện xưa đất Quảng, NXB Đà Nẵng. Nguyễn Phước Tương (2003), Bà chúa Tàm Tang xứ Quảng, NXB Đà Nẵng. Hồ Vũ Thị Minh Châu (2004), “Nghề ươm tơ dệt lụa làng Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) từ thế kỷ XVII đến năm 2002”, luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Nghề truyền 7 thống Hội An, Quảng Nam. Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng (2009), Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng, NXB Đà Nẵng. Huỳnh Ngọc (2012), “Nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)”, luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Dương Thị Ngọc Bích (2014), “Làng nghề điêu khắc đá Non Nước tại Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng (truyền thống và biến đổi)”, luận án Tiến sĩ Nhân học Văn hóa, Viện KHXH, HN. 1.5. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC LUẬN ÁN KẾ THỪA Các công trình nghiên cứu liên quan đến thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1802 đến 1945 đã tập trung nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng là những tư liệu làm nền tảng để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ sử học làm tiền đề giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Sự tác động của tình hình chính trị, xã hội, kinh tế đến thủ công nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp, các nghề thủ công tiêu biểu (nhu cầu và sự phát triển, sự phân bố của nghề, nguyên liệu, công cụ sản xuất, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, sản phẩm, sản lượng, thị trường và tiêu thụ, vai trò kinh tế), các làng nghề thủ công tiêu biểu (điều kiện tự nhiên và sự ra đời của làng, nguồn gốc nghề, quá trình phát triển, bí quyết làng nghề thành tựu tiêu biểu...), sự biến đổi trong cơ cấu ngành nghề, một số nét mới trong sự phát triển thủ công nghiệp... Sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử từ 1802 đến 1945. Các nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu từ 1802 đến 1945. 8 Làm rõ đóng góp của thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Những nét đặc trưng của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng từ 1802 đến 1945. Chương 2 THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1885 2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1885 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí Quảng Nam - Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước và từ thế kỷ XV xem là "yết hầu của miền Thuận - Quảng", là giao điểm nối liền ba miền Bắc - Trung - Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước lân cận. Nơi đây sớm phát triển giao thương trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần thúc đẩy sản xuất, trong đó có thủ công nghiệp phát triển, nhằm cung ứng nguồn hàng cho hoạt động thương nghiệp. 2.1.1.2. Địa hình Quảng Nam - Đà Nẵng có đầy đủ các dạng địa hình từ núi, đồi, sông, biển, vịnh đến đồng bằng, hải đảo và vùng cồn bãi cát ven biển. Với đầy đủ các dạng địa hình: núi đồi, sông, biển, vịnh hồ, đồng bằng, hải đảo, Quảng Nam - Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trên nền tảng ấy, thủ công nghiệp sớm ra đời và phát triển, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề của địa phương. 