BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
-----------------------
PHÙNG XUÂN DŨNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TDTT NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62140103
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH – 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS.
36 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS Nguyễn Xuân Sinh
Hướng dẫn 2: PGS. TS Phạm Xuân Thành
Phản biện 1: GS. TS. Lưu Quang Hiệp
- Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Phản biện 2: TS. Lê Anh Thơ
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phản biện 3: TS. Hoàng Công Dân
- Tạp chí Thể thao
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường họp tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vào
hồi: .. giờ ..ngày .tháng .năm 207
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
GDTC trường học đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
triển con người một cách toàn diện. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế
của nhà trường về các yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lựcvà một
số điều kiện khách quan nên chất lượng của các giờ học chính khóa
vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được việc tiếp thu kỹ thuật cơ
bản. Muốn đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi
ngoài giờ học chính khóa, việc tổ chức tập luyện thêm ngoại khóa là
hết sức cần thiết.
Trong thực tế công tác giảng dạy cho sinh viên trường Đại học
sư phạm TDTT Hà Nội cũng cho thấy, ngoài các giờ học nội khóa,
thì các em sinh viên có nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa rất lớn,
Tuy nhiên trong những năm qua, hoạt động TDTT ngoại khóa mới
chỉ hoạt động theo mô hình đơn ẻl , các môn thể thao chưa phong phú,
đa dạng, vấn đề tổ chức quản lý hoạt động chưa được chặt chẽ, chưa
có các giải pháp đảm bảo tính khoa học và chưa lôi cuốn được nhiều
sinh viên tham gia,.
Về vấn đề này đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, chủ yếu đề cập đến giải pháp nâng cao hoạt đông TDTT ngoại
khóa cho sinh viên không thuộc chuyên ngành GDTC, hoặc học sinh
THPT, đặc biệt dành cho đối tượng sinh viên trường sư phạm TDTT
thì chưa có ềđ tài nào đề cập tới.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bức thiết của
vấn đề căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá thực trạng
công tác thể dục thao ngoại khóa, luận án nghiên cứu lựa chọn các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa một cách
phù hợp, nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động tập luyện TDTT NK
cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội, từ đó nâng cao thể lực và
kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án xác định giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
2
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạngạ ho t động Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao
Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu Lựa chọn và xây dựng giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh ế giák t quả các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh
viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
2. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã khảo sát, đánh giá được thực trạng hoạt động
TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà
Nội, hiện nay đang thiếu về số lượng, chất lượng giáo viên hướng
dẫn tập luyện TDTT ngoại khóa và thiếu kinh phí tổ chức hoạt động,
cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ, phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa.
Về nội dung, hình thức và hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại
khóa cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng cũng như nhu cầu của
sinh viên.
Luận án đã lựa chọn và xây dựng được các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, trong đó với 02 hình thức tập
luyện TDTT ngoại khóa là đội tuyển và CLB và lựa chọn được hình
thức tổ chức tập luyện có người hướng dẫn thường xuyên.
Đổi mới nội dung tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa gồm:
Bóng đá, Tenis, Cầu lông, Điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao, Bóng
chuyền.
Nâng cao chất lượng đối với giáo viên, người hướng dẫn và cải
tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa
Công tác tổ chức tập luyện chặt chẽ và có người hướng dẫn
thường xuyên với số buổi tập luyện và thời điểm tập luyện thích hợp.
Luận án đã ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm Thể
dục thể thao Hà Nội, vào thực tiễn bước đầu đã đem lại kết quả rõ rệt
về phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa, phát triển về thể
lực, nâng cao kết quả học tập các môn thực hành và kết quả thi đẳng
3
cấp cho sinh viên trong nhà trường. Kết quả trên là những đóng góp
mới có giá trị về mặt khoa học, xã hội nói chung và nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nói riêng.
3. Cấu trúc của luận án:
Luận án được trình bày trong 160 trang bao gồm phần: Đặt
vấn đề (5 trang); Các nội dung chính của luận án: Chương 1: Tổng
quan vấn đề nghiên cứu (45 trang), Chương 2: Đối tượng, phương
pháp và tổ chức nghiên cứu (12trang), Chương 3: Kết quả nghiên
cứu và bàn luận(96 trang); Phần kết luận và kiến nghị (2 trang).
