BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-------------------
TRẦN NGUYÊN KHANG
SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP
GIAI ĐOẠN 1991 - 2012
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 62 31 02 06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội - 2017
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Ngoại giao
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Vũ Dương Huân
2. PGS.TS Trần Nam Tiến
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phương Bình,
Học viện Ngoại giao
Phản biện 2: PGS. TS. Võ
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Sức mạnh mềm của pháp giai đoạn 1991 - 2012c, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kim Cương,
Viện Sử Học
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại.
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Học viện Ngoại giao
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Cộng hòa Pháp là một trong những cường quốc phát triển hàng
đầu về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ ở châu Âu cũng như trên
thế giới. Đồng thời, Pháp cũng là một thành viên quan trọng chủ chốt
của Liên minh Châu Âu (EU). Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc, Pháp là một trong năm thành viên thường trực, đồng thời là xếp
thứ sáu trong các cường quốc về kinh tế sau Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Nhật, Đức và Anh. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quyền lực của
Pháp tụt giảm so với Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng đất nước này vẫn
đóng vai trò quan trọng trong QHQT, đặc biệt tại khu vực châu Âu,
châu Phi. Chính sách đối ngoại của Pháp khá nhất quán trong việc thi
hành một chính sách đối ngoại độc lập với Hoa Kỳ, trung thành với
chủ trương một trật tự quan hệ quốc tế “đa cực”. Tại châu Âu, có thể
xem Pháp là một trong những đầu tàu chính trị quan trọng bên cạnh
Đức. Ngoài ra, Pháp vẫn còn ảnh hưởng lớn tại một số khu vực truyền
thống, đặc biệt là Cộng đồng quốc tế Pháp ngữ Francophonie. Đối với
Việt Nam, Pháp là một trong những quốc gia có mối quan hệ bang giao
truyền thống lâu đời. Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, quan hệ Pháp -
Việt luôn có những bước phát triển tích cực. Pháp là một trong những
Đối tác chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam. Trong đối ngoại của Pháp, một trong những ưu điểm đặc biệt
nổi trội đã được quốc gia này sử dụng thành công đó chính là sức
mạnh mềm. Sức mạnh mềm là một khái niệm đưa ra bởi Joseph Nye,
giáo sư Đại học Harvard và được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiều
trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu sức mạnh mềm của Pháp là
một đề tài thú vị, mang tính thời sự và cần thiết. Qua nghiên cứu về
2
sức mạnh mềm của Pháp, công trình sẽ góp phần hiều rõ hơn về nước
Pháp trong quan hệ quốc tế, cung cấp những phân tích hữu ích, giúp
cho các chính sách đối ngoại của Việt Nam có thêm những bước tiến
về chiều sâu, từ đó tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt -
Pháp. Đây chính là những lý do chúng tôi chọn luận án nghiên cứu
mang tên “Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991 - 2012”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua các nguồn tài liệu liên quan, tác giả luận án tạm phân loại
thành những mảng lớn như sau: các nghiên cứu về sức mạnh mềm
trên thế giới (của Joseph Nye, các học giả quốc tế, của Pháp và tại
Việt Nam); nghiên cứu về sức mạnh mềm Pháp thông qua chính sách
đối ngoại, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử Pháp; các nghiên cứu
về quan hệ Pháp - Việt; các nghiên cứu về bối cảnh quốc tế đương
đại và toàn cầu hóa, trong đó sức mạnh mềm được triển khai.
Về các nghiên cứu về Sức mạnh mềm, hiện trên thế giới và tại
Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vì đây là một đề tài khá nổi
bật trong QHQT đương đại. Các nghiên cứu rất đa dạng và phong
phú mang đến một bức tranh đầy sinh động về sức mạnh mềm trên
thế giới. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tập trung đến từ các quốc
gia có bề dày kinh nghiệm nghiên cứu như Hoa Kỳ, các nước châu
Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... trong khi đó vẫn còn một
khoảng trống về tiếng nói, quan điểm, cách nhìn, đánh giá từ các
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện
các nghiên cứu về sức mạnh mềm đang dần được triển khai, nhưng
vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thành một hệ thống, chưa đa dạng về
các quốc gia và chưa phong phú về các vấn đề. Đây chính là khoảng
trống cần được phát triển mạnh hơn trong thời gian tới tại Việt Nam,
3
đặc biệt khi giới học thuật quốc tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
ý kiến, quan điểm của học giả tại các nước đang phát triển.
