Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội
-------------------
Trần thị oanh
Biểu thức ngôn ngữ so sánh
trong tiếng việt
Chuyên ngành : ngôn ngữ việt nam
Mã số : 62 .22. 01. 02
Tóm tắt Luận án tiến sĩ ngữ văn
hà nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
- -
Trần thị oanh
Biểu thức ngôn ngữ so sánh
trong tiếng việt
Chuyên ngành : ngôn ngữ việt nam
Mã số : 62 .22. 01. 02
Tó tắt Luận án tiến sĩ ngữ văn
hà nội - 2015
LUẬN ÁN ĐƢ
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. §ç ViÖt Hïng
2. PGS. TS. §Æng ThÞ H¶o T©m
Ph¶n biÖn 1: GS.TS. NguyÔn ThiÖn Gi¸p
Trường Đại học KHXH& NV - ĐHQG Hà Nội
Ph¶n biÖn 2: GS.TS. Lª Quang Thiªm
Héi Ng«n ng÷ häc ViÖt Nam
Ph¶n biÖn 3: PGS.TS. Ph¹m V¨n T×nh
Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam
Luận án đƣợc bảo vệ tại: Hội đồng chấm Luận án cấp Trƣờng
Họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Vµo håi ..... giê ..... ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2015
Cã thÓ t×m ®äc luËn ¸n t¹i:
- Thƣ viện Quốc gia
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. So sánh là một phạm trù của tƣ duy và là hiện tƣợng phổ biến. Tuy
nhiên, chúng ta thấy không tự nhiên ngƣời ta dùng so sánh chỉ để cho biết cái
này giống/khác cái kia mà dùng so sánh còn để hƣớng tới một đích khác ngoài
việc chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tƣợng. Vì muốn tìm hiểu xem
đằng sau việc chỉ ra cái này giống/khác với cái kia, ngƣời nói muốn hƣớng tới
những đích gì nên chúng tôi chọn các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng
Việt để nghiên cứu.
2. Với mỗi dân tộc, yếu tố văn hóa có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng.
Văn hóa đƣợc tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ có
vai trò lƣu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa.
Từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu “Biểu thức ngôn ngữ so sánh
trong tiếng Việt” đƣợc chọn dùng cho luận án này.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong muốn khảo cứu các biểu thức ngôn ngữ so sánh để tìm hiểu
đích của chúng có thể hƣớng đến các hành động ngôn ngữ nào (theo cách phân
loại của Searle). Đồng thời từ các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt
cũng thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của dân tộc Việt.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận án có ba nhiệm vụ chính:
- Xác định các cơ sở lí thuyết cần thiết cho nghiên cứu biểu thức ngôn
ngữ so sánh.
- Tìm hiểu mục đích của các phát ngôn chứa biểu thức ngôn ngữ so sánh
trong tiếng Việt và các hành động ngôn ngữ cụ thể: tái hiện, biểu cảm, điều
khiển, cam kết và tuyên bố.
- Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa Việt đƣợc thể hiện và lƣu giữ trong các
biểu thức ngôn ngữ so sánh.
III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU KHẢO SÁT
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong
tiếng Việt.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ thể hiện
thao tác so sánh có cấu trúc tƣờng minh của một biểu thức ngôn ngữ so sánh.
3. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
2
Để khảo sát ngữ liệu, chúng tôi lựa chọn khảo sát các biểu thức ngôn ngữ
so sánh trong văn học dân gian, văn học viết bằng chữ quốc ngữ và ngôn ngữ
trong đời sống sinh hoạt.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả đích của các biểu thức ngôn
ngữ so sánh hƣớng đến hành động ngôn ngữ cụ thể và để miêu tả các đặc trƣng
của văn hóa dân tộc Việt đƣợc lƣu giữ trong các biểu thức ngôn ngữ so sánh.
2. Phƣơng pháp phân tích thành tố ngôn ngữ
Phƣơng pháp phân tích thành tố ngôn ngữ đƣợc sử dụng để phân tích các
mô hình cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ so sánh.
Bên cạnh việc sử dụng hai phƣơng pháp chính trên, chúng tôi còn sử
dụng thủ pháp thống kê ngôn ngữ học.
