BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGÔ MẠNH HÙNG
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU
CỦA MỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62310206
Hà Nội - 2015
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Ngoại giao.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp.
2. TS Doãn Mai Linh.
Phản biện 1: PGS, TS Nguyễn Vũ Tùng
Học viện Ngoại giao.
Phản biện 2: PGS, TS Nguyễn Thị Quế
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ C
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Minh
Phản biện 3: PGS, TS Hoàng Khắc Nam
Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại ................................................................................................................................
................................................................................................................................
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Học viện Ngoại giao
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ là chủ thể đặc biệt quan trọng trong hệ thống quốc tế đương đại. Với
tiềm lực quân sự đứng đầu thế giới, mỗi hành động quân sự của Mỹ ở nước
ngoài đều có tác động trực tiếp đến quốc gia mà Mỹ coi là đối tượng, đối thủ
và tác động nhất định đối với khu vực và thế giới.
Từ năm 2001 đến nay, thế giới đã chứng kiến các cuộc chiến tranh tại
Afghanistan, Iraq, chiến dịch quân sự tại Libya, Syria... do Mỹ trực tiếp chỉ
đạo hay hậu thuẫn. Việc Mỹ bất ngờ đưa ra học thuyết “đánh đòn phủ đầu”,
ưu tiên sử dụng sức mạnh cứng, triển khai cuộc chiến khủng bố trên toàn
cầu, sử dụng lý do chống khủng bố để tập hợp lực lượng đã khiến cho giới
chính trị, quân sự nhiều nước bất ngờ và cho rằng Mỹ đã thay đổi chiến
lược quân sự. Đặc biệt, từ năm 2012 trở lại đây, Mỹ đẩy mạnh hiện diện
quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường can dự vào các vấn đề
an ninh, quốc phòng tại khu vực khiến cho tình hình an ninh, quan hệ giữa
các quốc gia liên quan có nhiều biến chuyển mới. Do vậy, câu hỏi đặt ra là:
Tại sao Mỹ lại có những hành động quân sự mạnh mẽ đến vậy? Chiến lược
quân sự toàn cầu của Mỹ có có những thay đổi nào? Các hoạt động quân sự
của Mỹ từ năm 2001 đến nay đã tác động như thế nào đến trật tự thế giới và
khu vực, thế cân bằng lực lượng tại các khu vực trọng điểm? Quan hệ giữa
Mỹ với các trung tâm quyền lực trong bàn cờ chính trị quốc tế đầu thế kỷ
XXI là Tây Ây, Nga, Trung Quốc có những thay đổi ra sao. Đây là những
vấn đề cần phải nghiên cứu và giải đáp dưới góc độ quan hệ quốc tế.
Trên phương diện nghiên cứu chiến lược, những động thái quân sự thời
gian qua của một siêu cường như Mỹ đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu,
nắm chắc để kịp thời dự báo và đề ra các giải pháp đối ngoại nhằm tránh
những tác động tiêu cực, đồng thời, tận dụng cơ hội tăng cường hợp tác
quốc phòng với Mỹ.
2
Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau nhưng dưới góc độ nghiên cứu quốc tế, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài:“Chiến lược quân sự toàn cầu
của Mỹ từ năm 2001 đến nay” làm Luận án tiến sỹ chuyên ngành quan hệ
quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về luận điểm sử dụng sức mạnh quân sự trong quan
hệ quốc tế
- Công trình nghiên cứu của nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này như: Hans J. Morgenthau (1948), “Political Power”,
Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace; Paul Kennedy
(1987), The rise and fall of the Great powers;Gideon Rose (1998),
“Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy” (World Politics,
Vol. 51, No. 1); Stephen M. Walt (1998), International Relations: One
World, Many Theories, Foreign Policy, No. 110; Amitav Acharya (2008),
International Relations of Asia
- Các công trình nghiên cứu của Việt Nam, tiêu biểu là cuốn sách
Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề của Hoàng Khắc Nam
(2011). Tác giả cho rằng: Quyền lực được coi là bản chất, là “máu của sự
sống” đối với chính trị quốc tế, là động cơ và lợi ích cơ bản của quốc gia
trong quan hệ quốc tế.
2.2. Nghiên cứu về tình hình quốc tế, thế và lực của Mỹ
- Nghiên cứu của nước ngoài: Trong cuốn sách America’s Global
Interests: A New Agenda của Lawrence Eagleburger (1989), Bound to
Lead: the Changing Nature of American Power, Joseph Nye (1990) cho
rằng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu trong nhiều thập kỷ tới và sự suy yếu
của Mỹ chỉ có tính chất tương đối trong bối cảnh sự phục hồi mạnh mẽ của
3
Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, theo Joseph Nye, sức mạnh của Mỹ phụ
thuộc vào chính việc Mỹ đối phó với những thách thức mới như thế nào.
- Nghiên cứu của Việt Nam: Ở Việt Nam có một số công trình nghiên
cứu có giá trị về tình hình nước Mỹ như các cuốn sách: Mỹ điều chỉnh
chính sách kinh tế của Nguyễn Thiết Sơn (2002), Các vấn đề nghiên cứu về
Hoa Kỳ của Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên)
(2011). Các cuốn sách nghiên cứu về tình hình quốc tế như Phạm Bình
Minh - chủ biên (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nguyễn Xuân Thắng,
Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Một số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu
vực những năm đầu thế kỷ 21; Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (2012),
Quan hệ quốc tế thời hiện đại: Những vấn đề mới đặt ra; Nguyễn Hoàng
Giáp (cb), Nguyễn Thị Quế, Thái Văn Long (2014), Một số vấn đề chính trị
quốc tế trong giai đoạn hiện nay Các cuốn sách này đã đưa ra nhiều nội
dung mới, nổi bật trong quan hệ quốc tế, giúp nhận thức toàn diện hơn về
cục diện quan hệ quốc tế, đặc biệt là giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các
cường quốc.
2.3. Nghiên cứu về nội dung và quá trình triển khai chiến lược quân
sự của Mỹ
- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài: Chiến lược an ninh quốc
gia Mỹ sau sự kiện 11.9: Những ý nghĩa đối với chính sách ngoại giao
quân sự và sự chuẩn bị cho chiến tranh thế kỷ XXI của Marvin Leibstone
(2002) Tạp chí Miltech (Đức, số 11/2002), Đánh giá chính sách của Chính
quyền Obama tại châu Á của Robert Sutter trên tạp chí “Châu Á đương
đại” (Luân Đôn, Anh) số ra tháng 9/2009; Đường lối chính trị quân sự của
Mỹ của Đại tá D. Zilxov (2011) đăng trên Tạp chí Bình luận quân sự nước
ngoài (Nga), số 7/2011, David R. Francis (2011), Rebalancing to Asia with
an Insecure China của tác giả Ely Ratner (2013) đăng trong Tạp chí The
Washington Quarterly, Tập 36, Số 2 Ở các bài viết trên đây, các tác giả
đều có chung nhận định rằng, mục tiêu cơ bản trong chính sách quân sự của
4
Nhà Trắng vẫn là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới như là một
siêu cường quân sự. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ đưa ra đường lối nâng
cao tiềm lực quân sự, tăng cường sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ
trang Mỹ, áp dụng chính sách cứng rắn trong mối quan hệ với các chế độ
không thân thiện với Mỹ.
- Các công trình nghiên cứu của Việt Nam: Lê Linh Lan (1999) Về xu
hướng can thiệp quân sự của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh, Tạp chí
nghiên cứu quốc tế số 29/1999; Đan Gia Bách (2005), trong Mấy đặc tính
trong sự chuyển biến tư duy quân sự Mỹ, Hoàng Toan (2010), Nhân tố
quân sự trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, Tạp chí Kiến
thức Quốc phòng hiện đại số 03.2010, Chiến lược quân sự mới của Mỹ và
những “hệ lụy” của nó của Minh Đức (2011), Tạp chí Quốc phòng toàn
dân điện tử; Chính sách của chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong
lĩnh vực an ninh - quân sự của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế số 92 (3/2013)... Các tác giả cho rằng chiến lược quân
sự của Mỹ dưới thời tổng thống Obama đã có những điều chỉnh căn bản về
phương châm, phương thức chiến lược, theo hướng linh hoạt hơn, đa
phương hơn; chia sẻ trách nhiệm an ninh với các đồng minh; tranh thủ
những điểm tương đồng, lợi ích chung để mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước trong giải quyết những vấn đề khu vực và thế giới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nội dung, bản chất chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm
2001 đến nay và tác động của việc triển khai chiến lược này đến nước Mỹ
và cục diện an ninh, chính trị tại khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi,
châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, làm rõ cơ sở hoạch định chiến lược quân sự toàn
cầu của Mỹ giai đoạn 2001-2015 trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.