Trong luận án có 53 bảng, 7biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng
92 tài liệu tham khảo trong đó có 84 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 6
tài liệu tiếng Anh, 2 tài liệu tiếng Nga và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề như
sau:1.1Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường các cấp; 1.2 Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời
kỳ đổi mới và những yêu cầu trong công tác đào tạo giáo viên; 1.3
Giáo dục Thể chất trong Giáo dục và Đào tạo; 1.4 Những công trình
nghiên cứu có liên quan
Từ các vấn đề nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Đảng và Nhà nước rất coi trọng TDTT trường học nhằm phát
triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng.
GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực
hiện trong hệ thống quốc dân từ Mầm non đến Đại học. TDTT trường
học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức
TDTT ngoại khóa cho người học
Thực trạng việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu qủa
hoạt động ngoại khóa hiện nay đã được các nhà khoa học, các chuyên
gia nghiên cứu nhiều năm nay. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chủ
yếu dành cho đối tượng THPT. Hơn nữa, phần đa các đề tài được tiến
hành nghiên cứu cho các sinh viên ĐH, CĐ chuyên ngành khác. Đặc
biệt, dành cho đối tượng với sinh viên trường Đại học sư phạm
TDTT Hà Nội thì chưa có tác giả nào đề cập tới. Vì vậy, bên cạnh
việc thực hiện chương trình chính khoá, thì việc nghiên cứu cải tiến
các hình thức và hình thức tổ chức tập luyện ngoài giờ chính khoá
cho sinh viên nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả học tập các giờ
4
chính khoá là hết sức cần thiết. Đó là sự thay đổi các hình thức, các
nội dung tập luyện biện pháp tổ chức tập luyện, cũng như phương
tiện giảng dạy để đạt được mục đích là nâng cao hiệu quả, chất lượng
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công tác giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông các cấp trong
giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên để từ đó nâng cao
chất lượng và hiệu quả học tập là hết sức cần thiết, nó không chỉ bao
hàm mục đích tạo động lực thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên,
mà còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nói chung.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ của nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn, tọa
đàm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp kiểm tra y học; Phương
pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương
pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:Giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm
TDTT Hà Nội.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Gồm các cán bộ
giáo viên, công nhân viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội và
một số trường trên phạm vi toàn quốc. Phỏng vấn 1860 sinh viên của
4 khóa 45, 46, 47, 48 trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, trong
đó sinh viên nam là (1360) em, sinh viên nữ (500) em.
2.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về thực
trạng công tác tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho trường Đại học Sư phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội.
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
- Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
2.3.2.Kế hoạch nghiên cứu:Đề tài tiến hành nghiên cứu từ
tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016.
5
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thực trạng hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của
sinh viên trừơng Đại học sư pham Thể dục thể thao Hà Nội.
3.1.1. Thực trạng về tính chuyên cần tập luyện Thể dục thể
thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục
thể thao Hà Nội.
Bảng 3.1. Thực trạng tập luyện Thể dục thể thao ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
Giới tính
Tổng
Nội Mức độ trả Nam Nữ
TT SV(n=1860)
dung lời SV(1360) SV(500)
n % n % n %
Thường
297 15.96 234 17.2 63 12.6
xuyên
Chuyên
Không
1 cần tập
thường 1457 78.3 1056 77.6 401 80.2
luyện
xuyên
Không tập 106 5.7 70 5.1 36 7.2
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy: Về tổng thể sinh viên: có đến
78.3% tập luyện không thường xuyên và số rất ít sinh viên tập luyện
thường xuyên chiếm tỷ lệ 15.96%. và 5.7% là không tham gia tập
luyện. Ngoài ra về đặc điểm giới tính trong cùng một giới đại đa số
sinh viên đều đang tâp luyện không thường xuyên chiếm tỷ lệ từ
77.6% của nam và 80.2% của nữ, số ít còn lại tập luyện thường
xuyên với 17.2% với nam và 12.6 đối với nữ và số không tham gia
tập luyện là 5.1% đối với nam và 7.2 đối với nữ. Như vậy tính
chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học
sư phạm TDTT Hà Nội là rất thấp và chưa trở thành thói quen trong
sinh viên trong nhà trường.