V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1. Về mặt lí luận
Lần đầu tiên biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt đƣợc nghiên
cứu theo hƣớng tìm đến các hành động ngôn ngữ cụ thể. Về mặt hình thức,
chúng tôi đã xác lập đƣợc một hệ thống các khuôn hình chứa đựng các yếu tố
hằng tính những nội dung mỗi lúc một khác. Điều không kém phần quan trọng
là thông qua việc tìm hiểu nội dung của các biểu thức ngôn ngữ so sánh có thể
nhận ra các dấu ấn văn hóa về thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Việt.
2. Về mặt thực tiễn
Những kết quả đã trình bày trong luận án có giá trị thực tiễn đối với việc
nghiên cứu, học tập và giảng dạy về so sánh đồng thời cũng rất hữu dụng đối
với việc tạo lập và sử dụng biểu thức ngôn ngữ so sánh trong giao tiếp đời
thƣờng cũng nhƣ trong sáng tác thơ ca.
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chƣơng 2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và mục đích phát ngôn
Chƣơng 3. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và đặc trƣng văn hóa Việt.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
So sánh là đối tƣợng nghiên cứu của lĩnh vực ngôn từ trong thơ ca từ xa
xƣa. Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về so sánh là Aristotle (384 - 322) TCN. Ở
Trung Hoa cổ đại, vấn đề so sánh cũng đƣợc đề cập từ rất sớm, cụ thể ở những
lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian.
Ở Việt Nam, cho đến nay so sánh là đối tƣợng nghiên cứu thuộc nhiều phân
ngành của ngôn ngữ học. Đào Thản, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Hoàng
Trọng Phiến, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thế Lịch, Cù Đình Tú, Hữu Đạt đƣợc coi
là những gƣơng mặt điển hình. Những tác giả này đã đề cập đến việc hình thành
khái niệm so sánh, cấu trúc so sánh, các kiểu so sánh và hiệu quả sử dụng của so
sánh. Những lí thuyết về so sánh trên là cơ sở quý báu để các nhà nghiên cứu sau
tham khảo theo hƣớng đi sâu nghiên cứu biện pháp so sánh trong thơ ca.
Những năm đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh hƣớng tiếp cận so sánh theo lối
truyền thống của phong cách học, đã manh nha một số hƣớng tiếp cận mới.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Tồn đã tiếp cận so sánh theo hƣớng
ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp để nghiên cứu về Chiến lược liên
tưởng - so sánh có định hướng [124, 533]. Những kết quả này đã mở ra hƣớng
nghiên cứu so sánh theo cách tiếp cận mới: tiếp cận liên ngành giữa ngôn ngữ
học và tâm lí học.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi lựa
chọn đề tài biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt để nghiên cứu.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Cơ sở tâm lí học
Theo tâm lí học, thao tác so sánh là một trong những thao tác thuộc về tƣ
duy và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của con ngƣời
nói chung, quá trình tƣ duy nói riêng.
1.2.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.2.1. Khái niệm biểu thức ngôn ngữ so sánh
a. So sánh trong tu từ học
Theo tu từ học, so sánh là lối nói hoặc biện pháp tu từ, có mục đích tìm ra
sự giống nhau, khác nhau, hơn kém của các đối tƣợng đƣợc so sánh.
b. So sánh trong từ điển học
Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) cho rằng so sánh là:
“nhìn cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống và khác nhau hoặc sự hơn
kém.” [88, 830].
c. So sánh trong quan niệm của luận án
Những quan niệm trình bày trên là tiền đề cơ sở để chúng tôi đi đến quan
niệm về so sánh. Theo chúng tôi so sánh là thao tác của tƣ duy. Kết quả của thao
4
tác so sánh sẽ đƣợc thể hiện cụ thể bằng biểu thức ngôn ngữ. Biểu thức ngôn
ngữ thể hiện kết quả của thao tác so sánh trong tư duy gọi là biểu thức ngôn
ngữ so sánh (BTNNSS).
Nhƣ vậy, với quan niệm về biểu thức ngôn ngữ so sánh nhƣ trên, chúng
tôi không phân biệt so sánh logic và so sánh tu từ nhƣ các nhà phong cách học
trƣớc đây đã nghiên cứu.
