Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên cầu mây trẻ 13 - 15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Cầu mây là một môn thể thao có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cũng tương tự như cầu chuyền, ngoại trừ việc cầu mây sử dụng loại cầu làm bằng cây mây và chỉ cho phép cầu thủ sử dụng chân, đầu gối, ngực và đầu để chạm cầu. Đây là một môn thể thao nổi tiếng Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào, Philippines và Indonesia. Thái Lan là quốc gia rất mạnh ở bộ môn cầu mây tại các đại hội thể thao. Riêng ở môn cầu mây, do tính chất của môn thể thao mới được du nhập vào Việt Nam vì

docx36 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên cầu mây trẻ 13 - 15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy mà số VĐV cũng như số đơn vị có đào tạo môn thể thao cầu mây là rất ít. Đồng Nai là một trong những đơn vị luôn quan tâm đầu tư phát triển cho môn cầu mây. Nhiều năm liền là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước ở các giải thi đấu quốc gia và đây cũng là nơi cung cấp nguồn VĐV cho các đội tuyển quốc gia nam và nữ ở các lứa tuổi. Trước những phát triển vượt bậc của môn cầu mây tại Việt Nam nói chung và tại các địa phương hiện nay, cần có những cơ sở khoa học đã được nghiên cứu từ thực tiễn để có thể đánh giá và phát triển cầu mây một cách khách quan theo hướng khoa học và hiện đại tại các địa phương đào tạo VĐV cầu mây. Trong đó một trong những nội dung cần được quan tâm hàng đầu là các yếu tố liên quan đến trình độ tập luyện của VĐV ở các nhóm lứa tuổi. Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi về hình thái, chức năng sinh lý, yếu tố thể lực và kỹ thuật trên đối tượng VĐV cầu mây nhằm cung cấp cơ sở đánh giá khoa học góp phần mang lại hiệu quả cho công tác đào tạo VĐV cầu mây, đặc biệt là nữ VĐV trẻ. Các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện mang tính chất cảm tính, chủ quan dựa vào kinh nghiệm và thành tích thi đấu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn rất cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tư liệu giúp các nhà quản lý, huấn luyện viên đánh giá một cách chính xác trình độ tập luyện của các VĐV. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện” là cần thiết được thực hiện nhằm cơ sở khoa học đánh giá khách quan góp phần phát triển công tác đào tạo VĐV cầu mây nữ đang tập luyện tại Trung tâm TDTT tỉnh Đồng Nai trong tương lai. Mục đích nghiên cứu: Xác định các chỉ tiêu và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai, góp phần hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá TĐTL nữ VĐV cầu mây nhằm kiểm soát quá trình huấn luyện trong quá trình đào tạo VĐV của tỉnh sau 2 năm tập luyện. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai Mục tiêu 2: Đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm đánh giá trình độ tập luyện cho nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện. Giả thuyết khoa học của luận án: Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành trên đối tượng nữ VĐV cầu mây trẻ, cũng như các báo cáo cụ thể mang tính khoa học về đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng này. Cách đánh giá trình độ tập luyện nữ VĐV cầu mây chỉ mang tính chất cảm tính, chủ quan dựa vào kinh nghiệm và thành tích thi đấu là chính chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là cơ sở khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao để đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu mây và bên cạnh đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo và huấn luyện VĐV nữ cầu mây của tỉnh nhà nói riêng và của quốc gia nói chung. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thông qua các bước lựa chọn đảm bảo tính logic, tính khoa học, tính khách quan và độ tin cậy cao luận án đã xác định được 43 chỉ số và test của 05 chỉ tiêu về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực và kỹ thuật để đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. Luận án đã đánh giá được trình độ tập luyện thông qua nhịp tăng trưởng cũng như xem xét về hiệu quả huấn luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai cho thấy ở hầu hết các chỉ số về hình thái, chức năng, tâm lý thể lực và kỹ chiến thuật đều có sự tăng trưởng đáng kể nhưng không đồng đều ở các chi tiêu. Luận án đã xây dựng 10 thang điểm cho mỗi chỉ tiêu thể lực và kỹ thuật, 03 cho chỉ tiêu tâm lý và phân loại 05 mức cho hai test về tâm lý, đồng thời tổng hợp các mặt của TĐTL qua các chỉ tiêu, cách đánh giá tổng hợp của TĐTL của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. 3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án được trình bày 121 trang bao gồm các phần: Đặt vấn đề (03trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (39 trang); Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (23 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (73 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án có 37 bảng, 12 biểu đồ, 01 hình và phụ lục. Luận án sử dụng 81 tài liệu tham khảo, trong đó 17 tài liệu Tiếng Anh. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nguồn gốc môn cầu mây Sau một quá trình hình thành và phát triển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là những năm gần đây với nhiều thành tích vang dội tại đấu trường khu vực và châu lục, Liên đoàn Cầu mây Việt Nam đã được thành lập, khẳng định một bước phát triển mới cho môn Cầu mây ở Việt Nam. Đồng thời đó cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển vững chắc trong thời gian tới của môn thể thao này. Từ năm 1990, Cầu mây được du nhập vào Việt Nam và phát triển ở Hà Nội cùng một số địa phương khác, đến năm 1994, lần đầu tiên giải Vô địch các CLB toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội và tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3, Cầu mây đã chính thức trở thành môn thi đấu của Đại hội. Năm 1997 lần đầu tiên đội tuyển nữ Cầu mây quốc gia được thành lập, tập huấn, tham dự SEA Games 19 tại Indonesia và giành HCĐ. Cho đến nay, Cầu mây đã liên tiếp giành được nhiều huy chương tại các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới Hiện tại, phong trào Cầu mây đã phát triển ở hơn 15 địa phương, ngành với 15 CLB và hơn 200 VĐV, 30 HLV, hướng dẫn viên các tuyến đội tuyển trẻ, năng khiếu. Hệ thống thi đấu đã được hình thành ổn định với mỗi năm tổ chức 4 giải: vô địch, vô địch trẻ, cúp CLB, vô địch đồng đội và 1 giải quốc tế Hà Nội mở rộng. 1.2 Đặc điểm vận động và kỹ thuật môn cầu mây Môn cầu mây được thi đấu trong sân đấu nhỏ, cùng với kích thước sân môn cầu lông. Quá trình thi đấu của môn cầu mây được áp dụng luật tương tự như môn bóng chuyền, chỉ khác ở VĐV không được sử dụng cánh tay và bàn tay. VĐV đứng bên phải sân có nhiệm vụ tấn công, họ thường thực hiện những pha dứt điểm với những kỹ thuật khác nhau tùy từng tình huống, họ cũng là người thực hiện những pha cản trở đối phương khi đối phương thực hiện những pha tấn công. Thời gian thi đấu của môn cầu mây kéo dài trung bình 40 phút, các pha cầu với cường độ cao chỉ kéo dài từ 4 đến 8 giây. Do đó, quá trình hoạt động của môn cầu mây chỉ nằm ở vùng cường độ trung bình. Trong cầu mây có những kỹ thuật cơ bản đòi hỏi VĐV phải nhuần nhuyễn trước khi thực hiện những kỹ thuật phức tạp hơn.Các kỹ thuật cơ bản này đều xoay quanh khả năng kiểm soát cầu một cách tốt nhất, chuẩn xác nhất có thể. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể VĐV đều có thể sử dụng để kiểm soát cầu trừ cánh tay và bàn tay, do đó các kỹ thuật kiểm soát cầu trên các bộ phận đều rất khó. 1.3 Đặc điểm sinh lý và quá trình cung cấp năng lượng cho vận động viên cầu mây 1.3.1. Các nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động Cơ thể hoạt động được là nhờ được cung cấp năng lượng sinh học từ các hợp chất giàu năng lượng ATP và CP được cung cấp từ 3 nguồn: phosphagene, đường phân yếm khí và ưa khí. 1.3.2. Nguồn năng lượng Phosphagene Nguồn năng lượng phosphagene còn gọi là nguồn năng lượng dự trữ ATP và CP, vì các chất này có sẵn trong tế bào cơ.Khi vận động ATP và CP dự trữ được huy động giải phóng năng lượng mà không sinh ra axit lactic nên còn gọi là nguồn năng lượng yếm khí phi lactate. 1.3.3. Nguồn năng lượng yếm khí lactat. Nguồn ATP được cung cấp từ phản ứng tách đôi phân tử glucoza sản phẩm là axit lactic không có sự tham gia của oxy nên gọi là đường phân yếm khí lactat. Sự phân giải glucoza yếm khí này xảy ra ngay từ khi bắt đầu hoạt động cơ và đạt công suất lớn nhất sau vận động 30 - 40 giây. Vì vậy, quá trình đường phân yếm khí này có vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sức mạnh, tốc độ kéo dài từ 20 giây đến vài phút. Công suất trung bình của hệ lactic này vào khoảng 12 kcal/phút, nhỏ hơn hệ Phosphatgen 3lần nhưng lớn hơn hệ oxy 1.5 lần. Tuy nhiên, dung lượng năng lượng của hệ cung cấp ATP đường phân bị hạn chế bởi chính axit lactic là sản phẩm của phản ứng phân giải những phân tử glucoza để tái tạo ra ATP mà không cần oxy tham gia. 1.3.4 Nguồn năng lượng oxy hóa (ưa khí) Mặc dù, năng lượng từ nguồn dự trữ ATP - CP và từ quá trình đường phân cung cấp rất nhanh, nhưng không đủ cung cấp cho hoạt động kéo dài. Để duy trì hoạt động, cơ thể phải huy động năng lượng từ nguồn cung cấp năng lượng khác bằng cách oxy hóa các chất dinh dưỡng mà ta ăn vào cơ thể hàng ngày như đường, mỡ và đạm. Nguồn cung cấp năng lượng có sự tham gia của oxy từ khí trời do hệ hô hấp, tuần hoàn và máu đưa tới mô và khả năng hấp thụ oxy ở tế bào cơ là nguồn năng lượng lâu bền nhất. Mặc dù công suất của nguồn năng lượng oxy hóa này thấp hơn nhiều so với nguồn năng lượng phosphagene và đường phân yếm khí, nhưng dung lượng của nó lớn nhất đủ để cung cấp năng lượng cho những bài tập thể lực gắng sức kéo dài từ vài phút trở lên. 1.3.5 Chức năng tuần hoàn và máu Như đã nói, các VĐV cầu mây chơi ở các vị trí khác nhau sẽ có cường độ hoạt động khác nhau, mức độ thích nghi của các VĐV trong quá trình tập luyện cũng khác nhau. Do đó, mạch đập của các VĐV ở các vị trí khác nhau cũng có sự khác biệt ít nhiều. Tuy không có sự khác biệt nhiều nhưng cũng đã phần nào thể hiện quá trình hoạt động của các VĐV cầu mây trong thi đấu. 1.3.6 Chức năng chuyển hóa năng lượng Cũng như tất cả các môn thể thao khác, quá trình hoạt động cơ bắp của môn cầu mây cũng cần một nguồn năng lượng cung ứng thích hợp. Nếu không được thỏa mãn về phương diện ưa khí thì cần đến những quá trình yếm khí huy động nhanh chất đốt cần thiết đáp ứng những yêu cầu của cơ thể. Hấp thụ tối đa oxy là phản ánh của những tiềm năng liên kết trong hệ thống tim - mạch và hô hấp để đồng hóa và vận chuyển oxy cho các nhóm cơ được huy động. 1.4 Khái niệm - các quan điểm đánh giá trình độ tập luyện TĐTL là phạm trù đa giá trị, có tính chất tương đối trừ tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay bằng trực quan, vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học y - sinh học, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV hợp lý, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao. Nhưng không phải lúc nào TĐTL tốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra bên ngoài bằng thành tích thể thao cao. Bởi lẽ, chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều tiết được tất cả những yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao 1.5 Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể chất lứa tuổi 13-15: [ Lứa tuổi 13 - 15 quá trình phát dục diễn ra mạnh mẽ, các tuyến nội tiết (tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động kích thích các cơ quan chức năng của cơ thể phát triển. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ dậy thì vùng dưới đồi và trước đồi tiết ra lượng lớn kích thích tố kích thích dự phát triển tăng vọt chiều cao, cân nặng, chức năng các cơ quan nội tạng hoàn thiện dần. Thời kỳ dậy thì là thời kỳ quá độ từ thiếu niên trở thành người trưởng thành, là đỉnh cao lần 2 của sự phát triển của con người. Cơ thể hoạt động được là nhờ được cung cấp năng lượng sinh học từ các hợp chất giàu năng lượng ATP và CP được cung cấp từ 3 nguồn: phosphagene, đường phân yếm khí và ưa khí. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên cầu mây trẻ 13 – 15 tuổi. 2.1.2 Khách thể nghiên cứu: + 11 nữ VĐV lứa tuổi 13-15 của tỉnh Đồng Nai. Trong đó có 05 VĐV ở vị trí tấn công, 04 VĐV ở vị trí phát cầu và 03 VĐV ở vị trí chuyền 2. + 05 chuyên gia, 09 huấn luyện viên, 02 cán bộ quản lý, 04 giáo viên. 2.1.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở vận động viên Cầu mây lứa tuổi 13 – 15 của tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh, thành lân cận ở phía Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp kiểm tra nhân trắc, Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý, Phương pháp kiểm tra tâm lý, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp toán thống kê . 2.3 Tổ chức nghiên cứu. Luận án được tiến hành từ tháng 12/201 0đến tháng 03/2016. Địa điểm nghiên cứu: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai và Viện Khoa học Thể dục thể thao. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 3.1.1 Xây dựng hệ thống các chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai Để có được hệ thống các chỉ số, test đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi Đồng Nai, luận án tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá hình thái, chức năng, tâm lý, sinh lý, tố chất thể lực, kỹ thuật của VĐV cầu mây của các tác giả trong và ngoài nước. Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn (hai lần) để lấy ý kiến của các chuyên gia, giáo viên và huấn luyện viên cầu mây, nhằm tìm ra các chỉ số, test phù hợp với thực tiễn của môn cầu mây. Bước 3: Xác định các chỉ số, test đạt tỷ lệ trung bình của hai lần phỏng vấn là 80% trở lên để thực hiện bước 4. Bước 4: Kiểm nghiệm độ tin cậy của test để xác định các test hợp lý. 3.1.1.1 Hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. Thông qua việc tìm hiểu, thu thập tổng hợp, phân tích tài liệu trong và ngoài nước, khảo sát thực tế công tác đào tạo vận động viên cầu mây trẻ chúng ta càng thấy được ý nghĩa lớn lao cũng như tầm quan trọng của việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. Cũng đã có các tác giả đi trước nghiên cứu tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu mà chỉ dừng lại ở từng khía cạnh mà chưa có sự thống nhất và tính toàn diện. 3.1.1.2. Sơ bộ lựa chọn hệ thống các chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn huấn luyện, căn cứ vào đặc điểm phát triển thể chất, tâm sinh - lý lứa tuổi 13-15, căn cứ vào đặc điểm của môn cầu mây và qua tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, sau khi đã loại bớt các chỉ số test không phù hợp, sơ bộ lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng sau: hình thái có 19 chỉ số, chức năng 08 chỉ số, tâm lý có 08 test, thể lực có 19 test, kỹ thuật có 12 test. 3.1.1.3 Kết quả phỏng vấn về hệ thống chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. Từ 66 chỉ số, test được lựa chọn ở trên luận án tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.2 luận án quy ước chọn các chỉ số, test được các chuyên gia, HLV, cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy lựa chọn đạt trên 80% tổng điểm thì được chọn (thời gian giữa hai lần phỏng vấn cách nhau 01 tháng). Theo quy ước này đã chọn được 46 chỉ số, test có tỷ lệ trung bình được chọn giữa hai lần trên 80%. Trong đó có 13 chỉ số về hình thái, 05 chỉ số về chức năng, 07 test về tâm lý, 12 test về thể lực, 10 test về kỹ thuật (bảng 3.2 trong luận án). 3.1.1.4 Kiểm nghiệm độ tin cậy của test qua hai lần kiểm tra Kết quả kiểm nghiệm được trình bày cụ thể ở bảng 3.3 Sau khi tổng hợp các tài liệu và xử lý các ý kiến phỏng vấn (qua 02 lần phỏng vấn), kiểm định độ tin cậy, luận án đã thu thập được 43 chỉ số và test của 05 chỉ tiêu để đánh giá TĐTL qua 02 năm tập luyện của nữ VĐV cầu mây lứa trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai gồm: 13 chỉ số hình thái, 05 chỉ số về chức năng, 05 test về tâm lý, 10 test về thể lực, 10 test về kỹ thuật ở bảng 3.4 Bảng 3.4 Số lượng các chỉ số và test được chọn để đánh giá giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai TT Yếu tố Số lượng Ghi chú 1 Hình thái 13 Chỉ số 2 Chức năng 05 Chỉ số 3 Tâm lý 05 Test 4 Thể lực 10 Test 5 Kỹ thuật 10 Test Về hình thái: có 13 chỉ số gồm Chiều cao (cm), Cân nặng (kg), Queltelet (g/cm), Dài tay (cm), Rộng vai (cm), Rộng hông (cm), Rộng gối (cm), Rộng khuỷu (cm), Chu vi cẳng tay (cm), Chu vi cẳng chân (cm), Nếp mỡ sau cánh tay (cm), Nếp mỡ bụng (cm), Nếp mỡ xương bả vai (cm). Về chức năng: có 05 chỉ số gồm Công năng tim (HW), Huyết áp Max (mmHg), Huyết áp Min (mmHg), Dung tích sống (ml), VO2max (ml.kg.min). Về tâm lý: có 05 test gồm Phản xạ mắt-tay (ms), Phản xạ mắt chân (ms), Phản xạ phức (ms), Năng lực xử lý thông tin (bit/s), Loại hình thần kinh K (điểm). Về thể lực: có 10 test gồm Chạy 30m (s), Chạy 5 lần x 30m (s), Bật xa tại chỗ (cm), Bật cao tại chỗ (cm), Dẻo gập thân (cm), Xoạc dọc (cm), Xoạc ngang (cm), Chạy 2000m (s), Nhảy dây 2 phút (lần), Di chuyển 8 góc (s). Về kỹ thuật: có 10 test gồm Tâng lòng (lần), Tâng mu (lần), Tâng đầu (lần), Tâng đùi (lần), Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả), Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên trái (quả), Tấn công bên phải 10 quả (lần), Tâng đầu (lần), Tâng đùi (lần), Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả), Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên trái (quả), Tấn công bên phải 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả), Tấn công bên trái 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả), Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân (quả), Kỹ thuật chuyền hai 10 quả vào ô 2m sát lưới ngang sân (quả). Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai TT TÊN CÁC TEST Hệ số tương quan Tâm lý 1 Phản xạ mắt-tay (ms) 0.9996 2 Phản xạ mắt chân (ms) 0.834 3 Phản xạ phức (ms) 0.8967 4 Năng lực xử lý thông tin (bit/s) 0.8159 5 Loại hình thần kinh K (điểm) 0.9752 6 Độ run tay 0.743 7 Tepping test 0.731 Thể lực 1 Chạy 30m (s) 0.8955 2 Chạy 5 lần x30m (s) 0.8113 3 Bật xa tại chỗ (cm) 0.9955 4 Bật cao tại chỗ (cm) 0.9637 5 Dẻo gập thân (cm) 0.9571 6 Xoạc dọc (cm) 0.8351 7 Xoạc ngang (cm) 0.9665 8 Chạy 2000m (s) 0.9989 9 Nhảy dây 2 phút (lần) 0.836 10 Di chuyển 8 góc (s) 0.9932 11 Nhảy lục giác (s) 0.782 Kỹ thuật 1 Tâng lòng (lần) 0.8014 2 Tâng mu (lần) 0.8767 3 Tâng đầu (lần) 0.833 4 Tâng đùi (lần) 0.8255 5 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả) 0.8674 6 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên trái (quả) 0.8929 7 Tấn công bên phải 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 0.8935 8 Tấn công bên trái 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 0.9381 9 Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân (quả) 0.8517 10 Kỹ thuật chuyền hai 10 quả vào ô 2m sát lưới ngang sân (quả) 0.8833 Ghi chú: n = 11 r ≥ 0.8 đủ độ tin cậy và cho phép sử dụng. 3.1.2. Bàn về sự lựa chọn các chỉ số, test của các chỉ tiêu để đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai Tài năng thể thao là sự phối hợp ổn định của các khả năng vận động và tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu – sinh lý của VĐV, tạo thành tiềm năng tổng hợp để đạt thành tích cao ở môn thể thao nào đó. Thời gian thi đấu của cầu mây trung bình 40 phút, mỗi pha cầu kéo dài từ 6 đến 8 giây. Do vậy, quá trình hoạt động của môn cầu mây nghiêng nhiều về sử dụng nguồn năng lượng yếm khí. Tuy nhiên, hệ thống nguồn năng lượng ưa khí vẫn đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động môn cầu mây, bởi các pha cầu tấn công cường độ cao diễn ra không quá lâu chỉ dừng lại ở mức 5 giây – 8 giây, sau các pha tấn công đó các pha cầu phòng thủ không diễn ra ở cường độ quá cao, và kết thúc các pha cầu, VĐV có khoảng nghỉ nhất định trước khi bắt đầu một pha cầu mới. Các chỉ tiêu bật cao, bật xa, đánh giá được sức mạnh tốc độ, sức bật và khả năng hạn chế chấn thương của phần thân dưới. Các chỉ tiêu phản xạ đổi hướng, di chuyển 8 góc, các chỉ tiêu tốc độ, phản xạ đánh giá được khả năng linh hoạt, phản xạ và tốc độ trong cầu mây. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá chức năng của các VĐV cầu mây mà luận án tổng hợp được là chính xác. Với cường độ hoạt động ở mức trung bình trong môn cầu mây, các chỉ tiêu chức năng sinh lý, luận án đã tổng hợp chỉ dừng ở mức cơ bản. Chỉ tiêu công năng tim đánh giá khả năng hồi phục của VĐV trước một lượng vận động chuẩn. Do vậy chỉ số này được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng không những để đánh giá TĐTL VĐV mà nó rất có giá trị trong tuyển chọn. Qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu trước trong môn cầu mây luận án đã tổng hợp các test của các chỉ tiêu để đánh giá TĐTL trong môn cầu mây luận án đã chọn được 67 test của 05 chỉ tiêu thử nghiệm trong việc đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu mây lứa trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai. 3.2 Đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện. 3.2.1 Đánh giá thực trạng trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai ở thời điểm ban đầu. 3.2.1.1 Các chỉ số về hình thái: Qua bảng 3.6 thấy kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái của nữ VĐV cầu mây lứa tuổi 13-15 tỉnh Đồng Nai ở bảng 3.6 cho thấy: có sự phân bố của 8 chỉ số các chỉ tiêu hình thái là đồng đều, với hệ số biến sai Cv ≤ 10%. Riêng 5 chỉ số là không đồng đều với Cv > 10%. 3.2.1.2 Các chỉ số về chức năng: Kết quả kiểm tra các chỉ sốchức năng của nữ VĐV cầu mây lứa tuổi 13-15 tỉnh Đồng Nai ở bảng 3.7 cho thấy: có sự phân bố của 3 chỉ số (Công năng tim, Huyết áp Max và VO2max) có độ đồng nhất cao, với hệ số biến sai Cv<10%. Riêng 2 chỉ số (Huyết áp Min và Dung tích sống) là có độ đồng nhất trung bình với 10%≤Cv≤20%. 3.2.1.3 Các giá trị về tâm lý: Kết quả kiểm tra các test của chỉ tiêu tâm lý của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai ở bảng 3.8 cho thấy: Sự phân bố các test của các chỉ tiêu tâm lý có độ đồng nhất trung bình, với đa số các test có hệ số biến sai 10%≤ Cv≤ 20%. Có 01 test còn lại có Cv < 10%, đây là test tâm lý đặc trưng mang tính cá thể nên có giá trị lớn là phù hợp với sự phát triển không đồng nhất trên từng VĐV. 3.2.1.4 Các giá trị thành tích về thể lực: Kết quả kiểm tra các test về thể lực của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai ở bảng 3.9 cho thấy: Sự phân bố các test của chỉ tiêu thể lực có độ đồng nhất trung bình với 06 test có hệ số biến thiên10%≤ Cv ≤ 20%. Có 04 test còn lại có độ đồng nhất cao với Cv < 10%. 