3.1.2. Thực trạng hình thức tập luyện Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể
thao Hà Nội.
6
Bảng 3.2. Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại
khóa của sinh viêntrường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Hình Kết quả Kết quả phỏng vấn
thức phỏng vấn So sánh theo giới tính So sánh
TT
tập 1860 Nam 1360 Nữ 500
luyện n % 2 P n % n % P
Câu
1 125 6.72 93 6.84 32 6.40
lạc bộ
Đội
2 98 5.26 77 5.66 21 4.20
tuyển
Nhóm,
3 322 17.31 242 17.79 80 16
lớp 106.2 0.05
4 Tự tập 498 26.77 364 26.76 134 26.80
Thể
dục
5 711 38.22 529 38.90 182 36.40
buổi
sáng
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy: Về tổng thể sinh viên hay theo
đặc điểm giới tính thì hiện nay về thực trạng sinh viên đang tập luyện
tản mác ở nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào
03 hình thức đó là Tự tập, nhóm lớp và thể dục sáng, sự khác biệt về
sự lựa chọn giữa các hình thức này có ý nghĩa thống kê, với chỉ số
2
2
( tính > bàng với P< 0.001).
3.1.3.Thực trạng tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của
sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
3.1.3.1. Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
Thực trạng về tổ chức tập luyện ngoại khóa của sinh viên
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, theo phỏng vấn tổng thể và
theo đặc điểm giới tính nam, nữ. được trình bày tại bảng 3.3 và 3.4
Từ kết quả bảng 3.3 và 3.4 cho thấy, dù xét theo tổng thể số
sinh viên hay xét theo giới tính đều cho thấy, số sinh viên hiện đang
tập luyện ở 2 hình thức tổ chức Không có người hướng dẫn thường
xuyên và không có người hướng dẫn là chủ yếu. Số sinh viên hiện
đang tập luyện có người hướng dẫn thường xuyên chiếm rất ít, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( > với P< 0.001).
Bảng 3.3. Thực trạng công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa của
Sinh viên trường Đại họcSư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Tổ chức tập luyện Ý kiến trả lời So sánh
TDTT 1860 VS 2
ngoại khóa n % P
Thường xuyên có
người hướng dẫn 22 1.18
Có người hướng dẫn
nhưng không
274 14.72 2207.2 < 0.001
thường xuyên
Không có người
1564 84.1
hướng dẫn
Bảng 3.4. Thực trạng công tác tổ chức tập luyện Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên theo đặc điểm giới tính
Tổ chức tập luyện Ý kiến trả lời theo giới tính So sánh
TDTT ngoại khóa nam(1360) nữ(500)
n % n % P
Thường xuyên có
người hướng dẫn 16 1.18 6 1.2
2,19 > 0,05
Không thường xuyên 202 14.85 72 14.4
có người hướng dẫn
Không có người 1142 83.97 422 84.4
hướng dẫn
1607.4 599.82
So
sánh
P <0.001
7
3.1.3.2. Thực trạng về thời lượng tập luyện thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên.
Theo tổng thể: từ bảng 3.5 cho thấy, đại đa số sinh viên tập
luyện từ 30-45 phút, chiếm tỷ lệ 61.45%, còn số tập luyện từ 45-90
phút thì ít hơn, chiếm tỷ lệ 38.55%.
Theo đặc điểm giới tính: Từ bảng 3.5 cho thấy, ở cùng một
giới ở cả nam và nữ đều có hơn phân nửa tập luyện với thời gian
30 - 45 phút (chiếm gần 58.5% đối với nam và 70% đối với nữ),
số còn lại tập luyện 45-90 phút chiếm tỷ lệ 41.7% đối với nam và
30% đối với nữ.
Như vậy, có thể thấy một thực trạng chung là đại đa số sinh
viên của nhà trường đều tập luyện với thời lượng quá ít trong từ
khoảng 30-45 phút trong một buổi tập. Điều này, do nhiều nguyên
nhân như khó khăn về sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ và thời gian,
nhưng có lẽ nguyên nhân chính là chưa có người đứng ra tổ chức,
phát động phong trào tập luyện bài bản, quy củ. Đây cũng là điểm
mấu chốt mà mọi hoạt động tập thể đều cần đến.
