1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG THỊ THÙY MAI
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
TRONG TIẾNG ANH – TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9222024
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2018
HÀ NỘI - năm
2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: Prof. Dr. Nguyen Duc Ton
Phản biện 1: GS.TS. Le Quang Thiem
Phản biện 2:
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Đối chiếu thuật ngữ trong Tiếng Anh – Tiếng Việt chuyên ngành kĩ thuật điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: GS.TS. Nguyen Thien Giap
Phản biện 3: PGS.TS. Kieu Thu Huong
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội.
Vào hồigiờphút, ngàythángnăm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luận án tập trung vào khảo sát, nghiên cứu đối chiếu hệ thống
TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện cấu tạo, định
danh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hệ
TNKTĐ trong hai ngôn ngữ, góp phần bổ sung, hoàn thiện và chuẩn
hóa hệ thống TNKTĐ tiếng Việt, từ đó có thể góp phần hoàn chỉnh lí
thuyết chung về thuật ngữ học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở so sánh - đối chiếu làm sáng tỏ đăc̣ trưng về mặt
cấu tạo và định danh của hệ thôńg TNKTĐ trong tiếng Anh và Việt,
luận án xác định một số phương hướng, biện pháp cụ thể để xây dựng
và chuẩn hóa TNKTĐ tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Hệ thống
hóa quan điểm lí thuyết về thuật ngữ khoa học; So sánh, đối chiêú
đặc điểm cấu tạo của TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt; Xać
định kiểu loại mô hiǹh phổ biến nhất kết hợp cać thành tô ́đê ̉cấu taọ
TNKTĐ ơ ̉từng ngôn ngữ; So sánh, đối chiểu để chỉ ra những điểm
giống và khác nhau về đặc điểm định danh của TNKTĐ trong hai
ngôn ngữ Anh và Việt; Nêu phương hươńg, biện phaṕ cụ thê ̉đê ̉có
thể xây dựng và chuẩn hóa TNKTĐ tiếng Việt.
3. Đối tượng, tư liệu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
Đối tượng đã thu thập để nghiên cứu của luận án là trên
2.000 thuật ngữ kĩ thuật điện tiếng Anh được tổng hợp từ bộ từ vựng
4
– thuật ngữ kĩ thuật điện quốc tế do Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế
(IEC) ban hành và trên 2.000 thuâṭ ngữ kĩ thuật điện tiếng Việt tương
ứng được thu thập từ bộ từ vựng - thuật ngữ kĩ thuật điện Việt Nam -
TCVN 8095 do Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam ban hành.
Ngoài ra, các TNKTĐ còn được thu thập từ các cuốn từ điển giải
thích, những giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành về điện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ là những thuật
ngữ đặc thù của riêng hai chuyên ngành hẹp của kĩ thuật điện là Thiết
bị điện và Hệ thống điện với số lượng thuật ngữ được thu thập là trên
2.000 TNKTĐ tiếng Anh và trên 2.000 TNKTĐ tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh - đối chiếu,
phương pháp phân tích thành tố trực tiếp và thủ pháp thống kê.
5. Cái mới của luận án
Có thể nói đây là công trình luận án đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm
cơ bản của hệ TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện cấu
tạo và định danh. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất
phương hướng, biện pháp cụ thể khả thi nhằm xây dựng và chuẩn hóa
các TNKTĐ trong tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lí luận: Kêt́ quả nghiên cứu góp phần xây dựng lí
thuyết chung về thuật ngữ học và lí luận về chuẩn hóa ngôn ngữ,
chuẩn hoá thuật ngữ nói riêng, góp phần cung cấp các luận cứ khoa
học cho việc xây dựng bộ luật ngôn ngữ ở Việt Nam trong thời kì hội
nhập và toàn cầu hoá.
5
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho phép đề xuât́
phương hướng để chuẩn hoá hệ thống TNKTĐ hiện có của tiếng
Việt, đặc biệt chú ý tới bộ TCVN 8095 về TNKTĐ. Đây cũng là cơ
sở để chỉnh lý các từ điển TNKTĐ tiếng Việt đã có hoặc biên soạn
các bộ từ điển, sách cẩm nang mới về TNKTĐ. Luận án cũng có thể
phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình chuyên
ngành kĩ thuật điện.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, luận án gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ kĩ
thuật điện và cơ sở lí luận
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ kỹ thuật điện
trong tiếng tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kỹ thuật điện
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ,
THUẬT NGỮ KĨ THUẬT ĐIỆN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Có thể tóm lược sự phát triển của thuật ngữ qua 3 giai đoạn
quan trọng: Giai đoạn thế kỷ 18, 19 và nửa đầu thế kỷ 20; Giai đoạn
nửa cuối thể kỷ 20 và Giai đoạn 1975-1985. Theo Teresa Cabré M.
