BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VŨ THỊ THÚY HẰNG
GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP CHO
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
\
THÁI NGUYÊN - 2015
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Ngô Hiệu
2. PGS.TS Phan Thanh Long
Phản biện 1: ..................................................
Phản
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện 2: ..................................................
Phản biện 3: ..................................................
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp cơ sở họp tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
vào hồi ...... giờ ...... ngày ........tháng ....... năm ..........
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) có vai trò quan
trọng đối với việc xây dựng văn hóa nhà trường và giúp sinh viên (SV)
có cách thức để học tập hiệu quả. Mặc dù vấn đề này đã được các nhà
khoa học giáo dục nghiên cứu ở một vài khía cạnh nhưng hiện nay vẫn
chưa có sự thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục HVVHHT một cách
cụ thể và toàn diện.
Công tác đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm (ĐHSP) đặt
ra yêu cầu cần giáo dục và phát triển ở SV hệ thống hành vi VHHT để các
nhà giáo tương lai có thể phát triển năng lực học tập, học thường xuyên, học
suốt đời đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội; là tấm
gương sáng về hành vi, cách ứng xử trong học tập để các em học sinh noi
theo. Chính vì vậy, nghiên cứu giáo dục HVVHHT cho SV các trường đại
học sư phạm là hết sức cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho SV
đại học sư phạm nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo
hiện nay của các trường ĐHSP.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển
hành vi văn hóa học tập của sinh viên ĐHSP trong quá trình đào tạo
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển
các phẩm chất nhân cách của sinh viên ĐHSP.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, trình độ HVVHHT của sinh viên các trường ĐHSP
chưa cao. Nếu xây dựng các biện pháp giáo dục HVVHHT có tính hệ
thống, theo hướng phát triển ở SV nhận thức, thái độ, kỹ năng hành vi
(HV) phù hợp với các giá trị xã hội trên cơ sở mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với công việc, con người với môi
trường của sinh viên trong quá trình học tập (HT) thì sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi và kết quả học tập của SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hoá học tập
cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm.
5.2. Nghiên cứu thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên và giáo
dục hành vi văn hoá học tập cho sinh viên tại các trường Đại học Sư phạm.
5.3. Đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi văn
hoá học tập cho sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm
2
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
- Nghiên cứu HVVHHT trong các mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với công việc, giữa con người với môi
trường của SV trong quá trình học tập.
- Chọn lọc và tập trung nghiên cứu thực trạng một số HVVHHT
cơ bản của SV: hành vi văn hóa nề nếp, hành vi văn hóa học hỏi, hành vi
văn hóa chia sẻ.
6.2. Khách thể điều tra: Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tiến
hành trên 720 SV năm thứ 2 và 232 GV, CBQL ở các trường: Đại học
sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp quan sát; Phương pháp
điều tra (ankét); Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp phân tích
sản phẩm hoạt động; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp
chuyên gia; Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Trong xu thế phát triển hiện nay, HVVHHT có vai trò quan
trọng đối với người học trong việc đáp ứng những yêu cầu đa dạng và
thay đổi của hoạt động học tập, giúp người học phát triển chất lượng học
tập bền vững; góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh. Đối
với SV các trường ĐHSP, giáo dục HVVHHT có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuẩn bị cho sinh viên những yếu tố cần thiết của nhân cách
nhà giáo tương lai.
8.2. HVVHHT của SV biểu hiện trong các mối quan hệ học tập
giữa sinh viên với thầy cô, với bạn bè, với bản thân, với nhiệm vụ học
tập và phát triển năng lực nghề nghiệp, với môi trường học tập, thông
qua các mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng hành vi.
8.3. Giáo dục HVVHHT cho SV các trường ĐHSP là quá trình lâu dài,
đòi hỏi phải kết hợp các biện pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, kỹ năng
thực hiện hành vi học tập của sinh viên và tạo dựng môi trường văn hóa học
tập trong nhà trường; gắn với giá trị và yêu cầu của nghề nghiệp. Đặc biệt
cần quan tâm khích lệ vai trò chủ thể, phát huy tính tự giác, phát triển nhu cầu
văn hóa hành vi học tập của sinh viên trong quá trình giáo dục HVVHHT để
thúc đẩy quá trình chuyển hóa yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu tự thân.