3.1.3.3. Thực trạng về thời điểm và số buổi tập luyện Thể dục
thể thao ngoại khóa của sinh viên: Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy về
thời điểm tập luyện của sinh viên là rất đa dạng, tuy nhiên chủ yếu
tập trung và lúc giờ 7-8. Về số buổi tập luyện trong tuần của sinh
viên đa số là 1 buổi trong một tuần.
3.1.4. Thực trạng nội dung tập luyện Thể dục thể thao ngoại
khóa của sinh viên trừơng Đại học sư pham Thể dục thể thao Hà Nội.
Từ kết quả trình bày tại bảng 3.6 cho thấy qua khảo sát thực
trạng về các môn TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư
phạm TDTT Hà Nội cho thấy, các môn TDTT ngoại khóa rất phong
phú, đa dạng và số lượng sinh viên tham gia tập luyện cũng phân tán
ở nhiều môn, với tỉ lệ khác nhau, song từ thực tế cho thấy, nhóm các
môn TDTT ngoại khóa được sinh viên tập luyện nhiều nhất là: Bóng
bàn, đá cầu, Bóng ném, Cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao, bóng
chuyền, bóng rổ. Nhóm các môn thể thao còn lại có số lượng sinh
viên tập luyện ít hơn đó là: Điền kinh, Bơi lội, Võ, Cầu Lông, Tenis.
3.1.5. Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT
ngoại khóa
3.1.5.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện Thể dục
thể thao ngoại khóa của sinh viên trừơng Đại học sư pham Thể dục
thể thao Hà Nội
8
Qua bảng 3.7 đến bảng 3.9, cho thấy: Mặc dù, được ban giám
hiệu nhà trường quan tâm đầu tư, nhưng thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động TDTT của nhà trường nói chung và phục vụ
cho phong trào TDTT ngoại khóa nói riêng giá hiện nay là thiếu cả
về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
và học cũng như tập luyện TDTT ngoại khóa của Nhà trường.
3.1.5.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Đại học sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy, về trình ộđ chuyên môn của đội
ngũ giáo viên hầu hết đều đã tốt nghiệp thạc sĩ và đại học chiếm tỷ lệ từ
59.2% và 30.6%, đặc biệt có đến 9.2% là tiến sỹ và hầu hết đều có thâm
niên công tác trên 10 năm, chiếm tỷ lệ 46%. Về độ tuổi, cho thấy, hiện
nay có xu thế trẻ hóa, dưới 50 tuổi là 92.9%, đây là một tiềm năng to lớn
đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường như giảng dạy và
tổ chức tập luyện ngoại khóa, huấn luyện đội tuyển. Tuy nhiên từ kết
quả bảng 3.11 cho thấy, về thực trạng giáo viên tham gia tổ chức hướng
dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa, lại chưa được cán bộ giáo
viên nhà trường quan tâm, trong đó chỉ có 17 người tham gia, với thâm
liên công tác ít, đa số là đội ngũ giáo viên trẻ dưới 30 tuổi, mới giữ lại
trường, hoặc đang thử việc. Mặt khác, về trình ộđ đa số là tốt nghiệp đại
học, việc đội ngũ này năng động nhiệt huyết, nhưng lại thiếu về kinh
nghiệm và chuyên môn chưa cao.
3.1.5.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò của tập
luyện Thể dục thể thao ngoại khóa.
Từ bảng 3.12 và 3.13 cho thấy, đại đa số sinh viên 92.4% đều
có nhận thức đúng đắn về mặt tích cực của TDTT ngoại khóa. Số ít
sinh viên còn lại nhận thức tiêu cực về vai trò của TDTT ngoại khóa
chiếm số 7.6%. Từ kết quả trên cho thấy, khi so sánh giữa nhận thức
tích cực và tiêu cực của sinh viên về vai trò của TDTT ngoại khóa
2
cho thấy, sự khác biệt có rõ rệt tính = 1338.75 > bảng = 10.827 ở
ngưỡng xác suất (P< 0.001).
3.1.6. Xác định các nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu
quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường
Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
9
Bảng 3.14 Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên nhân cơ bản
làm hạn chế hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa
Đối tượng phỏng vấn
Cán bộ
TT Nội dung quản lý Giáo viên Sinh viên
( n = 30) (n = 60) (n = 1860)
n % n % n %
Thiếu cơ sở vật chất và
1 giáo viên hướng dẫn 30 100 57 95 1672 89.9
tập luyện ngoại khóa
Các nội dung tập luyện
2 chưa phù hợp 28 93.3 59 98 1736 93.3
Hình thức tập luyện
3 chưa đáp ứng được 29 96.7 58 96.7 1755 94.3
nhu cầu của sinh viên
4 Do không có thời gian 3 10 6 10 324 17.4
Do nhận thức chưa
5 đúng đắn 4 13.3 7 11.6 215 11.55
Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý,
cán bộ giáo viên và sinh viên trong nhà trường đều có từ 89.9% trở lên
cho rằng các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa là: Thiêu cơ sở vật chất và giáo viên hướng dẫn tập
luyện ngoại khóa, các nội dung tập luyện chưa phù hợp, Hình thức tập
luyện chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, đây sẽ là cơ sở để đề tài
lựa chọn các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa cho sinh viên trong nhà trường.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh
viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
3.2.1 Những căn cứ và nguyễn tắc lựa chọn giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên
trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
3.2.1.1. Căn cứ lựa chọn giải pháp:
Căn cứ vào quan điểm đối mới giáo dục và đào tạo của Đảng ta
Căn cứ vào các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất
Căn cứ vào hoạt động TDTT ngoại khóa của nhà trường
Căn cứ vào mục tiêu đào ạt o của nhà trường
Căn cứ vào đặc điểm của sinh viên
3.2.1.2.Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phát triển
10
3.2.2 Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục
thể thao Hà Nội.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.19.cho thấy đề tài đã lựa
chọn được 03 giải pháp có đại đa số cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên
và sinh viên đều lựa chọn gồm các giải pháp sau: Giải pháp Đổi mới
nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa, Đổi mới hình thức tập luyện
TDTT ngoại khóa và Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ
sở vật chất phục vụ công tác TDTT ngoại khóa. Sự lựa chọn các giải
pháp của cán bộ quản lý, cán giáo viên và sinh viên có sự tương đồng
cao hay nói cách khác về sự lựa chọn các giải pháp không có sự khác
biệt rõ rệt với (P>0.05).
3.2.3. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại
học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
3.2.3.1. Giải pháp: ổĐ i mới hình thức tập luyện Thể dục thể
thao ngoại khóa.
A. Lựa chọn nội dung giải pháp đổi mới hình thức tập luyện
TDTT ngoại khóa: Qua bảng 3.20, 3.21 và 3.22 cho thấy về nhu cầu
các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của tổng thể sinh viên, giới
tính và kết quả phỏng vấn cán bộ giáo viên cho thấy, đại đa số giáo
viên, sinh viên có nguyện vọng tập luyện theo hình thức câu lạc bộ và
đội tuyển, đây là hình thức tập luyện thu hút được đông đảo người tập
bởi tính hấp dẫn, tạo được không khí sôi nổi và môi trường giao lưu
lành mạnh, sự gắn bó, chia sẻ giữa các sinh viên. Kết quả nghiên của
luận án cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Hùng,
khi nghiên cứu nhu cầu về hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của
học sinh trung học cơ sở khu vực Gia Lai – Kon Tum tập trung ở hai
hình thức đó là hình thức CLB và đội tuyển năng khiếu. Kết quả
nghiên cứu của đề tài cũng tương đồng ý kiến với nghiên cứu của tác
giả Vũ Việt Hùng về nhu cầu hình thức tập luyện ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm Hà Nội đó là hình thức CLB và đội
tuyển, ngoài ra tác giả cũng đề cập đến vai trò của tổ chức đoàn Thanh
Niên trong việc tổ chức các câu lạc bộ, các đội tuyển, đây là một tổ
chức chính trị có khả năng vận động, tập hợp đoàn và thu hút viên sinh
viên tham gia hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả nhất. Mặt khác,
đây cũng là tổ chức có khả năng vận động tài trợ các danh nghiệp các
tập đoàn để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động ngoại khóa. Như vậy,
việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa không thể thiếu sự phối
hợp giữa các phòng ban chức năng, các bộ môn trong nhà trường đặc
biệt là sự phối hợp của tổ chức Đoàn thanh niên và công đoàn.
