VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU QUỲNH CHÂU
DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI TÀY Ở
HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số : 62 31 03 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam -Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH
Phản biện 1: PGS.TS. KHỔNG DIỄN
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ NGỌC THẮNG
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN VĂN
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội vào hồi giờ phút, ngày
tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia Việt Nam,
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của của luận án
Thiết chế dòng họ của người Tày là một trong những yếu tố văn
hóa có nhiều điểm tương đồng với một số dân tộc thiểu số khác,
nhưng đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng. Dòng họ có vị trí
đặc biệt quan trọng, là một trong những thành tố cốt lõi tạo nên xã
hội người Tày. Là nền tảng cho sự tồn tại của thiết chế xã hội truyền
thống, giữ vai trò quan trọng chi phối đến các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, trong sự phát triển chung của địa phương, quốc gia.
Thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập
quán, nghi lễ thờ cúng dòng họ của các cá nhân, các gia đình người
Tày đã tạo nên chất keo bền vững, chặt chẽ, trong quan hệ dòng họ,
đồng thời thể hiện vai trò và vị trí của dòng họ đối với các gia đình
thành viên, với cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên, việc tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về dòng họ
người Tày ở huyện Bạch Thông chưa được các nhà Dân tộc
học/Nhân học ở Việt Nam quan tâm thoả đáng. Lựa chọn vấn đề
“Dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” để
nghiên cứu, tác giả mong muốn có thêm hiểu biết một cách đầy đủ và
sâu sắc hơn về văn hoá tộc người Tày với những đặc điểm riêng -
chung về dòng họ Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn dưới góc
nhìn nhân học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Tìm hiểu các đặc điểm và mối quan hệ của dòng họ người Tày
ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn truyền thống và hiện nay.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, phát huy vai trò của
dòng họ trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Tìm hiểu các đặc điểm và mối quan hệ của dòng họ người Tày
ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn truyền thống và hiện nay.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, phát huy vai
trò của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Triển khai điền dã, tổng hợp, thu thập các nguồn tư liệu thành
văn viết về người Tày nói chung, người Tày ở huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
- Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
xác định cơ sở lý thuyết và các khái niệm cho triển khai nội dung luận án.
- Mô tả và tìm ra những đặc điểm cơ bản của dòng họ người Tày
truyền thống và biến đổi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy vai trò của
dòng họ trong xây dựng nông thôn mới vùng người Tày hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu người Tày tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trên
các phương diện đặc điểm, vai trò và mối quan hệ của dòng họ trong
đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội từ truyền thống đến biến đổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu ở các xã Vi Hương,
Quang Thuận, thị trấn Phủ Thông, đây là những nơi người Tày cư trú
tập trung và còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán truyền thống.
3
Về thời gian: Luận án nghiên cứu dòng họ của người Tày ở
huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước năm 1986 (trước đổi mới) và
sự biến đổi từ đổi mới năm 1986 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và
chính sách dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dưới góc nhìn Nhân học, trong đó
phương pháp chủ đạo là điền dã dân tộc với các hình thức quan sát,
quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Ngoài ra, phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được sử dụng nhằm thu thập
các tài liệu, báo cáo, thông tin có liên quan về các vấn đề dòng họ
dân tộc Tày.Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong ngành Dân tộc học/Nhân học nhằm bổ sung, hoàn
thiện các kiến thức còn thiếu sót trong quá trình thực hiện luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu nhân học đầu tiên về dòng họ
người Tày truyền thống và biến đổi ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Luận án góp phần làm rõ vai trò, ảnh hưởng của dòng họ người
Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Luận án góp thêm cơ sở khoa học và đề xuất một số giải pháp
phát huy những giá trị tốt đẹp của dòng họ, đồng thời hạn chế những
tác động tiêu cực trong xây dựng nông thôn mới ở vùng người Tày
nói riêng và vùng các dân tộc thiểu số nói chung.
4
Trong một chừng mực nhất định, luận án còn là tài liệu tham khảo
cho sinh viên các bộ môn lịch sử địa phương, văn hoá học, dân tộc học...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ đặc điểm của
dòng họ người Tày; đồng thời, khẳng định vai trò dòng họ của người
Tày trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số vấn đề
có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dòng
họ ở vùng người Tày huyện Phủ Thông trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở
lý thuyết và địa bàn nghiên cứu;
Chương 2: Đặc điểm một số dòng họ Tày ở các điểm
nghiên cứu;
Chương 3: Quan hệ dòng họ trong đời sống tộc người;
Chương 4: Vai trò, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của
dòng họ trong đời sống người Tày hiện nay.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về dòng họ của các tác giả nước ngoài
Vấn đề về dòng họ đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
quan tâm từ rất sớm. Trong các tên tuổi đó phải kể tới Emily A.Schultz,
Robert H.Lavenda, Claude Lévi-Strauss, Radcliffe-Brown...
