VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN PHƯƠNG THÚY
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 62.22.03.13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Công H
Người hướng dẫn khoa học: PGS.NGND.Lê Mậu Hãn
TS.Tô Thị Ánh Dương
PG. Trần Ngọc Long
Phản biện 1: PGS.TS. Nguy
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình đổi mới của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn Văn Nhật
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đình Sỹ
Phản biện 3:PGS.TS. Ngô Đăng Tri
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại...............................................................................
vào hồi...giờphút,
ngàytháng.năm..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Phương Thúy (2016), Tiến trình đổi mới Ngân hàng Việt
Nam 1986-2016, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, tháng 2, tr
60-68
2. Trần Phương Thúy (2016), Đổi mới chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1986 - 2016, Tạp chí Nhân lực
Khoa học xã hội, tháng 6, tr 86-94
3. Trần Phương Thúy (2016), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trong 30 năm đổi mới (1986-2016), Tạp chí Giáo dục lý luận,
số 250, tháng 9, tr 48-51
4. Trần Phương Thúy (2016), Tính tất yếu của quá trình đổi
mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những bài học lớn rút
ra trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Tạp chí Giáo dục lý
luận, số 254 tháng 12, tr 58 -61.
5. Trần Phương Thúy (2017), Nhìn lại hoạt động của ngành
Ngân hàng trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Tạp chí Lịch
sử Đảng, tháng 3, tr 40-45ốc Bảo
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) khởi xướng và lãnh đạo gần 30 năm qua, NHNN Việt Nam
với vị trí là đầu tàu dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế đã đóng vai trò to lớn
trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát,
tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nói chung, NHNN Việt Nam
nói riêng đang đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Điều này
đặt ra những thách thức to lớn đối với cả hệ thống tài chính nói chung và
NHNN nói riêng. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam còn phải đối mặt
với chính những hạn chế, bất cập trong mô hình tổ chức và hoạt động
quản lý điều hành. Thực tiễn đổi mới và yêu cầu của các hoạt động
tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đã và đang đặt ra những vấn đề rất
mới, phức tạp đòi hỏi NHNN phải đổi mới phương thức và các công
cụ quản lý, điều hành, cũng như các quy trình hoạt động nghiệp vụ
của mình và nâng cao năng lực nguồn nhân lực nhằm thích ứng với
hoàn cảnh, điều kiện và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Chính vì vậy chúng
tôi chọn vấn đề: “Quá trình đổi mới của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam từ năm 1986 đến năm 2013” cho đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là góp phần tái hiện tiến trình
đổi mới và phát triển của NHNN Việt Nam gắn với quá trình đổi mới
cơ chế kinh tế Việt Nam trong gần 30 năm (1986- 2013). Trên cơ sở
những thành tựu và những tồn tại, hạn chế trong gần 30 năm đổi mới
của NHNN, luận án rút ra những bài học góp phần làm cơ sở cho
những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đẩy nhanh tiến trình cải cách bộ
máy tổ chức và hoạt động quản lý điều hành của NHNN Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án làm rõ quá trình đổi mới bộ máy tổ chức và hoạt
động quản lý điều hành của NHNN Việt Nam từ năm 1986 đến năm
2013.
- Luận án làm rõ những thành tựu, hạn chế của NHNN Việt
Nam trong gần 30 năm qua.
2
- Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong gần 30
năm đổi mới của NHNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới bộ máy
tổ chức và hoạt động quản lý điều hành của NHNN Việt Nam từ năm
1986 đến năm 2013, tập trung nghiên cứu quá trình đổi mới của
NHNN Việt Nam về:
+ Tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển nguồn
nhân lực.
+ Xây dựng và điều hành CSTT.
+ Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng (GSNH)
+ Xây dựng hệ thống thanh toán, hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng
3.2. Phạm vi thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là từ năm 1986 đến năm 2013.
Năm 1986 đánh dấu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó
có đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Năm 2013 là năm đánh dấu
hơn một nửa chặng đường của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015, đây cũng là năm ghi nhận
những kết quả khả quan về điều hành CSTT, quản lý thị trường vàng,
bước đầu tái cơ cấu các TCTD có hiệu quả của NHNN trong bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Năm 2013 cũng là năm
vị thế là Ngân hàng Trung ương (NHTW) được khẳng định trong
Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ và
trong thực tế hoạt động quản lý điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước
3.3. Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu quá trình đổi mới bộ máy tổ chức và hoạt
động quản lý điều hành của NHNN Việt Nam trong thực hiện hai
chức năng chính:
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,
ngân hàng, trong đó chủ yếu là thanh tra ngân hàng (TTNH) về tiền tệ,
tín dụng, thanh toán, ngoại hối.
+ Thực hiện chức năng NHTW: Điều hành tiền tệ (chủ yếu là
xây dựng và điều hành CSTT, điều hành lãi suất, tỷ giá, quản lý ngoại
hối), phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
3
Luận án cũng làm rõ tiến trình đổi mới bộ máy tổ chức, cơ chế
quản lý và phát triển nguồn nhân lực của NHNN trong nền kinh tế thị
trường (KTTT), định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
4. Cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở khoa học
- Cơ sở lý luận về nền KTTT định hướng XHCN và những
cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Đó là đường
lối, quan điểm của ĐCSVN về đổi mới và phát triển nền KTTT định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Những cam kết quốc tế trong lĩnh
vực ngân hàng của Việt Nam thể hiện ở nội dung các hiệp định song
phương như Hiệp định Thuơng mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định
Việt Nam - Nhật Bản,... và các Hiệp định đa phương như Asean,
Asaen +3, Apec và WTO, TPP
- Cơ sở khoa học của việc đổi mới hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là xu hướng phát
triển của hệ thống kinh tế và tài chính - tiền tệ thế giới, xu hướng
toàn cầu hóa của kinh tế thế giới và quốc tế hóa thị trường tài chính;
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương
pháp logich và các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
mô tả; phương pháp mô hình hóa, phương pháp đối chiếu, so sánh.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến của
một số học giả, nhà khoa học, cán bộ quản lý và những người có kinh
nghiệm để hoàn thiện hơn những nội dung của luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện, văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước, các
Quyết định của Thống đốc NHNN qua các thời kỳ
- Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam (chủ yếu từ năm
2005 đến năm 2013) khai thác trên trang web của NHNN
(svb.gov.vn).
- Báo cáo của các Tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới
(WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về khu vực tài chính Việt Nam.
- Sách chuyên khảo về lịch sử kinh tế, lịch sử tài chính, lịch sử
Ngân hàng Việt Nam nói chung và lịch sử các Ngân hàng Việt Nam
nói riêng; Các bài nghiên cứu trên Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Kinh
4
tế, Tài chính và các trang thông tin điện tử về những vấn đề liên quan
đến đề tài Luận án.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án làm sáng tỏ quá trình đổi mới bộ máy tổ chức và hoạt
động quản lý điều hành của NHNN Việt Nam, làm rõ hơn những vấn
đề cơ bản về hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động của NHTW
trong nền KTTT, phù hợp với yêu cầu của nền KTTT thời kỳ đổi mới
và yêu cầu hội nhập kinh tế - tài chính hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở những thành tựu và những tồn tại, hạn chế trong
gần 30 năm đổi mới của NHNN, Luận án rút ra những bài học góp
phần làm cơ sở cho những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đẩy nhanh
tiến trình cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý điều hành
của NHNN Việt Nam, hướng tới xây dựng một mô hình NHTW hiện
đại trong điều kiện mới.
6. Đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học:
+ Luận án góp phần làm rõ thêm quá trình đổi mới của NHNN
Việt Nam gắn với tiến trình đổi mới của đất nước đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế-xã hội bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do
hóa tài chính và ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
+ Luận án góp phần khẳng định NHNN Việt Nam với vai trò
là Ngân hàng của Chính phủ, NHTW của đất ước đã có đóng góp
quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước trong gần 30 năm
đổi mới.
