BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHềNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Lấ THANH BÀI
LÀNG CHIẾN ĐẤU
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13
TểM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà nội – 2017
Cụng trỡnh được hoàn thành tại:
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS,TS Hồ Khang
2. TS Trần Văn Thức
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận ỏn sẽ được
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Làng chiến đấu vùng đồng bằng bắc bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Vào hồi giờ.. ngày.. tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945
- 1954), đồng bằng Bắc Bộ luôn là chiến trường chính, đã có lúc đối
phương tập trung hơn 50% quân số trên toàn Đông Dương cùng
nhiều phương tiện chiến tranh nhằm giành quyền chủ động cả quân
sự và chính trị trên vùng đất quan trọng này.
Đối phó với âm mưu của thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quân dân đồng bằng Bắc Bộ đã tiến hành cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện; xây dựng và phát triển thế trận CTND, toàn dân
đánh giặc. Trong cuộc chiến đấu đó, phát huy truyền thống đánh
giặc giữ nước của ông cha, quân dân đồng bằng đã biến làng xóm
vốn là địa bàn cư trú của cộng đồng thành làng chiến đấu. Ở đó, mỗi
người dân thực sự là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài,
góp phần biến cả đồng bằng thành một mặt trận thống nhất, liên
hoàn, trùng điệp, bao vây, kìm giữ và đánh bại quân thù.
Trong những năm tháng gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làng chiến đấu
vùng đồng bằng Bắc Bộ được phát triển từ không đến có, từ yếu đến
mạnh, hỗ trợ lẫn nhau, là cơ sở để xây dựng khu du kích, căn cứ du
kích. Làng chiến đấu không những đảm bảo cho lực lượng chiến đấu
tại chỗ mà còn giữ vững địa bàn để duy trì và phát triển chiến tranh du
kích, giữ thế xen kẽ, kiềm chế, tiêu hao quân địch, tạo điều kiện cho
chủ lực đánh đòn quyết định. Nhiều làng bị địch tàn phá, lại được khôi
phục, xây dựng lại, hiên ngang tồn tại, chiến đấu chống lại quân thù.
Làng chiến đấu thực sự trở thành hạt nhân của cuộc chiến tranh nhân
dân cả vùng đồng bằng rộng lớn, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc
2
kháng chiến không cân sức giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
xâm lược, ghi dấu ấn độc đáo vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hiện nay, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết. Vì vậy, nhìn nhận, đánh giá những vấn đề thuộc về hoặc
liên quan đến công cuộc đấu tranh bảo vệ, giải phóng đất nước, rút
kinh nghiệm cho hiện tại là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, chúng
tôi chọn vấn đề “Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài
luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phục dựng tương đối đầy đủ và toàn diện quá trình tổ chức và
phát huy vai trò của làng chiến đấu vùng ĐBBB trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954); rút ra đặc điểm và một số
kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ;
- Trình bày quá trình xây dựng và hoạt động của làng chiến
đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp qua hai giai đoạn: 1945-1950; 1951-1954;
- Phân tích, khái quát một số đặc điểm, đánh giá vai trò của
làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp;
- Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và hoạt động
của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng nền quốc
3
phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên địa
bàn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành,
phát triển và những đóng góp của làng chiến đấu vùng đồng bằng
Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án giới hạn trong khoảng thời gian cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1954.
Tuy nhiên, để trình bày nội dung chính được logic, nghiên cứu sinh
có đề cập khái quát truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
của làng xã đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu làng chiến đấu vùng
đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh theo địa giới hành chính trước
năm 1955: Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Kiến An, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Sơn
Tây, Thái Bình.
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng
và phát huy vai trò, đóng góp của LCĐ vùng ĐBBB trong cuộc
KCCTDP, từ đó rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm nhằm phục vụ cho
quá trình xây dựng và bảo vệ trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; về vai trò
hậu phương trong chiến tranh cách mạng.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án sử dụng phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng
các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ
sở thu tập, khảo cứu các nguồn tư liệu văn bản, thực địa, khai thác
nhân chứng lịch sử.
5. Nguồn tư liệu
Luận án được xây dựng trên cơ sở các nguồn tư liệu chủ yếu
sau đây:
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, Khu uỷ,
Liên khu ủy và của các cấp uỷ địa phương từ 1945 đến 1954.
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Quân đội viết về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học
(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Viện Lịch sử Đảng (Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và của các trường đại học,
v.v
- Sách về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
các đảng bộ, địa phương, đơn vị, vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn
có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Trung tâm lưu trữ Quốc
gia III (Cục Lưu trữ - Bộ Nội vụ) và Quân khu 3.
5
- Hồi ký của các lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử
trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp.
- Sách, hồi ký của của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài.
- Lời kể của các nhân chứng lịch sử trên địa bàn đồng bằng
Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
6. Đóng góp của luận án
- Tái hiện một cách tương đối khách quan và toàn diện, có hệ
thống quá trình hình thành và phát triển của làng chiến đấu vùng
đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954).
- Làm rõ vai trò của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ,
qua đó góp phần làm rõ thêm cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa
quân và dân đồng bằng Bắc Bộ với đối phương trên chiến trường,
làm rõ thêm tính đặc thù trong tiến hành đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Hệ thống hóa về mặt tư liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho
công tác nghiên cứu về làng chiến đấu, về đồng bằng Bắc Bộ và về
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, nội dung luận án được chia thành 4 chương, 8 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan
Làng chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
là nơi dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân đã
6
tận dụng địa hình, địa vật để cải tạo thành công sự, xây dựng hầm
hào trú ẩn, tận dụng địa hình phức tạp của làng để bố trí trận địa
nhằm chống lại các cuộc càn quét, cướp phá của địch; có tổ chức
Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, nhân dân được giác
ngộ chính trị, đoàn kết, lực lượng dân quân du kích được huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu. Đó là nơi có nguồn dự trữ, đảm bảo cung cấp
hậu cần cho cuộc chiến đấu dài ngày.
Sự phát triển của làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ là cơ sở
để tiến lên xây dựng các khu du kích, căn cứ du kích.
Vấn đề làng chiến đấu cả nước nói chung và vùng đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng nhâṇ được đề cập trong nhiều công trình viết về cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp dưới những góc độ nghiên cứu khác
nhau và có thể chia thành các nhóm như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu gián tiếp đề cập đến làng
chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1.1.1.1. Làng chiến đấu trong các công trình viết về cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong các bộ lịch sử lớn về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược đều đề cập đến làng chiến đấu - một hình thức tổ
chức đánh giặc trong thế trận chiến tranh nhân dân. Tuy vậy, đây là
những cuốn lịch sử chung của cả cuộc kháng chiến nên làng chiến
đấu chỉ được nhắc đến khi sử dụng để dẫn chứng cho những luận đề
như phong trào toàn dân đánh giặc, các trận chống càn điển hình, về
thế trận chiến tranh nhân dân, nên chưa được đi sâu phân tích một
cách kỹ lưỡng. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở Trung ương,
còn có các công trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống Pháp
của các khu, liên khu, các tỉnh, huyện, vùng đồng bằng Bắc Bộ
đều có đề cập đến làng chiến đấu. Nhưng nhìn chung các công trình
7
lịch sử kháng chiến lại tập trung đề cập đến cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện trên địa bàn, nên vấn đề làng chiến đấu chưa được đề
cập toàn diện và phân tích một cách sâu sắc.
1.1.1.2. Làng chiến đấu trong các công trình của tác giả nước
ngoài viết về cuộc chiến tranh Đông Dương
Ở nhóm tài liệu này, với quan điểm và cách tiếp cận khác nhau,
nhưng các tác giả đều có chung nhận định: ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi
chiến tranh du kích phát triển, làng xã là địa bàn mà Việt Minh có lợi
thế, quân đội viễn chinh không thể triển khai tác chiến theo phương
thức định sẵn, luôn gặp khó khăn khi tấn công vào làng, thường
xuyên bị động đối phó với những cuộc tập kích, phục kích nhỏ lẻ
Tuy vậy, không có cuốn sách nào đi sâu phân tích, mô tả về cách
thức tổ chức cũng như các yếu tố để hình thành nên địa bàn mà họ
cho là “đáng ngại”.
1.1.2.Các công trình nghiên cứu về làng chiến đấu vùng đồng
bằng Bắc Bộ
1.2.1.1. Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các sách và
luận án, luận văn
Đây là nhóm công trình có đề cập nhiều đến làng chiến đấu
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, những tư liệu cũng như nhận
định đánh giá về vấn đề này chỉ tập trung phục vụ cho đề tài của
sách, luận án, luận văn nên chưa thể hiện đầy đủ về quá trình hình
thành, phát triển và những đóng góp trên các mặt của làng chiến đấu
với cuộc kháng chiến trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ.
1.1.2.2. Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các bài tạp chí
Những bài viết này tập trung trên tạp chí Lịch sử Quân sự, các
tác giả đã đề cập khá chi tiết về quá trình xây dựng, tổ chức chiến
đấu và đóng góp của từng làng. Đây là một trong những nguồn tư
8
liệu quan trọng cho nghiên cứu vấn đề làng chiến đấu ở đồng bằng
trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.2. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan
và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Một số nhận xét
Qua khảo cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan
đề tài luận án đã được công bố, có thể thấy cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về các vấn đề
như: những chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng làng chiến
đấu; bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến và
tác động tới xây dựng, phát huy làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những đặc điểm,
ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của công tác này.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Kế thừa những thành quả đã đạt được và tìm ra được những
vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, luận án tiếp tục đi sâu nghiên
cứu và làm rõ về làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp trên những nội dung sau:
- Những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành và
phát huy vai trò làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Âm mưu, thủ đoạn, biện pháp hòng xóa bỏ làng chiến đấu
vùng đồng bằng Bắc Bộ của thực dân Pháp.
- Vị trí, vai trò và những đặc điểm nổi bật của làng chiến đấu
vùng đồng bằng Bắc Bộ đối với cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của quân dân trên địa bàn đồng bằng và cả nước.
- Rút ra một số kinh nghiệm, góp phần vận dụng vào xây dựng khu
vực phòng thủ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong tình hình hiện nay.
9
Chương 2
LÀNG CHIẾN ĐẤU VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 –1950)
2.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời và tồn tại của
làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình, rộng 14.013 km2, chiếm 4,2% diện tích
Việt Nam. Trước năm 1955, địa bàn đồng bằng gồm các tỉnh và
thành phố Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Kiến An, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, là địa bàn sớm được người Việt chọn nơi cư trú, quần tụ
thành các làng và được phát triển cùng với quá trình khai phá, chinh
phục đồng bằng. Làng là đơn vị hành chính, kinh tế, quân sự, là tế
bào cơ sở của xã hội ở đồng bằng, là nơi giữ gìn văn hóa dân tộc,
chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Đầu thập niên 1930, trên
đồng bằng có hơn 7.000 làng, chiếm diện tích 1.100 km2..
2.1.2. Làng vùng đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc
Suốt gần chục thế kỷ chống các cuộc xâm lăng, nhân dân đồng
bằng Bắc Bộ đã biến làng mạc là nơi cư trú thành tổ chức đánh giặc,
huy động sự tham gia toàn thể nhân dân. Làng chiến đấu giữ vai trò
quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đó là hậu
cứ cung cấp sức người, sức của cho các cuộc tranh đấu, là thành lũy
kiên cường cho cuộc chiến tranh nhân dân.
10
2.1.3. Đường lối chiến tranh nhân dân và chủ trương về xây
dựng làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
Để lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Đảng đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối
đó là cơ sở để huy động sức mạnh toàn dân tộc cho cuộc kháng chiến
trường kỳ; tập hợp nông dân, lực lượng đông đảo của cuộc kháng
chiến, chiến đấu vì mục tiêu dân tộc, dân chủ. Đường lối đó là khơi
dậy truyền thống, huy động nhân dân biến làng xóm thành pháo đài
chống quân xâm lược.
2.2. Xây dựng làng chiến đấu, góp phần đánh bại âm mưu nhanh
chóng đánh chiếm đồng bằng của thực dân Pháp (1945 – 1950)
2.2.1. Bước đầu xây dựng làng chiến đấu (1945 - 1947)
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân đồng
bằng Bắc Bộ đã hăng hái tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền
cách mạng. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), thực dân Pháp đưa quân
ra miền Bắc, thực hiện âm mưu chiếm đóng cả nước, nhân dân đồng
bằng Bắc Bộ đã tiến hành xây dựng làng chiến đấu. Bắc Ninh là địa
phương đi đầu cho phong trào, tiếp đó Kiến An rồi lan rộng trên
đồng bằng. Hàng trăm làng chiến đấu được xây dựng đã tạo cơ sở
cho thế trận chiến tranh nhân dân, bước đầu đã phát huy tác dụng
ngăn cản địch mở rộng chiếm đóng. Tuy nhiên, phần lớn còn sơ sài,
hiệu quả ngăn chặn, tiêu hao địch thấp. Nhưng đó là cơ sở để quân
dân đồng bằng tiếp tục xây dựng làng chiến đấu, làm hạt nhân cho
cuộc chiến tranh nhân dân ở đồng bằng.
2.2.2. Hình thành làng chiến đấu liên hoàn, bước đầu tạo
nên khu du kích, căn cứ du kích (1948 – 1950)
Thất bại tấn công lên Việt Bắc, buộc thực dân Pháp chuyển
sang đánh kéo dài, thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh
11
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", coi đồng bằng Bắc Bộ
là chiến trường trọng điểm. Trước âm mưu của địch, Đảng phát động
rộng rãi cuộc chiến tranh du kích, yêu cầu lập nhiều làng chiến đấu
để đánh giặc. Phong trào được phát triển rộng khắp trên toàn đồng
bằng. Đến cuối năm 1948 đã có 480 làng chiến đấu được xây dựng
và đến cuối năm 1949 có 620 làng. Làng chiến đấu ở đồng bằng đã
phát huy vai trò trong chống càn, làm chậm quá trình mở rộng chiếm
đóng đồng bằng của địch. Tuy nhiên, trước sức mạnh quân sự vượt
trội, thực dân Pháp đã phá nhiều làng chiến đấu, phong trào kháng
chiến trên đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ, đảng viên, lực
lượng vũ trang không bám được địa bàn để hỗ trợ quần chúng. Trước
tình hình đó, cấp ủy các cấp đã yêu cầu trở về “bám dân, bám đất”,
xây dựng cơ sở, khôi phục lại làng chiến đấu. Rút kinh nghiệm từ các
làng chiến đấu độc lập nhanh chóng bị địch tàn phá, quân dân các
tỉnh Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Kiến An,đã xây
dựng làng chiến đấu liên hoàn, tạo cơ sở để hình thành khu du kích,
căn cứ du kích trong lòng địch hậu. Liên khu ủy 3 đã lệnh cho các
đơn vị bộ đội chủ lực đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ cho phong trào.
Đến cuối năm 1950, nhiều làng đã được khôi phục và xây dựng, hình
thành các khu du kích, căn cứ du kích.
Chương 3
LÀNG CHIẾN ĐẤU VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN ĐẾN
THẮNG LỢI (1951 - 1954)
3.1. Âm mưu của thực dân Pháp và yêu cầu cấp thiết về
phá t triển làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
3.1.1. Âm mưu, thủ đoạn tiếp tục tiến hành chiến tranh của
thực dân Pháp
Thắng lợi chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 đã đưa cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước sang giai đoạn mới. Hòng
12
làm thay đổi cục diện, thực dân Pháp dựa vào viện trợ Mĩ, cử tướng
De Lattre sang giữ chức Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân viễn chinh
Pháp ở Đông Dương. Viên tướng này tập trung quân bình định đồng
bằng, cuộc kháng chiến của quân dân trên địa bàn đứng trước khó
khăn mới, nhiều làng chiến đấu, khu du kích, căn cứ du kích bị tàn
phá, nhiều cán bộ, đáng viên bị địch sát hại, nhiều địa phương không
còn cơ sở kháng chiến.
3.1.2. Yêu cầu và chủ trương phát triển làng chiến đấu vùng đồng
bằng Bắc Bộ
Tháng 2/1951, Đại hội Đảng II khẳng định tiếp tục thực hiện đường
lối “toàn dân, toàn diện, trường kỳ; dựa vào sức mình là chính”. Nhiệm vụ
của quân dân đồng bằng là phải phát triển chiến tranh du kích đến cao độ,
tiến tới giành ưu thế về quân sự. Để thực hiện nhiệm vụ này cần khôi
phục, phát triển làng chiến đấu, xây dựng khu du kích, căn cứ du kích, tạo
hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến ở đồng bằng, củng cố thế trận
chiến tranh nhân dân, bao vây, tiến tới tấn công địch, thực hiện chủ trương
biến hậu phương địch thành tiền phương, hậu phương ta.
3.2. Phá t triển làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ góp
phần đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi
3.2.1. Khôi phục làng chiến đấu, củng cố các khu du kích,
căn cứ du kích vùng đồng bằng
Nửa đầu năm 1950, tận dụng thời cơ bộ đội chủ lực các chiến
dịch tiến công vào trung du và đồng bằng Bắc Bộ, quân dân trên địa
bàn đã đẩy mạnh chiến tranh du kích khôi phục được một số làng
chiến đấu, khu du kích, căn cứ du kích. Nhưng phong trào kháng
chiến ở đồng bằng vẫn chưa hết khó khăn, cơ sở phục hồi chưa vững
chắc và chưa đồng đều. Để hỗ trợ cho quân dân đồng bằng, Bộ Tổng
tư lệnh quyết định phân tán bộ đội chủ lực của các đại đoàn 320, 304,
316 về hoạt động tại đồng bằng. Với sự trợ giúp này, đến cuối năm
13
1951, các địa phương đã xây dựng được nhiều làng chiến đấu kiên
cố, hình thành các căn cứ du kích vững chắc, tạo được cơ sở quan
trọng để quân dân đồng bằng vượt qua giai đoạn khó khăn.
3.2.2. Làng chiến đấu góp phần thay đổi cục diện chiến trường
chính Bắc Bộ
Sau hơn hai tháng phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, quân dân
đồng bằng đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, vận động
hàng nghìn lính địch bỏ ngũ, xoá bỏ 160 điểm do chủ lực quân của
địch đóng giữ và 1000 vị trí tề vũ trang; thu và phá huỷ nhiều vũ khí,
phương tiện chiến tranh của địch; giải phóng hàng loạt làng xã, với
tổng diện tích 4.800 km2. Nhiều làng chiến đấu được phục hồi, xây
dựng thêm một số làng. Căn cứ du kích phát triển lên 109 xã, 842
thôn; khu du kích mở rộng ra 163 xã và 1.460 thôn với số dân hơn 3
triệu người. Xuất hiện nhiều khu du kích, căn cứ du kích liên xã, liên
huyện, liên tỉnh. Cơ sở chính trị, vũ trang phát triển khá mạnh, kể cả
vùng công giáo toàn tòng. Thắng lợi này có ý nghĩa hết sức quan
trọng, tạo cho phong trào chiến tranh du kích ở đồng bằng có thế và
lực vững chắc hơn; đủ sức bao vây, chia cắt, uy hiếp mạnh mẽ toàn bộ
quân địch ở đồng bằng.
Bước sang năm 1952, với thế trận được củng cố, quân dân
đồng bằng đã dựa vào làng chiến đấu tiến hành chống phá nhiều trận
càn có quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày của địch, tiêu diệt hàng nghìn
tên địch, giữ vững và mở rộng khu du kích, căn cứ du kích. Trong
các đợt chống càn này, làng chiến đấu đã phát huy vai trò là chỗ dựa
cho lực lượng vũ trang, là bàn đạp cho chiến tranh du kích.
Bước sang năm 1953, lực lượng vũ trang đồng bằng đã sử
dụng làng chiến đấu làm bàn đạp mở các cuộc tấn công vào vị trí
địch, đẩy mạnh hoạt động quân sự, bức rút nhiều vị trí được, tạo mở
14
thêm các khu du kích, xây dựng thêm làng chiến đấu. Đến cuối tháng
6/1953, LCĐ ở đồng bằng đã phát triển thêm được 44 xã và 794 thôn
so với cùng kỳ năm trước. Vùng tạm chiếm của địch bị thu hẹp, chỉ
còn 225 xã và 1.977 thôn. Kết quả xây dựng và phát triển làng chiến
đấu, khu du kích, căn cứ du kích đã mang lại lợi thế cho cuộc chiến
đấu của đồng bằng đồng bằng, tạo điều kiện đưa kháng chiến tiến lên
giành thắng lợi hoàn toàn.
3.2.3. Làng chiến đấu trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 –
1954, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Giữa năm 1953, tướng Nava sang nhận chức Tổng chỉ huy
quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đã đưa ra bản kế hoạch
mang tên ông ta, với dự định trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế
chủ động, chuyển bại thành thắng. Thực hiện chủ trương tác chiến
Đông xuân 1953 – 1954, dựa vào làng chiến đấu, căn cứ du kích,
quân dân đồng bằng Bắc Bộ giành thắng lợi trong các trận chống
càn, góp phần đánh bại kế hoạch Nava từ khi mới bắt đầu, tạo điền kiện
cho quân dân đồng bằng cùng quân dân cả nước đập tan kế hoạch Nava.
Phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, từ đầu năm 1954, lấy
làng chiến đấu, căn cứ du kích làm bàn đạp, quân dân đồng bằng
thực hiện nhiệm vụ đánh phá giao thông, kho tàng của địch, không
cho chúng tập trung quân chi viện cho Điện Biên Phủ; tiến hành binh
vận; động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của cho chiến
trường, Trong đợt hoạt động này, quân dân đồng bằng đã diệt hơn
40.000 tên địch, tiêu diệt bức hàng 250 vị trí, bắn rơi và phá hủy 82
máy bay, giải phóng một địa bàn rộng lớn, tạo thành vùng giải phóng
liên hoàn các tỉnh với hàng triệu dân, thu hẹp phạm vi chiếm đóng
của địch vào các thành phố, thị xã. Thắng lợi đó tạo điều kiện thuận
15
lợi để quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Bắc, cùng cả nước
kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi,
là giai đoạn quân dân ĐBBB vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, ra
sức khôi phục, cùng cố làng chiến đấu, mở khu du kích, căn cứ du
kích tạo điều kiện để duy trì, giữ vững và phát triển thế tiến công
chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, góp
phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1 Đặc điểm, vai trò của làng chiến đấu vùng đồng bằng
Bắc Bộ
4.1.1. Đặc điểm
- Thứ nhất, Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố (tự nhiên, truyền thống, văn hóa, vai trò
lãnh đạo của Đảng,..). Nhưng cơ bản, cốt yếu và bao trùm nhất đó là
sự lãnh đạo của Đảng, là truyền thống đánh giặc ngoại xâm và là sự
tham gia của đông đảo nông dân. Đó là kết quả của toàn dân tham
gia kháng chiến theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, tạo
nên hậu phương tại chỗ, đủ khả năng tự bảo đảm lương thực, thực
phẩm không chỉ cho quân dân trên địa bàn mà đóng góp cho cuộc
kháng chiến. Đặc điểm này không có ở thôn ấp chiến đấu ở đồng
bằng Sông Cửu Long, ở làng chiến đấu Tây Nguyên, do cuộc sống
của người dân quá phụ thuộc vào tự nhiên; còn ở các làng chiến đấu
Nam Trung Bộ do điều kiện canh tác khó khăn nên khả năng bảo
đảm hạn chế.
- Thứ hai, Quá trình phát triển làng chiến đấu vùng đồng bằng
Bắc Bộ được gắn chặt với sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ
16
quân ở đồng bằng. Dân quân du kích là lực lượng nòng cốt trong
xây dựng và phát huy vai trò của làng chiến đấu. Tuy nhiên, cần có
sự hỗ trợ của sức mạnh tổng hợp, trong đó bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương đóng vai trò quan trọng. Quá trình phát triển của LCĐ ở
đồng bằng Bắc Bộ được gắn bó hữu cơ với sự hình thành và phát
triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân trên địa bàn. Bởi nơi đây là
chiến trường trọng điểm, thực dân Pháp tập trung lực lượng hòng
bình định, giành đất, giành dân, làng luôn là mục tiêu đánh phá của
các cuộc hành quân. Do vậy, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát
triển mới đảm bảo được vai trò nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ
làng chiến đấu.
- Thứ ba, Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng
chiến chống thực dân Pháp được hình thành, phát triển rộng khắp. Từ
vùng bán sơn địa đến trung tâm đồng bằng, vùng duyên hải và cả hải
đảo. Bên cạnh những làng chiến đấu của những người nông dân
thuần túy làm nông nghiệp, còn có các làng mà người dân ở đó còn
sinh sống bằng nghề buôn bán, thủ công nghiệp, đánh bắt hải sản.
Không chỉ nằm sâu trong địa bàn nông thôn mà làng chiến đấu còn
được hình thành và tồn tại dọc đường giao thông, bao vây áp sát đô
thị, căn cứ địch. Bên cạnh những làng chiến đấu được xây dựng kiên
cố tại vùng tự do, căn cứ du kích, làng chiến đấu vùng đồng bằng
Bắc Bộ còn được phát triển ở vùng tranh chấp. Đây chính là những
làng chiến đấu trong các khu du kích, nơi mà địch và ta tranh chấp
hết sức quyết liệt.
- Thứ tư, tính liên hoàn trong xây dựng là yếu tố quyết định sức
mạnh, vai trò của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do làng ở
đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng quần tụ, nằm liền nhau, là điều kiện
quan trọng để xây dựng làng chiến đấu liên hoàn, cơ sở để phát triển
17
thành khu du kích, căn cứ du kích, tạo nên hậu phương kháng chiến
trong lòng địch hậu. Đặc điểm này được hình thành từ yếu tố địa lý
dân cư của đồng bằng Bắc Bộ và được hình thành nên từ kinh
nghiệm của quá trình xây dựng làng chiến đấu ở đồng bằng. Cũng do
sự chi phối của yếu tố địa lý nên các làng chiến đấu ở nam Liên khu
4, cực nam Nam Trung Bộ thường độc lập; làng chiến đấu ở Tây
Nguyên không cố thủ ở một nơi mà tiến hành nhiều điểm; ở Nam Bộ
nơi mật độ dân cư thưa thớt, thôn ấp nằm tách rời nên trong kháng chiến
chống thực dân Pháp cũng không có các ấp xã chiến đấu liên hoàn.
4.1.2. Vai trò
- Một là, Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ góp phần tạo
nên thế trận chiến tranh nhân dân ở địa bàn, là bàn đạp tiến công
địch, hình thành nên thế bao vây, chia cắt, chen kẽ, “cài răng lược”,
khiến cho lực lượng quân viễn chinh Pháp bị dàn mỏng và uy hiếp
trên địa bàn rộng về không gian và trong mọi thời gian. Dựa vào làng
chiến đấu, nhân dân còn tổ chức đấu tranh chính trị, kinh tế với địch.
- Hai là, Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ là hình thức
căn cứ địa cơ sở, là hậu phương tại chỗ cho cuộc chiến tranh nhân
dân của quân dân đồng bằng. Với sự phát triển của làng chiến đấu,
xây dựng được căn cứ du kích đã trở thành địa bàn thực hiện có hiệu
quả công tác động viên thanh niên tòng quân, đóng thuế nông nghiệp,
đi dân công phục vụ chiến dịch,... Là nơi cung cấp sức người, sức của
cho cuộc kháng chiến của quân dân đồng bằng và cả nước.
- Ba là, Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ giữ vai trò
quan trọng trong giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa
bàn. Trước hết, làng chiến đấu là hậu phương tại chỗ, là nơi để nuôi
dưỡng, rèn luyện và phát triển lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa
phương, là bàn đạp để lực lượng vũ trang địa phương tiến hành
18
chống càn; tạo nên thế bố trí chiến lược rộng khắp, vừa có lực lượng
tại chỗ để đánh địch mọi lúc, mọi nơi; khắc phục được hạn chế về
khả năng cơ động của ta. Bên cạnh đó, sự phát triển của làng chiến
đấu, căn cứ du kích đã tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực thâm nhập và
bám trụ ở địa bàn đồng bằng, nơi vốn không có địa hình, địa thế che
chở như rừng núi.
- Bốn là, làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ là phương
thức hữu hiệu để huy động sức mạnh toàn dân tham gia kháng chiến.
Nằm sâu trong vùng địch chiếm, xa sự chỉ đạo của Trung ương,
nhưng với hình thức xây dựng làng chiến đấu đã động viên được
đông đảo nhân dân tham gia, là hình thức huy động nhân dân tham
gia kháng chiến hiệu quả nhất. Với phong trào xây dựng làng chiến
đấu đã khơi dậy ý thức phản kháng kẻ thù xâm lược trong quần
chúng nông dân, động viên nông dân chiến đấu theo đường lối kháng
chiến của Đảng để bảo vệ quyền lợi trên mảnh đất quê hương, bảo vệ
độc lập của Tổ quốc.
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1. Quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, coi trọng
công tác vận động quần chúng trong xây dựng làng chiến đấu
Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Đảng ta đã xác định lực lượng là “toàn dân kháng chiến”. Quán triệt
đường lối kháng chiến của Đảng, cấp ủy, chính quyền các cấp trên
địa bàn đồng bằng đã coi trọng công tác vận động quần chúng, tạo
nên lực lượng đông đảo để xây dựng và phát huy làng chiến đấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_lang_chien_dau_vung_dong_bang_bac_bo_trong_c.pdf