[125,5] thuật ngữ học hiện đại có 4 giai đoạn phát triển cơ bản: Giai
đoạn hình thành (1930 - 1960), Giai đoạn xác lập các chuyên ngành,
6
lĩnh vực (1960 - 1975); Giai đoạn bùng nổ (1975 - 1985); và Giai
đoạn mở rộng (1985 đến nay).
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ tiếng Việt
đã được công bố gắn với những tên tuổi các nhà Việt ngữ học, như:
Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Hoàng Văn
Hành, Nguyễn Như Ý, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Lê Khả
Kế, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Toàn, Lê Quang Thiêm, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng...Ý kiến của các nhà Việt
ngữ học đều tập trung vào thảo luận một số vấn đề lí luận chung về
thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ, các tiêu chuẩn của thuật ngữ,
những phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước
ngoài, và chuẩn hóa thuật ngữ.
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các luận án tiến sĩ nghiên
cứu về thuật ngữ chuyên ngành tiếng Việt cũng như đối chiếu thuật
ngữ chuyên ngành tiếng Việt với thuật ngữ của các thứ tiếng nước
ngoài, có thể thấy rõ sự phát triển đáng kể số lượng các từ điển
chuyên ngành, từ điển đối chiếu thuật ngữ ở Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ kĩ thuật điện
trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện trên thế giới
Công trình nghiên cứu có thể nói là vô cùng quan trọng là luận
án tiến sĩ năm 1930 của E.Vjuster với đề tài Chuẩn hóa thuật ngữ
quốc tế về kĩ thuật, đặc biệt thuật ngữ kĩ thuật điện. Ngoài luận án
tiến sĩ, E.Vjuster còn đóng góp nhiều công trình nghiên cứu khác cho
công tác xây dựng thuật ngữ kĩ thuật điện quốc tế.
Công tác biên soạn từ điển có thể nói được thực hiện từ rất
sớm. Cuốn từ điển của T.O'Conor [139] xuất bản năm 1892. Năm
7
1983, Ủy ban về thuật ngữ của IEC đã xuất bản cuốn Từ điển kĩ thuật
điện lần thứ nhất và tái bản năm 1970. Tính đến năm 2000, cuốn từ
điển này gồm 10.000 mục từ và 11.000 thuật ngữ trong 9 thứ tiếng
[125,197]. Bên cạnh đó, hiện nay đáng chú ý nhất là Bộ tiêu chuẩn kĩ
thuật điện quốc tế IEC 60050, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn liên
quan đến từ vựng – thuật ngữ trong từng lĩnh vực kĩ thuật điện.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện ở Việt Nam
Nhà nước ta đã và đang xây dựng, dần hoàn thiện Bộ tiêu
chuẩn quốc gia liên quan đến từ vựng – thuật ngữ kĩ thuật điện
TCVN 8095 tương thích với Bộ Tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ kĩ
thuật điện do Tổ chức Tiêu chuẩn Kĩ thuật điện quốc tế IEC ban hành
IEC 60050.
Về công tác nghiên cứu chuyên sâu hệ thuật ngữ kĩ thuật
điện, hiện mới chỉ có một vài luận văn cao học, luận án tiến sĩ
nghiên cứu thuật ngữ các chuyên ngành có liên quan đến chuyên
ngành kĩ thuật điện.
1.3. Cơ sở lý luận
1.3.1. Khái niệm “thuật ngữ”
Chúng tôi quan niệm thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ cố
định biểu hiện khái niệm hay đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực
khoa học, công nghệ hoặc chuyên môn.
Trên cơ sở định nghĩa chung về thuật ngữ, trong luận án này,
chúng tôi quan niệm TNKTĐ là những từ hoặc cụm từ cố định biểu
hiện các khái niệm hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, bao
gồm hai chuyên ngành cơ bản nhất của ngành điện là Hệ thống điện
và Thiết bị điện, như: thiết bị điện - thiết bị từ, máy điện, phép đo -
dụng cụ đo điện, hệ thống phát - truyền tải - phân phối điện, cách
điện, chiếu sáng và một số thiết bị - hoạt động liên quan.
8
1.3.2. Xác định khái niệm “thuật ngữ kĩ thuật điện” và hệ thuật
ngữ kĩ thuật điện
1.3.2.1. Phân biệt các khái niệm “kĩ thuật điện” và “điện”
Luận án sử dụng thuật ngữ kĩ thuật điện trong quá trình triển
khai thực hiện đề tài nghiên cứu nên đã phân biệt các khái niệm về
điện và kỹ thuật điện. Từ đó xác định cụ thể hơn hệ TNKTĐ được
nghiên cứu trong luận án này là hệ thống các TNKTĐ thuộc hai
chuyên ngành chính, cơ bản nhất của ngành điện: Hệ thống điện và
Thiết bị điện,
1.3.2.2. Phân biệt các ngành Vật lí – Điện – Điện tử
Trong phạm vi luận án này, các lĩnh vực vật lí và điện tử sẽ không
được nghiên cứu, tuy nhiên để xác định rõ phạm vi nghiên cứu, luận án
đề cập đến 2 lĩnh vực này để giới hạn phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.3. Các chuyên ngành hẹp của Kĩ thuật điện
Để xác định phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ dựa theo sự phân
ngành chuyên môn của Trường Đại học Bách khoa Hà Nôi. Theo đó,
ngành kĩ thuật điện truyền thống bao gồm hai chuyên ngành hẹp cốt
lõi là Hệ thống điện và Thiết bị điện.
Luận án đi tới xác định khái niệm về TNKTĐ: TNKTĐ là
những từ hoặc cụm từ cố định biểu hiện các khái niệm hoặc đối
tượng thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, bao gồm hai chuyên ngành cơ bản
nhất của ngành điện là Hệ thống điện và Thiết bị điện.
1.3.3. Phân biệt thuật ngữ với danh pháp, từ thông thường và từ
nghề nghiệp
A.A. Reformatxki chỉ rõ “hệ thuật ngữ trước hết gắn với một
hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ “dán
nhãn” cho đối tượng của nó” và “danh pháp không có quan hệ trực
tiếp với khái niệm khoa học.” (dẫn theo [102,34]). Danh pháp, như
9
vậy, chỉ là tên riêng (nhãn) của sự vật trong một ngành khoa học
hoặc chuyên môn.
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm thuật ngữ có thể được cấu tạo
dựa trên cơ sở các từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung
thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng.
Danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các
chữ, là một chuỗi các con số hay bất kỳ cách gọi võ đoán nào.
[24,270].
Luận án dựa trên quan điểm của Nguyễn Đức Tồn về “Cái biểu
hiện” và “Cái được biểu hiện” của thuật ngữ để phân biệt giữa thuật
ngữ với từ thông thường và từ nghề nghiệp.
1.3.4. Những tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ
Các nhà nghiên cứu Liên Xô trước đây nhấn mạnh đến tính
chính xác, tính ngắn gọn, tính hệ thống và tính đơn nghĩa của thuật
ngữ. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu như Hoàng Xuân Hãn, Lê Khả
Kế, Lê Văn Thới, Nguyễn Văn Tu, Hồng Dân, Như Ý, Lưu Vân
Lăng, Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra những quan niệm về đặc điểm
cơ bản của thuật ngữ như: tính chính xác, tính đơn nghĩa, tính ngắn
gọn; kết cấu chặt chẽ, tính hệ thống, tính quốc tế. Có những nhà
khoa học còn bổ sung thêm tính dân tộc và tính đại chúng.
Theo quan niệm của chúng tôi, hai tiêu chuẩn thuộc bản thể
của thuật ngữ là tính khoa học và tính quốc tế.
1.3.5. Các phương thức đặt thuật ngữ
1.3.5.1. Hiện trạng của vấn đề
Theo quan niệm của Lê Khả Kế, có hai phương thức xây dựng
thuật ngữ. Đó là:1. Đặt thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt; 2.Tiếp nhận
thuật ngữ nước ngoài. [47,142]. Trong tiếng Anh, Sager cho rằng có
ba phương thức tạo thuật ngữ mới gồm sử dụng các thuật ngữ hiện có
10
trong ngôn ngữ chung; Tạo thuật ngữ mới dựa trên nguồn thuật ngữ
hiện có bằng các phương thức phụ gia, ghép, chuyển từ loại và viết
tắt; Tạo ra thuật ngữ mới cho ngôn ngữ chuyên ngành dựa trên các
khái niệm mới. (Dẫn theo [102,40]).
1.3.5.2. Phương thức tự tạo thuật ngữ
a) Thuật ngữ hoá từ toàn dân
b) Tạo thuật ngữ theo cơ chế định danh khái niệm, đối tượng
1.3.5.3. Phương thức vay mượn thuật ngữ nước ngoài
Việc vay mượn thuật ngữ nước ngoài được thực hiện chủ yếu
theo cách sao phỏng hoặc phiên chuyển. Tùy theo từng giai đoạn mà
hình thức vay mượn nào - phiên âm hay chuyển tự, được chiếm ưu thế.
1.3.6. Lí thuyết điển mẫu với việc chuẩn hóa thuật ngữ kĩ thuật
điện
Vận dụng lí thuyết điển mẫu vào việc chuẩn hóa TNKTĐ,
chúng tôi quan niệm như sau: một thuật ngữ được coi là điển mẫu khi
nó có đầy đủ hai tính chất thuộc bản thể: tính khoa học (gồm tính
chính xác, hệ thống, ngắn gọn) và tính quốc tế. Tiêu chí để chọn lọc
TNKTĐ điển mẫu trong số các biến thể của nó hoặc các thuật ngữ
đồng nghĩa với nó là tính khoa học và tính quốc tế.
1.3.7. Về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
Bùi Mạnh Hùng phân biệt phạm vi đối chiếu trên cơ sở phân
biệt các bình diện phân tích ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp và ngữ dụng [39,151]. Trong luận án của chúng tôi, phạm vi đối
chiếu chính là từ vựng, mà cụ thể là TNKTĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt.
Về phương thức và thủ pháp nghiên cứu đối chiếu, Bùi Mạnh
Hùng chỉ ra việc phân tích đối chiếu được xác định theo hai giai đoạn
là miêu tả và đối chiếu. Đồng thời, những cách tiếp cận cơ bản trong
11
nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ gồm nghiên cứu đối chiếu hai
(hay nhiều) chiều và nghiên cứu đối chiếu một chiều [39,151-168].
Trong luận án này, chúng tôi đi theo cách đối chiếu theo hai giai
đoạn và đối chiếu một chiều
1.4. Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế
giới và ở Việt Nam, nêu rõ lịch sử nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ
nói chung và TNKTĐ nói riêng.
Để có cơ sở lí luận nghiên cứu các vấn đề được đặt ra trong
luận án, chúng tôi đưa ra quan niệm về thuật ngữ và TNKTĐ, các
tính chất cần thiết của thuật ngữ, phân biệt giữa thuật ngữ và danh
pháp và các phương thức cấu tạo thuật ngữ. Bênh cạnh đó, lí thuyết
điển mẫu được đề cập với mục đích vận dụng lí thuyết điển mẫu để
để chuẩn hóa TNKTĐ
Ngoài ra, chương 1 cũng trình bày một số vấn đề cơ bản của lĩnh
vực ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, làm cơ sở quan trọng để đối chiếu
giữa hai hệ thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt.
CHƯƠNG 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ
KĨ THUẬT ĐIỆN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Hệ thuật ngữ kĩ thuật điện và thành tố cấu tạo thuật ngữ kĩ
thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Khái niệm “thuật tố” - thành tố cấu tạo TNKTĐ
Luận án tiếp thu quan điểm của Nguyễn Đức Tồn [102,125-
126] gọi đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ là thuật tố. Đây là thành tố
12
trực tiếp cuối cùng trong thành phần cấu tạo của một thuật ngữ. Mỗi
thuật tố - yếu tố cấu tạo thuật ngữ, thường có dạng phổ biến là một từ
và là thực từ biểu hiện một khái niệm hay đối tượng hoàn chỉnh hoặc
có thể biểu hiện khái niệm bộ phận hay đặc trưng của khái niệm, đối
tượng trong một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn. Do đó mỗi thuật
tố đều có nghĩa. Đơn vị được coi là một thuật tố khi nó có nghĩa từ
vựng và tham gia vào cấu tạo các thuật ngữ khác nhau trong một lĩnh
vực khoa học hay một lĩnh vực chuyên môn.
Luận án vận dụng lí thuyết điển mẫu trong việc lựa chọn thuật
ngữ đạt chuẩn để phân tích, miêu tả TNKTĐ. Sự có mặt các quan hệ
từ (giới từ, liên từ) thừa dư khiến cho các cụm từ chứa chúng bị mất
tính chất định danh, mang tính miêu tả, định nghĩa khái niệm. Vì vậy,
các TNKTĐ có cấu tạo là những cụm từ có chứa hư từ, quan hệ từ
thừa dư trong kết cấu nội bộ của chúng đều không phải là TNKTĐ
chuẩn mực. Do đó, trong chương này, chúng tôi chỉ phân tích, miêu tả
và đối chiếu 1700 TNKTĐ tiếng Việt tiêu biểu với 1700 TNKTĐ tiếng
Anh tương ứng.
2.2. Thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt xét
theo số lượng thuật tố và từ loại
Bảng 2.1. Số liệu về TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt theo số
lượng thuật tố
2.2.1. TNKTĐ có cấu tạo một thuật tố
Bảng 2.2. Thống kê TNKTĐ tiếng Anh 1 thuật tố theo từ loại
Bảng 2.3. Thống kê TNKTĐ tiếng Việt 1 thuật tố theo từ loại
2.2.2. TNKTĐ có cấu tạo hai thuật tố
Bảng 2.4. Thống kê TNKTĐ tiếng Anh 2 thuật tố theo từ loại
Bảng 2.5. Thống kê TNKTĐ tiếng Việt 2 thuật tố theo từ loại
2.2.3. TNKTĐ có cấu tạo ba thuật tố
13
Bảng 2.6. Thống kê TNKTĐ TA& TV ba thuật tố theo từ loại
2.2.4. TNKTĐ có cấu tạo bốn thuật tố
Bảng 2.7. Thống kê từ loại của TNKTĐ TA&TV bốn thuật tố
2.2.5. TNKTĐ có cấu tạo năm thuật tố
Bảng 2.8. Thống kê từ loại của TNKTĐ TA&TV năm thuật tố
2.2.6. TNKTĐ là từ viết tắt
Trong hệ TNKTĐ tiếng Việt không có cách tạo thuật ngữ mới
bằng cách viết tắt thuật ngữ đã có như trong tiếng Anh. Theo thống
kế, có 150 thuật ngữ tiếng Anh là từ viết tắt. Trong đó 71% thuật ngữ
có cấu tạo gồm các chữ cái đầu tiên của các thuật tố cấu tạo nên thuật
ngữ, 24% là thuật ngữ có cấu tạo là cụm chữ cái đầu của thuật tố hay
thuật ngữ, và 5% còn lại là thuật ngữ là các kí tự Latin. Trong đó
có 28 kí hiệu kĩ thuật điện thông dụng, chiếm 18,67%. Các kí hiệu
này bao gồm hầu hết các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và
một số kí tự Latin.
Bảng 2.9. Tổng hợp về từ loại của hệ TNKTĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt
2.3. Thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt xét
theo mô hình cấu tạo
Chúng tôi kí hiệu T là thuật tố cấu tạo thuật ngữ; T1 là thuật tố
cấu tạo thứ nhất, T2 là thuật tố cấu tạo thứ hai và Tn là thuật tố cấu
tạo thứ n.
2.3.1. Mô hình cấu tạo 1
Mô hình 1 có 838/1700 TNKTĐ tiếng Anh chiếm 49,29%; và
có 525/1700 TNKTĐ tiếng Việt chiếm 30,89%.
2.3.2. Mô hình cấu tạo 2
Mô hình 2 có 115/1700 TNKTĐ tiếng Anh, chiếm 6,76%; và
có 290/1700 TNKTĐ tiếng Việt, chiếm 17,06%.
14
2.3.3. Mô hình cấu tạo 3
Mô hình 3 có 267/1700 TNKTĐ tiếng Anh, chiếm 15,72%; và
có 244/1700 TNKTĐ tiếng Việt, chiếm 14,35%.
2.3.4. Mô hình cấu tạo 4
Mô hình 4 có 14/1700 TNKTĐ tiếng Anh, chiếm 0,80%; và có
46/1700 TNKTĐ tiếng Việt, chiếm 2,71%.
2.3.5. Mô hình cấu tạo 5
Mô hình 5 có 60/1700 TNKTĐ tiếng Anh, chiếm 3,54%; và có
157/1700 TNKTĐ tiếng Việt, chiếm 9,24%.
2.3.6. Mô hình cấu tạo 6
Không có TNKTĐ tiếng Anh nào cấu tạo theo mô hình này.
Có 78/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình này, chiếm 4,60%.
2.3.7. Mô hình cấu tạo 7
Hệ TNKTĐ tiếng Anh không có thuật ngữ cấu tạo theo mô hình
này. Có 23/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình này, chiếm 1,35%.
2.3.8. Mô hình cấu tạo 8
Không có TNKTĐ tiếng Anh nào cấu tạo theo mô hình này. Có
27/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình cấu tạo này, chiếm 1,59 %.
2.3.9. Mô hình cấu tạo 9
Hệ TNKTĐ tiếng Anh không có thuật ngữ nào cấu tạo theo mô hình
này. Có 48/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình trên, chiếm 2,82%.
2.3.10. Mô hình cấu tạo 10
Không có TNKTĐ tiếng Anh nào cấu tạo theo mô hình này. Có
13/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình cấu tạo này, chiếm 0,76%.
2.3.11. Mô hình cấu tạo 11
Hệ TNKTĐ tiếng Anh không có thuật ngữ nào có cấu tạo theo
mô hình này. Có 31/1700 TNKTĐ tiếng Việt có cấu tạo theo mô hình
trên, chiếm 1,82%.
15
2.3.12. Mô hình cấu tạo 12
Không có TNKTĐ tiếng Anh nào cấu tạo theo mô hình này. Có
06/1700 TNKTĐ tiếng Việt theo mô hình cấu tạo này, chiếm 0,35%.
2.3.13. Mô hình cấu tạo 13
Hệ TNKTĐ tiếng Anh không có thuật ngữ nào có cấu tạo theo
mô hình này. Có 7/1700 TNKTĐ tiếng Việt có cấu tạo theo mô hình
trên, chiếm 0,41%.