Về mặt thực tiễn:
Những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong
quá trình đổi mới của NHNN Việt Nam được tổng kết trong Luận án
sẽ là cơ sở cho những giải pháp, kiến nghị đẩy nhanh tiến trình đổi
mới của NHNN trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo
luận án gồm bốn chương:
5
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Quá trình xây dựng, phát triển bộ máy tổ chức
và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam từ năm 1986 đến năm 2007
Chương 3: Đổi mới bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý
điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
từ năm 2008 đến năm 2013
Chương 4: Nhận xét về quá trình đổi mới của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam,
Lịch sử Kinh tế Việt Nam, Lịch sử Tài chính Việt Nam, Lịch sử
Ngân hàng Việt Nam và Lịch sử các ngân hàng Việt Nam qua các
thời kỳ.
Một số công trình điển hình như bộ Lịch sử Việt Nam do Viện
Sử học biên soạn, xuất bản năm 2013; những ấn phẩm do Đặng
Phong (chủ biên) và các cộng sự như: Lịch sử kinh tế Việt Nam
(1945-2000), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (KHXH), 2005; Lịch sử
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 1963-2003, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia (CTQG), 2003; Lịch sử Ngân hàng Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam 1963-2013, Nhà xuất bản CTQG, 2013.
Đó là những ấn phẩm do NHNN Việt Nam biên soạn như: Ngân
hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, NHNN Việt Nam,
Nhà xuất bản CTQG 1996; 60 năm ngân hàng Việt Nam tư liệu và
hình ảnh, NHNN Việt Nam, Hà Nội, 2011. Gần đây nhất là cuốn
Lịch sử Ngân hàng Việt Nam 1951- 2016 do NHNN Việt Nam biên
soạn, Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2016đã dựng nên một
bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của nền kinh tế-tài chính
Việt Nam nói chung, của Ngành ngân hàng và các ngân hàng thành
viên nói riêng gắn liền với hoàn cảnh kinh tế-xã hội trong từng giai
đoạn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong
6
giai đoạn đổi mới hoạt động kinh tế, tài chính - ngân hàng sang cơ
chế thị trường theo định hướng XHCN từ cuối thập niên 80 của thế
kỷ XX đến nay. Đồng thời, những cuốn sách này cũng hệ thống hóa
và cung cấp nhiều số liệu, tư liệu cập nhật và có giá trị.
1.1.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về ngân hàng và
đổi mới hoạt động ngân hàng Việt Nam trong đó gián tiếp đề cập
đến đổi mới tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tập trung vào hai nhóm chủ đề lớn:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân
hàng phù hợp với yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội
nhập kinh tế quốc tế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam. Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống NHVN và
dự báo xu hướng, triển vọng để đề xuất các giải pháp đặc biệt trong
bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam
1.1.3.1. Các báo cáo nhận định, đánh giá hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam: phản ánh kết quả
hoạt động NHNN theo từng năm đồng thời dự báo triển vọng kinh tế,
đưa ra phương hướng, giải pháp thời gian tiếp theo. Tuy nhiên,
những tồn tại, bất cập và hạn chế của NHNN chưa được làm rõ. Báo
cáo của các Tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra những đánh giá về NHNN Việt Nam
với tư cách là một NHTW trong bối cảnh ứng phó với khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Những Báo cáo này có một số nội dung nhận định
chưa thật sự phản ánh chính xác hoạt động quản lý điều hành của
NHNN Việt Nam do khác biệt về quan điểm và cơ sở đánh giá.
1.1.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án
7
Hoàn thiện các công cụ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế, Nguyễn Võ
Ngoạn, năm 1994
Luận án làm rõ những phạm trù về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
từ đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi về để thiết lập và hoàn thiện các
công cụ của CSTT. Vào thời điểm nghiên cứu (1994), Luận án mới
dừng lại phân tích những đổi mới ban đầu của NHNN trong việc sử
dụng các công cụ CSTT theo cơ chế thị trường
Ngân hàng Nhà nước và việc thực thi có hiệu quả chính sách
tiền tệ trong cơ chế thị trường Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế,
Đặng Chí Nhơn, năm 1995
Luận án phân tích thực trạng thực thi CSTT của NHNN thông
qua việc phân tích các số liệu cụ thể về khối lượng tiền cung ứng, hệ số
nhân tiền, mức giá chung và sản lượng hàng hoá. Luận án tiếp cận từ lý
thuyết tiền tệ để nhận định, đánh giá các số liệu từ năm 1991 đến tháng
6/1995.
Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra của
Ngân hàng Nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án
Phó tiến sĩ Kinh tế, Nguyễn Đình Tự, năm 1995
Luận án không đi sâu vào quá trình xây dựng bộ máy tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Ngân hàng mà chủ yếu làm rõ thực trạng công
tác thanh tra của NHNN đối với các TCTD trong cơ chế thị trường một
số năm đầu của thời kỳ đổi mới (từ 1991 đến 1995).
Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, luận án Tiến sĩ Kinh tế, Ngô Chung, năm 2001
Luận án là một luận án Tiến sĩ Kinh tế về những giải pháp hoàn
thiện mô hình tổ chức của NHNN nên không đi sâu quá trình hình thành
và phát triển của mô hình tổ chức NHNN mà chỉ khái quát quá trình đó
làm cơ sở đề ra giải pháp.
Giải pháp cho việc vận hành các công cụ điều hành CSTT
trong nền kinh tế thị trường của Ngân hàng Nhà nước, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Nguyễn Duy Hinh, năm 2004
8
Đây là một Luận án kinh tế chủ yếu tập trung phân tích thực
trạng NHNN sử dụng các công cụ CSTT (DTBB, tái cấp vốn, thị
trường mở) để điều hành các khối tiền, lãi suất và tỷ giá theo tín
hiệu thị trường, từ đó đề xuất các giải pháp cho việc vận hành các
công cụ đó.
Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Việt, Đề án Khoa học, Nguyễn Đại Lai, năm 2005
Đề tài chủ yếu nghiên cứu lý luận về NHTW, mô hình NHTW
một số nước trên thế giới từ đó rút ra những kinh nghiệm cho đổi mới
tổ chức của NHNN Việt Nam
Hoàn thiện địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước để trở
thành một Ngân hàng Trung ương hiện đại, Chủ nhiệm đề tài Vũ Thế
Vậc, năm 2005
Do tiếp cận từ khía cạnh nghiên cứu pháp luật nên Đề tài
không đi sâu vào quá trình đổi mới của NHNN.
Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Nguyễn Văn Khách, 2006.
Do tiếp cận dưới góc độ kinh tế nên luận án chủ yếu phân tích
hoạt động của NHNN Việt Nam với vai trò NHTW thông qua các
hoạt động nghiệp vụ và các công cụ của hoạt động nghiệp vụ
Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Nguyễn Thị Kim Thanh, năm 2008
Luận án tập trung xây dựng cơ chế truyền dẫn tác động của
CSTT như lượng tiền dự trữ, khối lượng tiền cơ bản, tổng phương
tiện thanh toán và lãi suất, tổng cầuvà tác động của chúng tới đầu
tư và tiêu dùng của nền kinh tế.
Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối
với ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Nguyễn Thị Minh
Huệ, năm 2010
9
Luận án dựa trên các chỉ tiêu giám sát (như vốn tự có, chất lượng
tài sản, khả năng thanh toán,) để làm rõ hoạt động giám sát của
NHNN đối với NHTM.
1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu
1.2.1. Những nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải
quyết
- Về nội dung và bối cảnh nghiên cứu: Các đề tài, đề án khoa
học và các Luận án chủ yếu nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn
thiện mô hình tổ chức và hoạt động của NHNN theo cơ chế thị trường
nên không đi sâu vào quá trình xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức
của NHNN, nhất là trong điều kiện hội nhập và ứng phó với khủng
hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay.
- Về phương pháp và cách tiếp cận vấn đề: Các nghiên cứu chủ
yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế, tài chính, tiền tệ, pháp luật, nghiên
cứu lý luận về NHTW, mô hình NHTW một số nước trên thế giới từ
đó rút ra những kinh nghiệm cho đổi mới của NHNN Việt Nam.
1.2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu
+ Quá trình đổi mới bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý điều
hành của NHNN Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế từ
năm 1986 đến năm 2013.
+ Quá trình xây dựng và điều hành CSTT; hoạt động thanh tra,
GSNH, xây dựng hệ thống thanh toán, hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng của NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng và và ứng phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn
cầu.