5
Đóng góp nhiều nhất về phương pháp luận nghiên cứu dòng họ
và hệ thống thân tộc là nhà dân tộc học Liên Xô (nước Nga ngày nay)
M.V. Kriukov. Ông là một trong những nhà dân tộc học Xô viết xây
dựng không ít những công trình lý luận quý giá trong việc nghiên cứu
hệ thống thuật ngữ thân tộc. Trong đó, công trình Các hệ thống thân
tộc và khoa dân tộc học được coi là cơ sở nền tảng nghiên cứu về
dòng họ và hệ thống thân tộc ở Việt Nam.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về dòng họ trên thế giới
với những hướng tiếp cận khác nhau là nguồn tài liệu tham khảo cơ
bản, thiết thực cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án.
1.1.2. Nghiên cứu dòng họ của các tác giả ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về dòng họ người Kinh (Việt)
Nghiên cứu về dòng họ của người Kinh (Việt) đã có nhiều công
trình được công bố như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Đại Nam thực lục... Tuy nhiên, các tác phẩm
này chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, ảnh hưởng của dòng
họ... Từ những năm 1990 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu dòng họ
được triển khai mạnh mẽ dưới nhiều góc độ khác nhau như Sử học,
Xã hội học, Dân tộc học, Văn hóa học... Hiện nay, việc nghiên cứu
dòng họ ở tộc người này vẫn được triển khai mạnh mẽ theo hướng
truyền thống và biến đổi
1.1.2.2. Nghiên cứu về dòng họ các dân tộc thiểu số ở miền núi
phía Bắc Việt Nam
Dòng họ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đã được các
nhà dân tộc học Việt Nam tiến hành nghiên cứu và công bố qua các
ấn phẩm sách, tạp chí của Viện Dân tộc học xuất bản từ 1970 đến
nay. Ngoài các công trình kể trên, dòng họ của dân tộc thiểu số còn
được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ...
6
1.1.2.3. Nghiên cứu về dòng họ người Tày
Các nghiên cứu hiện nay không lấy dòng họ làm đối tượng
nghiên cứu chính mà được trình bày trong các công trình tổng hợp về
tộc người hoặc bài đăng ở tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, kỷ yếu
hội thảo Đây cũng là vấn đề cấp thiết để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu,
nhằm hướng tới bổ sung cơ sở dữ liệu về dân tộc Tày toàn diện hơn.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Luận án trình bày các khái niệm: Dòng họ, quan hệ dòng họ, ngoại hôn
dòng họ, trựchệ,bàng hệ,hệ thống thuật ngữ thân tộc, dòng họ phụ hệ, dòng
họ mẫu hệ; chi họ, giá trị, gốc Tày, lai Tày, Kinh thành Tày.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Các lý thuyết được vận dụng bao gồm: Lý thuyết cấu trúc chức
năng, lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa, lý thuyết về vốn xã hội
và mạng lưới xã hội.
1.3. Vài nét về huyện Bạch Thông
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Bạch Thông
Bạch Thông là một huyện miền núi vùng cao, với chiều dài hơn 30km
chạy theo Quốc lộ 3, bao gồm gần như toàn bộ phần đất thuộc trung tâm
tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông có tổng diện tích tự nhiên là 545,62 km2.
Phía nam giáp thành phố Bắc Kạn, phía đông giáp huyện Na Rì, phía bắc
giáp các huyện Ngân Sơn, Ba Bể; phía tây giáp huyện Chợ Đồn. Chính vì
vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc điểm
chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội.
1.3.2. Sự thay đổi các đơn vị hành chính
Sau nhiều lần sáp nhập, năm 1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức
được tái lập, huyện Bạch Thông trở thành 1 huyện của tỉnh Bắc Kạn
với 17 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 01 thị trấn.
