VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ HƯƠNG
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ KHU V
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển
PGS.TS. Trần Ngọc Long
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản
26 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Phong trào đấu tranh của phụ nữ khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại ..................................................
vào hồi...giờphút,
ngàytháng.năm..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Hương (2016), Đấu tranh chính trị của phụ nữ Khu
V những năm 1954 - 1960, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12.
2. Vũ Thị Hương (2016), Vài nét về đấu tranh chính trị của
phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Khu V những năm 1961 - 1965,
Tạp chí Dân tộc học, số 6.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Khu V là địa bàn
chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quân sự ở
miền Nam Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Qua nhiều lần
điều chỉnh địa giới, địa bàn Khu V về cơ bản vẫn bao gồm các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên. Đây là chiến trường
hết sức ác liệt, nơi mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung đánh phá
bằng mọi thủ đoạn, từ thí điểm chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” đến
quốc sách “ấp chiến lược”, bình định, lấn chiếm... hòng tiêu diệt phong
trào cách mạng Khu V, tiến hành phá hoại và xâm lược miền Bắc.
Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về phong trào đấu tranh của phụ nữ
Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; phân tích, luận giải những
đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm từ phong trào này không chỉ
là việc làm cần thiết, góp phần nhận thức đầy đủ hơn lịch sử đấu
tranh của phụ nữ trên địa bàn Khu V; làm phong phú thêm lịch sử
chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước mà còn có ý nghĩa hết sức quý báu trong công cuộc xây
dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng
toàn dân trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay. Những bài học kinh
nghiệm được đúc rút trong nghiên cứu có thể tiếp tục được vận dụng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay với quan điểm:
phụ nữ có khả năng và đóng góp rất lớn nếu họ được động viên, tổ
chức và đặt đúng vào vị trí, phù hợp với điều kiện và năng lực của họ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Phong trào
đấu tranh của phụ nữ Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975) làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển phong trào đấu
tranh của phụ nữ Khu V; bước đầu rút ra một số nhận xét từ thực tiễn
lịch sử của phong trào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích vị trí chiến lược, khái quát truyền thống yêu nước và
đấu tranh cách mạng của quân và dân Khu V.
- Trình bày một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống các
bước hình thành và phát triển của phong trào đấu tranh của phụ nữ
Khu V trên tất cả các mặt trận: chính trị, vũ trang, binh vận, qua từng
giai đoạn lịch sử với những điều kiện cụ thể trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
- Rút ra một số đặc điểm và kinh nghiệm trong đấu tranh của phụ
nữ Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những phong trào đấu
tranh cụ thể của phụ nữ Khu V chống đế quốc Mỹ xâm lược và
chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung khảo cứu những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc
Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong tiến hành các chiến lược
chiến tranh ở trên địa bàn Khu V từ năm 1954 đến năm 1975; trình
bày đường lối, chủ trương của Đảng và Khu ủy V; phân tích những
điều kiện lịch sử của sự hình thành và phát triển các phong trào đấu
tranh; diễn biến các phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V trên các
3
mặt trận chính trị, vũ trang, binh vận qua từng giai đoạn của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài
liệu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng
Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân;
phương pháp luận sử học trong trình bày các sự kiện lịch sử gắn
liền với những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
lôgíc để trình bày và lý giải các vấn đề mà luận án đặt ra. Ngoài ra,
luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê,
phân tích, tổng hợp trong nhận xét, đánh giá các sự kiện...