+ Những đóng góp và những hạn chế, bất cập còn tồn tại của
NHNN sẽ góp phần làm cơ sở cho những đề xuất, kiến nghị, giải
pháp đẩy nhanh tiến trình cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động quản
lý điều hành của NHNN Việt Nam, hướng tới xây dựng một mô hình
NHTW hiện đại trong điều kiện mới.
10
Chương 2
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN BỘ MÁY TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007
2.1. Bước đầu đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn
1986 - 1989
2.1.1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử và thực trạng hoạt động của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước năm 1986
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980 và 1981-
1985, kinh tế Việt Nam đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Tình
hình trên bắt nguồn từ tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng
trong cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp. Cơ chế của hoạt động ngân
hàng về cơ bản là cơ chế cấp phát trực tiếp cho ngân sách nhà nước
và cấp phát cho khu vực kinh tế quốc doanh gián tiếp thông qua các
ngân hàng chuyên doanh. NHNN như cơ quan tài chính thứ hai và
quan trọng nhất của Nhà nước.
2.1.2. Những đổi mới ban đầu trong hoạt động ngân hàng
Đại hội lần thứ VI của ĐCSVN tháng 12 năm 1986 chủ trương
xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và
dịch vụ Ngân hàng, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế. Tuy
nhiên, trong 4 năm 1986-1989, hệ thống Ngân hàng nói riêng, nền
kinh tế Việt Nam nói chung vẫn trong tình trạng khủng hoảng trầm
trọng lạm phát lớn, giá cả leo thang. NHNN Việt Nam phải phát hành
bù đắp ngân sách rất lớn. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
ban hành Nghị định số 65/HĐBT ngày 28/5/1986 về chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NHNN. Theo đó, Hệ thống NHNN
đã tách tương đối thành hai bộ phận, bao gồm NHNN và các Ngân
hàng chuyên nghiệp trực thuộc bao gồm Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng
phục vụ dân cư Việt Nam (thực chất là hệ thống quỹ tiết kiệm
XHCN).
2.1.3. Sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53/ HĐBT ngày
26/3/1988 chuyển ngân hàng sang kinh doanh XHCN và kiện toàn
NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của HĐBT được
tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp: Ngân
hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Đây
11
chính là một thay đổi cơ bản có tính chất quyết định cho quá trình đổi
mới bộ máy tổ chức và hoạt độngcủa NHNN trong bối cảnh mới.
2.1.4. Những hạn chế của hoạt động ngân hàng giai đoạn 1986-
1989
Thực tiễn cho thấy sau Nghị định 53, hệ thống Ngân hàng 2
cấp đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là về mặt nghiệp
vụ còn các quan hệ khác như công tác cán bộ, tiền lương, đào
tạovẫn là một cấp do NHNN Trung ương quyết định trực tiếp. Mô
hình tổ chức, mạng lưới NHNN còn cồng kềnh, CSTT của NHNN
vẫn chưa định hình rõ ràng, NHNN chưa có phương hướng rõ rệt
trong quản lý ngoại hối
2.2. Đổi mới căn bản, toàn diện bộ máy tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2007
2.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức giai đoạn 1990 - 1997
2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN ở các nước
Đông Âu và Liên Xô cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
thực sự là một biến động lớn cả về chính trị và kinh tế. Trong giai
đoạn này, hàng loạt những quan hệ kinh tế quốc tế mới đã được triển
khai.Trong bối cảnh đó, hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời ngày
24/5/1990 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/10/1990 là cơ sở pháp lý quan
trọng mở đường cho sự chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động ngân hàng.
2.2.1.2. Sự hình thành hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
Trong Pháp lệnh NHNN, lần đầu tiên đối tượng, nhiệm vụ,
mục tiêu hoạt động của NHNN được quy định rõ ràng. NHNN thực
thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt kinh doanh tiền tệ, tín
dụng, thanh toán ngoại hối và các dịch vụ Ngân hàng khác; lấy nhiệm
vụ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản
các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống Ngân hàng cấp hai.