Bảng 2.10. Thống kê mô hình cấu tạo TNKTĐ tiếng Việt và
tiếng Anh
2.4. Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 chúng tôi tiến so sánh, đối chiếu đặc điểm cấu
tạo của hệ TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt về các nội dung: số
lượng thuật tố cấu tạo, đặc điểm từ loại và phương thức cấu tạo. Về
số lượng thuật tố cấu tạo, các TNKTĐ tiếng Anh có số lượng thuật
tố cấu tạo ít hơn so với các thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt. Đặc
biệt, trong tiếng Anh không tồn tại TNKTĐ 5 thuật tố. Về đặc điểm
từ loại, hệ TNKTĐ trong cả tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là danh
từ hoặc cụm danh từ. Về phương thức cấu tạo, các TNKTĐ trong
tiếng Việt có thể là từ đơn hoặc từ ghép hoặc cụm từ định danh. Các
TNKTĐ trong tiếng Việt chủ yếu được tạo thành bằng phương thức
ghép theo quan hệ chính phụ. Với thuật ngữ có cấu tạo 1 thuật tố, số
lượng TNKTĐ trong tiếng Anh chiếm tỉ lệ lớn hơn. Số lượng từ đơn
và từ phái sinh trong tiếng Anh chiếm đa số. Số lượng thuật tố trong
TNKTĐ tiếng Việt nhiều hơn so với các TNKTĐ tiếng Anh. Ngoài
ra, hệ TNKTĐ tiếng Anh được cấu tạo theo 5 mô hình và hệ TNKTĐ
tiếng Việt được cấu tạo theo 13 mô hình. Sáu mô hình cấu tạo gồm 5
thuật tố kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ chỉ có ở TNKTĐ
tiếng Việt.
16
CHƯƠNG 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ
KĨ THUẬT ĐIỆN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Cơ chế định danh ngôn ngữ
Thuật ngữ là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt chuyên để biểu
hiện các khái niệm hoặc đối tượng trong một lĩnh vực khoa học hoặc
chuyên môn cho nên thuật ngữ có chức năng định danh.
Để nghiên cứu đặc điểm định danh của một ngôn ngữ nói
chung, theo chỉ dẫn của V.G. Gak, cần khảo sát mỗi tên gọi của nó
theo ba tham tố sau đây: cách thức tạo ra của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa
của tên gọi và cách thức biểu thị của tên gọi (dẫn theo [92,112];
[96,226]).
3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện
trong tiếng Anh và tiếng Việt theo nguồn gốc của thuật ngữ
3.2.1. Các TNKTĐ được tạo bằng cách thuật ngữ hóa từ toàn dân
Kết quả thống kê ngữ liệu của chúng tôi cho thấy số TNKTĐ
có nguồn gốc là từ toàn dân được thuật ngữ hóa trong tiếng Anh là
355/1700, chiếm 20,88%, tiếng Việt có 326 /1700, chiếm 19,18%.
3.2.2. Các TNKTĐ được tạo theo cơ chế định danh
Trong tiếng Anh, việc cấu tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ
liệu vốn có theo cơ chế định danh diễn ra theo các phương thức cấu
tạo từ như: Sử dụng phương thức phụ gia, phương thức ghép, kết hợp
các từ/thuật ngữ hiện có thành một thuật ngữ mới, sử dụng phương
thức chuyển từ loại, viết tắt bằng cách lược bỏ bớt thành phần của từ/
thuật ngữ có sẵn, dùng danh từ riêng làm thuật ngữ. Trong tiếng Việt,
việc đặt thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có theo cơ chế định
danh diễn ra chủ yếu theo phương thức ghép. Các phương thức khác
17
dễ nhận thấy trong tiếng Anh được trình bày bên trên hầu như không
tồn tại trong tiếng Việt.
3.2.3. Các TNKTĐ được vay mượn nước ngoài
3.2.3.1. Các TNKTĐ được vay mượn trong tiếng Anh
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, ngoài số thuật ngữ có
nguồn gốc là từ thuần Anh, có 138 TNKTĐ tiếng Anh được vay
mượn từ tiếng Latin và tiếng Pháp, chiếm 8,12%.
3.2.3.2. Các TNKTĐ được vay mượn trong tiếng Việt
a) Các TNKTĐ được vay mượn theo cách phiên âm TNKTĐ
nước ngoài: chỉ có 35/1700 thuật ngữ, chiếm 2,06%.
b) Các TNKTĐ được vay mượn theo cách sao phỏng
TNKTĐ nước ngoài: có 40,3% (685/1700) TNKTĐ được tạo ra
bằng hình thức sao phỏng, trong đó chủ yếu là sao phỏng cấu tạo từ.
c) Các TNKTĐ được vay mượn theo cách cách giữ nguyên
dạng TNKTĐ nước ngoài: có 48/1700 thuật ngữ, chiếm 2,82%.
