VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ HƯƠNG THẢO
NGỮ NGHĨA VÀ CƠ SỞ TRI NHẬN CỦA CÁC GIỚI TỪ
ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN THEO CHIỀU ‘TRÊN-DƯỚI’
TRONG TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT.
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI
VIỆT NAM
Người hư
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không gian theo chiều ‘trên - Dưới’ trong tiếng Anh, đối chiếu với Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn khoa học: GS. TSKH Lý Toàn Thắng
PGS. TS Hồ Ngọc Trung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giới từ tiếng Anh chiếm số lượng nhỏ nhưng nó đóng một vai trò
không thể thiếu trong ngôn ngữ và xuất hiện khá thường xuyên và là từ loại đa
nghĩa vì một giới từ có thể được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau để
diễn đạt các nghĩa khác nhau. Giới từ định vị không gian cũng có sự đa dạng
về ngữ nghĩa.
Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên, trao đổi với đồng nghiệp
và kết quả khảo sát thực nghiệm bước đầu, chúng tôi nhận thấy người học
Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng giới từ định vị không gian “trên-
dưới”. Người học Việt Nam thường nhầm lẫn cách dùng của over và above
cũng như under và below. Ngoài ra, các giáo viên cũng gặp khó khăn trong
việc lý giải các sự lựa chọn của các giới từ trên.
Có rất nhiều sách chuyên khảo và sách bài tập về giới từ tiếng Anh
nhưng số lượng bài tập về giới từ định vị không gian “trên-dưới” còn chiếm
số lượng khá khiêm tốn đặc biệt là bốn giới từ over, above, under và below.
Do đó, việc nghiên cứu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không
gian theo chiều “trên-dưới” của tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt
cung cấp các luận cứ để lí giải những điểm tương đồng và dị biệt trong cách
sử dụng các giới từ chỉ không gian tương ứng giữa hai ngôn ngữ. Qua đó,
người học có thể hiểu rõ được cách sử dụng của các giới từ này và giúp cho
việc dịch thuật về các giới từ này được chính xác hơn.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận
án là “Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không gian theo
chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt.”
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giới từ định vị không gian theo
chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do dung lượng luận án có hạn, luận án chỉ dừng lại nghiên cứu những vấn
đề về ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận không gian của bốn giới từ định vị không
gian theo chiều “trên-dưới” over, above, below và under và so sánh đối chiếu
ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận của chúng với tiếng Việt
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lý thuyết, lý luận và bổ sung tư liệu cho
việc nghiên cứu về giới từ định vị không gian “trên-dưới” theo quan điểm của
ngôn ngữ học tri nhận;
2
- Góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của giới từ định
vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt;
- Góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong cơ chế tri nhận đối với
giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người Anh và người
Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, miêu tả ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-
dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- So sánh và đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian theo
chiều “trên-dưới” tiếng Anh với tiếng Việt nhằm chỉ ra nét giống và khác
nhau về ngữ nghĩa của nhóm giới từ này;
- Phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ chế, cách thức tri
nhận về giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người Anh và
người Việt qua mối quan hệ tư duy và ngôn ngữ;
- Khảo sát việc sử dụng giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” đối
với người học của một số trường đại học ở Việt Nam và người bản ngữ để
bước đầu kiểm chứng sự tương đồng và khác biệt về cơ chế tri nhận giới từ
định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người bản ngữ và người Việt.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
miêu tả-phân tích-tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp
khảo sát thực nghiệm và thủ pháp thống kê, phân loại.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1. Về lí thuyết
Luận án nghiên cứu lý luận về giới từ định vị không gian theo chiều
“trên-dưới” dưới góc độ của ngôn ngữ học tri nhận, do đó luận án góp phần
làm sáng tỏ các luận điểm lý thuyết, lý luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên
cứu về giới từ định vị không gian “trên-dưới” theo quan điểm của ngôn ngữ
học tri nhận.
Luận án cũng đi sâu vào nghiên cứu bốn giới từ đặc trưng cho nhóm
giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với
tiếng Việt, các kết quả khảo sát về nhóm giới từ này góp phần giúp cho các
nhà nghiên cứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ nghĩa
và cơ sở tri nhận của chúng.
