BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỀN THỊ PHƢƠNG NGA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 62.31.05.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Hà Nội, năm 2016
LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thông
PGS. TS Nguyễn Xuân Trƣờng
Phản biện 1: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải
Viện Địa lí
Phản biện 2: PGS.TS Đặng Duy Lợi
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Phát triển du lịch tỉnh Hà giang trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phản biện 3: PGS.TS Dƣơng Quỳnh Phƣơng
Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
vào giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Hà Nội
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang trở thành một
trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Và trong
quá trình đó, DL được coi là ngành KT tổng hợp phù hợp với xu
thế hiện nay.
Cùng với thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập và
mở cửa nền KT như một sự phát triển tất yếu, hợp quy luật. Là
một tỉnh địa đầu nằm ở phía Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là chiếc
cầu nối giữa các tỉnh của nước ta với Trung Quốc. Hà Giang được
đánh giá là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển DL trong xu thế
hội nhập. Tuy nhiên Hà Giang là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn,
hiện trạng phát triển DL còn nhiều hạn chế. Với mong muốn góp
phần đánh thức những tiềm năng sẵn có và phát triển ngành DL ở
một vùng đất phên dậu của Tổ quốc, chúng tôi chọn đề tài “Phát
triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” làm đề tài
luận án tiến sĩ địa lý.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu sự phát triển của
DL theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội
nhập. Từ đó, luận án đưa ra định hướng và giải pháp cụ thể cho
DL Hà Giang phát triển trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển DL và xu
thế hội nhập ở thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào
việc nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DL, từ đó
làm sáng tỏ lợi thế so sánh và hạn chế của các nhân tố ở địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng phát triển DL theo ngành và theo lãnh
thổ ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển DL nhằm khai thác có
hiệu qủa tiềm năng DL của tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
* Về nội dung:
2
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DL tỉnh Hà
Giang.
- Phân tích sự phát triển của DL Hà Giang:
- Phân tích năng lực hội nhập của DL Hà Giang thông qua
đánh giá số lượng khách đến, thị trường khách đến, mức độ liên
kết phát triển DL của Hà Giang với Trung Quốc, Hà Nội và một
số tỉnh trong vùng TDMNBB.
* Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh
giới: địa bàn toàn tỉnh Hà Giang ( gồm 10 huyện và 01 TP).
* Về thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu
chủ yếu trong giai đoạn từ 2000 – 2014, định hướng đến năm
2020.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1. Ngoài nước
Một trong những vấn đề đầu tiên là nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động DL. Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc như
Mariot (1971), Salavikova (1973) đã tiến hành đánh giá và thành
lập bản đồ TNDL tự nhiên và nhân văn. [dẫn theo 84].
Công trình của Salah Wahab và John J.Pigram (1997)
Tourism, Development and Growth – the Challenge of
Sustainability, thông qua việc xác định các xu hướng DL mới và
các thách thức đối với phát triển bền vững, từ đó đề xuất chính
sách phát triển DL bền vững[119]. Công trình của William
F.Theobald với “Global Tourism”(2005) đã giới thiệu các khái
niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực DL. Nhìn chung các nhà địa
lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý DL là các hệ thống
lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ DL, tức là xác định các hệ thống
địa bàn phát triển DL trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp
các yếu tố trên địa bàn để phát triển DL.
3.2. Trong nước
Ngành DL Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu
từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Phần lớn các công trình này
tập trung vào các vấn đề về tổ TCLTDL, về đánh giá tài nguyên
và xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu DL. Các
công trình đã bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phát
3
triển DL và tổ chức lãnh thổ DL; xây dựng hệ thống phân vị và
chỉ tiêu vùng DL; đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ
mục đích DL; đề xuất hệ thống phân vùng DL; dự báo chiến lược
phát triển DL Việt Nam. Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung
Lương (1999) Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình,
Nguyễn Ngọc Khánh Nguyễn Đình Hoè (2001).Gần đây nhất là
công trình Địa lý du lịch Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Tuệ
(chủ biên) đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về phát triển du lịch
Việt Nam trong những năm gần đây v.v
3.3. Ở tỉnh Hà Giang
Với sự phát triển non trẻ của ngành DL, các công trình
nghiên cứu về DL Hà Giang mới chỉ dừng lại ở một số đề tài của
Sở VH-TT-DL Hà Giang.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
4. 1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm chính của luận án: quan điểm tổng hợp;quan điểm
lãnh thổ; quan điểm phát triển bền vững; quan điểm lịch sử - viễn
cảnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thang điểm tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp bản đồ GIS
- Phương pháp ma trận điểm
5. Đóng góp chính của luận án
-Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DL
trong xu thế hội nhập và vận dụng chúng vào địa bàn tỉnh Hà
Giang
- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL, tuyến DL của tỉnh
Hà Giang; xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong
DL(vận dụng cho cấp tỉnh).
