Tóm tắt Luận án Phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học sư phạm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------@&?------- HOÀNG THỊ KIM HUỆ PHÁT TRIỂN TỰ CHỦ NGHỀ NGHIỆP CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Lộc 2. PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Học viện Quản lí giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Phạm

doc27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh Mục Viện KHGD Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Phan Thanh Long Trường ĐHSP Hà Nội Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại trường ĐHSP Hà Nội Vào lúc......... giờ, ngày..... tháng...... năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận UNESCO đã khẳng định “quyền tự do học thuật, quyền tự chủ, tính chịu trách nhiệm trước xã hội” của GDĐH, theo đó là TCNN của GVĐH. TCNN giúp đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của GVĐH, giúp thực hiện chức năng duy trì đội ngũ giúp các trường ĐH vươn tới mô hình quản trị tiên tiến, góp phần thúc đẩy và hỗ trợ tự chủ của người học –mục tiêu trọng yếu của giáo dục. TCNN của giảng viên còn đặc biệt quan trọng trong các trường sư phạm vì TCNN của GV sẽ thúc đẩy tự chủ của sinh viên – những GV tương lai với vai trò là người phát triển tự chủ của học sinh. Phát triển tự chủ cho GVĐHSP là một mục tiêu quan trọng của quản lý phát triển nguồn nhân lực và là con đường hiệu quả để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường ĐH. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng cho thấy những chế tài nhằm mở rộng tối đa không gian TCNN của GVĐH còn bộc lộ nhiều cản trở và ngay trong chính đội ngũ GVĐHSP cũng chưa ý thức và phát huy quyền tự chủ của bản thân để trường ĐH đạt được kết quả tự tự chủ một cách sâu rộng và thực chất. Những quy định về TCNN cho GVĐHSP mặc dù đã có được đề cập đến trong các văn bản pháp quy nhưng chưa có hệ thống văn bản pháp quy riêng quy định về quyền TCNN cho giảng viên. Từ những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học sư phạm”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành nhằm hai mục đích chính. Thứ nhất, nghiên cứu khảo sát thực trạng mức độ TCNN được trao của GVĐH bằng bộ công cụ được kiểm định độ tin cậy và hiệu lực. Thứ hai, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TCNN của GVĐH từ góc độ cá nhân và góc độ quản trị nhà trường làm cơ sở để đề xuất biện pháp phát triển TCNN cho GVĐH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Xây dựng hệ thống lý luận về TCNN của GVĐH như khái niệm, vai trò, các lĩnh vực tự chủ, cơ sở lý luận về phát triển TCNN cho GVĐH và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến TCNN từ góc độ quản trị nguồn nhân lực của nhà trường. b. Xây dựng thang đo mức độ TCNN được trao của GVĐH và khảo sát mức độ TCNN của GVĐHSP ở các lĩnh vực tự chủ được trao. c. Khảo sát mức độ ảnh hướng của các nhân tố cá nhân và nhân tố quản trị nhà trường đến TCNN của GVĐHSP. d. Đề xuất các biện pháp quản trị nguồn nhân lực nhằm phát triển TCNN cho GVĐHSP. 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên trường đại học. Đối tượng nghiên cứu Mức độ tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ nghề nghiệp của GVĐH từ góc độ quản trị nguồn nhân lực trường đại học và các biện pháp phát triển TCNN cho GVĐHSP. 5. Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Dựa trên cách tiếp cận nào để nghiên cứu các nội dung phát triển TCNN cho GVĐHSP? 5.2. Tiêu chí và chỉ báo nào có thể sử dụng để nhận diện và đánh giá thực trạng phát triển TCNN cho GVĐHSP? Hiện nay, mức độ TCNN của GVĐHSP cao hay thấp, có đáp ứng được mong muốn TCNN của GVĐHSP hay không? Trong các lĩnh vực TCNN của GVĐHSP, lĩnh vực nào đạt mức độ tự chủ cao nhất, thấp nhất? 5.3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ TCNN của GVĐHSP từ góc độ cá nhân và từ góc độ quản trị nguồn nhân lực của trường đại học? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất? 5.4. Có mối liên hệ giữa TCNN và mức độ hài lòng trong công việc của GVĐHSP hay không? 5.5. Các nội dung phát triển TCNN cho GVĐHSP từ góc độ quản trị nguồn nhân lực của các trường ĐHSP được thực hiện ở mức độ như thế nào? Nội dung nào thực hiện tốt nhất, yếu nhất? 5.6. Trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển TCNN cho GVĐHSP, có thể đề xuất hệ thống biện pháp gì nhằm phát triển TCNN cho giảng viên ĐHSP? 5.7. Các biện pháp phát triển TCNN cho GVĐHSP được đề xuất có đảm bảo được mức độ đồng thuận cao của các ý kiến chuyên gia hay không? 6. Giả thuyết khoa học GVĐHSP hiện nay đã được trao quyền TCNN nhưng chưa nhận thức đầy đủ và mức độ tự chủ còn hạn chế. GVĐHSP có mức độ TCNN cao hơn trong các lĩnh vực giảng dạy, phát triển chương trình so với các lĩnh vực tham gia hoạt động quản trị nhà trường và phát triển chuyên môn cho giảng viên. Có mối liên hệ giữa các nhân tố quản trị nguồn nhân lực trường đại học và mức độ TCNN của GVĐHSP. Nếu xác định được mối tương quan giữa các nhân tố quản trị nhà trường đến mức độ TCNN của GVĐHSP sẽ là cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển TCNN cho GVĐHSP. 7. Luận điểm bảo vệ 7.1. TCNN có vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn nhân lực, thực hiện và củng cố mạnh mẽ cho quá trình tự chủ thực chất ở trường đại học, giúp các trường ĐH vươn tới mô hình quản trị tiên tiến khi các quyết định đều có sự tham gia của GVĐH. Vì vậy việc đề xuất các biện pháp phát triển TCNN cho GVĐHSP là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở GDĐH. 7.2 Quyền TCNN của GVĐHSP được xác định trong các lĩnh vực cụ thể: giảng dạy, phát triển chương trình, nghiên cứu, tham gia quản trị nhà trường và tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Việc quy định rõ về quyền TCNN trong hệ thống văn bản pháp quy về quản trị đại học là cơ sở quan trọng để GVĐH có thể nhận thức đúng về quyền TCNN. 7.3 TCNN của GVĐHP có thể mang lại sự hài lòng trong công việc. Các yếu tố ảnh hưởng đến TCNN có thể đến từ góc độ cá nhân và góc độ quản trị đại học. Trong đó, các yếu tố quản trị nguồn nhân lực của trường đại học có ảnh hưởng mạnh nhất tới TCNN của GVĐHSP. 7.4. Các nội dung phát triển TCNN cho GVĐH trong quản trị nguồn nhân lực đại học bao gồm việc nâng cao nhận thức về quyền và thiết lập môi trường thể GVĐH thể nghiệm quyền tự chủ, phát triển năng lực tự chủ và tự đánh giá điều chỉnh việc thực hiện là điều kiện cần để gia tăng mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội của GVĐH nói riêng, của các trường đại học nói chung. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Quyền TCNN được định nghĩa dựa trên các lĩnh vực tự chủ như: giảng dạy, phát triển chương trình, nghiên cứu, tham gia quản trị nhà trường và bồi dưỡng GVĐH. Đề tài không đi vào cách tiếp cận quyền tự chủ “nó chung” – general với ý nghĩa mô tả mức độ độc lập cao trong khi thực hiện các vai trò nghề nghiệp, thẩm quyền đưa ra những kiến nghị, tham gia vào các nhóm ra quyết định, được tôn trọng quan điểm và quyền thể hiện quan điểm trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. TCNN của giảng viên ĐHSP có thể được hiểu là “quyền tự chủ được trao” (provised autonomy) và “năng lực tự chủ” (perceived autonomy). Đề tài giới hạn trong các biện pháp phát triển “quyền tự chủ”, tuy nhiên vẫn đề cập đến mục tiêu phát triển “năng lực tự chủ” với tư cách là điều kiện chủ quan nhằm phát huy tốt việc sử dụng quyền tự chủ. 8.2. Giới hạn về khách thể khảo sát Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển TCNN cho giảng viên trường ĐHSP. Giảng viên trường ĐHSP có những nét đặc thù so với đội ngũ giảng viên tại các cơ sở GDĐH khác, bởi GVĐHSP với chức năng đào tạo giáo viên cho hệ thống giáo dục quốc dân – những đối tượng cũng đòi hỏi mức độ tự chủ cao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực tự chủ ở người học. Chủ thể tham gia phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học sư phạm theo phân cấp quản lý bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, bộ máy quản lý trường đại học và bộ máy quản lý cấp khoa và bộ môn. Đề tài tập trung khảo sát các biện pháp phát triển tự chủ nghề nghiệp ở cấp độ quản lý nhà trường. Cơ quan quản lý nhà nước và chủ thể quản lý cấp khoa và bộ môn sẽ được đề cập đến với vai trò phối hợp trong phát triển TCNN cho GVĐHSP. 8.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu bao gồm: các trường ĐHSP thuộc các khu vực: miền Bắc (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Kỹ thuật Nam Định), miền Trung (ĐHSP Huế), miền Nam (ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHSP Kỹ thuật Vĩnh Long). 9. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu. 9.1. Cách tiếp cận: Cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận quá trình, cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. 9.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp sơ đồ (graph) . Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu (In-depth Interview), Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study), Phương pháp chuyên gia - kỹ thuật DELPHI, Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: 9.2.2. Nhóm phương pháp thống kê toán học 10. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận:+ Xây dựng được cơ sở lý luận về TCNN của GVĐHSP bao gồm: khái niệm, vai trò, các lĩnh vực tự chủ. + Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển TCNN cho GVĐHSP bao gồm: cách tiếp cận, nội dung phát triển TCNN cho GVĐHSP. - Về thực tiễn: + Xây dựng được thang đo TCNN cho GVĐHSP với tư cách là công cụ khảo sát thực trạng TCNN của GVĐHSP. + Thiết kế được công cụ đánh giá thực trạng phát triển TCNN cho GV của các cơ sở ĐHSP. + Xây dựng được báo cáo thực trạng phát triển TCNN cho GVĐHSP theo phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. + Xây dựng được hệ thống biện pháp phát triển TCNN cho GVĐHSP đạt được mức độ đồng thuận cao và mức độ tin tưởng cao của các chuyên gia. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN TỰ CHỦ NGHỀ NGHIỆP CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM . Tổng quan Những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam đã tập trung xây dựng khung lý luận về TCNN của GV, và nội dung nghiên cứu TCNN của GVĐH chỉ dừng lại ở những biểu hiện tự chủ nói chung mà chưa có các nghiên cứu về quyền tự chủ của GVĐH với các lĩnh vực tự chủ tương ứng. Bên cạnh đó, các biện pháp phát triển TCNN cho GV, GVĐH được đề xuất mới chỉ mang tính khái quát và chủ yếu tập trung vào chức năng tạo lập môi trường thúc đẩy TCNN của GV, GVĐH. Các nghiên cứu trước chưa xây dựng được hệ thống biện pháp phát triển TCNN cho GVĐH một cách toàn diện, bắt đầu từ việc trao quyền, nâng cao nhận thức về quyền, tạo lập môi trường sử dụng quyền, phát triển năng lực TCCN cho GVĐH... Những khoảng trống trong những nghiên cứu đi trước đòi hỏi cần có thêm nghiên cứu xây dựng được thang đo TCNN dành cho GVĐH và hệ thống biện pháp phát triển TCNN cho GVĐH đảm bảo tính toàn diện và khả thi. . Tự chủ của trường đại học Khái niệm và các lĩnh vực tự chủ của trường đại học Tự chủ ĐH là sự tự do của một cơ sở đào tạo ĐH trong việc điều hành các công việc của mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ cấp chính quyền nào. Nội dung tự chủ đại học: (1) Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường, (2) Tự chủ nhân sự (3) Tự chủ tài chính (4) Tự chủ học thuật. Các mức độ tự chủ của trường đại học Mức độ tự chủ của trường ĐH được chia thành 3 mức: ở mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ tự chủ cao Mối quan hệ giữa các cấp độ tự chủ trong trường đại học (tự chủ của tổ chức và tự chủ của cá nhân) Tự chủ ĐH sẽ tạo lập môi trường để từ đó GVĐH được phát triển TCNN của mình. Trong đó TCNN bao gồm quyền tự chủ được trao và sự sẵn sàng cùng hành động tự chủ của GVĐH, góp phần thúc đẩy tự chủ của người học sẽ là các nhân tố củng cổ, đóng góp mạnh mẽ hơn cho quá trình tự chủ thực chất ở trường ĐH. Tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học 1.3.1. Khái niệm giảng viên đại học Khái niệm giảng viên đại học Giảng viên là những nhà giáo giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ, có tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nước nói chung và những quy định đặc thù của từng trường ĐH, CĐ nói riêng. Giảng viên vừa có chức trách của viên chức sự nghiệp, vừa có chức trách của nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội. Chức trách, nghĩa vụ và quyền lợi của giảng viên đại học Chức trách của giảng viên: giảng dạy, nghiên cứu, học tập bồi dưỡng chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, tham gia quản lý nhà trường, tham gia hoạt động xã hội và hoàn thành nghĩa vụ công dân. Khái niệm tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học Tự chủ của GVĐH là sự tự do, độc lập, tự quyết định ở mức độ cho phép trong việc lập kế hoạch, lựa chọn và thực hiện hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, tham gia hoạt động quản trị, tương tác xã hội trong cả phạm vi lớp học và phạm vi nhà trường. Vai trò tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học Tự chủ góp phần tạo động lực làm việc do thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của GVĐHSP, là điều kiện để phát triển nghề nghiệp của GVĐH, đảm bảo TCNN của GVĐH làm tăng tính hiệu quả của tổ chức, trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, đảm bảo TCNN của GVĐH giúp duy trì nguồn nhân lực, TCNN của GVĐH sẽ góp phần thúc đẩy tự chủ trong học tập của sinh viên Phân biệt “quyền tự chủ” và “năng lực tự chủ” của giảng viên đại học Có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa quyền tự chủ và năng lực tự chủ. Sẽ không thể phát huy năng lực tự chủ khi GVĐH không được trao quyền tự chủ. Mặt khác, nếu trao quyền tự chủ cho GVĐH mà họ không có năng lực tự chủ thì việc trao quyền là vô nghĩa. Phân biệt tự chủ nghề nghiệp và tự do học thuật Ở góc độ nhà trường ĐH, tự chủ thực chất được hiểu là sự tự chủ được trao từ bên trên và được chính cơ sở GD sẵn sàng đón nhận nó. Ở cấp độ cá nhân GVĐH, “tự do học thuật” phản ánh quyền được trao cho GVĐH, quyền đó kết hợp với sự sẵn sàng đón nhận ở chính GVĐH, được thể hiện trong các hoạt động, sẽ trở thành TCNN. Hay nói cách khác, TCNN là quyền tự do học thuật, được cá nhân sẵn sàng đón nhận và thể hiện trong hoạt động của chính cá nhân đó. Phạm vi tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học Các lĩnh vực tự chủ của GVĐHSP như sau: Lĩnh vực I: tự chủ trong hoạt động dạy học và đánh giá người học, lĩnh vực II: tự chủ trong lĩnh vực phát triển chương trình, lĩnh vực III: tự chủ trong hoạt động nghiên cứu, lĩnh vực IV: tự chủ trong lĩnh vực quản trị nhà trường, lĩnh vực V: tự chủ trong hoạt động bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ. Các mức độ tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học Các mức độ TCNN bao gồm: mức độ cao (tự chủ hoàn toàn), mức độ trung bình (tự chủ hạn chế), mức độ thấp (không được tự chủ). Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học Yếu tố bên trong: sự sẵn sàng để tham gia việc học tập tự chủ suốt đời và động cơ thành tích. Yếu tố bên ngoài: yếu tố chính sách quản lý của nhà trường như việc trao quyền, cung cấp thông tin để nâng cao nhận thức về quyền, tạo lập môi trường để tăng cường sự tham gia quyết định các hoạt động quản trị nhà trường, bồi dưỡng, phát triển năng lực TCNN cho GVĐH và tăng cường các hoạt động tự đánh giá; và các yếu tố chính sách quản lý vĩ mô từ cấp độ hệ thống giáo dục. 1.3.9. Mối quan hệ giữa tự chủ nghề nghiệp và chịu trách nhiệm xã hội của GVĐH Trách nhiệm là yếu tố ràng buộc đối với trao quyền tự chủ. Trách nhiệm được thể hiện ở cấp độ bên trong: trách nhiệm cá nhân đối với chính công việc được giao và trách nhiệm bên ngoài đối với kết quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Không thể tự chủ hiệu quả nếu không gắn với trách nhiệm xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, thể hiện vai trò xã hội của TCNN. Phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học Khái niệm phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học Phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học là các tác động quản lý nhằm trao quyền tự chủ nghề nghiệp và xây dựng môi trường thúc đẩy giảng viên sử dụng hiệu quả quyền tự chủ được trao trong môi trường nhà trường. Các cách tiếp cận nội dung phát triển tự chủ nghề nghiệp cho GVĐH Cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận quá trình, cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, trong đó cách tiếp cận chính là quản lý nguồn nhân lực được thể hiện ở sơ đồ sau: NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TCNN CHO GVĐH CHỨC NĂNG QL NNL Sơ đồ 1.9: Tiếp cận chức năng quản lý nguồn nhân lực trong phát triển tự chủ nghề nghiệp cho GVĐHSP Nội dung phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học Thiết lập phạm vi, mức độ tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học Phạm vi và mức độ tự chủ được các cơ sở GD ĐH xây dựng trên cơ sở thực tiễn (nhu cầu tự chủ của giảng viên, chức năng phân quyền của trường ĐH ), cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Theo đó, phạm vi và mức độ tự chủ được các trường ĐH cụ thể hóa trong các văn bản: quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH, và quy chế thực hiện dân chủ của trường ĐH hoặc văn bản quy định riêng về TCNN của trường ĐH. Đây là cơ sở pháp lý cho việc giao quyền tự chủ của cơ sở GD ĐH cho giảng viên. Cung cấp thông tin về phạm vi và các lĩnh vực tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên đại học Các hoạt động cung cấp thông tin bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến hệ thống các văn bản pháp quy, các quy chế, quy định của nhà trường về phạm vi và lĩnh vực TCNN của GVĐH thông qua đường công văn trực tiếp, hoặc qua hệ thống thư điện tử đến từng đơn vị, cá nhân; thông tin về phạm vi và các lĩnh vực TCNN trong hệ thống Website của nhà trường; tổ chức tập huấn phổ biến quy định về quyền TCNN của giảng viên; tuyên truyền về nội dung và các lĩnh vực TCNN của GVĐH lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn và hoạt động sinh hoạt thường kỳ. Tăng cường sự tham gia quyết định trong các lĩnh vực hoạt động của trường đại học cho giảng viên Các nghiên cứu đã khẳng định những tác động sâu sắc của việc nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Phương thức tham gia quyết định những vấn đề trên của giảng viên được thông qua: trưng cầu ý kiến; khuyến khích các quan điểm mở, văn hóa chia sẻ và đối thoại; đối thoại trực tiếp với hiệu trưởng. Các nội dung được tham gia ý kiến của GVĐH gắn với các lĩnh vực TCNN mà GVĐH được trao. Cung cấp cho giảng viên đại học nhiều cơ hội để phát triển năng lực tự chủ nghề nghiệp Theo tác giả Oksana A. Gavrilyuk, “Năng lực tự chủ nghề nghiệp được xác định bởi động lực bên trong nhằm đạt được sự phát triển chuyên môn và đạt được thành tựu trong nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp, sự sáng tạo và một số năng lực chung như năng lực lập kế hoạch, năng lực ra quyết định. Năng lực tự chủ nghề nghiệp tạo nên thành công thông qua việc giảng dạy linh hoạt đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh; thông qua tạo lập những mục tiêu nghề nghiệp; ra những quyết định phù hợp chuẩn mực học thuật và tuân theo các chuẩn mực đạo đức; tự do định hướng và tự kiểm soát việc hoạt động chuyên môn của mình.” Theo đó, các cơ hội để GVĐHSP có thể phát triển năng lực TCNN bao gồm việc tạo động lực bên trong – động lực về thành