3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện
trong tiếng Anh và tiếng Việt theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ
Kết quả thống kê tư liệu cho thấy, số lượng TNKTĐ là tên
gọi trực tiếp khái niệm hay đối tượng chiếm đa số trong cả hai ngôn
ngữ: tiếng Anh là 1214 thuật ngữ, chiếm 71,40%; tiếng Việt có 1374
thuật ngữ, chiếm 80,82%. Số lượng TNKTĐ là tên gọi gián tiếp khái
niệm hay đối tượng chiếm một tỉ lệ nhỏ (tiếng Anh là 336 chiếm
19,78%, tiếng Việt 326 chiếm 19,18%).
3.4. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện trong
tiếng Anh và tiếng Việt theo cách thức biểu thị của thuật ngữ
3.4.1. Đối chiếu đặc điểm định danh TNKTĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt theo mức độ rõ lí do và mức độ cố kết về hình thức
Xét đặc điểm định danh của TNKTĐ trong tiếng Anh và
18
tiếng Việt theo hai tiêu chí Mối liên hệ giữa cấu trúc bên ngoài và ý
nghĩa của thuật ngữ và mức độ kết thành một khối hay có thể phân
tích thành từng bộ phận của thuật ngữ, thì có thể rút ra nhận xét: Hệ
TNKTĐ tiếng Việt có tính phân tích hơn và do đó có thể thấy rõ lí do
định danh hơn là hệ TNKTĐ tiếng Anh. Còn hệ TNKTĐ tiếng Anh có
tính tổng hợp hơn và do đó tính có lí do thường khó nhận thấy hơn.
3.4.2. Đối chiếu đặc điểm định danh TNKTĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt theo đặc trưng khu biệt làm cơ sở định danh
Chúng tôi tiến hành phân tích 10 phạm trù nội dung TNKTĐ.
Các phạm trù nội dung này thuộc nhóm nội dung chính cơ bản nhất
trong hệ thống khái niệm hay đối tượng trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
3.4.2.1. Các mô hình định danh của thuật ngữ về chủ thể/ cơ quan- tổ
chức tham gia hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện
Bảng 3.1 gồm các mô hình định danh của thuật ngữ về chủ
thể/cơ quan tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu
thụ điện năng. Có thể nhận thấy đối với thuật ngữ về chủ thể/cơ quan
tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng
có 2 đặc trưng khu biệt được lựa chọn là lĩnh vực và hoạt động.
3.4.2.2. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị điện cơ bản:
Thiết bị điện- thiết bị từ, máy điện quay, rơle điện và tụ điện công suất.
Bảng 3.2 tập hợp các mô hình định danh thuật ngữ chỉ thiết bị
điện, thiết bị từ, máy điện, rơ le và tụ điện công suất. Thống kê cho thấy
đối với thuật ngữ chỉ thiết bị có 5 đặc trưng khu biệt được lựa chọn.
Trong đó đặc điểm định danh được chọn nhiều nhất trong cả hai thứ
tiếng là chức năng, tính chất, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3.4.2.3. Các mô hình định danh thuật ngữ về thiết bị/ dụng cụ đo điện
Bảng 3.3 tập hợp các mô hình định danh thuật ngữ chỉ phép đo
và dụng cụ đo. Từ đó có thể nhận thấy để cấu tạo thuật ngữ chỉ phép
19
đo và dụng cụ đo, có 7 đặc trưng khu biệt được lựa chọn làm cơ sở
định danh. Trong đó đặc điểm định danh được lựa chọn nhiều nhất
trong cả hai thứ tiếng là chức năng của phép đo và dụng cụ đo, tiếp
theo là các đặc điểm định danh về cấu tạo, cách thức đo và đơn vị đo.
3.4.2.4. Các mô hình định danh của thuật ngữ về vật liệu/ vật cách điện
Bảng 3.4 tập hợp các mô hình định danh thuật ngữ về vật liệu/
vật cách điện. Từ bảng trên có thể thấy đối với các thuật ngữ chỉ vật
liệu/ vật cách điện có 5 đặc trưng cơ bản được lựa chọn làm cơ sở
định danh, trong đó các đặc trưng quan trọng được lựa chọn nhiều
hơn cả ở cả hai thứ tiếng là tính chất, chức năng, chất liệu và cấu
tạo/hình dạng của thiết bị chiếu sáng.
