BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
********
VŨ DUY HIỆP
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỆ THỐNG
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học thông tin - thƣ viện
Mã số: 62320203
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
HÀ NỘI, 2016
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại các trường đại học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị Minh Nguyệt
Phản biện 1: PGS.TS. Mai Hà
Bộ Khoa học và Công nghệ
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Quý
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: TS. Tạ Bá Hưng
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp Trường tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi: 8 giờ 00, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa
học và Công nghệ (KH&CN), là sự bùng nổ thông tin, kỷ nguyên của
nền kinh tế tri thức, thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt
đời sống xã hội. Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh, vừa đặt ra những
thách thức trong hoạt động thông tin - thư viện (TTTV). Trước yêu cầu
của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế; dưới tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông (CNTTT&TT) và công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đại học (GDĐH) Việt Nam hiện nay, đòi hỏi các thư viện đại học
(TVĐH) cần chuyển biến, đổi mới mạnh mẽ để thích ứng với vai trò
và nhiệm vụ mới. Do đó, các nghiên cứu về đổi mới hoạt động TTTV
nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin ngày càng cao, đa dạng của
người dùng tin (NDT), phục vụ tốt hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại
trường đại học(ĐH) là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.
Trong hoạt động TTTV, công tác xây dựng, phát triển hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện (SP&DVTTTV) là nhiệm vụ
trọng tâm. SP&DVTTTV là một hệ thống động, luôn biến đổi và phát
triển, đây chính là kết quả của quá trình tổ chức, xử lý, bao gói thông
tin, là cầu nối giữa các cơ quan TTTV với người dùng tin (NDT), là
thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động và trình độ phát triển của mỗi
thư viện, được tạo lập trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của NDT và
sự ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của CNTT&TT. Để thấy rõ vai
trò của các DVTTTV đối với sự phát triển của mỗi thư viện, Giáo sư
P. Kaufman nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa các thư viện trong thế kỷ
21 được xác định không chỉ đơn thuần bởi giá trị nội dung của bộ
sưu tập, mà còn bởi quy mô và chất lượng các dịch vụ mà thư viện đó
đưa ra”. Hiện nay, các điều kiện, khả năng và nhu cầu đối với việc
khai thác, sử dụng thông tin của NDT đã có những thay đổi rất rõ rệt,
chính vì thế, hệ thống SP&DVTTTV được tạo lập cũng cần phải có
những thay đổi tương xứng. J. Dorner và đồng tác giả trong một
2
nghiên cứu về các mô hình dịch vụ thư viện đã xác định: “Cần phải
có các mô hình dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
thư viện ảo và phát huy được các tiện ích của công nghệ mới”.
Trong bối cảnh đó, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, thời
gian qua các TVĐH Việt Nam đã quan tâm đầu tư phát triển các loại
hình SP&DVTTTV và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, việc phát triển các SP&DVTTTV tại các TVĐH nước ta còn
mang đậm tính chất tự phát, manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ để
tận dụng được nguồn lực của nhau, vì thế chưa đáp ứng tốt nhu cầu
thông tin của NDT. Để khắc phục hạn chế trên, các TVĐH cần tạo
lập các SP&DVTTTV chất lượng, thân thiện, có thể tương hợp với
nhau. Các SP&DVTTTV được tổ chức thành một hệ thống tương tác,
liên kết với nhau trong phạm vi từng thư viện, trong toàn mạng lưới
TVĐH và với bên ngoài. Hệ thống này đảm bảo phát huy sức mạnh
tổng thể nguồn lực thông tin của toàn mạng lưới các trường đại học,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của NDT.
Từ những lý do cơ bản trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề:
“Nghiên cứu mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
tại các trường đại học Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các tài liệu khoa học ở trong và ngoài nước liên quan tới đề tài
nghiên cứu mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH Việt
Nam theo hai xu hướng chính: Vai trò, xu thế đổi mới TVĐH trong giai
đoạn hiện nay và Phát triển hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH.