4.3. Nguồn tài liệu của luận án
Ngoài các tài liệu của Trung ương, luận án chủ yếu sử dụng nguồn
tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thư viện Quốc gia Hà
Nội, Thư viện Viện Sử học...; các công trình tổng kết lịch sử cuộc kháng
chiến chống Mỹ, lịch sử các địa phương trên địa bàn Khu V...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần tái hiện bức tranh tổng thể về các phong trào đấu tranh
của phụ nữ Khu V chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của
đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
- Làm rõ hơn những đóng góp quan trọng của phụ nữ Khu V trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Bước đầu tập hợp, hệ thống hóa và bổ sung những tư liệu mới
về phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ Khu V trong cuộc
4
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần vào công tác tuyên truyền,
giáo dục truyền thống và nghiên cứu, tổng kết, biên soạn và giảng dạy
về lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần nhận thức đầy đủ hơn lịch sử đấu tranh của phụ nữ
trên địa bàn Khu V, đồng thời làm phong phú thêm lịch sử chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này cũng góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở chính trị, vận
dụng quần chúng, làm cơ sở có thể tham khảo, vận dụng trong quá
trình hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Rút ra một số bài học phục vụ công cuộc xây dựng và củng
cố thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên
địa bàn trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án;
Chương 2: Phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V trong giai
đoạn giữ gìn lực lượng, tiến lên Đồng khởi và đánh bại chiến lược
“Chiến tranh đặt biệt” của đế quốc Mỹ (1954 - 1964);
5
Chương 3: Phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V chống các
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của
đế quốc Mỹ, góp phần giải phóng miền Nam (1965 - 1975);
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với toàn dân,
phụ nữ luôn là lực lượng nòng cốt, xung kích trong mọi phong trào
đấu tranh, góp phần quan trọng, tích cực cùng các mũi tiến công quân
sự đánh lui từng bước, đánh bại từng chiến lược chiến tranh phản cách
mạng của đế quốc Mỹ, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
phong trào đấu tranh của phụ nữ trong sự phát triển chung của cách
mạng Việt Nam, với một số sự kiện cụ thể, những tấm gương tiêu biểu
trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, tiêu biểu như: Phụ nữ Việt Nam
qua các thời đại của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết (Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1975); Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam (2 tập) (Nxb.
Phụ nữ, Hà Nội, 1981); Luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Lâm về Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Viện Sử học, 2001); Tổng kết cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học do Ban Tổng kết
chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị biên soạn, được Bộ Chính trị cho
ý kiến kết luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản
năm 1995; bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
6
gồm 9 tập do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, biên soạn
và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản vào năm 2013
(tái bản năm 2015) Mặt khác, tại các địa phương, Ban Nghiên cứu
lịch sử Đảng, Ban Tổng kết chiến tranh của Ban Chấp hành Đảng bộ,
Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, các ban Đảng, các ngành, các giới cũng
đã xuất bản các công trình về lịch sử kháng chiến chống Mỹ của địa
phương, ngành, giới..., tiêu biểu có các công trình: Lịch sử Đảng bộ
Quảng Nam - Đà Nẵng (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1930 - 1975) (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1954 - 1975) (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định
(1954 - 1975) (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); Lịch sử Phú
Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Phú Yên, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (1954 -
1975) (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)...
Các công trình này đã khẳng định: Thực tiễn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ ở Khu V đã chỉ ra rằng: Sự đóng góp của nhân dân,
trong đó có vai trò của phụ nữ là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần duy trì sự tồn tại của tổ chức đảng ở cơ sở. Trong cuộc
chiến đấu lịch sử này, đấu tranh chính trị của quần chúng (trong đó lực
lượng đáng kể là phụ nữ) là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác
dụng phối hợp với đấu tranh quân sự phá vỡ mọi âm mưu quân sự,
chính trị của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đập tan ý chí
xâm lược của đế quốc Mỹ và bẻ gãy chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh chính trị là sự phối hợp nhịp nhàng, chặt
chẽ với đấu tranh quân sự để tiến hành tổng tiến công và nổi dậy.
Trong các hình thức phong phú của đấu tranh chính trị, thì hình thức
giữ thế hợp pháp đấu tranh trực diện có ý nghĩa quan trọng. Công tác
7
binh vận, địch vận là một mũi đấu tranh lợi hại nhằm giác ngộ binh
lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa, binh lính trong quân
đội Mỹ, lôi kéo họ đứng về phía nhân dân, tham gia ủng hộ kháng
chiến, làm tê liệt và tan rã hàng ngũ địch. Thực tế cho thấy binh lính
Mỹ có tâm lý nhớ gia đình, quê hương, mong sớm về nước. Binh lính
và nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một bộ phận của dân
tộc, có nhiều quan hệ với nhân dân, ta có điều kiện để vận động họ
đứng về phía cách mạng, đồng tình ủng hộ kháng chiến. Vì vậy, việc
khơi gợi tâm lý nhớ nhà, nhớ quê, khéo léo vạch rõ tính phi nghĩa của
đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đối với binh lính Mỹ,
việc khơi dậy tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp của binh lính, nhân
viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa và phát động phong trào nhân
dân rộng rãi gồm cả gia đình những người đi lính cho địch làm công
tác binh vận, làm cho công tác binh vận thực sự trở thành một trong
ba mũi giáp công...
Ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ đã có nhiều sách, tạp chí của các học
giả nghiên cứu, viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như tác
giả G.B. Côncô viết tác phẩm Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nguyễn
Tấn Cửu dịch (Nxb. Quân đội nhân dân xuất bản năm 1989); Sự lừa
dối hào nhoáng của Neil Sheehan, do nhóm Lê Minh Đức dịch (Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1990); Cuộc chiến tranh dài
ngày nhất nước Mỹ của G.C. Herring (Nxb. Chính trị quốc gia xuất
bản năm1998); Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày của Michel Maclia
(Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 1990); Nhìn lại quá khứ - Tấn
thảm kịch và những bài học về Việt Nam của R.S. Mc Namara (Nxb.
Chính trị quốc gia xuất bản năm 1999)... Các công trình này đã trình
bày tương đối có hệ thống và có những luận giải tương đối xác đáng
về quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy
8
tham vọng cũng như những nỗ lực tối đa và cả nguyên nhân thất bại
của giới cầm quyền Mỹ, của quân đội viễn chinh Mỹ và quân đội các
nước đồng minh Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một
số tác giả đi sâu hơn trong việc nghiên cứu chính sách, các chiến lược
của Mỹ trong những năm quân Mỹ trực tiếp tham chiến; chiến trường
và loại hình chiến tranh nhân dân mà quân đội Hoa Kỳ phải đối mặt ở
Việt Nam. Những công trình này được viết với những động cơ, quan
điểm khác nhau nhưng khối tư liệu phong phú của nó là rất cần được
tham khảo.
1.1.2. Những nghiên cứu đề cập trực tiếp đến phong trào đấu
tranh của phụ nữ Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước
Phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V cũng được đề cập đến
trong một số công trình dưới những khía cạnh, góc độ và lĩnh vực khác
nhau, tiêu biểu như: Khu V - 30 năm chiến tranh giải phóng do Bộ Tư
lệnh Quân khu V xuất bản năm 1989, gồm 3 tập; Quân khu V - Thắng
lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, tập 1 (Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1981); Nam Trung Bộ kháng chiến 1945 - 1975
của Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ
kháng chiến, xuất bản năm 1992; Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự
nghiệp kháng chiến cứu nước (1930 - 1975) (Nxb. Đà Nẵng, 1999);
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh
chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của
Vũ Thị Thúy Hiền (Viện Sử học, 2003); Hội thảo khoa học Vành đai
diệt Mỹ trên chiến trường Khu V - Một sáng tạo của chiến tranh
nhân dân Việt Nam do Bộ Tư lệnh Quân khu V và Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức. Đề cập đến vai trò và những
đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975) còn có các công trình lịch sử phong trào phụ nữ của
9
các tỉnh, thành phố như: Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Kon Tum
(1930 - 2011) (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); Lịch sử
phong trào phụ nữ Quảng Nam - Đà Nẵng (Nxb. Đà Nẵng, 1995);
Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -
1975) (Quy Nhơn, tháng 4-2000); Lịch sử phong trào phụ nữ và
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai (1930 - 2010) (Gia Lai, 2011);
Lịch sử phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011)...
Các công trình đều khẳng định: Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, cùng với toàn dân, phụ nữ Khu V luôn là lực lượng
nòng cốt, xung kích trong mọi phong trào đấu tranh. Phong trào đấu
tranh của phụ nữ ở khu vực này diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh
phong phú, sáng tạo. Phong trào đã vận dụng các hình thức đấu tranh
hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp, đấu tranh có lý lẽ, vừa tấn
công địch, vừa có khả năng tự vệ và đứng vững khi địch khủng bố,
đàn áp, lừa phỉnh hoặc lôi kéo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
kháng chiến toàn thắng của dân tộc.
