BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Lê Nhƣ Đa
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BLEND ĐI TỪ CAO SU TỰ NHIÊN
CÓ SỬ DỤNG PHỤ GIA NANO
Chuyên ngành: Vật liệu cao phân tử và tổ hợp
Mã số: 62440125
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC
Hà Nội – 2016
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Bùi Chương
TS. Đặng Việt Hưng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đá
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu chế tạo blend đi từ cao su tự nhiên có sử dụng phụ gia nano, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá luận án tiến sĩ
cấp Trường, họp tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Tính cấp thiết của luận án:
Cao su blends là một loại vật liệu được tập trung nghiên cứu trong nhiều năm nay
do khả năng mở rộng và cải thiện tính chất rất lớn của các loại cao su. Trước những
yêu cầu ngày càng cao và đa dạng đối với các sản phẩm cao su kĩ thuật, có thể thấy
rằng rất ít loại cao su (tự nhiên và tổng hợp) đủ khả năng đáp ứng khi chỉ sử dụng
một mình. Chính vì vậy cho tới nay, các sản phẩm cao su kĩ thuật chất lượng cao hầu
như chỉ được chế tạo từ các blend. Việc phối trộn các loại cao su với những tính chất
khác nhau, nhiều khi là trái ngược, đã cho phép tạo ra những vật liệu mới với những
tính năng ưu việt mà từng loại cao su không có.
Cao su tự nhiên (CSTN) là loại vật liệu polyme nguồn gốc sinh học có nhiều tính
chất cơ học quí báu. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khả năng chịu thời tiết, chịu lão
hóa kém. Để khắc phục nhược điểm này, có nhiều nghiên cứu phối trộn CSTN với
các loại cao su khác nhằm tạo ra blend với các tính chất tốt hơn. Mặc dù vậy việc tiếp
tục hoàn thiện các tính chất sử dụng của CSTN vẫn là vấn đề vô cùng cấp thiết ở
nước ta.
Trong thời gian gần đây, vật liệu cao su nanocompozit cũng bắt đầu được nghiên
cứu mạnh mẽ. Các phụ gia có những ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cao su, Trên cơ
sở đó, ảnh hưởng của phụ gia nano đến tính chất cao su blend cũng được chú ý. Tuy
nhiên, việc chế tạo nanocompozit từ các blend cao su vẫn còn nhiều vấn đề kỹ thuật
cần nghiên cứu, chẳng hạn ảnh hưởng của mức độ tương hợp đến sự phân tán phụ gia
nano trong các pha, từ đó tính chất của blend sẽ khác nhau. Do đó, để tiếp tục hoàn
thiện cao su blend từ CSTN, việc nghiên cứu phụ gia nano trong blend là rất cần
thiết.
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu và ứng dụng CSTN nói trên, đã lựa chọn đề tài
cho luận án này là “Nghiên cứu chế tạo blend đi từ cao su tự nhiên có sử dụng phụ
gia nano”
Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của luận án:
Mục đích của luận án là chế tạo được blend của CSTN và cao su EPDM, vật liệu
nanocompozit từ blend CSTN/EPDM và làm rõ ảnh hưởng của phụ gia nano trong
blend CSTN/EPDM.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSTN Việt Nam và blend của nó với cao su
EPDM, nanocompozit từ blend CSTN/EPDM và các phụ gia nano như nanoclay,
nanosilica.
Phạm vi và các nội dung nghiên cứu chính của luận án:
Luận án tập trung vào các nội dung nghiên cứu chính bao gồm:
- Nghiên cứu các phương pháp trộn hợp CSTN/EPDM
- Nghiên cứu sự dịch chuyển và phân bố lại xúc tiến trong blend CSTN/EPDM
- Nghiên cứu nâng cao độ tương hợp của CSTN và EPDM bằng cách biến tính
EPDM
- Nghiên cứu chế tạo nanocompozit từ blend CSTN/EPDM và nanoclay,
nanosilica
2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
Lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu sự dịch chuyển hóa chất trong blend
CSTN/EPDM như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tương hợp của hai
loại cao su này. Ảnh hưởng của phụ gia nanoclay, nanosilica đến tính chất của blend
CSTN/EPDM được khảo sát và lý giải thông qua các tính chất cơ học động ở biến
dạng nhỏ. Đây là cách tiếp cận mới có thể được pháp triển cho những nghiên cứu
nâng cao tính chất CSTN sau này.
Những đóng góp mới của luận án:
- Trên cơ sở khảo sát các đường cong lưu hóa kết hợp với các tính chất cơ học
đã chỉ ra được xu hướng dịch chuyển các chất xúc tiến trong blend
CSTN/EPDM. Sự dịch chuyển này phụ thuộc cả vào công nghệ chế tạo blend
(phương pháp trộn hợp) cả vào bản chất hóa chất hóa học cũng như tốc độ lưu
hóa của từng pha cao su riêng biệt.
- Đã xác định được điều kiện biến tính EPDM bằng dithiodimorpholin (DTDM)
phù hợp để tăng cường tính chất blend CSTN/EPDM. Việc tăng cường tính
chất blend được xác định là do tăng đáng kể mật độ mạng không gian trong
blend khi sử dụng EPDM biến tính.