11
B. Xây dựng nội dung giải pháp
Mục đích:Tạo môi trường hoạt động thi đấu thường xuyên phong
phú và đa dạng, giúp sinh viên tiếp cận với công tác tổ chức, điều hành,
hoạt động tập thể, hoạt động nhóm và trọng tài thi đấu các môn thể thao,
qua đó nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động và huấn luyện TDTT.
Duy trì thói quen tập luyện và thu hút nhiều sinh viên tham gia ngoại
khóa, từ đó nâng cao hiệu quả học tập giờ chính khóa.
Nội dung giải pháp:
Lập kế hoạch xây dựng các hình thức tập luyện TDTT ngoại
khóa trình BGH phê duyệt. Phối hợp với Đoàn TN, các phòng khoa,
bộ môn xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức thực hiện:
Phối hợp giữ đoàn Thanh niên, công đoàn và các bộ môn cử
các giáo viên tham gia tổ chức hướng dẫn công tác ngoại khóa cho
sinh viên theo các hình thức cụ thể.
Thời gian tiến hành vào các buổi chiều ngày thứ 3 thứ 5 và thứ
6 hàng tuần (nhà trường bố trí lịch các buổi chiều thứ 3, 5, 6 hàng
tuần không có giờ học của tiết 7-8 chính khoá và các hoạt động
chuyên môn khác để phục vụ cho hoạt động TDTT ngoại khoá).
Số lượng buổi tập: Tập 3 buổi/1 tuần, thời gian tập mỗi buổi là 45-
90 phút (Có giảng viên trực tiếp phụ trách giảng dạy - huấn luyện)
Các đơn vị phối hợp thực hiện:
Phòng HC-TH, Phòng Đào tạo, Phòng Hợp tác Quốc tế, khoa
huấn luyện
Công Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các bộ
môn thực hành.
Cách đánh giá kết quả: Luận án đánh giá kết quả thông qua các
tiêu chí về số lượng các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa, các đội tuyển trong
nhà trường, thông qua mức độ tập luyện chuyên cần của sinh viên và
thông qua hình thức tổ chức ậpt có người hướng dẫn một cách chặt chẽ.
3.2.3.2. Giải pháp: ổ Đ i mới nội dung tập luyện Thể dục thể
thao ngoại khóa.
A. Lựa chọn nội dung giải pháp đổi mới nội dung tập luyện Thể
dục thể thao ngoại khóa: Từ kết quả bảng 3.26 và 3.27cho thấy, đại đa số
sinh viên và giáo viên đồng tình lựa chọn nội dung TDTT ngoại khóa đó là
Bơi lội, bóng đá, tenis, bóng chuyền, Điền kinh, khiêu vũ thể thao, cầu lông.
Đây là các môn thể thao đúng theo nhu cầu của xã hội và của lứa trẻ. Những
môn này dễ tập, ít tốn kém và đây cũng là các môn mà sinh viên thường lựa
chọn để thi đẳng cấp trước khi tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt, đối với môn
Bơi lội hiện nay chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo là phổ cập bơi cho
học sinh phổ thông, do đó đối với sinh viên có kỹ năng bơi tốt khi ra trường
12
các em xin việc cũng rất thuận lợi, chính vì thế khi đăng ký chuyên sâu, Bơi
lội cũng là môn có số lượng sinh viên đăng ký đông nhất. Như vậy, việc lựa
chọn các môn thể thao ngoại khóa để đưa vào tập luyện là khâu rất quan
trọng. Muốn thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, thì các môn này
phải đáp ứng được nhu cầu, sở thích và phù hợp với điều kiện thực tế của
nhà trường như sân bãi tập luyện, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, việc
lựa chọn các môn thể thao ngoại khóa phải đảm bảo theo nguyện vọng số
đông, nhưng cũng phải đảm bảo hài hòa giữa giới tính nam và
B. Xây dựng nội dung giải pháp
Mục đích:: Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là giỏi một môn,
biết nhiều môn, tăng cường sức khoẻ, đáp ứng theo yêu cầu, nâng cao
chất lượng đào tạo, chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải thể
thao của khu vực và toàn quốc.
Nội dung giải pháp:
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính
quyền, đoàn thể về sự cần thiết có các lớp năng khiếu, các đội tuyển thể
thao của nhà trường. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, VĐV trong đội tuyển.