5.2. Về thực tiễn
Việc phân tích ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không
gian “trên-dưới” có ý nghĩa thực tiễn vì nó giúp cho việc dạy và học nhóm
giới từ này hiệu quả hơn. Thực tế, qua việc khảo sát bốn giới từ thuộc nhóm
này cho thấy hầu hết người học Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng
chúng vì họ chưa hiểu rõ nghĩa của chúng do có sự khác nhau về tri nhận
3
không gian giữa người bản ngữ và người Việt. Ngoài ra, người bản ngữ cũng
có khó khăn trong việc hiểu rõ và phân biệt cách dùng của chúng trong các
ngữ cảnh khác nhau.
Kết quả nghiên cứu các giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới”
trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt sẽ giúp người học Việt Nam
hiểu sâu hơn về sự tương đồng và khác biệt giữa chúng, cũng như đóng góp
thêm một hướng nghiên cứu mới với một màu sắc riêng về giới từ định vị
không gian “trên-dưới” trong hai ngôn ngữ. Thêm vào đó, luận án cung cấp
một khối ngữ liệu Anh – Việt về nhóm giới từ này giúp ích cho việc biên soạn
tài liệu tham khảo, từ điển và giáo trình phục vụ cho việc dạy và học các giới
từ này nói riêng và tiếng Anh nói chung.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được chia thành ba chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh
mục những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục): Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên
cứu giới từ định vị không gian và cơ sở lí luận; Chương 2: Ngữ nghĩa của giới
từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh (over, above, under và
below) đối chiếu với tiếng Việt; Chương 3: Cơ sở tri nhận của giới từ định vị
không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ
KHÔNG GIAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu giới từ định vị không gian
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về giới từ định vị không gian trên thế giới
Halliday [48] cho rằng giới từ không tách rời khỏi các từ loại khác mà
luôn được xếp đặt, kết hợp, sử dụng trong tình huống, ngữ cảnh, trong mối
quan hệ tầng bậc gồm ngữ cảnh ngữ nghĩa, từ vựng-ngữ pháp. Có nhiều
nghiên cứu mới về ngữ nghĩa của giới từ như nghiên cứu của Klebanowaska’s
[58], Lakoff [60], Leech [65] và Leech và Svartvit [66]. Các tác giả cũng đề
cập đến giới từ chỉ vị trí, chỉ ra sự khác nhau thú vị giữa các giới từ over,
above, under và below. Ngoài ra, các công trình chuyên sâu về biểu đạt không
gian từ góc nhìn ngôn ngữ và tri nhận của giới từ không gian phải kể đến là
nghiên cứu của Talmy [85], [86], Herskovits [50], [51] và Przybylska [74].
Muộn hơn về sau này, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Tyler và
Evans [89] trình bày một phân tích lý thuyết cơ bản về ngữ nghĩa của giới từ
tiếng Anh. Các tác giả nhấn mạnh đến một khái niệm rất quan trọng trong ngữ
nghĩa của các giới từ là ‘kịch cảnh không gian’ (spatial scene). Một điều đáng
chú ý khác là Tyler và Evans [89] đã dành cả chương 4 để bàn về hệ thống
nghĩa của riêng một giới từ over, sử dụng 5 tiêu chí để phân biệt 15 nghĩa của
giới từ này. Tiếp đó, ở chương 5, các tác giả trình bày thêm về 3 giới từ theo
4
phương thẳng đứng là: above, under và below. Ngoài ra, Conventry và
Garrod’s [36] và Seth Lindstromberg [79] đã đóng góp thêm cho mảng nghiên
cứu này thông qua việc đưa ra các yếu tố để phân biệt các thành tố chức năng
trong các nghĩa không gian. Một nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu của
Brenda [30] đã miêu tả các khía cạnh khác nhau của giới từ over và cấu trúc
ngữ nghĩa được mã hóa trong các nghĩa khác nhau của giới từ over.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu giới từ định vị không gian ở Việt Nam
Đối với tiếng Việt, trong ngữ pháp truyền thống (phi tri nhận luận), giới
từ định vị không gian không được nghiên cứu tách biệt mà thường được
nghiên cứu chung trong cùng một bình diện với hư từ và quan hệ từ, kết từ.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu về giới từ định vị không
gian ở Việt Nam: Hoàng Trọng Phiến [14], Hoàng Phê và đồng tác giả [15:
263, 997-998] và Đinh Văn Đức [8].