3.2.1.5 Các giá trị thành tích về kỹ thuật: được trình bày tại bảng 3.10 Kết quả kiểm tra các test kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai ở bảng 3.10 cho thấy: Sự phân bố các tất cả test của chỉ tiêu kỹ thuật có độ đồng nhất thấp với Cv>20% với 8 test, và 02 test có độ đồng nhất trung bình (Tâng cầu bằng đầu, Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân). Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra hình thái của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai (n =11) TT Test Lần 1 δ1 Cv% 1 Chiều cao (cm) 158.6 1.7 1.1 2 Cân nặng (kg) 45 1.94 4.3 3 Queltelet (g/cm) 283.6 10.9 3.8 4 Dài tay (cm) 52.4 3.83 7.3 5 Nếp mỡ sau cánh tay (cm) 12.2 2.2 18.03 6 Nếp mỡ bụng (cm) 17.1 24.8 28.1 7 Nếp mỡ xương bả vai (cm) 10.9 1.7 15.6 8 Rộng vai (cm) 30.6 2.6 8.5 9 Rộng hông (cm) 23.5 0.7 3 10 Rộng gối (cm) 7.3 0.2 2.7 11 Rộng khuỷu (cm) 4.6 0.5 10.9 12 Chu vi cẳng tay (cm) 20.8 4.3 20.7 13 Chu vi cẳng chân (cm) 32.12 1.84 5.73 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra chức năng của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai (n =11) TT Test Lần 1 δ1 Cv% 1 Công năng tim (HW) 13.24 1.31 9.89 2 Huyết áp Max (mmHg) 105.91 7.35 6.94 3 Huyết áp Min (mmHg) 63.18 6.43 10.2 4 Dung tích sống (ml) 2228 258 11.58 5 VO2 max (ml.kg.min) 32.3 2.8 8.67 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra tâm lý của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai.(n =11) TT Test Lần 1 δ1 Cv% 1 Phản xạ mắt-tay (ms) 213.1 28.83 13.2 2 Phản xạ mắt-chân (ms) 360.70 36.31 10.07 3 Phản xạ phức (ms) 471.26 49.83 10.57 4 Năng lực xử lý thông tin (bit/s) 1.34 0.07 5.22 5 Loại hình thần kinh K (điểm) 28.5 3.84 13.47 Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra thể lực của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai (n =11) TT Test Lần 1 δ1 Cv% 1 Chạy 30m (s) 5.02 0.14 2.79 2 Chạy 5 lần x30m (s) 21.58 0.83 3.85 3 Bật xa tại chỗ (cm) 187 13 6.95 4 Bật cao tại chỗ (cm) 41 6 14.63 5 Dẻo gập thân (cm) 13.55 4.03 29.74 6 Xoạc dọc (cm) 2.09 1.45 69.38 7 Xoạc ngang (cm) 7.45 4.61 61.88 8 Chạy 2000m (s) 642.09 53.15 8.3 9 Nhảy dây 2 phút (lần) 196 28 14.29 10 Di chuyển 8 góc (s) 16.99 1.6 9.42 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai (n =11) TT Test Lần 1 δ1 Cv% 1 Tâng cầu bằng lòng (lần) 88 29 33 2 Tâng cầu bằng mu (lần) 58 14 24.1 3 Tâng cầu bằng đầu (lần) 67 11 16.42 4 Tâng cầu bằng đùi (lần) 47 11 23.4 5 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả) 3.82 1.99 52.09 6 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên trái (quả) 3.36 1.43 42.56 7 Tấn công bên phải 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 3.18 1.25 39.31 8 Tấn công bên trái 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 4.64 1.43 30.82 9 Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân (quả) 5.36 0.92 17.16 10 Kỹ thuật chuyền hai 10 quả vào ô 2m sát lưới ngang sân (quả) 4 0.89 22.25 3.2.2 Đánh giá sự biến đổi hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực và kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện Phần đánh giá sự biến đổi dựa trên số liệu luận án thu thập được, qua xử lý được thể hiện ở bảng 3.11 đến bảng 3.15. Để đánh giá sự biến đổi, luận án dùng các tham số giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, nhịp tăng trưởng và chỉ số t-student. 