Bám sát kế hoạch thi đấu của ngành, của hội thể thao, thực
hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Từng bộ môn
xây dựng kế hoạch, chương trình thi đấu giải nghiệp vụ sư phạm, thi
đấu khu vực và toàn quốc để có chương trình huấn luyện theo từng
năm, từng quý, từng tháng, từng tuần và trực tiếp tham gia huấn
luyện theo chuyên môn,đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn
luyện, cải tiến, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới.
Tổ chức thực hiện:
Các bộ môn phối hợp với Đoàn Thanh niên phối, công đoàn,
phòng CT HSSV tuyên truyền trên các bản thông tin, thông báo rộng
rãi về các giải thi đấu truyền thống để sinh viên nắm bắt được tích
cực tham gia tập luyện.
Phối hợp với phòng Đào tạo phổ biến kế hoạch thi lại, học lại
để từ đó sinh viên có kế hoạch tập luyện ngoại khóa,
Các đơn vị phối hợp thực hiện:
Phòng Đào tạo, khoa huấn luyện. Các bộ môn thực hành.
Công Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm sinh viên.
Cách đánh giá kết quả:Luận án đánh giá về kết quả thông qua
các chỉ số về số lượng các môn thể thao đưa vào tập luyện ngoại khóa và
các môn này có kế hoạch, có chương trình hoạt động cụ thể ngoài ra còn
thông qua số lượng người tham gia tập luyện trong mỗi môn thể thao.
13
3.2.3.3. Giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ
sở vật chất phục vụ công tác Thể dục thể thao ngoại khóa.
A. Lựa chọn nội dung giải pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác Thể dục thể thao ngoại khóa.
Từ kết quả thu được tại bảng 3.31và 3.32 cho thấy, đa số số sinh
viên và giáo viên đều lựa chọn lựa chọn nội dung nâng cao chất lượng đối với
giáo viên hương dẫn TDTT ngoại khóa và Cải tạo nâng cấp sân bãi, dụng cụ
tập luyện. Còn hai nội dung còn lại chiếm số ít là Thu kinh phí của sinh viên
để tổ chức hoạt động ngoại khóa và hợp đồng với các HLV các bộ môn ở liên
đoàn về tổ chức tập luyện ngoại khóa. Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ giữa nội
dung nâng cao chất lượng đối với giáo viên hương dẫn TDTT ngoại khóa và
Cải tạo nâng cấp sân bãi, dụng cụ tập luyện với Thu kinh phí của sinh viên để
tổ chức hoạt động ngoại khóa và hợp đồng với các HLV các bộ môn ở liên
đoàn về tổ chức tập luyện ngoại khóa là chênh lệch rất lớn, sự khác biệt này có
2
ý nghĩa thống kê với P bảng = 10.827) .
Như vậy từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã xây dựng
được nội dung của giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở
vật chất phục vụ công tác Thể dục thể thao ngoại khóa gồm có 2 nội dung sau
nâng cao chất lượng đối với giáo viên hướng dẫn TDTT ngoại khóa và Cải
tạo nâng cấp sân bãi, dụng cụ tập luyện TDTT ngoại khóa.
B. Xây dựng nội dung giải pháp
Mục đích: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênhướng dẫn TDTT
ngoại khóa đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng chuyên môn. Để tăng
thêm kinh phí tổ chức hoạt động và mua thêm dụng cụ tập luyện cũng như
nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện đảm bảo những điều kiện
cần thiết phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá của sinh viên.
Nội dung giải pháp:
Khuyến khích các giảng viên có trình ộđ , kinh nghiệm tham gia vào
hướng dẫn hoạt động TDTT ngoại khóa. Thông qua công đoàn, chi đoàn cán bộ
giáo viên giao nhiệm vụ cho các công đoàn viên, và đoàn viên có trình ộđ từ thạc
sỹ phải tham gia vào công tác chính trị của nhà trường đó là quan tâm hướng dẫn
các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ đội tuyển...coi đây như là một trong như
tiêu chí để xét thi đua và đặc biệt để bồi dưỡng và giới thiệt kết nạp đảng.
Tổ chức thực hiện:
Mỗi một bộ môn phải giới thiệu 2 đến 3 giáo viên tham gia công tác
hướng dẫn, tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa tạo sân chơi lành mạnh cho
sinh vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat.pdf