Tóm tắt Luận án - Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM -----  ----- Nguyễn Thị Tâm Hạnh GIA GIÁO HUẾ THỜI KỲ 1885 - 1945 Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Hằng TS. Đinh Văn Hạnh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 32 - Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là kinh đô của nhà nước quân chủ - trung ương tập quyền cuối cùng của Việt Nam kéo dài gần 150 năm, Huế là nơi mà dấu ấn của mô hình đại gia đình phụ quyền Nho giáo được định hình một cách đậm nét. Đây cũng là lí do trong bối cảnh của đất nước vào nửa cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, những biểu hiện về sự va chạm, thích ứng giữa văn hóa gia tộc mang tính cổ truyền với các yếu tố mới của văn hóa văn minh phương Tây ở Huế mang tính điển hình, mà gia giáo là một trong những yếu tố có thể nhận diện. Mặt khác, vốn được lựa chọn làm thủ phủ của cả nước không dựa trên nền tảng là một trung tâm kinh tế, nên sau khi mất vai trò kinh đô (1945), Huế hoàn toàn không còn là vùng đất hấp dẫn để các yếu tố bên ngoài tác động vào. Điều này vô hình chung đã giúp Huế bảo lưu, giữ gìn những yếu tố truyền thống, trong đó có văn hóa gia đình. Nói cách khác, Huế chính là một trong những điểm nghiên cứu tiêu biểu cho vấn đề gia giáo Việt Nam. Nghiên cứu gia giáo Huế với cách tiếp cận mang tính tích hợp theo nguyên tắc liên ngành của văn hóa học, vì thế, sẽ góp thêm một góc nhìn về gia giáo người Việt nói chung, văn hóa Huế nói riêng. 1.2. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn mang đậm những đặc tính của một xã hội nông nghiệp, thể hiện ở tỷ lệ người dân làm nông và sống ở nông thôn rất cao. Ngay cả thị dân, doanh nhân, công nhân, trí thức, cũng vừa mới rời ruộng đồng không quá một vài thế hệ. Gia đình, vì thế, vẫn giữ vị trí là nền tảng của xã hội, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hướng cho mỗi cá nhân định hình và phát triển nhân cách. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện 2 đại hóa và kèm theo đó là gia đình người Việt hiện phải từng bước đối mặt với vấn nạn bố mẹ đang mất dần, thậm chí không có thời gian cho con cái, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực liên quan đến giới trẻ ngày càng phổ biến (cướp giật, bắt cóc, nghiện hút, dối trá và nhiều tệ nạn khác); hoặc ở một thái cực khác là xuất hiện các khuynh hướng lệch lạc trong giáo dục gia đình (chạy theo thành tích, chương trình học quá sức). Những phương thức và nội dung giáo dục không còn phù hợp, cản trở sự phát triển của cá nhân; hoặc tinh thần dân chủ văn minh lâu nay được đề xướng trở thành cái cớ vin vào cho chủ nghĩa cá nhân phát triển một cách cực đoan, đều là những bài toán thực tiễn đòi hỏi hướng giải quyết mang tính cấp bách và lâu dài. Điều này càng trở nên bức thiết khi ở một góc nhìn xa hơn, trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng với sự xuất hiện của thế hệ công dân toàn cầu (global citizen), vấn đề giữ gìn bản sắc được đặt ra như một nền tảng mang tính nguồn cội và thiêng liêng để mỗi cá nhân tự tin bước vào thế giới hiện đại. Trong khi đó, về mặt nhận thức, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có gia giáo, gia quy, có lúc như đã bị đứt gãy, gián đoạn. Thậm chí có thời kỳ, những gì liên quan đến yếu tố cổ truyền đều được cho là nhân tố níu kéo làm tụt hậu xã hội. Chính sự nhìn nhận chưa thỏa đáng này khiến quá trình xây dựng các chuẩn mực, hệ giá trị gia đình mới thiếu tính kế thừa và không phát huy hết sức mạnh nội sinh trong quá trình củng cố, phát triển gia đình cũng như giáo dục gia đình. 1.3. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đặt ra trên đây, tìm hiểu Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 có ý nghĩa như một bước nghiên cứu căn bản góp phần hệ thống hóa truyền thống gia giáo của người Việt. Có thể coi đây là một trong những quá trình tổng kết tri thức 3 truyền thống, phục vụ cho sự phát triển của giáo dục gia đình Việt Nam trên tinh thần vừa gìn giữ, cải tổ và tái sinh những giá trị tinh hoa để phù hợp với cuộc sống hiện đại; vừa vững vàng để tiếp thu và sáng tạo các chuẩn mực giáo dục gia đình mới. Tất cả nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nền văn hóa gia đình Việt Nam hài hoà và hợp lý trên nền tảng truyền thống. Từ đó, gia đình có thể cùng với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, hỗ trợ người trẻ để họ có thể trở thành những chủ thể tự tin, tự chủ, trưởng thành, có trách nhiệm và là nguồn nhân lực có chất lượng của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nhóm các công trình của nước ngoài và bằng tiếng nước ngoài Mặc dù các ngành khoa học xã hội nhân văn nước ta phát triển khá muộn nhưng từ đầu thế kỷ XX giáo dục gia đình đã được đặc biệt chú ý. Theo đó, các quan điểm liên quan đến nhi đồng học của các học giả trên thế giới bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Đáng chú ý nhất là loạt bài viết trên Tạp chí Tri Tân từ số 163 đến 174 đã điểm qua một cách hệ thống các tác phẩm chính yếu ở phương Tây lẫn phương Đông. Các nghiên cứu về nhi đồng học này không tách rời với giáo dục học - cụ thể là giáo dục gia đình; ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng của nhiều người nghiên cứu/ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam trước 1945. Đặc biệt gần gũi với nước ta là các tác phẩm của các học giả người Nhật Bản (Nghiên cứu nhi đồng theo cách ứng dụng giáo dục (1911), Thân thể và thân - thần của nhi đồng (1914) của Cao Đảo Bình Tam Lang, Nhi đồng tâm lý học của Tùng Bản Hiếu Thứ Lang, Nhi đồng học của Quan Khoan Chi) và Trung Quốc (Nhi đồng tánh lý chi nghiên cứu (1925) của Trần Hạ Cầm, Ấu trĩ viên giáo dục của Vương Tuấn Thanh). 4 Một số tác phẩm liên quan đến giáo dục gia đình trên thế giới cũng đã được chuyển dịch sang tiếng Việt. Ngoài ra, phải kể đến các công trình bằng tiếng Pháp của các tác giả người Việt Nam (Hồ Đắc Điềm, 1928; Lê Văn Đính, 1934; Dương Tấn Tài, 1932; Lê Văn Huyên, 1944) đã đề cập đến vấn đề hương hỏa gắn liền với luật pháp, phong tục và vai trò nổi bật của người đàn ông trong việc kế tục sự thờ cúng, duy trì nề nếp gia đình. Những bàn luận này không tách rời với chuẩn mực trong gia giáo truyền thống của người Việt. Liên quan trực tiếp đến gia đình và giáo dục trong gia đình ở Huế thời kỳ 1885 - 1945 là các bài viết đăng trên tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Huế (B.A.V.H - Những người bạn cố đô Huế) do linh mục L. Cadière (1869 - 1955) làm chủ bút. Từ thực tiễn quan sát chủ yếu ở Huế và phụ cận, L. Cadière đã khái quát về thể chế gia tộc người Việt trong mối liên hệ với tôn giáo tín ngưỡng qua khảo cứu La famille et la religion en pays Annamite (1930). Ngoài ra, phải kể đến các bài viết đi vào từng nhân vật, gia đình của Huế được đăng trên B.A.V.H, như G. Rivièra viết về dòng họ Nguyễn Khoa (1915), L. Sogny viết về ngài Ưng Huy (1928), Tuy Lý Vương (1929); H. Le Breton viết về ngài Hồng Khẳng. Các nghiên cứu này đã giúp chúng ta hình dung phần nào nếp sống cũng như các tư liệu liên quan đến của các thế gia vọng tộc Huế đầu thế kỷ XX. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước Trong bối cảnh chung của khoa nhi đồng học thế giới, vấn đề nhi đồng ở nước ta cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX. Trong đó, không thể không nhắc đến Vấn đề nhi đồng (phụ đề là Tính sao cho trẻ ra người) (1935) của Hoa Bằng; Nguyên nhân các thói xấu của trẻ con (1942) của Cẩm Thạch Lê Dân Vỹ và Giáo dục nhi đồng (1942) của Đạm Phương nữ sử. Trước đó, Đạm Phương 5 cũng đã xuất bản cuốn Gia đình giáo dục (1928), và hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí đầu thế kỷ XX, như; Nam Phong, Tiếng Dân, Phụ nữ thời đàm, Lời đàn bà, v.v. Tuy không hoàn toàn nói về giáo dục gia đình của Huế nhưng thông qua các dẫn liệu sử dụng cho các khảo cứu cũng như xuất thân của Đạm Phương cho phép chúng ta phần nào hình dung về quan điểm giáo dục gia đình Huế trước 1945, cụ thể hơn là thời kỳ thuộc Pháp. Trong nghiên cứu của mình, Đạm Phương cũng đã thể hiện sự tán đống của mình đối với một số quan điểm của Thái Phỉ qua tác phẩm Một nền giáo dục Việt Nam mới (1941). Nhiều tư tưởng giáo dục của Thái Phỉ về “một nền giáo dục Việt Nam mới” vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Cùng với sự ra đời của nhiều đầu sách liên quan đến giáo dục gia đình, chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong nghị luận báo chí trước 1945. Các tác giả thời kỳ này đã tiến hành phân tích những mặt hạn chế của giáo dục truyền thống cũng như những lệch lạc trong cách tiếp nhận tư tưởng giáo dục mới, từ đó đề xuất hướng dung hòa giữa truyền thống và cách tân, giữa Đông và Tây. Sau một thời gian dài gián đoạn bởi chiến tranh, đất nước chia cắt và nhiều lí do khác nhau, từ những năm 1990, giáo dục gia đình được quan tâm nghiên cứu trở lại dưới nhiều góc độ khác nhau: Từ góc độ văn hóa học, gia đình người Việt được xem là một thực thể văn hóa, một dạng thức của văn hóa cộng đồng. Sự hiện hữu của văn hóa gia đình Việt Nam được luận giải và khẳng định trong các công trình Về gia đình truyền thống người Việt (Nguyễn Từ Chi, 1996), Văn hóa gia đình Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, 1998); Gia đình - Gia phong trong văn hoá Việt (Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi, 2012), v.v. Liên quan trực tiếp đến Huế, phải kể đến các công trình của tác giả Lê Nguyễn Lưu với bộ ba tập Văn hoá Huế xưa (2006). 6 Trong đó, ông đã đặc biệt chú ý bàn luận về giáo dục trong hoàng tộc, vai trò của phụ nữ Huế trong giáo dục gia đình, vấn đề gia phong, sự chi phối của các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng đến văn hóa gia đình Huế. Chỉ trong giới hạn những tác giả, tác phẩm trong nước lẫn nước ngoài mà chúng tôi tiếp cận được cũng đã cho thấy văn hóa gia đình, bao gồm giáo dục gia đình Việt Nam là mối quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên cứu, với nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau. Song, gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 vẫn là một mảnh ghép cần bổ sung trong quá trình từng bước hoàn thiện bức tranh đa diện về giáo dục gia đình Việt Nam vốn còn nhiều khoảng trống. Để phát thảo chân dung của gia giáo Huế thời kỳ này, bên cạnh những tìm tòi từ thực tiễn, chúng tôi không thể không bắt đầu từ những gợi ý của các tác giả đi trước về mặt quan điểm, phương pháp lẫn tư liệu. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích tổng quát Từ việc phân tích, nhận diện đặc điểm cơ bản của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945, luận án làm rõ vai trò, những đóng góp cũng như những hạn chế của gia giáo Huế để từ đó có thể kế thừa hợp lý trong giáo dục gia đình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích tổng quát, nhiệm vụ cụ thể mà luận án giải quyết là: - Phân tích bối cảnh địa - văn hóa - lịch sử dẫn đến sự định hình và biến đổi của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945.. - Nhận diện đặc điểm cơ bản của gia giáo Huế (chủ yếu là giới quý tộc) thời kỳ 1885 - 1945. - Phân tích đóng góp, hạn chế của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945; rút ra những khả năng kế thừa phù hợp với thực trạng của giáo dục gia đình hiện nay. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đặc điểm cơ bản của gia giáo Huế thời kỳ 1885 -1945 và ý nghĩa kế thừa của gia giáo Huế đối với giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay. Trong giới hạn của đề tài, luận án tập trung vào một số gia đình quý tộc tiêu biểu của Huế đương thời, gồm hai nhóm chính: (1) Các gia đình thuộc dòng họ Nguyễn Phước hoàng tộc và các gia đình quan lại, thượng lưu (danh gia vọng tộc) tiêu biểu: họ Thân, Hồ Đắc, Nguyễn Khoa, họ Đặng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trong phạm vi của tỉnh Thừa Thừa Huế. - Về thời gian: Từ 1885 đến 1945, khoảng thời gian người Pháp chính thức hiện diện trên đất Huế và nhà Nguyễn mất vai trò lịch sử. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Từ những mục đích tổng quát và mục tiêu cụ thể của luận án, chúng tôi đặt câu hỏi nghiên cứu ngay từ khi xây dựng đề cương và thường xuyên điều chỉnh trong quá trình triển khai đề tài. Đồng thời, bằng phương pháp diễn dịch, những câu trả lời trước (tức giả thuyết) tương ứng với từng câu hỏi được đưa ra và trong từng chương cụ thể 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố cơ bản nào đã tác động đến quá trình định hình gia giáo Huế nói chung, gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 nói riêng? - Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của gia giáo Huế (chủ yếu là giới quý tộc) thời kỳ 1885 - 1945 là gì? Có sự tương đồng và khác biệt nào giữa gia giáo quý tộc và bình dân? - Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 có những đóng góp và hạn chế như thế nào? Thực trạng giáo dục gia đình Huế hiện nay và những khả năng có thể kế thừa từ kinh nghiệm quá khứ là gì? 8 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Gia giáo Huế là một bộ phận không tách rời và giữ một vị trí đặc biệt trong diễn trình phát triển của gia giáo Việt Nam, được định hình dưới sự chi phối của các yếu tố: địa lý sinh thái; sự giao lưu văn hóa tộc người giữa người Việt và người tiền trú trong quá trình Nam tiến và đặc biệt là vai trò thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nhà Nguyễn. Trong khoảng thời gian 60 năm (1885 - 1945), các yếu tố văn hóa xã hội nội sinh và ngoại hiện đã làm thay đổi quan điểm, nhận thức về giáo dục con cái trong gia đình Huế. Giả thuyết 2: Sự thẩm thấu các giá trị văn hóa phương Đông cũng như điều kiện được tiếp xúc văn hóa, văn minh phương Tây trong thời kỳ 1885 - 1945 là cơ sở cho mục tiêu của gia giáo trong giới quý tộc Huế thời kỳ này có xu hướng xây dựng những nhân cách cá nhân đậm chất phương Đông, có sự dung hòa giữa những phẩm chất tốt đẹp của con người cộng đồng và con người cá nhân. Đi kèm với đó là sự tồn tại song song những nguyên tắc giáo dục dựa trên kinh nghiệm truyền và các nguyên tắc giáo dục được xây dựng trên tinh thần khoa học, dân chủ. Về cơ bản, gia giáo quý tộc Huế vẫn chú trọng các nội dung nhằm đảm bảo cho cá nhân có thể đảm nhận vai trò của mình phù hợp với yêu cầu chức năng của gia đình trong xã hội còn mang đậm yếu tố phụ quyền. Bên cạnh đó, để thích ứng với bối cảnh xã hội đầy biến động của Việt Nam thời kỳ 1885 - 1945, gia giáo Huế cũng hướng đến những triết lý ứng xử trên tinh thần “biết đạo quyền biến”, tự tân, tự chủ. Những đặc điểm về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung trên đây có thể tìm thấy trong gia giáo Huế nói chung, song được thể hiện đậm nét hơn ở gia giáo quý tộc. 9 Giả thuyết 3: Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 có những đóng góp quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau, bên cạnh đó là những hạn chế mang tính thời đại không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh hiện nay, sự biến đổi trong giáo dục gia đình Huế là tất yếu. Tuy nhiên, trên tinh thần gạn đục khơi trong, gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 vẫn đem lại những kinh nghiệm quý báu có thể kế thừa. 6. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 với tư cách là đối tượng của văn hóa học - một chuyên ngành được hình thành dựa trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau - nên nguyên tắc liên ngành (interdisciplinaire) được chúng tôi áp dụng xuyên suốt quá trình triển khai đề tài. Mặt khác, xem gia giáo Huế là một hiện tượng xã hội mang tính tổng thể (được hình thành, chịu sự quy định của tổng thể các thành tố xã hội bao chứa nó), diễn ra trong xã hội cổ truyền (thời kỳ 1885 - 1945) nên cách tiếp cận xã hội học văn hóa và lịch sử được chúng tôi tập trung chú ý nhằm phân tích các phương diện khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận trên đây sẽ quy định phương pháp nghiên cứu chính của đề tài luận án là nghiên cứu định tính và nghiên cứu tài liệu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu tài liệu, các phương pháp nghiên cứu mang tính thực thao gồm: * Về thu thập dữ liệu, có hai phương pháp được tiến hành song song: [1] Thu thập tài liệu thứ cấp theo các nhóm vấn đề; [2] Thu thập tài liệu sơ cấp bằng phương pháp điền dã thực địa. * Về phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân tích hệ thống; Phương 10 pháp so sánh theo chiều đồng đại và lịch đại. 7. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án 7.1. Về mặt khoa học Tiếp cận từ góc độ văn hóa học, nghiên cứu gia giáo quý tộc Huế thời kỳ 1885 - 1945 với tư cách là một hiện tượng văn hóa - xã hội mang tính tổng thể, nội dung mà đề tài triển khai có thể ví như một thấu kính qua đó hội tụ và phản chiếu những chiều kích của đời sống văn hóa Huế trong vai trò là một trung tâm văn hóa xã hội chính trị của cả nước lúc bấy giờ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung cho khoa Văn hóa học những kiến thức, tri thức về văn hóa gia đình Việt Nam, bao gồm Huế. 7.2. Về mặt thực tiễn Đề tài góp phần cung cấp những luận cứ thực tiễn, những luận điểm khoa học làm cơ sở tham chiếu cho cộng đồng địa phương và các vùng miền trên cả nước, xác định những mặt tích cực lẫn hạn chế của gia giáo truyền thống của người Việt; tìm ra phương hướng kế thừa một cách biện chứng, phù hợp với thực tiễn giáo dục gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (21 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (16 trang), Phụ lục (30 trang), nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về gia giáo Huế (44 trang). Chương 2. Đặc điểm cơ bản của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 (46 trang). Chương 3. Vai trò của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 và vấn đề kế thừa trong giáo dục gia đình hiện nay (32 trang). 11 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIA GIÁO HUẾ 1.1. Gia giáo và các khái niệm liên quan 1.1.1. Gia giáo Xét về mặt từ nguyên, “gia giáo” (家教) là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, tự dạng của “giáo” (教) gồm “phốc’ (攵 - đánh khẽ) và “hiếu” (孝) tạo thành. "Hiếu” lại ghép từ chữ “hào” (爻 - dáng vẻ giao ước trịnh trọng) và “tử” (子 - con). Thuyết văn giải tự chú của Đoàn Ngọc Tài giải thích: “Thượng thi, cố tùng phốc, hạ hiệu, cố tùng hiếu” - người trên nghiêm khắc để dạy dỗ nên gồm chữ “phốc” (đánh khẽ); người dưới (con cái) học theo nên theo chữ “hiếu”. Cách giải thích theo lối hội ý trên cũng đồng thời phản ánh quan niệm về nguồn gốc của giáo dục nói chung được xuất phát từ gia đình. Mặt khác, tác giả Diêm Ái Dân còn cho rằng: khi gia đình theo chế độ phụ hệ được xác lập thì gia giáo chính thức nảy sinh. Ông cũng cho rằng, gia giáo của Trung Hoa có từ thời Thương Chu đến Xuân Thu Chiến Quốc, đặc biệt là vai trò của Khổng