HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
PHáT TRIểN NĂNG LựC TƯ DUY PHảN BIệN
CHO SINH VIÊN NGàNH LUậT ở VIệT NAM HIệN NAY
TểM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mó số: 62 22 03 02
HÀ NỘI - 2018
Cụng trỡnh được hoàn thành tại
Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chớ Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lấ VĂN ĐOÁN
2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG
Phản biện 1
Phản biện 2
Phản biện 3
Luận ỏn được bảo
28 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư duy phản biện (TDPB) và năng lực TDPB biện giữ vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học.
Hơn nữa, phản biện khoa học còn là một trong những phương pháp chủ
yếu để các nhà khoa học tiến tới các chân lý khoa học; không có TDPB
khoa học thì việc tìm kiếm nguồn tri thức khoa học, vượt qua định kiến,
cách suy nghĩ theo thói quen, giáo điều, v.v.. sẽ khó khăn; việc loại trừ,
phản bác những hạn chế, sai lầm trong tranh luận trở nên không hiệu quả.
Ngày nay cuộc cách mạng 4.0, với những cơ hội và triết lý mới về
giáo dục và đào tạo, đang ngày càng tạo ra những yêu cầu và điều kiện,
thời cơ và thách thức mới đối với sinh viên, trong đó có sinh viên ngành
luật trong nội dung và phương pháp học tập theo hướng phát triển TDPB.
Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh; bảo
đảm phản biện xã hội có hiệu quả; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở ta hiện nay và trong tương lai
không thể không dựa trên TDPB khoa học.
Sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay - những người mà nghề
nghiệp tương lai của họ gắn với hoạt động pháp luật - vừa phải có khả
năng nắm vững quy định pháp luật, vừa phải có khả năng nắm bắt, đánh
giá và xử lý thông tin một cách đúng đắn, chỉ ra được căn cứ thực tiễn với
tinh thần phản biện cao mới bảo vệ được pháp luật, bảo vệ được công lý.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, năng lực TDPB của sinh viên ngành
luật ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục.
Để có được những sinh viên ngành luật khi tốt nghiệp ra trường vừa
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề vừa có kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp giỏi thì ngay từ khi còn
2
ngồi trên ghế nhà trường, những sinh viên này phải được mài sắc tư duy,
phải được nâng cao năng lực TDPB.
Với những lý do và ý nghĩa trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề
“Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành luật ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ triết học
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển
năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam cũng như
thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ sinh viên này,
đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát triển năng lực tư duy phản
biện cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hai là, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển
năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam.
Ba là, phân tích thực trạng, vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực
TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát triển năng lực
TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực TDPB cho sinh viên
ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở
Việt Nam hiện nay (khảo sát ở một số trường đại học hiên nay).
3
Thời gian từ năm 1996, khi có Nghị quyết Trung ương hai Khoá VIII
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về giáo dục, về
phát triển năng lực tư duy, năng lực tư duy phản biện; v.v..
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương
pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, lịch sử - lô-gíc, hệ thống
hóa, khái quát hóa, thống kê, điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển
TDPB; chỉ ra một số đặc điểm của sinh viên ngành luật, năng lực TDPB
của sinh viên ngành luật cũng như những nhân tố cơ bản tác động đến việc
phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay;
Nêu thực trạng và vấn đề đặt ra và Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu
phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên
quan đến năng lực TDPB và phát triển năng lực này cho sinh viên ngành
luật ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn, kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập triết học, luật học và các môn khoa học
có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã
được công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY
PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM
Về tư duy, năng lực tư duy, TDPB và năng lực TDPB có một số công
trình có liên quan như:
Về tư duy và TDPB, các cuốn “Những vấn đề về phép biện chứng
trong bộ Tư bản của C.Mác” của Rô-den-tan, Nhà xuất bản (Nxb) Sự thật
(1961); Nguyên lý lô-gíc biện chứng cũng của Rô-den-tan, Nxb Sự thật
(1962); Lôgíc học biện chứng của I-len-cốp do Nxb Văn hóa - Thông tin
(2003) liên quan đến tư duy, TDPB trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tạo cơ sở phương pháp luận cho
luận án này.
Các cuốn Khoa học tư duy từ nhiều tiếp cận khác nhau của nhiều tác
giả, Nhà xuất bản Tri thức (2007), "Bản đồ tư duy trong công việc" của
Tony Buzan, Nxb Lao động (2007, tiếp cận tư duy từ góc độ triết học, giáo
dục học và với tính cách phương pháp giáo dục, đào tạo hiện đại; "Đón
nhận thay đổi những bước cơ bản để tạo dựng tương lai ngay từ hôm nay"
của Tony Buzan, Nxb Tổng hợp Tp HCM (2008), cho rằng nhờ "sơ đồ tư
duy" mà con người có khả năng tối ưu hóa tiềm năng của mình và tạo sự
thay đổi; "Phương pháp tư duy siêu tốc" của Bobbi Deporter, Mike
Hernacski, Nxb Tri thức (2008), cho rằng phương pháp tư duy siêu tốc
là phương pháp học tập mới, có hiệu quả; “Tư duy sáng tạo và phương
pháp nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả, Nxb Tri thức (2012), xem
tư duy phản biện là nền tảng của phương pháp nghiên cứu khoa học;
“Năm nhân tố phát triển tư duy hiệu quả” của B.Burger, M. Starbird,
5
Nxb Lao động (2014), đề cập đến tư duy và những nhân tố tác động đến
sự phát triển của tư duy; “Tư duy đột phá: bảy nguyên tắc giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo” của S.Hibino và G.Nadler, Nxb Trẻ (2014), đề
cập đến tư duy đột phá với các nguyên tắc giải quyết sáng tạo vấn đề của
đời sống.
Các cuốn "Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới" của Trần Nhâm,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004) đề cập đến tư duy, xem đổi mới tư
duy là khởi đầu của đổi mới; "Tư duy khoa học trong giai đoạn cách
mạng khoa học - công nghệ" của Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải, Nxb
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1998), làm rõ bản chất, hình thức, vai trò
của tư duy trong nhận thức và thực tiễn; v.v..
Các tác giả Nguyễn Duy Quý với bài "Đổi mới tư duy: Nội dung và
phương hướng", Tạp chí (T/c) Triết học số 1-1987; Hồ Văn Thông với
bài "Một số vấn đề tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta", T/c
Triết học số 3-1987; Nguyễn Mạnh Cương với bài Về bản chất tư duy,
T/c Triết học, số 1 - 2004; Nguyễn Hiền Lương với bài Tư duy và vấn đề
rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy của nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam hiện nay, T/c Triết học, số 6 - 2015; v.v. có những đóng góp
nhất định trong nghiên cứu tư duy. Một số luận án đã bảo vệ liên quan
đến tư duy phản biện có: "Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay" của Hồ Bá Thâm; "Nâng cao năng
lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các
trường chính trị tỉnh của Nguyễn Đình Trãi (1994); "Vấn đề nhận thức
luận qua sự phân tích đối tượng của toán học" của Lê Văn Đoán (2000);
"Phát triển TDPB học sinh phổ thông qua đối thoại trong dạy học môn
toán ở trường trung học phổ thông" của Nguyễn Phương Thảo; v.v..
Về năng lực và phát triển năng lực TDPB, có các cuốn "Lối tư duy
của tương lai, 11 lối tư duy thay đổi cách nhìn nhận - và sáng tạo - tương
lai" của Jhon Naibitt, Nxb Lao động (2009); "Tư duy lại khoa học tri thức
6
và công chúng trong kỷ nguyên bất định" của Helga Nowotny, Peter Scott,
Michael Gibbons, Nxb Tri thức (2009); "Tri thức khách quan - Một cách
tiếp cận dưới góc độ tiến hóa" của K.Popper, Nxb Tri thức (2014); "Cẩm
nang tư duy phản biện, Khái niệm và công cụ" của R.Paul, L.Elder, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2015); Các cuốn bằng tiếng Anh của
Daniel J.Levitin, J.Rancière, J.Masschelein và M.Simons; v.v.. Các
cuốn"Bàn về đổi mới tư duy" của Đào Duy Tùng; "Đổi mới tư duy và
phong cách tư duy" của Nguyễn Văn Linh; "Tư duy lý luận với hoạt động
của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn" do Trần Thành chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, (2003); "Đặc điểm tư duy và lối sống của con
người Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Nguyễn
Ngọc Hà chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (2011); v.v..