1.2.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ở lời
a. Biểu thức ngôn ngữ so sánh
(i) Mô hình cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ so sánh
Một cách khái quát, BTNNSS có cấu trúc chung gồm 4 yếu tố cụ thể nhƣ
sau: Thực thể đƣợc so sánh, viết tắt là TTĐSS, kí hiệu là A; phƣơng diện đƣợc
so sánh (phƣơng diện của thực thể đƣợc so sánh), viết tắt là PDĐSS, kí hiệu là
x; từ ngữ chỉ kết quả so sánh của thao tác so sánh diễn ra trong tƣ duy, đƣợc
viết tắt là TNCKQSS, kí hiệu là T; thực thể so sánh (thực thể làm chuẩn để so
sánh), viết tắt là TTSS, kí hiệu là B.
Cụ thể nhƣ mô hình sau:
Mô hình 1:
TTĐSS PDĐSS TNCKQSS TTSS
A x T B
chàng gầy nhƣ một chiếc tăm
Nhƣ vậy, BTNNSS ở dạng đầy đủ nhất gồm có 4 yếu tố: thực thể đƣợc so
sánh, phƣơng diện đƣợc so sánh, từ ngữ chỉ kết quả so sánh và thực thể so sánh.
Bên cạnh mô hình cấu trúc dạng đầy đủ nhƣ trên, BTNNSS còn có dạng
khuyết thiếu. Có thể khuyết thiếu 1 hoặc 2 yếu tố cấu thành nhƣng khuyết thiếu
3 yếu tố không còn là BTNNSS.
(ii) Mục đích của biểu thức ngôn ngữ so sánh
- Tìm ra sự giống nhau giữa các đối tƣợng so sánh
Ví dụ (7): Cái đầu tôi đã to thô lố, lại méo mó gồ ghề như một quả mít. [152, 158]
- Tìm ra sự khác nhau giữa các đối tƣợng so sánh
Ví dụ (8): Tây họ có con mắt nhận sự đẹp khác xa ta. [151, 636]
- Tìm ra sự hơn hoặc kém nhau giữa các đối tƣợng so sánh
So sánh tìm ra sự hơn của đối tƣợng đƣợc so sánh.
Ví dụ (9): Trời mưa gió rét kìn kìn,
Đắp đôi giải yếm hơn nghìn chăn bông. [150, 367]
So sánh tìm ra sự kém của đối tƣợng đƣợc so sánh.
Ví dụ (10): Thủy Hử cũng hay nhưng kém Tam quốc và Đông Chu liệt quốc.
[153, 44]
b. Hành động ở lời
Hành động ngôn ngữ gồm có ba loại lớn: Hành động tạo lời, hành động
mƣợn lời và hành động ở lời. Hành động ở lời (HĐOL) là những hành động
5
ngƣời nói thực hiện ngay trong lời nói của mình. Hiệu quả của chúng là những
hiệu quả thuộc về ngôn ngữ vì chúng nằm ngay trong lời nói đƣợc phát ra.
* Phân loại hành động ở lời
Theo Searle, căn cứ vào 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng là:
đích ở lời, hƣớng khớp ghép lời - hiện thực, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh
đề để phân loại HĐOL thành 5 nhóm. Đó là: Hành động tái hiện, hành động
điều khiển, hành động cam kết, hành động biểu cảm và hành động tuyên bố.
* Điều kiện thực hiện các hành động ngôn ngữ
Theo Searle, để thực hiện một HĐOL nào đó, cần phải thỏa mãn các điều
kiện sau: Điều kiện nội dung mệnh đề; điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành
và điều kiện căn bản.
Những cơ sở lí thuyết trên cũng là căn cứ để luận án nghiên cứu các
BTNNSS theo hƣớng tiếp cận của ngữ dụng học.
1.2.3. Cơ sở văn hóa học
1.2.3.1. Quan niệm về văn hóa
“VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [114, 10].
1.2.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa vừa là hiện tƣợng đồng nhất vừa
là hiện tƣợng khác biệt. Đúng nhƣ nhà ngôn ngữ học nổi tiếng ngƣời Đức
Humboldt đã cho rằng: “Ngôn ngữ hẳn là sự biểu hiện bên ngoài của linh hồn
nhân dân; ngôn ngữ của nhân dân là linh hồn của họ và linh hồn của nhân
dân là ngôn ngữ của họ.” [Dẫn theo 108, 418].