7
1.3.3. Dân số, dân tộc và đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.3.1. Dân số, dân tộc
Năm 2016 dân số toàn huyện là 8.363 hộ, 33.131 người, dân tộc
thiểu số có 29.703 người, chiếm 89,65%, trong đó dân tộc Tày: 5228
hộ, 20716 người chiếm 62,99%, dân tộc Dao: 1291hộ, 5348 người
chiếm 15,66%, dân tộc Nùng: 920 hộ, 4064 người chiếm 11,08%,
dân tộc Hoa: 30 hộ,51 người chiếm 0,4%, dân tộc Hmông: 5 hộ, 28
người chiếm 0,08% ngoài ra còn có các dân tộc khác như dân tộc Mường,
Thái, Sán Chay. Ở Bạch Thông, nhiều xã người Tày chiếm tới 98% số dân
như Quang Thuận, Vi Hương... Người Tày ở Bạch Thông nói riêng, Bắc
Kạn nói chung đều tự gọi mình là người Tày (cần Tày).
1.3.3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội
- Hoạt động kinh tế: Người Tày ở tại các tỉnh miền núi Đông
Bắc nói chung và vùng Phủ Thông, Bắc Kạn nói riêng thường cư trú
ở thung lũng lòng chảo màu mỡ, độ cao trung bình. Đây là những địa
bàn thích hợp với việc thâm canh lúa nước và trồng hoa màu. Ngoài
ra, người Tày còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, ngựa, dê,
lợn, gà, vịt,..
- Về văn hoá vật chất:
Ăn, uống: Người Tày ngày thường ăn hai bữa chính, cơm được
nấu bằng gạo tẻ, ngoài nấu cơm người Tày còn dùng gạo tẻ để chế
biến thành bún, bánh cuốn (bẻng cuổn), bánh bò (bẻng cao bông).
Ngoài ra, người Tày Bạch Thông còn dùng gạo nếp làm xôi đỏ đen
(khẩu nua đăm đeng) trong các dịp hiếu hỷ, lễ tết... Người Tày ở
huyện Bạch Thông có một số món ăn đặc trưng riêng như măng nhồi
thịt (mẩy nhường), thịt lợn, vịt nhồi lá mác mật (có thể quay hoặc
hầm), khâu nhục, thịt kho trám...
8
Về trang phục: phụ nữ mặc áo năm thân, một thân ngắn, bốn
thân dài đến ngang bụng chân, cài cúc ở cổ và nách bên phải, bên
trong mặc áo ngắn cộc tay (slửa cỏm) kết hợp với váy hoặc quần dài
tới mắt cá chân.
Nhà ở: nhà ở của người Tày ở Bạch Thông chia làm hai loại
chính: nhà sàn, nhà đất. Trong đó nhà sàn bốn mái, lợp ngói máng
hoặc cỏ gianh là phổ biến nhất và là nhà ở truyền thống.
Về văn hoá xã hội: người Tày ở Bạch Thông thường cư trú trong bản
và có những nét riêng so với tộc người Tày ở các địa phương khác.
Văn hoá tinh thần:
Tín ngưỡng: người Tày Bạch Thông gắn với tín ngưỡng dân
gian, theo quan niệm đa thần, và ảnh hưởng Tam giáo.
Văn nghệ dân gian: hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian của
người Tày hiện nay vẫn còn diễn ra rất sôi nổi. Đặc biệt, ở Bạch
Thông có một số loại hình văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc như
Then, hát quan làng.
Tiếng nói, chữ viết: theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Tày thuộc
loại hình ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết, có thanh điệu và không biến hóa
hình thái, tương đối gần gũi với tiếng Việt cả về cấu trúc âm tiết cũng
như về ngữ pháp. Điều đó không những góp phần làm cho quá trình
tiếp xúc ngôn ngữ giữa người Tày và người Kinh diễn ra một các
thuận lợi mà còn giúp cho việc tiếp thu tiếng Việt của người Tày trở
nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
1.4. Khái quát về địa điểm nghiên cứu
1.4.1. Xã Quang Thuận
Xã Quang Thuận nằm ở phía tây nam huyện Bạch Thông, cách
thành phố Bắc Kạn 5km theo trục đường tỉnh lộ 257 Bắc Kạn - Chợ
Đồn đến km15. Diện tích đất tự nhiên 3.249,28 ha chủ yếu là đồi núi
9
cao. Dân số 496 hộ với 2032 khẩu, trong đó dân tộc Tày: 362 hộ
1519 khẩu; Kinh: 63 hộ, 258 khẩu; Dao: 58 hộ, 237 khẩu; Nùng: 4
hộ, 18 khẩu. Xã có 18 dòng họ, trong đó dân tộc Tày có 11 dòng họ.