Các bài "Về khái niệm tư duy phản biện" của Russell Brooker, T/c
Văn hóa văn nghệ số 210 (2012); "TDPB và vai trò của triết học Mác-
Lênin với việc nâng cao năng lực TDPB cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay" của Trần Sỹ Phán; "Triết học Mác-Lênin với việc nâng
cao năng lực TDPB cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay" của
Lê Thị Thanh Hà trong cuốn "Nghiên cứu, giảng dạy triết học trong đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam"; v.v là những tài liệu
tham khảo bổ ích đối với nghiên cứu sinh khi thực hiện luận án này.
Về các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc phát triển năng
lực TDPB nói chung, năng lực TDPB của sinh viên nói chung và của sinh
viên ngành luật ở Việt Nam nói riêng một số công trình như:
Cuốn "Đạo đức nghề luật" do Nxb Tư pháp (2011), trên cơ sở nêu
những đặc trưng, thách thức của nghề luật - những đặc trưng, thách thức
đòi hỏi người luật sư phải nâng cao năng lực TDPB của mình, có như vậy
mới hoàn thành được trọng trách của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp, lợi
ích chính đáng của khách hàng trong tranh chấp dân sự, trong kinh doanh
hay trong lao động - việc làm; cụ thể, khi tham gia tố tụng với vai trò
7
người bào chữa cho bị can, bị cáo, luật sư có nhiệm vụ quan trọng- thể
hiện tính phản biện của nghề luật sư, đó chính là nghĩa vụ, tác nghiệp, v.v.
đã nêu một số vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực TDPB tư duy
phản biện nói chung, năng lực tư duy phản biện của sinh viên và của sinh
viên ngành luật ở Việt Nam nói riêng.
Cuốn "Phát tiển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên Việt Nam
hiện nay" của Hoàng Thúc Lân, Nxb Chính trị quốc gia (2014), tuy không
đề cập trực tiếp đến phát triển năng lực TDPB nhưng sự luận giải của tác
giả về "Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tư duy
biện chứng cho sinh viên Việt Nam hiện nay" cũng như nội dung, thực chất
của việc phát triển năng lực tư duy biện chứng, đã có những gợi mở có giá trị
tham khảo khi phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển
năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
Bài "Tư duy phản biện trong học tập đại học" của Huỳnh Hữu Tuệ,
Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội (số 232 năm 2010) đã trực tiếp bàn đến
một số vấn đề liên quan đến TDPB và phát triển loại tư duy này trong sinh
viên. Theo tác giả, trong quá trình học tập sinh viên luôn luôn phải động
não, phải suy luận và biết đánh giá, nhận xét một cách thông minh. Những
hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên một phong cách tư duy độc lập, tư duy
sáng tạo theo hướng phản biện.
Bài "Quy trình rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên" của
Đỗ Khánh Năm, T/c Giáo dục, số 340 năm 2014, đã đi sâu phân tích kỹ
năng thương lượng, quy trình rèn luyện kỹ năng thương lượng dựa trên
những tri thức, kinh nghiệm thu thập được như là một giải pháp giáo dục
hiện đại theo hướng phát triển năng lực TDPB cho sinh viên, qua đó giúp
cho sinh viên giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ trong học tập cũng như các
vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bài "Phương pháp dạy học đại học tích cực dưới góc độ tiếp cận của
thuyết lựa chọn hợp lý" Phan Thị Thu Trang, T/c Tạp chí Lý luận chính trị
8
và Truyền thông, số 6 năm 2015, sau khi giới thiệu thuyết lựa chọn hợp lý
trong giáo dục, giới thiệu thế mạnh cũng như hạn chế nhất định của một số
phương pháp dạy học đại học tích cực, trong đó có dạy học theo hướng phát
triển năng lực TDPB cho sinh viên và để phát triển loại năng lực tư duy này
người dạy cần giúp cho sinh viên biết cách "lựa chọn hợp lý" mà thực chất
là năng lực tiếp nhận thông tin của TDPB.
Bài "Đánh giá chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh
viên" của Kim Hoàng Giang, T/c Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm 2015,
đã nêu những tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo đại học
qua phản hồi của sinh viên theo hướng TDPB. Theo đó, để việc đánh giá
chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh viên được khách quan,
công tâm, khoa học đòi hỏi phải nâng cao năng lực TDPB khoa học cho
sinh viên.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của các tác giả Pierre Darriulat, Tô
Duy Hợp, Nguyễn Thanh Tân, Vũ Văn Viên, v.v. cũng có những trình bày
về phát triển tư duy, TDPB, năng lực TDPB và những nhân tố cơ bản ảnh
hưởng đến việc phát triển năng lực TDPB, trong đó có năng lực TDPB của
sinh viên.