1.2.4. Sơ đồ tƣ duy so sánh và biểu thức ngôn ngữ so sánh
1.2.4.1. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn
(i) Sơ đồ tƣ duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn có phƣơng diện đƣợc
so sánh (x): phƣơng diện đƣợc so sánh thuộc vùng tri nhận nào thì thực thể so
sánh sẽ thuộc vùng tri nhận đó.
(ii) Sơ đồ tƣ duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn không có phƣơng diện
đƣợc so sánh (vắng x): Thực thể so sánh chỉ cần thuộc một trong số những
vùng tri nhận của thực thể đƣợc so sánh.
1.2.4.2. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc góc nhìn
(i) Góc nhìn phù hợp với logic của hiện thực khách quan (Biển rộng hơn sông).
(ii) Góc nhìn không phù hợp với logic của hiện thực khách quan (Em ơi
mắt sắc hơn dao/Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời [150, 497 ]).
1.2.4.3. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc nổi trội
Thực hiện thao tác so sánh trong tƣ duy theo nguyên tắc nổi trội khi thay
đổi hình và bối cảnh dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn về ngữ nghĩa. (Một anh lễ
phép bao giờ cũng đáng sợ hơn một kẻ thô tục. Thay đổi: Một kẻ thô tục bao
giờ cũng đáng sợ hơn một anh lễ phép.)
6
1.2.4.4. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc mức độ chi tiết
SP1 có thể quan sát cùng một cảnh huống với những mức độ chi tiết khác
nhau, từ đó tạo nên những hình thức biểu đạt của BTNNSS khác nhau về mức
độ chi tiết.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 dành cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu và tập trung giới
thiệu những vấn đề lí luận liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Đó là
quan điểm của tâm lí học về tƣ duy và thao tác so sánh trong tƣ duy. Những
thành tựu nghiên cứu của ngành Tâm lí học cũng là cơ sở để chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài của luận án.
Bên cạnh cơ sở tâm lí học, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới cơ sở ngôn ngữ
học. Từ việc tìm hiểu các quan niệm về biện pháp tu từ so sánh trong phong
cách học đến tìm hiểu việc giải nghĩa từ so sánh theo quan điểm của các nhà từ
điển học, chúng tôi đã đi đến quan niệm về BTNNSS. Vẫn tiếp thu kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc tu từ học, chúng tôi tìm hiểu mô hình
cấu trúc của BTNNSS. Ở dạng đầy đủ, BTNNSS gồm bốn yếu tố: thực thể đƣợc
so sánh, phƣơng diện đƣợc so sánh, từ chỉ kết quả so sánh và thực thể so sánh. Ở
dạng khuyết thiếu, BTNNSS có thể khuyết thiếu từ một đến hai yếu tố cấu
thành. Riêng những BTNNSS khuyết thiếu ba yếu tố cấu thành không thuộc đối
tƣợng nghiên cứu của luận án.
Lí thuyết của ngành Ngữ dụng học, đặc biệt là lí thuyết các hành động ở
lời cũng là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu BTNNSS trong chƣơng 2 của luận
án. Tiếp theo, chúng tôi dựa vào cơ sở lí luận về văn hóa học đƣợc trình bày
trong mục 1.2.3 để nghiên cứu chƣơng 3 của luận án. Cuối cùng, sơ đồ tƣ duy
so sánh cũng góp phần định hƣớng cho SP1 lựa chọn thực thể so sánh khi tạo
lập BTNNSS. Từ những định hƣớng trên, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu
BTNNSS trong tiếng Việt ở các chƣơng tiếp theo của luận án.
7
Chƣơng 2.
BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH
VÀ MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN
2.1. DẪN NHẬP
Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta có thể bắt gặp những phát ngôn nhƣ sau:
SP1: Vợ của bạn Hải như thế nào?
SP2: ..................................................
Với hành động hỏi của SP1, SP2 có nhiều cách hồi đáp, một trong những
cách đó là sử dụng biểu thức ngôn ngữ so sánh để tái hiện lại đối tƣợng đƣợc
nói đến, có thể là:
- Cô ấy gầy gò như que tăm.
- Cô ấy giống như chị Mai phòng hành chính.
- Trông xinh như hoa hậu.
- Trông xấu như ma.
Các BTNNSS trên đƣợc dùng để miểu tả, xác nhận, khen, chê, đối
tƣợng đƣợc nói đến. Nhƣ vậy, khi sử dụng so sánh, ngƣời ta không dừng lại ở
việc chỉ ra sự giống/khác nhau, hơn/kém nhau mà có thể hƣớng ngƣời nghe tới
đích nào đó ngoài sự giống/khác, hơn/kém đó. Nghĩa là khi sử dụng BTNNSS có
thể để tả, kể, khẳng định, khen, chê, đề nghị, yêu cầu,... trong các HĐNN cụ thể.
Giống nhƣ Đỗ Hữu Châu nói về miêu tả: “Chúng ta miêu tả một cái gì đấy là để
hướng người nghe tới một cái gì đấy nằm ngoài sự vật, hiện tượng, sự kiện được
miêu tả.” [13, 154]. Trong chƣơng này, chúng tôi lần lƣợt tìm hiểu các nội
dung cụ thể nhƣ sau:
- BTNNSS và hành động tái hiện
- BTNNSS và hành động biểu cảm
- BTNNSS và hành động điều khiển
- BTNNSS và hành động cam kết
- BTNNSS và hành động tuyên bố
Sở dĩ chúng tôi tìm hiểu lần lƣợt nhƣ trên là căn cứ vào số lƣợng BTNNSS
hƣớng đến từng loại hành động ngôn ngữ khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng các BTNNSS hướng đến các loại HĐNN
Số
thứ tự
BTNNSS hƣớng đến
các loại HĐNN
Số lƣợng biểu thức
ngôn ngữ so sánh
Tỷ lệ %
1 Hành động tái hiện 3568 66.3%
2 Hành động biểu cảm 837 15.5%
3 Hành động điều khiển 586 10.9%
4 Hành động cam kết 369 6.9%
5 Hành động tuyên bố 21 0.4%
Tổng 5381 100%
8
Bảng thống kê trên đã cho thấy BTNNSS hƣớng đến năm hành động
ngôn ngữ với tỷ lệ không đồng đều: chiếm tỷ lệ cao nhất là hành động tái hiện,
sau đó đến hành động biểu cảm, hành động điều khiển, hành động cam kết và
thấp nhất là hành động tuyên bố. Luận án sẽ lần lƣợt tìm hiểu các BTNNSS
hƣớng đến từng loại hành động ngôn ngữ theo thứ tự từ cao đến thấp.
2.2. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ HÀNH ĐỘNG TÁI HIỆN
2.2.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ tả
BTNNSS để tả có dạng chung nhất nhƣ sau: A - thực thể cần tả; x -
phƣơng diện cần tả của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T - từ
ngữ chỉ kết quả so sánh; B - thực thể làm chuẩn để tả. Trong BTNNSS để tả B
càng gần gũi quen thuộc với ngƣời nghe, ngƣời nghe càng dễ dàng và nhanh
chóng hình dung ra đƣợc thực thể cần tả.
2.2.1.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để tả người
Theo ngữ liệu thống kê của luận án, khi ngƣời nói sử dụng BTNNSS để
tả ngƣời với các chi tiết, bộ phận cụ thể thƣờng đƣợc lựa chọn nhƣ sau: hình
dáng, mặt, mắt, tay chân, môi, miệng, răng, tóc, da, đầu, ngực, tai, râu ria, mũi,
lông mày, bụng,... Kết quả thống kê cho thấy khi miêu tả ngƣời, ngƣời Việt
thƣờng sử dụng các BTNNSS để tả về hình dáng. Loại biểu thức này chiếm tỷ
lệ lớn nhất (25.2%) trên tổng số các BTNNSS để tả ngƣời. Đứng ở vị trí tiếp
sau là các BTNNSS để tả bộ phận mặt (chiếm 14.6%), mắt (chiếm 11%) và tóc
(7.5%). Những số liệu đó chứng tỏ ngƣời Việt khi sử dụng BTNNSS để miêu
tả ngƣời thƣờng chú ý nhiều nhất tới hình dáng, sau đó là các bộ phận nhƣ mặt,
mắt và tóc. Thành ngữ tiếng Việt không hiếm những câu phản ánh tƣ duy so
sánh đó: Nhất dáng nhì da; cái răng cái tóc là góc con người,...
Ngoài ra, SP1 cũng có thể lựa chọn những yếu tố khác để tạo lập các
BTNNSS để tả. Miễn là những yếu tố đó phải thuộc vùng tri nhận về con
ngƣời, con ngƣời có hiểu biết, có kinh nghiệm về chúng.
2.2.1.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để tả cảnh vật, cây cối, con vật, đồ vật
Theo thống kê ngữ liệu, các BTNNSS để tả cảnh vật, cây cối, con vật, đồ
vật thƣờng tập trung tả về đặc điểm, tính chất hay hoạt động, trạng thái của
chúng. Thực thể đƣợc lựa chọn làm chuẩn để tả thƣờng cùng phạm trù với
chúng hoặc con ngƣời.
Từ những nghiên cứu trên, cho thấy: tả là hành động thuộc nhóm tái hiện
nên BTNNSS dùng để tả cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Phát ngôn chứa BTNNSS hoặc BTNNSS có nội dung để tả.
- SP1 phải biết về thực thể cần tả. Khi lựa chọn thực thể làm chuẩn để
miêu tả phải là những đối tƣợng nằm trong sự hiểu biết của cả SP1 và SP2.
2.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ kể
BTNNSS để kể có dạng chung nhất nhƣ sau: A - thực thể cần kể; x -
phƣơng diện cần kể của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T: từ
ngữ chỉ kết quả so sánh; B: thực thể làm chuẩn để kể.
9
Theo ngữ liệu đã thống kê, các BTNNSS thƣờng đứng sau các trạng
ngữ chỉ khoảng thời gian hoặc chỉ một mốc thời gian nhất định nhƣ sau: Ba
hôm sau, một đêm, xưa, từ đấy, từ đó, lúc gặp con cọp già, khi Nghĩa sắp
bước ra, xưa nay họ vốn ghét sẵn Ba Bay, lúc ấy, lúc đó, buổi sớm hôm ấy,
ngày trước, một ngày tháng năm, trước khi đi tù, từ lúc Quỳ có mang, hồi
đó, ngày ấy, một hôm, những lúc ấy, sau đó, từ đó tới sáng, và nửa giờ sau,
ngày trước, giữa cái lúc bước tiến đang phơi phới đi lên, gần đây, trong
buổi liên hoan chia tay, trước lúc mở máy, ngày xưa, trước khi biết nói, đến
bây giờ, sau nhiều năm, mấy, kể từ ngày đi quy, một lần, chốc chốc, những
lúc, mỗi khi, từ đó, thi thoảng,
Các BTNNSS để kể thƣờng đƣợc đánh dấu bằng những trạng ngữ chỉ nơi
chốn nhƣ: trong buổi liên hoan chia tay, trong làng, ven bờ, ngồi trong khoang
đò quãng ấy,
Các BTNNSS để kể còn đƣợc đánh dấu bằng sự kết hợp giữa trạng ngữ
chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Khi sử dụng BTNNSS để kể cần phải chú ý tới những điều kiện sau:
- SP1 phải biết rõ về thực thể cần kể.
- Cả SP1 và SP2 tin rằng SP2 chƣa chắc biết sự tình, sự kiện đƣợc kể nếu
SP1 không kể.
2.2.3. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ xác nhận
BTNNSS để xác nhận có dạng chung nhất nhƣ sau: A - thực thể cần
xác nhận; x - phƣơng diện cần xác nhận của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể
khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh (từ ngữ chỉ kết quả so sánh ở
mô hình này là dấu hiệu để nhận biết xác nhận ở dạng nào.); B - thực thể
làm chuẩn để xác nhận.
2.2.3.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận sự đồng nhất
a. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận sự giống nhau
Thứ nhất, BTNNSS để xác nhận sự giống nhau giữa các thực thể có mô
hình nhