VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
Nguyễn Xuân Hùng
QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO
CỦA ĐẠO TIN LÀNH TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1975
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Phản biện 2: PGS.TS
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nguyễn Văn Khánh
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Ngọc Long
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện tại Học viện Khoa học xã hội,Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
Các bài viết công bố trong nước:
1. Nguyễn Xuân Hùng (2000), “Tìm hiểu những hệ quả của việc
truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng
tôn giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 1(3), tr. 53 - 62.
2. Nguyễn Xuân Hùng (2001), “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo
Tin Lành tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 3(9), tr. 47-55.
3. Nguyễn Xuân Hùng (2003), “Về lịch sử quan hệ giữa các Nhà nước
và Giáo hội Tin Lành tại Việt Nam”, Nhà nước và Giáo hội, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội. (tr.167-186).
4. Nguyễn Xuân Hùng (2014), “Truyền giáo Tin Lành vào các tộc
người thiểu số ở vùng Nam Trường Sơn – Tây Nguyên từ khởi đầu
đến năm 1975”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 04(130), tr.105 - 115.
5. Nguyễn Xuân Hùng (2015), “Về Hội Truyền giáo Tin Lành
C.M.A”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 10(148), tr.89 - 110.
6. Nguyễn Xuân Hùng (2015), “Lịch sử mối quan hệ giữa Hội Truyền
giáo Tin Lành C.M.A và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, 11(149), tr.91 - 107.
7. Nguyễn Xuân Hùng (2016), “Nghi lễ và lối sống của tín đồ Tin
Lành – Trường hợp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam)”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,11&12(159), tr.85 - 99.
Bài viết công bố quốc tế:
8. NGUYEN XUAN HUNG (2013), “QUELQUES REMARQUES
SUR LA COMMUNAUTE PROTESTANTE AU VIÊT NAM”,
PLURALISME RELIGIEUX: UN COMPARAISON FRANCO –
VIETNAMIENNE, Actes du colloque organi sé à Hanoi les 5 -6
octobre 2007, Sous la direction de: Pascal Bourdeaux, Phlippe
Hoffmann, Nguyễn Hồng Dương, BREPOLS. Pp. 57- 67.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tôn giáo vẫn đang nổi lên như là một vấn đề mang tính
toàn cầu, được mọi nhà nước, mọi quốc gia cùng các giới chính trị, văn
hóa quan tâm sâu sắc.
Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, từ trong lịch sử , do ảnh
hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, các tôn giáo, hệ tư
tưởng tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đã du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm. Muộn hơn, từ thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã
mang Công giáo vào Việt Nam. Sự du nhập và truyền bá của tôn giáo
này dù có nhiều đóng góp về mặt văn hóa, tư tưởng, lối sống nhưng
cũng đã gây ra sự va chạm văn hóa, tôn giáo đối với xã hội Việt Nam.
Sự đụng độ, va chạm này vào thời cận hiện đại còn bị các thế lực thực
dân, đế quốc lợi dụng vào mục đích chính trị, xâm lược.
Giữa một bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, đầu thế kỷ XX, đạo
Tin Lành, dòng phái Kitô giáo thứ hai được các giáo sĩ Bắc Mỹ mang
đến Việt Nam. Tin Lành đến đã làm gia tăng thêm cấp độ của sự va
chạm văn hóa, tôn giáo trong xã hội. Đặc biệt, quá trình du nhập, tồn tại
và phát triển của tôn giáo này tại nước ta lại trùng lặp với thời kỳ xâm
lược, gây chiến của các thế lực thực dân, đế quốc, đặc biệt thời kỳ
1950-1975, nên đã làm nảy sinh nhiều nghi vấn, hệ lụy phức tạp.
Gần đây, đạo Tin Lành đã phát triển mạnh trong nhiều tầng lớp
xã hội và đặc biệt phát triển nhanh, rộng tại các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào các dân tộc ít người sinh sống.
Vấn đề Tin Lành đã và đang là chủ đề đáng quan tâm liên quan
nhiều đến các lĩnh vực: Văn hóa-xã hội, tôn giáo-dân tộc, chính sách
đối nội, đối ngoại của Nhà nước và hàng ngày, hàng giờ tác động đến
quá trình hội nhập, bang giao quốc tế, đến sự ổn định và phát triển bền
vững của đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay đạo Tin Lành tại
Việt Nam vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ trên quan điểm
2
khách quan khoa học. Chính sự thiếu vắng các tri thức cần thiết, thiếu
vắng các công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý luận và tính thực
tiễn về tôn giáo này tại Việt Nam dẫn đến tình trạng nhận thức sai lầm
và phiến diện, mâu thuẫn trong quan điểm đánh giá và nhìn nhận, khó
khăn, lúng túng , bị động trong việc hoạch định chính sách tôn giáo,
chính sách xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu về đạo Tin Lành, quá trình truyền giáo của đạo
Tin Lành tại Việt Nam, trong đó làm rõ những tính chất, đặc điểm cũng
như phương thức hoạt động của tôn giáo này, những điều kiện khách quan
và chủ quan tác động đến quá trình và kết quả truyền giáo, những hệ quả
tác động của việc truyền giáo đối với các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa
v.v là đề tài mang tính khoa học và tính thực tiễn cao.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quá trình truyền
giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm1975 làm
đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu bao quát và có hệ thống các vấn đề liên quan đến quá
trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911đến năm
1975, qua đó rút ra những nhận định về tôn giáo này, làm cơ sở khoa
học và thực tiễn để lý giải và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo Tin
Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975.
Phân tích làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động
đến quá trình, kết quả truyền giáo của đạo Tin Lành.
Đưa ra những nhận định về đặc điểm cộng đồng,đặc điểm dòng
phái và tổ chức giáo hội của tôn giáo này tại Việt Nam.
Đánh giá về những hệ quả tác động của quá trình truyền giáo Tin
Lành đối với các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa tại Việt Nam.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Vấn đề thuật ngữ, khái niệm
“Truyền giáo” có nghĩa là truyền bá tín ngưỡng một tôn giáo(bao
gồm cả giáo lý và sự thực hành) cho những người khác. Truyền giáo là
công việc của mọi tôn giáo, nhưng có tổ chức, có quy mô nhất là việc
Truyền giáo của đạo Kitô trong đó tiêu biểu là đạo Tin Lành.
Thuật ngữ“đạo Tin Lành”. tuy ra đời trong hoàn cảnh truyền giáo
khá đặc biệt tại Việt Nam nhưng có hàm nghĩa tương đương với thuật
ngữ quốc tế “Protestantism” vốn đã được định nghĩa như là một trong ba
trào lưu cơ bản của đạo Kitô, sau Công giáo và Chính thống giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đạo Tin Lành tại Việt Nam
bao gồm tất cả các tổ chức giáo hội, giáo phái tin lành đã từng du nhập,
tồn tại, hoạt động truyền giáo tại Việt Nam giai đoạn 1911 - 1975.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án là lịch sử quá trình truyền giáo của
đạo Tin Lành tại Việt Nam từ khởi đầu vào năm 1911 cho đến năm 1975.
Luận án tập trung nghiên cứu về Hội Truyền giáo Tin Lành
C.M.A. và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (HTTLVN) là hai tổ chức
giáo hội lớn mạnh nhất chiếm tới hơn 80% số lượng chức sắc, tín đồ.
Các giáo phái, tổ chức tin lành nhỏ, lẻ khác, cũng như đạo Tin Lành tại
Miền Bắc cũng sẽ được đề cập tới nhưng trong một số tiết vừa phải.
Mảng vấn đề truyền giáo nơi các dân tộc ít người được đề cập, nghiên
cứu trong luận án nhưng không thể đi sâu chi tiết vào các lĩnh vực nhân
chủng học, tôn giáo tộc người v.v
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án,
nguồn tài liệu sử dụng trong luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn
đề tôn giáo.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Phương pháp nghiên cứu chính thống và chủ yếu được sử dụng
trong luận án là phương pháp lịch sử. Ngoài ra, do đây là đề tài lịch sử
tôn giáo nên chúng tôi còn coi trọng và sử dụng phương pháp tôn giáo
học, phương pháp phân tích - so sánh, thống kê, phương pháp phân tích
tư liệu, thư tịch v.v..
4.3. Nguồn tài liệu sử dụng
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
-Nhóm tài liệu thư tịch gốc: Bao gồm các nghị quyết, các biên
bản sự vụ, các bản phúc trình, khai trình công việc Chúa của các cơ
quan các cấp của giáo hội Tin Lành. Các bản Điều lệ, Hiến chương của
các tổ chức giáo hội tin lành. Một số hồ sơ lưu trữ về hoạt động của các
giáo phái, tổ chức Tin Lành.
- Nhóm tài liệu xuất hiện trong quá trình hoạt động của đạo
Tin Lành: Bao gồm các sách báo, tạp chí Tin Lành, các ấn phẩm truyền
giáo và phục vụ truyền giáo, các kỷ yếu ra đời vào các dịp có các sự
kiện của các các cấp giáo hội hay các cơ quan chuyên biệt của đạo Tin
Lành, các công trình khảo cứu về lịch sử truyền giáo và các lĩnh vực
hoạt động khác của giới Tin Lành.
-Nhóm tài liệu quan trọng có thể kể đến nữa là các ấn phẩm,
công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trên thế giới của các tác giả
nước ngoài. Cùng với đó là các ấn phẩm, công trình nghiên cứu về:
biên niên các sự kiện lịch sử, lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, về
văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam
- Ngoài ra,luận án còn sử dụng những tư liệu thu thập được từ
các cuộc đi điền dã, nghiên cứu thực địa, xã hội học tôn giáo trong hơn
20 năm qua của tác giả luận án tại các địa bàn có đạo Tin Lành từ Bắc
đến Nam.
5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu tổng quan, có hệ thống dưới góc
độ sử học về quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ
năm 1911đến năm 1975.
Luận án trình bày quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo
Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975, rút ra những nhận
định, kết luận về đặc điểm thành phần, tính chất, cơ cấu tổ chức, cách
thức hoạt động truyền giáo của tôn giáo này. Đồng thời, luận án cũng
làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình và
kết quả truyền giáo của tôn giáo này tại Việt Nam. Luận án cũng đưa ra
sự phân tích, đánh giá về tác động của việc truyền giáo Ttin Lành đối
với chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Luận án mang lại những luận cứ khoa học có giá trị góp phần
phục vụ việc đổi mới chính sách cụ thể là chính sách tôn giáo, ổn định
và phát triển xã hội. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao
đặc biệt trong bối cảnh vấn đề tôn giáo - dân tộc đang nổi lên như là
vấn đề toàn cầu và tại Việt Nam, đạo Tin Lành đang phát triển nhanh,
rộng tại các địa bàn dân tộc thiểu số.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp thêm về kiến thức
trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin Lành nói
riêng và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng
dạy trong các lĩnh vực: Sử học, xã hội học, tôn giáo học, văn hóa học và
những ai quan tâm đến chủ đề tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương,17 tiết.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Nhóm công trình trong nước có đề cập đến vấn đề truyền giáo
và đạo Tin Lành
1.1.1. Các công trình nghiên cứu từ bản thân các chức sắc, giáo
sĩ và sử gia tin lành
Bộ sách của giáo sĩ J.D.Olsen“Thần Đạo học”(1958), đề cập
về lịch sử Hội Thánh cũng như nguyên tắc tổ chức giáo hội của Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam. Sau nữa là: Mục sư Phạm Xuân Tín “Tôn
chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” (1957),“Tìm hiểu Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam” (1958), “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”
(1962), nói về lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành, quá trình phát triển
cũng như tổ chức Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (HTTLVN).Mục sư
Lê Văn Thái với cuốn hồi ký“Bốn mươi sáu năm trong chức vụ”
(1971) đã ghi chép và công bố nhiều tư liệu về lịch sử truyền giáo của
Hội Truyền giáo C.M.A tại Việt Nam cũng như quá trình phát triển của
HTTLVN qua các thời kỳ. Năm 1974, Mục sư, tiến sĩ Lê Hoàng Phu
với công trình khảo cứu công phu “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt
Nam 1911-1965” đề cập khá đầy đủ và chi tiết về các sự kiện, giai đoạn
lịch sử của giáo hội Tin Lành tại Việt Nam từ khởi đầu cho đến năm
1965. Thời gian sau, có thế kể đến các công trình nghiên cứu, bài viết
về chủ để này như: Nguyễn Quốc Dũng với“Đạo Tin Lành ở Đông
Nam Á”(1994); Mục sư Lê Văn Thiện“Hướng về Đại hội Tin Lành
toàn quốc” (2000), “Phúc Âm và Văn hóa”,(2010); Mục sư Thái Phước
Trường “HộiThánh Tin Lành Việt Nam 100 năm hình thành và phát
triển”(2011); Mục sư Mã Phúc Thanh Tươi “Đạo đức Tin Lành và lối
sống đạo đức của tín đồ tại Việt Nam hiện nay”(2013).
7
Một số hồi ký của các chức sắc tin lành cũng soi rọi nhiều vấn
đề của lịch sử truyền giáo như các cuốn của: Mục sư Phạm Xuân Tín
với “Tìm gặp Đấng Chân Thần”(1990); Mục sư Phạm Văn Năm “Dâng
trọn cuộc đời-hồi ký 55 năm phục vụ Chúa”(1995); Mục sư Kiều
Toản“Hành trình đến với người KaTu và đời sống phục vụ
Chúa”(1996); Mục sư Stebbins T.H “Bàn tay trong chiếc găng”(2010);
Mục sư Đoàn Văn Miên “Ân Điển diệu kỳ”(2011)v.v
1.1.2. Các công trình nghiên cứu từ bên ngoài giáo hội
Đỗ Hữu Nghiêm “Phương pháp truyền giáo của Tin Lành giáo
tại Việt Nam” (1968) là công trình nghiên cứu công phu, đề cập khái
quát về lịch sử truyền giáo tin lành tại Việt Nam cùng những ảnh
hưởng; Ban Tôn giáo Chính phủ Một số tôn giáo ở Việt Nam” (1993);
Nguyễn Thanh Xuân “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và
ở Việt Nam” (2002) “ Đạo Tin Lành ở Việt Nam”(2006) đã đề cập đến
các giai đoạn truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam cùng các mốc
sự kiện quan trọng của lịch sử truyền giáo; Một số bài nghiên cứu
chuyên sâu khác như: “Tìm hiểu các hệ quả của việc truyền giáo tin
lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo tại Việt
Nam”, “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi Tin Lành tại Việt Nam”
(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo năm 2000, 2001), “Về lịch sử quan hệ
giữa các nhà nước và giáo hội Tin Lành tại Việt Nam” (2003) v.v
Một số luận văn tiến sĩ liên quan đến chủ đề đạo Tin Lành
như: Nguyễn Khắc Đức, Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc
H’Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (2010) và Vũ Thị
Thu Hà“Hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam và
Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới - cải cách mở cửa)(2014). Một số
bài nghiên cứu chuyên sâu về một số chủ đề liên quan đến lịch sử
truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam như tác giả Đỗ Quang Hưng
“Đạo Tin Lành ở Việt Nam một cái nhìn tổng quát”,“Nguyễn Ái Quốc
và đạo Tin Lành” (2011- 2013).
8
1.2. Nhóm công trình từ nước ngoài có đề cập đến đạo Tin Lành
và quá trình truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam
Đầu tiên là cuốn sử liệu của Giáo sĩ E.F. Irwin “With Christ in
Indo - China”, (tạm dịch: Cùng với Chúa ở Đông Dương) (1937) ghi lại
các sự kiện liên quan đến thời kỳ đầu truyền giáo. Trong các năm từ
1942 đến 1965 xuất hiện 04 cuốn sách của vợ chồng giáo sĩ G.H.
Smith: “The Blood Hunters” (Người săn huyết), “Missionary and
Anthropology”(Truyền giáo và nhân chủng học), “Gongs in the Night”
(Tiếng cồng trong đêm khuya), “Victory in Vietnam” (Chiến thắng ở
Việt Nam). Đây là những ghi chép truyền giáo tại vùng các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên - Nam Trường Sơn trong khoảng thời gian thập
niên 30 đến 60 thế kỷ XX. Tiếp sau là các biên khảo về lịch sử Hội
Thánh nói chung, về Hội truyền giáo C.M.A như: Lê Phước Nguyên -
Lê Hoàng Phu“Lịch sử truyền giáo”(1995) “Cất cánh bay
cao:A.B.Simpson, một nghiên cứu về cao độ thuộc linh”(1996) của
A.W. Tozer và cuốn “Nghênh đón Vua trở lại” (2000) của tác giả K.M.
Bailey; Giáo sĩ Stebbins I.R. với nhan đề “41 năm hầu việc Chúa với Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam 1920 -1961” (2004); Luận văn tiến sĩ Thần
học của Trương Văn Thiên Tư “Mệnh Trời:Hướng đến một Thần học
Sứ mạng Việt Nam”(2009)v.v
Các công trình khảo cứu về đạo Tin Lành thế giới của các học
giả nước ngoài, các sách chuyên khảo như của Max Webber “Nền đạo
đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (2008),Bauberot J.“Lịch
sử đạo Tin Lành” (2006) đều rất bổ ích và là liệu mang tính chất công cụ
để nghiên cứu, so sánh và đối chiếu về các vấn đề liên quan đến đạo Tin
Lành tại Việt Nam.