1.2. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY
PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM
Về thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện nói chung, năng
lực tư duy phản biện của sinh viên, của sinh viên ngành luật ở Việt Nam có
một số công trình như:
Về thực trạng năng lực TDPB của sinh viên ngành luật có: Cuốn
"Đạo đức nghề luật", Nxb Tư pháp (2011) ở mức độ nhất đinh cũng nêu
một số vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực TDPB của sinh viên
ngành luật ở Việt Nam hiện nay. Cuốn “Phát tiển năng lực tư duy biện
chứng cho sinh viên Việt Nam hiện nay" của Hoàng Thúc Lân, Nxb CTQG
9
(2014), phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển năng
lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay.
Bài "Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho học sinh,
sinh viên" của Vũ Văn Viên, T/c Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 2-
1992, trên cơ sở phân tích nét đặc thù, sự cần thiết phát triển tư duy khoa
học, đã nêu hạn chế của tư duy khoa học ở các đối tượng sinh viên về phát
triển tư duy, trong đó có TDPB.
Đáng chú ý nhất, bài "Thực trạng đào tạo của nhân luật ở nước ta
hiện nay" của Lê Tiến Châu, T/c Khoa học pháp lý, số 4-2005, đã khái
quát tương đối toàn diện thực trạng (và cả yêu cầu và giải pháp đổi mới)
hoạt động đào tạo ngành luật ở bậc đại học ở Việt Nam; v.v..
Về giải pháp phát triển năng lực TDPB nói chung, năng lực TDPB
của sinh viên, của sinh viên ngành luật ở Việt Nam có: Các bài "TDPB
trong học tập đại học" của Huỳnh Hữu Tuệ, Bản tin ĐHQG Hà Nội, số
232-2010, bàn về vấn đề sinh viên động não, suy luận và đánh giá theo
phong cách tư phản biện; "Bồi dưỡng, phát triển TDPB cho học sinh trong
quá trình dạy học" của Nguyễn Gia Cầu, T/c Giáo dục, số 13-2013, từ
đánh giá thực trạng đã nêu một số giải pháp giúp sinh viên biết phản biện;
"Tìm hiểu về tính tích cực xã hội của học sinh, sinh viên trong giai đoạn
hiện nay" của Nguyễn Đình Mạnh, T/c Giáo dục, số 331-2014 ít nhiều nói
đến sự cần thiết phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên; "Đánh
giá chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh viên" của Kim
Hoàng Giang, T/c Giáo dục, số 6-2015, nêu tiêu chí và phương pháp đánh
giá chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh viên; "Cần rèn luyện
năng lực phản biện trong học tập cho học sinh, sinh viên" của Nguyễn
Thành Thi, T/c Văn hóa và Du lịch, số 13-2013, xem năng lực phản biện
chủ yếu là năng lực phát hiện vấn đề bất cập, bất khả thi, bất khả dụng và
"cất lên tiếng nói", cảnh báo, "lật lại" vấn đề và đề cao biện pháp rèn luyện
cho sinh viên năng lực tư duy phản biện qua giờ học chính khóa, ngoại
10
khóa, trong và ngoài lớp; "Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận
chính trị ở đại học, cao đẳng theo định hướng năng lực" của Vũ Đình Bảy,
Nguyễn Phước Dũng, T/c Lý luận chính trị và Truyền thông, số 4-2015, đề
cập giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực thay
cho dạy học theo định hướng nội dung; bài "Xây dựng phong cách sống
tích cực - giải pháp quan trọng để giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh
viên trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay" của
Nguyễn Anh Tú, T/c Giáo dục số 208-2014, đề cập về xây dựng phong
cách sống tích cực, lối tư duy mở, đầu óc phê phán; bài "Quy trình rèn
luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên" của Đỗ Khánh Năm, T/c Giáo
dục, số 340-2014, phân tích kỹ năng thương lượng như là giải pháp giáo
dục hiện đại theo hướng phát triển năng lực TDPB cho sinh viên; bài
"Phương pháp dạy học đại học tích cực dưới góc độ tiếp cận của thuyết
lựa chọn hợp lý" của Phan Thị Thu Trang, T/c Lý luận chính trị và Truyền
thông, số 6-2015, giới thiệu thuyết lựa chọn hợp lý trong giáo dục, một số
phương pháp dạy học đại học tích cực, trong đó có dạy học phát triển năng
lực TDPB cho sinh viên; v.v..