Tử (551 - 479 TCN) trong việc xác lập các tư tưởng cơ bản đối với việc dạy dỗ con cái của người cha mà đương thời gọi là “đình huấn”. Phân tích gia giáo như là một hiện tượng xã hội mang tính tổng thể, tiếp cận từ góc độ xã hội học về xã hội hóa (socialization) và nhập thân văn hóa (endocuturation), gia giáo được chúng tôi quan niệm là một trong những hình thái xã hội hóa, là quá trình hướng dẫn các thành viên trong gia đình điều chỉnh hành vi theo khuôn mẫu văn hóa đã định, để mỗi cá nhân từ con người tự nhiên trở thành một chủ thể văn hóa, có thể hòa nhập với môi trường bên trong (gia đình) và thích ứng với môi trường bên ngoài (xã hội). 12 1.1.2. Các khái niệm liên quan Cùng trường nghĩa với “gia giáo”, trong vốn từ Hán Việt còn có hàng loạt những ngữ định danh bắt đầu bằng từ tố “gia”: gia đình; gia phong; gia pháp; gia quy; gia huấn; gia lễ. Các ngữ định danh này không tách rời với các thành tố trong cấu trúc của khái niệm gia giáo theo cách hiểu là một hình thái của quá trình xã hội hóa, gồm: môi trường; khách thể/chủ thể; mục đích, nội dung và hình thức gia giáo. * Gia đình: Theo nghĩa cơ bản nhất, gia đình có thể hiểu là: một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Căn cứ vào số lượng và loại hôn nhân, có thể phân thành: Gia đình đơn giản; Gia đình phức hợp (gồm Gia đình mở rộng theo chiều dọc; Gia đình mở rộng theo chiều ngang; Gia đình đa phu thê). Mở rộng hơn, các gia đình đơn giản lẫn phức hợp tiếp tục thuộc về một tập hợp khác, thường gọi là “tộc” hay “họ. Trong mối liên hệ với “tộc” “họ” được thừa nhận (thường kèm theo đó là quyền thừa kế, nơi cư trú sau khi kết hôn, quyền kế vị), gia đình cũng còn có thể phân thành: Gia đình phụ hệ; Gia đình mẫu hệ; Gia đình song hệ. Ở xã hội tiền công nghiệp, dựa vào đẳng cấp xã hội, có thể phân thành hai loại hình cơ bản: Gia đình quý tộc và Gia đình bình dân. * Gia đình quý tộc (Huế): Về mặt số lượng và loại hôn nhân, gia đình quý tộc Huế phần lớn là những gia đình phức hợp “tam tứ đại đồng đường”. So với dân thường, dòng họ quý tộc, nhất là hoàng tộc Nguyễn có cách tổ chức mang nét đặc thù riêng. Trên phương diện quản lý và thừa kế tài sản, gia đình quý tộc Huế chủ yếu theo mô hình hợp đoàn - phụ hệ với các đặc điểm coi trọng thờ cúng tổ tiên, nam được ưu ái hơn nữ, con 13 trưởng được ưu ái hơn con thứ. * Gia giáo quý tộc: Từ cách hiểu gia đình bao gồm cả những dạng đặc biệt của gia đình mở rộng, gia giáo không chỉ là giáo dục trong phạm vi gia đình mà còn bao gồm giáo dục trong tông tộc. Ngoài ra, do điều kiện đặc thù của cách thức tổ chức giáo dục học hiệu trong xã hội quân chủ Việt Nam, gia giáo, không loại trừ trường học gia thục với chức năng dạy văn hóa, nhất là cấp ấu học. Cùng chịu sự chi phối nhất quán của tư tưởng Nho giáo và sự tương đồng về mặt cấu trúc gia đình, gia giáo quý tộc và gia giáo bình dân dưới nhà Nguyễn nói chung tương đồng trên hầu hết các phương diện khác nhau. Sự phân biệt gia giáo quý tộc với gia giáo bình dân, do vậy, chủ yếu căn cứ trên địa vị xã hội của bậc gia trưởng trong gia đình. Kèm theo đó, là sự nhấn mạnh về cách thức tổ chức chặt chẽ và vận hành quy củ so với gia giáo bình dân bởi những điều kiện và yêu cầu riêng của các gia đình thuộc tầng lớp quý tộc. * Gia huấn, gia lễ: Gia giáo là một hoạt động hướng dẫn nên cần có những phương thức, phương tiện cụ thể để truyền đạt và lĩnh hội nội dung giáo dục. Có hai dạng phổ biến: [1] Ngôn giáo: dùng lời nói để răn dạy, bảo ban, khuyên nhủ. Lời nói để răn dạy trong gia đình này được gọi là gia huấn; [2] Thân giáo: dùng hình thức làm mẫu trong thực hành lễ nghi, ăn nói, đi đứng, ứng xử để người khác trong gia đình nhìn đó để làm theo (thị phạm). Mỗi khi các nghi lễ, cung cách, ứng xử này trở thành cố định