Theo xu hướng Vai trò, xu thế đổi mới thư viện đại học, có thể
kể đến các công trình tiêu biểu:“Tầm nhìn mới của thư viện đại học:
Hướng đến 2015” của M. Booth; “Thư viện đại học: Bối cảnh, mục
đích và hoạt động” của J.M. Budd; “Thư viện đại học trong tương
lai”của G. Curtis; “Thông tin từ lí luận tới thực tiễn” của PGS.TS.
Nguyễn Hữu Hùng; “Các mô hình bền vững của tài nguyên giáo dục
mở” của TS. Nguyễn Huy Chương; “Hướng đến mô hình thư viện đại
học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại
học” của TS. Vũ Bích Ngân... Trong các năm 2012 và 2014,
Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu Mỹ (ACRL) đã nêu rõ
các khuynh hướng nổi bật của TVĐH qua các tổng quan “Mười
3
khuynh hướng nổi bật của thư viện đại học năm 2012” và “Các
khuynh hướng tiêu biểu của thư viện đại học năm 2014”
Với cách tiếp cận trên nhiều khía cạnh và ở những mức độ khác
nhau, tựu trung các nghiên cứu đều chú trọng vào việc nhận diện và
phân tích những thay đổi căn bản về vai trò và phương thức hoạt
động của TVĐH trong bối cảnh xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức,
xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, công cuộc đổi mới
căn bản và toàn diện GDĐH đòi hỏi các TVĐH cần có sự đổi mới
mạnh mẽ để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Theo hướng nghiên cứu Phát triển hệ thống SP&DVTTTV tại
trường đại học được phản ánh qua nhiều công trình tiêu biểu như:
“Các nền tảng dịch vụ thư viện” của M. Breeding; “Các dịch vụ thư
viện được cá thể hóa” của M. Blake; “Nhìn nhận lại thư viện: Các
mô hình dịch vụ thư viện” của J. Dorner; “Truy cập mở, nguồn tin mở
và các thư viện số” của M. Krishnamurthy. Wang Wenqing, Cheng
Ling đã giới thiệu hai mô hình hệ thống SP&DVTTTV: dành cho
NDT và dành cho thư viện thành viên của Hệ thống thư viện số các
trường ĐH Trung Quốc (CADLIS). Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan
tới việc phát triển hệ thống SP&DVTTTV phục vụ NCĐT đã được
nhiều chuyên gia quan tâm. Trong số đó, có thể kể đến các tác giả tiêu
biểu: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, PGS.TS. Mai Hà; PGS.TS. Nguyễn
Thị Lan Thanh; PGS.TS. Vũ Dương Thúy Ngà (về chính sách, quản
lý); PGS.TS. Đoàn Phan Tân, TS. Tạ Bá Hưng, TS. Nguyễn Huy
Chương (về tổ chức hoạt động)
Các xu hướng trên đều chú trọng nghiên cứu phát triển các loại
hình SP&DVTTTV trực tuyến, có khả năng liên kết - chia sẻ ở mức
cao, theo triết lý truy cập mở phục vụ giáo dục mở để đáp ứng các
nhu cầu thông tin ngày càng cao, đa dạng của NDT.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình hệ thống
SP&DVTTTV cùng các giải pháp triển khai, nhằm đáp ứng nhanh
chóng, đầy đủ nhu cầu thông tin ngày càng cao, đa dạng của NDT, phục
vụ tốt hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại các trường ĐH, trong bối cảnh
4
đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH Việt Nam và hội nhập quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống
SP&DVTTTV tại trường ĐH;
- Nghiên cứu mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại một số trường
ĐH tiên tiến ở nước ngoài;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống SP&DVTTTV tại các
trường ĐH Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH
Việt Nam, cùng các giải pháp triển khai trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Hệ thống SP&DVTTTV tại các trường
ĐH Việt Nam. Giới hạn tập trung nghiên cứu các SP&DVTTTV
hiện đại, đang phổ biến và phát triển.
- Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu, khảo sát lấy mốc thời
gian từ năm học 2006 - 2007, khi các trường ĐH chính thức áp
dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động TTTV. Các cách tiếp cận
của luận án: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận theo chuẩn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng
hợp; So sánh; Mô hình hóa; Chuyên gia; Thống kê; Điều tra xã hội học
(bảng hỏi, phỏng vấn).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án hệ thống hóa, làm phong phú cơ sở lý luận về hệ thống
SP&DVTTTV tại trường ĐH. Luận chứng mô hình và cách tiếp cận để
5
xây dựng mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH Việt Nam và hội nhập
quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề cho các nghiên
cứu tiếp theo về mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH,
các tổ chức nghiên cứu KH&CN của Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước, lãnh đạo các trường ĐH, các TVĐH có cơ sở và cứ
liệu khoa học trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển hệ
thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế.
- Luận án đã khảo sát, phân tích thực trạng hệ thống SP&DVTTTV
tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh
giá khách quan về mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân.
- Mô hình hệ thống SP&DVTTTV cùng các giải pháp để hiện
thực hóa mà luận án đề xuất, giúp các TVĐH có được cơ sở thực tiễn
cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại và vận dụng trong việc phát
triển hệ thống SP&DVTTTV, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của
NDT, phục vụ tốt hoạt động NCĐT tại các trường ĐH Việt Nam.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lý,
các cơ sở đào tạo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực TTTV.
8. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin - thư viện tại trường đại học.
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin -
thư viện tại các trường đại học Việt Nam.
Chƣơng 3: Đề xuất mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin -
thư viện
1.1.1. Khái niệm về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin -
thư viện
1.1.1.1. Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
SP&DVTTTV là kết quả hoạt động của các cơ quan TTTV, là
công cụ, phương tiện đáp ứng các loại nhu cầu tin của NDT, đóng vai
trò là cầu nối giữa NDT với các cơ quan TTTV. Có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến SP&DVTTTV với các quan điểm khác nhau.
Hiện nay SP&DVTTTV được hiểu và nghiên cứu theo hai hướng:
hướng tích hợp, đồng nhất chúng với nhau (tạm gọi là hiểu theo
nghĩa rộng) và hướng tách biệt giữa SPTTTV với DVTTTV (tạm gọi
là hiểu theo nghĩa hẹp). Tùy vào cách tiếp cận và mục đích cụ thể mà
người ta lựa chọn cách hiểu phù hợp.
Luận án tiếp cận SP&DVTTTV theo nghĩa hẹp, theo hướng tiếp
cận này có thể xem xét các khái niệm SPTTTV và DVTTTV độc lập
với nhau. Tuy có sự khác biệt rõ rệt, nhưng các SP&DVTTTV lại luôn
gắn kết chặt chẽ, tương tác với nhau, chuyển hóa cho nhau trong quá
trình tạo lập và khai thác. Mỗi loại SP&DVTTTV chỉ có thể đáp ứng
một số loại nhu cầu tin nhất định. Mặt khác, mỗi NDT lại có các điều
kiện, khả năng, thói quen cũng như dành sự quan tâm khác nhau trong
việc sử dụng các SP&DVTTTV. Như vậy để đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu của NDT, các cơ quan TTTV cần phải tổ chức đồng thời nhiều loại
hình SP&DVTTTV khác nhau, bổ sung cho nhau, nhằm thoả mãn
được đầy đủ nhu cầu thông tin của các nhóm NDT.
1.1.1.2. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
- Khái niệm về hệ thống
L. Von Bertalanffy, nhà sinh vật học người Áo, là người đặt nền
tảng cho Lý thuyết hệ thống từ giữa thế kỷ 20, một lĩnh vực đã thâm
nhập vào mọi ngành khoa học. Mặc dù tiếp cận nghiên cứu hệ thống
7
từ các góc độ thuộc các lĩnh vực khác nhau, song các nhà khoa học đều
cùng chung quan niệm: Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác
nhau, liên kết với nhau, nhằm đạt tới mục tiêu chung.
- Khái niệm hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Tiếp cận theo lý thuyết hệ thống, có thể coi: Hệ thống
SP&DVTTTV là tập hợp các SP&DVTTTV cụ thể, được liên kết với
nhau, có quan hệ tương tác với nhau nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu thông tin của NDT. Hệ thống SP&DVTTTV tại trường ĐH gồm
các loại được tạo lập bởi TVĐH và được tiếp nhận từ bên ngoài.