2.1.1.3. Khí hậu Quảng Nam - Đà Nẵng nằm trong phạm vi của đới rừng á xích 9 đạo, được điều tiết bởi biển nên hai mùa mưa - nắng khí hậu đều hiền hòa, dễ chịu, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cũng như hoạt động của một số ngành thủ công. 2.1.1.4. Nguồn tài nguyên Quảng Nam – Đà Nẵng có diện tích rừng rộng lớn và là rừng nhiệt đới giàu nguyên liệu quý cung cấp cho các ngành sản xuất mà chủ yếu là các ngành nghề thủ công. Quảng Nam – Đà Nẵng có nhiều loại khoáng sản: sắt, chì, kẽm, vàng, thiết, than đá, mica, đá cẩm thạch, đá vôi... nhưng trữ lượng không lớn. Hệ thống sông biển cung cấp nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú và trữ lượng lớn đã sớm phát triển việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Cùng với đó, nghề làm muối, chế biến thủy hải sản, làm mắm đã sớm hình thành và phát triển. 2.1.2. Các nhân tố lịch sử - xã hội 2.1.2.1. Về lịch sử vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng Quảng Nam là đất đế đô của nhiều vương triều Champa trong nhiều thế kỷ: Gangajaya, Indrapura. Từ một “vùng đất sính lễ”, Đà Nẵng đã sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt. Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn sau này luôn chọn xứ Quảng làm hậu dinh. Thời Pháp thuộc, Quảng Nam - Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của hai cuộc khai thác thuộc địa kéo dài đến tận năm 1945. 2.1.2.2. Con người và truyền thống xứ Quảng Cốt cách của con người trên vùng đất này tính ham học hỏi, tính tìm tòi, rộng mở. Cùng với đó, khí hậu khắc nghiệt đã thôi thúc hình thành bản lĩnh chế ngự thiên nhiên, tính cần cù, chịu thương, chịu khó. Bên cạnh đó, con người xứ Quảng có tình hài hòa, hiếu khách, thích giao thiệp, khéo léo trong ứng xử, nhạy bén trong buôn 10 bán. Cùng với đó, vun đắp thêm truyền thống hiếu học, thích khám phá, tìm tòi. 2.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng trước năm 1802 và di sản để lại Những lớp cư dân đầu tiên đến khai phá vùng Thuận Quảng có nguồn gốc từ Thanh, Nghệ, Tĩnh. Từ thế kỷ XVII trở về sau, cư dân từ đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình đến tụ cư trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng rất đông. Họ đã mang theo những nghề thủ công từ đồng bằng Bắc Bộ, làm đa dạng các nghề thủ công tại xứ Quảng. 2.1.4. Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế Quảng Nam-Đà Nẵng (1802-1885) 2.1.4.1. Tình hình chính trị Quảng Nam – Đà Nẵng - vùng đất “tả trực” của đế kinh nên Nhà Nguyễn rất chú trọng với nhiều lần thay đổi. Quảng Nam tiếp tục đóng vai trò là dinh trấn bên cạnh kinh đô Huế và Đà Nẵng được chọn làm nơi đón tiếp các sứ thần đến quan hệ ngoại giao, thương mại Từ ngày 01/9/1858 đến ngày 23/3/1860, nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã sát cánh cùng quân đội triều đình ngăn chặn âm mưu xâm lược của Pháp tại Đà Nẵng. Ngày 5/6/1862, triều đình Huế đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều, trong đó điều 5, điều 6, người Pháp được tự do buôn bán, tự do đậu thuyền và tự do đi lại trên con đường bộ từ cửa biển đến kinh đô. Với hai hiệp ước Quý Mùi (1883), Giáp Thân (1884), về danh nghĩa, Đà Nẵng vẫn thuộc chủ quyền của triều Nguyễn nhưng Pháp đã từng bước làm chủ dần mọi hoạt động ở hải cảng này: tổ chức quan thuế, tự do lập phố, kiểm soát cửa khẩu... 2.1.4.2. Tình hình xã hội 11 Đầu thế kỷ XIX, về cơ bản, các giai cấp và tầng lớp xã hội ở nước ta vẫn giữ nguyên như trước: địa chủ và nông dân, thợ thủ công và thương nhân, cùng các tầng lớp sĩ phu, văn thân và quan lại. Đời sống của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng phần lớn “khốn khổ, bần cùng, thực trạng xã hội có những diễn biến phức tạp”. 