- Đã chế tạo được nanocompozit từ blend CSTN/EPDM và nanoclay, nanosilica.
Trên cơ sở phân tích đường biến dạng ứng suất theo chu kỳ ở biến dạng nhỏ đã
lý giải cơ chế gia cường của phụ gia nano trong blend CSTN/EPDM.
Bố cục của luận án:
Luận án được trình bày trong 140 trang, 42 bảng, 66 hình và đồ thị, và 95 tài liệu
tham khảo. Luận án gồm các phần: Mở đầu 02 trang, Chương 1 - tổng quan 43 trang,
Chương 2 - nguyên vật liệu và thực nghiệm 13 trang, Chương 3 - kết quả và thảo luận
78 trang, kết luận 02 trang, Tài liệu tham khảo 07 trang.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích và các nhiệm vụ nghiên
cứu chính của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
Trong chương 1 trình bày các kết quả nghiên cứu về tính chất của CSTN và cao su
EPDM và blend CSTN/EPDM cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chất
blend. Nêu các thành tựu nghiên cứu về hai loại phụ gia nano sử dụng phổ biến để gia
cường cao su là nanoclay và nanosilica, các phương pháp chế tạo cao su
nanocompozit, tính chất của cao su nanocompozit với các phụ gia là nanoclay và
nanosilica. Tổng quan đặt cơ sở khoa học cho định hướng nghiên cứu nhằm đạt được
mục tiêu của đề tài.
CHƢƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên vật liệu
Cao su tự nhiên định chuẩn loại SVR - 3L của Việt Nam. Cao su EPDM loại 3666
của Mỹ. Các hóa chất cao su thuộc loại kỹ thuật, xuất xứ Trung Quốc.
Nanoclay loại I28E của hãng Nanocor (Mỹ). Nanosilica loại WL180GR của hãng
Wellink (Trung Quốc). Trước khi sử dụng nanosilica được biến tính bằng TESPT tại
Trung tâm NCVL Polyme, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
3
2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
2.2.1. Chế tạo vật liệu
Việc trộn hợp các cao su, hóa chất và phụ gia nano được thực hiện trên máy trộn
kín Plasticorder Lab ® - Station N50 -EHT của hãng Brabenderc (Đức). Cao su được
lưu hóa trên máy ép thủy lực 30T loại GOTECH (Đài Loan - Trung Quốc)
Đã chế tạo blend CSTN/EPDM theo 5 quy trình
Quy trình 1:
Quy trình 2:
Thành phần đơn phối liệu như sau: CSTN: 0 - 100 pkl; cao su EPDM 0 - 100 pkl;
phòng lão RD - 0,8 pkl; Axit stearic - 2 pkl; ZnO - 5 pkl; Xúc tiến DM - 1,5 pkl; Xúc
tiến DM - 1,5 pkl; Lưu huỳnh - 0,5 pkl. Hỗn hợp được lưu hóa ở 155oC trong 6 phút.
2.2.2. Xác định các đặc trưng lưu hóa
Được thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM D5289 trên máy đo lưu biến EK 2000
EEKON (Mỹ)
2.2.3. Xác định các tính chất cơ lý
- Tính chất cơ học được xác định theo TCVN 4509-2006 tốc độ kéo 100mm/min
trên máy INSTRON 5582 100kN (Mỹ)
- Độ cứng Shore A được xác định theo TCVN 1595-1: 2007 trên dụng cụ
TECLOCK GS 79N (Nhật Bản).
- Hệ số lão hóa xác định theo TCVN 2229-2007 ở 120oC, 70 giờ.
- Độ trương trong dung môi toluen được xác định theo TCVN 2752: 2008 ở nhiệt
độ phòng.
- Khối lượng phân tử được xác định bằng phương pháp đo độ nhớt trong toluen
theo tiêu chuẩn ASTM D445.
CSTN +
(Axit stearic,
ZnO, RD)
Trộn
đều theo tỉ
lệ
CSTN/EP
CSTN/EPD
M + xúc tiến, S
EPDM +
(Axit stearic,
ZnO, RD)
CSTN + (Axit
stearic, ZnO, RD)
EPDM
CSTN/EPDM
+ xúc tiến, S
Trộn đều theo
tỉ lệ
CSTN/EPDM
4
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu chế tạo blend CSTN/EPDM
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ chế tạo
3.1.1.1. Quy trình trộn hợp cao su
Trong phần này đã tiến hành chế tạo blend CSTN/EPDM theo năm cách khác
nhau. Để làm rõ ảnh hưởng của các quy trình trộn này đến tính chất blend, các chất
trợ tương hợp không được sử dụng trong đơn phối liệu. Tỷ lệ CSTN/EPDM là 60/40.
Trong hình 3.1. là biểu đồ momen xoắn của các quy trình trộn
Hình 3.1: Biểu đồ momen xoắn quy trình 1
Từ các biểu đồ trộn hợp đã xác định các thông số của quá trình trộn hợp (bảng 3.1)
Bảng 3.1 Một số thông số quá trình trộn hợp tạo blend
Từ số liệu trong bảng 3.1 có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Nhiệt độ trộn ổn định của các quy trình 1-3 xấp xỉ như nhau, trong khi quy
trình 4, 5 có nhiệt độ cao hơn. Điều này cũng quan sát thấy khi so sánh năng lượng
trộn hợp riêng của các quy trình.
- CSTN khi được sơ luyện cùng cao su EPDM có mức độ giảm độ nhớt nhỏ hơn
khi sơ luyện riêng rẽ. Đây có thể do độ nhớt của hệ thống đạt đến cân bằng khi độ
nhớt của hai loại cao su xấp xỉ bằng nhau.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ CSTN/EPDM
Để xác định ảnh hưởng của tỉ lệ cao su, đồng thời so sánh với giá trị tính toán lí
thuyết (theo phương pháp cộng hợp) (Bảng 3.3). Quy trình chế tạo được sử dụng là
quy trình 4.
Quy trình
trộn blend
Momen xoắn
ổn định, Nm
Nhiệt độ trộn
ổn định, oC
Năng lượng
trộn, kNm/Kg
1 9,3 136 255,6
2 10,6 134 249,4
3 14,9 137 272,5
4 12,2 141 547,5
5 13,6 140 483,1
5
Bảng 3.3. Sự thay đổi tính chất theo tỉ lệ cao su trong blend CSTN/EPDM
TT
Tỉ lệ
CSTN/EPDM
(w/w)
Độ bền kéo, MPa Độ dãn dài khi đứt, %
Thực
nghiệm
Tính
toán
Thực
nghiệm/Tính
toán, %
Thực
nghiệm
Tính
toán
Thực
nghiệm/Tính
toán, %
1 100/0 20,40 - - 780 - -
2 0/100 1,47 - - 214,7 - -
3 80/20 15,93 16,61 95,9 576,0 666,94 86,36
4 70/30 13,34 14,72 90,6 555,11 610,41 90,94
5 60/40 10,53 12,83 82,1 513,25 553,88 92,66
6 50/50 4,28 10,94 39,1 367,17 497,35 73,83
7 40/60 4,11 8,89 46,2 383,22 440,82 86,93
Có thể thấy khi tỉ lệ CSTN cao (70/30) giá trị độ bền kéo thực tế của blend
CSTN/EPDM khá gần với tính toán lí thuyết. Điều này chứng tỏ mức độ tách pha
(nếu có) giữa hai loại cao su là không lớn và không đủ để ảnh hưởng tới độ bền. Có
thể giải thích hiện tượng này là do hàm lượng CSTN đủ lớn tạo thành pha liên tục và
gánh chịu toàn bộ tải trọng đặt lên blend. Cao su EPDM chỉ tạo thành pha gián đoạn
và không có ảnh hưởng đáng kể đến độ bền của toàn hệ thống. Tuy nhiên, khi hàm
lượng CSTN giảm xuống, sự liên tục của pha này bị phá vỡ, và mức độ liên tục của
pha CSTN càng giảm thì độ bền của hệ thống càng nhỏ đi so với tính toán
Như vậy, để chế tạo được blend CSTN/EPDM có khả năng ứng dụng vào thực tế
thì cần lựa chọn tỉ lệ CSTN/EPDM có khả năng chịu lão hóa nhiệt đủ cao, nghĩa là
vào khoảng 60/40. Độ bền cơ học tương đối thấp của các blend này có thể được cải
thiện nếu nâng cao được mức độ tương hợp của hai loại cao su.
3.1.2.Nghiên cứu sự phân bố hóa chất trong quá trình trộn hợp.
3.1.2.1. Ảnh hưởng của các quy trình trộn
Sự hòa tan của các hóa chất trong cao su phụ thuộc vào các thông số hòa tan của
chúng. Thông số hòa tan của các hóa chất thuộc nhóm xúc tiến được tính theo công
thức Van Krevelend và trình bày trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Thông số hòa tan của cao su và nhóm xúc tiến
Hóa
chất
CSTN EPDM
Xúc
tiến M
Xúc tiến
TMTD
ZnO
Axit
Stearic
δ,
(J/cm
2
)
1/2
18,01 16,8 22,65 20,79 21,42 17,61
Bảng trên cho thấy thông số hòa tan của các hóa chất thuộc nhóm xúc tiến gần với
CSTN hơn là với EPDM. Có nghĩa là các hóa chất này dễ phân tán trong CSTN hơn.
6
Ngoài ra, khi có sự di chuyển các hóa chất trong blend CSTN/EPDM thì xu hướng
dịch chuyển từ pha EPDM sang pha CSTN sẽ chiếm ưu thế.
Như vậy, sự phân bố lại các hóa chất giữa các pha CSTN và EPDM trong blend
CSTN/EPDM phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố:
- Thông số hòa tan của cao su và các hóa chất.
- Diện tích tiếp xúc giữa hai pha cao su.
- Quy trình đưa các hóa chất vào cao su, nghĩa là quy trình hỗn luyện.
Dưới đây sẽ phân tích ảnh hưởng của các quy trình trộn đến sự dịch chuyển hóa
chất và đến mức độ lưu hóa của các pha cao su thành phần trong blend CSTN/EPDM.
Tỷ lệ cao su CSTN/EPDM được chọn là 60/40
Trong quy trình 1, các hóa chất được hỗn luyện riêng biệt vào từng cao su theo
đúng tỉ lệ trong đơn cơ bản. Vì thế có thể coi rằng cả hai pha cao su có mức độ lưu
hóa tương ứng với đơn cơ bản. Để tiện so sánh, có thể coi mức độ phân bố hóa chất
cũng như mức độ lưu hóa trong các pha này là chuẩn (ký hiệu ++).
Trong quy trình 2, toàn bộ hóa chất của hỗn hợp đã được đưa vào CSTN trước, sau
đó đưa EPDM vào để tạo blend. Như vậy một phần hóa chất lẽ ra sẽ phải vào pha
EPDM thì lại đi vào pha CSTN do chúng tan vào CSTN tốt hơn. Kết quả là lượng
hóa chất trong CSTN cao hơn, còn trong EPDM – thấp hơn so với mức chuẩn (quy
trình 1). Mặt khác, khi CSTN được sơ luyện trước, độ nhớt của nó giảm nhanh hơn
EPDM (hình 3.2) dẫn đến diện tích tiếp xúc CSTN/EPDM tăng lên làm sự dịch
chuyển hóa chất từ pha EPDM sang CSTN càng dễ dàng. Do đó lượng hóa chất trong
CSTN càng cao hơn (ký hiệu +++), còn trong EPDM càng thấp hơn (ký hiệu +) so
với quy trình 1.
Lý luận tương tự, ta có lượng hóa chất trong pha EPDM của blend chế tạo theo
quy trình 3 sẽ cao hơn ( +++), còn trong pha CSTN – thấp hơn (+) so với mức chuẩn
(blend chế tạo theo quy trình 1).
Đối với cả hai quy trình trộn 4 và 5, các hóa chất được đưa vào các pha cao su từ
bên ngoài. Có thể thấy rằng lượng hóa chất vào pha CSTN sẽ cao hơn vào pha EPDM
do thông số hòa tan của các hóa chất này gần với CSTN hơn. Cũng vì thế, lượng hóa
chất trong pha CSTN có thể cao hơn mức chuẩn.
Tổng hợp các phân tích trên có thể tập hợp thành bảng định tính như sau (bảng 3.6)
Bảng 3.6. Tính chất cơ học của các blend CSTN/EPDM chế tạo theo các quy trình khác
nhau (Tỷ lệ CSTN/EPDM là 60/40)
Quy
trình trộn
blend
Mức độ lưu hóa
Độ
bền
kéo,
MPa
Độ
dãn dài
khi
đứt, %
Modu
n 100,
MPa
Độ
dãn dư,
%
Độ
cứng,
Shore A
Pha
CSTN
Pha
EPDM
1 ++ ++ 11,2 511 0,95 20 39,4
2 +++ + 11,4 529 0,89 18,6 38,3
3 + +++ 11,8 576 0,79 16.6 37,3
4 +++ + 11,6 555 0,84 16.6 39,2
5 ++ ++ 12,1 565 0,81 19.3 38,3
7
Trong blend chế tạo theo quy trình 1 (gọi tắt là blend 1) cả hai pha CSTN và
EPDM được lưu hóa đồng đều, do đó mạng không gian lưu hóa được phân bố đồng
đều trong cả hai pha. Do đó blend 1 có modun và độ cứng lớn nhất và độ dãn dài khi
đứt nhỏ nhất.
Trong blend 2, pha CSTN có độ lưu hóa cao hơn chuẩn, còn pha EPDM – thấp
hơn. Có thể cho rằng mức độ lưu hóa cao trong pha CSTN chưa đủ bù trừ sự giảm
lưu hóa trong pha EPDM, do đó blend có modun nhỏ hơn, còn độ dãn dài khi đứt cao
hơn so với blend 1.
Trong blend 3 có mức độ lưu hóa thấp nhất, còn pha EPDM – cao nhất trong các
blend được xét. Các blend 4 và blend 5 có mức độ lưu hóa trong pha CSTN cao hơn
pha EPDM. Mặc dù rất khó so sánh trực tiếp sự phân bố lại hóa chất trong các blend
4 và 5 với blend 1, các số liệu trong bảng 3.5 cho thấy chúng gần với blend 2.
Từ những kết quả phân tích nêu trên, có thể thấy rằng blend 1 có tính chất cơ học
cao nhất trong các blend. Vì vậy đã lựa chọn quy trình trộn 1 để tiếp tục khảo sát. Kết
quả của sự dịch chuyển được đánh giá theo đường cong lưu hóa và các thông số lưu
hóa cơ bản.
3.1.2.2. Quá trình lưu hóa riêng biệt các thành phần CSTN và EPDM
Chất xúc tiến lưu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ quá trình lưu hóa cũng như
mức độ khâu mạch cao su. Chính vì vậy, khảo sát các đường cong lưu hóa với các
đơn phối liệu khác nhau có thể đem lại những thông tin về quá trình này.
Các thông số lưu hóa chính được trình bày trong bảng 3.8
Bảng 3.8 Các thông số lưu hóa của hỗn hợp CSTN và EPDM
Mẫu S, s C90, s ∆ = C90 - S, s M, lbf.in
CSTN 140 198 48 10,18
EPDM 473 852 379 7,72
Sự khác biệt về tốc độ lưu hóa của hai loại cao su là một trong những nguyên nhân
chủ yếu của độ tương hợp kém trong blend CSTN/EPDM. Vì vậy đã tiến hành nghiên
cứu điều chỉnh tốc độ lưu hóa của từng pha cao su riêng biệt bằng cách thay đổi tỷ lệ
các chất xúc tiến của chúng.
3.1.2.3. Ảnh hưởng của xúc tiến riêng biệt đến quá trình lưu hóa
Đã điều chỉnh lại đơn theo cách trong CSTN chỉ có xúc tiến DM còn trong cao su
EPDM chỉ có xúc tiến TMTD (ký hiệu tương ứng hai loại hỗn hợp này là NiDM và
EiTM) (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Thành phần các hỗn hợp CSTN và EPDM với các chất xúc tiến riêng biệt
Ký hiệu mẫu
CSTN EPDM ZnO +axit stearic
g pkl g pkl g pkl
N1DM 60 100 - - 1,8 3,0
N2DM 60 100 - - 2,4 4,0
N3DM 60 100 - - 3,0 5,0
N4DM 60 100 - - 3,6 6,0
N5DM 60 100 - - 4,2 7,0
8
E1TM - - 40 100 1,8 4,5
E2TM - - 40 100 2,4 6,0
E3TM - - 40 100 3,0 7,5
E4TM - - 40 100 3,6 9,0
E5TM - - 40 100 4,2 10,5
Ghi chú:
- Lượng xúc tiến DM trong các đơn N1DM – N5DM là 1,5g (2,5 pkl so với
CSTN)
- Lượng xúc tiến TMTD trong các đơn E1TM – E5TM là 1,5g (3,75 pkl so với
EPDM)
Còn hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển xúc tiến trong cao su blend:
- Yếu tố nhiệt động – xúc tiến sẽ ưu tiên dịch chuyển từ pha cao su có thông số
hòa tan δ xa với chúng sang pha cao su có δ gần với chúng.
- Yếu tố động học – xúc tiến sẽ dễ dịch chuyển trong pha cao su có mật độ mạng
không gian thấp hơn là trong pha cao su có mật độ mạng không gian cao. Ngoài ra,
bề mặt tiếp xúc giữa hai pha cũng có ảnh hưởng đến mức độ dịch chuyển các chất
xúc tiến.
3.1.2.4.Sự phân bố chất xúc tiến trong quá trình hỗn luyện chéo
Trong phương pháp hỗn luyện chéo, Các đơn NiDM và EiTM được hỗn luyện với
nhau theo từng cặp để tạo thành blend có cùng đơn cơ bản và kí hiệu là Bi. Cụ thể là:
B1 = E1TM + N5DM
B2 = E2TM + N4DM
B3 = E3TM + N3DM
B4 = E4TM + N2DM
B5 = E5TM + N1DM
Những kết quả tính toán trong bảng 3.4 cho thấy khi trộn hợp các hỗn hợp NiDM
(CSTN với xúc tiến DM) và EiTM (cao su EPDM với xúc tiến TMTD) xu hướng
chuyển dịch của xúc tiến sẽ chủ yếu là từ pha EPDM sang CSTN. Điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến đường cong lưu hóa và các thông số lưu hóa chính của các blend
Bi(bảng 3.11).
Bảng 3.11. Các thông số lưu hóa chính của blend CSTN/EPDM chế tạo theo phương
pháp hỗn luyện chéo.
Mẫu τs, s τc90, s Δτ = τc90 - τs , s M, lbf.in
B1 152 218 66 8,17
B2 134 197 63 9,06
B3 130 188 58 9,54
B4 140 199 59 9,28
B5 130 184 54 9,31
Các số liệu trong bảng 3.11 cho thấy các đặc trưng lưu hóa của các hỗn hợp Bi khá
gần với hỗn hợp CSTN (bảng 3.8) cả thời điểm bắt đầu lưu hóa τs, thời gian lưu hóa
tối ưu τc90 và tốc độ lưu hóa Δτ. Nếu lưu ý rằng pha CSTN trong các hỗn hợp Bi hoàn
toàn không có xúc tiến TMTD, và do đó lưu hóa rất kém (bảng 3.10) thì rõ ràng đã có
9
hiện tượng xúc tiến TMTD dịch chuyển từ pha EPDM sang pha CSTN khi hỗn luyện
blend Bi. Ngoài ra, từ hình dạng các đường cong lưu hóa và các thông số của chúng
(hình 3.5 và bảng 3.8) có thể nhận xét rằng các thông số tốc độ lưu hóa đo được của
các blend Bi chủ yếu do pha CSTN quyết định vì pha EPDM vốn có tốc độ lưu hóa
khá thấp sẽ còn lưu hóa chậm hơn nữa khi một phần TMTD và trợ xúc tiến đã dịch
chuyển sang pha CSTN. So sánh số liệu trong các bảng 3.8 và 3.11 còn cho thấy
lượng xúc tiến TMTD và trợ xúc tiến trong pha CSTN của hỗn hợp Bi cũng phải xấp
xỉ với hỗn hợp cao su riêng biệt (bảng 3.7)
Để giải thích rõ hơn hiện tượng này, ta xét các đường cong lưu hóa của các blend
B1, B3, B5 và các hỗn hợp cao su thành phần của chúng (hình 3.8)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
M
«
m
en
(l
bf
.in
)
Thêi gian (phót)
B1
E1TM
N5DM
a
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
M
«
m
en
(l
bf
.in
)
Thêi gian (phót)
B5
E5TM
N1DM
b
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
M
«
m
en
(lb
f.i
n)
Thêi gian (phót)
B3
E3TM
N3DM
c
Hình 3.8. Đường cong lưu hóa của các blend CSTN/EPDM và các cao su thành phần.
B1 và E1TM, N5DM b. B5 và E5TM, N1DM c. B3 và E3TM, N3DM
10
Trong cả ba trường hợp trên, sự dịch chuyển của các xúc tiến từ pha EPDM sang pha
CSTN do tác động của yếu tố nhiệt động có thể coi là như nhau. Tuy nhiên, sự dịch chuyển
này còn chịu tác động của yếu tố động học là tốc độ hình thành mạng không gian trong pha
CSTN. Trong blend B1, thành phần CSTN trong N5DM có tốc độ lưu hóa cao hẳn so với
thành phần EPDM. Do đó, mặc dù xúc tiến có xu hướng dịch chuyển từ EPDM sang CSTN
nhưng bị cản trở một phần do mạng không gian đã hình thành trong pha CSTN. Điều này
làm mức độ lưu hóa (thể hiện qua M) của blend B1 không cao lắm và chỉ cao hơn N5DM
một chút (8,17 lbf.in so với 7,42 lbf.in) (Hình 3.8.a).
Ngược lại, blend B5 có thành phần CSTN (N1DM) gần như không lưu hóa khi
không có TMTD trong khi thành phần EPDM (E5TM) có tốc độ lưu hóa cao nhất
trong các hỗn hợp EiTM được xét. Tuy vậy, tốc độ lưu hóa của hỗn hợp EPDM vẫn
nhỏ hơn nhiều so với hỗn hợp CSTN, do đó lượng xúc tiến TMTD chuyển dịch từ
pha EPDM sang pha CSTN vẫn cao hơn trong trường hợp B1. Vì vậy, blend B5 có cả
tốc độ lưu hóa lẫn mức độ khâu mạch đều cao hơn blend B1 (Hình 3.8.b).
Blend B3 là trường hợp trung gian, khi tốc độ lưu hóa của các cao su thành phần
(N3DM và E3TM) gần tương đương nhau, nhưng thành phần CSTN bắt đầu lưu hóa
chậm hơn (thời gian ƬS1 lớn hơn). Vì vậy, trong blend B3 có sự cân bằng tốt nhất giữa sự
hình thành mạng không gian trong hai pha CSTN và EPDM và sự dịch chuyển xúc tiến
từ pha EPDM sang pha CSTN. Kết quả là mật độ mạng không gian (mức độ lưu hóa)
của B3 là cao nhất (M = 9,54 lbf.in) trong các blend được xét (Hình 3.8.c).
Như vậy, với việc lựa chọn các hỗn hợp thành phần phù hợp, phương pháp hỗn
luyện chéo có thể điều chỉnh sự dịch chuyển xúc tiến trong blend CSTN/EPDM theo
hướng mong muốn.
3.1.2.4. Sự phân bố xúc tiến trong quá trình hỗn luyện đồng thời
Trong phương pháp hỗn luyện đồng thời, chất xúc tiến được đưa từ ngoài vào hệ
thống đã tồn tại hai pha cao su. Như vậy, có thể coi lượng chất xúc tiến được đưa vào
từng pha trong hỗn luyện đồng thời được quyết định bởi tương quan thông số hòa tan
của cao su và chất xúc tiến.
Tuy nhiên, trên thực tế rất khó xảy ra việc chất xúc tiến phân bố vào hai pha cao su
theo đúng tương quan thông số hòa tan. Cũng vì vậy, mặc dù xúc tiến TMTD trong
chế độ hỗn luyện đồng thời sẽ ưu tiên phân tán vào pha CSTN, nhưng vẫn có một
lượng TMTD phân tán vào EPDM, và lượng TMTD này sẽ tiếp tục dịch chuyển từ
pha EPDM sang pha CSTN trong quá trình lưu hóa.
Đã xác định đường cong lưu hóa và các thông số lưu hóa cơ bản của blend hỗn
luyện đồng thời. Để so sánh cũng trình bày các thông số lưu hóa của blend hỗn luyện
chéo B3 (hình 3.9 và bảng 3.12). Đơn phối liệu tổng thể của các blend này là như
nhau, với tỷ lệ CSTN/EPDM và 60/40.xúc tiến giữa hai pha cao su trong blend.
11
0 1 2 3 4 5 6 7
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
M
«
m
en
(
lb
f.
in
)
Thêi gian (phót)
HL ®ång thêi
HL chÐo
Hình 3.9. Đường cong lưu hóa của các blend CSTN/EPDM
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phương pháp hỗn luyện đến đặc trưng lưu hóa của blend
CSTN/EPDM
Mẫu S, s 90, s ∆ = C90 - S, s M, lbf.in
Hỗn luyện chéo
Hỗn luyện đồng thời
130
132
188
270
58
138
9,54
10,4
Phân tích các số liệu trong hình 3.9 và bảng 3.12 cho phép giải thích sự khác biệt
trong dịch chuyển xúc tiến của hai quá trình hỗn luyện (chéo và đồng thời) như sau:
- Trong cả hai phương pháp hỗn luyện, lượng TMTD đi vào pha CSTN dù là từ
ngoài vào (hỗn luyện đồng thời) hay từ pha EPDM sang (hỗn luyện chéo) đều vượt
qua một ngưỡng nhất định. Điều này làm cho thời điểm bắt đầu lưu hóa (S) của cả
hai blend là khá gần nhau. Nếu căn cứ vào quá trình lưu hóa của các cao su riêng biệt
(bảng 3.8) có thể dự đoán lượng TMTD trong pha CSTN không dưới 1,5 pkl CSTN.
- Tốc độ lưu hóa cao hơn của blend hỗn luyện chéo (B3) chứng tỏ lượng xúc tiến
TMTD trong pha CSTN của blend này cao hơn trong pha CSTN tương ứng của blend
hỗn luyện đồng thời. Có nghĩa là sự dịch chuyển xúc tiến giữa hai pha cao su xảy ra
thuận lợi hơn là đưa từ ngoài vào. Điều này phù hợp với các kết quả đã trình bày
trong mục 3.1.2.1
- So với blend hỗn luyện chéo, blend hỗn luyện đồng thời có lượng xúc tiến
TMTD trong pha CSTN nhỏ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng TMTD trong
pha EPDM của blend hỗn luyện đồng thời lại cao hơn, dẫn đến pha này được lưu hóa
tốt hơn với mật độ mạng không gian cao hơn. Nếu lưu ý rằng CSTN có mức độ lưu
hóa khá ổn định khi lượng xúc tiến TMTD đủ lớn (hình 3.6a) thì việc tăng cường
mạng không gian trong pha EPDM sẽ làm mật độ mạng chung của blend hỗn luyện
đồng thời cao hơn so với blend hỗn luyện chéo. Do đó, mặc dù blend hỗn luyện đồng
thời có tốc độ lưu hóa nhỏ hơn nhưng momen xoắn ổn định của nó cao hơn so với
blend hỗn luyện chéo (hình 3.9 và bảng 3.12)
Nhận xét:
1. Do tốc độ lưu hóa của hai pha cao su cách nhau khá xa, việc hỗn luyện chúng
để tạo thành blend sẽ không tạo được hiệu quả tương hợp cần thiết. Vì vậy, điều
12
chỉnh tỉ lệ cũng như loại xúc tiến trong từng pha có thể đưa tốc độ lưu hóa của các
hỗn hợp thành phần lại gần nhau.
2. Mặc dù còn có sự chênh lệch lớn về tốc độ lưu hóa giữa hai pha CSTN và
EPDM với các chất xúc tiến riêng biệt, mức độ chênh lệch này có thể giảm bớt do có
sự phân bố lại chất xúc tiến trong quá trình trộn hợp.
3. Trong phương pháp chế tạo blend CSTN/EPDM bằng cách hỗn luyện chéo,
các chất xúc tiến sẽ ưu tiên chuyển dịch từ pha EPDM sang pha CSTN do tác động
của yếu tố nhiệt động.
4. Trong phương pháp hỗn luyện đồng thời, sự dịch chuyển xúc tiến giữa các pha
cũng theo qui luật trên. Tuy nhiên so sánh tốc độ lưu hóa cho thấy lượng xúc tiến
TMTD đi vào pha CSTN từ pha EPDM (hỗn luyện chéo) lớn hơn là từ ngoài vào
(hỗn luyện đồng thời). Trái lại, mức độ khâu mạch của blend hỗn luyện đồng thời cao
hơn so với blend hỗn luyện chéo.
3.1.3. Biến tính EPDM bằng DTDM
Một trong những nguyên nhân làm CSTN và EPDM khó tương hợp với nhau khi
chế tạo blend là do sự cách biệt rất lớn về mức độ không no trong phân tử của chúng.
Điều này làm tốc độ lưu hóa của hai pha cao su trong blend chênh lệch nhau đáng
kể[29].
Như đã trình bày ở phần trước, bằng cách điều chỉnh sự phân bố các hóa chất
thuộc nhóm lưu hóa có thể đưa tốc độ lưu hóa của hai pha cao su về gần với nhau,
nhờ đó làm khả năng khâu mạch chung của blend tăng lên. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp điều này chưa đủ để tạo ra sự liên kết giữa hai pha. Vì vậy trong phần này
đã tiến hành nghiên cứu biến tính EPDM nhằm tạo ra sự khâu mạch đan xen giữa
EPDM và CSTN. Tác nhân biến tính được chọn là dithiodimorpholin (DTDM).
3.1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình biến tính
Phản ứng biến tính EPDM bằng DTDM được thực hiện trong pha nóng chảy. Việc
ghép DTDM vào mạch polyme dẫn đến thay đổi độ nhớt EPDM trong quá trình phản
ứng. Vì vậy, đã tiến hành khảo sát sự thay đổi độ nhớt của EPDM (thể hiện qua
momen xoắn) trong quá trình biến tính nhằm xác định chế độ biến tính phù hợp.
Đã xác định một số thông số công nghệ của EPDM biến tính ở các nhiệt độ khác
nhau (140
o
C, 150
o
C, 160
o
C) với các thời gian biến tính khác nhau. Hàm lượng
DTDM được sử dụng là 0,7pkl (so với 100pkl cao su blend). Các kết quả trình bày
trong bảng 3.13.
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian phản ứng đến momen xoắn trong quá
trình biến tính EPDM
Nhiệt
độ, oC
Thời gian,
phút
Momen xoắn trước
biến tính, Nm
Momen xoắn ổn định
sau khi đưa DTDM, Nm
Momen xoắn kết
thúc trộn, Nm
140
5 9,8 9,1 9,7
7 10,0 7,8 10,2
9 10,1 7,8 9,3
150
4 10,0 8,6 9,2
5 11,6 9,6 10,0
13
6 9,8 9,1 9,2
160
4 14,3 11,0 11,1
5 11,1 9,0 9,8
6 10,4 7,8 9,2
7 9,5 8,2 7,4
Các số liệu trong bảng trên cho phép nhận xét như sau:
- Trong khoảng nhiệt độ 140-150oC độ nhớt của EPDM biến tính thay đổi không
đáng kể khi nhiệt độ biến tính thay đổi, chứng tỏ nhiệt độ ảnh hưởng không nhiều đến
hiệu quả biến tính.
- Cũng trong khoảng nhiệt độ trên, khi thời gian biến tính đủ lớn (9 phút ở 140oC
hoặc 6 phút ở 150oC) mới quan sát thấy sự giảm rõ rệt độ nhớt của EPDM biến tính
so với EPDM ban đầu.
- Ở nhiệt độ biến tính 160oC, ảnh hưởng của thời gian rõ rệt hơn so với nhiệt
độ140-150oC. Khi thời gian biến tính tăng lên từ 4 phút đến 7 phút độ nhớt của
EPDM biến tính giảm xuống đáng kể, tới 34%. Đồng thời, so với EPDM ban đầu, độ
nhớt của EPDM biến tính cũng giảm tới 15-20% trong mọi khoảng thời gian biến
tính. Thời gian biến tính 7 phút làm độ nhớt giảm mạnh, có thể là do quá trình phân
hủy bắt đầu xảy ra. Vì vậy ở nhiệt độ 160oC chỉ nên giới hạn thời gian biến tính đến 6
phút.
- Như vậy, chọn nhiệt độ biến tính 140oC là phù hợp
3.1.3.2. Ảnh hưởng của các điều kiện biến tính khác
Các điều kiện biến tính như thời gian phản ứng, hàm lượng DTDM và chất xúc tác
phản ứng có tác dụng qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng tương tác của chúng đến hiệu
quả phản ứng khá phức tạp. Vì vậy, nhằm giảm bớt khối lượng thực nghiệm khi đánh
giá ảnh hưởng tương tác của các yếu tố trên đã tiến hành quy hoạch thực nghiệm với
thiết kế hai mức và ba yếu tố đầu vào (23) – thời gian phản ứng, hàm lượng DTDM
và hàm lượng xúc tác phản ứng. Thông số đầu ra được chọn là độ bền kéo của blen
với EPDM biến tính.
Điều kiện thực nghiệm được chọn hai mức:
- Hàm lượng DTDM: lấy giá trị 0 và 0,5 pkl.
- Hàm lượng xúc tác: lấy giá trị 0 và 0,5 pkl.
- Thời gian phản ứng: lấy giá trị 180 và 500 giây.
Kết quả thực nghiệm theo thiết kế nhân tố 23 được trình bày trong bảng 3.14
Bảng 3.14 Ma trận thí nghiệm và kết quả thực nghiệm theo thiết kế nhân tố 23
STT
Ký hiệu
mẫu
Hàm lượng
xúc tác,pkl
Hàm lượng DTDM
,pkl
Thời
gian,giây
Độ bền kéo,
MPa
1 M1 0 0 180 5,56
2 M2 0,5 0 180 6,13
3 M3 0 0,5 180 6,79
4 M4 0,5 0,5 180 8,21
5 M5 0 0 500 7,34
6 M6 0,5 0 500 6,87
14
7 M8 0 0,5 500 7,94
8 M8 0,5 0,5 500 9,34
Từ bảng 3.14 thấy rằng, độ bền kéo thấp nhất ở các thí nghiệm không sử dụng
DTDM và xúc tác còn cao nhất đạt được với thí nghiệm có sử dụng đồng thời cả hai
chất này. Như vậy, DTDM, xúc tác và thời gian biến tính có ảnh hưởng rõ rệt đến
tính chất của EPDM biến tính.
Từ các kết quả khảo sát trên, chế độ biến tính EPDM được chọn cho các nghiên
cứu tiếp theo là:
- Nhiệt độ:140oC Hàm lượng DTDM: 0,5 pkl
- Thời gian: 8 phút Hàm lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_blend_di_tu_cao_su_tu_nhi.pdf