Tóm tắt Luận án Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ======  ====== TRẦN THỊ PHƯƠNG DỊU CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2025 TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học:

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TS. Hồ Lê Nghĩa 2. TS. Phí Vĩnh Tường Phản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thanh Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công nghiệp hỗ trợ và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ có tính nền tảng đối với sự tồn vong của một nền công nghiệp. Ngành công nghiệp hỗ trợ thời gian qua chưa phát triển được như mong đợi. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự thiếu vắng của một chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như sự phối hợp của những chính sách phát triển ngành. Chính sách tài chính là công cụ điều tiết vĩ mô có tầm quan trọng hàng đầu của Nhà nước. Một mặt, chính sách tài chính tác động tới tình hình tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát thất nghiệp mặt khác chính sách tài chính cũng sẽ tác động làm kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành, nhóm ngành tùy theo từng mục tiêu cụ thể. Với mong muốn thúc đẩy ngành CNHT phát triển, việc sử dụng những ưu đãi tài chính là cần thiết. Tuy nhiên với tiềm lực nền kinh tế Việt Nam chưa hùng mạnh, tỉ lệ nợ công cao. Việt Nam sẽ không thể có đủ nguồn lực để ưu đãi cho tất cả các ngành CHHT, hơn thế nữa việc ưu đãi dàn trải sẽ không đem lại kết quả. Do đó cần phải lựa chọn ngành trọng điểm trong phát triển CNHT. Ngành CNHT ô tô là một ngành đòi hỏi vốn lớn, hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ngành được dự báo sẽ là một hạt nhân trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác theo các chuyên gia trong vài năm tới nhu cầu mua và sử dụng ô tô ở Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh. Việc đi tắt đón đầu trong việc sản xuất và lắp ráp ô tô sẽ đem cho nền kinh tế những lợi ích tối ưu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành CNHT, đặc biệt trong bối cảnh ngành CN ô tô Việt Nam đang đứng trước cơn bão hội nhập. Việc có cách làm đúng và có chính sách ưu đãi đúng đắn không trái các cam kết hội nhập là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Với việc đánh giá từ nay đến năm 2025- một mốc thời gian không quá dài, cũng không quá ngắn, sẽ chưa có những đột biến ảnh hưởng đến chính sách ở thời điểm hiện tại do đó nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025- trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa những vấn đề lý luận về chính sách tài chính và công nghiệp hỗ trợ. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách tài chính phát triển CNHT. - Phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Và sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuế và lãi suất. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp CNHT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách tài chính được chính phủ Việt Nam sử dụng trong giai đoạn vừa qua nhằm mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của CNHT. 3.2. Phạm vi: Về không gian: Nghiên cứu sử dụng hệ thống dữ liệu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI. Về thời gian: - Luận án tập trung đánh giá những thay đổi chính sách trong giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới đến nay (2007-2016). (Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Bộ Công thương ban hành quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ). - Đối với phân tích định lượng trong luận án, do những giới hạn về sự sẵn có của số liệu, luận án sử dụng chuỗi số liệu trong giai đoạn 2007-2014. Về nội dung: - Luận án đi sâu vào việc đánh giá và phân tích chính sách tài chính phát triển ngành CNHT ô tô Việt Nam. Việc lựa chọn ngành CNHT cho ngành công nghiệp lắp ráp ô tô làm nghiên cứu tình huống dựa trên tính kinh tế theo quy mô và tính kinh tế theo phạm vi của ngành này đối với nền kinh tế. - Chính phủ có nhiều công cụ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển của ngành CNHT thông qua chính sách tài chính. Tuy nhiên, luận án tập trung vào hai công cụ chủ yếu, thường được chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng trong quá khứ. Đó là thuế và lãi suất. - Đối với công cụ thuế, tác giả đi sâu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuế đó là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu. Đây là 3 loại thuế trực tiếp và liên quan nhiều nhất đến sự phát triển của ngành CNHT cho công nghiệp ô tô. Các loại thuế khác có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với ba loại trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề của đề tài luận án, hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương Pháp nghiên cứu định tính: Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu định tính thông dụng được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu gồm: - Phân tích và tổng hợp + Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã có, tổng hợp các tài liệu lý thuyết, lý luận của thế giới về vấn đề công nghiệp hỗ trợ, về chinh sách tài chính Tổng hợp các tài liệu thực tiễn, hệ thống pháp lý và kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ của các quốc gia trên thế giới. + Phân tích chính sách: Luận án đã đặt ra các giả thuyết chính sách và tiến hành phân tích chính sách, phân tích nhưng ưu điểm, hạn chế trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Thống kê và so sánh: Luận án sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian so sánh giữa quá khứ và hiện tại để thấy được quá trình phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trên các tiêu chí về quy mô, về việc làm, về hiệu quả tài chính và về năng lực khoa học công nghệ... Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án kế thừa và xây dựng 2 mô hình kinh tế lượng - Mô hình ảnh hưởng của chính sách tài chính đến doanh thu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cụ thể: 𝑌𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1𝑌𝑖,𝑡−1 + 𝛿𝑚𝑇𝑖𝑡 + 𝛽𝑘𝑍𝑘,𝑖𝑡 + 𝑦𝑒𝑎𝑟 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑖𝑒𝑠 + 𝑖𝑛𝑑𝑢𝑠𝑡𝑟𝑦 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑖𝑒𝑠 + 𝜗𝑖𝑡 (4) - Mô hình ảnh hưởng của chính sách tài chính đến việc làm Câu hỏi nghiên cứu của luận án Câu hỏi thứ nhất: Thuế và lãi suất có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNHT không? Chiều tác động và cường độ tác động của hai công cụ này đối với ngành CNTH như thế nào? Câu hỏi thứ hai: Các nền kinh tế thế giới đã xây dựng, thực thi chính sách tài chính trong phát triển CNHT như thế nào? Việt Nam có thể học hỏi được gì từ những kinh nghiệm của thế giới Câu hỏi thứ ba: Muốn phát triển CNHT, Việt Nam cần thay đổi những nội dung nào trong chính sách tài chính phát triển CNHT. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất Các công cụ thuế và lãi suất đã có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích sự phát triển ngành CNHT của Việt Nam Giả thuyết thứ hai: Tác dụng của chính sách tài chính phát triển CNHT còn ở mức hạn chế do những bất cập trong nội dung cũng như trong thực thi các công cụ thuế và lãi suất itititititit XOKQcwL 533210 ln)ln()/ln(ln   Khung phân tích của luận án Hình 1: Khung phân tích của luận án Nguồn: Tác giả thực hiện 5.Những đóng góp của luận án Luận án đã góp phần bổ sung thêm lý luận về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ; Đã làm rõ những ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với sự phát triển CNHT Việt Nam nói chung và CNHT ngành ô tô nói riêng; Đã đề xuất được các mô hình kinh tế lượng có thể vận dụng để đo lường tác động của công cụ thuế và lãi suất đối với CNHT ở Việt Nam. Những mô hình đó có thể giải thích được sự phát triển CNHT và vì thế có thể dùng để dự báo tác động chính sách tương lai; Đề xuất một số giải pháp sử dụng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2035. Trình độ đội ngũ XDCS T/đ gián tiếp t. đ t rự c ti ếp Đối tượng nhận ưu đãi Sự nỗ lực của DN CNHT Nguồn lực cho ưu đãi Quan điểm chính sách CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH (Thuế và lãi suất) Khoa học và công nghệ Doanh nghiệp NVV Đào tạo NNL Thu hút FDI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Số lượng DN CNHT Quy mô CNHT Năng lực tài chính Năng lực khoa học CN 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận: đã làm rõ nội hàm “phát triển công nghiệp hỗ trợ”, nội hàm “chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ”; Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ; chỉ ra được các kênh tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển của CNHT. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đã chỉ ra nhiều điểm bất cập và vướng mắc trong hệ thống chính sách tài chính phát triển của CNHT; đã chỉ ra những bất cập trong cơ chế thực thi chính sách phát triển CNHT. Sự chồng chéo chính sách của các bộ ngành, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phát triển CNHT. Luận án chỉ rõ hoạt động của các cơ quan hỗ trợ này chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là có rất ít doanh nghiệp sử dụng đến sự hỗ trợ của các tổ chức này. Luận án cung cấp những bằng chứng thực tế (thông qua mô hình định lượng) về tác động tích cực (chiều tác động và cường độ tác động ) của các công cụ thuế và lãi suất đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lý luận về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp ngành công nghiệp ô tô Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Nội dung về công nghiệp hỗ trợ Bàn về vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế có các nghiên cứu của M. Porter (1990), D. McNamara (2004), Peter Larkin (2011), Goodwill Consutant JSC(2011), Thomas Brandt(2012)... Với khía cạnh phát triển chung nền kinh tế của các nước APEC, có nghiên cứu của D. Macnamara (2004). Hay như khía cạnh phát triển nền kinh tế của khối ASEAN, Goodwill Consultant JSC (2011) đã đi sâu vào phân tích trường hợp Malaysia và Thái Lan. Về khía cạnh công nghiệp hỗ trợ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì Thomas Brandt (2012) đã phân tích thực trạng ngành CNHT cơ khí tại Malaysia trên các tiêu chí về khuôn mẫu, gia công. Bàn về giải pháp phát triển CNHT có các nghiên cứu của Prema Chandra Athukorala (2002), Do Manh Hong (2008), Goh Ban Lee (1998), Jettro (2003), JBIC (2004), M. Porter (1990), Ryuichiro, Inoue (1999), Ratana. E(1999), Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002) Về tình hình thuê ngoài và các nhà cung cứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản có nghiên cứu của Cơ quan xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản - JETRO (2003) và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản - JBIC (2004). 1.1.2.Về chính sách tài chính Nghiên cứu về năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là khả năng huy động vốn có các nghiên cứu của các tác giả: Malhotra, Mohini Chen, Yanni; Criscuolo, Alberto, Fan, Qimiao Hamel, Iva lIieva Savchenko, Yevgeniya (2007); Paul Cook (IDPM) và Frederick Nixson (2000); Constantinos Stephanou và Camila Rodriguez (2008), Yanzhong Wang (2004). Paul Cook (IDPM) và Frederick Nixson (2000) nghiên cứu, đánh giá tác động của cải cách chính sách, đặc biệt là cải cách chính sách tài chính của khu vực DNNVV ở những nước có nền kinh tế phát triển. Bàn về những xu hướng và thách thức chính sách trong việc tài trợ tài chính cho các DNNVV có nghiên cứu của nhóm tác giả Constantinos Stephanou và Camila Rodriguez (2008). Các tác giả Stephen Mayende (2013), Belotti, F., Di Porto, E., và Santoni, G. (2016), Nguyen, T., Locke, S., và Reddy, K. (2014), Zulfiquar, Z., và Din, N. (2015)... áp dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá những ảnh hưởng của ưu đãi thuế đối với các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên các tiêu chí doanh thu và giá trị gia tăng. Nghiên cứu của Stephen Mayende (2013) có tính đại diện. Các tác giả xuất phát từ mô hình (2): (1) Và xây dựng hàm hồi quy 𝐿𝑛𝑄𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛿𝑚𝐿𝑛𝐾,𝑖𝑡 + 𝛿𝑛𝐿𝑛𝐿,𝑖𝑡 + 𝛽𝑘𝑇𝑘,𝑖𝑡 + Ω𝑘𝑍𝑘,𝑖𝑡 + 𝑦𝑒𝑎𝑟 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑖𝑒𝑠 + 𝜗𝑖𝑡 (2) Trong đó: 𝜗𝑖𝑡 = 𝜇𝑖 + 𝜔𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 . Từ mô hình này tác giả đã đánh giá những ảnh hưởng của ưu đãi thuế đối với các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên các tiêu chí doanh thu và giá trị gia tăng. 1.1.3. Chính sách tài chính phát triển CNHT Việc sử dụng chính sách thuế để kích thích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển có các nghiên cứu của Goodwill Consultant JSC và VDF, (2011), JBIC (2004); Về chính sách tín dụng phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể kể đến một số nghiên cứu của: Goh Ban Lee (1998), Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002); 1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 1.2.1. Về công nghiệp hỗ trợ * Về khái niệm và vai trò của CNHT Có thế kể đến Các nghiên cứu của Phan Đăng Tuất (2005), Hồ Lê Nghĩa (2011), Trần Văn Thọ (2005) * Về thực trạng và giải pháp phát triển CNHT Có các nghiên cứu của: Trần Quang Lâm và Đinh trung Thành (2007), Đặng Thu Hương và Trần Ngọc Thìn (2009), Hoàng Văn Châu (2010), Trần  ititititit ZTLKAQ  Đình Thiên (2012), Nguyễn Trường Sơn (2013), Thái Phương và Thanh Nhân (2014) * Các công trình nghiên cứu về phát triển ngành CNHT Có các nghiên cứu của Trần Đình Thiên (2012), Trần Hoàng Long (2012), Nguyễn Thị Kim Thu (2012), Hà Văn Hội (2010), Văn Thị Minh Huyền (2010), Phan Đăng Tuất (2010) 1.2.2 Về chính sách tài chính Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Phan Thị Minh Hiền (2011), Chu Văn Yêm (2004), Hoàng Mạnh Cừ (2007), Nguyễn Thị Việt Nga (2012) đã nghiên cứu, sử dụng công cụ tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. 1.2.3. Về chính sách tài chính phát triển CNHT Sử dụng chính sách tài chính phát triển CNHT có một số nghiên cứu của Trương Minh Tuệ (2016), Trương Thị Chí Bình (2011), Bùi Văn Vần (2011), Trịnh Thị Phan Lan (2011), Đỗ Đức Minh (2011), Phạm Tiến Đạt (2011)... Trong số đó, đáng chú ý có nghiên cứu của Trương Minh Tuệ (2016) có đề cập cụ thể đến chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn từ năm 2014 trở về trước. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Có khá nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ và chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên các nghiên cứu này một mặt mới chỉ được tiếp cận từ các nước có nền kinh tế và thể chế khá khác biệt với Việt Nam, mặt khác những nghiên cứu về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đa số mới dừng ở phân tích định tính, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với ngành CNHT tại Việt nam. Hơn nữa về phần nghiên cứu định tính, đa số các nghiên cứu ở Việt Nam mới dừng lại ở phân tích chính sách và nội dung ảnh hưởng của chính sách đến ngành công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn từ năm 2014 trở về trước, chưa có nghiên cứu nào phân tích những vướng mắc bất cập chính sách kể từ giai đoạn 2014 đến nay. Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 2.1. Lý luận về công nghiệp hỗ trợ 2.1.1. Lý luận về CNHT 2.1.1.1. Khái niệm Luận án phân tích các khái niệm các nhau về công nghiệp hỗ trợ đặc biệt trong chính sách mới ban hành, chính phủ Việt Nam định nghĩa “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh” 2.1.1.2. Vai trò CNHT góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; CNHT góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; CNHT góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cũng như của quốc gia; CNHT góp phần thu hút đầu tư nước ngoài; CNHT góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động 2.1.2. Nội hàm “phát triển công nghiệp hỗ trợ” 2.1.2.1. Phát triển công nghiệp hỗ trợ Theo nghiên cứu sinh: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của ngành CNHT, bao gồm cả sự thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất , là quá trình hoàn thiện cả về mặt số lượng, quy mô, cơ cấu, năng lực sản xuất...của ngành CNHT”. 2.1.2.2. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp hỗ trợ: bao gồm 4 chỉ tiêu đó là: số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Quy mô Doanh nghiệp CNHT; Năng lực tài chính; Năng lực khoa học công nghệ. 2.1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ: hệ thống chính sách ngành và chính sách tài chính; trình độ khoa học và công nghệ; Trình độ nguồn nhân lực; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia và nhu cầu phụ trợ của các ngành công nghiệp chính. 