Về khái niệm sức mạnh mềm, các tác phẩm quan trọng đến từ
Joseph Nye, Giáo sư Đại học Harvard, nguyên Trợ lý Thứ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 1977 đến 1979. Giáo sư Joseph Nye đưa
ra khái niệm sức mạnh mềm lần đầu tiên trong “Sẵn sàng lãnh đạo:
Bản chất thay đổi của nền chính trị Hoa Kỳ” (1990). Sau đó ông tiếp
tục phát triển khái niệm này trong “Nghịch lý của quyền lực Mỹ: Tại
sao siêu cường duy nhất của thế giới không thể tự vận hành một mình”
(2002), và trong “Sức mạnh mềm: cách thức đạt đến thành công trong
nền chính trị thế giới” (2004). Với các nghiên cứu của mình, Joseph
Nye mang lại cái nhìn mới về quyền lực trong QHQT, đặc biệt khái
niệm sức mạnh mềm là nguồn cảm hứng cho hàng loạt các công trình
nghiên cứu của các học giả khác trên thế giới. Các công trình của
Joseph Nye rất phong phú mang đến bức tranh toàn diện về sức mạnh
mềm trên thế giới. Tuy vậy, các nghiên cứu của ông đa phần tập trung
vào Hoa Kỳ, lấy Hoa Kỳ là quốc gia trung tâm của nghiên cứu. Chính
điều này tạo nên sự thiếu sót của Joseph Nye về sự đa dạng khi ông
không đi vào phân tích sâu sức mạnh mềm của các quốc gia quan trọng
khác trên thế giới, mà chỉ đề cập đến các quốc gia này trong sự tương
quan so sánh với Hoa Kỳ. Với Pháp, Joseph Nye có đề cập đến trong
các nghiên cứu của mình, nhưng ông không đi sâu vào phân tích toàn
bộ hệ thống sức mạnh mềm của Pháp, mà chỉ nhắc đến như một trong
những trường hợp thành công đầu tiên về sức mạnh mềm trên thế giới.
Từ khi ra đời đến nay, sức mạnh mềm đã được đông đảo học giả và
các chính trị gia chấp nhận như một khái niệm phổ biến trong QHQT.
Ngoài Joseph Nye, hiện nay đã có một khối lượng lớn công trình
4
nghiên cứu về sức mạnh mềm, với các tác giả nổi bậc như Nicolas
Cull (Hoa Kỳ), Aurelie Filippettti (Pháp), Philippe Lane (Pháp),
Laurent Fabius (Pháp), Shin Wha Lee (Hàn Quốc), John Lenczowski
(Hoa Kỳ), Giulio M. Gallarotti (Ý), Carnes Lord (Hoa Kỳ), Jan
Melissen (Hà Lan),... với các góc nhìn đa dạng và đa chiều về khái
niệm sức mạnh mềm.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu đề tài nghiên cứu hướng tới là phân tích và đánh giá
đặc điểm và thực chất sức mạnh mềm của Pháp trong hơn hai thập kỷ
qua, từ đây rút ra những bài học kinh nghiệm triển khai sức mạnh
mềm quốc gia này. Đồng thời, đề tài hướng tới việc tìm ra các đặc
điểm, xu hướng phát triển của sức mạnh mềm trong tương lai, trên cơ
sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Về nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sẽ tập trung tìm hiểu ba vấn
đề chính sau. Một là tìm hiểu cơ sở lý luận sức mạnh mềm và cơ sở
thực tiễn qua việc phục dựng lại bức tranh lịch sử sức mạnh mềm
quốc gia này. Hai là tìm hiểu những nền tảng thiết lập sức mạnh mềm
Pháp thời kỳ hiện đại thể hiện qua đường lối, chính sách đối ngoại và
các hoạt động đối ngoại của Pháp tại các khu vực quan trọng trên thế
giới như châu Âu, Cộng đồng Pháp ngữ và tại Việt Nam. Từ quá
trình sử dụng sức mạnh mềm Pháp, nhiệm vụ thứ ba là đi đến đánh
giá những ưu - khuyết điểm, thành công và hạn chế của sức mạnh
mềm của Pháp đồng thời dự báo triển vọng về sức mạnh mềm của
Pháp trong tương lai.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sức mạnh mềm của
Pháp thể hiện qua đường lối đối ngoại, các hoạt động ngoại giao của
Pháp trên thế giới và tại các khu vực cụ thể. Qua việc phân tích các
5
hoạt động ngoại giao, chúng ta tìm ra được đặc điểm, bản chất và giá
trị sức mạnh mềm Pháp. Về phạm vi nghiên cứu, không gian nghiên
cứu của đề tài sẽ tập trung vào những khu vực Pháp có mối quan hệ
chặt chẽ như Liên minh châu Âu, các nước vốn là thuộc địa Pháp
(với Khối Pháp ngữ) và Việt Nam. Về thời gian, chúng tôi chọn
khoảng thời gian từ 1991 đến 2012, vì năm 1991 là thời điểm Chiến
tranh lạnh kết thúc với sự tan rã Trật tự hai cực Yalta, mở ra một kỷ
nguyên mới trong quan hệ quốc tế và năm 2012 tại Pháp là thời điểm
kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, mở ra một chặng
đường chính trị mới tại quốc gia này.