1.4.2. Thị trấn Phủ Thông
Phủ Thông là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá,
thương mại và dịch vụ của huyện Bạch Thông, nằm trên ngã ba cắt
giao giữa tỉnh lộ 258 và Quốc lộ 3. Phía bắc, phía tây và phía đông
giáp các xã Phương Linh, phía nam giáp xã Tú Trĩ. Dân số trên 500
hộ, khoảng 1712 khẩu, trong đó dân tộc Tày: 232 hộ, 828 khẩu;
Kinh: 181 hộ, 623 khẩu; Nùng: 54 hộ 202 khẩu; Hoa: 26 hộ, 39 khẩu;
Dao: 5 hộ, 15 khẩu. Dân cư phân bố tại 4 tổ dân phố. Thị trấn có 15
dòng họ, trong đó dân tộc Tày có 6 dòng họ.
1.4.3. Xã Vi Hương
Xã nằm ở phía đông bắc huyện Bạch Thông, phía đông giáp xã
Phương Linh; phía nam giáp xã Tú Trĩ, Lục Bình; phía tây giáp xã
Đôn Phong (huyện Bạch Thông), xã Đồng Phúc và Mỹ Phương
(huyện Ba Bể). Dân số 615 hộ; 2,587 khẩu, trong đó dân tộc Tày:
408 hộ, 1757 khẩu; Dao 103 hộ, 432 khẩu ; Kinh: 59 hộ, 247 khẩu;
Mường 41 hộ, 132 khẩu; Nùng: 4 hộ, 19 khẩu. Dân cư phân bố tại 11
thôn/bản. Xã có 17 dòng họ, trong đó dân tộc Tày có 9 dòng họ
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của luận án đã trình bày tổng quan tình hình nghiên
cứu, qua đó cho thấy, đến nay chưa có công trình chuyên sâu nào đề
cập đến dòng họ của người Tày. Trong chương này, tác giả tập trung
trình bày về các khái niệm liên quan đến tài. Đồng thời nêu rõ các lý
thuyết vận dụng trong quá trình thực hiện luận án như lý thuyết cấu
10
trúc chức năng, lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa, Lý thuyết về
vốn xã hội và mạng lưới xã hội...
Trải qua các giai đoạn lịch sử, thành phần dân cư, dân tộc của
Bạch Thông có nhiều xáo trộn. Bên cạnh cư dân bản địa là các tộc
người di cư từ nơi khác tới, chủ yếu là người Kinh từ miền xuôi lên.
Do cùng sinh sống trên một địa vực nhất định mà quá trình giao thoa
văn hoá giữa người Kinh người Tày ở đây diễn ra mạnh mẽ.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ DÒNG HỌ TÀY
Ở CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Quan niệm về dòng họ
Theo quan niệm của người Tày ở Bạch Thông thì dòng họ là
toàn thể những người cùng huyết thống, cùng ông tổ, tiếng Tày gọi là
Cần chang họ, tó Chỏ, Chựa. Cùng một dòng máu, hay những người
cùng một cha mẹ sinh ra tiếng Tày gọi là bì noọng tó slai đưa. Tính
huyết thống được tính theo bên bố, họ bên nội, người Tày gọi là bặng
nả, còn những người thuộc bên mẹ, họ bên ngoại, gọi là bặng lăng.
2.2. Những biểu hiện của đặc điểm dòng họ
2.2.1. Nhận biết qua bàn thờ tổ tiên và tục cúng “hang chàn”
Song song với việc duy trì tục thờ Thổ công, Mẹ Hoa (Mè
bjóoc),Táo quân, mỗi gia đình người Tày có một bàn thờ tổ tiên, hễ
người nào tách ra ở riêng thì phải tự lập bàn thờ riêng. Tổ tiên bao
gồm ông bà cha mẹ và cụ kỵ các đời trong cây gia phả. Bàn thờ chính
thường do gia đình anh cả trông coi.
Ở một số dòng họ, cách một khoảng sân trước mặt gian nhà
chính là một cột nhỏ cao khoảng 80cm - 1,2m, trên là một mặt phẳng
tiết diện khoảng 20cm x 20cm, làm khung bằng tre, hoặc xây gạch.
11
2.2.2. Nhận biết dòng họ qua cư trú
Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ người Tày ở huyện
Bạch Thông được diễn ra trên một địa vực cư trú hẹp, thường sống
tập trung trong một bản hay địa vực cư trú lân cận. Sau năm 1954,
ruộng đất của quan phủ cũ được chia cho dân nghèo không có ruộng.
Chính điều này, dẫn đến sự trộn lẫn mạnh mẽ về nơi cư trú, thành phần
dân cư thuần nhất 1 dòng họ hầu như không còn thấy ở người Tày.
2.2.3. Nhận biết dòng họ qua gia phả
Thường mỗi dòng họ có một cuốn gia phả. Người trưởng họ có
trọng trách giữ cuốn gia phả đó và bổ sung, chỉnh sửa hàng năm...
Gia phả là một trong những căn cứ quan trọng để nhận biết nguồn
gốc và quan hệ dòng họ, giúp các thế hệ sau hiểu rõ nguồn cội và
quan hệ huyết thống của mình. Qua đó tăng thêm niềm tự hào đối với
tổ tiên, dòng tộc.
2.2.4. Nhận biết dòng họ qua một số phong tục, tập quán
2.2.4.1. Nhận biết qua nghi lễ tang ma
Tang ma - bước cuối cùng trên chặng đường nhân sinh vốn là
nơi lưu giữ nhiều nhất và tương đối bền vững nét văn hóa truyền
thống của mỗi tộc người. Lệ tục, trình thức tang ma tạo ra những nét
khu biệt giữa tộc người này với tộc người khác, thậm chí có thể được
xem như dấu hiệu để nhận biết dòng họ trong cùng một dân tộc.
2.2.4.2. Nhận biết qua qui ước và một số nguyên tắc của dòng họ
- Quy ước của dòng họ
Quy ước: là những quy định chung về các vấn đề thuộc tập quán
của dòng họ như giỗ tổ, hôn nhân, tang ma...với mục đích bắt buộc
các thành viên trong dòng họ phải thực hiện, quy ước của từng dòng
họ nằm ngoài quy ước, luật tục của thôn bản.
12
- Nguyên tắc đặt tên con cái
Đối với đại đa số người Tày ở Bạch Thông, tên gọi đầy đủ phải
có tối thiểu ba thành phần: tên họ, tên đệm và tên riêng. Thường thì nam
giới của mỗi dòng họ được đặt tên theo một cấu trúc tên họ, tên đệm cố
định, không có sự khác biệt giữa các thế hệ hay thứ tự khai sinh.
- Nguyên tắc xưng hô
Người Tày ở Bạch Thông khi đến tuổi trưởng thành lấy vợ đều
có ba mối quan hệ dòng họ: Bên nội gồm các thành viên có quan hệ
họ hàng bên bố, là những người có quan hệ huyết tộc gần gũi dựa
trên cơ sở cùng chung cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Bên ngoại là những
người có mối quan hệ họ hàng với mẹ, gồm những thành viên có
quan hệ huyết tộc, thân thích bên mẹ. Bên vợ gồm những người có
quan hệ họ hàng, huyết tộc gần gũi với bố vợ (anh, em trai của bố và
mẹ vợ, anh chị em của vợ). Tuy nhiên trong văn hóa ứng xử, để tránh
thất lễ hay bị họ hàng chê cười, bất kỳ một cá nhân nào cũng phải
chú ý đến việc sử dụng đại từ nhân xưng cho đúng
- Nguyên tắc hôn nhân
Ngoại hôn dòng họ là một nguyên tắc phổ biến trong đời sống
hôn nhân ở người Tày Bạch Thông.
2.3. Truyện kể về dòng họ
Một số dòng họ người Tày hiện nay vẫn còn lưu giữ những ghi
chép hoặc câu chuyện truyền miệng kể về nguồn gốc tổ tiên họ.
2.4. Họ quan và họ dân trong xã hội truyền thống Tày
Trong xã hội truyền thống của người Tày có tồn tại sự phân chia
giữa họ quý tộc và họ thường dân - một biểu hiện cụ thể của chế độ
đẳng cấp sơ khai. Trong tiềm thức của lớp người Tày cao tuổi ở Bạch
Thông hiện nay thì nơi đây không chia thành họ quý tộc - thường
13
dân, mà chính xác phải là họ quan - họ dân. Họ Hoàng ở đây được
xem là họ quan vì có nhiều người làm quan, các họ khác như Nông,
Đinh, Triệu được xem là họ dân.
2. 5. Tổ chức dòng họ
2.5.1. Trưởng họ
Trưởng họ (cốc họ) là người đứng đầu, có quyền hạn lớn nhất
trong một dòng họ và thường là người con trai cả của gia đình dòng
trưởng, cho nên đôi lúc người ta gọi trưởng họ là anh cả (pì chài cốc).
Vị trí trưởng họ được duy trì cả đời [cho đến lúc chết] và lựa chọn
bằng hình thức thế tập, không qua bình bầu và không bị miễn nhiệm.
2.5.2. Những người có uy tín trong dòng họ
Trong xã hội truyền thống của người Tày ở Bạch Thông, quyền
uy của trưởng họ (cốc họ) rất lớn nhưng không phải tuyệt đối. Khi
họp họ, cốc họ đôi khi chỉ đơn giản là người triệu tập và điều hành,
còn việc đưa ra quyết định cuối cùng lại thuộc về các bậc cô chú bác
bề trên. Ngoài ra còn có Tào Pựt Then, Quan Làng, Pả Mè là những
người có uy tín vai trò lớn trong các dòng họ người Tày.
2.5.3. Mối quan hệ của trưởng họ với những người uy tín
trong dòng họ
Trong xã hội truyền thống, không có quy định rằng phải đến tuổi
trung niên hoặc đã lập gia đình mới được tham gia họp họ. Quy định
về thành phần tham gia chỉ đơn giản là đàn ông từ 18 tuổi trở lên
(đến tuổi trưởng thành) và đã ra ở riêng.
2.5.4. Nguyên tắc nhận họ và khai trừ họ
Tục nhận họ của người Tày ở huyện Bạch Thông hiện nay tuy
không phổ biến, nhưng vẫn diễn ra. Việc nhận họ phải được sự đồng
ý của gia đình, và của trưởng họ sau khi đã được sự đồng tình thống
nhất của các chi họ.
14
Việc khai trừ thành viên khỏi dòng họ của người Tày ở huyện
Bạch Thông hiếm khi xảy ra, nếu có chỉ là trường hợp bất đắc dĩ, như
loạn luân, hoặc trường hợp đã vi phạm nghiêm trọng đến luật tục
dòng họ... Người bị khai trừ sẽ mất mọi quyền lợi.
Tiểu kết Chương 2
Dòng họ của người Tày ở Bạch Thông - Bắc Kạn là tổ chức tự
quản chặt chẽ với những luật tục, qui định rõ quyền lợi, trách nhiệm
của các thành viên, giữ vai trò quan trọng là nền tảng cốt lõi trong
các mối quan hệ, ứng xử xã hội.
Vai trò của trưởng họ (cốc họ) người Tày ở Bạch Thông rất quan
trọng là người có uy tín, đạo đức, có kinh nghiệm sản xuất, giỏi tổ
chức, am hiểu các nghi lễ, nắm chắc phong tục tập quán của dòng họ
có quan hệ mật thiết với những người có uy tín trong dòng họ, như
các bậc cao niên và nhất là những người làm công việc tâm linh (thầy
Tào, Pựt, Mo, Quan làng, Pả mẻ).
Chương 3
QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG ĐỜI SỐNG TỘC NGƯỜI
3.1. Quan hệ trong nội bộ dòng họ
3.1.1. Quan hệ dòng họ tương trợ trong sản xuất nông nghiệp
Người Tày ở Bạch Thông cũng có khái niệm ruộng họ (nà họ/ nà
tì họ/ nà cốc chỏ). Phương thức canh tác và thu hoa lợi không phải
theo lối luân phiên mà là phân tán cho các hộ gia đình... Người trong
dòng họ giúp nhau chủ yếu trong làm đất, gieo cấy và thu hoạch. Đây
là hoạt động mang tính đổi công nhưng hoàn toàn tự nguyện, trên cơ
sở mối quan hệ anh em, họ hàng truyền thống.
15
3.1.2. Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh doanh,
dịch vụ buôn bán
Trong hoạt kinh doanh, buôn bán người Tày thường hợp tác
chặt chẽ với những người cùng dòng họ. Ở các hợp tác xã sản xuất
bánh phở phần lớn là những người trong cùng dòng họ. Người Tày ở
đây quan niệm, người cùng dòng họ dễ nghe theo sự phân công khi đảm
nhận công việc, hơn thế nữa, nghề truyền thống lại không bị thất truyền.
Ở người Tày, thường những khi cần vốn người ta tìm đến anh em họ
hàng để vay.
3.1.3. Quan hệ dòng họ với người cùng huyết thống ở những
địa phương khác
Quan hệ dòng họ của người Tày từ xưa đã không lấn át hoàn
toàn quan hệ láng giềng [khác họ] trong đời sống của gia đình. Giống
như người Kinh, người Tày ở Bắc Kạn cũng có quan niệm “bán anh
em xa mua láng giềng gần”...