1.3. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP
TỤC GIẢI QUYẾT
1.3.1. Đánh giá các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, tư duy, tư duy phản biện, năng lực TDPB đã được một số
nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ. Đây là
tư liệu tham khảo quý trong việc làm sáng tỏ vấn đề lý luận liên quan đến
luận án này. Thứ hai, có rất ít công trình liên quan đến vấn đề lý luận phát
triển năng lực TDPB và phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật,
cũng như thực trạng và giải pháp phát triển năng lực TDPB cho sinh viên
ngành luật ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, giá trị khoa học của các công trình
trên có giá trị tham khảo quý đối với tác giả luận án này.
11
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết
Một là, tiếp tục làm rõ vấn đề lý luận có liên quan, trong đó có khái
niệm, thực chất, nội dung, chủ thể, phương pháp và các yếu tố tác động
đến phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật. Hai là, đánh giá
kết quả, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển năng lực TDPB cho
sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay. Ba là, nêu những vấn đề đặt ra
và giải pháp phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt
Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Qua tổng quan một số tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, thấy rằng, các
vấn đề tư duy, TDPB, năng lực TDPB đã được nhiều công trình đề cập
hơn, những công trình trực tiếp bàn đến phát triển năng lực TDPB và
năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam còn rất ít, nhưng
đây nguồn tư liệu tham khảo quý đối với tác giả luận án. Tác giả luận
án, do vậy, cần tiếp tục làm rõ vấn đề lý luận có liên quan, tạo cơ sở cho
việc đánh giá thực trạng, nhận diện những vấn đề đặt ra và nêu các giải
pháp nhằm phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam
một cách lô-gíc và có hệ thống.
Chương 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN
CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN
2.1.1. Tư duy và tư duy phản biện
Một số nhận thức chung về tư duy: Tư duy là sản phẩm của một
cơ quan vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người và được hình
12
thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, là quá trình phản ánh tích
cực, chủ động và sáng tạo hiện thực khách quan bởi con người. Bản
chất của tư duy là sản phẩm của bộ óc người, là đặc tính bẩm sinh
dưới dạng năng lực của con người. Đặc điểm cơ bản của tư duy là
hoạt động riêng có ở con người, là hình thức hoạt động cao nhất,
phức tạp nhất, hoàn thiện nhất của bộ óc con người; hình thành từ
hoạt động thực tiễn; tư duy cấu thành bởi đối tượng, chủ thể, tri thức
nguồn, công cụ ngôn ngữ. Các hình thức cơ bản của tư duy gồm khái
niệm, phán đoán, suy luận.
Một số nhận thức chung về TDPB: TDPB là loại hình tư duy nhằm
đánh giá một kết quả nhận thức; là sự suy nghĩ, xem xét lại một tình
huống, một vấn đề để qua đó chủ thể đưa ra sự nhận định, kết luận về
chúng theo quan điểm của mình trên cơ sở vận dụng một cách chủ động,
sáng tạo những tri thức và phương pháp nhất định. TDPB ở đây là tư duy
phản biện khoa học, không phải tư duy phản biện có tính tư biện, chủ
quan, ngụy biện. Khi nghiên cứu TDPB, người ta thường đề cập đến mục
tiêu, hình thức, sản phẩm, nguyên tắc, yêu cầu, đặc điểm, kỹ năng, yếu tố
ảnh hưởng và phương pháp rèn luyện nó.
2.1.2. Năng lực và năng lực tư duy phản biện
Năng lực là toàn bộ những khả năng vốn có, những phẩm chất, đặc
tính của con người (tâm lý và sinh lý) đảm bảo được việc thực hiện một
hoạt động nhất định. Có năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp,
năng lực xã hội, năng lực cá thể, năng lực nghề nghiệp. Theo đó: Năng
lực TDPB là năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin; phát hiện, xem xét và
đánh giá tình huống có vấn đề; chứng minh giả thuyết khoa học hoặc
phản khoa học; hình thành tri thức mới để từ đó lựa chọn phương án và
có quyết định đúng đắn cho hành động. Cấu thành năng lực TDPB có
các khả năng: tiếp nhận, xử lý, phản bác, phát hiện vấn đề mới trong
thông tin.
13
2.2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN - THỰC
CHẤT VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
2.2.1. Phát triển năng lực tư duy phản biện
Phát triển năng lực tư duy phản biện: Phát triển năng lực TDPB là
quá trình chủ động tạo ra sự vận động, biến đổi từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ở các chủ thể các năng lực tiếp nhận và xử
lý thông tin, chứng minh tính khoa học hay không của các giả thuyết, hình
thành tri thức mới đưa tư duy phản biện từ phê phán, tự điều chỉnh đến dự
báo, định hướng và tạo động lực thực hiện yêu cầu cao hơn của nhận thức.
Mục đích của việc phát triển năng lực tư duy phản biện là nâng cao
chất lượng, hiệu quả tư duy phản biện. Biểu hiện của phát triển năng lực
TDPB là sự nhận diện, nắm đúng và trúng thông tin để đánh giá. Nội dung
(và cũng là thực chất) của phát triển năng lực TDPB là phát triển năng lực
tiếp nhận, xử lý, phản bác và phát hiện thông tin mới. Chủ thể của phát triển
năng lực tư duy phản biện là cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng xã hội.
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tư
duy phản biện
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực TDPB bao
gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội; Các quá trình dân chủ hóa, toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế; Sự phát triển KH&CN; Trình độ nhận thức, tri thức
khoa học; Nhu cầu, lợi ích; Trạng thái đạo đức, tâm lý, v.v..
2.3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH
VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHỮNG NỘI DUNG
CƠ BẢN
2.3.1. Năng lực tư duy phản biện của sinh viên ngành luật, đặc
điểm và tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện
cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay
Năng lực TDPB của sinh viên ngành luật là khả năng đào sâu suy
nghĩ để nắm vững kiến thức, tư duy mở, tư duy độc lập, phát hiện tình
14
huống, mâu thuẫn nẩy sinh trong học tập, nghiên cứu, suy nghĩ tích cực,
đa chiều, tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ ý kiến, phát hiện ra hạn chế, khắc
phục định kiến, giáo điều; phản bác những nhận thức sai lầm, đóng góp
mới cho những hoạt động liên quan đến luật pháp.
Biểu hiện của năng lực TDPB của sinh viên ngành luật là khả năng
nắm bắt, xử lý thông tin; lựa chọn phương án giải quyết vấn đề nảy sinh; ra
quyết định đúng luật cho hành động. Sản phẩm của TDPB của sinh viên
ngành luật là các phán đoán có cơ sở, tính ứng dụng cao; tiêu chí đánh giá
sản phẩm của tư duy phản biện là sự rõ ràng, chính xác, có bằng chứng, lô-
gíc, sự khách quan, công tâm của các phán đoán trong hoạt đông pháp luật.
Sinh viên ngành luật và năng lực TDPB của sinh viên ngành luật ở
Việt Nam hiện nay có những đặc điểm như: Cơ cấu đội ngũ sinh viên, thời
gian đào tạo ngành luật ngắn; Tuổi đời quá trẻ, thụ động hoạt động xã hội;
Ý thức tự học, nghiên cứu chưa cao; Học nhiều lý thuyết, ít thực hành, hạn
chế điều kiện và nhu cầu phát triển TDPB; Ít nhu cầu, điều kiện, kỹ năng
thể hiện tư duy phản biện; Ngoại ngữ yếu, ít có cơ hội tiếp xúc, so sánh với
thế giới.
Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho
sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay: Một là, giúp sinh viên nắm
vững kiến thức chuyên môn. Hai là, giúp sinh viên rèn luyện độc lập, “tư
duy mở”. Ba là, giúp sinh viên khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết
tình huống, mâu thuẫn. Bốn là, giúp sinh viên suy nghĩ tích cực, đa chiều,
lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác; khắc phục định kiến, giáo điều. Năm
là, giúp sinh viên lựa chọn thông tin cần thiết, tin cậy.
2.3.2. Nội dung cơ bản, chủ thể, hình thức, phương pháp, nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên
ngành luật ở Việt Nam hiện nay và tiêu chí đánh giá
Nội dung cơ bản của việc phát triển năng lực TDPB gồm: Thứ nhất,
phát triển năng lực tiếp nhận thông tin. Thứ hai, phát triển năng lực xử lý
15
thông tin dựa trên những cơ sở khoa học với lô-gíc chặt chẽ. Thứ ba, phát
triển năng lực phát hiện vấn đề mới. Thứ tư, phát triển năng lực - năng lực
phản bác có căn cứ.
Chủ thể tham gia phát triển năng lực tư TDPB cho sinh viên ngành
luật ở Việt Nam hiện trước hết là nhà trường và bản thân sinh viên.
Hình thức, phương pháp phát triển năng lực TDPB cho sinh viên
ngành luật ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú.
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tư duy phản
biện cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay cũng bao gồm điều kiện
kinh tế - xã hội; các quá trình dân chủ hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế; sự phát triển KH&CN; trình độ nhận thức, tri thức khoa học; nhu cầu và
lợi ích; trạng thái đạo đức và tâm lý, v.v. nhưng là cụ thể đối với sinh viên
ngành luật và ở Việt Nam.
Tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành
luật ở Việt Nam hiện nay là: Chất lượng và hiệu quả của năng lực tiếp
nhận thông tin; Năng lực xử lý thông tin dựa trên những cơ sở khoa học;
Năng lực phát hiện vấn đề mới trong thông tin; Năng lực phản bác có căn
cứ những vấn đề trong oạt đông pháp luật.
Tiểu kết chương 2
TDPB là hình thức tư duy nhằm khẳng định hoặc phủ định một kết
quả nhận thức nào đó; là sự suy nghĩ, xem xét lại một tình huống, một
vấn đề; qua đó, chủ thể đưa ra sự đánh giá và kết luận về sự vật, hiện
tượng theo quan điểm, chính kiến của mình. TDPB có vai trò quan trọng
trong thực tiễn, trong điều kiện dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam. Sinh viên ngành luật cần phải phát triển năng
lực TDPB.
16
Chương 3
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN
CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN
BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1.1. Khái quát về đào tạo ngành luật ở Việt Nam hiện nay
Trong hơn 20 năm qua, trong bối cảnh phát triển chung của phát triển
giáo dục đại học ở Việt Nam, số lượng các trường đại học luật, khoa luật
thuộc các trường đại học đa ngành, trường cao đẳng luật ở Việt Nam vẫn
tiếp tục tăng lên; chương trình, nội dung đào tạo đã có những đổi mới theo
hướng hiện đại; hình thức đào tạo của các cơ sở ngày càng đa dạng. Đã có
những chuyển biến tích cực trong tiến trình phát triển năng lực TDPB cho
sinh viên.
Tuy nhiên, các trường đại học, cao đẳng luật hiện nay vẫn còn nhiều
khó khăn, hạn chế và đang đứng trước những thời cơ, thách thức trong
phát triển năng lực TDPB cho sinh viên, nhất là còn bị ảnh hưởng của lối tư
duy hình thức, chưa xem trọng đúng mức tư duy biện chứng và TDPB.
Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển năng lực TDPB
của sinh viên ngành luật.
3.1.2. Những kết quả đạt được trong phát triển năng lực tư duy
phản biện cho sinh viên ngành luật ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân
Những kết quả:
Kết quả về nhận thức: Nhận thức của sinh viên ngành luật ở Việt
Nam hiện nay về tư duy, TDPB, năng lực TDPB, sự cần thiết phát triển
năng lực TDPB đã có những tiến bộ nhất định.
Kết quả về phát triển năng lực thực hành: Sinh viên ngành luật ở
Việt Nam hiện nay đã đạt được những tiến bộ đáng kể về các khả năng:
17
tiếp nhận thông tin, xử lý, phát hiện vấn đề mới, phản bác có căn cứ tông
tin trong quá trình học tập, nghiên cứu. Nội dung chương trình, giáo
trình, hình thức và phương pháp giảng dạy; môi trường đều có chuyển
biến tích cực.
Những nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan (tác động tích cực từ phía môi trường xã
hội, môi trường giáo dục); Nguyên nhân chủ quan (tác động tíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_tu_duy_phan_bien_cho_sin.pdf