Đi theo hướng nghiên cứu tri nhận luận, không thể không kể đến tác giả
Lý Toàn Thắng với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về sự tri nhận
không gian. Trước tiên là công trình nghiên cứu về “Mô hình không gian của
thế giới: sự tri nhận, văn hoá và tâm lí học tộc người”. Tiếp theo, các nghiên
cứu về các vấn đề liên quan đến sự tri nhận không gian, trong đó có nhiều chỗ
ông bàn về ‘trên – dưới’, bình diện nghĩa của câu; và gần đây là nghiên cứu
về “Định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Việt” [22:222].
Ngoài ra, dáng chú ý là ba luận án tiến sĩ nghiên cứu về giới từ với các
khía cạnh khác nhau. Trước tiên phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Cảnh
Hoa [11] về ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng
Việt. Cùng năm 2001, luận án tiến sĩ của Trần Quang Hải với đề tài “Nghiên
cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” (trên cứ liệu tiếng Anh – tiếng Việt)
[9] khảo sát tám quan hệ về vị trí (ba vị trí tôpô, năm vị trí quy chiếu), cùng
chín quan hệ theo đường dẫn (phối hợp ba vai đường dẫn với ba loại đường
dẫn). Đồng thời khi khảo sát các vấn đề ngữ nghĩa –ngữ dụng, tác giả đã tìm
ra 5 khác biệt giữa giới từ định vị (GTĐV) tiếng Anh và tiếng Việt: sự mô tả
về quan niệm “trên”, sự mô tả quan hệ “trên” và “dưới”, sự phân biệt vị trí
ngay giữa, việc sử dụng GTĐV và các giới từ chuyển động theo đường dẫn
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, còn có luận án tiến sĩ của Lê Văn
Thanh [18] nghiên cứu về ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong
tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt), tập trung vào phân tích, mô tả
và khái quát hoá về nghĩa của ba giới từ at, on, in.
1.2. Giới từ
1.2.1. Giới từ tiếng Anh
Giới từ đã được nghiên cứu qua các công trình khác nhau. Mỗi nhà
nghiên cứu có các quan điểm khác nhau về giới từ. Điều này được thể hiện rõ
thông qua các nghiên cứu cụ thể: Asher [27: 303], Chalker [31], Choy và
5
McCormick [33:25], Collins Cobuild [35:3], Coventry và Garrod [36],
Jakendoff [54: 345], Liles [67:229], Herkovits [51], Lakoff [60], Radford
[77:45] và Talmy [85]. Qua các nghiên cứu về giới từ trên, chúng tôi lựa chọn
định nghĩa của Quirk và đồng tác giả [76: 143-165] về giới từ làm khái niệm
làm việc để lựa chọn ngữ liệu cho nghiên cứu. “Giới từ được định nghĩa là
một từ loại thuộc hệ thống đóng. Chúng không đứng một mình mà phải có
thành phần bổ ngữ ở sau. Thành phần bổ ngữ có thể là danh ngữ hoặc các yếu
tố có danh tính”. [76: 143-165]
1.2.1.1. Phân loại giới từ trong tiếng Anh
Việc phân chia giới từ tiếng Anh cũng rất đa dạng. Điều này được chứng
minh qua các nghiên cứu của Landau & Jackendoff [61], Downing & Locke
[39] và Collin Cobuild [35]. Theo Brenda [30] dựa vào hình vị của giới từ
phân chia giới từ thành 3 loại: Giới từ đơn, giới từ phức và giới từ ghép.
Chúng ta cần phân biệt giới từ với các loại từ khác: trạng từ, liên từ, tính từ và
động từ để giúp cho việc lựa chọn ngữ liệu cho nghiên cứu được chính xác
hơn.
1.2.1.2. Ngữ nghĩa của giới từ
Căn cứ vào ngữ nghĩa thì giới từ có thể được chia ra thành các nhóm
sau: giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ địa điểm, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ
chỉ thái độ, giới từ chỉ nhượng bộ, giới từ chỉ mục đích và giới từ chỉ hướng.
Theo cách phân chia trên, giới từ định vị không gian thuộc nhóm giới từ chỉ
địa điểm.
1.2.2. Giới từ tiếng Việt
Giới từ trong tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng
chưa nhiều. Các nghiên cứu trình bày các quan điểm khác nhau về giới từ
trong tiếng Việt. Nguyễn Kim Thản [16: 330-347] đã tách giới từ thành một
từ loại. Đinh Văn Đức [7] cũng phân chia quan hệ từ thành ba tiểu loại: các
liên từ thuần túy, các giới từ thuần túy và các liên từ-giới từ.
Diệp Quang Ban [1: 164] đã nhận định giới từ dùng để nối danh từ –
thành tố chính hoặc bổ ngữ gián tiếp của động từ – thành tố chính. Tuy nhiên,
Nguyễn Lai [13] xếp giới từ vào nhóm từ chỉ hướng. Nguyễn Kim Thản [17:
330] coi giới từ là một loại hư từ. Trong khi Diệp Quang Ban [2] xếp giới từ
vào nhóm kết từ thì Bùi Đức Tịnh [25] cho giới từ là tiếng dùng để chỉ sự
tương quan ý nghĩa giữa một tiếng và túc từ của nó. Nguyễn Cảnh Hoa [11:
92-107] đã nhận định các tác giả nghiên cứu về giới từ tiếng Việt chỉ đề cập
đến một loại giới từ là giới từ đơn. Cao Xuân Hạo [10: 113] và đồng tác giả
đã tách giới từ và liên từ ra thành hai loại riêng biệt. Đinh Văn Đức cho rằng:
“Giới từ trong ngôn ngữ truyền thống, từ xa xưa đến hiện tại, vẫn được coi là
những loại từ thuộc phạm trù hư từ” [8:250]. Diệp Quang Ban [3: 313-314] đã
6
phân chia vốn từ tiếng Việt thành hai lớp thực từ và hư từ. Các nghiên cứu đã
khái quát các quan điểm về giới từ tiếng Việt.
1.2.3. Giới từ định vị không gian
Giới từ không gian thường được phân chia thành giới từ định vị Clark
[34] và giới từ chỉ hướng Bennett [28]. Theo Coventry và Garrod’s [36:8],
giới từ định vị dùng để miêu tả vị trí của một vật trong mối quan hệ với vật
khác. Michel và Laure [71:28] đã nhận xét “Giới từ không gian dùng để chỉ
quan hệ không gian giữa hai vật x và y hay nói cách khác x và y có mối quan
hệ như thế nào trong không gian”. Langacker [62] and Talmy [86] cho thấy
tiếng Anh có các giới từ không gian mà điển cảnh của chúng ưu tiên những
trục hay chiều có hướng nhất định. Các giới từ không gian over, under, above
và below góp phần phân tách không gian ý niệm theo trục thẳng đứng Tyler
và Evans [89: 130]. Coventry và Garrod’s [36:10] cũng khẳng định giới từ
không gian thường được dùng trong các diễn đạt về không gian. Tuy nhiên, có
rất nhiều thuật ngữ dùng để biểu đạt vật được định vị và mốc định vị như: chủ
tố và đối tượng quy chiếu Jackendoff [54], hình và nền Langacker [63] hay
vật chính và vật phụ Talmy [83]. Theo Coventry và Garrod’s [36:7], xét về
ngữ nghĩa giới từ được chia thành giới từ chỉ không gian và giới từ chỉ thời
gian. Giới từ định vị gồm 2 loại: tôpô logic và chiều không gian và thuộc
nhóm giới từ chỉ không gian. Brenda [30] cho rằng con người sử dụng giới từ
không gian để nói về vị trí của mình với môi trường xung quanh, vị trí của các
vật và các mối quan hệ giữa chúng. Giới từ định vị không gian theo chiều trên
- dưới gồm các giới từ: above, over, on top of, under, below, underneath và
các giới từ định vị không gian theo chiều ngang gồm các giới từ: before, in
front of, behind, after,
1.3. Ngôn ngữ học tri nhận
Nói đến ngôn ngữ học tri nhận, không thể không kể đến các công trình
nghiên cứu nổi tiếng như lý thuyết về hình và nền của Talmy [84], ngữ nghĩa
học khung của Fillmore [44], không gian tinh thần của Fauconnier [42], ngữ
pháp học tri nhận của Langacker [62] và ẩn dụ, phạm trù và điển mẫu/ điển
dạng của Lakoff [60]. Theo Tore Nesset [87:9], ngôn ngữ học tri nhận là một
cách tiếp cận lý thuyết tương thích mở rộng dựa trên nguyên tắc chia sẻ các
giả thuyết cơ bản mà ngôn ngữ là một phần tích hợp của tri nhận. Ngoài ra,
Janda [55: 4] cho rằng “đối với một nhà ngôn ngữ học tri nhận thì ngôn ngữ
học tri nhận là tri nhận giản đơn”. Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu chứng
minh rằng: ngôn ngữ học tri nhận cho rằng bản thân ngôn ngữ không thể tồn
tại độc lập trong tâm trí con người [32], [38], [43], [46] và [47].
1.3.1. Khái niệm về tri nhận
Trần Văn Cơ [4] cho rằng tri nhận biểu hiện một quá trình nhận thức
hoặc là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù
7
hoá, tư duy, lời nói v.v. phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin. Lý Toàn
Thắng [23: 14] đã nhận xét: “Tri nhận được hiểu như là một quá trình xử lí
thông tin diễn ra trong tâm trí mỗi cá nhân con người. Thêm vào đó, tác giả
cũng đưa ra nhận xét của Evans [41] như sau: Tri nhận liên quan đến mọi
phương diện của chức năng tinh thần hữu thức và vô thức.
1.3.2. Khái niệm cơ bản về không gian
Theo Frawley [45] thì khi nghiên cứu về không gian và cách biểu hiện nó
trong ngôn ngữ chúng ta cần hiểu rõ khái niệm cơ bản của chúng. Một trong
những nội dung quan trọng nhất về phạm trù không gian là vấn đề định vị
không gian được biểu đạt trong ngôn ngữ. Theo tác giả Lý Toàn Thắng
[22:55], khi xác định mối quan hệ trong không gian, chúng ta không chỉ xác
định vị trí tĩnh tại của chủ thể mà còn xác định cả quan hệ động của chủ thể
khi chủ thể chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác. Điều này được chứng
minh qua mô hình Frawley [45] và Trujillo [88:171]. Ngoài ra, chúng ta cần
hiểu rõ khái niệm kịch cảnh không gian như Tyler và Evans [89: 28] đã đưa ra.
Ngoài ra, theo như Maria và Elsa [70] không gian tinh thần cũng cần được đề
cập vì nó được kiến tạo nên bởi các khung và các mô hình tri nhận.
1.3.3. Nghĩa của từ trong ngữ nghĩa học truyền thống và ngữ nghĩa học tri
nhận
Các nhà nghiên cứu đã có quan niệm khác nhau về ngữ nghĩa học như Đỗ
Hữu Châu [5: 105-106], Đỗ Hữu Châu [6:6], Lê Quang Thiêm [24], và Lyons
[69]. Các nghiên cứu cho thấy ý nghĩa của từ là do quan hệ phản ánh hay biểu
hiện của các thực thể của thế giới khách quan bên ngoài. Theo như Lý Toàn
Thắng [23:53] thì với ngữ nghĩa học tri nhận, từ có nghĩa là vì nó biểu đạt cái
ý niệm có trong tâm trí chúng ta về một thực thể nào đó. Nó chú trọng và
nhấn mạnh vai trò của tri giác, cái tri giác và hình ảnh trong hoạt động tri
nhận. Evans và Green [40:157] cũng như nhiều nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học
tri nhận như: Croft và Cruse [37], Evans [39], Lakoff [60] và Langacker [62]
cho rằng nghĩa tồn tại trong đầu óc con người. Những khái niệm của chúng ta
về thế giới xung quanh được gọi là các mô hình tinh thần mà các mô hình này
được xây dựng dựa trên sự tiếp nhận, sự tưởng tượng, kiến thức và những trải
nghiệm có thể được thay đổi và cập nhật [52], [59].
1.3.4. Quan điểm đa nghĩa
Tyler và Evans [89:37] đưa ra một quan điểm đa nghĩa có nguyên tắc để
lý giải cho việc các nghĩa của các giới từ có mối quan hệ với nhau một cách
hệ thống và có lý do. Ngoài ra, Tyler và Evans [89:42] cũng đã nhận định
rằng tất cả các phân tích ngôn ngữ học đều ít nhiều có tính chủ quan và các
tác giả muốn đưa ra một phương pháp luận nhằm làm giảm tính chủ quan
trong phân tích của mình và đồng thời tạo ra một điểm khởi đầu hữu ích cho
8
các nhà nghiên cứu lý luận khác khi tiến hành các nghiên cứu một cách hệ
thống tính đa nghĩa được biểu hiện qua các hình thức từ vựng khác.
1.3.5. Nghiệm thân
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về ‘nghiệm thân’ được thể hiện qua
nghiên cứu của Johnson [56] và Johnson và Tim Rohrer [57]. Theo Brenda
[30: 10], một trong những yếu tố quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận là khái
niệm nghiệm thân vì nó nhấn mạnh vai trò trung tâm của thân thể trong sự trải
nghiệm của con người trong thế giới khách quan. Lý Toàn Thắng [23:16] đã
đúc kết mọi phương diện của tri nhận đều được tạo hình bởi các bình diện của
thân thể, phụ thuộc vào nhiều thứ của kinh nghiệm con người và sự tương tác
với môi trường xung quanh.
Tyler và Evans [89: 32-35] cũng bàn về việc “thế giới vật chất của sự
trải nghiệm không gian có ý nghĩa như thế nào đối với con người chúng ta”.
Tyler và Evans [89] đã đưa ra hai khái niệm “tương quan trải nghiệm” và
“tương đồng tri giác” để giải thích các nghĩa của các giới từ trong nghiên cứu
của mình.
1.3.6. Kinh nghiệm nghiệm thân
Ngoài nghiệm thân chúng ta cần phải nói đến kinh nghiệm nghiệm thân
vì cách chúng ta thuyết giải về thực tại xung quanh phần lớn là có sự trung
gian môi giới của kinh nghiệm đối với thân thể chúng ta. Johnson [57] và
Lakoff [60] cho rằng: kinh nghiệm nghiệm thân được bộc lộ ra ở cấp độ tri
nhận là thông qua lược đồ hình ảnh ở mức tiền ý niệm. Lý Toàn Thắng
[23:18] đưa ra một kết luận: bản chất của các ý niệm và cái cách thức mà
chúng ta được tổ chức, được cấu trúc hóa là bị chế định bởi bản chất của kinh
nghiệm nghiệm thân. Hay nói một cách khác: ngôn ngữ phản ánh cấu trúc ý
niệm và vì thế nó phản ảnh kinh nghiệm nghiệm thân.
1.3.7. Tri nhận nghiệm thân
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tâm trí của con người được ‘đóng dấu bởi
kinh nghiệm nghiệm thân’. Cần chú ý rằng có một mối tương quan giữa tri
nhận nghiệm thân và môi trường, đáng chú ý là một số luận điểm: tri nhận là
tại vị, tri nhận bị áp lực bởi thời gian và tri nhận bị giới hạn bởi những khả
năng xử lí thông tin của chúng ta. Lý Toàn Thắng [23:19] đã đưa ra một nhận
xét của Evans và Green [40] như sau: chúng ta chỉ có thể nói về những gì mà
chúng ta có thể cảm nhận và nhận thức được, và những gì mà chúng ta có thể
cảm thấy và nhận thức thì được phái sinh ra từ sự kinh nghiệm nghiệm thân.
Ngôn ngữ vì thế không phản ánh trực tiếp thế giới, mà đúng hơn là nó phản
ánh cái cách chúng ta thuyết giải về thế giới đó, với một ‘cách nhìn thế giới’
nhất định thông qua lăng kính nghiệm thân.
9
1.3.8. Thuyết giải (Construal)
Các nhà nghiên cứu Herskovits [50], Langacker [62], Svorou [82] cho rằng
chúng ta lí giải và nói về thế giới của chúng ta bằng ngôn ngữ theo cách
chúng ta tin. Lý Toàn Thắng [23:187] đã nhận xét: mỗi sự tình có thể được
“thuyết giải” theo cách khác nhau và những cách thức ký mã khác nhau của
sự tình đó tạo nên những sự ý niệm khác nhau. Langacker [64:61] cho rằng
nghĩa không phản ánh trực tiếp thế giới mà đúng hơn nó phản ánh cái cách
chúng ta giả thuyết về thế giới đó, với một cách nhìn thế giới nhất định thông
qua lăng kính nghiệm thân. Langacker [64: 326, 328] cho rằng chúng ta
“thuyết giải” thế giới của chúng ta bằng hai cách: chủ quan và khách quan.
Cách “thuyết giải” khác nhau là do sự khác nhau về mối quan hệ giữa ý niệm
và tri giác, mối quan hệ giữa kịch cảnh với người tham gia vào kịch cảnh đó
cũng như mối quan hệ người tham gia với kịch cảnh mà người đó ý niệm hóa.
Theo Paradis và đồng tác giả [73] cho thấy cách thuyết giải đóng một vai trò
quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận vì nó là cơ sở giải thích cho các sự ý
niệm hóa khác nhau. Đây có thể coi là luận điểm nòng cốt của ngôn ngữ học
tri nhận.
1.3.9. Các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận
Cấu trúc ngữ nghĩa quan trọng nhất trong ngữ nghĩa học tri nhận là cấu
trúc ‘giản đồ hình’ vì các giản đồ hình luôn biểu diễn các phương tiện truyền
tải nghĩa cơ bản nhất như: cái bao chứa, nguồn-đường dẫn- đích, và sự liên
kết. Theo Lý Toàn Thắng [23:92-93], trong giới ngôn ngữ học tri nhận có
những cách phân loại khác nhau về các quá trình ý niệm hóa hay các thao tác
thuyết giải; trong số đó có hai sự phân loại đáng chú ý nhất, của Langacker
[62] và Talmy [86].
1.3.10. Ẩn dụ ý niệm
Theo Lý Toàn Thắng [23] cho rằng ẩn dụ dựa trên sự nghiệm thân về thế
giới xung quanh chúng ta và là một công cụ quan trọng để chúng ta biểu thị
các suy nghĩ của mình. Lý Toàn Thắng [23:106-107] cho rằng ẩn dụ là một
một quá trình tri nhận, một cơ chế tri nhận, bao gồm hai miền nguồn (Source)
và đích. Như vậy, ẩn dụ ý niệm là một phương thức để ý niệm hóa một miền
tâm trí này (miền nguồn) qua một miền tâm trí khác (miền đích), hình thành
và biểu hiện những ý niệm mới, tri thức mới. Thông thường, các phạm trù ở
mô hình nguồn sẽ cụ thể hơn, các phạm trù ở mô hình đích sẽ trừu tượng hơn.
1.3.11. Sự ý niệm hóa không gian
Theo Lý Toàn Thắng [23:123-125]: Trong những sự ý niệm hoá thì đặc
sắc nhất có lẽ là sự ý niệm hoá không gian và trong đó cụ thể hơn là cái cách
thức mà một sự định hướng không gian được ý niệm hoá cũng như những quá
trình ý niệm hoá diễn ra ở địa hạt này. Tác giả cũng nhấn mạnh: ngôn ngữ nào
cũng có sự định hướng không gian chỉ xuất liên quan đến người nói hay liên
10
quan đến sự vật, nhưng hệ thống và chiến lược của những sự định hướng này
thì có thể khác nhau Heine [49:12-14]. Ngoài ra, tác giả cũng đúc kết lại quan
điểm của Svorou [82]: trong sự ý niệm hoá về định hướng không gian con
người chủ yếu sử dụng ba Miền Nguồn: các bộ phận cơ thể người (trong tư
thế thẳng đứng chuẩn tắc), các vật mốc (Landmarks) của môi trường xung
quanh, các ý niệm động, chủ yếu là các họat động và hành động như "đi",
"về", "đứng","ngồi"... là lĩnh vực ít dùng hơn cả.
1.3.12. Về nguyên lý “con người là trung tâm” của sự tri nhận không gian
Lý Toàn Thắng [22:59] cho rằng vấn đề “con người” trong sự tri nhận
không gian có liên hệ sâu xa với ba phương diện: cấu tạo cơ thể con người,
môi trường xung quanh con người và các chuẩn mực, cách thức hoạt động của
con người. Theo Trần Văn Cơ [4], mọi quá trình phạm trù hóa, điển dạng hóa,
khuôn mẫu hóa, biểu trưng hóa đều không thoát ra khỏi mối quan hệ của hoạt
động tri nhận trong mối quan hệ với con người, hoạt động này dựa trên
một nguyên lí mang tính phương pháp luận chủ đạo là nguyên lí dĩ nhân vi
trung.
1.3.13. Về các chiến lược định vị và định hướng trong không gian
Lý Toàn Thắng [22] đã cho rằng: Về nguyên tắc người ta có thể sử dụng
những chiến lược khác nhau để định vị, định hướng (cho mình hay cho sự vật
khác) trong một không gian nào đó và tuỳ ngôn ngữ mà một chiến lược này
hay một chiến lược khác có được vai trò quan trọng hay thứ yếu. Ngoài ra, tác
giả cũng khẳng định là có hai chiến lược định vị định hướng không gian: trực
tiếp và gián tiếp. Lý Toàn Thắng [21: 228] nhận xét rằng trong tiếng Việt có
sử dụng hai chiến lược định vị: chiến lược trực tiếp và chiến lược gián tiếp
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy chưa có
công trình nào đi sâu vào phân tích, so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa và cơ sở
tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh
với tiếng Việt một cách hệ thống, đặc biệt là phân tích, so sánh, đối chiếu các
nghĩa và cơ sở tri nhận của bốn giới từ above, over, below và under. Và đây
chính là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Giới từ được coi là từ loại
thuộc hệ thống đóng và đây là một đặc điểm giúp phân loại giới từ với từ loại
khác. Giới từ được phân chia dựa vào các tiêu chí khác nhau. Giới từ có các
nghĩa khác nhau là do các tri nhận khác nhau của con người. Dựa vào trải
nghiệm của mỗi người mà chúng ta có những lý giải khác nhau về nghĩa của
giới từ. Tri nhận liên quan đến rất nhiều vấn đề: ẩn dụ ý niệm, các mô hình tri
nhận, chiến lược định vị, nguyên lýHai khái niệm giúp giải thích sự tương
đồng và khác biệt về nghĩa của giới từ định vị không gian “trên-dưới” là
“tương quan trải nghiệm” và “tương đồng tri giác”.
11
Chương 2
NGỮ NGHĨA CỦA GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN “TRÊN-
DƯỚI” TRONG TIẾNG ANH (OVER, ABOVE, UNDER VÀ BELOW)
TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
2.1. Nghĩa không gian của các giới từ định vị không gian “trên” trong
tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt
Chúng tôi phân chia các nghĩa của 4 giới từ định vị không gian over,
above, under và below dựa theo mối quan hệ giữa vật được định vị (TR) và
mốc định vị (LM) và sự phân chia nghĩa theo chiều trên-dưới trong tiếng Việt.
Nghĩa của 4 giới từ tiếng Anh trên được phân chia theo cách của Tyler và
Evans [89] đã được tác giả Lâm Quang Đông và Nguyễn Minh Hà [90] dịch
tương đương sang tiếng Việt. Và chúng tôi đã tham khảo các tên nghĩa tiếng
Việt đó trong phần phân tích nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khi khảo sát
ngữ liệu tiếng Anh, chúng tôi chưa tìm thấy 5 nghĩa sau của giới từ over:
“bên trên và vượt quá hoặc Quá I”, “chuyển giao”, “tập trung chú ý”, “phản
thân” và “vượt quá và phía trên (Quá II)”, nhưng chúng tôi lại tìm ra nghĩa
“thích hơn” của giới từ above. Ngoài ra, chúng tôi loại bỏ hai nghĩa của over:
nghĩa “hoàn thành” và nghĩa “lặp lại” vì over trong hai nghĩa này là trạng từ
chứ không phải là giới từ. Kết quả, các nghĩa của các giới từ định vị không
gian “trên – dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi tìm được được
phân chia theo thành hai nhóm: nhóm giới từ trên và nhóm giới từ dưới. Các
nghĩa của hai nhóm giới từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt được sắp xếp
theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: Nghĩa của các giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong
tiếng Anh và tiếng Việt
Nghĩa của giới
từ trên trong
tiếng Anh:
over, above
Nghĩa của giới
từ trên trong
tiếng Việt
Nghĩa của giới
từ dưới trong
tiếng Anh:
under, below
Nghĩa của giới
từ dưới trong
tiếng Việt
1. “nguyên
thủy”
2. “bên kia”
3. “thời gian”
4. “che phủ/ bao
phủ”
5. “kiểm tra”
6. “nhiều hơn”
7. “kiểm soát”
1. “nguyên thủy”
2. “nhiều hơn”
1. “nguyên thủy”
2. “ít hơn”
3. “kiểm soát”
4. “che phủ”
5. “không tồn tại”
6. “kém hơn/yếu
hơn”
7. “tiếp theo ở
dưới”
1. “nguyên thủy”
2. “ít hơn”
3. “kiểm soát”
4. “che phủ”
5. “không tồn tại”
6. “kém hơn/yếu
hơn”
7. “tiếp theo ở
dưới”
12
8. “thích hơn”
9. “khá hơn/ tốt
hơn”
10. “tiếp theo ở
trên”
11. “khoảng
cách địa hình”
8. “khoảng cách
địa hình”
Ngoài ra, căn cứ vào các nghĩa của các giới từ định vị không gian theo
chiều “trên-dưới” trong tiếng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_ngu_nghia_va_co_so_tri_nhan_cua_cac_gioi_tu.pdf
- Tomtat_Eng_DangThiHuongThao.pdf