NHNN cũng có trách nhiệm thanh tra các TCTD trong việc chấp hành
pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. So
với Nghị định 53/ HĐBT, chức năng của NHNN được tách bạch khỏi
chức năng của các ngân hàng và TCTD, chính thức chuyển cơ chế hoạt
động của hệ thống NHVN từ một cấp sang hai cấp.
2.2.2. Hoạt động quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ
sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng (5/1990)
2.2.2.1.Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ
Về chính sách điều hành lãi suất, NHNN đã thực hiện một bước
12
quan trọng là chuyển từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương. Cơ
chế lãi suất thực dương đã trở thành một trong những tiền đề quyết
định cho việc ra đời cơ chế lãi suất thỏa thuận - một trong những
công cụ tiền tệ chủ chốt trong chính sách tiền tệ quốc gia.
Về điều hành tỷ giá, kể từ khi có sự xuất hiện của Trung tâm giao
dịch ngoại tệ (năm 1991) sau đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
(năm 1994) thì việc xác định và điều hành tỷ giá được dựa trên cơ sở thị
trường,phản ánh chính xác hơn giá trị đối ngoại đồng Việt Nam cũng
như diễn biến thị trường ngoại tệ.
Về quản lý ngoại hối, từ khi ban hành Nghị định 161/HĐBT ngày
18/10/1988, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi trong các năm
1990, 1992 và 1996) các qui định về ngoại hối bước đầu được thay
đổi theo hướng thông thoáng hơn phù hợp với chủ trương phát triển
quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu
tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối cho đất nước.
2.2.2.2. Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng
Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 ra đời đã đánh dấu một bước phát
triển mới đối với hoạt động thanh tra GSNH. Tháng 4/1994 Ủy ban
Basel đưa ra 25 chuẩn mực cơ bản về thanh tra ngân hàng có hiệu
quả. Đây là điều kiện thuận lợi để NHNN tập trung đổi mới hoạt
động GSNH và tách biệt nó với hoạt động thanh tra truyền thống
mang nặng tính thanh tra vụ việc. Trong giai đoạn này rất nhiều vụ
việc vi phạm pháp luật, thất thoát vốn, vi phạm các quy định trong
quản lý tài chính tín dụng được phát hiện, xử lý, ngăn chặn, giảm
thiểu được rủi ro để hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh hơn
2.2.2.3. Xây dựng hệ thống thanh toán, từng bước hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng
Cải cách thể chế thanh toán bắt đầu bằng sự ra đời của Quyết
định số 101 của NHNN ban hành từ tháng 7/1991. Một số văn bản về
thanh toán qua ngân hàng được ban hành, đặc biệt là Nghị định của
Chính phủ số 91/CP ngày 25/11/1993 về thanh toán không dùng tiền
mặt, Quyết định số 236/QĐ-NH ngày 11/12/1993 về séc cá
nhânNHNN vừa đóng vai trò là người tổ chức, điều hành hệ thống,
đồng thời thực hiện cho vay các ngân hàng thiếu hụt tạm thời vốn
trong thanh toán để bảo đảm cho hệ thống hoạt động thông suốt.
2.2.2.4. Xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới
NHNN thực hiện chủ trương da dạng hóa các loại hình đào tạo
như: Đào tạo để trả nợ trình độ, đào tạo công nghệ mới; đào tạo ngoại
13
ngữ; đào tạo sau và trên đại học; đào tạo lý luận chính trị cử nhân,
cao cấp, trung cấp.Những chủ trương, biện pháp tích cực của NHNN
trong công tác đào tạo cán bộ đã góp phần nâng cao một bước trình
độ cán bộ, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động ngân hàng,
từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ theo quy định của Nhà nước.
2.2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nhà nước để đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giai đoạn 1998 - 2007
2.2.3.1. Những thách thức mới từ nền kinh tế và yêu cầu hội nhập hệ
thống tài chính quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á năm 1997
đã có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. Sau 6 năm thực
hiện, Pháp lệnh Ngân hàng cũng bộc lộ một số hạn chế, đó là tính
pháp lý chưa cao, nhất là trong điều kiện quốc tế hóa hoạt động ngân
hàng và ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới.
2.2.3.2. Đổi mới bộ máy tổ chức và sắp xếp lại nguồn nhân lực
Luật NHNN (1997) xác định "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam".Theo Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định
của Chính phủ số 86/2002/NĐ-CP, NHNN là cơ quan ngang bộ. NHNN
là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân
hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm dịch vụ
tiền tệ cho Chính phủ. So với Pháp lệnh NHNN, vị thế của NHNN
trong hệ thống cơ quan hành chính đã được cải thiện đáng kể.
Về cơ cấu cán bộ, chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ
NHNN được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày
25/3/1993 của Chính phủ1. Từ năm 1997 đến năm 2007, NHNN triển
khai hàng loạt các nghiệp vụ NHTW mới, đối tượng quản lý và thanh
tra là các TCTD không ngừng phát triển cả về quy mô và tổ chức bộ
máy nên lực lượng cán bộ làm công tác TTNH cũng tăng theo.
2.2.3.3. Đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ
Về cơ chế điều hành lãi suất, từ tháng 8/2000 - 5/2000: NHNN
thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thay cho cơ chế lãi suất
trần. Tuy nhiên, NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để các TCTD
tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.
1 Nghị định này quy định chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức
hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
14
Về quản lý ngoại hối, với sự ban hành Pháp lệnh Ngoại hối
năm 2005, Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, NHNN
đã bãi bỏ việc các giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân, là
một tiến bộ về chính sách quản lý ngoại hối theo hướng phù hợp hơn
với yêu cầu mở cửa nền kinh tế và các thông lệ quốc tế.
2.2.3.4. Thanh tra, giám sát ngân hàng - đổi mới để hội nhập
Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày
4/9/1999 về tổ chức và hoạt động của TTNH, NHNN ban hành quy
chế giám sát từ xa theo Quyết định 398/1999/ QĐ- NHNN3 của
Thống đốc. Từ đây, hoạt động GSNH cơ bản là hoạt động giám sát từ
xa được đảm đương bởi Vụ thanh tra ngân hàng bên cạnh hoạt động
thanh tra tại chỗ, khác với hoạt động GSNH theo chuẩn mực quốc tế
2.2.3.5. Tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán, hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng
Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán ngân hàng trị giá 50
triệu USD do Ngân hàng Thế giới tài trợ bắt đầu triển khai từ năm
1994 đến tháng 5/2002 đã hoàn thành và đưa vào vận hành. Sự ra đời
hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã cải thiện đáng kể trình
độ cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thanh toán và chất lượng dịch
vụ thanh toán
2.3. Những tồn tại, hạn chế của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn
1990 - 2007
Một là: Tính độc lập của NHNN chưa được thể hiện rõ ràng,
còn chịu sự can thiệp, chi phối của Chính phủ Hai là: Chưa phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước với chức năng, nhiệm
vụ của một NHTW. Ba là: Cơ chế quản trị, điều hành, kiểm soát của
NHNN chưa được phân định đầy đủ, còn bị động trước những diễn
biến của thị trường. Bốn là: Cơ chế điều hành CSTT còn bất cập.
Năm là: Công tác thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế
Sáu là: Hệ thống thanh toán, công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tế. Bảy là: Năng lưc, trình độ của đội ngũ cán bộ và
công tác quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế.
Tiểu kết chương 2
Cùng với nền kinh tế của đất nước, NHNN đã có những
chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống
ngân hàng hai cấp. Tuy nhiên, những tồn tại bất cập cả về vị thế, mục
tiêu hoạt động, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, điều hành tổ chức
đã làm giảm hiệu quả quản lý của NHNN với tư cách là NHTW
15
Chương 3
ĐỔI MỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013
3.1. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, điều hành giai đoạn 2008
- 2010
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực:
Trong giai đoạn 2008-2010, tình hình chính trị và kinh tế thế giới
diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đe dọa sự phát triển
ổn định ở quy mô toàn thế giới.
3.1.2. Tình hình kinh tế trong nước:
3.1.2.1.Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO:
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của WTO. Việc xuất hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_qua_trinh_doi_moi_cua_ngan_hang_nha_nuoc_vie.pdf
- Tomtat_Eng_TranPhuongThuy.pdf