- Làm rõ những thế mạnh, hạn chế của TNDL tỉnh Hà Giang,
đánh giá bước đầu những yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát
triển của DL Hà Giang.
4
- Đánh giá được hiện trạng phát triển DL tỉnh Hà Giang giai đoạn
2000 – 2014, đưa ra đặc điểm của ngành DL Hà Giang trong xu
thế hội nhập.
- Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể để đẩy
mạnh phát triển DL tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận án được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và
xu thế hội nhập
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển
du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh
Hà Giang trong xu thế hội nhập.
NỘI DUNG
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VÀ XU THẾ HỘI NHẬP
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Về phát triển du lịch
1.1.1.1. Một số khái niệm
a. Du lịch
Khái niệm được nêu rõ trong Luật du lịch Việt Nam: “Du
lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
b. Khách du lịch
Khái niệm khách du lịch được quy định trong Luật Du lịch
là “người đi DL hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến”.
c. Tài nguyên du lịch
Khái niệm về TNDL được quy định cụ thể tại điều 4 chương
I của Luật Du lịch Việt Nam: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng
5
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL”.
d. Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) : "sản phẩm DL là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách DL
trong chuyến đi DL".
e. Thị trường du lịch
Thị trường DL là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói
chung, là nơi diễn ra quan hệ trao đổi hàng hóa (vật chất và dịch vụ)
nhằm đáp nhu cầu DL của con người.Thị trường DL được cấu thành
bởi cung và cầu.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động du lịch
- Sản phẩm DL mang tính đặc thù.
- DL là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt
- Hoạt động DL mang tính chất thời vụ.
- Hoạt đông DL mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao
- DL là một ngành xuất khẩu tại chỗ
- Lao động trong ngành DL có tính chất đặc thù
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
a. Nhân tố cung du lịch
- Vị trí địa lý
- Tài nguyên du lịch
- Dân cư và nguồn lao động
- Cơ sở hạ tầng
- Chính sách phát triển du lịch
b. Nhân tố cầu du lịch
- Sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
- Thời gian rỗi
- Điều kiện sống
- Trình độ dân trí
- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
1.1.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh
* Điểm DL: Luật Du lịch cũng đưa ra khái niệm về điểm DL
như sau: "Điểm DL là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn, phục vụ nhu
6
cầu tham quan của khách DL" [28]. Điểm DL được chia thành 2
loại: điểm DL quốc gia và điểm DL địa phương.
* Cụm DL: Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn đánh giá tài
nguyên du lịch, áp dụng vào thực tiễn địa bàn Hà Giang, luận án đưa
ra quan niệm cụm DL là: là nơi bao gồm một số điểm DL có TNDL
hấp dẫn, có hệ thống CSHT và CSVCKT DL đáp ứng được nhu cầu
cho khách DL.
* Tuyến DL: Luật Du lịch cũng đã đưa ra khái niệm về
tuyến DL "Tuyến DL là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ
sở cung cấp dịch vụ, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không"
* Tiểu vùng DL : tiểu vùng DL là tập hợp của nhiều điểm
DL, có số lượng TNDL khá phong phú, có đặc điểm chung về chủng
loại TNDL, trên lãnh thổ của một vài huyện.
1.1.2. Về xu thế hội nhập
1.1.2.1. Khái niệm
Hội nhập quốc tế được hiểu như “là quá trình các nước tiến
hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên
sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm
quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung
trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”.
1.1.2.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của hoạt động du lịch
(vận dụng cho địa bàn tỉnh Hà Giang).
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng khả năng cạnh tranh sản
phẩm DL, thu hút khách DL đến, mở rộng thị trường DL.
- Phát triển CSHT và CSVCKT DL
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển DL phải gắn liền với hoạt động giáo dục, bảo vệ
môi trường và tạo ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và các
giá trị truyền thống.
1.1.2.3. Những tác động của hội nhập đến hoạt động du lịch
a. Tác động tích cực
- Hội nhập thúc đẩy phát triển KT, từ đó làm tăng nhu cầu DL.
- Hội nhập thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư cho du lịch
- Hội nhập giúp các quốc gia tiếp thu kinh nghiệm và tạo động
lực để phát triển DL.
7
- Hội nhập tăng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho phát triển
DL.
- Hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết trong việc
xây dựng các sản phẩm, chương trình DL, hình thành các tuyến
DL liên kết giữa các quốc gia.
b.Những thách thức
Hội nhập tạo áp lực cạnh tranh các sản phẩm DL, tạo sự phụ
thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển DL; hội nhập gây ra
nguy cơ suy giảm tài nguyên; hội nhập có thể làm thay đổi lối
sống cộng đồng
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch (cấp tỉnh).
1.1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo ngành
- Khách du lịch; Tổng thu DL; Lao động trong ngành DL;
CSVCKTDL
1.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch.
a. Chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch
Bảng 1.1. Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá điểm du lịch
TT Tiêu chí Hệ
số
Đánh giá
Tốt Khá TB Kém
Khả năng thu hút
1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3
2 CSHT và CSVCKT 2 8 6 4 2
3 Vị trí điểm DL 1 4 3 2 1
Tổng điểm 24 18 12 6
Khả năng khai thác
1 Sức chứa của điểm
DL
1 4 3 2 1
2 Thời gian lưu trú
của khách DL
2 8 6 4 2
3 Tính bền vững 2 8 6 4 2
Tổng điểm 20 15 10 5
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
b. Các tiêu chí cơ bản đánh giá cụm du lịch
Trong tổ chức lãnh thổ DL địa phương theo cấp tỉnh thì cụm
DL là một hình thức quan trọng trong việc định hướng khai thác,
8
sử dụng tài nguyên và phát triển DL. Để đánh giá cụm DL, luận
án đưa ra 05 tiêu chí:
Bảng 1.2. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch
Các chỉ số
Hệ
số
Bậc số
4 3 2 1
Số lượng điểm DL 3 12 9 6 3
CSHT – CSVCKT cụm DL 3 12 9 6 3
Thời gian hoạt động DL 2 8 6 4 2
Tính liên kết 2 8 6 4 2
Sức chứa khách DL 1 4 3 2 1
Điểm tổng hơp 44 35 22 11
(Nguồn:Tổng hợp và tính toán của tác giả)
Điểm số được phân thành 4 bậc. Bậc 1 từ 35 đến 44 điểm, bậc
2 từ 22 - 34 điểm, bậc 3 từ 11 đến 21 điểm, bậc 4 dưới 11 điểm.
Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và có ý nghĩa khác nhau.
c. Các tiêu chí cơ bản đánh giá tuyến du lịch
Để đánh giá tuyến DL, luận án đưa ra 04 tiêu chí chính đánh
giá khả năng hoạt động của một số tuyến DL tỉnh Hà Giang, bao
gồm: độ hấp dẫn, mức độ hấp dẫn, độ tiện ích, tính an toàn.
Bảng 1.4. Tổng hợp hệ số các tiêu chí đánh giá tuyến DL
STT Tiêu chí Hệ số Thang bậc
1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3
2 Mức độ khai thác 2 8 6 4 2
3 Độ tiện ích 1 4 3 2 1
4 Tính an toàn 1 4 3 2 1
Điểm tổng hợp 28 21 14 7
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Qua số điểm tổng hợp, xác định mức độ thuận lợi các tuyến
DL như sau:
9
-Tuyến DL thuận lợi (tuyến có ý nghĩa quốc gia, quốc tế): 21-28 điểm
-Tuyến DL khá thuận lợi (tuyến có ý nghĩa vùng): 14 - 20 điểm
-Tuyến DL trung bình (tuyến có ý nghĩa địa phương): 7 - 13 điểm
1.1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hội nhập trong du lịch (vận dụng cho địa bàn
tỉnh Hà Giang).
Bảng 1.5. Các tiêu chí đánh giá hội nhập trong DL tỉnh Hà Giang
Tiêu chí chính
Kí
hiệu
Tiêu chí phụ thuộc
Kí
hiệu
1.TNDL TN
1. Sự đa dạng về tài nguyên ĐD
2. Tính hấp dẫn của tài nguyên HD
2. Quảng bá(Marketing)
QB
1. Thông tin điểm đến TT
2. Giá sản phẩm GS
3. Sản phẩm đặc thù ST
3. CSHT và CSVCKT DL DV CSLT, nhà hàng, dịch vụ DL LT
4. Nguồn nhân lực NL
1. Đào tạo nhân viên NV
2. Giáo dục cộng đồng GD
5. Chính sách, quản lý CS
1. Sự hỗ trợ của nhà nước HT
2. Tổ chức, quản lý hoạt động DL QL
6. Đầu tư ĐT
1.Đầu tư nước ngoài NN
2. Đầu tư trong nước TN
7. Môi trường MT
1. An ninh, an toàn AT
2. Bảo vệ môi trường BV
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình phát triển DL Việt Nam trong xu thế hội nhập
Số lượng khách quốc tế từ năm 2000 đến nay tăng trưởng
mạnh với tốc độ trung bình 12%/năm. Năm 1990 lượng khách
quốc tế đến Việt Nam là 250.000 lượt khách, đến năm 2013 là
7,57 triệu lượt khách.
Hệ thống CSVCKT DL hiện nay có trên 14.200 cơ sở lưu
trú với -5
sao đạt 21%; trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng
10
nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Trên 7 vùng DL, hệ thống
khu, điểm DL đã được đưa vào quy hoạch tổng thể cả nước giai
đoạn này với 46 khu DL quốc gia, 41 điểm DL quốc gia, 12 đô thị
DL và hệ thống khu, điểm DL địa phương quan trọng khác. Lực
lượng nhân lực ngành DL ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12.000
lao động năm 1990, đến nay toàn ngành có trên 570.000 lao động
trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động DL
1.2.2. Tình hình phát triển DL vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Khách DL đến với vùng TDMNPB có xu hướng tăng
mạnh. Năm 2000, khách quốc tế đến các địa phương trong vùng là
255.000 lượt khách, đến năm 2012 là 1 triệu lượt khách.Tổng thu
DL của vùng giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng trưởng với tốc độ
cao(năm 2012 tăng 26,6% so với năm 2000), trong đó giai đoạn
2000 – 2005 tăng 42,1%/năm, giai đoạn 2005 – 2012 tăng 21,3%.
Sản phẩm DL của vùng là DL văn hóa, tham quan tìm hiểu bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; DL về nguồn; DLST. CSVCKT
phục vụ DL ngày càng hoàn thiện. Năm 2007, toàn vùng có 1281
cơ sở lưu trú, đến 2012 có 2298 cơ sở, tăng gấp 2 lần
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Liên quan đến sự phát triển ngành DL có các khái niệm về
khách DL, sản phẩm DL, tài nguyên DL, loại hình DL, về tổ chức
lãnh thổ DL có các khái niệm về điểm DL, cum DL, tuyến DL.
Ngành DL có những đặc thù riêng khác với ngành KT khác về sản
phẩm, lao động, có tính liên ngành, liên vùng rõ rệt và đặc biệt
ngành DL là ngành định hướng tài nguyên rõ rệt. Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển DL gồm nhân tố cung DL bao gồm vị trí
địa lý, tài nguyên DL, dân cư nguồn lao động, CSHT, CSVCKT,
chính sách phát triển DL; các nhân tố cầu DL bao gồm: sự phát
triển KT-XH, nhu cầu nghỉ ngơi DL của con người, thời gian rỗi,
điều kiện sống, điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội. Để
đánh giá sự phát triển của ngành DL trên địa bàn nghiên cứu, kế
thừa những nghiên cứu đi trước và thực tiễn hoạt động DL địa
phương, luận án xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng
phát triển theo ngành (khách DL, tổng thu DL, lao động trong
11
ngành DL, CSVCKT DL), các tiêu chí đánh giá điểm DL, cụm
DL, tuyến DL. Từ những tiêu chí này, phần nào định lượng được
thực trạng phát triển DL trên địa bàn.
Chƣơng 2:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH HÀ GIANG
2.1.1. Các nhân tố cung du lịch
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang có vị trí DL thuận tiện trong giao lưu khu vực và
quốc tế, nằm trên các hành lang DL quan trọng của quốc gia.Hà
Giang nằm trên tuyến DL từ thủ đô Hà Nội – trung tâm DL quốc
gia theo quốc lộ 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy nối với tỉnh Vân Nam
– Trung Quốc. Hà Giang còn nằm trong chương trình hợp tác phát
triển DL “Tám tỉnh Tây Bắc mở rộng”.Hà Giang còn có thể được
xem là điểm đầu của tuyến DL qua các miền di sản thế giới trong
chương trình DL chuyên đề quốc gia (Hà Giang – Hà Nội – Quảng
Ninh – Ninh Bình – Quảng Bình – Thừa Thiên Huế).
Như vậy, xét trên bình diện tổng thể, Hà Giang có vị trí DL quan
trọng và thuận lợi để liên kết vùng, liên kết quốc tế phát triển DL và
trở thành mắt xích quan trọng trong các chương trình DL quốc gia.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cao nguyên đá Đồng Văn
Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
Sự phân hóa của khí hậu
Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng sinh học khá cao
Hệ thống sông ngòi trong vùng địa hình núi.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Sự đa dạng của văn hóa tộc người.
Các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng
12
2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông vận tải
b. Hệ thống cung cấp điện
c. Hệ thống cấp nước
d. Hệ thống bưu chính viễn thông
2.1.1.4. Chính sách phát triển du lịch
Xác định du lịch và dịch vụ là lĩnh vực mũi nhọn, Hà Giang
thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển du lịch.
2.1.2. Các nhân tố cầu du lịch
2.1.2.1. Sự phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển KT-XH của cả nước, vùng và các địa phương
lân cận có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách du lịch đến
với Hà Giang.. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước
đạt 5,98% cao hơn năm 2013, thu nhập bình quân theo đầu người
tăng nhanh, năm 2014 là 1908USD/người/năm
Mặt khác, khách DL trong tỉnh Hà Giang cũng có thể coi là
nguồn cầu. Trong những năm qua, KT của tỉnh có những bước
phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,45%.
2.1.2.2. Nhu cầu nghỉ ngơi, mức sống
Nhu cầu khám phá tìm hiểu giá trị tự nhiên, bản sắc văn hóa của
vùng đất còn hoang sơ ngày càng tăng. Cuộc sống của con người ngày
càng áp lực, nhiều stress, con người có xu hướng tìm về với tự nhiên,
với bản ngã, nên các địa điểm DL mới lạ, hoang sơ thu hút nhiều
khách DL.
2.1.2.3.Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
Hà Giang là vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc, có chiều dài
đường biên giới giáp với Trung Quốc 274,5km, cửa khẩu quốc tế
Thanh Thủy sang Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho giao lưu
và hợp tác phát triển.
2.1.2.4. Sự cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực hội nhập cấp địa
phương của Hà Giang
Về thương mại: Hà Giang xếp thứ hạng 47/ 50; về đầu tư
xếp thứ hạng 35/ 50; về du lịch xếp thứ 45/50; CSHT xếp 15/50;
văn hóa xếp thứ 16/50; con người xếp 50/50, thể chế xếp thứ
48/50; đặc điểm địa phương xếp thứ 31/50
13
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ
GIANG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.2.1 Thực trạng phát triển du lịch theo ngành
2.2.1.1. Khách du lịch
a. Khách du lịch quốc tế:
Số liệu cho thấy, năm 2014 giảm xuống còn 120.000 lượt,
chiếm 18,4% tổng lượng khách.Xét về cơ cấu khách, khách chủ
yếu đến Hà Giang là khách Trung Quốc, sau đó là khách Pháp,
Australia, Mỹ, Anh.
Bảng 2.3. Cơ cấu khách quốc tế đến Hà Giang
Năm
Đơn vị
tính
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Khách quốc tế Lượt 50.182 48.030 40.660 126.859 130.000 120.000
Khách đến từ
Trung Quốc
Lượt 46.667 44.108 35.359 121010 123.500 103.000
% 92,9 91,8 86,9 95,3 95,0 85,8
Khách đến từ các
nước khác
Lượt 3.515 3.922 5.015 5.849 6.500 17.500
% 7,1 8,2 13,1 4,7 5,0 14,2
(Nguồn: Sở VH- TT- DL Hà Giang)
Mục đích DL của khách quốc tế chủ yếu là DL thuần túy
như thăm quan, ngắm cảnh, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc
ở Hà Giang.
b. Khách du lịch nội địa:
- Về số lượng khách DL nội địa:
Số liệu cho thấy, năm 2000 du lịch Hà Giang đón
được16.438 lượt khách nội địa.
- Về mục đích DL của khách nội địa đến Hà Giang: Theo
thống kê của Sở VH – TT – DL Hà Giang, khách DL thuần túy
đến Hà Giang năm 2014 là 83%,
c.. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch:
Theo thống kê của Sở VH - TT- DL Hà Giang hiện nay ở
mức 650.000 – 730.00 VNĐ năm 2014.
2.2.1.2. Tổng thu du lịch
Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Hà Giang, năm
2014 đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 35,3% so với năm 2000.
14
2.3.1.3.Lao động trong ngành du lịch
Số lượng lao động được tăng lên hàng năm song chất lượng chuyên
môn lại chưa được cải thiện, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp.
Số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ còn rất ít so với nhu
cầu thực tế phát triển DL của tỉnh.Qua khảo sát điều tra cho thấy,
số lượng hướng dẫn viên còn quá ít so với nhu cầu của khách DL.
2.2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
a. Cơ sở lưu trú:
Trong giai đoạn 2000 - 2014, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà
Giang đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng
trung bình cho giai đoạn 2000 - 2014 về cơ sở lưu trú du lịch là
12,5%/năm, về số buồng là 16,6%/năm.
b. Cơ sở ăn uống:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng có một số nhà hàng phục vụ
nhu cầu ăn uống của du khách, chủ yếu tập trung ở TP Hà Giang,
tuy nhiên chất lượng chưa cao.
c. Các cơ sở vui chơi giải trí:
Hệ thống các cơ sở VCGT mới được hình thành với các cơ
sở tắm lá thuốc người Dao đỏ, massage, các cơ sở karaoke, quán
bar, cafe tập trung chủ yếu ở khu vực TP Hà Giang.
d. Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
Trong những năm gần đây, việc nâng cấp quốc lộ 2, tuyến
đường 279, quốc lộ 4C cùng với việc đa dạng hóa các loại hình
vận tải, công tác vận chuyển khách DL trên địa bàn khá thuận
2.2.1.5.Hoạt động xúc tiến du lịch
- Ngành DL Hà Giang đã xuất bản bản tin DL định kỳ với số
lượng lớn, sản xuất các ấn phẩm xúc tiến.
- Giới thiệu điểm đến, các sản phẩm DL phong phú, đặc sắc
thông qua hoạt động tham dự và tổ chức các hội chợi, hội thảo về DL
trong nước.
- Trung tâm Thông tin xúc tiến DL cũng hỗ trợ, tư vấn cho
làng VHDLCĐ dân tộc Dao thôn Bản Bang xây dựng một số
CSHT.
2.2.1.6. Thực trạng đầu tư vào các lĩnh vực DL
Tập trung đầu tư vào lĩnh vực CSHT, CSVCKT DL.
15
2.2.1.7. Thực trạng tổ chức quản lý và quy hoạch DL
Tăng cường công tác, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức của các cấp, các ngành và nhân dân đối với sự phát triển
DL..Lựa chọn các sản phẩm DL đặc sắc để đưa vào các tour DL,
xây dựng các làng văn hóa DLCĐ. Tỉnh đã tạo cơ chế thông
thoáng, thu hút đầu tư: ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
đầu tư trong lĩnh vực DL.