5. Phƣơng pháp Nghiên cứu
-Về phương pháp luận, tác giả luận án sử dụng khái niệm sức
mạnh mềm để soi chiếu vào trường hợp của Pháp, từ đó nhận định,
đánh giá về sức mạnh mềm của quốc gia này. Bên cạnh đó, để xử lý
các vấn đề cụ thể liên quan tới chính trị và đối ngoại Việt Nam, tác
giả dựa trên nền tảng tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả luận án sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan hệ quốc tế: Với sự phân tích ba cấp độ là quốc
tế - khu vực, quốc gia và cá nhân;
Phương pháp diễn ngôn: Tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu
các tư liệu văn bản;
Phương pháp lịch sử - logic: Nghiên cứu điều kiện, tiền đề, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể làm hình thành, phát triển sức mạnh mềm của
Pháp, từ đó tìm ra tính quy luật và chỉ rõ những đặc trưng chủ yếu
cũng như bản chất sức mạnh mềm Pháp;
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Giúp phân tích cơ sở Pháp
hoạch định chính sách, nội dung chính sách, thực hiện chính sách
và kết quả mà Pháp có được với sức mạnh mềm;
6
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Giúp so sánh những điểm tương
đồng và dị biệt trong chiến lược phát huy sức mạnh mềm của
Pháp ra bên ngoài so với các nước khác; giữa các đối tượng khác
nhau trong mục tiêu và việc triển khai chính sách của Pháp;
Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Giúp nhìn nhận, đánh giá vị trí,
vai trò của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Pháp,
gắn với thực tế - lý luận, nội dung chính sách đối ngoại của Pháp
ra bên ngoài láng giềng, khu vực, trong quan hệ với các nước lớn
và trên vũ đài quan hệ quốc tế;
Phương pháp dự báo: dựa trên các sự kiên có được, đưa ra các dự
báo tương lai về sức mạnh mềm Pháp;
Phương pháp định tính: tổng hợp các số liệu, sự kiện để có được
bức tranh đầy đủ cụ thể về sức mạnh mềm Pháp.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: nhằm mang đến cái nhìn đa
chiều, sâu sắc và có tính phản biện đối với đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
Sau khi hoàn thành, luận án sẽ có những đóng góp sau:
Về mặt khoa học, luận án mang lại các phân tích và đánh giá đặc
điểm và thực chất sức mạnh mềm của Pháp. Hiện nay tại Việt Nam
còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về sức mạnh mềm
nói chung và của Pháp nói riêng trong thời kỳ đương đại. Luận án
mang lại những cái nhìn cụ thể về sức mạnh mềm của Pháp như bản
chất, đặc điểm, vai trò, xu thế phát triển sức mạnh mềm của quốc gia
này. Từ trường hợp của Pháp, luận án hướng đến việc hiểu rõ hơn về
sức mạnh mềm - một vấn đề nổi bật trong quan hệ quốc tế, từ đó góp
phần bổ sung phong phú hơn nghiên cứu về sức mạnh mềm trên thế
giới hiện nay. Đồng thời, luận án cũng mang lại những phân tích, đánh
7
giá về phương diện chính trị, văn hóa, lịch sử, quan hệ quốc tế, đặc biệt
ý nghĩa chiến lược của văn hóa - chính trị trong truyền thống đối ngoại
của Pháp, đồng thời góp phần làm hiểu rõ hơn đường lối cũng như
công tác đối ngoại của Pháp trong thời kỳ 1991 - 2012.
Về mặt thực tiễn, qua việc nghiên cứu sức mạnh mềm Pháp,
luận án hướng đến là một công trình tham khảo có giá trị cho những
nhà nghiên cứu về sức mạnh mềm và quyền lực trong QHQT, cũng
như hữu ích cho những nhà đầu tư, những nhà hoạch định chính sách
thêm cơ sở để có cách tiếp cận với nước Pháp. Ngoài ra, luận án sẽ là
tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các
cơ sở đào tạo nghiên cứu về quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế,
kinh doanh quốc tếở Việt Nam. Việc nghiên cứu này cũng thúc
đẩy quá trình hiểu biết sâu sắc hơn về Pháp, quốc gia có mối quan hệ
truyền thống với Việt Nam. Và hơn hết, qua đề tài nghiên cứu, tác giả
luận án mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thắt chặt và tăng
cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Việt - Pháp trong thời
gian tới.
7. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương với những nội
dung chính như sau:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG
SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP
Nội dung chương 1 đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến sức mạnh mềm,
với quan điểm các học giả, từ đó làm định hướng cho nghiên cứu thực
tiễn về sức mạnh mềm Pháp. Đồng thời, trong chương 1, luận án cũng
phục dựng lại bức tranh sức mạnh mềm Pháp trong chiều dài lịch sử,
8
để thấy được bề dày truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn của quốc
gia này trong việc sử dụng sức mạnh mềm.
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
PHÁP TRONG HAI THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ 20 - ĐẦU
THẾ KỶ 21
Nội dung của Chương 2 mang lại cái nhìn toàn cảnh quá trình sử
dụng sức mạnh mềm Pháp những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21,
thông qua các hoạt động ngoại giao nổi bật của Pháp (như ngoại giao
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,...).
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP VÀ
DỰ BÁO
Nội dung của Chương 3 là những tổng kết, đánh giá thành công cũng
như hạn chế của sức mạnh mềm Pháp trong hai mươi năm, từ đó đưa
ra những bài học kinh nghiệm cũng như một số dự báo đối với sức
mạnh mềm Pháp trong tương lai. Đồng thời luận án cũng rút ra
những bài học mang ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và phát
huy sức mạnh mềm cho Việt Nam.
9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG
SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP
1.1. Nhận thức về sức mạnh mềm
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển mình sang
toàn cầu hoá và kỷ nguyên thông tin, từ đây bản chất của quyền lực
đã có nhiều thay đổi. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự hiểu biết,
thấu hiểu, cảm thông giữa các quốc gia là yêu cầu chính yếu, đòi hỏi
các nước phải có những công cụ mềm mỏng, hiệu quả hơn trong
QHQT nhằm đạt được quyền lực của mình. Khái niệm sức mạnh mềm
ra đời trong bối cảnh này. Khái niệm sức mạnh mềm theo Joseph Nye
định nghĩa đó là "khả năng tác động thông qua sự hấp dẫn và sức
thuyết phục để người khác làm những gì mình muốn mà không cần
phải đe dọa sử dụng vũ lực hoặc trả tiền". Ngày nay, khái niệm sức
mạnh mềm đã trở nên rất phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu về
QHQT và chính trị gia sử dụng.
Nguồn lực sức mạnh mềm khá đa dạng, có thể tìm thấy qua các
giá trị văn hóa, tư tưởng, các chính sách đối ngoại,... Từ đây, để thể
hiện được nguồn lực thành sức mạnh mềm, có thể trực tiếp thông qua
các chính sách, hoạt động ngoại giao của chính phủ; hoặc, thông qua
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và giao lưu giữa các cộng
đồng dân cư các quốc gia, qua các “kênh” như thương mại, giáo dục,
du lịch, giao lưu quốc tế,...
1.1.2. Nhận thức của Pháp về sức mạnh mềm
Sức mạnh mềm được người Pháp nhìn nhận là sức mạnh ảnh
hưởng hay sức mạnh mềm dẻo, uyển chuyển. Với Pháp, sức mạnh
mềm và sức mạnh ảnh hưởng có một sự gặp gỡ hay trùng lắp với
nhau, vì bởi yếu tố tạo dựng nên vị thế, ảnh hưởng của Pháp trên
10
trường quốc tế, có thể nói, đa phần đến từ yếu tố thu hút của sức
mạnh mềm. Sức mạnh mềm theo quan điểm của Pháp là thực hiện
những chiến lược bền vững nhằm làm lan tỏa “tinh thần Pháp” ra thế
giới trong sự cộng hưởng các giá trị nhân loại từ đó đi đến việc tìm ra
những tiếng nói chung trong đối thoại giữa các quốc gia, các nền văn
hóa khác nhau.