3.2.2.1 Đánh giá sự biến đổi hình thái của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện. Kết quả tính toán được thể hiện ở biểu đồ 3.2 Biểu đồ 3.2 Sự tăng trưởng các chỉ số về hình thái của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện. Qua kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy sau một năm tập luyện tất cả các chỉ số về hình thái của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai có sự tăng lên đáng kể và thông qua kiểm định test tự đối chiếu cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p tbảng (α = 0.001). Xét về sự tăng trưởng trong đó tăng cao nhất là các chỉ số về nếp mỡ và duy chỉ có chỉ tiêu chiều cao (cm) và chỉ tiêu Quetelet có sự tăng trưởng nhẹ. Điều này, hoàn toàn phù hợp với qui luật của quá trình cốt hóa và sự tăng trưởng theo lứa tuổi thiếu niên. 3.2.2.2 Đánh giá sự biến đổi về chức năng của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.12 Qua kết quả ở bảng 3.12 cho thấy sau một năm tập luyện tất cả các chỉ số về chức năng của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tỉnh tuổi Đồng Nai có sự biến đổi đáng kể và thông qua kiểm định test tự đối chiếu cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p tbảng (α = 0.01). Xét về sự tăng tiến trong đó tăng cao nhất là các chỉ số về công năng tim và và có sự biến đổi nhẹ nhưng không nhiều là ở hai chỉ số về huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Điều này, hoàn toàn phù hợp với quy luật của quá trình cốt hóa và phát triển theo lứa tuổi thiếu niên 3.2.2.3 Đánh giá sự biến đổi tâm lý của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.13 Qua kết quả ở bảng 3.13 cho thấy sau một năm tập luyện tất cả các thành tích của chỉ tiêu tâm lý của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai có sự tăng lên đáng kể và thông qua kiểm định t test tự đối chiếu cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự phát triển này không đồng đều ở các test. 3.2.2.4 Đánh giá sự biến đổi thể lực của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện. `Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.14 Qua kết quả ở bảng 3.14 cho thấy sau một năm tập luyện tất cả các test về chỉ tiêu thể lực của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi Đồng Nai có sự tăng lên đáng kể và thông qua kiểm định t test tự đối chiếu cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p tbảng (α = 0.001). Xét về sự tăng trưởng trong đó tăng cao nhất là test xoạc dọc tiếp đến là xoạc ngang. Điều này, hoàn toàn phù hợp với qui luật của quá trình phát triển các tố chất thể lực của lứa tuổi 13-15 3.2.2.5 Đánh giá sự biến đổi kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện: Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.15 Bảng 3.12 Các chỉ số về chức năng qua 2 năm tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai n =11 TT Test Thời điểm ± W% t p 1 Công năng tim (HW) Ban đầu 13.24±1.31 24.03(1) 3.96(1)  <0.01 Sau 1 năm 10.40±2.47 10.63(2) 2.76(2) <0.02 Sau 2 năm 9.35±1.99 34.44(3) 6.04(3) <0.001 2 Huyết áp Max (mmHg) Ban đầu 105.91±7.35 7.67(1) 2.63(1) <0.05 Sau 1 năm 114.36±11.47 5.34(2) 4.24(2) <0.01 Sau 2 năm 120.64±7.9 13(3) 6.66(3) <0.001 3 Huyết áp Min (mmHg) Ban đầu 63.18±6.43 2.70(1) 0.83(1) >0.05 Sau 1 năm 64.91±6.74 8.19(2) 4.13(2) <0.01 Sau 2 năm 70.45±5.3 10.88(3) 4.1(3) <0.01 4 Dung tích sống (ml) Ban đầu 2228±258 12.06(1) 5.05(1) <0.001 Sau 1 năm 2514±237 11.72(2) 10.13(2) <0.001 Sau 2 năm 2827±184 23.70(3) 8.84(3) <0.001 5 VO2 Max (ml.kg.min) Ban đầu 32.30±2.8 5.86(1) 2.96(1) <0.02 Sau 1 năm 34.25±2.76 11.32(2) 11.65(2) <0.001 Sau 2 năm 38.36±1.85 17.15(3) 11.38(3) <0.001 Bảng 3.13 Các giá trị của test về mặt tâm lý qua 2 năm tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai (n =11) TT Test Thời điểm ± W% t p 1 Phản xạ đơn mắt – tay (ms) Ban đầu 213.1±28.3 13.27(1) 6.48(1) <0.001 Sau 1 năm 186.59±16.26 10.69(2) 8.72(2) <0.001 Sau 2 năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_trinh_do_tap_luyen_cua_n.docx
Tài liệu liên quan