Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành cầu lông khoa sư phạm thể dục trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN VĂN THẠCH NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TAY CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CẦU LÔNG KHOA SƯ PHẠM THỂ DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH Ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. L

pdf34 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành cầu lông khoa sư phạm thể dục trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Đức Chương 2. PGS.TS. Bùi Quang Hải Phản biện 1: GS.TS. Lưu Quang Hiệp Phản biện 2: TS. Lê Hồng Sơn Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Vào hồi........ giờ........ ngày....... tháng........ năm 2018 Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh với lịch sử phát triển hơn 55 năm, luôn là chiếc nôi đào tạo ra đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên giáo viên TDTT có năng lực, có phẩm chất đạo đức, đặc biệt là có chuyên môn giỏi, góp phần đưa nền thể dục thể thao nước nhà ngày càng phát triển vững mạnh. Đối với sinh viên chuyên ngành Cầu lông nói chung và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Cầu lông khoa Sư phạm thể dục (nay là ngành Giáo dục thể chất) nói riêng, mục đích đào tạo là phục vụ cho việc giảng dạy chuyên môn Cầu lông của các em khi ra trường đạt kết quả cao. Vì vậy yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình học là đặc biệt quan trọng, đó chính là khả năng thực hiện kỹ thuật phải chuẩn, chính xác và hiệu quả. Trong môn Cầu lông nhóm kỹ thuật của tay có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, cho đến nay ở nước ta việc nghiên cứu về trình độ kỹ thuật của vận động viên và sinh viên Cầu lông cũng đã được nhiều đề tài của sinh viên, học viên cao học hoặc được một số tác giải biên soạn và biên dịch từ tài liệu nước ngoài. Những công trình trên đã góp phần quan trọng cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ, chiến thuật và thể lực cho vận động viên, nhưng vẫn còn chưa đi sâu và phát huy hết được hiệu quả của bài tập, đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể đối với nhóm kỹ thuật tay của môn Cầu lông. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật hiện nay, giáo viên Bộ môn Cầu lông Trường Đại học TDTT Bắc Ninh thường theo sở trường của mỗi thầy nên việc lựa chọn và đưa ra các bài tập cũng thường khác nhau và không mang tính đồng nhất. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của nhóm kỹ thuật tay trong Cầu lông đối với quá trình giảng dạy, huấn luyện cho sinh viên và vận động viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông Khoa Sư phạm Thể dục Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh”. Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn các bài tập cho nhóm kỹ thuật tay phù hợp nâng cao hiệu quả giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất (GDTC) Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dạy và học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật tay đối với sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2 Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã đánh giá được thực trạng của công tác giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Lựa chọn được 17 test kiểm tra theo học phần có đủ độ tin cậy để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa họn Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn lựa chọn, xây dựng bài tập chuyên môn môn Cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo hướng đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội, luận án đã lựa chọn được 5 nguyên tắc làm căn cứ lựa chọn bài tập chuyên môn Cầu lông. Trên cơ sở đó, tiến hành lựa chọn được 118 bài tập kỹ thuật chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Trong đó có 14 bài tập thuộc nhóm mô phỏng động tác kỹ thuật, 34 bài tập thuộc nhóm kỹ thuật đơn lẻ và 70 bài tập thuộc nhóm phối hợp kỹ thuật. Luận án đã