và được các thành viên trong gia tôn trọng và làm theo, sẽ trở thành gia lễ. * Gia pháp/gia quy/gia phong: Các quy tắc ứng xử trong gia đình có thể tồn tại dưới hình thức 14 có thể quan sát được một cách cụ thể, đó là các quy tắc được văn bản hóa dưới dạng gia pháp/gia quy (hay có thể có những cách định danh khác: gia ước, gia giới, gia phạm, gia tắc; mở rộng hơn là tộc quy, tộc ước). Cũng có khi, các quy tắc này tồn tại một cách vô hình, hình thành phong khí truyền từ đời này sang đời khác (gia phong), được các thành viên trong gia đình “công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập quán”. Cũng như gia đình, có thể phân biệt: gia phong quý tộc với gia phong bình dân; gia phong nhà Nho, gia phong nhà nông, gia phong nhà buôn, v.v. 1.2. Huế và những nhân tố định hình gia giáo Huế 1.2.1. Huế trong không gian văn hóa xứ Huế Giữ vị trí là trung tâm của không gian văn hóa xứ Huế, Huế trong nghiên cứu này được chúng tôi quan niệm tương đương với địa bàn sinh sống của người Việt thuộc phủ Thừa Thiên đương thời (1885 - 1945), tức tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Dĩ nhiên, sự phân định này chỉ mang tính tương đối nhằm giới hạn không gian nghiên cứu với tư cách là một điểm mang tính chất điển hình. 1.2.2. Những nhân tố tác động đến quá trình định hình gia giáo Huế Cũng như những nhân tố định hình nên văn hóa xứ Huế, trong quá trình hình thành và phát triển, gia giáo Huế chịu sự chi phối đồng thời của các yếu tố: Đặc điểm địa lý - sinh thái; Vị trí lịch sử đặc biệt và Phong tục tập quán, sự giao lưu văn hóa tộc người. 1.3. Bối cảnh xã hội Huế thời kỳ 1885 - 1945 Trên cơ sở quan điểm của John J. Marcionis về nguồn gốc của thay đổi xã hội, luận án nhận diện 4 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến gia đình, bao gồm gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945: 15 1.3.1. Các yếu tố dân số 1.3.2. Sự truyền bá văn hóa, văn minh phương Tây 1.3.3. Vai trò của nhà Nguyễn suy giảm, những tầng lớp mới xuất hiện 1.3.4. Các phong trào xã hội Tiểu kết: Về mặt lý luận, từ lý thuyết cấu trúc chức năng về xã hội hóa và nhập thân văn hóa, lý thuyết vùng văn hóa và biến đổi văn hóa, chúng tôi đã đi đến xác lập các khái niệm: gia giáo (và các khái niệm liên quan); Huế và Huế thời kỳ 1885 - 1945. Về mặt thực tiễn, chúng tôi đã xác định những nhân tố căn bản tác động đến quá trình định hình gia giáo Huế, đó là: (1) Đặc điểm địa lý sinh thái đa dạng với sự hiện diện đồng thời của núi đồi - đồng bằng - biển, đầm phá đã quy định triết lý giáo dục, vai trò của người bố người mẹ và những nội dung gia giáo liên quan đến kỹ năng sinh tồn; (2) Vị trí trung tâm của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn và kinh đô của nhà nước phong kiến cuối cùng của Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Tống Nho và sự rập khuôn từ Trung Hoa. Được thể hiện qua hệ thống sách đọc cho trẻ em, sách gia giáo và cách chế định giáo hóa của chính quyền; (3) Sự chi phối phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong quá trình giao lưu văn hóa tộc người giữa người Việt và phi Việt; giữa Nho giáo, Phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Trong bối cảnh xã hội Huế thời kỳ 1885 - 1945, áp dụng quan điểm của John J. Marcionis về nguồn gốc của thay đổi xã hội, chúng tôi nhận diện 4 nhân tố nổi bật ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến gia đình, bao gồm gia giáo xứ Huế. Đó là (1) Các yếu tố dân số; (2) Sự truyền bá văn hóa văn minh phương Tây; (3) Vai trò của nhà Nguyễn suy giảm và sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới; (4) Sự xuất hiện của các phong trào xã hội theo những xu hướng khác nhau. 16 Chương 2: DIỆN MẠO GIA GIÁO HUẾ THỜI KỲ 1885 - 1945 2.1. Mục tiêu gia giáo Như chính đời sống xã hội Việt Nam buổi giao thời, mục tiêu của gia giáo (quý tộc) Huế thời kỳ 1885 -1945 nhằm hướng đến xây dựng những nhân cách vừa có trách nhiệm, bổn phận với cộng đồng, vừa tự chủ, tự do, độc lập. 2.2. Một số nguyên tắc gia giáo cơ bản Mục tiêu mang tính dung hòa trên đây của gia giáo quý Huế chính là yếu tố quy định các nguyên tắc và nội dung gia giáo thời kỳ 1885 - 1945 cũng có sự kết hợp giữa cũ - mới, Đông - Tây, đó là: 2.2.1. Dạy con từ thuở còn thơ và nghiêm khắc bằng gia pháp 2.2.2. Dạy bảo suốt đời và phân biệt nam nữ 2.2.3. Giáo dục bằng lời nói và nêu gương bằng việc làm 2.2.4. Giáo dục dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi và giáo dục toàn diện 2.3. Nội dung gia giáo chính yếu Yêu cầu của gia giáo trong gia đình quý tộc Huế luôn hướng đến mục tiêu giáo dục để mỗi cá nhân có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu chức năng của gia đình theo chế độ phụ quyền; đồng thời thích ứng với xã hội bên ngoài theo những chuẩn mực vốn cũng được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, đang trong thời kỳ diễn ra nhiều sự biến động do tác động của các yếu tố ngoại sinh. Gia giáo Huế, theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính: 2.3.1. Răn dạy đạo đức luân lý 2.3.2. Truyền thụ kỹ năng sinh hoạt 2.3.3. Trang bị tri thức và trao truyền văn hóa 2.3.4. Răn dạy triết lý ứng xử “biết đạo quyền biến” 17 2.4. Gia giáo quý tộc trong mối quan hệ với gia giáo bình dân Xuất phát từ sự giao thoa giữa văn hóa dân gian và văn hóa cùng đình bởi đặc thù của vùng đất mang lại, gia giáo quý tộc và bình dân có sự tương tác lẫn nhau trên các phương diện mục tiêu, nguyên tắc lẫn nội dung. Tiểu kết: Khoảng thời gian 60 năm (từ 1885 đến 1945) là giai đoạn mang tính bản lề của Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Từ những thay đổi về chính trị, cơ cấu kinh tế xã hội; sự tiếp xúc văn hóa văn minh giữa phương Đông và phương Tây đã dẫn đến những quá trình khác nhau (va đập, đề kháng, tiếp nhận, dung hoà, v.v.) trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, mục tiêu của gia giáo Huế cũng hướng đến việc truyện thu, chuyển tải những giá trị mang tính phổ quát, tồn tại từ lâu đời lẫn những giá trị mới được du nhập; nhằm xây dựng những nhân cách vừa có trách nhiệm, bổn phận với cộng đồng, vừa tự chủ, tự do, độc lập. Các giá trị này không nằm ngoài các yêu cầu chức năng của xã hội: kinh tế, đạo đức, tâm linh, văn hóa, thẩm mỹ. Cùng với mục tiêu, gia giáo quý tộc Huế cũng song song tồn tài hai xu hướng khác nhau về mặt nguyên tắc, vừa: Nối tiếp kinh nghiệm truyền thống vừa Bước đầu tiếp nhận nguyên tắc giáo dục khoa học, dân chủ. Về mặt nội dung, yêu cầu của gia giáo trong gia đình truyền thống Huế luôn hướng đến mục tiêu giáo dục để mỗi cá nhân có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu chức năng của gia đình theo chế độ phụ quyền; đồng thời thích ứng với xã hội bên ngoài theo những chuẩn mực vốn cũng được xây dựng trên nền tảng Nho giáo. Mặc dù yếu tố phương Tây đã xâm nhập mạnh mẽ, song, xã hội quân chủ tập quyền còn hiệu lực, gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 là sự nối tiếp và tập trung vào ba nội dung chính 18 nhằm đảm bảo trước tiên cho sự vận hành của chế độ gia trưởng: răn dạy đạo đức luân lý; truyền thụ kỹ năng sinh hoạt; trang bị tri thức văn hóa. Ngoài ra, giữa xã hội đầy biến động của xã hội Việt Nam trong 60 năm 1885 - 1945, răn dạy triết lý ứng xử “biết đao quyền biến” (trên các phương diện chính trị, nghề nghiệp, kinh tế, v.v.) nhằm thích ứng với điều kiện mới là một nội dung quan trọng trong gia giáo Huế ở thời kỳ này. Nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_gia_giao_hue_thoi_ky_1885_1945.pdf
Tài liệu liên quan