ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HUỲNH THỊ ANH VÂN
CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HUẾ - NĂM 2016
Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Bang
TS. Phan Thanh Hải
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng c
52 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802 - 1945): sự hình thành và nghi thức tế tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại: số 3, đường Lê Lợi, TP Huế.
Vào hồi.ngày.. tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế và Thư viện Quốc gia.
ĐẠI HỌC HUẾ
MỞ ĐẦU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
1.1. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu các công trình đàn
miếu và nghi lễ đại tự trong mối liên hệ thống nhất về ý nghĩa triết lý
và vai trò của các công trình này đối với các triều đại quân chủ ở Việt
Nam, đặc biệt dưới triều Nguyễn, là một việc cần thiết nhằm cung
cấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá HUỲNH THỊ ANH VÂN
trị di sản văn hóa Huế hiện nay. Đây cũng sẽ là luận án đầu tiên tập
trung đánh giá đầy đủ, khách quan và hệ thống về quá trình hình
thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế và
nghi thức tế tự.
Mặt khác, phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu về các
CÁC ĐÀN MIẾU VÀ NGHI LỄ ĐẠI TỰ CỦA TRIỀU
đàn miếu và nghi thức tế đại tự đều chỉ dừng lại ở việc mô tả về lịch
NGUYỄN Ở HUẾ
sử, quy mô kiến trúc hoặc sự kiện chứ chưa đi sâu phân tích vai trò
(1802-1945)
và ý nghĩa về mặt xã hội của các đàn miếu và nghi thức tế đại tự
trong những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Việc nghiên
cứu các đàn miếu và nghi thức tế đại tự trong mối tương quan với
những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể sẽ giúp đưa ra Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
những đánh giá toàn diện và khách quan đối với các hoạt động này
trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay. Mã số: 62.22.03.13
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu và
giảng dạy về triều Nguyễn ở những khía cạnh có liên quan trong nhà
trường và cho công tác bảo tồn, phục dựng, đáp ứng nhu cầu du lịch
văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh vùng Huế. Đồng thời, dựa trên LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
những kết quả nghiên cứu về đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại
tự triều Nguyễn ở Huế, luận án sẽ đưa ra một số đề xuất hướng bảo tồn
và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự trong giai đoạn hiện nay, đặc
biệt là khi các nghi thức tế đại tự của triều Nguyễn hiện đang được
phục dựng ở những quy mô khác nhau và có nhiều ý kiến khác nhau
về việc phục dựng này. Từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề
“Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945): sự hình thành
và nghi thức tế tự” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn ở Huế, bao gồm: đàn Nam Giao, các miếu thờ tổ tiên của họ HUẾ - NĂM 2015
Nguyễn trong khu vực Hoàng thành Huế (Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ
1
Miếu, Thế Tổ Miếu và Hưng Tổ Miếu) và đàn Xã Tắc, cùng các nghi
lễ tế tự tương ứng, bao gồm lễ tế Giao, lễ tế miếu và lễ tế Xã Tắc.
Không gian nghiên cứu của đề tài là tại Huế, tập trung chủ yếu
ở khu vực đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ của triều
Nguyễn trong Hoàng thành Huế.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là quá trình
hình thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế
từ khi mới lập nên triều đại cho đến khi kết thúc (1802-1945). Tuy
nhiên, sự hình thành của các đàn miếu đại tự của triều Nguyễn có sự
kế thừa từ các hình thức đàn miếu đại tự cùng loại của các triều đại
trước nên luận án sẽ có phần sơ khảo về lịch sử hình thành và phát
triển của các hình thức đàn miếu đại tự dưới các triều đại trước
Nguyễn ở Việt Nam. Mặt khác, các đàn miếu đại tự hiện vẫn đang
được bảo tồn và phát huy giá trị cùng với những hoạt động văn hóa
đặc sắc. Vì vậy, luận án cũng sẽ tìm hiểu về các đàn miếu đại tự và
hoạt động nghi lễ trong thời gian từ sau 1945 đến thời điểm hoàn tất
luận án (cuối năm 2015) để có thêm cơ sở cho những đề xuất hướng
nghiên cứu trong tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhìn chung, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về
các đàn miếu đại tự và những nghi lễ liên quan dưới triều Nguyễn.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc mô tả từng đối
tượng riêng lẻ hoặc đề cập đến đối tượng ở những khía cạnh và mức
độ nhất định. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người
đi trước, luận án sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ sở của sự ra đời, quá
trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ trong lịch sử cũng
như các đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn
ở Huế, từ đó làm rõ ý nghĩa và vai trò của các công trình đàn miếu và
nghi lễ đại tự đối với triều đại này trong lịch sử Việt Nam.
Dưới nhiều tác động của các bối cảnh chính trị, xã hội khác
nhau, các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế hiện đã và
đang được bảo tồn, phát huy giá trị tích cực trong bối cảnh mới. Quy
mô và nhiều yếu tố gắn liền với chúng như trình tự nghi thức, trang
phục, đồ tự khí và lễ vật cúng tế cũng có nhiều thay đổi nhằm thích
nghi với hoàn cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng
nhằm góp thêm cơ sở khoa học để đảm bảo sự cân bằng giữa mục
2
tiêu bảo tồn tính chân xác của di sản với việc phát huy giá trị di sản
văn hóa phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án cần tập hợp
thành hệ thống những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành,
việc quy hoạch và xây dựng đàn miếu đại tự thời Nguyễn tại Huế,
tìm hiểu các cơ quan tham gia vào quá trình chuẩn bị, tổ chức nghi
lễ đại tự, âm nhạc và múa, trang phục, văn tế, trình tự nghi thức...
để qua đó phân tích, đánh giá những đặc điểm của các đàn miếu và
nghi lễ đại tự triều Nguyễn, ý nghĩa cũng như vai trò của chúng
đối với đời sống văn hóa tinh thần của triều đại này từ 1802-1945.
Luận án cũng cần có sự tham khảo để so sánh, đối chiếu với những
hình thức tương tự ở một số nước đồng văn khác trong khu vực, rút
ra những nét đặc trưng của triều Nguyễn nhìn từ các đàn miếu và
nghi lễ đại tự ở Huế.
Bên cạnh đó, luận án cũng cần tiếp tục khảo sát tình hình bảo
tồn đàn miếu và thực hành nghi lễ sau khi triều Nguyễn cáo chung
năm 1945 cũng như những biến đổi trong cách tổ chức, thực hành
văn hóa và tác động tâm lý xã hội từ việc tham gia nghi lễ để tìm hiểu
ý nghĩa, bản chất của những nghi lễ phục dựng hiện nay nhằm đưa ra
những đề xuất định hướng cho việc bảo tồn và phục dựng các nghi lễ
đại tự trong bối cảnh mới dựa trên sự tôn trọng lịch sử và thể hiện nét
đặc trưng văn hóa đặc sắc của địa phương.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu có tính quyết định đến sự thành công của đề tài
này bao gồm các loại thư tịch của triều Nguyễn và các công trình
nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, địa lý...Ngoài ra còn có các luận văn,
các loại tạp chí, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về
tôn giáo và nghi lễ và các tài liệu thu được từ khảo sát thực địa.
Trước hết, có thể kể đến nguồn thư tịch phong phú, gồm các bộ sử đồ
sộ của Quốc sử quán và Nội Các triều Nguyễn mang tính biên niên,
ghi chép các sự kiện liên quan đến chính sự, chế độ, điển chế,..
v.v..như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam thực lục chính
biên đệ lục kỷ phụ biên, Đại Nam thực lục Chính biên đệ thất kỷ,
Đồng Khánh Khải Định chính yếu và các châu bản triều Nguyễn có
liên quan đến đề tài; hoặc các loại tư liệu về địa chí như bộ Đại Nam
3
nhất thống chí (một bộ biên soạn đời Tự Đức năm 1865-1882; ngoài
ra còn có bộ Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán đời Duy Tân
biên soạn, chỉ có các tỉnh Trung kỳ và được khắc in năm 1909. Các
bản này được dịch sang tiếng Việt và tái bản vào các năm 1960,
1969, 2006.). Ngoài ra còn có một số công trình khảo cứu trực
tiếp về nghi lễ đại tự triều Nguyễn trước và sau khi triều Nguyễn
cáo chung, như tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH /
Những người bạn cố đô Huế) của Hội đô thành hiếu cổ (1914-1944)
hoặc tác phẩm của những người trực tiếp chứng kiến nghi lễ đại tự
thời Nguyễn như Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng
(1972) hoặc luận án Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao
tại Huế (1973) của tác giả Lê Văn Phước. Bên cạnh đó còn có
nhiều tác phẩm khác viết về nguồn gốc tư tưởng, phong tục, tập quán,
âm nhạc, nghi thức, sự ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc
v..v..liên quan đến vấn đề được bàn đến trong nội dung đề tài, tiêu
biểu có Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng
Đoàn và Đỗ Trọng Huề (in lần đầu năm 1968), Việt Nam phong tục
của Phan Kế Bính (xuất bản lần đầu tiên năm 1915, tái bản năm
2005), Nho giáo của Trần Trọng Kim (in lần đầu vào những năm
1929-1933, tái bản năm 1992), Lịch sử tư tưởng phương Đông và
Việt Nam của Nguyễn Minh Tường (2012). Ngoài ra còn có các bài
viết của nhiều tác giả trên các Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nghiên
cứu Lịch sử, Nghiên cứu Huế, Huế Xưa & Nay, Nghiên cứu và Phát
triển, các kỷ yếu Hội thảo về triều Nguyễn,v.v.. viết về những khía
cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án.
Luận án cũng tham khảo các công trình nghiên cứu, luận văn,
luận án của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Li Tana, Yu Insun;
các kỷ yếu hội thảo, hội nghị hoặc các bài viết đã được đăng tải trên
các Tạp chí uy tín hay đã được xuất bản của một số tác giả trong và
ngoài nước. Đặc biệt, có một số bài viết phân tích khá sâu về tôn giáo
và nghi lễ của các triều đình ở Việt Nam, như: “Religion and Ritual in
the Royal Courts of Đại Việt” của John K. Whitmore đăng trong Asia
Research Institute Working Paper Series No. 128 (Loạt bài viết của
Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore, tháng 12/2009)
hoặc những mô tả của các nhân chứng là người nước ngoài có dịp tiếp
xúc hoặc chứng kiến các hoạt động tế tự của triều đình Nguyễn. Những
bài viết này cung cấp một cách nhìn nhận và đánh giá tính chất đặc
4
trưng các Nhà nước phong kiến ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác
nhau, trong đó có nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài.
Các nguồn tư liệu thu được từ khảo sát thực địa tại một số di
tích có liên quan (đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, các miếu thờ hoàng
gia) ở trong và ngoài nước, tư liệu khảo cổ, các sưu tập hiện vật bảo
tàng và thông tin từ phỏng vấn nhân chứng trong quá trình khảo sát,
điền dã cũng đem lại những cơ sở khoa học đáng tin cậy cho đề tài.
Ngoài những tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài nêu trên, chúng tôi cũng tiếp cận, khai thác một số tài liệu đăng tải
trên internet. Có thể nói những tài liệu này hết sức phong phú, đa
dạng và mức độ đề cập cũng rất khác nhau. Do đó chúng tôi sẽ phân
loại và thẩm định kỹ lưỡng trước khi sử dụng để nghiên cứu đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện đề tài thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội, phương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử là phương pháp
chủ yếu được áp dụng trong luận án, kết hợp với phương pháp logic
để trình bày một cách hệ thống quá trình hình thành, phát triển, suy
tàn và được phục hồi của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn
ở Huế, đồng thời làm rõ tính kế thừa từ các triều đại trước trong
lịch sử Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu bằng các phương
pháp này cũng giúp đánh giá sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
trong việc xây dựng và củng cố quyền lực của triều Nguyễn thông
qua hình thức các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở Huế và vai trò của
chúng đối với sự tồn tại và phát triển của vương triều Nguyễn.
Trong quá trình phân tích và đánh giá, luận án cũng chú ý vận dụng
các phương pháp liên ngành, như các phương pháp phân tích thư tịch,
nghiên cứu kết quả khảo cổ học, phương pháp thống kê - phân loại
và so sánh, đối chiếu các loại bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ,
ảnh chụp, v..v..để tìm hiểu những thông tin chi tiết về những đặc
điểm của các đàn miếu đại tự và thực hành nghi lễ liên quan dưới
triều Nguyễn tại Huế.
Đặc biệt, những phương pháp này được kết hợp với phương
pháp so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại để tìm ra những nét đặc trưng
của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn so với các hình thức
tương tự của Trung Quốc và Hàn Quốc, thể hiện bản sắc và tinh thần
tự tôn dân tộc trong quá trình tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa từ bên
ngoài một cách chủ định và có chọn lọc, làm rõ tính mục đích của việc
thiết lập các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế.
5
Phương pháp hệ thống-cấu trúc kết hợp với phương pháp
nghiên cứu liên ngành bao gồm điền dã dân tộc học, phỏng vấn
nhân chứng, quan sát và quan sát tham dự trong nhân học văn hóa
cho phép tác giả luận án tìm hiểu những tác động của bối cảnh
chính trị, xã hội đối với quá trình hình thành đàn miếu và nghi lễ
đại tự. Mặc khác, kết quả nghiên cứu cũng giúp tác giả tìm hiểu
vai trò của các đàn miếu và nghi lễ phục dựng hiện nay đối với
cộng đồng trong sự thích ứng với bối cảnh văn hóa, chính trị, xã
hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong việc xử lý tư liệu, tác giả sẽ cố gắng bám vào tư liệu
gốc và các tư liệu dịch thuật bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín.
Tuy nhiên, trong trường hợp tác giả không thể tiếp cận tư liệu gốc
mà phải trích dẫn lại, tác giả đều nói rõ nguồn.
5. Đóng góp của luận án
5.1 Về mặt thực tiễn, luận án sẽ cung cấp một cách đánh giá
tổng quan về đề tài thông qua việc hệ thống hóa các thông tin thu
thập được trong quá trình nghiên cứu tư liệu và điền dã, góp phần
phục vụ cho công tác nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể liên quan đến các đàn miếu và nghi lễ đại tự. Việc hiểu
đúng và hiểu sâu về các đàn miếu và nghi thức đại tự triều Nguyễn sẽ
góp phần đưa ra định hướng và phương pháp đúng đắn trong việc bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản đã được công nhận là di sản văn hóa
quốc gia cấp đặc biệt và là di sản văn hóa thế giới.
5.2 Về mặt lý thuyết, kế thừa các kết quả của các nhà nghiên
cứu đi trước, khắc phục những điểm còn hạn chế và kết hợp với cách
kiến giải dựa trên sự phân tích, tổng hợp các thông tin thu được từ quá
trình nghiên cứu tư liệu, luận án sẽ đưa ra cách nhìn mới về các đàn
miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế. Mặc dù đề tài và đối tượng nghiên
cứu không mới và đã được nhiều tác giả đề cập tới từ đầu thế kỷ,
nhưng việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành kết hợp với kỹ năng lập
luận, phân tích, luận án sẽ góp phần chứng minh các đàn miếu và nghi
lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế cũng là hình thức thể hiện tính chính
thống của quyền lực nhà vua dưới thời quân chủ. Nói cách khác, nghi
lễ đại tự cũng chính là nghi lễ của quyền lực. Mọi chi tiết về quy hoạch
và xây dựng, trang trí kiến trúc hay những thủ tục trình tự nghi thức,
nhạc, múa, trang phục, lễ phẩm v..v...của các đàn miếu và nghi lễ đại
tự đều nhằm mục đích thể hiện quân quyền, cùng với đó là thần quyền
trong một ý nghĩa tâm linh huyền bí mà nghi lễ đem lại.
6
5.3 Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng những thông tin tư liệu
để so sánh và khảo sát thực tế để xác định đâu là những nét bản sắc
của triều Nguyễn thể hiện bản lĩnh và sự sáng tạo trong cách vận
dụng tư tưởng Nho giáo Trung Quốc vào điều kiện thực tế của Việt
Nam và kế thừa các triều đại trước. Đó chính là những nét đặc trưng
thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của các vua Nguyễn, đặc biệt là vào
buổi đầu của triều đại. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch và xây
dựng đàn miếu có phần khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như
việc thực hành nghi lễ tế tự một cách quy củ. Mặt khác, kết quả điền
dã thực địa cho thấy trong số các nghi lễ đại tự của triều Nguyễn, chỉ
có lễ tế miếu – hay nói đúng hơn là lễ kỵ giỗ của Nguyễn Phúc Tộc,
đã và vẫn đang được dòng họ tổ chức trong gia đình và ở các tông
miếu hoàng gia tại hoàng cung, thể hiện truyền thống thờ cúng tổ
tiên, mang đậm nét địa phương và bản sắc của một triều đại. Nghi lễ
này cho dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn tồn tại như một cách thích
ứng trước áp lực của sự toàn cầu hóa và hiện đại hóa trong bối cảnh
hiện nay và vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa và tinh thần.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục các
công trình khoa học liên quan đã công bố (3 trang), Tài liệu tham khảo
(15 trang), Bảng Chú giải một số từ vựng (3 trang), Phụ lục (70 trang),
nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu (17 trang)
Chương 2: Sự hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế
(39 trang)
Chương 3. Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế (32 trang)
Chương 4. Đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế:
những đặc trưng và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị (30 trang)
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trước năm 1975
Trước hết, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án có các
công trình nghiên cứu đã được thực hiện và ấn hành từ những năm
triều Nguyễn chưa chấm dứt, tiêu biểu là bộ Bulletin des Amis du
Vieux Hué (BAVH/Những người bạn cố đô Huế) của Hội đô thành
hiếu cổ với nhiều bài viết của L. Cadière [147]; [148]; [149]; Nguyễn
7
Đình Hoè [151], R. Orband [153]; [154]; [155]; [156], H. De Pirey
[157], A. Sallet [158]...cung cấp nhiều thông tin tư liệu đáng quý về
các đối tượng của đề tài, trong đó có nhiều bài viết mô tả cụ thể về
đàn Nam Giao và nghi thức tế Giao hoặc đàn Xã Tắc thời Nguyễn
kèm theo bản vẽ hoặc ảnh chụp, được xem là cơ sở cho việc phục
dựng các lễ tế Giao hiện nay.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu khác ở giai đoạn trước 1975
chỉ mang tính chất hồi ký, mô tả, nhưng cũng rất có giá trị tham khảo
bởi phần lớn các tác giả cũng là những nhà trí thức, những nhân
chứng lịch sử hoặc những người có nhiều cơ hội để tiếp cận và kiểm
chứng thực tế về những nội dung liên quan đến đề tài. Nổi bật trong
số đó có Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ
Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (in lần đầu năm 1968) với những thông
tin khá đầy đủ về các đại lễ quan trọng nhất dưới thời các triều đại
quân chủ ở Việt Nam cùng những chi tiết về nghi thức, âm nhạc, kèm
theo một số hình ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ đề cập đến việc lập đàn Xã Tắc
(vào đời Trần) đúng một câu trong mục “Lễ Tịch điền qua các triều
đại”, ngoài ra không có thông tin gì thêm về lễ tế đàn Xã Tắc dưới
thời Trần và các triều đại khác, kể cả triều Nguyễn. Thông tin về lễ tế
miếu trong tác phẩm này cũng khá sơ sài và hoàn toàn không mô tả
vị trí hay đặc điểm kiến trúc của các công trình. Riêng đối với lễ tế
miếu thời Nguyễn, tác phẩm đưa ra những thông tin khá chi tiết về lễ
vật tế, trình tự tổ chức và các nghi thức, kèm theo nội dung nhạc tế
nhưng chỉ đề cập đến lễ tế kỵ ở Thế Miếu nhà Nguyễn. Một nội dung
khác khá quan trọng là việc trong tác phẩm này, lễ tế kỵ ở Thế Miếu
nhà Nguyễn có múa nhạc, trong khi theo quy chế triều Nguyễn, chỉ
có lễ tế hưởng (tế theo mùa) ở miếu mới có múa Bát dật.
Bên cạnh đó, thông tin về các lễ tế được tổ chức sau khi triều
Nguyễn đã cáo chung cũng rất cần thiết để giúp tác giả luận án hiểu
thêm vai trò của các đàn miếu và những nghi thức tế đại tự triều
Nguyễn đối với đời sống văn hóa tinh thần vùng Huế, đặc biệt là
sau khi triều đại quân chủ đã chấm dứt. Các tác phẩm viết về hoạt
động này có: Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (1972)
hoăc Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế của Lê
Văn Phước (1973) với nhiều thông tin chi tiết mô tả kiến trúc và
cách thức tổ chức nghi lễ tế Giao nhưng chưa đi sâu lý giải về mặt ý
nghĩa triết lý hoặc phân tích những tác động về mặt xã hội của các
8
hình thức tế đại tự mà luận án đề cập. Ngoài ra còn có một số bài
viết trên các tập san chuyên đề như Sử Địa (Sài Gòn), Đại học (Huế),
Nam Phong (Sài Gòn) nhưng cũng chỉ cung cấp thông tin sơ lược về
đàn Nam Giao và lễ tế Giao. Trong đó, đáng chú ý có một vài thông
tin ghi được vào thời điểm 1942 về Trai Cung và những chứng tích
còn sót lại như: dấu tích kiến trúc, thẻ bằng đá treo trên cây
thông..v..v..
1.1.2 Các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay
Căn cứ vào sự thay đổi về cơ bản trong cách nhìn nhận, đánh
giá về triều Nguyễn sau thời kỳ đổi mới (1986), có thể tạm chia thời
kỳ sau năm 1975 đến nay ra làm 2 giai đoạn.
a. Giai đoạn từ năm 1975-1986
Ở giai đoạn này, mặc dù người ta không cấm đoán việc tế tự,
nhưng với quan điểm coi triều Nguyễn là “thối nát”, “phản động” và
chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, nhiều hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng bị đình trệ trong khoảng thời gian từ 1975-1985. Trước tình
hình đó, việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và về các đàn
miếu hay nghi thức tế đại tự ở Huế giai đoạn này gần như không có
gì tiến triển.
b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
* Nhóm công trình nghiên cứu về triều Nguyễn và di sản
kiến trúc đàn miếu ở Huế
Năm 1994, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã chọn
chủ đề Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn,
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay làm
đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (mã số KX-ĐL: 94-16), do
PGS.TS. Đỗ Bang làm chủ nhiệm đề tài đã đánh dấu sự vào cuộc
chính thức về mặt nhà nước trong việc nghiên cứu khách quan và
toàn diện hơn về triều Nguyễn.
Cùng chung mối quan tâm về triều Nguyễn giai đoạn này còn
có nhiều nhà nghiên cứu với những công trình quy mô khác nhau,
trong đó có thể kể đến: Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh
(1995), Kinh thành Huế của Phan Thuận An (1999), Phú Xuân-Huế
từ đô thị cổ đến hiện đại, bao gồm nhiều bài viết của các tác giả do
UBND thành phố Huế tập hợp (1999), Những vấn đề lịch sử về triều
đại cuối cùng ở Việt Nam của nhiều tác giả do Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế và tạp chí Huế-Xưa & Nay xuất bản (2002), Tuyển
tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn của nhiều tác giả do Sở
9
Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản (2002). Tuy nhiên,
hầu hết các tài liệu này đều ít đề cập đến những đối tượng nghiên cứu
của đề tài. Đáng lưu ý có tác phẩm Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú
Xuân của Phan Thanh Hải (2002). Đây là tập hợp nhiều bài khảo cứu
về triều Nguyễn và văn hóa Huế, trong đó có những bài viết liên quan
trực tiếp đến đề tài với nhiều thông tin có giá trị.
Với kết quả khảo sát thực tế tại Trung Quốc, tác giả là người
đầu tiên đưa ra những nhận xét so sánh giữa đàn tế Trời thời Minh-
Thanh ở Bắc Kinh và đàn tế của triều Nguyễn ở Huế. Dựa trên mô tả
về đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế với 3 tầng (một tầng tượng trưng
cho Trời, một tầng tượng trưng cho Đất, một tầng tượng trưng cho Con
người), tác giả đã có lý khi cho rằng lối kiến trúc này “thể hiện mối quan
hệ vừa có tính cách biệt tương đối, vừa thống nhất trong mối liên kết có
tính tuyệt đối”. Theo nhận xét của tác giả, ở Trung Quốc, tế Giao được
tổ chức riêng rẽ, trong đó yếu tố Trời, Đất và các vị thần linh luôn đóng
vai trò quan trọng và bao trùm lên tất cả: “Trên thực tế ở Trung Quốc,
giai cấp thống trị luôn luôn tìm cách đẩy xa khoảng cách giữa thần linh
và con người”.
Liên quan đến việc quy hoạch kiến trúc và mối tương quan giữa
vị trí các công trình với những yếu tố tự nhiên mang ý nghĩa triết lý
phong thủy, tác phẩm Kinh thành Huế của Phan Thuận An là một tác
phẩm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về quá trình hình thành
Kinh thành Huế. Tác giả nhận xét: “...Với cách đưa kiến trúc Kinh thành
vào giữa các thực thể địa lý ở ngoại cảnh thiên nhiên.., chúng ta thấy
việc quy hoạch và xây dựng công trình kiến trúc này đã và đang tiểm ẩn
một nội dung triết lý thật sâu sắc”.
Trong bài khảo cứu của mình về “Tư tưởng quy hoạch Kinh
thành Huế dưới triều Gia Long” trong Huế-triều Nguyễn, một cái nhìn
(2004), tác giả Trần Đức Anh Sơn tiến thêm một bước trong việc
nghiên cứu về khía cạnh này và kết luận: “Việc quy hoạch và kiến
thiết Kinh thành Huế dưới triều Gia Long là một sự kết hợp tài tình,
khéo léo các yếu tố: lịch sử, Dịch lý và thuật phong thủy và tri thức
khoa học...”.
Cùng chung mối quan tâm đến đặc điểm quy hoạch của các di tích
triều Nguyễn ở Huế, tác giả Phan Thanh Hải cũng nhận định: “Ở Kinh đô
Huế, ngoài trục (thần đạo) của kinh đô chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam, bên ngoài Kinh thành còn có một trục chạy theo hướng Bắc-Nam,
10
nối từ Kỳ Đài đến đàn Nam Giao. Chính trục thứ hai này cùng với dòng
sông Hương đã tạo nên sự liên kết rất chặt chẽ, hài hòa giữa kinh đô với
các công trình kiến trúc bên ngoài Kinh thành, nhất là miền lăng tẩm của
hoàng gia ở phía Tây và Tây-Nam”.
Các kết quả nghiên cứu trên đây là một trong những cơ sở giúp
tác giả luận án xem xét mối quan hệ giữa các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn với toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế và đặc điểm của các
đàn miếu đại tự nhìn từ ý nghĩa triết lý trong quy hoạch. Riêng bài
viết “Quy hoạch khu di tích đàn Xã Tắc-thực trạng và giải pháp”
của Nguyễn Việt Dũng cung cấp thêm một số thông tin khá chi tiết
về việc quy hoạch đàn Xã Tắc để trùng tu, phục hồi sau một thời
gian dài bị xuống cấp nghiêm trọng.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu là những
Luận văn, Luận án Tiến sĩ liên quan đến một số khía cạnh trong đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Nổi bật trong số đó có Luận án Tiến sĩ
về Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884 của Nguyễn Văn
Đăng năm 2002 đem lại nhiều thông tin bổ ích về các cơ quan sản
xuất, cung cấp các vật dụng của triều đình. Luận án Tiến sĩ về Vai
trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn
(giai đoạn 1802-1884) của Phan Tiến Dũng năm 2005 với những
thông tin về việc xây dựng các công trình đàn miếu dưới triều
Nguyễn, cung cấp những kết quả thống kê khoa học về số lượng và
hình thức các loại gạch, ngói xây dựng kiến trúc cung đình Nguyễn.
Ngoài ra còn có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố tại
các hội nghị, hội thảo khoa học bàn về triều Nguyễn và được in
thành kỷ yếu. Đó là kỷ yếu của các Hội thảo về Những vấn đề văn
hóa – xã hội thời Nguyễn (Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, lần thứ nhất năm 1992, lần thứ hai năm 1995), hội thảo khoa
học quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở đại
học, cao đẳng sư phạm và phổ thông do trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức năm 2002, Hội nghị
chuyên gia Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế do UBND thành phố
Huế tổ chức năm 2003, Hội thảo khoa học về Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX do UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
tổ chức năm 2008, Hội thảo về Thuận Hóa-Phú Xuân Thừa Thiên
Huế-700 năm hình thành và phát triển do Hội Khoa học Lịch sử
11
tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức năm 2010, các Hội thảo Việt Nam học
lần thứ nhất (1998), lần thứ hai (2004), lần thứ 3 (2008), lần thứ 4
(2012), Hội thảo Văn hóa Huế, đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn,
phát triển do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
năm 2014, Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn
trên kiến trúc cung đình Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế tổ chức năm 2015 cùng nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề
khác ở cấp quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh lực khác có liên quan
ít nhiều. Hầu hết các hội thảo đều đề cập đến những mảng đề tài
rộng và mang tính tổng quan nhiều hơn là đi vào chi tiết hoặc đề
cập đến những trường hợp cụ thể như đối tượng nghiên cứu của
luận án. Đặc biệt, Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ
văn trên kiến trúc cung đình Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố
đô Huế tổ chức đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị về
những giá trị độc đáo và quý hiếm của hệ thống thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế. Đây cũng là những cứ liệu chân xác và nguyên
gốc đặc biệt quý hiếm phản ánh tư tưởng trị nước an dân của các
vua Nguyễn dựa trên nền tảng của Nho học, tinh thần tự tôn dân tộc
hoặc vị thế cảnh quan đặc biệt của Kinh đô Huế.
Trong những công trình nghiên cứu của người nước ngoài
viết về Việt Nam, đặc biệt là về triều Nguyễn, tác giả Hoàng Lan
Tường là người đầu tiên đưa ra cái nhìn so sánh giữa quy hoạch
kiến trúc các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn và tông miếu triều
Minh – Thanh Trung Quốc trong bài viết “Lược khảo quy hoạch
thành thị Huế, quốc đô Việt Nam thế kỷ XIX” năm 2003.
Từ những so sánh về vị trí của các công trình có cùng chức
năng giữa hai kinh đô Huế và Bắc Kinh, tác giả nhận xét: “Hoàng
thành Huế Việt Nam có cách phối trí đặc trưng, thể hiện việc coi
trọng thờ cúng tổ tiên”. Đây là một trong những nhận xét khá hiếm
hoi của người nước ngoài đề cập trực tiếp đến nét đặc trưng trong
quy hoạch các miếu thờ tổ tiên của triều Nguyễn ở Huế. Nhận xét
này của tác giả khá xác đáng, tuy nhiên vẫn chưa lý giải được ý nghĩa
của sự khác biệt này cũng như mối liên hệ về mặt tổng thể trong việc
triều Nguyễn tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo Trung Quốc để xây dựng các công trình đàn miếu đại tự ở
Huế.
12
* Nhóm các công trình nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng và
nghi lễ
Về khía cạnh này, nhiều công trình khảo cứu công phu của
các tác giả với những phân tích sâu về đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội Việt Nam, đặc biệt là vai trò của vua theo cách nhìn của Nho
giáo và sự vận dụng tư tưởng Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam
dưới triều Nguyễn một cách có chọn lọc cũng được tác giả luận án
quan tâm tìm hiểu. Trong số các tác phẩm viết về Nho giáo và văn
hóa Trung Quốc có Nho giáo của Trần Trọng Kim xuất bản năm
1992, Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa của Dương Lực xuất
bản năm 2002, Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê
Thánh Tông đến Minh Mệnh của Nguyễn Hoài Văn xuất bản năm
2002, Nho giáo Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan xuất bản năm
2005. Nhữn...ritual constructions of the
same functions under previous dynasties in Vietnam, the ritual
constructions of the Nguyen dynasty should be examined with their
establishment and development. Moreover, they have been preserved
and promoted their values together with other distinguished forms of
royal culture. Hence, the dissertation also examines them in the
context after 1945 to 2015 when the dissertation is completed.
3. Research objectives and tasks
3.1 Research objectives
In general, there have been several researches on the ritual
constructions of great national worship and related ceremonies under
the Nguyen. But these researches only concentrated on each of them
seperately or studied them in certain aspects and circumstances.
Based on the previous researches, the dissertation continues to
examine the ritual constructions of great national worship and related
ceremonies from the aspect of their foundation, establishment and
development process throughout different historical periods as well
as their characteristics for further understanding on their significance
and their role toward the Nguyen dynasty in the Vietnamese history.
Under the impacts of different socio-political circumstances,
the ritual constructions of great national worship and related
ceremonies under the Nguyen in Hue have been being well preserved
and promoted with positive values in the new context. The dimension
and other ritual elements such as the ritual procedures, ritual clothes,
ritual items and ritual offerings also have many changes in order to
2
adapt to the present condition. The research results provide more
scientific basis to maintain the balance between the preservation of
heritage’s authenticity and the promotion of heritage’s values for the
sustainable development of tourism.
3.2 Research tasks
In order to achieve the above purposes, the dissertation must
systematize the related information including the establishment of
ritual constructions, their planning and building under the Nguyen
in Hue, investigate information on the organizations that took part
in the process of preparation and implementation of ritual
ceremonies, ritual music and dance, ritual costumes, ritual texts,
ritual procedures to analyze and evaluate their characteristics,
their meaning as well as their role in the cultural and spiritual life
of this dynasty from 1802 - 1945.
The dissertation also refers to the similar constructions and
ceremonies in other co-culture orginated countries in the region in
order to identify the specificities of the Nguyen viewed from the
ritual constructions of great national worship and related ceremonies.
In addition, the dissertation continues to examine the building
preservation and ceremony practice after the end of Nguyen dynasty
in 1945. It also takes into careful consideration of changes in the
ritual procedures, cultural practices and psychological influence from
the participation in ritual ceremony. These help understand the
significance, nature of the newly-revived ceremonies in the present
period for the proposed trend of preservation and reconstruction of
great national ceremonies in the new context based on the respect of
history and specificities of local culture.
4. Material sources and research methods
4.1. Material sources
The decisive source of materials useful for the dissertation is
the historical documents of the Nguyen dynasty and other research
works on culture, history, geography, etc. Additionally, there are also
many thesis or dissertations, magazines, papers on religion and ritual
ceremonies of Vietnamese and international authors together with the
field survey’s data.
Firstly, they are historical documents of the National
Historiographer's Office of Nguyen dynasty and the Nguyen
dynasty's cabinet recorded political matters, politics and codification
3
chronologically. Among them are Đại Nam thực lục (Records of the
most important historical events during the Nguyen dynasty),
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Repertory of the
Administrative regulations in the Kingdom of Dai Nam), Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (The Continuation of
Repertory of the Administrative regulations in the Kingdom of
Dai Nam), Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên (The
extra 6th volume of the rrecord of the most important historical
events during the Nguyen dynasty), Đại Nam thực lục Chính biên
đệ thất kỷ (The 7th volume of the rrecord continuation of the most
important historical events during the Nguyen dynasty), Đồng
Khánh Khải Định chính yếu (Basic Policies under the reigns of
Dong Khanh and Khai Dinh emperors) or Đại Nam nhất thống
chí (The Gazetteer of the Unified Dai Nam ), other royal edicts
of the Nguyen relating to the dissertation’s content or the topic.
In addition, there are also some researches on the great
national ceremonies of the Nguyen before and after the end of the
dynasty, such as papers in the Bulletin des Amis du Vieux Hué
(BAVH) or writing on the Nam Giao ceremony by Hong Hoai Le
Van Hoang who witnessed the ceremony (1972), or the thesis on the
Legend of Nam Giao esplanade and Giao sacrificial ceremonies in
Hue by Le Van Phuoc (1973).
There are also books on ideology, customs, music, ritual
procedure, the Chinese influence, etc. relating to the dissertation’s
theme. Among them are Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt
Nam (Great ceremonies and dances of Vietnamese lords and
emperors) by Đỗ Bằng Đoàn and Đỗ Trọng Huề (first edition in
1968), Việt Nam phong tục (Vietnamese customs) by Phan Kế Bính
(first edition in 1915, reprinted in 2005), Nho giáo (Confucism) by
Trần Trọng Kim (first edition in 1929-1933, reprinted in 1992), Lịch
sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam (Ideological History of
Eastern countries and of Vietnam) by Nguyễn Minh Tường (2012).
In addition, many relating papers from different magazines
such as Văn hóa Nghệ thuật (Culture and Arts), Nghiên cứu Lịch sử
(Historical Studies), Nghiên cứu Huế (Research on Hue), Huế Xưa &
Nay (Hue Then & Now), Nghiên cứu và Phát triển (Research and
4
Development) together with papers from seminars or conferences on
the Nguyen dynasty are also useful for this dissertation. More
importantly, some research’s results, thesises or doctoral dissertations
of foreign researchers such as Li Tana, Yu Insun, etc. are also
referred in the dissertation. Especially, some papers with deep
analysis on the region and ritual in the courts of Vietnam, as
“Religion and Ritual in the Royal Courts of Đại Việt” by John K.
Whitmore (Asia Research Institute Working Paper Series No. 128) or
descriptions of foreign witnesses who had chance to involve or
witnessed the ritual activities of the Nguyen dynasty. They provide
various views and assessments towards the Vietnamese monarchical
gorvenments from different angles relating to the dissertation’s
theme.
Information collected from the field surveys at ritual
constructions (Nam Giao esplanade, Xa Tac esplanade and ancestral
royal temples) in Vietnam and other countries, from the
archaeological surveys, museum collections and interviews also bring
the confidential base for the dissertation.
Apart from the above documents, information from internet are
also accessed, carefully considered and checked before using in the
dissertation.
4.2 Research method
The historical approach is taken as the main method in this
dissertation of social sciences. It is combined with the logical method
to systemize the information of the establishment, development,
degradation and restoration of ritual construction in Hue and related
ceremonies under the Nguyen. Simultaneously, it also helps clarify
the continuity from the previous dynasties in Vietnamese history and
assess the influence of Confucius ideology in the building up and
strengthening the power of the Nguyen dynasty through the
formation of ritual constructions and related ceremonies in Hue as
well as their role in the existence and development of this dynasty.
Other interdisciplinary methods, documentation,
archaeological survey, statistics and classification, comparison
together with mapping, making tables, drawings, taking photos,
etc. are also applied in the process of analyse and assessment.
These methods are also combined with the synchronical and
diachronic methods in order to understand the specific features of
5
the ritual constructions of great national worship and related
ceremonies under the Nguyen in Hue. The comparison between the
ritual constructions of great national worship and related ceremonies
under the Nguyen in Hue and the similar types of constructions and
ceremonies in China and Korea can help identify the specificities
and the national self-respect spirit of the Nguyen in the selective
integration of culture with clear intention. It can be seen as the
purposefulness in the establishment of ritual constructions for the
great national worship in Hue.
The systematic - structural method combined with the
disciplinary research including the ethnographic field survey,
interview, observation and participated observation in cultural
anthropology allow the dissertation author understand the impact
of socio-political context on the establishment of ritual
constructions and ceremonies. Furthermore, the research results
also help understand the role of ritual constructions and the
revived ceremonies at present toward the community in the
adaptation to the present cultural, political and social context.
The author has tried to rely as much as possible on the original
materials and the documents translated with high quality. Any
extraction must be attached to its source.
5. Contributions of dissertation
5.1 Practically, the dissertation contributes a comprehensive
evaluation on the topic through the systematization of data collected
from the documentation and field research. This helps the study on
tangible and intangible cultural heritage properties relating to the
ritual constructions of great national worship and related ceremonies.
The correct and deep understanding on these heritages can help
outlining the proper orientation and solutions for the preservation and
development of the heritage’s values that were recognized as the
special national cultural heritages and the World Cultural Heritage
properties.
5.2 Theoretically, the dissertation applies a new perspective on
the ritual constructions of great national worship and related
ceremonies under the Nguyen in Hue. It is based on the results of
previous researches, prevented from their weakness and combined
with the analyzation and data synthetization for the new
conceptualization.
6
Even thought the topic and research subject have been studied
since the beginning of the XXth century, the dissertation bases on the
interdisciplinary approaches combined with the convincing
arguments and analyses to give the new perspective in which the
ritual constructions of great national worship and related ceremonies
under the Nguyen in Hue are seen as forms of the imperial orthodox
power. In the other word, the ceremonies of great national worship
(Dai tu) is the ceremony of power. Every matter of the constructional
design, building and decoration of the historic constructions
(esplanades and temples) as well as the ritual procedure, offerings,
music and dance, etc. of the related ceremonies of “Dai tu” were all
for expressing the imperial power together the holy power of the cult
in a mysterious spiritual meaning given through the process the ritual
cermony.
5.3 Additionally, data from historical documents are checked
with data from the field survey in order to identify what is the
identity of the Nguyen reflecting their spirit and initiatives in
applying the Confucius ideology in the real condition of Vietnam as
well as in inheriting from the previous dynasties. That is the spirit of
the national superiority built by Nguyen emperors, especially first
emperors of the dynasty. This spirit was reflected through the design
and construction of ritual esplanades and temples that were more or
less different from those of China and Korea. It was also proved by
the strongly-codified ritual procedures. In particular, the field data
shows that among ritual ceremonies of “Dai tu” (great national
worship) of the Nguyen, only the ancestral worship ceremony of
Nguyen Phuc royal clan has been being conducted in their families
and in royal ancestral temples in the Imperial City till now. This
ceremony, nowaday mainly the deathday anniversary ceremony, is
the continuity of the ancestral cult tradition that deeply bears the
identity of royal culture and identity. With many unpreventable
changes, this sort of ceremony still remains as an adaptation with its
intact cultural and spiritual values under the impact of globalization
and modernization in the present context.
6. Structure of the dissertation
Apart from the Opening (10 pp), Conclusion (4 pp), List of the
author’s publications (2 pp), Bibliography (14 pp), Glossary (5 pp),
Appendices (70 pp), main content of the dissertation includes 4 chapters:
7
Chapter 1: Overview of research situation (17 pp)
Chapter 2: The establishment of ritual constructions of great
national worship in Hue (40 pp)
Chapter 3: The related ceremonies of great national worship in
Hue (32 pp)
Chapter 4: Ritual constructions of great national worship and
related ceremonies in Hue: specificities and the matter of
preservation, promotion of their values (31 pp)
Chapter 1
OVERVIEW OF RESEARCH SITUATION
1.1 Research situation
1.1.1Research works before 1975
Firstly, some research works related directly to the subject
were carried out and published before the end of Nguyen dynasty.
Among them are the collection of Bulletin des Amis du Vieux Hué
(BAVH) carried out by the Association des Amis du Vieux Hué with
many papers by L. Cadière [147]; [148]; [149]; Nguyễn Đình Hoè
[151], R. Orband [153]; [154]; [155]; [156], H. De Pirey [157], A.
Sallet [158]...They provide valuable information on the research
subject, in which many papers describe Nam Giao esplanade and the
sacrificial ceremony or Xa Tac esplanade under the Nguyen together
with drawings or photos. These documents are seen as the basic
information for the revival of Giao ritual ceremony at present.
Thought other researches conducted before 1975 only provide
description as memoirs, they are valuable references because their
authors were intellectuals, witnesses or people who have had chances
to access and examine many contents relating to the subject. For
instance, the book on Great cereminies and dances of Vietnamese
emperors by Do Bang Doan and Do Trong Hue (first edition in 1968)
is the remarkable reference on many details of ritual procedures or
music with illustrative of the most important ceremonies under the
Vietnamese monarchical dynasties.
However, there is only one sentence on the establishment of
Xa Tac under the Tran dynasty without any further information of the
ceremony during this time as well as under other dynasties including
the Nguyen dynasty. There is also no information of the location or
architectural characteristics of the ancestral temples in monarchical
time except for very few details of the ceremonies. For the ancestral
8
worship ceremony under the Nguyen, more information of the
offerings, ritual process and procedures together the content of ritual
music for The To temple ceremony are provided. According to this
book, it is said that the deathday anniversary at The To temple also
had music and dance meanwhile it was only for the seasonal
ceremonies as regularized under the Nguyen.
Besides, information of ceremonies organized after the end of
the Nguyen dynasty is also very important to understand the role of
riutal constructions of great national worship and related ceremonies
toward the spiritual life of Hue region, especially when the
monarchical dynasty collapsed. Publications on these activities
include Nam Giao ceremony by Hong Hoai Le Van Hoang (1972) or
the Legend of Nam Giao esplanade and Giao ceremonies in Hue by
Le Van Phuoc (1973) giving detailed information of architecture and
the ritual ceremony but not explanation of social impact of other
ceremonies discussed in the dissertation. Additionally, there are some
papers in the magazine Su Dia (History and Geography, Sai Gon),
Dai hoc (University, Hue), Nam Phong (Southern Wind, Sai Gon)
but they only provide few information of Nam Giao esplanade and
related ceremony. Remarkably, they provide information about Trai
Cung in 1942 and some other relics, such as: architectural remains,
stone plaques for the pine trees, etc.
1.1.2 Researches after 1975 till now
Based on the basic change in the point-of-view and evaluation
on the Nguyen dynasty after the renovation (doi moi) in 1986, it can
be devided into two periods after 1975 till now.
a. Period from 1975-1986
In this period, there was no clear forbiddance of the worship
activity but from the point of seeing the Nguyen dynasty as
something “deteriorate” and “reactionary”, together with the policy
of the superstition suppression, many forms of ritual practices were
stagnated from 1975-1985. In this circumstance, the study on the
Nguyen dynasty as well as on the ritual constructions of great
national worship and related ceremonies achieved no new results.
b. Period from 1986 till now
* Researches on the Nguyen dynasty and its heritage of ritual
constructions in Hue
9
In 1994, the Ministry of Technology and Environment selected
the topic Study on the economy and structural organization of the
Nguyen government: matters to raise in the renovation context of the
country at present to be the national independent research (code KX-
ĐL: 94-16) leaded by As. Prof. Dr. Do Bang. It marked the official
involvement of the government in the more objective and
comprehensive study on the Nguyen dynasty.
Sharing the same concern on the Nguyen dynasty in this
period, there were some more researchers with their works in
different scopes. They were Tín ngưỡng dân gian Huế (The folk
ritual beliefs in Hue) by Trần Đại Vinh (1995), Kinh thành Huế (Hue
citadel) by Phan Thuận An (1999), Phú Xuân-Huế từ đô thị cổ đến
hiện đại (Phu Xuan-Hue, from the ancient town to the modern city)
including many papers collected by the Municipal People’s
Committee in Hue (1999), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối
cùng ở Việt Nam (The historical matters of the last monarchical
dynasty in Viet Nam) by many authors, published by Hue
monuments Conservation Centre together with Hue Then and Now
(2002), Collection of papers studying on the Nguyen dynasty
published by the provincial department of Sciences, Technology and
Environment in Thua Thien Hue province in cooperation with Hue
Monuments Conservation Centre (2002). However, most of the
aboved-mention materials did not much refered to the dissertation’s
subject.
The book Nguyen imprint in Phu Xuan culture by Phan Thanh
Hai (2002) is a remarkable publication. This is a collection of many
research papers on the Nguyen dynasty and Hue culture, in which
some papers relate directly to the dissertation subject with valuable
information.
Based on the on-site survey results in China, the author is the first
one giving comparative comments on the Heaven temple of Ming-Ching
dynasties in Beijing and that of the Nguyen dynasty in Hue. He
described Nam Giao esplanade in Hue with 3 stages symbolizing the
Heaven, the Earth and Humanity and supposed that this style of
architecture “presented the relation of both relative isolation and extreme
unified linkage”. In his comments, the sacrificial ceremony for the
Heaven was organized separately in China in which the spirit of Heaven,
the Earth and other natural spirits alway play the supreme important role:
10
“In China, the ruling class always try to extend the gap between the
spirits and human beings”
Relating to the architecture planning and the relationship
between manmade buildings and the feng-shui natural elements, the
book “Hue citadel” by Phan Thuan An provided fullest information
on the establishment of Hue citadel. The author comments: “The fact
that putting the citadel in between the natural geographical factors,
we can see the planning and architectural building have been
embedded certain profound significance of philosophy.”
In the research on “Ideas in planning Hue citadel under the reign
of Gia Long” published in Hue-the Nguyen dynasty: an Overview
(2004), Tran Duc Anh Son achieved one more step when he
concluded: “The planning and building of Hue citadel under the reign
of Gia Long was a wonderful combination between various factors:
history, principles of changes and feng-shui, and the scientific
knowledge”
Sharing the same concern on the planning characteristic of the
Nguyen’s monuments in Hue, Phan Thanh Hai suggested: “In Hue
capital city, apart from the main axis running from Northwest-
Southeast, there is one more axis from North-South connecting from
the Flag tower to Nam Giao esplanade. This axis itself and Perfume
river create the close and harmonious linkage between the capital
city and architectures outside, especially to the royal tombs at the
West and Southwest.”
The above perspectives are among basic foundations for the
dissertation in considering the relationship between the ritual
constructions of the great national worship and other constructions in
Hue monument complex as a whole, as well as their philosophical
significance in planning.
The paper on “Planning the area of Xa Tac esplanade-
current situation and solution” by Nguyen Viet Dung provides
more details on the planning of Xa Tac esplanade area for the
restoration and conservation after a long time in severe
degradation.
There are also some master theses and doctoral dissertations
relating to some aspects of the research subject. The dissertation on
Imperial workshops in Hue capital city from 1802 to 1884 by
Nguyen Van Dang in 2002 provides many useful information on the
11
organizations making and providing facilities to the court. The
doctoral dissertation on The role of the Construction Ministry in
building the Hue capital city under the Nguyen (in the period 1802-
1884) by Phan Tien Dung in 2005 giving information on the building
of ritual constructions with the statistic of number and types of
different bricks and tiles for royal architectures under the Nguyen.
Moreover, many research results have also been introduced at
a number of seminars or conferences on the Nguyen dynasty,
published in the proceedings. They are proceedings of conference
on Cultural and social issues under the Nguyen (organized by the
Institue of Social Sciences in Ho Chi Minh city and the Museum of
Vietnamese History in Ho Chi Minh city, first time in 1992 and
second time in 1995); the national conference on Doing research
and teaching the history of the Nguyen time in univeristy, colleges
and high schools organized by the University of Pedagogy in Ha
Noi and the Ministry of Education and Training in 2002; the
workshop on Assessing the urban architectural fund of Hue
organized by the Hue City People’s Committee in 2003; the
conference on Nguyen Lords and the imperial court of the Nguyen
in the history of Vietnam from XVIth to XIXth century organized by
the Thanh Hoa provincial People’s Committee and the Vietnamese
Association of Historians in 2008; the conference on Thuan Hoa-
Phu Xuan- Thua Thien Hue: 700 years of establishment and
development organized by the Thua Thien Hue provincial
Association of Historians in 2010; internation conferences on
Vietnam Studies the 1st (1998), the 2nd (2004), the 3rd (2008), the
4th (2012); the conference on Hue culture: historical features and
the matter of preservation and development organized by the Thua
Thien Hue provincial Association of Historians in 2014; the
conference on Preservation and development of the literal system’s
values on the royal architectures in Hue organized by the Hue
Monuments Conservation Centre in 2015 together with many
national and international workshops on other related aspects. Most
of conferences and workshops focused rather on broad topics than
the detail or case study such as the dissertation subject.
In particular, the conference on Preservation and
development of the literal system’s values on the royal architectures
in Hue organized by the Hue Monuments Conservation Centre have
12
introduced many valuable results on the uniqueness of the literal
system on the royal architectures in Hue. These are also authentic
and original evidences expressing the ruling concepts of the Nguyen
emperors based on the Confucism, their national self-respect and
the distinguished natural settings of the Hue capital city.
In the studies conducted by foreign researchers about
Vietnam, especially the Nguyen dynasty, Hoang Lan Tuong was the
first author made the comparison between the planning of ancestral
temples under the Nguyen and that of the Ming-Ching dynastires in
China in his paper “Brief survey on the Hue urban planning,
national capital of Vietnam in XIXth century” in 2003.
From the comparison on locations of architectures of the same
function in Hue capital and Beijing capital, he commented: “The
imperial city in Hue of Vietnam had the specific arrangment that
presented the respect of ancestors”. This is among rare comments
made by foreign researchers refering directly to the specific planning
of the Nguyen’s ancetral temples in Hue. His comment is correct but
not enough to explain the reason of this specificity as well as the
general relation to the selective decision of the Nguyen dynasty in
applying the Chinese Confucius ideology in building up the ritual
constructions of great national worship in Hue.
* Researches on the source of ideology and ritual ceremonies
On this aspect, there are many researches with deep analyses
of the political, economic and social life in Vietnam, especially the
role of emperor in the Confucius view and the adaptation of the
Chinese Confucism in the context of Vietnam under the Nguyen.
Books on the Confucism and Chinese culture, there are Nho
giáo (Confucism) by Trần Trọng Kim published in 1992, Kinh điển
văn hóa 5000 năm Trung Hoa (Classic knowlege of 5000-year
culture of China) by Dương Lực in 2002, Tìm hiểu tư tưởng chính
trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh
(Understanding the Confucius political concept from Le Thanh
Tong to Minh Menh) by Nguyễn Hoài Văn in 2002, Nho giáo
Trung Quốc (Chinese Confucism) by Nguyễn Tôn Nhan in 2005.
These works provide many basic information for the assessment,
comparison and identification of the Nguyen’s specificities in the
process of accepting and adapting the Chinese Confucism ideology
13
into the building of ritual constructions of great national worship
and related ceremonies in Hue.
Among ritual ceremonies of great national worship, the
ancestral worship ceremony orginated from the Vietnamese
ancestral worship tradition. Some researchese such as The
philosophical aspects in the ancestral worship belief of the Viet
people in the Northern plain at present by Tran Dang Sinh (2002),
Some Vietnamese traditional ceremonies of folk custom by Quang
Tue (2002) or other papers on maganizes of Culture and Arts,
Historical Research, Hue research, Hue Then & Now, Research
and Development, etc. giving useful information on the related
aspects of the subject but not the time when this tradition came into
being. Some did not refer directly to the research subjects but
facilitated further understanding on the meaning of ritual
construction’s location viewed from the feng-shui principles or the
socio-economic context of Vietnam when the monarchical dynasty
lost their power and shifted to the colonial time.
After 1986, the Nguyen dynasty have received more
attention from the Vietnamese academic circle. A new period of
doing research on the Nguyen dynasty in Vietname was started
with various papers and researches at different levels, many of
them provided detailed information relating to the research
subject. From the aspect of socio-political impacts on culture, Tran
Dai Vinh in The folk belief in Hue (1995) [134] mentioned the
interruption of ritual worship ceremony in community in the period
1985. This information provides more information to understand the
impact of different socio-political contexts on the research subject.
Relating to the royal ceremony in Hue, other papers such as
“Festivities in Hue under the Nguyen” by Le Van Thuyen in 2003,
“Some information on festivities in the court of Hue” by Nguyen
Van Dang in 2002, “Some ceremonies relating to the argriculture
under the Nguyen dynasty” by Phuong Ha in 2012, “Royal
festivities of the Nguyen-solutions for preservation and promotion
to serve the spiritual demand of people and sustainable tourism
development in the present context in Thua Thien Hue province” by
Le Thi An Hoa in 2012, “Phung Tien-the temple of the Nguyen
royal family” by Thuy Van-Tien Dang in 2012, “The ritual
esplanades under t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_dan_mieu_dai_tu_trieu_nguyen_o_hue_1802.pdf