tiến hành ứng dụng các bài tập chuyên môn đã lựa chọn theo kế hoạch thực nghiệm đã xây dựng cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong thực tế và đánh giá hiệu quả qua các mặt: Kết quả kiểm tra 17 test chuyên môn và kết quả học tập môn chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 146 trang A4: Gồm các phần: Phần mở đầu (04 trang); Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (43 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên cứu (18 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (79 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 122 tài liệu, trong đó có 104 tài liệu bằng tiếng Việt, 06 tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, 06 tài liệu bằng tiếng Anh và 06 tài liệu bằng tiếng Nga, ngoài ra còn có 34 bảng số liệu, 05 sơ đồ, 04 biểu đồ và 5 phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 của luận án trình bày về các ván đề cụ thể sau: 1.1. Những cơ sở lý luận của công tác giảng dạy Cầu lông 1.2. Hệ thống kỹ thuật Cầu lông 1.3. Đặc điểm công tác giảng dạy kỹ thuật Cầu lông 1.4. Đặc điểm phương tiện giảng dạy kỹ thuật Cầu lông 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan 3 Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 5 tới trang 48 của luận án. Quá trình nghiên cứu chương 1 của luận án đã hệ thống và phân tích được các vấn đề liên quan, từ đó xác định được nội dung, phương pháp ứng dụng trong nghiên cứu. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 6 phương pháp khoa học thường quy trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Khách thể nghiên cứu của luận án: Đối tượng phỏng vấn bao gồm: 35 cán bộ quản lý, giảng viên, HLV và chuyên gia về Cầu lông. 58 sinh viên khóa Đại học 50 và 51 chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đang học tập tại trường. 126 sinh viên chuyên ngành Cầu lông các khóa Đại học 48, 49 và 50 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đang học tập tại trường. 128 cựu sinh viên các khóa từ Đại học 43 đến Đại học 47 đã tốt nghiệp ra trường. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy các kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nghiên cứu lựa chọn bài tập và xây dựng kế hoạch giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh). 2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TPHCM và các trung tâm HLTT trên cả nước. 2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của luận án được tiến hành từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm 2017. 4 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật tay đối với sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 3.1.1. Thực trạng chương trình và nội dung giảng dạy môn Cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất 3.1.1.1. Chương trình đào tạo chuyên ngành Cầu lông: Trong khoảng thời gian gần 8 năm trở lại đây, nhà trường đã 3 lần thay đổi kế hoạch học tập. Việc này dẫn đến sự thay đổi và áp dụng chương trình học tập của các khóa có sự biến động như sau: Bảng 3.1. Thời gian học tập môn thể thao chuyên ngành ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh thời gian gần đây Đối tượng Tổng số Tổng số Ghi TT Năm bắt đầu Thời gian học (kỳ) (Khóa) kỳ học giờ chú 1 2008 44 - 45 Từ kỳ 4 đến kỳ 7 4 240 2 2010 46 đến 50 Từ kỳ 1 đến kỳ 7 7 420 3 2015 Từ K51 trở đi Từ kỳ 3 đến kỳ 7 5 330 Như vậy, trong khoảng thời gian 8 năm trở lại đây, nhà trường đã có 3 lần thay đổi kế hoạch, chương trình đào tạo. Điều này xuất phát từ yêu cầu đổi mới công tác đào tạo của nhà trường trong mỗi giai đoạn cụ thể, song sự thay đổi liên tục chương trình giảng dạy như trên cũng phần nào làm mất đi tính ổn định của công tác đào tạo trong nhà trường. Mặt khác, số lượng giờ học cũng như thời gian học tập môn thể thao chuyên ngành như đã trình bày tại bảng 3.1 chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của mỗi khóa học tương ứng với mỗi chương trình khác nhau. Như chúng ta đã biết, học tập (tập luyện) thể thao là một quá trình