VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
__________
NGUYỄN THU VÂN
NÔNG CỤ Ở TỈNH VĨNH LONG
TRONG THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2018
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trần Thị Nhung
2. TS. Trần Thị Bích Ngọc
Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải
Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Xuân Lý
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội
vào hồi.giờ.phút, ngày.tháng.năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông cụ và nông cụ cơ giới đã có những đóng góp quan trọng trong
nhiều thế kỷ khai phá và phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, gắn với những biến đổi sâu sắc
trong đời sống văn hóa – xã hội, nhưng cho đến nay chưa có những
công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về vấn đề này. Ngoài ra,
việc ít quan tâm nghiên cứu về nông cụ khiến cho các thế hệ sau không
hiểu biết một phần những giá trị văn minh vật chất mà người Việt ở
phương Nam đã kế thừa và phát triển trong quá trình đi mở đất, vì vậy,
việc nghiên cứu về nông cụ và những thay đổi nông cụ ở tỉnh Vĩnh
Long trước hết sẽ là một đóng góp cho sự thiếu sót trên. Đồng thời,
thông qua việc nghiên cứu các nông cụ sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về hệ thống nông cụ tại tỉnh Vĩnh Long,
bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng mong muốn việc sưu tầm, bảo quản
các loại nông cụ sẽ được các ban ngành văn hóa ở địa phương quan
tâm, không những nhằm bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của
địa phương mà còn giúp các thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc những đóng
góp của các nông cụ sản xuất trong quá trình khai khẩn vùng đất mới.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn: Nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long
trong thế kỷ XX làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX, những ảnh
hưởng của các loại nông cụ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của tỉnh. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý tỉnh
Vĩnh Long trong việc xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp và
bảo tồn các loại nông cụ truyền thống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những yếu tố: Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, chính
trị, phương thức canh tác, khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng đến sự cải
2
tiến, thay đổi nông cụ sản xuất trong nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
trong thế kỷ XX.
- Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp giữa các cư dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa.
- Đóng góp của nông cụ và nông cụ cơ giới đối với sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long. Rút ra một số đặc điểm và bài học
lịch sử từ việc nghiên cứu nông cụ ở một địa bàn cụ thể là tỉnh Vĩnh
Long
- Đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý tỉnh Vĩnh Long trong việc
xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp và bảo tồn những nông cụ
truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các loại nông cụ được sử
dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự biến đổi của chúng
trong bối cảnh điều kiện tự nhiên và điều kiện chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội tại vùng đất Vĩnh Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong giới hạn của một luận
án, đề tài không nghiên cứu rộng sang các đối tượng là các nông cụ,
ngư cụ trong sản xuất lâm nghiệp hay ngư nghiệp mà tập trung vào đối
tượng chính là các loại nông cụ được sử dụng trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, tiếp cận trên ba nhóm chủ yếu: 1. Nông cụ phục vụ cho
canh tác lúa. 2. Nông cụ phục vụ cho canh tác cây ăn trái. 3. Nông cụ
phục vụ cho canh tác hoa màu.
Nghiên cứu nông cụ trên các khía cạnh:
- Các loại nông cụ sử dụng theo quy trình sản xuất nông nghiệp
trong các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, tồn trữ, trong
các hoạt động sản xuất trồng lúa, cây trái, hoa màu.
- Việc cải tiến nông cụ, thay đổi nông cụ trong sản xuất nông
nghiệp.
3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn thời gian
nghiên cứu trong thế kỷ XX, với mốc cụ thể từ năm 1919 đến năm
2000.
3
3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu nông cụ tỉnh
Vĩnh Long trong thế kỷ XX gồm có thị xã Vĩnh Long và các huyện
Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng
Liêm. Nhưng luận án cũng chỉ nghiên cứu và đề cập đến những huyện,
xã có lịch sử làm ruộng, cây ăn trái, hoa màu lâu đời; những nơi còn
lưu giữ nhiều nông cụ cổ truyền và có sự thay đổi nhanh chóng sang cơ
giới; những nơi có nhiều người nông dân am hiểu về các loại nông cụ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chứ không đi sâu bao quát tất cả các
huyện, xã trong tỉnh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận, hướng tiếp cận
- Sử dụng phương pháp luận sử học Marxist, nhằm tìm hiểu nguồn
gốc và lý giải sự thay đổi của các nông cụ mà người nông dân sử dụng
để sản xuất nông nghiệp như là yếu tố quan trọng đưa đến những thay
đổi trong xã hội nông thôn Vĩnh Long.