1.2. Thực tiễn sử dụng sức mạnh mềm của Pháp trong lịch sử
1.2.1. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ quân chủ phong kiến
Thời kỳ lịch sử đầu tiên của sức mạnh mềm Pháp bắt đầu từ
cách đây bốn thế kỷ, với triều đại của vị vua nổi tiếng, vua Louis
XIV. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ này huy hoàng, mang tính chất
ảnh hưởng lớn, gần như là thống trị, khi Pháp là trung tâm văn hóa,
chính trị của toàn châu Âu, là khuôn mẫu cho mọi quốc gia - vương
triều tại lục địa. Các nhà ngoại giao Pháp đồng thời cũng là những trí
thức tiêu biểu của đất nước. Sau khi vua Louis XIV mất, các giá trị
nhân văn của Pháp vẫn tồn tại đến thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII với
Thời kỳ Khai sáng. Có thể đúc kết tinh thần chủ đạo của phong trào
Khai sáng ở Pháp trong ba từ sau: Lý Trí, Tự Do và Tiến bộ. Đây là
những giá trị phổ quát có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nhân loại cho
đến ngày nay.
1.2.2. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ Đế chế thứ nhất
Đầu thế kỷ 19, nước Pháp xuất hiện một nhân vật quyền lực
mà sự ảnh hưởng lan rộng toàn châu Âu: Napoléon Bonaparte. Ông
cũng đã mở rộng tầm ảnh hưởng của Pháp đến những vùng đất mới
như Tân lục địa châu Mỹ cũng như tại nhiều nước châu Á lẫn châu
Phi. Không chỉ chinh phục bằng sức mạnh quân đội, Napoléon còn
thu phục châu Âu bằng những ảnh hưởng đến từ các giá trị của một
11
đế quốc hùng cường. Qua các cuộc chinh chiến, Napoléon nhiệt
thành truyền bá các lý tưởng của Cách mạng Pháp với những giá trị
tư tưởng nhân văn đương thời.
1.2.3. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ mở rộng ảnh hƣởng ra toàn
thế giới từ giữa thế kỷ 19
Kết thúc triều đại Napoléon đệ nhất, nước Pháp bước vào
những cuộc viễn chinh thuộc địa toàn cầu. Một đặc điểm nổi bật của
sức mạnh mềm Pháp trong quá trình thực dân vào cuối thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20 là sứ mệnh Khai hóa, nhằm mang lại nền văn minh tiến
bộ của xã hội công nghiệp phương Tây cho các quốc gia - dân tộc
khác. Dĩ nhiên, trong ý niệm “Khai hóa” đã hàm chứa sự bất bình
đẳng giữa các dân tộc, nhưng nếu nhìn nhận ở mặt tích cực, nó mang
lại cơ hội cho các quốc gia thuộc địa cơ hội được tiếp cận với văn
minh khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, từ đó tạo những
bước tiến phát triển vượt bậc.
1.2.4. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ Hậu thuộc địa đến kết thúc
Chiến tranh Lạnh
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sức mạnh Pháp suy giảm
rất nhiều. Giai đoạn nửa sau thế kỷ 20, Pháp tiếp tục phải đối mặt với
nhiều thách thức lớn. Một mặt, Pháp phải giải quyết những di sản của
Chủ nghĩa Thực dân, mặt khác Pháp phải tích cực tìm lại vị thế, tiếng
nói của mình, đặc biệt trước sự thống trị, chi phối của hai siêu cường
Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong bối cảnh này, sức mạnh mềm của Pháp
bước vào một giai đoạn mới, tái cấu trúc lại bản chất để thích ứng với
bối cảnh mới của quốc gia khi vị thế đế quốc không còn. Với đặc
điểm này, Pháp dần hình thành nên xu hướng đa phương chủ nghĩa
mà họ sẽ theo đuổi như kim chỉ nam cho sức mạnh mềm của mình.
12
Bên cạnh đó, văn hóa Pháp vẫn tiếp tục là điểm sáng và có sức hút
mạnh mẽ với những khai phá mang tính tiên phong.
1.2.5. Nƣớc Pháp bƣớc vào thời kỳ toàn cầu hóa
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Toàn cầu hóa tác động
mạnh mẽ đến tính chất của QHQT đương đại. Về bối cảnh khu vực
châu Âu, sự hình thành Liên minh châu Âu củng cố, tăng cường sức
mạnh và sự ảnh hưởng của khối trên trường quốc tế. Về tình hình
nước Pháp, sức mạnh của Pháp tuy giảm sút, nhưng quốc gia này vẫn
luôn nằm trong nhóm những quốc gia có tiếng nói quan trọng trên thế
giới trên nhiều bình diện từ chính trị, kinh tế đến văn hóa. Tuy nhiên,
sức mạnh Pháp cũng có những giới hạn, mong manh và không đồng
đều. Đây chính là những nhân tố khiến cho việc sử dụng sức mạnh
mềm của Pháp gặp phải những cản trở nhất định. Tuy nhiên, với vị
thế và nguồn lực hiện tại, Pháp có đủ khả năng phát huy hiệu quả sức
mạnh mềm của mình ra thế giới nhằm tạo ra được sự ảnh hưởng lan
tỏa như họ mong muốn.