cần được diễn ra thường xuyên, liên tục. Mặc dù mục tiêu đào tạo sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC không hướng đến thành tích cao, song sự trau dồi các kỹ năng chuyên môn sẽ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình công tác sau khi tốt nghiệp cũng đòi hỏi phải có thời gian học tập thích hợp mới đảm bảo yêu cầu của công tác đào tạo trong nhà trường. Sự thay đổi liên tục chương trình giảng dạy môn thể thao chuyên ngành đã làm ảnh hưởng đến công tác tổng kết việc thực hiện chương trình của các bộ môn dẫn đến chưa đúc kết được những điểm mạnh của chương trình cũ để phát huy hoặc loại bỏ mặt còn hạn chế khi thực hiện chương trình cũ để áp dụng cho chương trình mới. 3.1.1.2. Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất: 5 Sự thay đổi kế hoạch, chương trình đào tạo trong những năm qua tất yếu dẫn đến sự thay đổi về thời lượng học tập các nội dung của mỗi chương trình. Để đảm bảo tính toàn diện của mỗi chương trình, Bộ môn Cầu lông đã đưa vào đầy đủ các nội dung giảng dạy môn chuyên ngành sao cho có đủ nội dung như nhau, song do tổng thời gian thực hiện các chương trình khác nhau nên số giờ dành cho các nội dung trong mỗi chương trình cũng có sự khác biệt đáng kể. Điều này được thể hiện ở 2 bảng số liệu sau: 1 Bảng 3.2. Bảng phân phối thời gian cho các hình thức giảng dạy ở các chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Thời gian phân phối cho các hình thức học tập Chương trình năm 2010 Chương trình năm 2015 Học Thực hành Thực hành Lý thuyết Tập luyện Thảo luận Lý thuyết Tập luyện Thảo luận kỳ PP PP Học Tổng Học Tổng phần số giờ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ phần số giờ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ % giờ % giờ % giờ % 1 1 60 08 13.3 50 83.3 02 3.3 0 0 2 2 60 10 16.7 48 80.0 02 3.3 0 0 3 3 60 10 16.7 48 80.0 02 3.3 0 0 1 60 06 10.0 52 86.7 02 3.3 0 0 4 4 60 06 10.0 40 66.7 02 3.3 12 20.0 2 60 08 13.3 50 83.3 02 3.3 0 0 5 5 60 02 3.3 40 66.7 02 3.3 16 26.7 3 60 08 13.3 40 66.7 02 3.3 10 16.7 6 6 60 06 10.0 44 73.3 02 3.3 08 13.3 4 60 06 10.0 42 53.3 02 3.3 10 16.7 7 7 60 0 0 60 100 0 0 0 0 5 90 08 8.9 66 73.3 02 2.2 14 15.6 Tổng 420 42 10.0 330 78.6 12 2.9 36 8.6 330 36 10.9 250 75.8 10 3.0 34 10.3 2 Bảng 3.3. Phân phối thời gian cho các nội dung tập luyện trong các chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Thời gian phân phối cho các nội dung tập luyện Chương trình năm 2010 Chương trình năm 2015 Học Chiến Chiến kỳ Kỹ thuật Thể lực Thi đấu Kỹ thuật Thể lực Thi đấu Học Tổng thuật Học Tổng thuật phần số giờ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ phần số giờ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % 1 1 50 42 84.0 0 0 08 16.0 0 0 2 2 48 36 75.0 0 0 12 25.0 0 0 3 3 48 40 83.3 0 0 8 16.7 0 0 1 52 44 84.6 0 0 8 15.4 0 0 4 4 40 5 12.5 21 52.5 4 10.0 10 25.0 2 50 44 88.0 0 0 6 12.0 0 0 5 5 40 0 0 10 25.0 04 10.0 26 65.0 3 40 34 85.0 0 0 6 15.0 0 0 6 6 44 10 22.7 16 36.4 0 0 18 40.9 4 42 0 0 38 87.5 4 12.5 0 0 7 7 60 0 0 26 43.3 04 6.67 30 46.7 5 66 36 54.5 12 18.2 6 9.1 12 18.2 Tổng 330 133 40.3 73 22.1 40 12.1 84 25.5 250 158 63.2 50 20.0 30 12.0 12 4.8 6 Qua số liệu ở bảng 3.2 và 3.3 cho thấy: Bộ môn đã sắp xếp tương đối toàn diện các hình thức giảng dạy để trang bị cho sinh viên từ kiến thức đến kỹ năng cần thiết, đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác chuyên môn của mình. Chương trình môn học năm 2015, bộ môn đã tăng tỷ lệ số giờ giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên với tổng số giờ là 158 giờ và giảm bớt số giờ tập luyện các nội dung khác như: thể lực, chiến thuật và thi đấu. Điều này cho thấy sự ưu tiên trang bị kỹ thuật cho sinh viên chuyên ngành của bộ môn, đặc biệt sinh viên thuộc ngành GDTC. Việc tăng số lượng giờ học của đối tượng này nhằm đảm bảo thời gian giúp sinh viên tiếp thu có chất lượng các kỹ thuật của môn học để sau này có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn tốt hơn cho các