- Tiếp cận theo hướng nghiên cứu lịch sử của trường phái Annales
(Biên niên sử). Vận dụng tầm quan trọng của ngành địa lý nhân văn của
Lucien Fèbvre để xem xét mối liên hệ giữa các loại nông cụ mà người
nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với môi trường, không
gian văn hóa của từng vùng đất ở Vĩnh Long.
- Tiếp cận theo hướng liên ngành: dân tộc học, xã hội học, kinh tế
học, văn hóa học để xem xét nguyên nhân thay đổi của từng loại
nông cụ và những ảnh hưởng từ sự cải tiến, thay đổi công cụ sản xuất
đến tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Long.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng chủ yếu hai phương pháp
nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử, đó là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Bên cạnh đó, còn chú trọng sử dụng các phương
pháp: Oral history, quan sát thực địa, khảo sát bằng bảng hỏi điều tra xã
hội học.
4.3. Nguồn tài liệu
- Tài liệu thành văn: Chúng tôi kế thừa nguồn tài liệu của các tác giả
viết về nông cụ có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tài liệu điền dã: Phỏng vấn các "lão nông tri điền", Một số cán bộ
làm công tác sưu tầm, bảo tồn. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo ý
4
kiến góp ý của các chuyên gia là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về
những vấn đề liên quan đến nông cụ ở đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án: Dưới góc độ nghiên cứu
lịch sử về nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX, luận án có một số
đóng góp:
- Nghiên cứu nông cụ mà người nông dân sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp từ khâu trong sản xuất, chuẩn bị đất đai canh tác đến
những nông cụ sử dụng trong chuyên chở, thu hoạch, tồn trữ Luận án
đóng góp một cái nhìn toàn diện về đặc điểm của nông cụ trên vùng đất
Vĩnh Long.
- Thông qua việc tìm hiểu các loại nông cụ mà người nông dân sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp, có thể biết được những thay đổi của
quá trình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Làm rõ những biến đổi của các loại nông cụ trong từng điều kiện
cụ thể về đất đai và thay đổi kỹ thuật canh tác qua từng thời kỳ ở địa
phương trong thế kỷ XX. Hiệu quả đạt được về mặt sản xuất là do sự
cải tiến nông cụ, cơ giới hóa mang lại. Những tác động về mặt xã hội
đối với vùng nông thôn, cộng đồng ở địa phương bắt nguồn từ sự thay
đổi nông cụ.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận: Nông cụ không chỉ là hướng nghiên cứu riêng
của các ngành kỹ thuật, nó còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành
khoa học xã hội, trong đó có ngành lịch sử. Vì thế, việc chọn nghiên
cứu nông cụ tại tỉnh Vĩnh Long giúp làm rõ hơn mối quan hệ giữa các
thành tố trong phát triển kinh tế, cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa công
cụ sản xuất với điều kiện sản xuất và sự tương tác cần thiết để thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp trong thế kỷ XX. Đồng thời góp phần bổ sung tư
liệu và làm rõ thêm một số lý thuyết về địa lý nhân văn, lý thuyết về
sinh thái học xã hội – lịch sử trong nghiên cứu lịch sử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ góc nhìn về các loại nông cụ trong sản xuất nông nghiệp rút ra
những bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Vĩnh Long; góp phần gợi ý về chính sách "tam nông" cho tỉnh.
5
- Việc hệ thống, phân loại các loại nông cụ, nói rõ công dụng và mô
tả cụ thể cách thức sử dụng nông cụ sẽ giúp ngành văn hóa tỉnh Vĩnh
Long (đặc biệt là Bảo tàng) có hướng bảo tồn cũng như giới thiệu với
các thế hệ trẻ và du khách những giá trị văn hóa của cư dân Việt,
Khmer, Chăm, Hoa trong quá trình khai phá vùng đất Vĩnh Long nói
riêng và vùng đất phương Nam nói chung.