3.1.4. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong một số phong tục, tập
quán
3.1.4.1. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong sinh đẻ
Khi người phụ nữ sinh con thường được gia đình, dòng họ rất
quan tâm và chăm sóc cẩn thận. Sự chăm sóc này không chỉ dừng lại
ở những bữa ăn của sản phụ và đứa bé mà còn được thể hiện qua
những lễ nghi liên quan đến sinh đẻ, nuôi con như lễ đặt tên, lễ lập
bàn thờ Mẹ hoa (Mè Bjoóc), lễ khay tuổn, khai bươn.
3.1.4.2. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong tổ chức đám cưới
Theo tập quán, sau khi tổ chức ăn hỏi hai gia đình thường thống
nhất khoảng một năm sau mới tổ chức lễ cưới cho đôi bạn trẻ. Đây
cũng là thời gian chuẩn bị lễ vật. Sau khi đã ấn định thời gian tổ chức
đám cưới, gia chủ sẽ có lời mời tới các thành viên trong dòng họ
16
3.1.4.3. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong lễ Kỳ yên
Tục tổ chức sinh nhật hay lễ mừng thọ cho người già của người
Tày còn được gọi là lễ Kỳ yên, được tổ chức vào những năm tròn 60
tuổi hoặc những chẵn, năm xung, năm hạn. Ngoài ra, khi người già
ốm đau thì có thể tổ chức lễ Kỳ yên bất cứ lúc nào, với mong muốn
người già ốm đau đó tai qua nạn khỏi, phục hồi sức khỏe, sống lâu...
3.1.4.4. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong làm nhà mới
Do điều kiện cư trú ở vùng núi, cây rừng rậm rạp, sự tác động
của nắng mưa tạo nên độ ẩm cao, nhiệt độ không đều giữa ngày và
đêm, con người luôn bị đe dọa bởi côn trùng, rắn rết, thú giữ... người
Tày ở Bạch Thông cũng như ở các tỉnh lân cận có thói quen sống ở
nhà sàn.
3.1.4.5. Quan hệ dòng họ qua tương trợ trong tang ma
Trong đám tang sự tương trợ của dòng họ đối với gia chủ cũng
thể hiện khá rõ. Đám tang làm to, ít nhất họ nội phải có một mâm
viếng gồm 1 con lợn (to nhỏ tùy ý), 1 yến gạo (10kg), 1 can rượu, 1
con gà, 2 mâm bánh kẹo tự làm (bánh khảo, bánh giậm, bánh dẻo).
Bên ngoại nếu làm được thì mỗi gia đình cũng có một buổi lễ riêng,
nhưng đơn giản hơn, gồm: 1 thủ lợn, 1 con gà, một ít hoa quả bánh
kẹo (lợn cả con thì cũng được, tùy lòng hảo tâm).
3.2. Quan hệ dòng họ với dòng họ khác
Để hiểu về mối quan hệ giữa dòng họ với dòng họ thì trước hết
phải nói đến mối quan hệ giữa cá nhân với các dòng họ. Thông
thường, mỗi một người trưởng thành và đã kết hôn đều bị ràng buộc
bởi cả ba mối quan hệ bên họ nội, họ ngoại và họ thông gia.
3.3. Mối quan hệ dòng họ với thiết chế bản
Giống như người Tày ở các địa phương khác trên cả nước, người Tày
ở Bắc Kạn cũng có thói quen sống tập trung trong các bản gần sông
17
suối ở vùng thung lũng. Trong xã hội truyền thống, bản của người
Tày được cấu thành bởi cả những gia đình lớn và gia đình nhỏ phụ
quyền. Bản nhỏ thì từ 15 - 30 nóc nhà với 2 - 3 dòng họ cùng sinh
sống. Bản lớn thì có 30 - 40 nóc nhà với 5 dòng họ trở lên.
3.4. Quan hệ dòng họ trong đời sống chính trị xã hội
Đối với bộ máy chính quyền cơ sở dòng họ của người Tày ở Bạch
Thông có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ, thể hiện qua quan hệ dòng họ
ở các vị trí nhất định trong hệ thống chính trị cơ sở từ bản tới xã.
Tiểu kết Chương 3
Mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên trong dòng họ người
Tày ở tỉnh Bắc Kạn được biểu hiện trong lao động sản xuất, kinh
doanh buôn bán, tuy nhiên vai trò tương trợ và phát triển kinh thế
chưa thực sự đậm nét.