2.2. Lý luận về chính sách tài chính Theo Vũ Thu Giang(2000)- “ Chính sách tài chính là chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết sự vận động của dòng vốn và tiền tệ” 2.2.1. Chính sách tài chính và những vấn đề cơ bản: bao gồm có 4 chính sách: Chính sách tài khóa; Chính sách tiền tệ; Chính sách đối với thị trường vốn; Tỉ giá hối đoái. 2.2.2. Tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển của doanh nghiệp 2.2.2.1. Chính sách thuế và tác động của thuế đến DN a. Chính sách thuế: Hệ thống thuế bao gồm 2 nhóm chính là thuế trực thu và thuế gián thu với nhiều sắc thuế khác nhau, dưới góc độ luận án và phạm vi nghiên cứu NCS chỉ lựa chọn và phân tích các sắc thuế cụ thể là: Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu. b, Tác động của thuế đến DN Chính sách thuế được vận dụng có thể ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, việc làm, của doanh nghiệp (góc độ vi mô) đồng thời cũng ảnh hưởng tới tổng cầu, tỉ lệ thất nghiệp của cả nền kinh tế (góc độ vĩ mô) 2.2.2.2 Chính sách lãi suất và tác động của lãi suất đến DN a, Chính sách lãi suất Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. b, Tác động của lãi suất đến doanh nghiệp Lãi suất được xem xét dưới 2 góc độ: Lãi suất hình thành nên chi phí lãi vay của doanh nghiệp và Lãi suất là một chính sách tiền tệ vĩ mô của Nhà nước 2.3. Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ 2.3.1. Khái niệm Theo quan điểm của NCS: chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ là hệ thống những chính sách ưu đãi bằng lợi ích vật chất của Chính phủ dành riêng cho ngành Công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy ngành CNHT phát triển thông qua các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 2.3.2. Hệ thống chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Bao gồm: Chính sách thuế; Hệ thống quỹ tài chính; Chính sách hỗ trợ lãi suất và tín dụng; Chính sách hỗ trợ đầu tư;Chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ; Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 2.3.3. Tác động của thuế và lãi suất đến ngành công nghiệp hỗ trợ Hình 2.6: Tác động của chính sách tài chính đến phát triển CNHT (Nguồn: Cải biến bổ sung từ Sidec(2014)) 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu sinh chia thành các tuyến vấn đề cụ thể: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - Thuế - Lãi suất CHÍNH SÁCH KHÁC - Khoa học công nghệ - DN NVV - Đào tạo NNL - Quỹ hỗ trợ - Hỗ trợ đầu tư - Thu hút FDI T/đ gián tiếp T /đ t rự c ti ếp 2.4.1. Kinh nghiệm về chính sách thuế Được thể hiện trên 2 mặt: Ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Chính sách thuế thúc đẩy đầu tư phát triển CNHT. 2.4.2. Kinh nghiệm về chính sách tín dụng 2.4.3. Bài học kinh nghiệm Đánh giá chung - Trong các quy hoạch phát triển CNHT, cơ quan đầu mối quản lý và thực hiện chính sách phát triển CNHT được chỉ định rõ ràng - Các nước đều đánh giá rất cao vai trò của CNHT và đã có nhiều chính sách tài chính để phát triển CNHT với các mức độ can thiệp khác nhau - Các chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ không chỉ là những chính sách ưu đãi mà còn mang tính hỗ trợ và thúc đẩy. - Sau một thời gian khá dài áp dụng các chính sách ưu đãi đặc thù, các nước này đã đưa chính sách phát triển CNHT vào tổng thể hệ thống chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Các chính sách phát triển CNHT không cứng nhắc mà linh hoạt theo từng thời kỳ. Từ những nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nghiên cứu sinh cũng rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Chương 3 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 3.1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 3.1.1. Khái quát chung về CNHT Đánh giá chung về ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt nam hiện nay còn yếu và kém. Số lượng DN CNHT quá ít, quy mô nhỏ lẻ. Năng lực khoa học công nghệ thấp, năng lực tài chính còn yếu. 3.1.2. Khái quát về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Ngành CNHT ô tô hiện nay có khoảng 275 doanh nghiệp phụ trợ cho 18 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô. Đây là con số quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Quy mô về vốn và lao động của nhóm doanh nghiệp này không lớn trong bối cảnh đó năng lực khoa học công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính chưa tốt. 3.2. Thực trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ 3.2.1. Đánh giá thưc trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 3.2.1.1. Một số chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Kể từ khi có bản quy hoạch ngành CNHT đầu tiên năm 2007 đến nay, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngành công nghiệp hỗ trợ: Quyết định số 34/2007/QĐ-BC, Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014, các chính sách hội nhập 3.2.1.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ a, Đánh giá các chính sách ưu đãi hiện hành Luận án đã phân tích các chính sách ưu đãi cụ thể: chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thủ tục hành chính thuế giá trị gia tăng, ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi về lãi suất và chính sách tín dụng, ưu đãi khác... Về cơ bản các chính sách ưu đãi này đã được đề xuất và đang bắt đầu đi vào tổ chức thực hiện tuy nhiên còn rất nhiều vướng mắc và bất cập. Đa số các doanh nghiệp đều cảm thấy khó tiếp cận với các ưu đãi này. Nhìn chung các chính sách ưu đãi này chưa đi vào trọng tâm trọng điểm và chưa mang đến những lợi ích thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. b, Đánh giá về quá trình tổ chức thực hiện ưu đãi và hỗ trợ phát triển ngành CNHT Luận án đã phân tích về quá trình thực hiện ưu đãi và nhận thấy quy trình nhận ưu đãi còn phức tạp, thủ tục rườm rà. Các quỹ tài trợ thì nhiều (khoảng 40 quỹ khác nhau) nhưng doanh nghiệp không thể tiếp cận được do mâu thuẫn trong luật ngân sách và luật của các tổ chức tín dụng. Các đầu mối và trung tâm hỗ trợ do 2 bộ kế hoạch đầu tư và bộ công thương quản lý khá nhiều và trùng lắp lên nhau về mặt nghiệp vụ, nhưng chủ yếu hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính. 3.2.2. Đánh giá thực trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam 3.2.2.1. Một số chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam Ngành Công nghiệp hỗ trợ ô tô và ngành CN ô tô Việt Nam còn khá non trẻ. Theo đánh giá của Bộ công thương, ngành CN ô tô bắt đầu đi vào phát triển từ năm 2000. Các chính sách tài chính ảnh hưởng đến ngành CN ô tô và CNHT ô tô bao gồm: chính sách đầu tư (cấp phép đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô), chính sách thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, lệ phí và phí), và chính sách xuất nhập khẩu (cho phép nhập khẩu xe đã qua sử dụng). 3.2.2.2. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và vướng mắc về cơ chế chính sách tài chính phát triển ngành CNHT ô tô Việt Nam a, Về chính sách tài chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào CNHT ô tô Việt Nam Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành CNHT ô tô Việt Nam còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Luật đầu tư 2014 đã có quy định về ưu đãi CNHT ô tô, nhưng văn bản dưới luật lại chưa có hướng dẫn rõ ràng. Hình thức ưu đãi được quy định trong luật lại khá chung chung trong khi ngành CN ô tô vốn dĩ là một ngành phức tạp nhiều công đoạn sản xuất. b, Về các chính sách ưu đãi tài chính, phí và lệ phí Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô có đặc thù về chính sách thuế phí đối với xe ô tô lắp ráp và nhập khẩu. Tuy nhiên hệ thống chính sách này còn nhiều bất cập, chính sách thay đổi quá nhanh, số lượng thông tư nghị đinh, quy định quá nhiều dẫn tới doanh nghiệp khó thích ứng và cập nhật. 