- Các thành tố cấu thành hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin
- thư viện
Mỗi hệ thống SP&DVTTTV bao gồm một số thành tố xác định.
Xem xét cấu trúc hệ thống SP&DVTTTV một cách toàn diện có thể tiếp
cận dưới hai góc độ: tiếp cận nội dung và tiếp cận quản lý.
Tiếp cận nội dung: Vận dụng khái niệm tuyến sản phẩm của
R.D. Savard, có thể coi các thành tố cấu thành hệ thống
SP&DVTTTV chính là các tuyến SPTTTV và tuyến DVTTTV.
* Các tuyến SPTTTV: Dựa trên tính chất nhu cầu tin được đáp
ứng, các tuyến SPTTTV bao gồm:
+ Tuyến SPTTTV đáp ứng nhu cầu tra cứu: bao gồm Hệ thống
mục lục thư viện; Thư mục; CSDL thư mục (online và offline).
+ Tuyến SPTTTV đáp ứng nhu cầu về nội dung: bao gồm CSDL
toàn văn, Tổng quan, Cẩm nang tra cứu dạng FAQ, Website thư viện.
* Các tuyến DVTTTV: Dựa trên tính chất nhu cầu tin được đáp ứng,
các tuyến DVTTTV bao gồm:
+ Tuyến DVTTTV đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin: Cung
cấp tài liệu; Tra cứu thông tin; Hỏi đáp thông tin; Phổ biến thông tin
hiện tại; Phổ biến thông tin chọn lọc.
+ Tuyến DVTTTV đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin: Hoạt
động nhóm tại thư viện; Hội nghị, hội thảo, triển lãm; Trao đổi thông
tin trên mạng.
+ Tuyến DVTTTV đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn thông tin: DV
đào tạo năng lực thông tin; DV quản lý dữ liệu tham khảo; DV quản
lý dữ liệu nghiên cứu; DV tư vấn thông tin.
8
Tiếp cận quản lý: Để thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa các
SP&DVTTTV cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia tạo
lập và điều hành sử dụng. Thành phần quản lý bao gồm các bộ phận
tham gia xây dựng và điều hành hoạt động của hệ thống. Sự tiếp nhận
thông tin phản hồi của NDT là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển
của hệ thống.
Ngoài ra, có thể xem xét các yếu tố nguồn lực thông tin và NDT
như những yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất, trực tiếp nhất đối với việc
tạo lập và vận hành của hệ thống SP&DVTTTV.
- Mối liên kết giữa các thành tố cấu thành hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin - thư viện
Mối liên kết giữa các thành tố cấu thành hệ thống SP&DVTTTV
có thể nhận biết qua các dạng cơ bản: iên kết các SP&DVTTTV
c ng loại và iên kết các SP&DVTTTV không c ng loại. Tại mỗi
TVĐH, sự liên kết các thành tố sẽ tạo nên hệ thống
SP&DVTTTV cụ thể. Để các SP&DVTTTV liên kết được với nhau
một cách linh hoạt, thì chúng cần phù hợp với nhau và với bên ngoài.
Để sự liên kết đó được duy trì một cách bền vững và đạt hiệu quả
cao, thì cần phải có hệ thống cơ chế, chính sách, cũng như các giải
pháp đồng bộ, hợp lý.
1.1.2. Mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
- Khái niệm về mô hình: Một mô hình là hình ảnh đơn giản của
đối tượng được phản ánh. Hình ảnh được xây dựng cho đối tượng gốc
dựa trên một số yếu tố (khía cạnh, thuộc tính) nổi bật (theo một cách
tiếp cận nào đó) và mối liên kết giữa các yếu tố đó.
- Mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại
trường đại học.
- Mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
tại trường đại học: Dựa theo phương thức thức tạo lập và sử
dụng SP&DVTTTV, luận án nhận diện, phân tích ba loại mô
hình hệ thống SP&DVTTTV: Mô hình phân tán; Mô hình tập
trung; Mô hình kết hợp. Mỗi loại mô hình đều có những ưu điểm
và hạn chế.