5
Thứ hai, phân tích, làm rõ nội dung và quá trình triển khai chiến lược
quân sự toàn cầu của Mỹ giai đoạn 2001-2015, từ đó rút ra đặc điểm chiến
lược quân sự toàn cầu của Mỹ.
Thứ ba, đánh giá tác động của việc Mỹ triển khai chiến lược quân sự toàn
cầu giai đoạn 2001-2015 đến nước Mỹ và cục diện an ninh, chính trị quốc tế
(cụ thể là khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi, châu Âu và châu Á –
Thái Bình Dương).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm
2001 đến năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung vào nội dung chiến lược
quân sự toàn cầu của Mỹ và việc triển khai các hoạt động quân sự chủ yếu
của Mỹ tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, châu Âu và châu Á – Thái Bình
Dương.
+ Giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
gồm phương pháp các cấp độ phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp
phân tích chính sách, phương pháp hệ thống. Ngoài ra, Luận án còn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp chuyên gia.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận án được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở hoạch định chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ giai
đoạn 2001-2015.
6
Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai chiến lược quân sự toàn
cầu của Mỹ giai đoạn 2001 -2015.
Chương 3: Tác động của việc triển khai chiến lược quân sự toàn cầu
của Mỹ đến nước Mỹ và an ninh, chính trị quốc tế.
Chương 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số luận điểm sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế
Trong lý thuyết quan hệ quốc tế của chủ nghĩa Hiện thực, phạm trù
quyền lực và sức mạnh là điểm mấu chốt có ý nghĩa nền tảng; đấu tranh
giành quyền lực được coi là quy luật vĩnh cửu và bất biến chi phối toàn bộ
quá trình diễn biến của chính trị quốc tế. Chủ nghĩa Hiện thực nhấn mạnh,
tuyệt đối hoá yếu tố quyền lực, sức mạnh và cho rằng quan hệ chính trị
quốc tế là quan hệ “quyền lực” được xác lập trên cơ sở sức mạnh.
Các nhà lý luận chủ nghĩa Tự do cho rằng, khi theo đuổi các lợi ích,
các quốc gia hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích, dẫn đến những xu
hướng hòa hoãn, hợp tác trong quan hệ quốc tế; xung đột không phải là
hình thái quan hệ quốc tế duy nhất trong môi trường vô chính phủ mà vẫn
có chỗ cho hợp tác diễn ra trong vấn đề cụ thể nào đó trên cơ sở tương
đồng nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo an ninh, vì hòa bình, các quốc
gia sẽ tham gia cơ chế an ninh tập thể.
1.1.2. Tư duy quân sự Mỹ
Với sức mạnh tổng hợp quốc gia đứng đầu thế giới, Mỹ luôn tự coi
mình là một quốc gia toàn cầu và khẳng định không quốc gia nào được đặt
vào vị trí lãnh đạo quân sự toàn cầu tốt hơn nước Mỹ. Trong tư duy của
giới lãnh đạo Mỹ, quân sự là yếu tố quan trọng giúp Mỹ can dự trên toàn
7
cầu và tạo ra trật tự thế giới theo ý định của Mỹ; quân sự là phương tiện
hiện thực hoá các lợi ích toàn cầu của Mỹ; quân sự là nhân tố thúc đẩy, hỗ
trợ kinh tế và ngoại giao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: Những thách
thức chủ yếu đối với quân sự Mỹ
Sau sự sụp đổ chế độ XHCM ở Liên bang Xô viết và các nước Trung -
Đông Âu, trật tự thế giới phần nào ổn định. Hầu hết các nước đều quan tâm
đến việc củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia, điều chỉnh chính sách đối
ngoại nhằm cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực. Xu
thế hợp tác ngày càng nổi trội tác động lớn đến phương thức tập hợp lực
lượng ở các khu vực. Tuy nhiên, tại một số nơi trên thế giới, xung đột địa
chiến lược giữa các nước lớn ngày một nhiều thêm, không ngừng mở rộng
về phạm vi và gia tăng mức độ căng thẳng. Đáng chú ý, cuộc cách mạng
quân sự trên thế giới có nhiều bước phát triển vượt bậc đã tác động đến
nhận thức và hành động của các chủ thể quốc gia và phi quốc gia.
Do lợi ích của Mỹ căng trải khắp toàn cầu và xuất phát từ tư duy chủ
nghĩa quốc tế Mỹ nên trong bối cảnh quốc tế từ năm 2001 đến nay, một số
thách thức đối với quân sự Mỹ đã hiện hữu rõ nét hơn, trong đó có những
thách thức đòi hỏi chính quyền Mỹ phải tập trung nguồn lực để giải quyết
ngay. Những thách thức đó bao gồm: Sức mạnh, ảnh hưởng của Nga ngày
càng gia tăng, sự trỗi dậy của Trung Quốc , Sự trỗi dậy của Nga và Trung
Quốc, khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt lớn, mối đe dọa
trong không gian vũ trụ và chiến tranh mạng.
1.2.2. Tình hình nước Mỹ
Về sức mạnh tổng hợp quốc gia Mỹ: Sức mạnh tổng hợp quốc gia giúp
Mỹ có nhiều lựa chọn hơn và khả năng thích ứng nhiều hơn nhằm bảo vệ
lợi ích và vị thế của Mỹ. Bước vào thế kỷ 21, Mỹ vẫn được đánh giá là siêu
cường đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ trong
8
đó, sức mạnh quân sự Mỹ được xem là đứng đầu thế giới với số lượng và
chất lượng trang thiết bị, khí tài quân sự nhiều nhất; số lượng quân nhân
Mỹ lớn nhất; quy mô triển khai lực lượng quân sự rộng lớn nhất thế giới và
đặc biệt, quân đội Mỹ sở hữu kho vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt lớn nhất
thế giới. Với những thế mạnh về nội lực, ngoại lực và tinh thần, Mỹ là quốc
gia có các ưu thế vượt trội hơn các cường quốc khác và cán cân quyền lực
luôn nghiêng về Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để Mỹ hoạch định và triển
khai chiến lược quân sự toàn cầu để phục vụ ý đồ của Mỹ.
Về tình hình chính trị, nội bộ Mỹ: Đảng cầm quyền ở Mỹ có tác động
lớn đến việc hoạch định và triển khai chiến lược quân sự toàn cầu của giới
lãnh đạo nước này. Trong khi Đảng Cộng hoà luôn ủng hộ việc chính phủ
dành nhiều ưu tiên cho quốc phòng, thiên về chủ nghĩa đơn phương hơn
trong cách tiếp cận các vấn đề quốc tế, còn đảng Dân chủ lại chủ trương cắt
giảm ngân sách quốc phòng để tập trung vào các chương trình dân sự, ủng
hộ việc sử dụng các đối sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế.
Lịch sử nước Mỹ cũng cho thấy, chiến lược, chính sách quân sự, quốc
phòng của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi cá nhân tổng thống và bộ máy
quan chức, cố vấn cấp cao. Trong khi ông G.W. Bush nhấn mạnh an ninh
quân sự, kiên trì “chủ nghĩa quốc tế kiểu Mỹ”, nhấn mạnh sử dụng sức
mạnh có ưu thế tuyệt đối, thực hiện mục tiêu chiến lược “an ninh tuyệt đối”
và “bá quyền tuyệt đối” thì Tổng thống Obama lại muốn duy trì vai trò
quan trọng của Mỹ trên thế giới thông qua với việc sử dụng linh hoạt, khôn
khéo công cụ sức mạnh cứng. Đặc biệt, ở Mỹ việc hoạch định, triển khai
chiến lược an ninh, quân sự thường bị chi phối nhiều bởi lợi ích của các tập
đoàn công nghiệp - quân sự.
1.2.3. Khái quát kết quả triển khai chiến lược quân sự của Mỹ dưới
thời Tổng thống Bill Clinton
Kết quả đạt được: Mỹ đã duy trì sức mạnh và ưu thế quân sự trên toàn
cầu thông qua việc cơ cấu lại lực lượng quân sự, tiếp tục duy trì sự có mặt
9
về quân sự của Mỹ ở các khu vực quan trọng, nhất là ở hai khu vực chiến
lược là châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Mỹ sử dụng tối đa sức
mạnh của các nước đồng minh cũng như NATO để xác lập vị thế về chính
trị và quân sự trên phạm vi toàn cầu. Mỹ đã cùng với các đồng minh tham
gia vào giải quyết các cuộc xung đột, trực tiếp làm trung gian hòa giải cho
nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế nhằm khẳng định vị thế và quyền
lực của Mỹ, thiết lập các chính quyền thân Mỹ, duy trì sự ổn định tại các
khu vực.