- Thông qua việc nghiên cứu các công cụ lao động có thể hiểu thêm
giá trị văn hóa vật chất trong đời sống của cư dân tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc biên soạn
những công trình lịch sử kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như việc sưu tập,
trưng bày nông cụ ở Bảo tàng nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long hay Bảo
tàng của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng sẽ là nguồn tài
liệu cho các trường học ở tỉnh Vĩnh Long trong biên soạn giáo trình về
lịch sử địa phương và góp phần trong việc giáo dục tình yêu quê hương
cho các thế hệ học sinh.
- Nghiên cứu này đề cập đến tình hình sản xuất nông nghiệp, xã hội
nông thôn của Vĩnh Long trong giai đoạn 1919- 2000. Do đó, những
kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo cho các cấp chính quyền tỉnh
Vĩnh Long trong việc đề những chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảng,
danh mục hình và phụ lục, nội dung của luận án được thể hiện trong 4
chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan
đến đề tài luận án.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long thế kỷ XX.
Chương 3: Nông cụ truyền thống và cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp.
Chương 4: Một số nhận xét về nông cụ truyền thống và cơ giới hóa ở
tỉnh Vĩnh Long.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp
Tác phẩm Agricultural Development strategy in South Vietnam,
Development and resources corporation của tác giả Charles W, Peters;
Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của hai tác giả Bùi Huy
Đáp và Nguyễn Điền; Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu phát triển
do tác giả Nguyễn Công Bình chủ biên; Nông nghiệp đồng bằng sông
Cửu Long ngày trước, ngày nay và triển vọng đến 1990 và sau 1990
của Dương Hồng Hiên; Các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng
bằng sông Cửu Long của kỹ sư Đặng Kim Sơn; Lịch sử khai phá vùng
đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên; Nghề nông cổ truyền Việt Nam
qua thư tịch Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm biên soạn năm
1994; Monographie de la province de Vinh Long được Imprimerie
commerciale M.Rey ấn hành năm 1911; Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-
2000) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long xuất bản năm 2002; Kỷ
yếu Hội thảo Vĩnh Long lịch sử và phát triển, tập 1 xuất bản 2001 do
Nguyễn Thế Nghĩa và Nguyễn Chiến Thắng chủ biên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bức tranh
toàn cảnh về nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Từ việc xem xét nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau, cũng như những quan điểm, hướng tiếp cận khác
nhau, các nghiên cứu đã làm nổi bật vai trò và vị thế về nông nghiệp
của vùng đất Nam Bộ không chỉ đối với cả nước mà còn cả khu vực
Đông Nam Á.
1.2. Các công trình nghiên cứu, bài viết về nông cụ và sản xuất, chế
tạo nông cụ
Các công trình: Tìm hiểu nông cụ cổ truyền Việt Nam: Lịch sử và
loại hình của Ngô Đức Thịnh; Một nông cụ chiến lược: Cây phảng và
phát thế đăng trên Tạp chí Nhân loại, số 4, năm 1958 của Sơn Nam.
Các bài viết của Đạng Văn Thắng "Nông cụ và ngư cụ truyền thống ở
Đồng Tháp Mười" trong Địa chí Đồng Tháp Mười, Nông cụ truyền
7
thống ở Cần Đước” trong Cần Đước đất và người, "Lịch sử phát triển
tỉnh Vĩnh Long qua một số loại hình nông cụ" trong Vĩnh Long lịch sử
và phát triển (Kỷ yếu Hội thảo khoa học, lần 1), "Nông cụ và ngư cụ
truyền thống ở Vĩnh Long" trong Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732-
2000); The Economics of Insurgency in the Mekong Delta of Vietnam
của tác giả Robert L. Sansom
Thông qua những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên có thể
hiểu và biết được những nông cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của cư dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cư dân Vĩnh
Long nói riêng trong quá trình khai khẩn vùng đất mới.
1.3. Các công trình nghiên cứu, bài viết về cơ giới hóa trong nông
nghiệp
Các công trình: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển nông
thôn ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long của tác giả
Nguyễn Quang Lộc; Vấn đề phát triển nông nghiệp tại Việt Nam –
Phần đặc khảo về tỉnh Long An của Hoàng Thụy. Bài viết "Nông cụ ở
đồng bằng sông Cửu Long truyền thống và hiện đại" của tác giả Đặng
Văn Thắng trong Nam Bộ đất và người.