9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin - thư viện
1.1.3.1. Chính sách và môi trường xã hội
Các yếu tố về chính sách và môi trường xã hội ảnh hưởng đến hệ
thống SP&DVTTTV bao gồm: Môi trường pháp lý trong đó có Chính
sách thông tin Quốc gia, các thông lệ quốc tế; Ý thức thượng tôn pháp
luật của các thành viên xã hội; Sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện
GDĐH; Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
1.1.3.2. Yếu tố con người
* Cán bộ thư viện
Đội ngũ cán bộ thư viện là người trực tiếp tham gia vào việc tạo
lập, quản lý, tổ chức khai thác hệ thống SP&DVTTTV, bởi vậy họ là
người có ảnh hưởng quyết định đến hệ thống này ở mọi phương diện
nêu trên.
* Người d ng tin
NDT và nhu cầu tin là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hệ
thống SP&DVTTTV. Thông tin phản hồi của NDT là hết sức cần thiết
để điều chỉnh sự tồn tại, phát triển của hệ thống.
1.1.3.3. Nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng để tạo lập
các SP&DVTTTV đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT.
1.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến hệ thống SP&DVTTTV. Yếu tố này là phương tiện để thực hiện
việc tạo lập và cung cấp SP&DVTTTV. Đặc biệt trong đó, cơ sở hạ
tầng thông tin là phương tiện tạo ra hệ thống SP&DVTTTV hiện đại
ngày nay.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông
tin - thư viện
Hệ thống SP&DVTTTV được đánh giá qua các khía cạnh: Đánh
giá các thành tố cấu thành hệ thống; đánh giá mối liên kết giữa các
thành tố cấu thành hệ thống và đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu
của hệ thống.
10
1.1.4.1. Đánh giá các thành tố cấu thành hệ thống
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm thông tin - thư viện
Các tiêu chí cơ bản đánh giá SPTTTV: (i) Tính đầy đủ của
nguồn tin được bao quát; (ii) Chất lượng của quá trình xử lý thông
tin; (iii) Mức độ cập nhật của nguồn tin; (iv) Khả năng đáp ứng nhu
cầu tìm kiếm, liên kết các nguồn thông tin.
* Tiêu chí đánh giá dịch vụ thông tin - thư viện
Các tiêu chí cơ bản đánh giá DVTTTV: (i) Hiệu quả
(Effectiveness): Hiệu quả, trả lời câu hỏi DVTTTV có đạt được mục
đích đề ra hay không. Câu trả lời dựa trên giá trị của tham số E theo
công thức: E= n/N %, trong đó, n: số người đưa ra đánh giá dịch vụ
đáp ứng nhu cầu; N: tổng số người tham gia đánh giá đối với dịch vụ.
Có 4 ngưỡng giá trị của E, cụ thể: E≤ 25%: Không đáp ứng; 25% <
E≤ 45%: Đáp ứng một phần; 45% 75%:
Đáp ứng rất tốt ; (ii) Hiệu quả chi phí (Cost- Effectiveness), trả lời câu
hỏi: DVTTTV có được triển khai với chi phí tiết kiệm nhất hay
không; (iii) Lợi ích chi phí (Cost-Benefit), trả lời câu hỏi: DVTTTV
có mang lại lợi ích cho NDT và sự phát triển của TVĐH hay không.
1.1.4.2.Đánh giá hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện
Việc đánh giá hệ thống SP&DVTTTV dựa trên các tiêu chí:
* Đánh giá mối liên kết của các thành tố cấu thành hệ thống
Đánh giá sự liên kết giữa các thành tố cấu thành hệ thống, bao
gồm mối liên kết các SP&DVTTTV cùng loại và các SP&DVTTTV
không cùng loại. Phân tích và đánh giá mối liên kết cùng loại và
không cùng loại giữa các SP&DVTTTV để đối chiếu với các tiêu chí
đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin của hệ thống, đánh giá về khả
năng bổ sung/mở rộng của chúng với nhau, bổ trợ lẫn nhau để cùng
hướng tới đáp ứng mọi nhu cầu của NDT.
*Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu của hệ thống
Mức độ đáp ứng mục tiêu của hệ thống được thể hiện qua mức độ
đáp ứng nhu cầu tin của các nhóm NDT sử dụng hệ thống SP&DVTTV.
Để xác định, dựa trên giá trị của tham số E qua việc thống kê ý kiến
đánh giá của NDT đối với các thành tố cấu thành hệ thống.
11
1.2. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại
trƣờng đại học
1.2.1. Đặc điểm hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư
viện tại trường đại học
Trên cơ sở ứng dụng CNTT&TT và các tính chất về nguồn lực
thông tin, về NDT và nhu cầu tin, luận án xác định các đặc điểm
chính của hệ thống SP&DVTTTV tại trường ĐH hiện nay: (1)
Nguồn tin, các SP&DVTTTV hiện đại ngày càng phổ biến; (2) Nhu
cầu và khả năng liên kết, chia sẻ của SP&DVTTTV cao; (3) Hướng
tới đáp ứng những nhu cầu tin đặc thù gắn với chương trình đào tạo.
1.2.2. Vai trò hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư
viện trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại trường đại học
Là cầu nối giữa các cơ quan TTTV với NDT, hệ thống
SP&DVTTTV có các vai trò nổi bật sau đây: (1) Công cụ, phương
thức đáp ứng nhu cầu tin; (2) Công cụ, phương tiện thực hiện việc liên
kết, chia sẻ giữa các thư viện; (3) Cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt
động của TVĐH.
1.3. Mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ
viện tại m t số trƣờng đại học tiên ti n trên th giới
Luận án giới thiệu 5 mô hình hệ thống SP&DVTTTV: Mô hình
hệ thống SP&DVTTTV về nguồn học liệu mở của Viện Công nghệ
Massachusetts; Mô hình hệ thống SP&DVTTTV về luận án khoa học
trực tuyến của các trường ĐH Vương quốc Anh (EThOS); Mô hình
hệ thống SP&DVTTTV của ĐH Oxford; Mô hình hệ thống
SP&DVTTTV số các trường ĐH Trung Quốc; Mô hình hệ thống
SP&DVTTTV tại trường ĐH Victoria (Wellington, New Zealand).
Qua khảo sát mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH
tiên tiến trên thế giới, xét tổng thể có thể nhận thấy các mô hình hệ
thống SP&DVTTTV là mô hình kết hợp tập trung phân tán, đảm bảo
khả năng liên thông, chia sẻ với bên ngoài, liên kết chặt chẽ với
nguồn lực thông tin KH&CN quốc gia. Các SP&DVTTTV được phát
triển theo mô hình trực tuyến, cho phép truy cập mở là xu hướng phát
triển chủ đạo của các TVĐH trên thế giới.
12
1.4. Đặc điểm thƣ viện đại học Việt Nam và yêu cầu đối với
hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện
1.4.1. Thư viện đại học Việt Nam th i đ i m i và h i nh p
quốc tế
(1) Đặc điểm về tổ chức: Hệ thống các trường ĐH Việt Nam hiện
nay đang vận hành theo các mô hình: ĐHQG và ĐH vùng (có các
trường ĐH thành viên); Các Trường ĐH/ Học viện (HV).
(2) Đặc điểm về nguồn lực thông tin: Những năm gần đây, để đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, các TVĐH đã có nhiều đổi mới trong
phát triển nguồn lực thông tin: đa dạng về hình thức, ưu tiên phát triển
nguồn tin điện tử, hướng tới tăng cường khả năng liên kết, chia sẻ.
Nguồn lực thông tin của các trường ĐH có ưu thế chuyên sâu theo lĩnh
vực đào tạo của trường. Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa các trường
trong phát triển nguồn lực thông tin.
(3) Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin. NDT tại các trường
ĐH có thể chia làm 3 nhóm chính: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; Cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy, nghiên cứu sinh; Học viên cao học, sinh viên.