đối tượng khác. Trong 3/4 thời gian học tập của chương trình dành cho tập luyện chuyên môn, bộ môn đã giảng dạy đầy đủ các nội dung về kỹ thuật, chiến thuật, phát triển thể lực và năng lực thi đấu cho sinh viên. Thời lượng dành cho mỗi nội dung này ở mỗi chương trình đều có sự khác biệt, song tập luyện về kỹ thuật luôn là nội dung được ưu tiên hàng đầu. Theo tinh thần thảo luận của bộ môn, nội dung học tập kỹ thuật được dành ổn định từ 130 - 150 giờ trong mỗi chương trình để sinh viên có thể tiếp thu, củng cố và hoàn thiện được kỹ thuật của môn học (tùy theo đối tượng học tập). Số giờ này thường được phân chia vào 4 đến 5 học kỳ khác nhau trong toàn bộ chương trình để sinh viên có thể vừa tiếp thu, củng cố và liên tục được hoàn thiện trong thời gian học tập tại trường. Các nội dung khác có thể được tăng hoặc giảm tùy theo tổng thời lượng cho phép của chương trình. Hạn chế về số giờ tập luyện các nội dung chiến thuật, thể lực và thi đấu trong chương trình xuất phát từ nguyên nhân do tổng số giờ bị hạn chế, song có thể đây cũng là tác nhân hữu ích kích thích sinh viên cần dành thời gian cho tập luyện ngoại khóa. Kỹ thuật được trang bị tốt là điều kiện cơ bản, quan trọng để sinh viên có thể tiếp tục rèn luyện nâng cao các năng lực chuyên môn khác sau khi tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, để có thể nhận định một cách chính xác và khách quan hơn về nội dung chương trình môn chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC của trường Đại học TDTT Bắc Ninh, luận án đã tiến hành so sánh với chương trình môn Cầu lông của một số trường chuyên về TDTT, kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 và 3.5: 6 Bảng 3.4. Bảng phân phối thời gian cho các hình thức giảng dạy ở các chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất của Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng Thời gian phân phối cho các hình thức học tập Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Thi và Thực Thi và Lý Tập Thảo Thực Lý Tập Thảo kiểm tra hành kiểm thuyết luyện luận hành PP thuyết luyện luận Học Tổng Học Tổng PP tra phần số giờ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ phần số giờ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số lệ lệ lệ lệ lệ lệ lệ lệ lệ lệ giờ giờ giờ giờ giờ giờ giờ giờ giờ giờ % % % % % % % % % % 1 75 15 20.0 45 60.0 3 4.0 6 8.0 6 8.0 1 81 9 11.1 66 81.5 0 0 0 0 6 7.4 2 75 15 20.0 45 60.0 3 4.0 6 8.0 6 8.0 2 81 9 11.1 66 81.5 0 0 0 0 6 7.4 3 75 15 20.0 51 86.0 0 0 3 4.0 6 8.0 3 81 9 11.1 60 74.1 0 0 6 7.4 6 7.4 4 75 10 13.3 50 66.7 3 4.0 6 8.0 6 8.0 4 81 9 11.1 60 74.1 0 0 6 7.4 6 7.4 5 90 18 20.0 57 63.3 3 3.3 6 6.7 6 6.7 5 81 9 11.1 60 74.1 0 0 6 7.4 6 7.4 6 60 9 15.0 33 55.0 3 5.0 9 15.0 6 10.0 6 81 9 11.1 60 74.1 0 0 6 7.4 6 7.4 Tổng 450 82 18.2 281 62.4 15 3.3 36 8.0 36 8.0 486 54 11.1 372 76.5 0 0 24 4.9 36 7.4 7 Bảng 3.5. Phân phối thời gian cho các nội dung tập luyện trong chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất của Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng Thời gian phân phối cho các nội dung tập luyện Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Chiến Kỹ thuật Chiến thuật Thể lực Thi đấu Kỹ thuật Thể lực Thi đấu Học Tổng Học Tổng thuật phần số giờ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ phần số giờ Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ giờ % giờ % giờ % giờ lệ % giờ % giờ lệ % giờ lệ % giờ lệ % 1 45 30 66.7 6 13.3 9 20.0 0 0 1 66 54 81.8 0 0 12 18.2 0 0 2 45 30 66.7 6 13.3 9 20.0 0 0 2 66 53 80.3 0 0 13 19.7 0 0 3 51 33 64.7 6 11.8 12 23.5 0 0 3 60 50 83.3 0 0 10 16.7 0 0 4 50 32 64.0 9 18.0 9 18.0 0 0 4 60 22 36.7 30 50.0 8 13.3 0 0 5 57 42 73.7 0 0 6 10.5 9 15.8 5 60 30 50.0 18 30.0 0 0 12 20.0 6 33 18 54.5 9 27.3 6 18.2 0 0 6 60 24 40.0 17 28.3 9 15.0 10 16.7 Tổng 281 185 65.8 54 19.2 51 18.1 9 3.2 372 233 62.6 65 17.5 52 14.0 22 5.9 7 Qua số liệu ở các bảng 3.2; 3.3; 3.4 và 3.5 cho thấy: Tất cả các trường đều cho thấy sự ưu