Những đóng góp của các công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề
cơ giới hóa đã phần nào cho thấy bức tranh tổng thể về việc thay đổi
cách thức sử dụng nông cụ và qua đó cũng thấy được rằng, nhờ cơ giới
hóa mà việc sản xuất trong nông nghiệp đạt được năng suất cao. Đây
được xem như một cuộc cách mạng từ kỹ thuật nông nghiệp cổ truyền
bước sang một giai đoạn kỹ thuật tiên tiến.
1.4. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
1.4.1. Những nội dung có thể kế thừa từ các công trình khoa học
đã công bố
Những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên đã đề cập sơ lược
đến một vài nông cụ hoặc một vài vấn đề liên quan đến nông cụ được
sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có một số bài viết
chuyên khảo về một loại nông cụ (như cái phảng), hoặc nghiên cứu về
các loại nông cụ sử dụng ở một số địa phương thuộc đồng bằng sông
Cửu Long (như ở vùng Cần Đước (tỉnh Long An), vùng Đồng Tháp
Mười, tỉnh Vĩnh Long,), về việc chế tạo một số loại nông cụ. Về từng
8
loại nông cụ, các tác giả đã mô tả khá tỉ mỉ về kiểu dáng, kích thước
cũng như cách thức sử dụng chúng. Đây là những cơ sở dữ liệu hữu ích
có thể kế thừa, sử dụng cho nghiên cứu sâu hơn của Luận án này.
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
- Các công trình, bài viết nêu trên ít đề cập đến sự ra đời, xuất hiện
của các loại nông cụ.
- Có thể nhận thấy các bài viết tập trung chủ yếu đến nông cụ sử
dụng trong canh tác lúa còn lại các loại nông cụ khác, đặc biệt là nông
cụ sử dụng trong canh tác cây ăn trái và hoa màu hầu như không được
đề cập đến.
- Một số bài viết cho rằng , người nông dân Nam Bộ trong quá trình
định cư khai khẩn vùng đất Nam Bộ đã học hỏi những phương thức kỹ
thuật của các cư dân vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và một số nước Trung
Quốc, Ấn Độ, Campuchia để cải tiến, sáng tạo ra những loại nông cụ
mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến lịch sử
phát triển nông cụ và vai trò của nông cụ trong nền kinh tế nông nghiệp
một cách toàn diện. Rất ít bài nghiên cứu quan tâm đến lịch sử du nhập,
sự thay đổi của các loại hình nông cụ. Các vấn đề như hiệu quả kinh tế,
sự tác động đến cộng đồng nông dân, xã hội nông thôn do sự thay đổi
nông cụ sản xuất mang lại hầu như không thấy tài liệu nào nói đến.
Mỗi vùng đất có hoạt động sản xuất khác nhau nên nông cụ được sử
dụng ở mỗi nơi cũng có sự khác biệt. Vì thế, những tài liệu trên chỉ có
giá trị tham khảo khi viết riêng về tỉnh Vĩnh Long.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG CỤ Ở TỈNH VĨNH LONG
THẾ KỶ XX
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Khí hậu và thời tiết ở Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi ôn
hòa, ít khi phải chịu nắng hạn gay gắt hay bão lớn; là điều kiện thuận
lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ, phát triển
9
trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng lúa nước và hoa màu, nuôi
trồng thủy sản nước ngọt.
Nằm trong vùng văn minh sông nước nên Vĩnh Long cũng có một
mạng lưới sông ngòi chằng chịt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế và đối với sinh hoạt của cư dân Vĩnh Long. Đất đai
ở Vĩnh Long hầu như không bị nhiễm mặn, chủ yếu là đất phù sa thích
hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và hoa màu.
2.1.2. Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nên Vĩnh Long có
thể dễ dàng liên lạc với các tỉnh lân cận bằng đường bộ và đường thủy.
Được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều loại đất khác nhau, nông dân Vĩnh
Long đã lựa chọn, cải tiến và sáng tạo nhiều biện pháp kỹ thuật để canh
tác.
Điều kiện môi trường tự nhiên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
sự thay đổi công cụ sản xuất, vì nông cụ sản xuất do con người chế tạo
ra để tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu đời
sống của mình. Nông cụ thể hiện đặc tính cao của việc con người thích
nghi với từng điều kiện tự nhiên cụ thể, khai thác triệt để những thuận
lợi của tự nhiên. Người nông dân biết lựa chọn những nông cụ thích
hợp nhất đối với mỗi loại canh tác, mang lại hiệu quả cao.