Trong một số phong tục, tập quán, quan hệ dòng họ còn có ảnh
hưởng nhất định đến bộ máy chính quyền địa phương ở những mức
độ khác nhau, tác đông không nhỏ tới đoàn kết, trật tự an ninh, dòng
họ, thôn bản.
Chương 4
VAI TRÒ, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA DÒNG HỌ
TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI TÀY HIỆN NAY
4.1. Vai trò của dòng họ trong đời sống người Tày ở huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Vai trò của dòng họ trong trong đời sống lễ nghi
Người Tày nói chung, người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn nói riêng, có rất nhiều nghi lễ, đây là những hình thức sinh hoạt
văn hoá mang đậm dấu ấn gia đình và dòng họ, nhiều nhất phải kể
18
đến việc sinh đẻ, lễ cưới và lễ tang, tảo mộ tổ... Qua những nghi lễ
này, sự cố kết của dòng họ được khẳng định, những rạn nứt, đố kị, có
khi cả những hận thù diễn ra trong cuộc sống hàng ngày lắng dịu một
phần, đôi khi được xoá bỏ, người trong dòng họ gắn bó với nhau hơn.
4.1.2. Vai trò của dòng họ qua các chương trình phát triển
kinh tế- xã hội nông thôn miền núi
Việc xem xét chức năng kinh tế của dòng họ thường không dễ
dàng như xem xét chức năng kinh tế của gia đình, bởi lẽ dòng họ
chưa bao giờ mang đầy đủ những đặc điểm của một đơn vị kinh tế
thực thụ, cả ở lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
4.1.3. Vai trò của dòng họ trong đời sống chính trị, xã hội
Đối với việc thực hiện các điều luật của Nhà nước, dòng họ
người Tày đã và đang phát huy những mặt tích cực nhất định: Dòng
họ giữ vai trò quan trọng với chính quyền cơ sở địa phương, qua kết
quả điền dã cho thấy quan hệ huyết thống, dòng họ, tông tộc là mối
quan hệ được coi trọng nhất đối với đồng bào Tày tại Bạch Thôn,
tỉnh Bắc Kạn.
4.1.4. Vai trò của dòng họ trong giữ gìn bản sắc văn hoá
Văn hóa dòng họ, cũng như văn hóa gia đình đều là những bộ
phận quan trọng của văn hóa tộc người. Ngày nay, những khía cạnh
vật chất của văn hóa dòng họ (ruộng họ, gia phả, nhà thờ họ, đồ thờ
cúng...) có thể bị đánh mất hoặc ít được quan tâm bảo lưu, nhưng văn
hóa tinh thần và ứng xử (nghi lễ, phong tục, tổ chức dòng họ, quan hệ
tôn ti...) vẫn cơ bản được giữ vững.
4.2. Một số thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội ở
dòng họ người Tày huyện Bạch Thông
4.2.1. Thách thức về phát triển kinh tế - xã hội
19
Nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của người Tày ở Bạch Thông đều
chịu tác động từ bên ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, về vật
chất, tinh thần, tâm linh... Từ những tác động đó dần hình thành tâm
lý, dẫn tới nguy cơ phân hoá, cực đoan, cục bộ dân tộc, cục bộ dòng
họ, cục bộ địa bàn cư trú, đây chính là những mầm mống gây mất
đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc trong địa bàn cư trú, ảnh
hưởng không nhỏ tới an ninh chính trị ở địa phương.
4.2.2. Thách thức trong hệ thống chính trị ở địa phương
Qua khảo sát, những cán bộ cơ sở đang trực tiếp sinh sống tại
nơi mình được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, ở đó có sự ràng buộc
bền chặt về gia đình, dòng họ, mối quan hệ dòng tộc ảnh hưởng trực
tiếp tới công việc họ đang thực hiện. Từ đó nảy sinh tư tưởng cục bộ,
phe cánh, nhất là với những dòng họ đang nắm giữ những vị trí quan
trọng tại địa phương.
4.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ
người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
4.3.1. Quan điểm về bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ
Quan điểm chung là cần nhận thức đúng đắn về giá trị của dòng họ
như là động lực thúc đẩy sự phát triển, nhất là vận dụng những giá trị tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_dong_ho_cua_nguoi_tay_o_huyen_bach_thong_tin.pdf
- Tomtat_Eng_TrieuQuynhChau.pdf