2.1.4.3. Tình hình kinh tế Đất nước được thống nhất nên các ngành nghề và giao lưu hàng hóa có điều kiện phát triển và mở rộng khắp đất nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhà nước. Việc mở rộng các cơ sở và phương tiện đường thủy như đào nối các con sông trong nội địa. Tại Quảng Nam – Đà Nẵng các con kênh được đào để tưới tiêu đồng thời thuận lợi trong giao thông như: Kênh Thanh Hà, kênh Minh Châu, kênh Phú Xuân, kênh Thanh Khê, kênh Địch Thái, kênh Đức An, kênh Bạch Câu. 2.1.5. Chính sách của triều Nguyễn đối với thủ công nghiệp Về chính sách đối với thủ công nghiệp của triều Nguyễn có thể quy lại trong chế độ công tượng và chế độ biệt nạp. Chế độ công tượng của triều Nguyễn đã trói chân những người thợ vào hoạt động của công trường hay các xưởng thủ công tại chốn kinh thành, gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình và tương lai con cái họ. Lính thợ phải làm việc lâu dài, có khi đến già mới cho nghỉ. Ngoài chế độ công tượng, nhà nước còn gián tiếp khai thác sức lao động của thợ thủ công tự do và nửa tự do (làm việc ở các tượng cục địa phương) ở các tỉnh thành, làng xã bằng chế độ thuế sản phẩm (biệt nạp). 2.2. THỦ CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC 12 Dưới triều Nguyễn nhất là thời Minh Mạng, triều đình đứng ra khai thác hàng chục mỏ quý như mỏ vàng, mỏ than, mỏ kẽm, mỏ bạc... Bên cạnh các xưởng chế tạo vũ khí đóng ở kinh đô Huế, tại nhiều tỉnh thành, nhà Nguyễn cũng đặt các công xưởng, tập trung thợ thuyền sản xuất vũ khí cung cấp cho quân lính đóng trên địa bàn. Bên cạnh đó, dấu ấn thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng đối với thủ công nghiệp nhà nước thể hiện qua các sản phẩm được dâng tiến triều đình, những thợ giỏi tham gia các công xưởng nhà nước hay nhân lực, vật lực thực hiện theo chế độ công tượng và biệt nạp. 2.3. THỦ CÔNG NGHIỆP DÂN GIAN 2.3.1. Các nghề thủ công tiêu biểu Theo Nghề và làng nghề thủ công truyền thống đất Quảng, Quảng Nam – Đà Nẵng có khoảng 100 nghề thủ công và có thể chia thành khoảng 10 nhóm ngành nghề: - Nghề dệt vải - Nghề dệt chiếu - Nghề may - Nghề đan lát - Nghề chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm - Nghề chế tạo công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt Nghề mộc Nghề đóng cối xay lúa Nghề đóng ghe thuyền Nghề kim khí - Nghề chế biến vật liệu, hương liệu Nghề gốm Nghề làm giấy 13 Nghề làm hương (nhang) Các nghề được trình bày: nhu cầu, sự ra đời và phát triển, địa phương hình thành nghề và có nghề phát triển, nguồn nguyên liệu, cách thức sản xuất, kỹ thuật, thị trường và tiêu thụ, vai trò kinh tế. 2.3.2. Các làng nghề thủ công tiêu biểu - Làng điêu khắc đá Non Nước - Làng làm mắm Nam Ô - Làng đúc đồng Phước Kiều - Làng dệt chiếu Cẩm Nê - Làng gốm Thanh Hà - Làng mộc Kim Bồng - Làng dệt vải Mã Châu Các làng nghề được trình bày: địa phương hình thành nghề (tương ứng với địa phương ngày nay), nguồn gốc của nghề, nghệ nhân truyền nghề, nguồn nguyên liệu, công cụ sản xuất, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vai trò kinh tế. 2.3.3. Những nét mới trong thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng thười Nguyễn so với trước Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp và đóng vai trò tương xứng trong cơ cấu ngành nghề của địa phương. Việc tổ chức sản xuất đã mang một số đặc điểm của phương thức “công nghiệp”. Với việc Đà Nẵng là hải cảng chính thức và duy nhất là nơi giao thương với nước ngoài đã giúp cho hàng hóa trong đó có mặt hàng thủ công nghiệp theo chân thương lái nước ngoài xuất khẩu sang các nước tạo nên thị trường ngoài nước bên cạnh nội thương truyền thống. 