3.4.2.5. Các mô hình định danh thuật ngữ về hệ thống và thiết bị phát
-cấp điện
Bảng 3.5 tập hợp các mô hình thuật ngữ về hệ thống và thiết bị
phát -cấp điện. Từ kết quả tổng hợp có thể thấy 3 đặc trưng quan
trọng nhất là cấu tạo, hoạt động/nguyên lý hoạt động và loại năng
lượng của hệ thống và thiết bị phát -cấp điện trong cả hai thứ tiếng.
3.4.2.6. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị truyền dẫn -
cáp điện
Bảng 3.6 tập hợp các mô hình thuật ngữ về thiết bị truyền
dẫn - cáp điện, cho ta thấy có 5 đặc trưng cơ bản được lựa chọn làm
cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ chỉ cáp điện, trong đó đặc trưng cơ
bản nhất là cấu tạo của cáp điện. Đặc trưng này chiếm số lượng lớn
nhất trong cả tiếng Anh và tiếng Việt.
3.4.2.7. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị tiêu thụ:
Chiếu sáng
Bảng 3.7 tổng hợp các mô hình thuật ngữ chỉ thiết bị/hoạt
động chiếu sáng. Bảng tổng hợp cho thấy đặc trưng được lựa chọn
20
đối với các thuật ngữ chỉ thiết bị/hoạt động chiếu sáng gồm có chức
năng chiếu sáng, tính chất vật liệu – phương tiện chiếu sáng, cấu tạo,
chất liệu, vị trí và danh pháp, trong đó đặc trưng đựa lựa chọn nhiều
nhất ở cả tiếng Anh và tiếng Việt là chức năng của trang thiết bị,
phương thức chiếu sáng.
3.4.2.8. Các mô hình định danh của thuật ngữ về hoạt động sản xuất
và vận hành hệ thống điện
Bảng 3.8 tổng hợp các mô hình thuật ngữ về hoạt động sản
xuất và vận hành hệ thống điện. Bảng tổng hợp cho thấy có bốn dặc
trưng được lựa chọn, trong đó hai đặc trưng được lựa chọn nhiều nhất
trong cả tiếng Anh và tiếng Việt là đối tượng và tính chất.
3.4.2.9. Các mô hình định danh của thuật ngữ về hoạt động qui
hoạch và quản lí hệ thống điện
Bảng 3.9. tổng hợp các mô hình thuật ngữ về hoạt động qui
hoạch và quản lý hệ thống điện. Từ đó cho thấy các đặc trưng gồm đối
tượng, tính chất, hoạt động và cấp độ. Tuy nhiên các đặc trưng được lựa
chọn nhiều nhất là đối tượng, tiếp đến là tính chất và hoạt động.
3.4.2.10. Các mô hình định danh của thuật ngữ về hoạt động an toàn
điện, cách điện và sự cố điện.
Bảng 3.10 tổng hợp các mô hình định danh thuật ngữ về hoạt
động an toàn điện, cách điện và sự cố điện. Từ đó cho thấy các đặc
trưng được lựa chọn đối với những thuật ngữ biểu đạt hoạt động an toàn
điện, cách điện và sự cố điện gồm có tính chất, hoạt động, vị trí và tần
suất. Trong đó đặc trưng đứng đầu vẫn là tính chất của hoạt động.
Nhìn một cách tổng quát, các đặc trưng khu biệt phổ biến
được lựa chọn để xây dựng TNKTĐ trong cả tiếng Anh và tiếng Việt
là (xếp theo thứ tự mức độ phổ biến): Chức năng, Tính chất, Cấu
tạo/hình dạng, Chất liệu/ vật liệu, Vị trí sử dụng, Danh pháp, Cách
21
thức, Đơn vị, Số lượng, Hoạt động/ nguyên lí hoạt động, Loại năng
lượng, Cấp độ, Tần suất.
Khi xây dựng các TNKTĐ mới có thể ưu tiên hướng vào chọn
các loại đặc trưng khu biệt trên.
3.4.3. Đặc điểm hệ TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt trong sự so
sánh, đối chiếu với một số hệ thuật ngữ khác
Luận án đã tiến hành so sánh - đối chiếu hệ TNKTĐ với những
hệ thuật ngữ trong một số lĩnh vực khác để thấy được những đặc điểm
nổi bật của hệ TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Các hệ thuật ngữ
khác gồm: ngôn ngữ học, vật lí học, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật máy xây
dựng, kinh tế thương mại, luật sở hữu trí tuệ và du lịch.
Luận án đã so sánh – đối chiếu các hệ thuật ngữ về từ loại và
đặc điểm cấu tạo (bao gồm độ dài thuật ngữ và mô hình cấu tạo),
cùng đặc điểm định danh (xét theo nguồn gốc, theo kiểu ngữ nghĩa,
và cách thức biể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_doi_chieu_thuat_ngu_trong_tieng_anh_tieng_vi.pdf
- Tomtat_Eng_DuongThiThuyMai.pdf