Những hạn chế: Vị trí, vai trò của lực lượng quân sự Mỹ nhiều khi bị
hạ thấp và không được đầu tư đúng mức ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng
chiến đấu, không thể khai thác hết tính năng, tác dụng do thiếu hụt nhân lực
trình độ cao. Về vấn đề bố trí chiến lược, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở
nước ngoài, tập trung ở Tây Châu Âu và Đông Bắc Á, chưa đáp ứng được
yêu cầu của môi trường chiến lược mới mà trong đó có sự nổi lên của các
mối đe doạ mới đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Tuy Mỹ chiếm ưu thế
tuyệt đối về chính trị và quân sự so với các nước khác trên thế giới nhưng
không vì thế tất cả các hoạt động quân sự của Mỹ đều thành công. Mỹ
không thể ngăn chặn quyết tâm sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt của các
đối thủ nhằm chống lại Mỹ. Mỹ cũng đã không đánh giá đúng sự lớn mạnh
của Trung Quốc về mặt quân sự.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ
GIAI ĐOẠN 2001-2015
2.1. Nội dung chiến lược
Đi sâu nghiên cứu sự phát triển chiến lược quân sự Mỹ, dễ dàng nhận
thấy mục tiêu bao trùm của chiến lược quân sự Mỹ không có gì thay đổi
trong tư duy của chính quyền Mỹ qua các thời kỳ đó là: Nhằm góp phần
10
bảo đảm lợi ích toàn cầu, thiết lập trật tự thế giới có lợi cho Mỹ; ngăn ngừa
các nước nổi lên thách thức địa vị lãnh đạo toàn cầu về quân sự của Mỹ;
góp phần duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.
Mỹ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: Bảo đảm an toàn cho nước Mỹ;
ngăn chặn xung đột và tiến công bất ngờ; đánh bại đối thủ tấn công vào
nước Mỹ và đồng minh; củng cố an ninh khu vực và an ninh quốc tế.
Từ năm 2001 đến 2015, lực lượng quân sự Mỹ có các nhiệm vụ chủ yếu
sau đây: Chống chủ nghĩa khủng bố; tiến hành các hoạt động duy trì ổn
định và chống nổi dậy; triển khai lực lượng quân sự ở những khu vực then
chốt; phòng chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt; tác chiến có hiệu quả
trong không gian mạng và không gian vũ trụ.
Đối tượng chiến lược của quân đội Mỹ rất đa dạng như các quốc gia,
các tổ chức phi quốc gia, trong đó nổi lên các nước Trung Quốc, Nga, Iran,
Triều Tiên, Syria; các mạng lưới khủng bố, tổ chức tội phạm quốc tế và các
nhóm vũ trang bất hợp pháp đe doạ an ninh và sự ổn định của Mỹ và đối tác.
Mỹ chủ trương áp dụng ba loại hình chiến tranh chủ yếu: Chiến tranh
tổng lực, chiến tranh hạn chế và chiến tranh uỷ nhiệm.
2.2. Quá trình triển khai chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ
2.2.1. Tiến hành chiến tranh, chiến dịch quân sự
Để phục vụ mục tiêu lâu dài tại Đại Trung Đông, đánh bật ảnh hưởng
của Nga và Trung Quốc tại đây, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh tại
Afghanistan (tháng 10/2001), Iraq (tháng 3/2003). Sau khi lật đổ được
chính quyền đương nhiệm, Mỹ mất khá nhiều thời gian để ổn định tình hình
tại hai nước này và vẫn tiếp tục duy trì một lực lượng quân sự không nhỏ tại
đây. Ngoài ra, Mỹ còn khởi xướng chiến dịch quân sự tại Libya, can thiệp
quân sự tại Syria và nhiều hoạt động tác chiến, trợ giúp nhân đạo quy mô
nhỏ trên phạm vi toàn cầu.
2.2.2. Điều chỉnh hiện diện quân sự ở nước ngoài
Lợi dụng cuộc chiến “chống khủng bố”, đặc biệt sau cuộc chiến
11
Afghanistan và Iraq, Mỹ đã nhanh chóng tiến hành điều chỉnh việc bố trí
căn cứ quân sự nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và thực hiện chiến lược
đánh đòn phủ đầu đối với các nước và các thế lực mà Mỹ cho là thù địch.
Việc điều chỉnh lực lượng quân sự của Mỹ trên thế giới diễn ra thường
xuyên, liên tục nhưng diễn ra mạnh nhất là từ khi ông Obama trở thành
tổng thống Mỹ.