14 Triều đình phong kiến cũng đã chú trọng đến việc đầu tư theo kiểu công xưởng như trường hợp khai thác vàng Bồng Miêu cho thấy được lối tư duy mới trong đầu tư khai thác nhằm mang lại lợi nhuận. Chương 3 THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1945 3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ MỚI 3.1.1. Tình hình chính trị Sau khi ký Hiệp ước Harmand và Hiệp ước Patenotre, về mặt đối ngoại, nước ta đặt dưới sự “bảo hộ” của nước Pháp. Thời Pháp thuộc, Quảng Nam – Đà Nẵng có hai chế độ chính trị khác nhau: Đà Nẵng là thành phố nhượng địa của Pháp, Quảng Nam là phần đất giao cho triều đình nhà Nguyễn cai trị nhưng lại có chính phủ Pháp bảo hộ. 3.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884) được ký kết, nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1914), lần thứ hai (1919-1929). Qua hai lần khai thác thuộc địa của Pháp, tình hình kinh tế - xã hội Quảng Nam – Đà Nẵng có nhiều chuyển biến. Pháp cũng tập trung khai thác khoáng sản. Các công ty của Pháp thu lãi cao bằng con đường biến tư sản người Việt và người Hoa thành đại lý tiêu thụ của Pháp và chèn ép, thu mua nông thổ sản, các sản phẩm thủ công với giá rẻ rồi đem bán trong nước hoặc xuất khẩu với giá cao. 15 3.1.3. Sự chuyển biến về xã hội Nhìn chung từ khi Pháp biến Quảng Nam - Đà Nẵng thành nhượng địa, và xứ bảo hộ, kinh tế hoàng hóa tư bản chủ nghĩa đã làm chuyển biến mạnh xã hội phong kiến đương thời và dẫn đến sự biến động mới về cơ cấu giai cấp xã hội tại mảnh đất này. Là thành phố nhượng địa, Đà Nẵng được Pháp tập trung xây dựng, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Trong giai đoạn đầu, Pháp chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, một số kiến trúc kiên cố được xây dựng làm công sở, hệ thống cầu đường, giao thông vận tải và cung ứng điện nước được xây dựng. Việc thiết kế và quy hoạch thành phố theo mô thức phương Tây đã làm diện mạo phố phường Đà Nẵng khác hẳn với đô thị cổ và làm biến đổi to lớn bộ mặt nông thôn truyền thống. Đà Nẵng trở thành nơi thu hút đông đảo nhân lực ở miền Trung, nhưng do chính sách thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng phát triển thương mại, ít mở mang công nghiệp nên số công nhân chính ngạch không nhiều, tập trung chưa cao. Giới tư sản, trước hết là tư sản Hoa Kiều, nhờ biết tổ chức mạng lưới thương mại rộng lớn, vốn liếng dồi dào, làm đại lý tiêu thụ và thu mua hàng của các công ty Pháp rất đắc lực. Tư sản người Việt ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng ngày càng phát triển. Nhu cầu nhập cảng và tiêu thụ hàng hóa của Pháp ngày càng tăng làm cho việc buôn bán trở nên tập trung và có quy mô rộng lớn hơn nên các công ty và hiệu buôn của người Việt đã ra đời. Thế lực tư sản người Việt ở Quảng Nam - Đà Nẵng nhỏ bé, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp và tư sản người Hoa. Là tư sản ở một nước thuộc địa, họ bị chèn ép, lép vế. Cùng với sự phát triển đô thị, tầng lớp tiểu thị dân tập hợp khá đông: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, những người làm nghề tự do, những viên chức công tư sở, giáo viên, học sinh... Sự xâm 16 nhập của sách báo tiến bộ, sách báo cách mạng đã thức tỉnh một bộ phận trí thức học sinh có hoài bão giải phóng dân tộc cũng như có tư tưởng canh tân. Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ nông dân lao động, thợ thủ công bị bần cùng hóa, học sinh ra trường không kiếm được công ăn việc làm. Số lượng công nhân ăn lương chính ngạch rất ít, chủ yếu hưởng lương công nhật, thợ học việc và “cu li”. Phần lớn gia đình công nhân vẫn gắn bó với nông thôn, hoặc có người ra làm công nhân theo thời vụ rồi trở về làm nông. 3.1.4. Sự biến đổi trong kinh tế Với mục tiêu tối thượng là vơ vét, thu về lợi nhuận, Pháp cũng tập trung khai thác khoáng sản. Về tổng thể thì cơ cấu ngành nghề vẫn giống so với thời kỳ trước song một số ngành nghề giảm suốt, khó khăn, trong đó phải kể đến nghề nung vôi hàu, nghề làm muối, nghề nấu rượu, nghề ươm tơ dệt lụa... các nghề và làng nghề khác vẫn duy trì và phát triển. Ngoài những nghề thủ công đã có từ trước tiếp tục tồn tại và phát triển, trong giai đoạn này xuất hiện một số nghề mới như nghề làm guốc mộc Xuân Dương, nghề khảm xà cừ, nghề làm kính thủy tinh, nghề nhôm, nghề đăng ten, nghề thuộc da, nghề làm mũ cối, nghề chế biến chè, chế biến cafe, chế biến cao su, làm pháo, làm đèn dầu hỏa. 3.2. THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ 1885 ĐẾN 1945 3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất thủ công nghiệp ở Quảng Nam – Đà Nẵng thời thuộc địa 3.2.1.1. Khái quát Các nghề thủ công như làm đường, ươm tơ, dệt lụa lĩnh, tuýt xo, dệt chiếu, làm hàng mỹ nghệ phát triển như lưu thông thuận lợi, 17 nhanh chóng. Một số tư sản người Việt đầu tư kinh doanh một số mặt hàng thủ công nghiệp như Lý Quý chuyên kinh doanh về bông vải sợi nội địa lưu thông cả ba kỳ. Một số thương nhân người Hoa và người Ấn Độ kinh doanh vải lụa. Một số ngành nghề mới như may máy, làm đăng – ten, thủy tinh, đóng dày dép, làm pháo, cắt tóc, làm đèn dầu hỏa. Việc nhập khẩu những nguyên liệu, hóa chất mới đã góp phần làm cho sản xuất thủ công đạt chất lượng tốt hơn, đẹp hơn. Việc xuất khẩu hàng hóa qua cảng Đà Nẵng thuận lợi đã thu hút các nguồn hàng lâm thổ sản như gỗ quý, vỏ quế, cau khô, dầu rái. 3.2.1.2. Các nghề mới Ngoài những nghề thủ công đã có từ trước tiếp tục tồn tại và phát triển, trong giai đoạn này xuất hiện một số nghề mới như nghề làm guốc mộc Xuân Dương, nghề khảm xà cừ, nghề nhôm, nghề làm kính thủy tinh, nghề đăng ten, nghề thuộc da, nghề làm mũ, nghề chế biến trà, chế biến cafe, chế biến cao su... 3.2.1.3. Các làng nghề mới Các làng nghề thủ công trước đây tiếp tục tục tồn tại, một số làng nghề mới ra đời: - Nghề đẽo guốc mộc Xuân Dương - Các làng đan lát - Làng đẽo cối xay đá Xuân Tây - Làng kẹp quế Tích Phước 3.2.2. Các nghề thủ công tiêu biểu Về cơ bản vẫn là các nghề thủ công thời kỳ trước, song các nghề thủ công trong thời kỳ này mang những nét mới. Các nghề thủ công tiêu biểu bao gồm: - Nghề đan lát - Nghề mộc 18 - Nghề rèn - Nghề đóng ghe thuyền - Nghề xay xát lúa gạo - Nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa - Nghề nhuộm vải - Nghề may - Nghề nấu rượu - Nghề ép dầu phụng - Nghề làm đường - Nghề làm bún - Nghề chế biến thủy hải sản - Nghề gốm - Nghề làm hương 3.2.3. Các làng nghề thủ công tiêu biểu Các làng nghề thủ công tiêu biểu với những điểm mới, sự phát triển so với thời kỳ trước. - Làng thủ công mỹ nghệ Non Nước - Làng nghề làm mắm Nam Ô - Làng nghề đúc đồng Phước Kiều - Làng nghề Dệt chiếu Cẩm Nê - Làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch - Làng nghề gốm Thanh Hà - Làng nghề Mộc Kim Bồng - Làng nghề dệt vải Mã Châu - Nghề làm lồng đèn Hội An Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1802 - 1945) 19 4.1. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT 4.1.1. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng phát triển trên vùng đất có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa và đô thị Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, nằm trên tuyến đường thiên lý Bắc - Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ của kinh đô Huế, với hai cảng biển Hội An và Đà Nẵng, Quảng Nam - Đà Nẵng là giao điểm nối liền ba miền Bắc - Trung - Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước lân cận. Nơi đây sớm phát triển giao thương trong và ngoài nước. Quảng Nam – Đà Nẵng có đến hai thương cảng lớn có mối quan hệ mật thiết với nhau là Hội An và Đà Nẵng. Sau khi Hội An suy thoái, Đà Nẵng vươn lên trở thành phố cảng, cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Nhà Nguyễn đặt trị sở tại dinh trấn Thanh Chiêm, từ sự kích thích của trị sở Quảng Nam với vai trò là một trung tâm kinh tế, các ngành nghề thủ công cổ truyền khá phong phú, đa dạng và gắn liền với chiều hướng phục vụ giai cấp phong kiến và tự cung cấp. 4.1.2. Các nghề và làng nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng phong phú, đa dạng hơn các tỉnh Nam Trung Bộ Sự đa dạng của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng thể hiện qua sự đa dạng về số lượng các nghề, làng nghề, sự phân bố các nghề, làng nghề, nguồn gốc các làng nghề. Vùng Đất Quảng Nam – Đà Nẵng có đến trên dưới 100 nghề thủ công. Công trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thời Tự Đức và thời Duy Tân thống kê số lượng nghề thủ công ở Quảng Nam đa dạng nhất so với các tỉnh Nam Trung kỳ. Sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp dẫn đến sự hình thành các làng nghề thủ công. Ở Quảng Nam – Đà Nẵng có trên dưới 20 40 làng nghề thủ công. Mỗi làng nghề có một sản phẩm đặc trưng tạo nên thương hiệu của làng nghề. Các nghề và làng nghề có sự phân bố rộng khắp các vùng miền từ các đô thị (Đà Nẵng, Hội An, Thanh Chiêm), các nơi tập trung đông dân cư như các chợ, các thị trấn, thị tứ (Phong Thử, Vĩnh Điện, Tân An, Ái Nghĩa, Hà Lam, Hương An), từ các vùng nông thôn, các vùng sông biển, vùng đồng bằng, miền núi... Về nguồn gốc, đa số các nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng có nguồn gốc truyền vào từ đất Bắc, các nghề tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, một vài nghề do người dân đi làm ăn xa học nghề truyền lại và một số nghề do thực dân Pháp du nhập, phát triển trong công cuộc khai thác thuộc địa, phục vụ nhu cầu xuất cảng tư bản. Sự đa dạng phong phú còn thể hiện ở số lượng mặt hàng thủ công buôn bán và xuất khẩu. Tại Hội An, các mặt hàng thủ công xuất khẩu nổi tiếng là tơ, lụa, đường. Ngoài ra, còn có các sản phẩm mộc Kim Bồng (bàn ghế, trường kỷ, giường, tủ), gốm sứ Thanh Hà (gạch lát, ngói âm dương, ngói ấm, bộ ấm, chén trà, lục bình, chén đĩa sứ), giấy quyến, gương đồng, cá chuồng khô 4.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng từng bước phát triển theo kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu của kinh tế tư bản chủ nghĩa Thủ công nghiệp với các nghề và làng nghề chủ yếu gắn với làng xã, thể hiện tính tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu của một vùng đất với cư dân đông. Một số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp thể hiện sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Điều này được thể hiện: Thứ nhất, một số cơ sở sản xuất thủ công lớn đã vượt ra khỏi giới hạn tự cung tự cấp, sản xuất khép kín trong phạm vi gia đình. Nhiều người chủ, thương nhân, người giàu có đã xuất vốn, sắm máy móc, thuê thợ để sản xuất trên một quy mô rộng lớn hơn là sản xuất 21 thủ công nghiệp cá thể. Điều này được thể hiện rõ qua các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thu_cong_nghiep_quang_nam_da_nang_1802_1945.pdf