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc chính sách trên Thứ nhất, Quan điểm xây dựng chính sách phát triển CNHT: còn quá tham vọng, ôm đồm, với quá nhiều mục tiêu lớn lao chưa đi vào thực chất. Thứ hai, Về đối tượng hỗ trợ : ưu đãi cho 6 nhóm ngành là quá dàn trải dẫn đến phân tán nguồn lực. Thứ ba, các nguồn lực dành cho hỗ trợ Trong bối cảnh nợ công tăng cao (cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%) tất cả các khoản chi tiêu đều cần phải cắt giảm và tiết kiệm. Do dó nguồn lực để hỗ trợ hiện nay của chính phủ khá eo hẹp Thứ tư, tiếp cận chính sách của doanh nghiệp CNHT Việc tiếp cận chính sách của doanh nghiệp hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Đây có thể coi là một cản trở lớn của doanh nghiệp CNHT trong quá trình phát triển. 3.3. Phân tích định lượng ảnh hưởng của thuế và lãi suất đến ngành công nghiệp hỗ trợ- trường hợp ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam Nguồn số liệu Mục tiêu nghiên cứu của phần này là xem xét tác động của chính sách tài chính đến hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô ở Việt Nam. Tổng điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê bao gồm những thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cuộc điều tra cũng chứa đựng những dữ liệu thông thường của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp, những ngành công nghiệp chính, những doanh nghiệp trong nghành công nghiệp hỗ trợ ô tô, số công nhân, tiền lương và thu nhập của người công nhân, doanh thu, lợi nhuận của công ty, tài sản, nguồn vốn và các chỉ số khác. Tỷ suất thuế và lãi suất cũng được thu thập bởi tổng cục thống kê. Tác giả tiến hành nghiên cứu bộ dữ liệu điều tra từ năm 2007-2014 đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô (Phụ lục 7). Việc có đầy đủ thông tin cho phép tác giả đánh giá tác động sự thay đổi của tỷ suất thuế và lãi suất đến các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô. Kết quả ước lượng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc gia tăng tỷ suất thuế hoặc lãi suất phần lớn làm giảm các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp như vấn đề tạo việc làm, sản lượng đầu ra và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Liên quan đến các nhân tố truyền thống về đặc điểm doanh nghiệp, kết quả thực nghiệm nói chung đồng thuận với các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế khác. Ví dụ, những doanh nghiệp có hiệu quả tài chính tốt trước đây có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính hiện tại. Kết quả hàm ý rằng mối quan hệ giữa lãi suất hoặc tỷ suất thuế và các chỉ số như hiệu quả tài chính và hiệu quả đầu ra của doanh nghiệp nên được tiến hành trong một khuôn khổ động. Thêm nữa, trong khi những doanh nghiệp có số lao động lớn hơn và nguồn vốn tốt hơn có hiệu quả đầu ra cao hơn so với những doanh nghiệp có nguồn lực đầu vào hạn chế hơn. Thêm nữa, không ngạc nhiên những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô của nhà nước có quy mô lớn hơn những doanh nghiệp tư nhân. CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2035 4.1. Bối cảnh thực hiện chính sách tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam 4.1.1. Bối cảnh quốc tế - Xu hướng chính trị thế giới + Sự vươn lên của nền kinh tế Trung quốc, + Sự kiện Brexit – Anh rời khỏi EU + Sự kiện ông Donal Trump đắc cử tổng thống Mỹ. - Xu hướng toàn cầu hóa giữ vai trò chủ đạo - Xu hướng đầu tư quốc tế và chiến lược mua sắm của các công ty đa quốc gia - Xu hướng phát triển khoa học công nghệ Thế giới đang có sự bùng nổ về công nghệ kỹ thuật số cùng với cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số) đang là xu thế lớn trên toàn cầu. Những xu thế khoa học công nghệ này một mặt sẽ khiến cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ diễn ra nhanh hơn, mặt khác cũng sẽ làm năng suất lao động tăng cao đồng thời cắt giảm chi phí nhân công trong sản xuất 4.1.2. Bối cảnh trong nước Việt Nam năm 2035 sẽ là một đất nước công nghiệp hiện đại với chất lượng cuốc sống tốt hơn. Với mục tiêu đó, nền kinh tế Viêt Nam 2035 sẽ có mấy điểm nổi bật mà sẽ đặt ra yêu cầu trong quá trình phát triển ngành CNHT cụ thể: - Xây dựng nền tảng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_tai_chinh_phat_trien_cong_nghiep.pdf
  • pdfTomtat_Eng_TranThiPhuongDiu.pdf
Tài liệu liên quan