3
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về mặt lý luận
Xác định được quan niệm khoa học về HVVHHT của sinh viên và
hệ thống khung lý luận về giáo dục HVVHHT cho sinh viên ĐHSP:
Khái niệm, đặc trưng, biểu hiện của HVVHHT; khái niệm, ý nghĩa,
nhiệm vụ, nội dung, các con đường giáo dục HVVHHT cho SV các
trường ĐHSP. Góp phần khẳng định giáo dục HVVHHT là nhiệm vụ
cấp thiết trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP hiện nay.
Luận án là tài liệu mới góp phần làm phong phú thêm lý luận giáo dục
văn hóa học tập cho người học trong nhà trường.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Phát hiện được một số vấn đề thực trạng HVVHHT của sinh viên
và thực trạng công tác giáo dục HVVHHT cho sinh viên ở các trường
ĐHSP hiện nay; Khái quát được nguyên nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng được một số biện pháp giáo dục hành vi VHHT cho
sinh viên trong nhà trường đại học sư phạm:Nâng cao nhận thức về giáo
dục HVVHHT cho SV trong các trường ĐHSP; Tổ chức luyện tập hành
vi VHHT cho SV trong các hoạt động giáo dục, dạy học; Áp dụng
phương pháp kỷ luật tích cực trong tổ chức dạy học các môn khoa học ở
trường ĐHSP; Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi VHHT
cho SV vào nội dung giáo dục và đào tạo của trường ĐHSP; Tổ chức
cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập; Kiểm
tra, đánh giá và nhân rộng điển hình hành vi VHHT; Xây dựng môi
trường học tập thân thiện, nghiêm túc, tích cực trong nhà trường ĐHSP.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng chuyển giao và ứng
dụng trong xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường đại học, cao đẳng
nói chung. Đặc biệt, luận án cung cấp thêm tư liệu để các trường ĐHSP
tổ chức tốt hơn công tác giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên.
Nội dung luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong tổ chức hoạt động dạy
học và giáo dục nhằm nâng cao thành tích học tập cho sinh viên và xây
dựng văn hóa học tập trong các nhà trường ĐHSP hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành
vi văn hóa cho sinh viên đại học sư phạm; Chương 2: Thực trạng giáo
dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học sư phạm;
Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trường đại học sư phạm; Kết luận; Khuyến nghị; Danh mục các tài liệu
tham khảo; Phụ lục.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HOÁ HỌC
TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, các nghiên cứu về phát triển hành vi văn hóa
học tập đã tồn tại và phát triển theo hai hướng chính:
- Nghiên cứu hành vi VHHT là hành vi đặc trưng, biểu thị trình độ
phát triển cao trong hoạt động học tập của con người. Ví dụ theo Ronald
Gross (2007), đó là hành vi tự học; theo Bostock John (2013), đó là
hành vi học tập tích hợp; theo Tsunesaburo Makiguchi (1994), đó là học
sáng tạo;
- Nghiên cứu hành vi VHHT với ý nghĩa là hành vi tích cực,
hành vi tốt, hành vi đẹp, hành vi có ý nghĩa đối với hoạt động học tập
của cá nhân hay cộng đồng. Ví dụ: theo Rezke (1973), đó là học tập
hợp lý trên cơ sở hợp tác và tự quản lý hoạt động học của bản thân;
Gryen (2004), đó là hành vi học tập có phương pháp khoa học mang lại
kết quả học tập cao;
Những nghiên cứu trên đã chỉ ra đặc điểm, cấu trúc, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển HVVHHT. Thành tựu này
tạo cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa và xây dựng nội dung giáo dục
HVVHHT cho SV các trường ĐHSP.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về giáo dục HVVHHT cho SV đã được
quan tâm xong chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Hiện
nay, nghiên cứu này đã được thực hiện theo các hướng: nghiên cứu hành
vi VHHT dưới góc độ giáo dục hành vi đạo đức, lối sống cho học sinh
trong nhà trường; hành vi VHHT là một bộ phận trong xây dựng văn hóa
học đường; Hướng nghiên cứu hành vi VHHT trong nội dung nâng cao
chất lượng, hiệu quả của việc học,... Đặc biệt, chưa có công trình nào
nghiên cứu giáo dục HVVHHT cho SV ĐHSP.
5
Kết quả nghiên cứu trên của các nhà khoa học trên thế giới và
Việt Nam nêu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả
luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề “Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho
sinh viên các trường Đại học Sư phạm” trong điều kiện hiện nay.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Văn hoá và văn hóa học tập
1.2.1.1. Văn hoá
Có nhiều quan niệm về khái niệm văn hóa. Trong luận án, tác giả
thống nhất và kế thừa quan niệm: văn hóa là tổng thể các giá trị, chuẩn
mực, là những cái tốt đẹp được tích lũy trong đời sống con người làm
khái niệm công cụ cho các nghiên cứu tiếp theo của luận án
1.2.1.2. Văn hóa học tập
Tác giả luận án tiếp cận khái niệm VHHT theo tiếp cận giá trị.
Theo đó, VHHT là hệ thống các giá trị tốt đẹp được tích lũy, phát triển
và biểu hiện trong hoạt động học tập, trở thành chuẩn mực chi phối cách
thức suy nghĩ, tình cảm, hành động của người học.
1.2.2. Hành vi văn hóa
1.2.2.1. Hành vi
Tác giả luận án kế thừa khái niệm hành vi của các nhà Tâm lý học
Mác-xít: hành vi thực chất là những phản ứng, cách ứng xử thể hiện ở thái độ,
cử chỉ, ngôn ngữ, Đó là biểu hiện cụ thể của hoạt động được điều khiển bởi
cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể với tư cách là một nhân cách.
1.2.2.2. Hành vi văn hóa
Từ những nghiên cứu về biểu hiện và đặc điểm của HVVH, tác
giả luận án xác định: HVVH là hành vi có ý thức của con người, vừa
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, vừa có ý nghĩa, giá trị xã hội - thể
hiện nguyện vọng làm đẹp cuộc sống của con người với tính thẩm mỹ
cao, làm hài lòng hoặc khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực
của chủ thể và những người khác.
1.2.3. Hành vi văn hóa học tập
Theo tác giả luận án: Hành vi văn hóa học tập là cách ứng xử có ý
thức được thúc đẩy bởi động cơ học tập đúng đắn thể hiện những giá trị
tốt đẹp của con người trong các mối quan hệ của người học trong quá
trình học tập, vừa phù hợp với chuẩn mực xã hội, vừa là mẫu mực có tác
dụng giáo dục, thuyết phục người khác thực hiện theo.
6
Hành vi văn hóa học tập có thể được nhìn nhận và đánh giá trong các
mối quan hệ học tập của SV thông qua các mặt chủ yếu: nhận thức của cá
nhân về hành vi, thái độ thực hiện hành vi và kỹ năng thực hiện hành vi.
1.2.4. Giáo dục hành vi văn hóa học tập
Giáo dục HVVHHT là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch của nhà giáo dục đến người học, thông qua việc tổ chức hợp lý
các loại hình hoạt động học tập và rèn luyện cho người học, nhằm hình
thành và phát triển ở người học nhận thức đúng đắn và tình cảm tích
cực đối với HVVHHT, có nhu cầu và tính sẵn sàng học tập, có thói quen
và kỹ năng thực hiện HVVHHT.
1.3. Cơ sở tâm lý của việc giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên
1.3.1. Cấu trúc của hành vi văn hóa học tập
Cấu trúc hành vi văn hóa học tập bao gồm những thành phần cơ bản
như: Thành phần nhận thức; Thành phần thái độ và xúc cảm học tập; Thành
phần kỹ năng thực hiện hành vi.
1.3.2. Cơ chế hình thành hành vi văn hóa học tập của SV trong nhà trường
Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà Tâm lý học ở Việt Nam
và thế giới, tác giả luận án xác định: quá trình hình thành hành vi VHHT
trải qua quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn. Về cơ bản quá trình hình
thành HVVHHT ở người học diễn ra theo cơ chế hoạt động: chuyển từ
những yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu thực hiện và tự giác thực hiện
các hành vi ấy. Bao gồm: Giai đoạn người học hình thành ý thức về hành
vi; Giai đoạn thích ứng của cá nhân với hành vi; Giai đoạn phát triển ý
thức cá nhân về hành vi. Quá trình hình thành hành vi VH cho thấy, chỉ
khi nào HVVHHT trở thành hành vi tự thân - tức là người học tự ý thức,
tự giác thực hiện thì hành vi mới là hành vi VHHT đúng nghĩa. Đó chính
là nét bản chất của cơ chế hình thành hành vi văn hóa trong học tập.
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên đại học sư phạm
SV có sự phát triển mạnh mẽ về các quá trình nhận thức, tự ý thức,
đời sống tình cảm, xu hướng nhân cách. Sự phát triển này tạo ra thuận lợi để
phát triển hệ thống hành vi VHHT trong học tập ở trường ĐHSP.
7
1.3.4. Đặc điểm hoạt động học tập có tính chất nghiên cứu của SV
1.5. Tiếp cận giá trị - hoạt động - nhân cách trong giáo dục
HVVHHT cho SV các trƣờng ĐHSP: Là phương pháp tiếp cận giáo
dục dựa trên giá trị VHHT cốt lõi để thiết kết hoạt động nhằm hình
thành nhân cách người học theo định hướng giá trị.
1.6. Quá trình giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trƣờng Đại học Sƣ phạm
1.6.1. Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục HVVHHT cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm
1.6.2. Nhiệm vụ giáo dục hành vi văn hóa học tập
Về nhận thức: Trang bị cho sinh viên những tri thức cần thiết về
hành vi văn hóa học tập; Về thái độ: Hình thành và củng cố ở sinh viên
thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đối với các giá trị hành vi; Về
hành vi: Rèn luyện để mỗi sinh viên tự giác thực hiện hành vi văn hóa
trong học tập, có thói quen thực hiện hành vi học tập theo các chuẩn
mực của văn hóa học tập.
1.6.3. Nội dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên các trường ĐHSP
* Cơ sở xác định nội dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên các
trường ĐHSP
* Nội dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên ĐHSP gồm hệ thống
các giá trị cốt lõi và các hành vi học tập điển hình. Hệ thống các giá trị này
được phản ánh thông qua các HVVHHT mà SV cần thực hiện.
Quan hệ ứng xử
của SV
Giá trị cốt lõi
Đối với bản thân
Tự trọng; Tự tin; Trung thực; Kỷ luật; Yêu cầu
cao đối với bản thân; Phát triển liên tục
Đối với thầy cô Kính trọng; Học hỏi; Chia sẻ; Hợp tác
Đối với bạn bè
Học hỏi; Chia sẻ; Hợp tác; Đoàn kết; Hữu nghị,
thân thiện
Đối với nhiệm vụ học tập
và phát triển năng lực
nghề nghiệp
Trách nhiệm, nghĩa vụ chủ động học tập; Tự
giác học tập; Tích cực học tập ; Sáng tạo trong
học tập
Đối với môi trường học tập
(Cảnh quan, cơ sở vật chất
của nhà trường)
Quý trọng; Thân thiện; Phát triển môi trường
8
* Các nhóm hành vi học tập điển hình: Hành vi văn hóa nề nếp;
Hành vi văn hóa học hỏi; Hành vi văn hóa chia sẻ; Hành vi văn hóa hợp
tác; Hành vi học tập có phương pháp và có chất lượng; Hành vi xây dựng
và phát triển môi trường học tập.
1.6.4. Phương pháp giáo dục hành vi VHHT cho SV ĐHSP
PP giảng giải, PP đàm thoại, PP nêu gương, PP tập thói quen, PP
giao nhiệm vụ HT, PP tạo dư luận xã hội, PP tạo tình huống giáo dục,
PP khen thưởng, PP kỷ luật tích cực.
1.6.5. Con đường giáo dục hành vi VHHT cho sinh viên ĐHSP
1.6.5.1. Thông qua tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
1.6.5.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.6.5.3. Xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường
1.6.5.4. Tích hợp nội dung giáo dục hành vi VHHT vào hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm
1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình giáo dục hành vi văn hóa
học tập cho sinh viên các trƣờng Đại học sƣ phạm
1.7.1. Các yếu tố từ phía người học: động cơ học tập, hứng thú học tập,
định hướng giá trị văn hóa học tập, nhu cầu văn hóa hành vi, kinh nghiệm
học tập, các đặc điểm về tính cách, giao tiếp của người học, đặc biệt là khả
năng tự ý thức, tính tích cực cá nhân
1.7.2. Giáo viên và tập thể sư phạm: Sự quan tâm của tập thể sư phạm;
tính chất và mức độ của yêu cầu học tập, trình độ giáo dục của nhà sư
phạm; sự thống nhất về nội dung, phương pháp tác động giáo dục; sự mẫu
mực trong nhân cách nhà giáo đặc biệt trong giao tiếp với sinh viên, trong
quan hệ đồng nghiệp,
1.7.3. Môi trường học tập trong nhà trường Sư phạm: bầu không khí
học tập, các mối quan hệ giao tiếp học tập, các điều kiện như hệ thống văn
bản chỉ đạo, các quy định, quy chế và các chế tài,
1.7.4. Ảnh hưởng của các nhân tố từ cuộc sống hiện đại: Những yêu
cầu của xã hội hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức; quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đạt ra cho con người những thách
thức về sự hiểu biết và kỹ năng lao động. Bên cạnh đó, những quan niệm
xã hội đã tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân người học
9
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA
HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng hành vi văn hóa học tập(về các mặt nhận thức,
thái độ, kỹ năng thực hiện hành vi) của sinh viên đại học sư phạm; Đánh giá
nội dung, phương pháp, tác dụng giáo dục HVVHHT cho sinh viên ở một
số trường đại học sư phạm và xác định nguyên nhân của thực trạng.
2.1.2. Đối tượng và quy mô khảo sát
Luận án khảo sát tại 03 trường đại học sư phạm là: Đại học sư phạm-
đại học Thái Nguyên, đại học sư phạm Hà Nội, đại học sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh với 720 SV năm thứ 2 và 232 GV, CBQL.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Đối với sinh viên: khảo sát nhận thức, thái độ, kỹ năng thực hiện
HVVHHT của SV; Nhận thức, thái độ tham gia hoạt động giáo dục
HVVHHT; thực trạng GDHVVHHT ở trường SP; Đánh giá về hiệu quả
GDHVVHHT cho SV trong trường; nguyện vọng tham gia hoạt động
giáo dục HVVHHT của SV
- Đối với GV, CBQLGD: nhận thức, thái độ, hành động tham gia
giáo dục HVVHHT; đánh giá về công tác giáo dục HVVHHT cho SV
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả
Chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp: điều tra viết,
phỏng vấn, quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động, tổng kết kinh
nghiệm, phương pháp toán học trong nghiên cứu.
2.2. Thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên đại học sư phạm
2.2.1. Thực trạng nhận thức chung của sinh viên đại học sư phạm về
HVVHHT
- Về KN: 60,56% SV nhận thức đúng, 39,44% SV nhận thức đúng
nhưng chưa đầy đủ về khái niệm HV.
- Về ý nghĩa: SV đồng thuận cao trong đánh giá về ý nghĩa hành
vi theo hướng HVVHHT là hành vi có ích, giúp SV hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập (92,92%), học có chất lượng (93,33%),
- Về các loại hành vi VHHT cần thực hiện: SV thống nhất trong
đánh giá các hành vi nề nếp, học hỏi, chia sẻ, học có chất lượng,
10
2.2.2. Thực trạng một số hành vi văn hóa học tập của sinh viên ĐHSP
2.2.2.1. Hành vi văn hóa nề nếp học tập của SV
- Về nhận thức, có 62,22% SV nhận thức phần lớn là đúng về ý
nghĩa; 53,90% SV nhận thức phần lớn là đúng về nội dung HV.
- Về thái độ: điểm trung bình thái độ nghiêm túc thực hiện các
quy định nề nếp HT dao động từ 2,08 đến 3,52 điểm; điểm trung bình tự
đánh giá mức độ chủ động của SV dao động từ 2,31 đến 3,39 điểm.
- Về kỹ năng HV: Đánh giá tần suất thực hiện quy định nề nếp
học tập ở các mức độ RTX, TX, TT, HK, CBG, kết quả cho thấy điểm
TB dao động từ 2,33 đến 4,18 điểm. SV thực hiện các quy định về giờ
giấc học tập, chuẩn bị phương tiện HT, tốt hơn các quy định về chuẩn
bị bài trước khi đến lớp, nề nếp tác phong trong giờ học,
Như vậy,việc thực hiện nề nếp HT của SV còn nhiều hạn chế. Hạn
chế cơ bản là nhiều SV thiếu nghiêm túc, chủ động trong việc thực hiện
các quy định nề nếp học tập trong nhà trường. Việc thực hiện hành vi
VHNN học tập chưa trở thành thói quen học tập ở nhiều SV.
2.2.2.2. Hành vi học hỏi của SV ĐHSP
- Về nhận thức, khá nhiều SV nhận thức phần lớn chưa đúng về ý
nghĩa (55,14%) và nội dung HV (47,92%).
- Về thái độ, mức độ chủ động của SV ở các phương thức học tập
có sự khác nhau. Trong đó, ưu thế nhất là phương thức học từ bài giảng
của GV (3,89 điểm); các phương thức khác có điểm thấp hơn. VD: “Xin
ý kiến tư vấn của GV” (1,95 điểm), “Học từ sai lầm của bản thân”(1,64
điểm), chứng tỏ các phương thức học hỏi có tính chất phát huy tính
tích cực HT của cá nhân chưa được SV thực sự coi trọng.
- Về kỹ năng, SV thường học hỏi chủ yếu thông qua bài giảng của
GV. Sự kết hợp các phương thức học hỏi chưa phong phú và rõ nét. Kết
quả HT cho thấy có 45,28% SV có lực học TB, 17,08% SV có lực học
dưới TB. Điều này chứng tỏ số SV này thực hiện chưa tốt HV học hỏi.
Như vậy, tính tích cực học tập của SV chưa cao. Cách thức học
hỏi của SV nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, thiếu sự kết hợp giữa các cách
thức học hỏi. Kỹ năng học hỏi của SV còn có hạn chế, thiếu tính sẵn
sàng trong việc tìm kiếm, mở rộng tri thức học học tập.
11
2.2.2.3. Hành vi văn hóa chia sẻ trong học tập của SV ĐHSP
Tỷ lệ SV nhận thức hoàn toàn đúng và phần lớn là đúng về ý
nghĩa và nội dung hành vi khá cao. Về ý nghĩa là 72,92%, về nội dung là
55,84%. Về thái độ, phần lớn SV cởi mở khi chia sẻ trong HT nhưng tỷ
lệ SV chủ động, tự tin và kiên trì trong chia sẻ HT là chưa cao. Qua kết
quả nghiên cứu biểu hiện thái độ và kỹ năng chia sẻ của SV trong học
tập cho thấy: một bộ phận SV có thái độ thiếu tích cực, thiếu cởi mở,
thiếu sự linh hoạt trong chia sẻ học tập.
2.2.2.4. Hành vi tự học, tự nghiên cứu của SV ĐHSP
SV nhận thức khá tốt ý nghĩa, bản chất của HV tự học, tự nghiên
cứu: 100% xác định tự học có vai trò quan trọng, 76,47% nêu được yêu
cầu, bản chất của tự học, tự nghiên cứu ở trường ĐH. Tuy nhiên, thái độ
tự học, tự nghiên cứu của SV chưa thực sự tích cực, tự giác. Kỹ năng tự
học, tự nghiên cứu còn hạn chế như thiếu kỹ năng lập kế hoạch tự học,
chưa có kỹ năng tự nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin,
2.2.3. Đánh giá chung
Nhìn chung SV có nhận thức tương đối đầy đủ về bản chất và ý
nghĩa của HVVHHT trong nhà trường. Tuy vậy, nhận thức về nội dung
của từng loại HVVHHT trong nhà trường còn có những hạn chế nhất
định.Trình độ HVVHHT của nhiều SV chưa cao. Một bộ phận SV có
thái độ chưa phù hợp như thiếu nghiêm túc, chủ động, thiếu tinh thần
chia sẻ, hợp tác trong HT. Khả năng duy trì HV ổn định, thường xuyên
chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do SV chưa có sự cố gắng, chưa tích
cực, chưa tự giác thực hiện hành vi VH trong học tập.
2.3. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trƣờng Đại học sƣ phạm
2.3.1. Nhận thức về giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên ở
các trường ĐHSP
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của SV ĐHSP về giáo dục HVVHHT
SV đánh giá cao ý nghĩa GD HVVHHT trong nhà trường: “có ý
nghĩa trong xây dựng văn hóa nhà trường”(100%); “định hướng giá
trị HT cho SV” (97,36%), SV đánh giá cao sự cần thiết phải giáo
dục HVVHHT cho SV các giá trị liên quan đến ứng xử của SV với
thầy cô và bạn học, với bản thân, với nhiệm vụ học tập, Chứng tỏ
phần lớn SV nhận thức tốt về ý nghĩa và nội dung giáo dục HVVHHT
trong nhà trường.
12
2.3.1.2. Nhận thức của GV, CBQL về giáo dục HVVHHT cho SVSP
Kết quả khảo sát nhận thức của GV, CBQL về ý nghĩa, nội dung,
hình thức tổ chức giáo dục HVVHHT cho SVSP tại các trường ĐHSP
cho thấy: GV và CBQL có sự thống nhất cao trong đánh giá về ý nghĩa
và nội dung giáo dục HVVHHT cho SV tại các trường sư phạm. Tuy
nhiên, nhận định của GV, CBQL về khả năng tham gia giáo dục
HVVHHT cho SV của các hình thức tổ chức giáo dục lại chưa thống
nhất. Sự thiếu thống nhất này có thể gây ra những hạn chế nhất định
trong việc triển khai các hoạt động giáo dục HVVHHT cho SVSP trong
thực tiễn.
2.3.2. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên tại
các trường Đại học sư phạm
2.3.2.1. Thực trạng nội dung giáo dục HVVHHT:
Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung đã tiến hành giáo dục
HVVHHT ở trường ĐHSP cho thấy: GV, CBQL và SV thống nhất cao
trong đánh giá các nội dung TX tiến hành là: kính trọng, yêu mến thầy
cô; nghiêm túc, kỷ luật trong học tập; Các nội dung ít được quan tâm
triển khai là: phát triển tính sáng tạo và khoa học trong HT; kiên trì và ý
chí vươn lên trong HT,
2.3.2.2. Thực trạng các hoạt động GD HVVHHT cho SV
Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giáo dục HVVHHT cho
thấy các trường ĐHSP đã tổ chức nhiều hoạt động GD cho SV như tư
vấn, tuyên truyền GD; thi đua; khen thưởng; kỷ luật; tổ chức CLB,...
Các hoạt động có thế mạnh trong việc tạo môi trường, rèn kỹ năng cho
SV chưa được tổ chức thường xuyên như tổ chức diễn đàn, NCKH,
2.3.2.3. Các lực lượng đã tham gia GD HVVHHT cho SV
Kết quả khảo sát về thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục
HVVHHT xếp thứ tự về tính thường xuyên và tính hiệu quả theo đánh
giá của GV, CBQL và SV là: 1. GV; 2. CB quản lý cấp khoa; 3. SV; 4.
Cán bộ phòng quản lý phòng công tác chính trị HSSV; 5. BGH; 6. Đoàn
TN; 7. Các lưc lượng GD ngoài trường
2.3.2.4. Đánh giá hiệu quả các hoạt động GD HVVHHT đã được tổ chức
- GV, CBQL và SV đánh giá cao hiệu quả của công tác giáo dục
hành vi VHHT ở các khía cạnh: Nâng cao nhận thức cho SV về HVVHHT
(61,64% GV, CBQL và 57,5%SV); Nâng cao ý thức giữ gìn và xây dựng
13
môi trường VHHT trong nhà trường (63,36% GV,CBQL và 60,28% SV);
tăng cường trách nhiệm cá nhân SV trong hoạt động học tập (61,21%
GV,CBQL và 58,61% SV); phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ học tập
được bảo vệ và giữ gìn tốt hơn (71,12% GV,CBQL và 58,89% SV); Nâng
cao nhu cầu văn hóa hành vi HT và trình độ đánh giá HV học tập cho SV
(59,91% GV,CBQL và 60,97% SV).
- GV, CBQL và SV đánh giá công tác giáo dục hành vi VHHT
có hiệu quả thấp ở một số nội dung: Bồi dưỡng, hứng thú đam mê học
tập cho SV(60,78% GV, CBQL và 58,61% SV); Bồi dưỡng cho SV kỹ
năng, thói quen thực hiện HV VHHT (64,66% GV, CBQL và 74,86%
SV); Cải thiện chất lượng học tập của SV theo hướng phát triển bền
vững (67,67% GV,CBQL và 66,25%SV); Hình thành phong cách học
tập thân thiện- khoa học- chất lượng cho số đông sinh viên trong trường
(52,59% GV,CBQL và 58,47% SV); SV gần gũi thân thiện, yêu mến
giảng viên (58,62% GV, CBQL và 60,03% SV); SV tăng cường tình
đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong HT(53,02% GV,CBQL và 62,22%
SV); SV thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục HVVHHT
cho học sinh sau này (57,76% GV, CBQL và 60,00% SV).
Tóm lại, các trường ĐHSP đã tổ chức giáo dục HVVHHT cho SV
bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình hoạt động. Tuy nhiên nhiều hoạt
động giáo dục chưa có hiệu quả cao, sự phối hợp giữa các lực lượng
giáo dục chưa chặt chẽ.
2.3.3. Thực trạng thái độ tham gia giáo dục HVVHHT của GV, CBQL
và SV trường ĐHSP
2.3.3.1. Thái độ của GV, CBQL:
Kết quả tự đánh giá của GV, CBQL cho thấy: Đa số GV, CBQL
chủ động, tích cực trong giáo dục HVVHHT cho SV. Tuy nhiên, GV,
CBQL ít hài lòng về công tác giáo dục HVVHHT tại các trường ĐHSP
2.3.3.2. Thái độ tham gia các hoạt động GD HVVHHT của SV:
Tìm hiểu thái độ của SV thông qua quan sát và phiếu tự đánh giá
của SV cho thấy: nhiều SV còn thiếu nghiêm túc, tích cực và thiếu hứng
thú khi tham gia hoạt động giáo dục HVVHHT. Qua đó, SV thể hiện
nguyện vọng về hoạt động GD HVVHHT trong nhà trường.
14
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục HVVHHT cho sinh viên tại
các trường ĐHSP
Theo đánh giá của GV, CBQL và SV động cơ, hứng thú học tập;
nhu cầu văn hóa hành vi trong học tập của SV;đặc điểm tâm lý lứa tuổi
SV, uy tín GV, trình độ GD được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng cao
nhất (mức độ IV). Các yếu tố khác như bầu không khí tâm lý,truyền
thống học tập, cũng được đánh giá là ảnh hưởng nhiều đến công tác
giáo dục HVVHHT.
2.3.5. Nhận xét chung về thực trạng giáo dục HVVHHT cho SV ở các
trường ĐHSP
2.3.5.1. Ưu điểm
- Hầu hết GV, CBQL và SV ý thức được sự cần thiết và vai trò
của công tác GD HVVHHT. Từ đó có thái độ nghiêm túc, chủ động
tham gia công tác này trong nhà trường.
- Các trường đã quan tâm giáo dục hành vi VHHT
- Nội dung giáo dục HVVHHT cho SV đều là những nội dung
thiết thực.
- Các trường ĐHSP đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục
HVVHHT cho SV. Các hoạt động này đã có những tác dụng nhất định
trong việc phát triển hành vi này ở người học.
- Có sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài trường
Nguyên nhân:
- Các trường SP có bề dày về truyền thống giáo dục.
- CBQL, GV ở các trường ĐHSP có trình độ giáo dục và nhận
thức được ý nghĩa, vai trò của giáo dục HVVHHT trong nhà trường
- Các trường đã đầu tư thời gian, kinh phí hoạt động nhất định cho
GDHVVHHT.
2.3.5.2. Hạn chế
- Chưa có văn bản, quy định hướng dẫn về giáo dục HVVHHT
- Nhiều nội dung giáo dục hành vi VHHT cho SV chưa được quan
tâm và triển khai đúng mức
- Các hoạt động giáo dục HVVHHT được tổ chức khá đa dạng
nhưng thiếu tính liên tục, còn nặng về tính hình thức, ít đầu tư về chiều
sâu nên tính hiệu quả chưa cao
- Nhiều GV, CBQL lại thiếu tính tích cực khi tham gia và duy trì
hoạt động GDHVVHHT cho SV.
15
- Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục
Nguyên nhân:
- Chưa có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức
giáo dục HVVHHT trong các trường ĐHSP; các thiết chế văn hóa hành
vi học tập chưa thực sự rõ ràng.
- Tồn tại hoạt động giáo dục HVVHHT mang tính phong trào,
hình thức, phạm vi hẹp nên hiệu quả GD chưa cao. Đặc biệt là chưa phù
hợp với nhu cầu, hứng thú, thiếu tính hấp dẫn đối với SV
- Chưa phát huy được vai trò giáo dục và tự giáo dục của SV.
- Sự phối hợp và phân chia trách nhiệm giữa các lực lượng giáo
dục thiếu chặt chẽ.
- Một bộ phận SV thiếu tích cực và chủ động thực hiện hành vi
- Các yếu tố xã hội như quan niệm trọng bằng cấp, học đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giao_duc_hanh_vi_van_hoa_hoc_tap_cho_sinh_vi.pdf