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
PHÁP TRONG HAI THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ 20 -
ĐẦU THẾ KỶ 21
2.1. Sức mạnh mềm Pháp qua các giá trị chính trị và chính sách
đối ngoại
Với Pháp, các giá trị tư tưởng, chính trị có một vai trò quan
trọng trong việc giúp Pháp thể hiện được uy thế, sức ảnh hưởng của
mình trên trường quốc tế. Là quốc gia xuất phát nhiều tư tưởng mang
giá trị phổ quát của nhân loại, Pháp cũng là quốc gia tích cực bảo vệ
những giá trị này. Pháp gọi đó là hình thức ngoại giao các giá trị, một
13
yếu tố tạo dấu ấn đặc sắc riêng của Pháp trên trường quốc tế. Những
giá trị được Pháp đề cao trong đường lối chính trị đối ngoại của mình
chính là sự đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tính đa phương, tinh thần
hợp tác đối thoại, hướng đến hòa bình và bảo vệ các giá trị phổ quát.
Giá trị quan trọng đầu tiên trong đường lối chính trị đối ngoại
Pháp chính là sự đề cao tinh thần độc lập tự chủ và khuynh hướng ly
tâm khỏi quyền lực Hoa Kỳ, chính phủ Pháp đã nhận được sự đồng
tình và ủng hộ trước tiên của nhân dân trong nước, sau đó của nhiều
quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia tại châu Âu cũng như các quốc
gia thuộc thế giới thứ ba. Tinh thần độc lập tự chủ với Pháp không có
nghĩa là thực hiện chủ trương biệt lập, tách rời và đứng ngoài sự phát
triển của thế giới. Về mặt bản chất, Pháp không ủng hộ xu hướng bá
quyền trong QHQT và luôn hướng đến xây dựng một trật tự thế giới
đa cực. Để đảm bảo cho sự đa nguyên trong các quyết định quốc tế,
Pháp không thể đứng một mình, mà cần có những liên minh, cùng
chia sẻ những ý hướng chính trị chung, như Liên minh châu Âu và
Cộng đồng quốc tế Pháp ngữ. Ngoài ra, Pháp còn mở rộng mối quan
hệ với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, khối BRICs,... và nhiều
khu vực trên nhiều bình diện như chính trị, văn hóa hay viện trợ nhân
đạo,...
Ở cấp độ quốc tế, dấu ấn tạo nên sức mạnh mềm Pháp trong
chính trị thế giới khi Pháp là một trong những quốc gia tham gia tích
cực vào các tổ chức quốc tế và các hoạt động viện trợ nhân đạo quốc
tế. Pháp là một trong những thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc và
là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, Pháp cũng
tham gia tích cực cũng như là thành viên có nhiều uy tín tại nhiều cơ
quan của LHQ, các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP, FAO,
14
PAM, HCR, IMF, WTO,Trong các tổ chức quốc tế này, Pháp là
quốc gia đưa ra các sáng kiến, tích cực tham gia hoạt động và luôn đề
cao tinh thần hợp tác đa phương, cũng như biết cách đưa ra những
giải pháp dung hòa nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề bế tắc.
Ở cấp độ khu vực, có thể nói Liên minh châu Âu luôn nằm ở vị
trí trung tâm trong quá trình hoạch định chính sách của Pháp. Việc
gắn bó chặt chẽ với Liên minh châu Âu sẽ mang đến lợi ích hai
chiều, khi tổ chức này giúp Pháp gia tăng ảnh hưởng trên trường
quốc tế và đồng thời vị thế của Liên minh châu Âu cũng được nâng
tầm lên qua những đóng góp tích cực của Pháp.
Một đặc dấu ấn trong sức mạnh mềm Pháp đó là mối quan hệ với
các nước vốn là thuộc địa Pháp. Đây là mối quan hệ có tính lịch sử và
truyền thống mà chỉ một vài quốc gia trên thế giới có được. Đa số các
quốc gia này đều tham gia vào Cộng đồng quốc tế Pháp ngữ, một tổ
chức văn hóa chính trị quốc tế mang dấu ấn Pháp với 58 thành viên
chính thức và 26 thành viên không chính thức. Sự hợp tác này dựa trên
tinh thần tự nguyện, bình đẳng và Pháp thể hiện được vai trò tiên
phong của mình trong việc thiết lập các khung nghị trình chung cho
Tổ chức.
2.2. Sức mạnh mềm Pháp qua ngoại giao viện trợ - cứu trợ quốc tế
2.2.1. Sức mạnh mềm Pháp qua viện trợ phát triển
Trong các hoạt động cứu trợ quốc tế, Pháp chú trọng đến các
dự án và chương trình viện trợ song phương cho các nước đang phát
triển, trong đó có nhiều quốc gia vốn là thuộc địa của Pháp. Mục tiêu
những chương trình này nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia nghèo
có cơ hội phát triển, đặc biệt phát triển bền vững đi cùng với ổn định
về xã hội và môi sinh.
15
2.2.2. Sức mạnh mềm Pháp qua cứu trợ nhân đạo
Một dấu ấn trong sức mạnh mềm của Pháp thể hiện qua các hoạt
động cứu trợ - viện trợ nhân đạo quốc tế. Cùng với các quốc gia phát
triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan,
Canada, Úc,... Pháp là một quốc gia tích cực trong vấn đề cứu trợ và
viện trợ nhân đạo quốc tế. Các viện trợ nhân lực - tài lực này chính là
yếu tố kinh tế đã được Pháp vận dụng yểu chuyển để chuyển hóa thành
sức mạnh mềm. Ngoài các hoạt động chính thức từ chính phủ, Pháp còn
có sự tham gia của nhiều Tổ chức Phi Chính phủ như Tổ chức Bác sỹ
không biên giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MdM), Dược sỹ không biên
giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống lại nạn đói (ACF),Đây là những
tổ chức có uy tín quốc tế, góp phần vào việc gia tăng hình ảnh tích cực
của nước Pháp.
2.3. Sức mạnh mềm Pháp qua ngoại giao văn hóa
2.3.1. Chính sách ngoại giao văn hóa Pháp
Khi nói đến sức mạnh mềm Pháp, văn hóa là một yếu tố nổi bật
đặc biệt mà quốc gia này rất tự hào. Trong lịch sử ngoại giao của
Pháp, ngoại giao văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật luôn là một
một ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo quốc gia này. Từ thế kỷ 17, Pháp
đã xúc tiến, đẩy mạnh phát triển ngoại giao văn hóa, giáo dục của họ
ra khắp khu vực châu Âu và sau đó ra toàn thế giới.
Về tổng quan, chính sách về văn hóa tại Pháp được hướng
dẫn, chỉ đạo, quản lý như những chính sách công dưới sự bảo hộ các
cơ quan hành chính công, nằm trong khuôn khổ Hiến pháp quốc gia,
đồng thời là đối tượng chính trong các hiệp ước và định hướng của
Liên minh châu Âu. Thông qua ngoại giao văn hóa, Pháp hướng đến 3
mục tiêu chính: (1) thứ nhất là truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Pháp ra
thế giới; (2) thứ hai là nâng cao nhận thức về văn hóa Pháp và văn
16
hóa Cộng đồng Pháp ngữ; (3) thứ ba thúc đẩy đa dạng văn hóa trên thế
giới. Pháp cũng đề cao nguyên tắc bảo vệ sự đa dạng văn hóa và tôn
trọng các ngoại lệ văn hóa, về sau phát triển thành “Bảo vệ sự đa
dạng văn hóa” được UNESCO bảo hộ.
2.3.2. Thực tiễn sử dụng ngoại giao văn hóa của Pháp trên thế
giới
Trong sức mạnh mềm Pháp, văn hóa là một yếu tố quan trọng,
thấm đẫm trong nhiều khía cạnh của các chính sách đối nội cũng như
đối ngoại, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho các chính sách đối ngoại
của Pháp tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới. Qua
ngoại giao văn hóa, Pháp quảng bá đến thế giới nền văn hóa đặc sắc
của đất nước với vô vàn di sản cùng với hàng trăm hoạt động nghệ
thuật diễn ra sôi động. Từ những nguồn lực văn hóa sẵn có (như các
di tích, thắng cảnh, các viện bảo tàng,...), việc quảng bá và tổ chức
các hoạt động văn hóa trong và ngoài nước của Pháp được sự hỗ trợ
tích cực chính thức từ Nhà nước, đồng hành cùng các hiệp hội và
doanh nghiệp tư nhân. Chính sách văn hóa Pháp được thực hiện
thông qua hệ thống mạng lưới các cơ quan thể chế khác nhau, được
tài trợ trực tiếp bởi nhà nước cùng với các đối tác hợp tác.
2.3.3. Sức mạnh mềm của Pháp trong Cộng đồng quốc tế Pháp
ngữ
Trong quá trình lan tỏa giá trị Pháp, ngôn ngữ Pháp là một di
sản văn hóa quý báu thể hiện được sự ảnh hưởng của Pháp, nhất là tại
các nước vốn là thuộc địa. Qua tiếng Pháp, các giá trị tư tưởng – văn
hóa của Pháp được truyền đạt hiệu quả đến công chúng quốc tế. Việc
phát triển và phổ biến tiếng Pháp là một chiến lược trong việc phát huy
sức mạnh mềm của Pháp trên thế giới. Pháp thực hiện nhiều biện pháp
17
và hành động nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng tiếng Pháp trong
lãnh thổ của mình và ở nước ngoài, thông qua việc hợp tác với các
nước trong đào tạo và trao đổi văn hóa.
2.4. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam
Quan hệ ngoại giao Pháp - Việt có truyền thống lịch sử lâu đời.
Với những dấu ấn trong quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh
tế, văn hóa, giáo dục, quan hệ Pháp - Việt sau bốn mươi năm đã nâng
tầm thành Đối tác Chiến lược.
2.4.1. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua viện trợ phát triển
Sức mạnh mềm của Pháp tại Việt Nam thể hiện đầu tiên ở
ngoại giao kinh tế thông qua các hợp tác hỗ trợ và viện trợ phát triển.
Pháp là một trong các quốc gia hàng đầu tại Việt Nam trong Hỗ trợ
phát triển chính thức (viết tắt là ODA).
2.4.2. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua giáo dục - đào tạo
Lãnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo, một mảng quan trọng
của sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam, đã có từ lâu và rất phong phú.
Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Pháp và Việt Nam đã hình thành và
phát triển từ đầu những năm 1980. Giáo dục và đào tạo luôn được
Pháp xem là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của mình tại
Việt Nam.
2.4.3. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua ngoại giao văn hóa
Tại Việt Nam, Pháp là một đối tác quan trọng trong các hoạt
động ngoại giao văn hóa. Việt Nam và Pháp đã ký kết nhiều hiệp
định quan trọng như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá,
khoa học kỹ thuật (1989); Hiệp định về các Trung tâm Văn hóa
(2009);... tạo tiền đề cho nhiều hoạt động trao đổi văn hóa phong phú
được triển khai giữa hai quốc gia. Ngoài việc giới thiệu văn hóa Pháp
18
đến Việt Nam, thì phương châm của Pháp là luôn dành dành ưu tiên
hỗ trợ cho chính sách hội nhập văn hóa của Việt Nam trong sự tôn
trọng đa dạng văn hoá hai nước.
2.5. Tổng kết đặc điểm sức mạnh mềm của Pháp
Như vậy tổng kết về đặc điểm, sức mạnh mềm hiện đại của
Pháp trong hai mươi năm từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay cấu thành
từ năm thành tố chính sau. Thành tố quan trọng đầu tiên trong sức
mạnh mềm Pháp là nền văn hóa - khoa học rực rỡ. Thành tố thứ hai
trong sức mạnh mềm Pháp đó là sức ảnh hưởng về chính trị, ngoại
giao. Thành tố thứ ba là ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ được sử dụng tại
Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc
và 29 quốc gia, ngôn ngữ làm việc tại Liên minh châu Âu. Thành tố
thứ tư là các nguyên tắc, giá trị phổ quát mà Pháp ủng hộ và bảo vệ.
Đó là những nguyên tắc, giá trị phổ quát trong Tuyên ngôn về Nhân
quyền và Dân quyền, các cam kết của Pháp đối với sự ủng hộ và bảo
vệ hòa bình quốc tế, giải trừ quân bị, hỗ trợ phát triển quốc tế,..
Thành tố thứ năm tạo sự thu hút, hấp dẫn là sức mạnh kinh tế. Mặc
dù có những điểm yếu nhất định, nhưng Pháp có thể tự hào là một
trong 6 nền kinh tế hàng đầu thế giới, là quốc gia đứng thứ tư trong
thu hút đầu tư nước ngoài, và có nhiều công ty tầm cỡ quốc tế.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP
VÀ DỰ BÁO
3.1. Thành công trong việc sử dụng sức mạnh mềm của Pháp
Từ những năm 1990 trở đi, Paris tuy không còn là thủ đô của
thể giới về văn hóa - tri thức như nó đã từng là trước đó, nhưng sức
mạnh mềm của Pháp vẫn duy trì và phát triển. Bắt đầu từ những năm
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_suc_manh_mem_cua_phap_giai_doan_1991_2012c.pdf