2.2.3. Tăng cường hiện đại hóa quân đội, nâng cao tiềm lực quốc
phòng
Công kích mạnh mẽ chính sách quân sự bảo thủ của Bill Clinton, chính
quyền G.W. Bush đã dựa vào ưu thế khoa học kỹ thuật cao, thúc đẩy việc
chuyển đổi quân đội từ quân đội của thời đại công nghiệp sang thời đại
thông tin, từ đó tạo nên sự “chênh lệch thời đại” trong lĩnh vực kỹ thuật với
các quốc gia khác. Mỹ đã tiến hành mua sắm, thay thế các loại vũ khí và
trang thiết bị cũ bằng vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại cho
các quân binh chủng nhằm bảo đảm ưu thế kỹ thuật quân sự của Quân đội
Mỹ. Đồng thời, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, duy trì và nâng cấp
lực lượng hạt nhân; chú trọng phát triển vũ khí, trang bị công nghệ cao để
tăng cường khả năng răn đe quân sự.
2.2.4. Thúc đẩy hợp tác quân sự - quốc phòng
Để đảm bảo an ninh nước Mỹ và cho các đồng minh, các chính quyền
Mỹ từ trước tới nay đều coi trọng thúc đẩy hợp tác quân sự - quốc phòng
với các nước đồng minh, đối tác tại các khu vực.
Tại châu Âu, Mỹ tiếp tục coi NATO là trụ cột quan trọng nên không
ngừng thúc đẩy mở rộng NATO về địa lý và phạm vi tác chiến cũng như
mở rộng vai trò của NATO ra toàn cầu nhằm lôi kéo NATO vào giải quyết
các vấn đề quốc tế, phục vụ cho lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ
tăng cường hợp tác quốc phòng với các đối tác chủ chốt ở châu Âu Anh,
Pháp, Đức...
12
Để chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hiện
diện quân sự ở châu Á, Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự, mở rộng phạm
vi hoạt động phối hợp giữa Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Australia), đồng thời, tăng cường quan
hệ với các đối tác mới tại Đông Nam Á.
2.3. Đặc điểm chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ
Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay có các đặc
điểm sau: Chiến lược quân sự mang tính cường quyền, phục vụ bá quyền
toàn cầu; coi an ninh quốc gia làm nền tảng; coi trọng việc đóng quân ở
nước ngoài và nhằm vào các mối đe doạ mang tính toàn cầu; đề cao liên
minh và sự chia sẻ trách nhiệm của đồng minh
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ
ĐẾN NƯỚC MỸ VÀ AN NINH, CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
3.1. Tác động đến nước Mỹ
3.1.1. Tác động đến vị thế, quyền lực của nước Mỹ
Việc thực hiện chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến
nay đã tiếp tục góp phần khẳng định và duy trì vị thế số một thế giới của
Mỹ về kinh tế và quân sự. Mỹ đã linh hoạt sử dụng vai trò tích cực của
nhân tố quân sự, kết hợp chặt chẽ với công cụ ngoại giao và kinh tế để bảo
đảm tự do hành động trên trường quốc tế và can dự mạnh đến các khu vực
để xác lập và duy trì lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố cũng làm làm thay đổi vị thế
quốc tế của Mỹ và sự sụt giảm tương đối trong địa vị sức mạnh của Mỹ.
Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, Mỹ phải chịu nhiều kiềm chế hơn khi
13
không được sự ủng hộ các các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
trong việc xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng.
3.1.2. Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia Mỹ
Đối với mục tiêu chống khủng bố quốc tế, Mỹ đã giành được thắng lợi
bước đầu thông qua các cuộc tấn công Afghanistan, Iraq, lật đổ các chế độ
ủng hộ khủng bố; tiến hành hàng loạt các cuộc truy quét, tiêu diệt tàn quân
Taliban, lực lượng Al-Qaeda. Các cuộc không kích mục tiêu IS của liên
quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện đã đem lại hiệu quả nhất định.
Đối với mục tiêu phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt lớn, mặc dù kết
hợp chặt chẽ giữa quân sự với ngoại giao, kinh tế nhưng những nỗ lực ngăn
chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân dường như tỏ ra không mấy hiệu quả.
Đối với mục tiêu thiết lập địa vị chủ đạo của Mỹ tại các khu vực chủ
yếu: Sự thành công của các hoạt động quân sự cấp chiến dịch, chiến lược
của Mỹ tại Đại Trung Đông đã giúp Mỹ không những loại bỏ được ảnh
hưởng của Nga, Trung Quốc ở khu vực này, mà còn là một bước tiến lại
gần hơn “mục tiêu” Iran. Tuy nhiên, Mỹ chưa thiết lập được vị thế chủ đạo
ở khu vực châu Á-TBD.
Quá trình Mỹ triển khai hoạt động quân sự khắp toàn cầu đã giúp nước
này từng bước đạt được mục tiêu tăng cường củng cố và phát triển các quan
hệ đối tác, thúc đẩy sức mạnh của các liên minh và đối tác nhằm đối phó
với các thách thức lớn và đáp ứng các cơ hội mới.
3.1.3. Tác động đến kinh tế Mỹ
Quân đội Mỹ đã đảm bảo an toàn cho nước Mỹ, bảo vệ tốt thành quả
kinh tế, bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ và người dân Mỹ. Quân đội Mỹ đã tạo
ra môi trường hoà bình, ổn định để đất nước tập trung phát triển kinh tế.
Nền công nghiệp quốc phòng cũng đem lại những khoản doanh thu lớn cho
nước Mỹ thông qua việc xuất khẩu vũ khí. Các cuộc chiến tranh của Mỹ từ
năm 2001 đến nay đều nhằm góp phần đảm bảo an ninh dầu mỏ của Mỹ tại
khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cộng với
14
chi tiêu quân sự khổng lồ của quân đội Mỹ ở nước ngoài là một trong
những nguyên nhân dẫn đến suy thoái của kinh tế Mỹ.
3.2. Tác động đến khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi
3.2.1. Tác động đến tình hình an ninh
Nhằm phục vụ cho cạnh tranh, giành và giữ quyền lực giữa Mỹ với các
thế lực quốc tế và khu vực tại Đại Trung Đông, cuộc chiến tranh của Mỹ tại
Afghanistan, Iraq, can thiệp quân sự tại Libya, cuộc chiến ủy nhiệm tại Syria
đã dẫn đến tình trạng xung đột, bạo lực và nhiều hệ luỵ đối với mỗi quốc gia,
các nước láng giềng cũng như bối cảnh an ninh chung của cả khu vực.
Bên cạnh đó, do các chính quyền mới mà Mỹ dựng lên không thể
kiểm soát được tình hình chính trị nội bộ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của IS nên đã dẫn đến tình trạng chia cắt, cát cứ lãnh thổ tại Afghanistan,
Iraq, Libya, Syria.
3.2.3. Tác động đến tương quan so sánh lực lượng
Chiến lược quân sự và ngoại giao của Mỹ đã chấm dứt sự tồn tại hoặc
làm suy yếu hoàn toàn sức mạnh của 6 quốc gia bán thế tục và Hồi giáo ôn
hòa có ảnh hưởng nhất trong thế giới Arập là Ai Cập, Iraq, Sudan, Libya,
Yemen và Syria. Mỹ đã và đang tiếp tục thiết lập địa vị tương xứng tại khu
vực, có điều kiện thuận lợi nhất để kiềm chế Iran, đẩy lùi ảnh hưởng của
Nga, Trung Quốc tại khu vực này.
3.2.3. Sự phát triển của lực lượng khủng bố quốc tế
Các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan và Iraq đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông, Trung Á.
Những chính sách không phù hợp và không hiệu quả của các chính quyền
mới được Mỹ hậu thuẫn lại làm bùng phát một loạt những vụ bạo lực, tội
phạm. Mặt khác, tình hình bất ổn ở Trung Đông do hậu quả của chiến lược
Đại Trung Đông của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của
lực lượng khủng bố Al- Qaeda và lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo
15
tự xưng (IS) trong đó IS đã trở thành một trong những tổ chức vũ trang cực
đoan nguy hiểm nhất thế giới.
3.3. Tác động đến khu vực châu Âu
3.3.1. Tác động đến tình hình an ninh
Tình hình an ninh châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu có nhiều căng
thẳng mới khi Mỹ đã tìm cách chuyển đổi mô hình chiến lược NATO, thúc
đẩy kế hoạch phòng thủ tên lửa ở châu Âu, tăng cường hiện diện quân sự
tại các nước, các vùng biển quanh châu Âu và Nga, thúc đẩy hợp tác quân
sự với các đồng minh mới. Được sự hậu thuẫn của Mỹ, các nước Đông Âu
và thuộc Liên Xô cũ (trong đó có Ukraine) tiếp tục chính sách thân phương
Tây, tăng chi phí để hiện đại hoá lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ. Các hoạt động quân sự này của Mỹ cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng “báo động” về quân sự giữa Nga và
NATO.
Bên cạnh đó, sau hơn 10 năm tham gia các cuộc chiến do Mỹ phát
động, mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu tăng lên, nội bộ NATO cũng có
nhiều chia rẽ. Nhiều nước châu Âu cho rằng Mỹ luôn đề cao lợi ích của
mình mà không quan tâm đến sự đóng góp của các nước khác. Hầu hết các
đồng minh châu Âu đang ngày càng tỏ ra miễn cưỡng trong vấn đề chi tiêu
quốc phòng và cam kết gửi quân tham gia các sứ mệnh nguy hiểm ở nước
ngoài. Một số nước nghi ngờ ý định mở rộng NATO của Mỹ và bất đồng
với chính sách NATO của Mỹ và cho rằng NATO nên tập trung vào việc
thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh tập thể và giảm bớt sự quan tâm quá
nhiều đến chính trị quốc tế như trường hợp khủng hoảng Ukraine.
Việc Mỹ tiếp tục ủng hộ mở rộng NATO, tìm cách duy trì sự tồn tại
của NATO và chi phối hoạt động của tổ chức này sẽ tiếp tục tác động lớn
đến cơ chế an ninh, phòng thủ tại châu Âu. Do châu Âu không có quân đội
chung nên châu Âu phụ thuộc vào NATO trong việc đối phó với các nguy
cơ mất ổn định và xung đột khu vực. Trong điều kiện kinh tế châu Âu gặp
16
nhiều khó khăn như hiện nay, các nước châu Âu khó có thể đưa ra một
quyết định nào độc lập hoặc ý định riêng cho việc bảo đảm an ninh chung.
Đây là điều kiện thuận lợi để Mỹ thông qua NATO nhằm kiểm soát châu
Âu, bảo đảm địa vị chủ đạo về an ninh của Mỹ đối với châu Âu.
3.3.2. Tác động đến tương quan so sánh lực lượng
Hiện nay, mặc dù Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu
Á - Thái Bình Dương nhưng Mỹ vẫn là bên tham gia lớn nhất ở châu Âu.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu cùng với việc chi phối NATO giúp
Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Mỹ ở khu vực này.
Mặt khác, việc mở rộng NATO đã khiến cho Nga mất đi nhiều đồng
minh, đối tác, không gian an ninh của Nga dần bị thu hẹp. Đáng lưu ý, việc
Mỹ, NATO can thiệp vào Ukraine là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc
quyền lực ở châu Âu do Nga lấy Ukraine là điểm tựa chiến lược nhằm tái
liên kết không gian hậu Liên Xô còn Mỹ thì muốn ngăn chặn ý đồ phục
hưng nước lớn của Nga.
3.3.3. Mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Nga
Quan hệ Mỹ - Nga là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, trong đó khía
cạnh đấu tranh là chủ đạo mặc dù mối quan hệ Nga - Mỹ đã có một giai
đoạn hợp tác kéo dài từ đầu năm 2009 đến tháng 1/2012 với những bước
tiến phù hợp với lợi ích quốc gia của mỗi nước. Sau năm 2012, chính quyền
Obama đã thay đổi chính sách và theo đuổi một phương thức tiếp cận mang
tính đối đầu hơn để đáp lại hành vi của chính quyền Putin. Chính các hành
động này của Mỹ khiến mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây trở
nên nóng bỏng, quyết liệt hơn bao giờ hết kể từ sau khi chiến tranh Lạnh
kết thúc.
3.4. Tác động đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương
3.4.1. Tác động đến tình hình an ninh
Một số hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực diễn ra vào thời điểm
nhạy cảm đã khiến cho tình hình an ninh khu vực phát triển theo xu thế
17
phức tạp hơn. Cụ thể: (1) Làm tăng phản ứng của Triều Tiên, Trung Quốc,
Nga, khiến cho tình hình an ninh Đông Á ở một số thời điểm khá căng
thẳng; (2) Nhiều nước tăng cường sức mạnh quân sự và điều chỉnh chính
sách quân sự theo hướng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chien_luoc_quan_su_toan_cau_cua_my_tu_nam_20.pdf