Nhu cầu tin của các nhóm NDT có những đặc điểm chung và đặc
điểm riêng.
1.4.2. Đổi mới giáo dục đại học và nhiệm vụ đặt ra cho các thư
viện đại học Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH Việt Nam hiện nay
tác động trực tiếp tới nhiệm vụ của TVĐH cũng như tới việc tạo lập
và khai thác hệ thống SP&DVTTTV tại các trường ĐH, đòi hỏi phải
đáp ứng đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn nhu cầu tin của NDT.
1.4.3. Yêu cầu đối với hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin
- thư viện tại các trường đại học Việt Nam
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, hệ thống SP&DVTTTV tại
các trường ĐH Việt Nam hiện nay cần đáp ứng các yêu cầu: (1) Đảm
bảo tính mục tiêu và hiệu quả (để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu đào
tạo tại trường ĐH); (2) Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi (phù hợp với
khả năng và xu thế phát triển của các TVĐH); (3) Đảm bảo tính mở,
linh hoạt (để đảm bảo cho sự liên kết, chia sẻ trên các phạm vi); (4)
13
Đảm bảo tính hợp pháp (đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của
người tạo lập và khai thác thông tin); (5) Đảm bảo tính hệ thống, phù
hợp với xu thế chung trên thế giới (đáp ứng xu thế toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế).
Tiểu k t
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự liên kết, tương tác chặt
chẽ giữa các thành tố cấu thành là những yêu cầu rất cần thiết, quan
trọng đối với hệ thống SP&DVTTTV. Để đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn, các TVĐH Việt Nam cần tạo lập và phát triển các loại hình
SP&DVTTTV đa dạng và thân thiện trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu toàn diện về NDT và nhu cầu tin tại trường ĐH; trên cơ sở ứng
dụng triệt để các thành tựu CNTT&TT; những kinh nghiệm rút ra qua
các mô hình hệ thống SP&DVTTTV của một số trường ĐH tiên tiến
nước ngoài.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN-THƢ VIỆN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
2.1. Sản phẩm thông tin - thư viện tại các trường đại học
Việt Nam
2.1.1. Các loại hình sản phẩm thông tin - thư viện
Qua khảo sát các TVĐH Việt Nam, hiện có các loại SPTTTV phổ
biến sau:
- Các SPTTTV đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin: Thư mục các
loại; CSDL thư mục quản lý tài liệu tại thư viện.
- Các SPTTTV đáp ứng nhu cầu cung cấp nội dung thông tin:
CSDL toàn văn; Cẩm nang, Hệ thống câu hỏi thường gặp (FAQ);
Tổng quan; Website thư viện.
2.1.2. Phương thức tạo lập và khai thác các sản phẩm thông
tin - thư viện
Phương thức tạo lập và phương thức khai thác đối với các
SPTTTV hiện nay tại các trường ĐH chủ yếu theo phương thức tập
14
trung tại mỗi trường, khả năng chia sẻ, liên kết giữa các trường còn
nhiều hạn chế.
2.1.3. Đánh giá sản phẩm thông tin - thư viện
Nhìn chung các SP&DVTTTV tại trường ĐH chưa đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu NDT, chưa đủ khả năng liên kết, hội nhập với các
SPTTTV tương ứng của các TVĐH và cơ quan thông tin - xuất bản
lớn trên thế giới.
2.2. Dịch vụ thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam
2.2.1. Các loại hình dịch vụ thông tin - thư viện
Qua khảo sát các trường ĐH Việt Nam hiện phổ biến 12 loại
DVTTTV.
+ Các DVTTTV đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin: Cung cấp
tài liệu; Tra cứu thông tin; Hỏi - Đáp thông tin; Phổ biến thông tin
hiện tại; Phổ biến thông tin chọn lọc.
+ Các DVTTTV đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin: Hoạt động
nhóm tại TV; Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm; Trao đổi thông tin trên
mạng.
+ Các DVTTTV đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn thông tin: Đào
tạo năng lực thông tin; Quản lý dữ liệu tham khảo; Quản lý nguồn tin
KHNS; Tư vấn thông tin.