1.3. Kế thừa từ những người đi trước
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của giáo sĩ E.F. Irwin“
With Christ in Indo - China”, (Cùng với Chúa ở Đông Dương), của Mục
sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu“Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
9
1911 – 1965”, các sách của Mục sư Phạm Xuân Tín cùng các công
trình nghiên cứu mang tính chất tổng kết các giai đoạn truyền giáo sau
này của giới chức tin lành đã cung cấp một nguồn sử liệu, tư liệu lớn
lao soi rọi các sự kiện, các vấn đề.
Bên ngoài giáo hội, chúng tôi đánh giá cao và kế thừa nhiều từ
công trình của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm “Phương pháp truyền giáo của
Tin Lành giáo tại Việt Nam” (1968), trong đó đặc biệt là những sự kiện
liên quan đến thời kỳ đầu truyền giáo. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thanh
Xuân với “Đạo Tin Lành ở Việt Nam” (2006), đã có nhiều công sức
khảo cứu, hệ thống hóa những mốc sự kiện quan trọng liên quan đến
lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành.
Về thần học và các trào lưu dòng phái trong thế giới Tin Lành,
qua các bài viết của tác giả Đỗ Quang Hưng và các sách công cụ nghiên
cứu cơ bản từ bên ngoài cũng đã soi rọi nhiều vấn đề và giúp ích rất
nhiều cho việc hoàn thành luận án.
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
-Tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng tư duy khoa học và phương
pháp luận phù hợp khi đánh giá các sự kiện lịch sử truyền giáo thường
được các sử gia tin lành viết dưới nhãn quan thần học.
-Tiến hành triển khai nghiên cứu mang tính khai phá một số
vấn đề liên quan (những nghiên cứu đi trước chưa từng đề cập tới hoặc
chỉ lướt qua) nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
10
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1911-1954
2.1. Khái lược về đạo Tin Lành trên thế giới và tổ chức truyền giáo
đầu tiên vào Việt Nam
2.1.1. Khái lược về đạo Tin Lành
2.1.1.1. Sự ra đời của đạo Tin Lành
Cuối thế kỷ XVI, từ phong trào Cải Cách tôn giáo tại Đức và
Thụy Sĩ, sau đó trong quá trình cách mạng tư sản Anh và Hà Lan, đã ra
đời đạo Tin Lành. Tôn giáo mới này bao gồm 03 bộ phận chính cấu
thành, đó là: Luther giáo, Cavin giáo và Anh giáo.
2.1.1.2. Những đặc điểm của đạo Tin Lành so sánh với Công giáo
Học thuyết, tín điều: Đạo Tin Lành chỉ công nhận Kinh Thánh
là cơ sở duy nhất để xây dựng đức tin.
Nghi thức thờ phượng: Tin lành chỉ thờ phượng Chúa, cấm
ngặt mọi hình thức sùng bái và thờ lạy khác.
Về mặt tổ chức: Đề cao tính tự chủ, độc lập, tự quản của từng
cộng đồng cơ sở.
2.1.2. Lược sử phong trào truyền giáo tin lành trên thế giới
Đầu thế kỉ XVII, nhiều nhóm tin lành di cư sang Bắc Mỹ. Cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, các đoàn truyền giáo Tin Lành tiến hành
truyền giáo ra toàn cầu.
2.1.3. Về tổ chức tin lành đầu tiên tiến hành truyền giáo vào Việt Nam
Hội Truyền giáoTin Lành C.M.A(The Christian and
Missionary Alliance), do Mục sư, tiến sĩ A.B Simpson (1843-1919) là
Hội Trưởng chính là tổ chức đã gửi các giáo sĩ tin lành đầu tiên đến
Việt Nam.
11
2.2. Bối cảnh lịch sử và xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
2.2.1. Bối cảnh chính trị
Vào đầu thế kỷ XX, toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới quyền
thống trị của Pháp. Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập.
Theo đó Việt Nam bị cắt làm 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ là đất bảo hộ,
còn Nam Kỳ là xứ thuộc địa.Thực dân Pháp đã củng cố bộ máy cai trị
và bắt đầu đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất
2.2.2. Bối cảnh xã hội, văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo
Công cuộc khai thác thuộc địa đã dẫn đến các biến chuyển quan
trọng trong cấu trúc xã hội Việt Nam.