1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập
trung giải quyết
1.2.1. Những nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết
- Khái quát một số chính sách, âm mưu của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn trong thực hiện các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt
Nam, trong đó có địa bàn các tỉnh thuộc Khu V.
- Điểm qua một số phong trào đấu tranh của các quần chúng nhân
dân trên địa bàn Khu V, trong đó có sự tham gia của đông đảo phụ nữ.
- Bước đầu đưa ra một số đánh giá về ý nghĩa của các cuộc đấu tranh.
1.2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu
- Phân tích điều kiện lịch sử của sự hình thành và phát triển của
phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V, bao gồm những yếu tố về
10
điều kiện địa lý tự nhiên, cư dân, truyền thống; những âm mưu và thủ
đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn; sự phát triển của phong
trào cách mạng nói chung, của Khu V nói riêng; những chủ trương của
Đảng và Khu ủy V.
- Trình bày diễn biến các phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V
trên các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận qua từng giai đoạn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Bước đầu rút ra một số nhận xét về phong trào đấu tranh của phụ
nữ trong giai đoạn này.
Chương 2
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ KHU V
TRONG GIAI ĐOẠN GIỮ GÌN LỰC LƯỢNG, TIẾN LÊN
ĐỒNG KHỞI VÀ ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC
“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(1954 - 1964)
2.1. Đặc điểm tình hình Khu V và yêu cầu của cách mạng
trong tình hình mới
2.1.1. Vài nét về truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân
dân Khu V
Người dân Khu V vốn có truyền thống kiên cường chống ngoại
xâm. Đặc biệt, tấm lòng yêu nước của người phụ nữ trên mảnh đất
này từ lâu đã được sử sách ghi lại. Truyền thống anh hùng, bất khuất
của phụ nữ Việt Nam từ Bà Trưng, Bà Triệu đã được phụ nữ nơi đây
kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Trong suốt thời
kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, ngọn lửa đấu tranh
chưa bao giờ tắt trên vùng đất này, người trước ngã xuống người sau
tiếp bước. Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp là thời kỳ
11
mà quân dân Khu V từ đồng bằng đến miền núi đã đấu tranh quyết liệt
và giành được những thắng lợi to lớn. Chín năm kháng chiến đã phát
triển lên một mức cao hơn những kinh nghiệm đấu tranh phong phú
của dân tộc và là vốn quý của quân, dân Khu V khi bước vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
2.1.2. Tình hình Khu V sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương được ký kết và chủ trương của ta
Sau khi ký kết Hiệp định Giơnevơ, phong trào cách mạng ở
Khu V có những thuận lợi căn bản. Miền Bắc được giải phóng, đang
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa và hậu phương chiến tranh
lớn mạnh của cả nước. Đảng ta ngay từ đầu đã vạch ra đường lối đúng
đắn, tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ cách
mạng ở hai miền thành mối quan hệ hiệp đồng chiến đấu giữa tiền
tuyến lớn và hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại, làm thành sức mạnh tổng hợp kỳ diệu để chiến
thắng kẻ thù. Khu V có căn cứ cách mạng rộng lớn ở Tây Nguyên và
miền tây các tỉnh đồng bằng. Từ trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, địa bàn Khu V có vùng tự do rộng lớn gồm bốn tỉnh: Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên - là địa bàn cung cấp nhân
lực, vật lực quan trọng cho cuộc kháng chiến. Đặc biệt, địa bàn Khu
V sớm có truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, sau Hiệp định Giơnevơ, cách
mạng Khu V cũng vấp phải những khó khăn chung của cách mạng
miền Nam thời kỳ này. Từ chỗ đại bộ phận là vùng tự do và vùng du
kích, trong đó có vùng giải phóng hoàn chỉnh gồn bốn tỉnh: Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khu V trở thành vùng địch
tạm chiếm. Từ chỗ có chính quyền và quân đội đến chỗ chỉ còn lực
12
lượng chính trị, cách mạng tạm thời chuyển vào thế giữ gìn lực lượng.
Đó là những thay đổi rất căn bản cả về thế và lực, cả về nội dung và
phương thức đấu tranh của cách mạng Khu V.