tiên trang bị kỹ thuật cho sinh viên chuyên ngành ngành GDTC của bộ môn (trường Đại học TDTT Bắc Ninh là 63.2%; trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội là 65.8% và trường Đại học TDTT Đà Nẵng là 62.6%). Việc tăng số giờ kỹ thuật dành cho đối tượng này của các trường đều hướng tới mục đích giúp sinh viên tiếp thu có chất lượng các kỹ thuật của môn học để sau này có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn tốt hơn cho các đối tượng khác. 3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy môn Cầu lông Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nói chung của nhà trường ngày nay đã có những cải thiện tốt hơn nhiều so với trước đây trong đó bao gồm cả cơ sở phục vụ cho công tác giảng dạy môn Cầu lông. Dù vậy, với số lượng sinh viên hiện nay có tăng hơn trước đây nên sự đáp ứng của nhà trường về cơ sở vật chất mới chỉ ở mức độ tối thiểu.Qua kết quả tại bảng 3.6 được trình bày cụ thể trong luận án cho thấy, quan trọng và cấp thiết hơn là phải huy động được sự ủng hộ của gia đình sinh viên trên quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm mới có thể đáp ứng được tốt hơn về dụng cụ tập luyện cho các em học tập đạt hiệu quả cao hơn. 3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cầu lông Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Thông qua bảng 3.7 và 3.8 được trình bày cụ thể tại luận án cho thấy: Lực lượng giáo viên bộ môn Cầu lông hiện nay đã được tăng cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy môn học này trong nhà trường, đặc biệt là trong công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành. 3.1.4. Thực trạng đối tượng học tập chuyên ngành Cầu lông Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Qua bảng 3.9; 3.10 và 3.11 được trình bày cụ thể trong luận án cho thấy: Đối tượng học tập chuyên ngành Cầu lông hiện nay ngày càng hạn chế. Trước hết là ở số lượng ngày càng giảm, thứ hai, chất lượng sinh viên vào học chuyên ngành không đồng đều: Số lượng sinh viên đã qua tập luyện lâu năm từ trước ngày càng hạn chế, số lượng sinh viên bắt đầu cầm vợt khi vào học chuyên ngành còn nhiều. Vấn đề này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo chuyên ngành của bộ môn Cầu lông trong nhà trường. 3.1.5. Thực trạng nội dung và kế hoạch giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Thông qua kết quả nghiên cứu tại các bảng 3.13, 3.14, 3.15 và 3.16 được trình bày cụ thể trong luận án, về đánh giá thực trạng nội dung và kế hoạch 8 giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông, luận án rút ra một số nhận xét sau: Nội dung giảng dạy các kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành đã được xây dựng trên cơ sở bám sát những kiến thức của giáo trình qua từng giai đoạn phát triển cụ thể của môn học. Việc trang bị đầy đủ, toàn diện các kỹ thuật cho sinh viên theo đúng đối tượng (chuyên ngành GDTC) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong công tác của mình sau khi tốt nghiệp trở thành những sinh viên có chuyên môn vững vàng, truyền thụ lại những kiến thức và kỹ năng của môn học cho các thế hệ mai sau. Kế hoạch giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông đảm bảo thực hiện theo đúng chương trình của toàn khóa học cũng như lịch trình giảng dạy cho từng học phần. Các chương trình giảng dạy của bộ môn đã được xây dựng trên cơ sở khoa học và phù hợp với đối giảng dạy. Mặc dù lượng thời gian còn hạn chế, song việc sắp xếp hợp lý giữa nội dung và các giai đoạn thời gian để giảng dạy đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực trong công tác đào tạo của bộ môn và phù hợp với những ý kiến đóng góp của đa số giáo viên, HLV và chuyên gia được phỏng vấn. 3.1.6. Thực trạng bài tập sử dụng giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Thông qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.17 và 3.18 được trình bày cụ thể trong luận án, về việc đánh giá mức độ sử dụng các nhóm bài tập trong giảng dạy một kỹ thuật ở các giai đoạn cho sinh viên chuyên ngành, luận án có một số nhận xét như sau: Nội dung các bài tập thể hiện tương đối toàn diện trên cơ sở nhằm đạt mục đích là giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên. Độ khó các bài tập được tăng dần theo thời gian và từng giai đoạn giảng dạy nhất định từ ban đầu đến giảng dạy sâu, đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc hệ thống và tăng dần yêu cầu của phương pháp GDTC. Số lượng các bài tập sử dụng trong quá trình giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt là ở giai đoạn giảng dạy ban đầu. Vấn đề này thường tạo ra sự nhàm chán đối với sinh viên và có ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu kỹ thuật của sinh viên. Ngoài ra sự mất cân đối và toàn diện trong việc sử dụng các nhóm bài tập khác nhau chắc chắn cũng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ thuật của sinh viên ở các giai đoạn tập luyện chiến thuật và thi đấu. 3.1.7. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Trong quá trình lựa chọn các test chúng tôi căn cứ vào những cơ sở sau đây để lựa chọn: Căn cứ vào những đề tài cấp cơ sở của Bộ môn đã nghiên cứu và được Hội đồng khoa học Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tiến hành đánh giá và nghiệm thu, căn cứ vào chương trình môn Cầu lông. Thông qua những căn cứ trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn được 17 test dùng để đánh giá hiệu quả 9 giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Cụ thể như sau: Bảng 3.19. Mã hóa tên các test kiểm tra Đơn TT Tên test Mã hóa test vị đo 1 Di chuyển đánh cầu thấp tay trên toàn sân 10 lần Lần TePT1 2 DC ngang và phòng thủ phải, trái 10 lần vào ô cuối sân 5,18m x 1,0m Lần TePT2 3 Phát cầu trái tay 10 lần vào ô 0,5m x 2,60m Lần TePCT 4 Phát cầu cao xa 10 lần vào ô 0,76m x 2,60m Lần TePCP1 5 PH phát cầu cao phòng thủ 10 lần vào ô 0,76m x 5,18m Lần TePCP2 6 Đánh cầu cao xa 10 lần vào ô 0,76m x 5,18m Lần TeCX1 7 PH phát cầu và lùi đánh cao xa 10 lần vào ô 2,60m x 0,76m Lần TeCX2 8 PH đánh cao xa đường thẳng và đường chéo 10 lần vào ô 2,60m x 0,76m Lần TeCX3 9 Đập cầu dọc biên 10 lần vào ô 6,7m x 1,3m Lần TeĐC1 10 PH phát thấp gần và lùi nhảy đập đường chéo 10 lần vào ô 1/2 sân đơn Lần TeĐC2 11 Treo cầu 10 lần vào ô 1/4 khu vực 1,98m Lần TeTC1 12 PH phát cao xa và lùi treo cầu 10 lần vào ô 0,8m x 2,0m Lần TeTC2 13 PH đánh cao xa và treo cầu 10 lần vào ô 1/4 khu vực 1,98m Lần TeTC3 14 Bỏ nhỏ đường chéo 10 lần vào ô 1/4 khu vực 1,98m Lần TeBN1 15 PH phát cao xa và bỏ nhỏ chéo lưới 10 lần vào ô khu vực 1,98m Lần TeBN2 16 Đánh cầu trái cao tay đến cuối sân 10 lần vào ô 2,60m x 1,0m Lần TeCT1 17 PHDC ngang và đánh cầu phải trái cao tay 10 lần vào ô 2,60m x 0,76m Lần TeCT2 Nội dung cụ thể và cách phân chia 17 test trên theo các học phần của kế hoạch thực nghiệm đã được chúng tôi trình bày cụ thể tại mục 2.1.4 của luận án. 3.1.8. Thực trạng hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Nghiên cứu thực trạng hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên là một trong những cứ liệu cần thiết làm tiền đề và cơ sở để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất. Để giải quyết vấn đề này, luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đối với lớp chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC khoá Đại học 49 sau khi kết thúc học kỳ 4 thông qua kết quả kiểm tra các test đánh giá kỹ thuật đã lựa chọn ở mục 3.1.7 và qua đánh giá kết quả học tập môn chuyên ngành ở thời điểm kết thúc học kỳ 4. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.20 và 3.21: 10 Bảng 3.20. Kết quả kiểm tra các test đánh giá kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n=19) Kết quả kiểm tra TT Các test ± 1 TePT1 7.23 1.52 2 TePT2 6.83 0.75 3 TePCT 7.89 0.87 4 TePCP1 7.23 1.55 5 TePCP2 7.57 0.68 6 TeCX1 7.89 1.66 7 TeCX2 6.45 1.09 8 TeCX3 6.29 1.63 9 TeĐC1 7.89 0.68 10 TeĐC2 7.16 0.83 11 TeTC1 6.23 0.74 12 TeTC2 6.45 0.53 13 TeTC3 5.98 1.37 14 TeBN1 7.03 0.77 15 TeBN2 6.56 0.78 16 TeCT1 5.75 1.01 17 TeCT2 6.47 0.89 Bảng 3.21. Kết quả học tập của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất khóa Đại học 49 thời điểm kết thúc học kỳ 4 Kết quả học tập TT Xếp loại Số lượng Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 0 0 2 Giỏi 01 5.3 3 Khá 06 31.6 4 Trung bình 09 47.4 5 Yếu 0 0 6 Kém 01 5.3 7 Nghỉ có lý do 02 10.5 8 KĐĐK 0 0 Tổng 19 100 Qua bảng 3.20 và 3.21 cho thấy: Hầu hết kết quả kiểm tra kỹ thuật tay thông qua 17 test của sinh viên đều nằm trong ngưỡng trung bình và trung bình khá theo bảng tiêu chuẩn đánh giá của Bộ môn. Đồng thời, qua phân tích kết quả học tập cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên đạt điểm trung bình cũng sấp xỉ 50%, thậm chí có 5.3% sinh viên đạt kết quả học tập loại kém, không có sinh viên nào có kết quả học tập loại xuất sắc và chỉ có 1 sinh viên chiếm tỷ lệ 5.3% đạt loại giỏi. 11 Từ những phân tích và đánh giá trên chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng các bài tập chuyên môn hiện nay mà giáo viên Bộ môn đang áp dụng chưa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC nên việc lựa chọn để đưa ra được những bài tập chuyên môn cho phù hợp với đối tượng sinh viên hiện nay là việc làm thiết thực và cần thiết. 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 3.2.1. Cơ sở để lựa chọn bài tập Thông qua những cơ sở lý luận và thực tiễn luận án đã đưa ra được 6 nguyên tắc lựa chọn bài tập để đưa vào phỏng vấn. Tiếp đó, luận án đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 35 giáo viên, HLV và các chuyên gia Cầu lông nhằm lựa chọn ra các nguyên tắc tối ưu nhất. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.22 trong luận án, cụ thể sau phỏng vấn luận án đã lựa chọn được 5 nguyên tắc sau: (1). Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo mục tiêu đào tạo của nhà trường, đồng thời phải phù hợp với đối tượng giảng dạy của môn học. (2). Các bài tập được lựa chọn phải mang lại hiệu quả tích cực cho công tác giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên trong điều kiện về thời gian ngắn nhất. (3). Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có cấu trúc phù hợp với yêu cầu chuyên môn cùng với các đặc tính không gian, thời gian, nhịp điệu và dùng sức của kỹ thuật. (4). Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có độ khó tăng dần phù hợp với các giai đoạn giảng dạy kỹ thuật và các nguyên tắc giảng dạy khác (5).Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính toàn diện trong công tác giảng dạy kỹ thuật cho đối tượng. 3.2.2. Lựa chọn và xây dựng kế hoạch ứng dụng các bài tập giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 3.2.2.1. Lựa chọn bài tập giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn bài tập được xác định ở trên, luận án lựa chọn được 142 bài tập để phục vụ cho công tác giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của các bài tập, luận án đã tiến hành phỏng vấn 35 giáo viên, HLV và các chuyên gia của môn học. Sau khi phỏng vấn luận án đã xử lý kết quả phỏng vấn bằng thang đo Likert kết hợp với sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha nhằm loại đi các bài tập thực sự không hiệu quả để đưa vào sử dụng. Kết quả được trình bày cụ thể tại các bảng 3.23; 3.24; 3.25 và 3.26 12 trong luận án. Sau khi loại bỏ các bài tập thực sự không hiệu quả, luận án đã lựa chọn được 118 bài tập cụ thể như sau: Bảng 3.27. Mã hóa tên các bài tập đã lựa chọn Mã hóa TT Tên bài tập bài tập Nhóm bài tập mô phỏng kỹ thuật (không tiếp xúc cầu) 1 Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật phòng thủ phải thấp tay MPPTP 2 Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật phòng thủ trái thấp tay MPPTT 3 Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật giao cầu thuận tay MPGCP 4 Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật giao cầu trái tay MPGCT 5 Tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_lua_chon_bai_tap_nang_cao_hieu_qu.pdf
Tài liệu liên quan