2.2. Đặc điểm xã hội
2.2.1. Sự gia tăng diện tích canh tác tại Vĩnh Long trong thế kỷ XX là
kết quả của nhiều yếu tố, nhưng trong đó quan trọng nhất vẫn là kết quả
lao động cần cù, sáng tạo của các cộng đồng dân cư tại Vĩnh Long. Sự
gia tăng nhanh dân số cơ học của tỉnh, là nguồn bổ sung nhân lực vô
cùng quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Vai trò của các cư dân Việt, Khmer, Hoa trong hoạt động kinh
tế nông nghiệp Vĩnh Long
Cư dân Việt và Khmer với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, khai
thác đất đai, xây dựng làng xóm, đào mương lên liếp, làm vườn, trồng
cây ăn trái. Cư dân Hoa với thế mạnh là lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Khi đến vùng đất mới sinh sống, các dân tộc Việt, Khmer, Hoa tuy có
khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, truyền thống và kinh nghiệm canh tác
khác nhau, nhưng qua thời gian sinh sống, họ đã giao lưu và tiếp biến,
10
học hỏi lẫn nhau, đã cùng nhau chung sống đoàn kết khai khẩn mảnh
đất Vĩnh Long.
2.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Vĩnh Long
2.3.1. Cùng với việc mở rộng hệ thống giao thông thủy, bộ, các tụ
điểm mua bán và chợ cũng được hình thành ở các trục lộ giao thông
của đường bộ nhằm tiêu thụ nông sản thực phẩm và là nơi cung cấp
những nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.2. Thời vụ: Sản xuất cây lúa chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên
sẵn có, nguồn nước tưới từ nước mưa, kênh, mương và chỉ sản xuất
được một vụ lúa mùa chính vụ. Những năm cuối thập niên 1960 (thế kỷ
XX), khi ngành nông nghiệp đã phát triển hơn thì các giống lúa ngắn
ngày được du nhập (lúa thần nông, còn gọi là vụ Hè Thu) có năng suất
khá cao. Thập niên 1980, khi có phong trào sản xuất lúa cao sản ngắn
ngày, nông dân Vĩnh Long chuyển sản xuất lúa một vụ sang sản xuất
lúa hai vụ. Sản xuất lúa cao sản ngắn ngày sớm hay còn gọi là vụ Đông
Xuân thay thế các giống lúa địa phương dài ngày.
2.3.3. Canh tác cổ truyền: Mỗi vùng có một bộ giống lúa khác nhau,
kỹ thuật canh tác cũng khác nhau, do đó, nông cụ sử dụng cũng khác
nhau cho phù hợp với điều kiện đất đai và chế độ nước ở từng nơi.
Một trong những tiến bộ mới của người nông dân cụ thể là đối với
việc trồng màu, đã từ bỏ lối sản xuất truyền thống kém hiệu quả để ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó việc sử dụng các công cụ
hiện đại, cơ giới thay thế sức kéo gia súc, sử dụng phân hóa học, kỹ
thuật gieo trồng, ngày càng phổ biến. Máy móc được nông dân Vĩnh
Long ưu chuộng sử dụng nhiều là các loại máy cày, máy kéo, máy gặt...
thay thế sức lực của trâu, bò và lao động của con người.
2.3.4. Là vùng đất phù sa màu mỡ, quanh năm nước ngọt nên các hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long rất đa dạng.
2.3.5. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo thời
gian. Có hai lý do chính yếu khiến người nông dân phải thay đổi loại
hình sản xuất nông nghiệp của mình là vì hoạt động sản xuất cũ cho
năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp, và vì điều kiện tự nhiên không
còn phù hợp và cũng chính vì thế mà việc sử dụng các loại nông cụ cho
từng loại hình canh tác có khác nhau. Mặc dù, một loại nông cụ nào đó
11
có thể được sử dụng cho nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp, nhưng
trong từng loại hình sản xuất thì loại này lại được sử dụng thường
xuyên hơn loại khác và ngược lại
Tiểu kết chương 2: Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này những
thuận lợi. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của lũ và phèn, nhưng Vĩnh
Long không bị ngập sâu, lũ nặng, phèn nhiều như các tỉnh Trà Vinh,
Tiền Giang, Long An Khí hậu thuận hòa, đất đai màu mỡ, phì nhiêu;
nguồn nước ngọt quanh năm khá dồi dào. Nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và hệ thống sông rạch chằng chịt, là những lợi thế để Vĩnh Long
phát triển sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt cho đời sống cư dân.
Ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long đã tạo cho Vĩnh
Long có được mạng lưới giao thông thủy, bộ mà không có tỉnh nào ở
đồng bằng sông Cửu Long có được, đây là một lợi thế cho việc giao
lưu, trao đổi mua bán lương thực, thực phẩm, trái cây với nhiều địa
phương trong khu vực.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, ngoài người Việt chiếm tỷ
lệ đông đảo, còn có người Khmer và người Hoa sinh sống ở hầu khắp
các địa bàn trong tỉnh Vĩnh Long, đã tạo nên một lực lượng lao động
dồi dào cho vùng đất này phát triển nông nghiệp và các hoạt động dịch
vụ thương mại.
Trong quá trình chinh phục vùng đất Vĩnh Long, bằng sự lao động
cần cù và óc sáng tạo của mình, các cộng đồng cư dân Việt, Khmer,
Hoa đã từng bước chinh phục thiên nhiên và làm chủ vùng đất này, biến
vùng đất hoang vu, sình lầy trở thành vùng canh tác màu mỡ, phì nhiêu.
Chương 3
NÔNG CỤ TRUYỀN THỒNG VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Bối cảnh ra đời của nông cụ truyền thống và các loại nông cụ
cơ giới
Từ thế kỷ XVI, với sự tranh chấp quyền lực giữa hai tập đoàn họ
Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong đã gây nên cảnh đói
12
khổ lầm than của dân chúng. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn ra
sức vơ vét tài lực, vật lực của nhân dân nhằm phục vụ cho nhu cầu
chiến tranh và mục đích cá nhân của chúng. Cùng với đó là việc những
người nông dân và thợ thủ công nghèo khổ đi lính. Chính những điều
này đã đẩy những người nông dân nghèo khổ phải rời bỏ nơi "chôn
nhau cắt rốn" và vùng đất Nam Bộ là điểm dừng chân của họ.
Những lưu dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa khi đặt chân đến vùng đất
Vĩnh Long sinh sống đã biết khai thác các sản vật thiên nhiên sẵn có.
Phần lớn những lưu dân người Việt từ đồng bằng sông Hồng, từ Ngũ
Quảng di cư đến vùng Vĩnh Long đều sống bằng nông nghiệp. Đến
vùng đất mới định cư, những lưu dân mang theo các vật dụng, công cụ
sản xuất và ứng dụng những kinh nghiệm truyền thống về nghề làm
nông nghiệp. Bên cạnh đó, họ biết kế thừa những công cụ của người
Khmer và tìm kiếm, chọn lựa nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, sẵn
có trong thiên nhiên để từ đó chế tạo, cải tiến ra những công cụ phù hợp
cho sản xuất nông nghiệp.
Đến giữa thế kỷ XIX, nông dân Việt Nam vẫn còn canh tác theo
phương pháp cổ truyền, với tính chất quảng canh, sử dụng nhiều lao
động, với năng suất thấp kém. Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam
Kỳ (1862), người Pháp chú ý ngay đến ngành nông nghiệp, và đến năm
1867 sau khi 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay quân Pháp, cùng với việc sắp
xếp bộ máy cai trị, Pháp bắt đầu thực hiện vơ vét của cải và bóc lột sức
lao động của nhân dân với mục đích "duy trì nước Việt Nam làm một
thuộc địa nông nghiệp, chuyên xuất khẩu nông sản của Nam Kỳ cho thị
trường thế giới".