2.2. Phụ nữ Khu V tham gia đấu tranh giữ gìn và phát triển
lực lượng cách mạng, tiến lên Đồng khởi (1954 - 1960)
2.2.1. Phong trào đấu tranh chính trị
Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy và các tỉnh ủy, nhân dân và phụ nữ
Khu V đã liên tục đứng lên, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ -
Diệm với hình thức đấu tranh chủ yếu trong giai đoạn này là đấu tranh
chính trị. Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra ở các thành phố, vùng
nông thôn đồng bằng và các tỉnh miền núi chống lại sự đàn áp, khủng
bố của địch. Mục tiêu và nội dung chủ yếu của phong trào đấu tranh
chính trị thời kỳ này là nhằm đòi hòa bình, thi hành Hiệp định
Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chống
“tố cộng”, khủng bố, chống dồn dân, bắt lính, đòi các quyền tự do dân
chủ, cải thiện đời sống...
2.2.2. Phong trào đấu tranh binh vận
Công tác binh vận trong thời gian này được phụ nữ tập trung
triển khai một số phong trào như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, tổ chức gia đình binh sĩ tham gia đấu tranh chính trị, binh
vận, kêu gọi chồng, con không được gây tội ác, trở về với gia đình;
chú ý xây dựng cơ sở trong hàng ngũ binh lính và chính quyền Việt
Nam Cộng hòa ở cơ sở..., trong đó nổi bật là phong trào khuyên bảo
chồng con không hợp tác, tham gia chính quyền địch.
2.2.3. Phong trào đấu tranh tự vệ vũ trang
Nổi bật của phong trào tự vệ vũ trang là phong trào đấu tranh vũ
trang thô sơ kết hợp với đấu tranh chính trị, chống địch càn quét, khủng
bố. Trong thời gian này, theo chủ trương của Đảng, đoàn thể phụ nữ
13
cũng như các tổ chức quần chúng khác chuyển phương thức hoạt động,
hình thức các tổ chức dưới hình thức bán công khai, hợp pháp, nửa hợp
pháp như: Tổ nữ công gia chánh, Tổ vần công đổi công, Tổ trợ sản...
Hoạt động của phong trào phụ nữ cũng có sự chuyển hướng: tăng cường
cán bộ nòng cốt tại các thành phố, vùng tôn giáo, vùng dân tộc.
2.2.4. Tham gia Đồng khởi (1960)
Ở địa bàn Khu V, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền
tây Quảng Ngãi nổ ra ngày 28-8-1959. Đây là một trong những cuộc
khởi nghĩa đầu tiên ở miền Nam chống Mỹ. Đây không phải là những
cuộc đấu tranh bột phát, không có tổ chức và lãnh đạo, mà diễn ra theo
đường lối chung của Đảng, thể hiện truyền thống anh dũng, bất khuất
của nhân dân miền Nam, trong đó có đóng góp quan trọng của lực
lượng phụ nữ. Từ đó, phong trào Đồng khởi nhanh chóng lan rộng ở
các địa phương, như phong trào Đồng khởi ở hai tỉnh bắc Tây Nguyên
những năm 1959 - 1960 giành thắng lợi. Phong trào diễn ra trên cao
nguyên, rừng núi đã sử dụng phương thức cách mạng bạo lực của quần
chúng đi từ đấu tranh chính trị trực diện lên phối hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang do lực lượng quần chúng và lực lượng vũ
trang tiến hành tiến công địch, diệt địch, giành quyền làm chủ ở nông
thôn đồng bào dân tộc, trong các dinh điền và cả vùng đồng bào Kinh
quanh thị xã, thị trấn. Trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ
này có đóng góp rất quan trọng của lực lượng phụ nữ địa phương.
2.3. Đấu tranh của phụ nữ Khu V chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965)
2.3.1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chủ trương của ta
Với sự tăng viện về đôla, vũ khí, thiết bị chiến tranh, đội ngũ cố
vấn của Mỹ, Mỹ, chính quyền và quân đội Sài Gòn đã vạch ra kế hoạch
chiến lược Stalây - Taylo với tham vọng “bình định miền Nam Việt
14
Nam trong vòng 18 tháng” (từ tháng 7-1961 đến tháng 12-1962) bằng
việc dồn sức vào việc gom dân lập ấp chiến lược bằng nhiều thủ đoạn và
biện pháp khốc liệt, đẫm máu; mở nhiều cuộc hành quân càn quét, sử
dụng các loại vũ khí hiện đại... đánh phá phong trào cách mạng, đánh sâu
vào toàn bộ hệ thống căn cứ kháng chiến, bịt kín vùng biên giới nhằm
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam.
Để đối phó với chiến lược mới của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới
do cao trào Đồng khởi tạo ra, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng
(tháng 1-1961 và tháng 2-1962) đã quyết định chuyển cách mạng giải
phóng miền Nam lên giai đoạn mới, phát triển các cuộc khởi nghĩa
từng phần thành cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền
Nam. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh cách mạng với khởi nghĩa của quần
chúng. Giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời đưa đấu
tranh vũ trang phát triển lên một bước mới, ngang tầm với đấu tranh
chính trị. Tiến hành đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song song,
đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh
vận. Đến thời kỳ này, ở Khu V, do phạm vi chiến trường quá rộng (từ
bờ nam sông Bến Hải đến Đông Nam Bộ) nên việc chỉ đạo của Khu
ủy xuống đến các đảng bộ gặp nhiều khó khăn, vì vậy, tháng 5-1961,
Trung ương Đảng quyết định tổ chức chiến trường khu vực miền
Trung thành Khu V và Khu VI.
2.3.2. Phong trào đấu tranh chính trị
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Khu V thời kỳ này bắt đầu
chuyển biến theo hướng thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang. Phong trào đấu tranh chính trị diễn
ra với quy mô lớn, có tính chất nhân dân rộng rãi, đã tập hợp được
đông đảo các tầng lớp, các giới, trong đó có lực lượng lớn phụ nữ,
15
trong đó nổi bật là các phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân
sinh, dân chủ; phong trào chống địch dồn dân, lập ấp chiến lược.
2.3.3. Phong trào đấu tranh binh vận
Ngày 8-3-1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam được
thành lập. Hội là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ
nữ trong Mặt trận dân tộc thống nhất, tiến hành đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và tay sai. Phong trào đấu tranh binh vận của phụ nữ Khu
V thời kỳ này tiếp tục gắn với phong trào đấu tranh chính trị của
quần chúng, phát triển liên tục trên quy mô toàn Khu, kết hợp với
tác chiến phục vụ phá ấp, phá kèm, giành quyền làm chủ và giải
phóng dân, tiêu biểu là phong trào vận động phụ nữ có chồng, con đi
lính Việt Nam Cộng hòa, kêu gọi họ về với nhân dân; phong trào đấu
tranh làm rã ngũ hàng nghìn tên địch, hạn chế sự tàn sát của chúng
đối với cách mạng.
2.3.4. Phong trào đấu tranh vũ trang
Trước yêu cầu của tình hình mới, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức
đảng và Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng Khu V, các cấp hội phụ nữ
các địa phương triển khai nhiệm vụ tập trung vào một số phong trào
như phong trào phụ nữ và nhân dân nổi dậy đấu tranh chống địch gom
dân lập ấp chiến lược; phong trào phục vụ chiến đấu và trực tiếp tham
gia chiến đấu.
Tiểu kết chương 2
Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ các địa phương, đấu tranh của phụ
nữ thời kỳ này tập trung vào đấu tranh chính trị “đơn thuần” nhưng vẫn
có sự kết hợp tranh thủ binh sĩ địch, làm địch vận và xây dựng cơ sở nội
tuyến với nhiều đồn bốt, tề, dân vệ, bảo an. Phần lớn các cuộc đấu tranh
đều có chính trị và bạo lực quyết liệt của quần chúng. Phụ nữ biết vận
dụng thích hợp thế pháp lý của Hiệp định Giơnevơ, tuy nhiên phong
16
trào chưa hình thành được ba mũi rõ ràng vì chưa có bạo lực vũ trang.
Đấu tranh của phụ nữ vừa có tính chất tự vệ, vừa chủ động tiến công
vào chính sách phản dân, hại nước của Diệm, lại vừa mang tính chất đấu
tranh giai cấp quyết liệt để bảo vệ các quyền dân sinh, dân chủ và thành
quả cách mạng có được. Nhưng do tương quan lực lượng lúc bấy giờ
còn chênh lệch, địch ngày càng phát xít, quyết tâm bình định, kiểm soát,
tiêu diệt cơ sở cách mạng nên cách mạng càng gặp khó khăn lớn, phong
trào đấu tranh chính trị dần dần bị núng thế.
Chương 3
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ KHU V
CHỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”,
“VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
(1965 - 1975)
3.1. Phong trào đấu tranh của phụ nữ Khu V chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)
3.1.1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chủ trương của ta
Vì sự tồn vong của chiến lược toàn cầu, đế quốc Mỹ quyết tâm
tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ và quân các
nước phụ thuộc Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam.
Trên chiến trường Khu V, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy,
hai lực lượng vũ trang và chính trị ngày càng phát triển, hai hình
thức đấu tranh quân sự, chính trị ngày càng tăng cường và hỗ trợ
lẫn nhau, đã buộc đế quốc Mỹ và tay sai phải sẻ lực lượng để đối
phó. Quân địch không những phải đối phó với các lực lượng vũ
trang chính quy, mà còn phải chống đỡ với một đội quân chính trị
17
hùng hậu trên cả ba vùng chiến lược, trong đó có sự đóng góp quan
trọng của lực lượng phụ nữ.
3.1.2. Phong trào đấu tranh chính trị
Ngoài các hình thức khẩu hiệu và mục tiêu đấu tranh từ trước vẫn
được duy trì, phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ thời kỳ này đã
chĩa mũi nhọn đồng thời vào cả quân Mỹ và quân đội tay sai, trong đó
tinh thần chống Mỹ ngày một dâng cao. Trong các cuộc đấu tranh, nổi
bật là các phong trào đấu tranh trực diện với địch, chống dồn dân,
chống, phá ấp chiến lược; phong trào đấu tranh chống phá “bình định”,
chống gom dân, chống bắt lính, chống bắn pháo bừa bãi vào xóm làng,
chống địch rải chất độc hóa học phá hoại mùa màng, chống xe M113 cày
ủi hoa màu.
3.1.3. Phong trào đấu tranh binh vận
Công tác binh vận thời kỳ này có những khó khăn, phức tạp hơn
thời kỳ trước vì Mỹ đã tăng cường hàng vạn quân viễn chinh và quân
các nước đồng minh của Mỹ vào tham chiến trực tiếp trên chiến trường
miền Nam. Vì vậy, đối tượng vận động của công tác binh vận thời kỳ
này không chỉ là quân Việt Nam Cộng hòa, mà còn cả quân Mỹ và
quân các nước đồng minh với Mỹ. Nhiệm vụ của công tác binh vận
thời kỳ này tập trung vào những phong trào tiêu biểu như: Phong trào
vận động binh sĩ ngụy bỏ hàng ngũ địch về với cách mạng; phong trào
tuyên truyền vận động thanh niên không đi lính cho giặc.
3.1.4. Phong trào đấu tranh vũ trang
Thời kỳ này, phong trào đấu tranh của phụ nữ ở nông thôn tập trung
vào nhiệm vụ bám đất, bám dân, củng cố, xây dựng lực lượng chiến đấu
bảo vệ quê hương; trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tiêu diệt
địch. Trong khi đó, nhân dân vùng giải phóng bị đẩy vào đô thị mang
theo ý thức căm thù và chống Mỹ - ngụy rất cao. Chị em phụ nữ căm
18
thù Mỹ và tay sai, phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp chặt chẽ với
nổi dậy chính trị, đấu tranh trực diện với địch.
3.2. Phong trào phụ nữ Khu V góp phần đánh thắng một bước
quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
3.2.1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chủ trương của ta
Ngày 20-1-1969, Níchxơn lên làm Tổng thống Mỹ, đã tận dụng
triệt để xương máu người bản xứ vào mục tiêu chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh”, nhằm cứu vãn tình thế xuống tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phong_trao_dau_tranh_cua_phu_nu_khu_v_trong.pdf
- Tomtat_Eng_VuThiHuong.pdf