2.2.2. Phương thức tổ chức và khai thác dịch vụ
Việc tổ chức và khai thác các DVTTT tại các TVĐH nước ta chủ
yếu được tiến hành theo phương thức tập trung. Khả năng liên kết và
chia sẻ dịch vụ còn rất hạn chế.
2.2.3. Đánh giá dịch vụ thông tin - thư viện
Trên cơ sở phân tích các số liệu điều tra theo các tiêu chí đánh
giá cho thấy: Các DVTTTV được triển khai tại các TVĐH nước ta về
cơ bản chưa đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tin của
NDT tại trường ĐH; Chất lượng của các DV chưa cao và các TVĐH
chưa có sự liên kết, phối hợp được với nhau để nâng cao chất lượng
và hiệu quả khai thác các DVTTTV, nhằm đáp ứng các yêu cầu của
thực tiễn.
15
2.3. Các y u tố ảnh hƣởng đ n hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thƣ viện tại các trƣờng đại học Việt Nam
2.3.1. Yếu tố chính sách và môi trường xã hội
Qua phân tích nội dung chính của hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định) có
thể thấy tinh thần chủ đạo là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội
đều có quyền, có nghĩa vụ và bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng
thông tin phục vụ nghiên cứu, đào tạo. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản nhất
để TVĐH phát triển hệ thống SP&DVTTTV.
2.3.2. Yếu tố con người
Nhìn chung chất lượng đội ngũ CBTV còn yếu so với yêu cầu
phát triển hệ thống SP&DVTTTV. Kiến thức thông tin của NDT
cũng chưa đủ để khai thác có hiệu quả hệ thống SP&DVTTTV.
2.3.3. Yếu tố nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin tại nhiều TVĐH của nước ta còn hạn chế về
nhiều mặt, đặc biệt sự chênh lệch khá lớn giữa các TVĐH. Việc liên
kết chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan TTTV còn hạn chế
mặc dù đã có nhiều cố gắng để cải thiện (sự hình thành liên hiệp bổ
sung các nguồn tin KH&CN).
2.3.4. Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin
Xét tổng thể, do sự đầu tư của nhà nước còn thiếu đồng bộ và
đồng đều, vẫn có sự chênh lệch khá lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng thông tin giữa các TVĐH, do đó cần có sự đổi mới về
chính sách đầu tư của Nhà nước cũng như chính sách đầu tư tại mỗi
trường ĐH.
2.4. Đánh giá hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ
viện tại các trƣờng đại học Việt Nam
2.4.1. Mối liên kết các thành tố cấu thành hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin - thư viện
Trong thực tế đã xuất hiện mối liên kết khá chặt chẽ giữa các SP&
DVTTTV trong từng trường ĐH. Tuy nhiên mối liên kết giữa các
thành tố cấu thành hệ thống SP&DVTTTV giữa các trường ĐH nước
ta còn nhiều hạn chế, cần phải khắc phục.
16
2.4.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tin của hệ thống
Việc đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tin của hệ thống
SP&DVTTTV tại trường ĐH Việt Nam được tiến hành theo phương
pháp đối chiếu với giá trị tham số E của các thành tố cấu thành và được
thực hiện đối với các tuyến SP&DVTTTV: (1) đáp ứng nhu cầu cung
cấp thông tin; (2) đáp ứng nhu cầu trao đổi, công bố thông tin; (3) đáp
ứng nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thông tin. Các kết quả phân tích cho thấy,
hệ thống còn hạn chế, các nhóm NDT đều đánh giá đại đa số các
đơn vị cấu thành các tuyến SP&DVTTTV mới chỉ đáp ứng một
phần hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của các nhóm NDT tại các trường
ĐH, do vậy đánh giá chung là hệ thống chưa đáp ứng được nhu
cầu NDT.
Bên cạnh đó, các TVĐH cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thông
tin phục vụ lãnh đạo, quản lý bởi chúng chưa đủ khả năng kiểm soát
và cung cấp đầy đủ cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_mo_hinh_he_thong_san_pham_va_dich.pdf