Trong suốt 21 năm can thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ
và chính quyền Việt Nam Cộng hòa chủ yếu vơ vét sức người, sức của
phục vụ cho chiến tranh, cùng với việc đánh phá phong trào cách mạng,
chúng đã tiến hành một số cuộc cải cách về ruộng đất cho nông dân và
đẩy mạnh những ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các công ty tư bản
đưa máy móc thiết bị cơ khí nông nghiệp vào sản xuất với mục đích lấy
đòn bẩy kinh tế làm thủ đoạn chính để thao túng nông thôn.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, diện tích trồng
lúa chủ yếu là lúa mùa, vụ Hè Thu rất ít. Năm 1976, vụ Hè Thu trở nên
13
đại trà. Năm 1980 vụ đông xuân cũng trở nên phổ biến, đặc biệt đến
năm 1984 tập quán trồng lúa một vụ bị đẩy lùi. Trong lĩnh vực trồng
trọt, có những thay đổi quan trọng về mùa vụ và cơ cấu cây trồng, thời
kỳ 1986-1990, là thời kỳ bắt đầu hình thành một cơ cấu kinh tế theo cơ
chế thị trường. Từ 1991-2000 là thời kỳ phát triển kinh tế hộ và xuất
hiện loại hình kinh tế trang trại xuất hiện một số hình thức tổ chức kinh
tế hợp tác trong nông thôn, giúp nhau một số khâu trong quá trình sản
xuất về vay vốn, làm đất, bơm tưới nước, thu hoạch.
3.2. Nông cụ và sự du nhập nông cụ cơ giới trong sản xuất nông
nghiệp (1919-1960)
3.2.1. Các loại hình canh tác truyền thống
Nông cụ trong canh tác lúa
Trong quá trình cộng cư để cùng khai phá vùng đất mới, người nông
dân Vĩnh Long đã sử dụng nhiều loại nông cụ khác nhau phục vụ cho
sản xuất. Mỗi một loại công cụ có tính năng và cách thức sử dụng khác
nhau, nhưng chúng được phối hợp với nhau khá chặt chẽ trong các
khâu từ làm đất, gieo cấy cho đến thu hoạch, vận chuyển, bảo quản;
giúp việc canh tác được dễ dàng và thuận lợi. Mỗi loại đất chuyên
dụng, mỗi loại cây trồng đều có các loại nông cụ sản xuất tương ứng,
phù hợp.
- Phát hoang, làm cỏ: phảng, cù nèo, bừa cào.
- Làm đất: cày, bừa, trục, cuốc, leng, xuỗng, gàu xúc đất.
- Làm mạ, cấy lúa: ghế nhổ mạ, ván mạ, dao bứng lúa, nọc cấy, cây
móc dặm lúa.
- Tưới tiêu: gàu sòng, gàu dai.
- Thu hoạch: lưỡi hái, lưỡi liềm, vòng hái, dây bó lúa.
- Ra hạt: cặp đập lúa, thang bồ, bồ đập lúa, bàn (ghế) đập lúa, mỏ
xảy.
- Vận chuyển: đòn xóc, cộ.
- Tách vỏ trấu: cối giã gạo, cối xay lúa.
- Làm sạch hạt: giê lúa bằng sức gió, xa quạt gió.
- Phơi sấy, bảo quản và chế biến: trang và cào, mê bồ, đệm bàn, nịa,
sịa, thúng, bồ chứa lúa, táo, lít, bao chứa lúa.
Nông cụ trong canh tác cây ăn trái
14
Các công cụ sử dụng trong trồng cây ăn trái gồm có: cuốc, dao, leng,
xuỗng, rựa, gàu xúc bùn, lồng hái trái cây, chỉa, cần xé, thang, kẹp, kéo,
bình xịt thuốc.
Nông cụ trong canh tác hoa màu
- Làm đất: phảng, dao yếm, cuốc, leng, thước, dây, chài.
- Tưới tiêu: gàu, thùng tưới nước, cây xom lỗ gieo hạt, dao làm cỏ,
bình xịt thuốc.
- Thu hoạch và phục vụ một số công đoạn khác: đòn gánh, đôi
gióng, bàn cào, cần xé, lưỡi hái, lưỡi liềm, cân.