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ
2.2.2.1. Điểm du lịch
Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát tại 34 điểm DL trên địa
bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2014,
đánh giá như sau:
-. Điểm DL có ý nghĩa quốc gia: là các điểm DL có khả
năng thu hút trên 18 điểm và khả năng khai thác trên 15 điểm
(theo trung bình cộng điểm đánh giá của 21 chuyên gia), chủ yếu
là các điểm DL nằm trên tuyến từ TP Hà Giang đi các huyện phía
bắc thuộc CNĐ Đồng Văn (kết nối tiểu vùng DL Trung tâm và
tiểu vùng DL phía Bắc), đây là các điểm DL chính trong hành
trình của du khách về với cao nguyên: cột cờ Lũng Cú, Dinh thự
họ Vương, đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế, Núi Đôi - Quản Bạ.
Một số điểm thuộc khu vực phía tây là ruộng bậc thang tại khu
vực Thông Nguyên, Bản Phùng (thuộc tiểu vùng DL phía Tây).
Các điểm DL này được đánh giá có TNDL hấp dẫn nhiều du
khách, có những điểm đặc biệt lôi cuốn khách DL; hệ thống
CSHT, CSLT, nhà hàng, phương tiện đi lại khá thuận tiện cho
khách DL, nằm trên đường quốc lộ 4C. Khả năng tiếp cận của các
điểm DL này thuận tiện, khả năng liên kết giữa các điểm DL cao,
sức chứa các điểm khá lớn (dinh thự họ Vương có thể đón 4000
lượt khách/ngày). Các điểm DL này là điểm nhấn cho DL Hà
Giang.
- Các điểm DL có ý nghĩa địa phương: trong Quy hoạch
phát triển DL giai đoạn 2010 – 2015, Hà Giang có trên 200 điểm
DL quốc gia cũng như địa phương. Trên thực tế có khoảng trên
100 điểm DL đang được khai thác, trong đó chủ yếu là điểm DL
tại TP Hà Giang, các huyện thuộc CNĐ Đồng Văn, một số điểm
16
thuộc Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Bắc Quang. Qua khảo
sát cho thấy, các điểm DL địa phương đều được du khách đánh
giá cao, 80-90% đánh giá các điểm DL có tài nguyên hấp dẫn và
khá hấp dẫn. Tuy nhiên hệ thống CSHT của những điểm DL này
còn rất nhiều hạn chế, cần đa dạng hóa loại hình hoạt động tại các
điểm DL. Các làng VHDLCĐ thôn Tha, Hạ Thành, Cao Bành
nằm ở vị trí rất thuận lợi (cách trung tâm TP Hà Giang 2- 6 km).
Như vậy, các điểm DL này có khả năng thu hút khác lớn, song
việc khai thác còn rất hạn chế. Xét về cảnh quan, nơi đây có cảnh
quan khá đa dạng: ruộng bậc thang, cảnh quan núi non hùng vĩ,
bản làng người Tày vẫn giữ nguyên được nét văn hóa đặc trưng,
chưa bị tác động nhiều bởi các yếu tố hiện đại. Hệ thống các nhà
sàn phục vụ du khách được trang bị khá đầy đủ, có điều kiện thực
hiện nhiều loại hình DL (nghỉ dưỡng, đi bộ, leo núi, khám phá)
Đây là điểm DL thu hút nhiều du khách nước ngoài lưu lại. Tuy
nhiên các điểm này hiện nay chưa khai thác được hết giá trị, mới
chỉ dừng lại ở việc khai thác nhỏ lẻ của một số công ty lữ hành.
2.3.2.2. Cụm du lịch
Theo thang điểm đánh giá được xây dựng, kết quả 4 cụm
DL được đưa ra xem xét, đánh giá có 02 cụm DL thuận lợi, có ý
nghĩa quốc gia (cụm TP Hà Giang và phụ cận; cụm Đồng Văn –
Mèo Vạc). Có 1 cụm DL đánh giá khá thuận lợi, nghĩa vùng
(cụm Hoàng Su Phì – Xín Mần, có 1 cụm DL không thuận lợi, chỉ
có ý nghĩa địa phương (cụm Quản Bạ - Yên Minh)
2.2.2.3. Tuyến du lịch
Căn cứ vào việc xác định các tiêu chí cơ bản để đánh giá
tổng hợp tuyến DL, luận án lấy TP Hà Giang làm trung tâm để
đánh giá 6 tuyến DL có ý nghĩa quan trọng sau:
a. Tuyến DL có ý nghĩa quốc gia, quốc tế
Tuyến TP Hà Giang –Quản Bạ- Yên Minh - Đồng Văn –
Mèo Vạc; tuyến Hà Giang – Vân Nam – Trung Quốc
b. Tuyến DL có ý nghĩa vùng, địa phương
- Tuyến Hà Giang – Bắc Mê – Tuyên Quang - Bắc Cạn
- Tuyến Hà Giang – Hoàng Su Phì – Xín Mần - Lào Cai
- Tuyến quanh TP Hà Giang (Thôn Tha, Tiến Thắng, Cao
Bành, Cao Bồ, Tùng Vài, Khuổi Mi)
17
- Tuyến TP Hà Giang – Vị Xuyên – Bắc Quang
2.2.3. Sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang
- Thăm quan, ngắm cảnh, trải nghiệm trên CNĐ Đồng Văn
- Du lịch tự hào gắn với điểm DL cột cờ Lũng Cú
- Du lịch văn hóa – lịch sử gắn với giá trị bản địa(du lịch cộng đồng)
- Cao nguyên đá với bốn mùa hoa rực rỡ.
2.3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG TRONG XU THẾ
HỘI NHẬP
2.3.1. Đánh giá mức hội nhập trong DL của Hà Giang
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Tổng hợp điểm đánh giá mức độ hội nhập trong
DL tỉnh Hà Giang
Tiêu chí
chính
Điểm
Trọng
số
Tổng
điểm
Tiêu chí phụ thuộc Điểm
Trọng
số
Tổng
điểm
1.TNDL 7,33 0,114 0,835
1. Sự đa dạng về tài
nguyên 8,58 0,129 1,107
2. Tính hấp dẫn của
tài nguyên 8,42 0,129 1,086
2. Quảng
bá(Marketing)
6,57 0,142 0,932
1. Thông tin điểm đến 7,29 0,151 1,100
2. Giá sản phẩm 6,54 0,151 0,987
3. Sản phẩm đặc thù 5,42 0,151 0,818
3. CSHT và
CSVCKT DL 6,23 0,208 1,295
CSLT, nhà hàng, dịch
vụ DL 5,23 0,166 0,868
4. Nguồn
nhân lực 6,18 0,132 0,815
1. Đào tạo nhân viên 6,57 0,149 0,978
2. Giáo dục cộng đồng 6,18 0,149 0,920
5. Chính sách,
quản lý
7,12 0,141 1,004
1. Sự hỗ trợ của nhà nước 7,89 0,132 1,041
2. Tổ chức, quản lý
hoạt động DL 7,09 0,132 0,935
6. Đầu tư 6,54 0,128 0.837
1.Đầu tư nước ngoài 4,52 0,125 0,565
2. Đầu tư trong nước 6,37 0,125 0,796
7. Môi
trường 7,25 0,164 1,189
1. An ninh, an toàn 7,56 0,148 1,118
2. Bảo vệ môi trường 7,22 0,148 1,068
2.3.2. Biểu hiện của hội nhập trong DL ở Hà Giang.
Về liên kết sản phẩm DL
- Liên kết với các tỉnh Đông Bắc
- Liên kết với các tỉnh Tây Bắc
- Liên kết với các trung tâm DL lớn của các nước
- Liên kết với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc
18
Về hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư
Hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư của Hà Giang với các
tỉnh trong vùng Đông Bắc và Tây Bắc mới chỉ dừng lại ở việc
tham gia vào các hội chợ thương mại DL của vùng trong chương
trình hành động phát triển DL với tám tỉnh Tây Bắc mở rộng,
chương trình “Qua những miền di sản”. Hoạt động liên kết hợp
tác chưa có hiệu quả, chưa đi vào chiều sâu, chưa có hoạt động cụ
thể cho việc quảng bá cho hình ảnh DL chung của cả vùng.
2.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
2.4.1. Những thuận lợi
- Phát triển DL là định hướng chung của Đảng và Chính phủ,
được Đảng bộ, UBND tỉnh Hà Giang xác định là ngành KT mũi
nhọn của tỉnh.
- Hà Giang có vị trí quan trọng trong bản đồ DL Việt Nam, là điểm
đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_du_lich_tinh_ha_giang_trong_xu_th.pdf