Về tình hình tôn giáo:
Chiếm vị thế nổi bật vẫn là Tam giáo: Phật, Đạo, Nho.Đặc biệt
là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt cùng vô vàn các hình thức
tín ngưỡng dân gian được đông đảo quần chúng tin theo.
2.3. Truyền giáo tin lành trong giai đoạn 1911- 1945
2.3.1. Những giáo sĩ tin lành đầu tiênđếnViệt Nam
Năm 1911, ba giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo C.M.A chính là
những người đầu tiên thiết lập trụ sở và tiến hành truyền giáo cho người
bản xứ tại đây.
2.3.2.1. Khởi đầu quá trình truyền giáo và phương pháp của các
giáo sĩ tin lành
Thời kỳ đầu, các giáo sĩ chủ yếu học tiếng, dịch Kinh Thánh,
mở các cơ sở đầu tiên. Trong thời kỳ từ 1921 đến 1927, lập trụ sở
truyền giáo tại 14 địa điểm từ Bắc vào Nam, đến năm 1927 là 87 địa
điểm. Năm 1921: Lập Trường Kinh Thánh Đà Nẵng đào tạo đội ngũ
mục sư, truyền giáo bản xứ, đến 1927..Số tín đồ và chi hội: Năm 1927,
có được 4.236 người theo đạo và 74 chi hội. Thời điểm 1934, đạo Tin
Lành đã phát triển được 38 chi hội ở Bắc Kỳ, 34 tại Trung Kỳ và 47 tại
Nam Kỳ.
12
2.3.3.2. Sự ra đời của Hội Tin Lành Đông Pháp - Bản điều lệ đầu
tiên của tổ chức tin lành bản xứ
Năm 1927, các giáo sĩ đã tổ chức giáo hội cho tín đồ người bản
xứ với tên là Hội Tin Lành Đông Pháp. Năm 1928, bản Điều lệ - Hiến
Chương của tổ chức mới đã được thông qua.
2.3.3. Tổng quan về chính sách của chính quyền thuộc địa Pháp đối
với đạo Tin Lành, diễn biến và kết quả truyền giáo giai đoạn 1928 - 1945
2.3.3.1. Tổng quan về chính sách của chính quyền thuộc địa Pháp
đối với đạo Tin Lành
Chính quyền Pháp đã ngăn cản tối đa hoạt động của các giáo sĩ
Mỹ và đội ngũ chức sắc người bản xứ vì lo sợ ảnh hưởng ngầm của họ.
Tuy nhiên, do áp lực ngoại giao và để duy trì nền cai trị, họ đã nới lỏng
các biện pháp kiểm soát và thi hành chính sách cấp phép theo từng
vùng,từng địa phương để hạn chế hoạt động của giới chức tin lành.
2.3.3.2. Hoạt động và kết quả truyền giáo giai đoạn 1928 -1945
Đây là giai đoạn Tin Lành mở rộng vòng truyền giáo tại cả 3
miền và đã thu được kết quả khá là tích cực. Số chi hội và số tín đồ tăng
trưởng chủ yếu tại Nam Kỳ và Trung Kỳ, Bắc Kỳ số người hưởng ứng
không cao. Số liệu tổng quan về tình hình Hội Thánh chỉ đến năm 1940
sau đó là thời kỳ suy thoái.
2.3.3.3. Khởi đầu việc truyền giáo đối với các dân tộc thiểu số và
sự xuất hiện của giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm
Năm 1929, giáo sĩ H.A Jakson đến Đà Lạt, mở trụ sở truyền
giáo cho người Cơ ho. Năm 1933, giáo sĩ G.H Smith đến Buôn Ma
Thuột, lập trụ sở truyền giáo cho người Êđê, M’nông, Giarai v.v
Hoạt động truyền giáo bị gián đoạn trong thời gian (1943-
1945).Năm 1951, các giáo sĩ lập “Địa hạt Thượng du” cho các chi hội
Tin Lành dân tộc vùng Tây Nguyên- Nam Trường Sơn
Giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm – giáo phái tin lành thứ hai du
nhập vào Việt Nam từ năm 1915, trong thập niên 20 thế kỷ XX đã tiến
hành truyền giáo và gây dựng những chi hội đầu tiên.
13
2.4. Truyền giáo Tin Lành trong giai đoạn 1946- 1954
Chiến tranh thế giới lần thứ II đã tác động mạnh đến tổ chức
giáo hội tin lành. Số tín đồ, chi hội giảm sút mạnh. Hệ thống tổ chức
của Tin Lành hầu như tê liệt. Các nhà lãnh đạo giáo hội gọi đây là
“Thời kỳ khoái lui và tan lạc”.
Sau năm 1954, đã có khoảng 1.000 tín đồ Tin Lành tại miền
Bắc đã di cư vào Nam (chiếm 50%). 14 cặp vợ chồng Mục sư, Truyền
đạo và một nửa số tín đồ ở lại trong 20 chi hội rải rác khắp miền Bắc
(đa phần là đi kháng chiến trở về) đã gây dựng nên tổ chức mới: Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc.
CHƯƠNG 3
QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1955 - 1975
3.1. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa tại miền Nam Việt
Nam từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
3.1.1. Bối cảnh chính trị
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Mỹ đã nhanh tróng can
thiệp vào Việt Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền,chia cắt lâu
dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự. Giới chức Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức xây dựng bộ
máy chính quyền và lực lượng quân sự cho chế độ Sài Gòn trở thành
công cụ đắc lực đàn áp phong trào cách mạng miền Nam.
Thất bại trong việc thực hiện hình thức thống trị điển hình của
chủ nghĩa thực dân mới, đế quốc Mỹ đã bị động đối phó bằng cách tiến
hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (từ 1961 đến giữa 1965), sau đó là
“Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)
3.1.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa
Nền kinh tế được nuôi dưỡng bằng ngoại viện và phục vụ cho
nhu cầu cuộc chiến. Dưới tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã
14
hội miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 có những xáo trộn dữ dội. Các cộng
đồng, nhóm tôn giáo cũng góp phần thêm vào sự bất ổn và xáo trộn xã
hội ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975. Về văn hóa, dòng chù đạo mang
tính chính thống vẫn là văn hóa truyền thống của người Việt.
3.2. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với các tôn giáo
3.2.1. Chính sách và sự thực thi
Điều 17 của “Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956” có ghi
“Mỗi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo và dạy
đạo, miễn là sự vận dụng những quyền này không trái với đạo đức”.
Đối vói tư cách pháp lý của cá tổ chức tôn giáo, chính quyền Sài Gòn
duy trì nguyên tắc “Luật bất hồi tố” đối với các luật, nghị định, sắc
lệnh trước đây đã được các giới chức thực dân Pháp và triều đình An
Nam ban hành nếu như không có văn bản pháp luật chính thức nào của
chính quyền tuyên bố xóa bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền Sài
Gòn lại đặc biệt ưu đãi giáo hội Công giáo, các tôn giáo khác chỉ được
tư do khi tuân phục nhà cầm quyên.
3.2.2. Chính sách đối với đạo Tin Lành
Có hai giai đoạn rõ rệt phản ánh sự thay đổi chính sách đối với
đạo Tin Lành tại miền Nam.
3.2.2.1. Thời kỳ miền Nam dưới chính thể Ngô Đình Diệm
Chính quyền Ngô Đình Diệm hết sức cảnh giác và tỏ ra không
mấy thân thiện với các tổ chức giáo hội, giáo phái Tin Lành.
3.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975
Chiến tranh lan rộng. Chính quyền Sài Gòn phụ thuộc hoàn
toàn vào viện trợ quân sự và dân sự Mỹ. Đạo Tin Lành được tự do tuyệt
đối để hoạt động.
3.3. Hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo C.M.A và Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam
3.3.1. Hoạt động truyền giáo giai đoạn 1955- 1965
HTTLVN ra sức tìm kiếm sự cộng tác , viện trợ của các tổ chức
tin lành thế giới để gia tăng hoạt động.
15
Về tổ chức: Chú trọng việc chấn chỉnh và áp dụng thống nhất
các quy chuẩn về giáo nghi, giáo luật, thần học. Năm 1956, đã thông
qua bản điều lệ (hiến chương) có sửa đổi.
HTTLVN chú trọng và đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực
an sinh - xã hội qua việc thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở văn
hoá- y tế, cứu trợ, từ thiện. Việc thành lập các cơ quan, tổ chức truyền
giáo chuyên biệt được tiến hành.Quy mô truyền giảng lan từ thành thị
đến nông thôn, đặc biệt trong các dinh điền miền Trung. Các “Ấp dân
sinh”, “Ấp chiến lược”, các quân lao, trại lính, vùng dân tộc ít người
đều được đồng loạt nối lại và tiến hành truyền giáo quyết liệt.
3.3.2. Hoạt độngtruyền giáo giai đoạn 1965- 1975
Vào thời điểm 1973 cho biết, vào thời điểm đó đã có hơn 50 tổ
chức, giáo phái, cơ quan xã hội tin lành thế giới đến giúp đỡ HTTLVN
trong công tác truyền giáo.
Thời kỳ 1965 - 1975 cũng là thời kỳ HTTLVN phát triển và
hoàn thiện các cơ cấu, tỏ chức, cơ quan điều hành của mình. Năm 1969,
Địa hạt Thượng Du được tách ra làm 02 Hạt mới là Trung Thượng hạt và
Nam Thượng hạt. Địa hạt Nam hạt cũng chia ra thành Đông Nam hạt và
Tây Nam hạt.
Năm 1971, Tây Nam hạt lại chia thành Tiến Giang hạt và Hậu
Giang hạt, đưa tổng số các địa hạt lên tới con số 7.
3.4. Hoạt động truyền giáo giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu
sốtại Nam Trường Sơn-Tây Nguyên giai đoạn 1955-1975
Từ giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, lực lượng giáo sĩ tại Tây
Nguyên được tăng cường, thêm nhiều tổ chức, đoàn truyền giáo có mặt
tại đây.Việc truyền giáo tại Tây Nguyên đã mang qui mô và tính chất tổng
lực. Các giáo sĩ đã áp dụng cả hai hình thức truyền giáo: Trực tiếp và
gián tiếp để truyền giáo.
Cộng đồng tín đồ tin lành người dân tộc gây dựng được chủ
yếu thuộc về tổ chức của Hội Truyền giáo C.M.A và HTTLVN.
16
3.5. Hoạt động truyền giáo của các tổ chức, giáo phái khác tại
miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975
3.5.1. Các giáo hội, giáo phái, hội truyền giáo hoạt động độc lập,
gây dựng đội ngũ tín đồ riêng
Giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm
Cơ Đốc Truyền giáo Hội (W.E.C)
Giáo phái Báp tít
Giáo phái Ngũ Tuần (Pentecostism)
Giáo phái Nhân Chứng Giê-Hô-Va (Jehovan’h winesses)
Hội Thánh Đấng Christ (Church of Christ)
Giáo phái Mennonite
Cộng đồng tin lành ngoại kiều
3.5.2. Các tổ chức hỗ trợ truyền giáo chuyên biệt hoặc đồng thời
trực tiếp truyền giáo nhưng không gây dựng tổ chức giáo hội riêng
Thánh Kinh Hội Anh Quốc Hải Ngoại và Thánh Kinh Hội Mỹ
Hội Phiên dịch Kinh Thánh Wicliffe (Wicliffe Bible
Translators, Inc.) hay còn có tên khác là Viện Chuyên khảo Ngữ học
Mùa hè (Summer Institute of Linguistics - S.I.L)
Hội Hoàn Cầu Khải Tượng (World Vision Relief Organisation, Inc)
3.5.3. Các tổ chức xã hội, từ thiện tin lành
Quỹ bảo trợ Nhi đồng Cơ Đốc giáo (Christian Children’s Fund,
Inc) Tổ chức xã hội Tin Lành Việt Nam (Vietnam Christian Service - V.C.S)
Cơ quan xã hội Tin Lành Á Châu (Asian Christian Service - A.C.S)
3.6. Đạo Tin Lành tại miền Bắc thời kỳ 1955 - 1975
3.6.1. Bối cảnh chính trị xã hội ở miền Bắc sau năm 1954 và
chính sách của nhà nước đối với tôn giáo
Tại miền Bắc sau khi hòa bình lập lại, cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đã hoàn thành, cả miền Bắc bước vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đấu tranh đòi thi hành tổng tuyển
cử thống nhất đất nước, tiếp quản vùng giải phóng, hoàn thành cải cách
17
ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong giai đoạn này do Mỹ
mở rộng chiến tranh nên miền Bắc vừa chống chiến tranh hoại và chi
viện cho miền Nam.
3.6.2. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc trong giai đoạn
1955- 1975
Ngày 12 tháng 4 năm 1955 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
miền Bắc được thành lập.
Bản Điều lệ năm 1963 ghi rõ tôn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_qua_trinh_truyen_giao_cua_dao_tin_lanh_tai_v.pdf
- Tomtat_Eng_NguyenXuanHung.pdf