3.2.2. Sự du nhập nông cụ cơ giới
Các loại máy móc và các phụ tùng thay thế được nhập khẩu ngày
càng nhiều với giá rẻ và người nông dân dần thấy rằng sử dụng máy
móc tiết kiệm hơn dùng sức lao động, nên họ đã vay tiền mua máy móc
để phục vụ cho sản xuất. Trước mức độ sử dụng cơ giới trong lĩnh vực
nông nghiệp tăng khá nhiều nên các hãng nhập khẩu và nhà sản xuất
nông cụ cơ giới ngoài hình thức quảng cáo trên báo chí còn xuống tận
nông thôn để tìm hiểu điều kiện tự nhiên, nhu cầu thực tế canh tác, kỹ
thuật sử dụng của nông dân để nhập khẩu và sản xuất những loại máy
thích hợp. Chính nhờ vậy một số nông dân đã bắt đầu sử dụng nông cụ
cơ giới trên mảnh ruộng của mình.
3.3. Thay đổi phương thức canh tác trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp (1960-2000)
3.3.1. Thay đổi nông cụ sản xuất
Khi đến vùng đất Nam Bộ, người nông dân Việt đã cải tiến cây dao
với cán ngắn, lưỡi dao, cổ uốn cong nhiều hay ít so với cán giúp cho
người sử dụng có thể đứng mà phát hoang, phát cỏ bờ và để phát dọn
cỏ ruộng ngay gốc dưới mặt nước, dụng cụ này được gọi là phảng. Sau
công đoạn phát hoang, làm cỏ, chiếc cày được sử dụng cho công đoạn
làm đất. Đất đai ở Vĩnh Long chủ yếu là đất phù sa nên khi đến khai
phá vùng này, người Việt lại cải tiến chiếc cày Chăm thành cày đỏi cho
thích ứng với những nơi ruộng lầy nhiều cỏ. Chiếc cày đỏi với hệ thống
bắp cày cắt ngắn – đỏi – ách đôi là sáng tạo từ hệ thống bắp cày ngắn –
hai đoạn dây – ách chiếc trong chiếc cày chìa vôi.
15
Ở công đoạn gieo, cấy có các nông cụ ghế nhổ mạ, ván mạ, dao
bứng lúa, đòn xóc, nọc cấy. Trong số các loại nông cụ này, nọc cấy là
công cụ được cải tiến cho phù hợp với từng vùng đất. Nọc (người Việt
Nam Bộ), Sơchan (người Khmer) là những nông cụ dùng để mói lỗ
trước khi cắm mạ xuống, còn gậy chọc lỗ thì khoét lỗ để bỏ hạt vào.
Nọc cấy là một biến dạng của gậy chọc lỗ, được sử dụng ở cư dân làm
ruộng nước đồng bằng gọi là mói của (người Việt), nọc (người Việt
Nam Bộ), người Khmer gọi là Sơchan. Đây là nông cụ dùng để mói lỗ
trước khi cắm mạ xuống.
Ở vùng đất biền (là đất thấp ở dựa mé sông rạch nước ngập theo
thủy triều) và đất bưng của Vũng Liêm, Tam Bình (Vĩnh Long), người
ta còn cấy bằng cây phảng cấy. Phảng cấy dùng cho những vùng đất
sâu trũng. Đây là cải tiến độc đáo để cấy lúa trong điều kiện nước sâu.
Vào đầu thập niên 1970, trên đồng ruộng Vĩnh Long xuất hiện công cụ
thu hoạch mới năng suất vượt trội: máy tuốt lúa. Khoảng năm 1975 trên
đồng ruộng Vĩnh Long xuất hiện máy thu hoạch lúa thế hệ mới: máy
nhai lúa hay còn gọi là máy ngốn lúa. Thập niên 1980 chiếc thùng suốt
lúa ra đời, dần dần hoàn thiện và được nông dân sử dụng đến ngày nay.
Trong nghề làm vườn, thang là công cụ rất phổ biến và được sử
dụng rất rộng rãi đối với người dân lao động và gàu xúc bùn là dụng cụ
thiết yếu. Việc thu hái trái sử dụng kéo và lồng hái trái. Cần xé là công
cụ đa dụng, dùng để đựng đồ vật khi vận chuyển, khuân, khiêng hoặc
mang vác.
Khoảng giữa cuối thế kỷ XX, khi ở Vĩnh Long bắt đầu hình thành
các vùng rau màu chuyên canh thì có thêm kiểu cuốc giồng khoai, là
loại cuốc dùng để lên luống giồng khoai ở đất ruộng. Đây là dạng cải
tiến của cuốc đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nong_cu_o_tinh_vinh_long_trong_the_ky_xx.pdf
- TT Eng NguyenThuVan.pdf