tích, động lực phát triển và đạt thành tựu trong chuyên môn, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp, tinh thần học hỏi sáng tạo. Ngoài ra, các kỹ năng cần bồi dưỡng cho GVĐHSP nhằm nâng cao năng lực TCNN bao gồm: năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, năng lực tự định hướng cá nhân, năng lực lập kế hoạch và tự quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân. Các con đường và cách thức phát triển năng lực tự chủ nghề nghiệp là hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên Tăng cường các hoạt động tự đánh giá Mục đích tự đánh giá mức độ TCNN của GVĐHSP phải hướng tới việc nâng cao nhận thức về quyền TCNN và tự điều chỉnh, tự đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực ra quyết định trong hoạt động chuyên môn và tham gia vào quá trình ra quyết định trong hoạt động quản trị nhà trường. Hay nói cách khác, mục đích đánh giá là nhằm giúp giảng viên sử dụng tốt quyền TCNN của mình. Theo đó, việc xử lý thông tin sau đánh giá bao gồm: Công nhận và đánh giá cao những nỗ lực; tư vấn thúc đẩy giúp giảng viên tăng cường mức độ phát huy quyền TCNN của mình cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả của các ý kiến tham gia; tạo động lực, khuyến khích giảng viên phát huy quyền TCNN bằng các biện pháp khen thưởng, nêu gương; điều chỉnh kịp thời khi có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng và những ý kiến thiếu tính xây dựng. Hình thức đánh giá: thông qua việc xây dựng các tiêu chí về mức độ tự chủ quyền TCNN trong 5 lĩnh vực: giảng dạy, phát triển chương trình, nghiên cứu, tham gia hoạt động quản trị nhà trường và tham gia hoạt động bồi dưỡng GV. Các tiêu chí này sẽ được thiết kế theo các chỉ báo và gắn với mức độ đánh giá: tốt, khá, trung bình, yếu. Giảng viên đại học sư phạm và những đặc trưng về tự chủ nghề nghiệp Những đặc trưng của giảng viên đại học sư phạm GVĐHSP là giảng viên nhưng là người hoạt động trong lĩnh vực GD tại các cơ sở GD ĐH đào tạo GV, đó là các trường sư phạm hay các khoa sư phạm. Vai trò của của GVĐHSP được thể hiện như sau: Là nhà giáo dục và đào tạo GV, là nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, là nhà hoạt động giáo dục – xã hội, là nhà quản lý đào tạo, là nhà tư vấn chính sách và chiến lược phát triển giáo dục. Những đặc trưng gắn với khung năng lực GVĐHSP được biểu hiện như sau: GVĐHSP phải là người có năng lực giảng dạy, năng lực phát triển chương trình, GVĐHSP cần có năng lực nghiên cứu, năng lực học thuật trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực hợp tác, năng lực giám sát và đánh giá các chính sách công liên quan đến lĩnh vực giáo dục, năng lực đóng góp và xây dựng chuyên môn đào tạo giáo viên, năng lực về tầm nhìn giáo dục. Những đặc trưng của GVĐHSP sẽ quy định nội hàm lĩnh vực TCNN với sự khác biệt so với giáo viên trong hệ thống GD phổ thông và giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học khác (không có chức năng đào tạo giáo viên). Những đặc trưng về tự chủ nghề nghiệp của giảng viên đại học sư phạm TCNN của giảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các trường sư phạm, bởi để đạt được mục tiêu phát triển tự chủ của người học cần phải thực hiện từ chính khâu đào tạo GV, chính trong môi trường ĐHSP. Do các đặc trưng của GVĐHSP nên các lĩnh vực TCNN của GVĐHSP sẽ mang đặc điểm chung của GVĐH và có những đặc điểm riêng thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, do đó các tác động quản lý nhằm phát triển TCNN cho GVĐHSP ngoài việc tuân thủ theo quy trình chung cũng sẽ có những nội hàm riêng gắn với các lĩnh vực tự chủ được xác định trước đó. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên Tại Mỹ, Trường ĐH ở Mỹ có quyền tự chủ nội bộ tương đối mạnh và quyền tự do học thuật khá cao, quyền tự chủ truyền thống và sự kiểm soát của đội ngũ GVĐH đối với nhiều khía cạnh của quản lý trường học cũng ở mức độ cao. Tại Nga, cũng đề xuất các khuyến nghị trong phát triển TCNN của GVĐH: Tại Trung Quốc, có nhiều biện pháp đảm bảo quyền tự chủ nghề nghiệp cho GVĐH như: tuyển dụng chính thức, ký hợp đồng dài hạn, lựa chọn các hướng phát triển sự nghiệp, phân quyền quản trị về các khoa và ban để các khoa, ban có được quyền tự chủ nhiều hơn trong việc tuyển dụng, phát triển và đánh giá đội ngũ nhân viên. Kết luận chương 1 Chương 1 đã tổng hợp những nghiên cứu về tự chủ nghề nghiệp của giảng viên để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài như: khái niệm, vai trò, phạm vi TCNN, phân biệt khái niệm TCNN của GVĐHSP với các khái niệm như: năng lực TCNN, tự do học thuật, tự chịu trách nhiệm, và đặt trong bối cảnh tự chủ đại học. Từ đó, đề tài xây dựng khái niệm và nội dung phát triển TCNN cho GVĐHSP. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TỰ CHỦ NGHỀ NGHIỆP CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Một số vấn đề chung về mức độ tự chủ của các trường đại học sư phạm và thực trạng đội ngũ giảng viên của các trường đại học được khảo sát Thực trạng mực độ tự chủ của các trường đại học sư phạm . Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường: các trường ĐHSP có mức tự chủ trung bình về cơ cấu các đơn vị học thuật trực thuộc trường và bộ máy hành chính. Mức độ tự chủ này đủ cho nhà trường chủ động cấu trúc lại cũng như phát triển các bộ phận, đơn vị trực thuộc theo nhu cầu, điều kiện phát triển thực tế của nhà trường trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay. Tự chủ về nhân sự: Đối với Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định các trường tự chủ đối với các hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học trong lĩnh vực này gồm: Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Tự chủ nhân sự ở đại học giữa Việt Nam có những khoảng cách nhất định, đặc biệt trong một số lĩnh vực như chế độ đãi ngộ và bổ nhiệm giảng viên cao cấp. Giữa các văn bản pháp quy quy định về vấn đề nhân sự trong trường đại học vẫn còn những điểm chưa thống nhất khiến các trường gặp khó khăn nhất định trong việc thực hiện quyền và phát huy năng lực tự chủ. Tự chủ tài chính: Thể theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Chiếu theo nghị định này Trường Đại Sư phạm hiện được trao quyền tự chủ ở mức thứ ba: đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương. Các đơn vị sẽ được khuyến khích chuyển dần sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Tự chủ học thuật: Nội dung tự chủ học thuật của các cơ sở ĐHSP bao gồm: Năng lực tự xác định chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học, tự xác định lĩnh vực học thuật đặc trưng, năng lực xây dựng chương trình đào tạo, năng lực quyết định cấu trúc và nội dung chương trình, vai trò đảm bảo chất lượng chương trình và văn bằng, năng lực quyết định chính sách tuyển sinh. Thực trạng đội ngũ giảng viên tại các đại học sư phạm Trong số 5 trường được khảo sát, 3 trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, có chức năng chính là đào tạo GV các cấp cho hệ thống giáo dục quốc dân và nghiên cứu khoa học giáo dục để phục vụ cho sự phát triển của ngành Sư phạm; 2 trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định, ĐHSP Kỹ thuật Vĩnh Long trực thuộc bộ Lao động thương binh và xã hội có chức năng chính là đào tạo GV dạy nghề cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học giáo dục trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nhìn chung, đội ngũ giảng viên tại các ĐHSP được nghiên cứu có số lượng, cơ cấu về trình độ và chất lượng đội ngũ có khả năng cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo. Điểm mạnh của đội ngũ là ngày càng gia tăng số lượng giảng viên có trình độ được đào tạo cao và tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nước ngoài, tuy nhiên các trường cũng đứng trước nguy cơ giảm tỷ lệ các giảng viên có học hàm giáo sư do đây là lực lượng giảng viên sắp đến tuổi nghỉ hưu. Điều này đặt ra yêu cầu cho các giảng viên không ngừng học tập, nghiên cứu, công bố các kết quả nghiên cứu để nâng cao trình độ được đào tạo, nâng cao tỷ lệ giảng viên đạt trình độ học hàm giáo sư, phó giáo sư, đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tình hình mới. Giới thiệu về hoạt động khảo sát Mục đích khảo sát Mục đích của khảo sát là thu thập các dữ liệu định lượng và định tính về thực trạng mức độ TCNN và nhu cầu TCNN của GVĐHSP, mức độ hài lòng trong công việc của GVĐHSP, mức độ sẵn sàng của GVSĐHSP đối với việc thực hiện quyền tự chủ được trao. Từ đó đề tài đưa ra kết luận về mối tương quan giữa mức độ TCNN của GVĐHSP và các yếu tố ảnh hưởng như: nhu cầu TCNN, mức độ hài lòng trong công việc, mức độ sẵn sàng của GVĐHSP trong việc thực hiện quyền tự chủ được trao và các tác động từ thiết chế quản lý của nhà trường ĐHSP. Nội dung trọng tâm của nghiên cứu là khảo sát thực trạng phát triển TCNN cho GVĐHSP của các cơ sở GDĐH hướng đến các nội dung: trao quyền TCNN, tăng cường nhận thức về quyền, tạo lập môi trường phát huy quyền được trao, phát triển năng lực sử dụng quyền và khả năng tự đánh giá, điều chỉnh trong thực hiện quyền. Bên cạnh đó, đề tài khảo sát thực trạng về sự phối hợp giữa các cấp quản lý như cơ quan quản lý cấp nhà nước và các đơn vị trực thuộc trường (khoa, bộ môn) trong phát triển TCNN cho GVĐH. Tổ chức khảo sát Hoạt động nghiên cứu được triển khai từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2016 theo các bước sau: - Nghiên cứu lý luận, xác định mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu; - Xây dựng, thiết kế, đo và hoàn thiện phương pháp, quy trình và công cụ thông qua các hình thức hội thảo và xin ý kiến chuyên gia; - Thử nghiệm công cụ đo trên 120 GVĐH của các trường ĐH Hùng Vương, ĐH Hải Phòng, ĐH Thủ Đô và tiến hành điều chỉnh thang đo xây dựng, từ 120 chỉ báo xuống còn 93 chỉ báo. - Tổ chức khảo sát ý kiến của 420 GVĐH sư phạm thuộc 5 trường: ĐHSP tại miền Bắc (Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Kỹ thuật Nam Định); miền Trung (Trường ĐHSP Huế); miền Nam (Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHSP Kỹ thuật Vĩnh Long). - Phương pháp nhập liệu: bằng phần mềm epiDATA, dữ liệu nhập vào có sự ràng buộc với các điều kiện có sẵn do đó giảm thiểu sai số trong quá trình nhập liệu và xử lý số liệu. Ví dụ: trong 1 câu chỉ giới hạn là các câu trả lời từ 1 đến 5 thì sẽ chỉ khống chế các phương án từ 1-5, sẽ hạn chế được lỗi bị sai (missing) trong quá trình nhập liệu. - Phân tích dữ liệu và thiết kế đề cương phỏng vấn; - Tổ chức khảo sát ý kiến thông qua phỏng vấn các hiệu trưởng và trưởng phòng tổ chức cán bộ (được hiệu trưởng ủy quyền) của 5 trường đã được thu thập số liệu định lượng. - Phân tích bàn luận kết quả khảo sát và kết quả phỏng vấn; - Rút ra các kết luận nghiên cứu về phát triển TCNN cho GVĐHSP. Mức độ tin cậy và giá trị của công cụ khảo sát Kết quả phân tích độ tin cậy của công cụ đo phát triển TCNN của GVĐHSP trên mẫu GVĐHSP cho thấy các tiểu thang đo của phép đo này có hệ số tin cậy alpha từ 0,693 đến 0,918 - đạt mức khá trở lên. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy bộ công cụ có độ hiệu lực cấu trúc khá tốt. Các thang đo trong bộ công cụ đo TCNN của GVĐH về cơ bản đảm bảo các đặc tính thiết kế và các đặc tính đo lường. Mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu Cỡ mẫu (số lượng giảng viên đại học sư phạm được lựa chọn nghiên cứu trên tổng số giảng viên đại học sư phạm toàn quốc) được xác định theo phương pháp chọn mẫu xác suất lấy tỷ lệ sai số cho phép là ±5% Độ ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_phat_trien_tu_chu_nghe_nghiep_cho_giang_vien.doc
  • docTóm tắt luận án - tiếng Anh.doc
  • pdfTóm tắt luận án - tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án - tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan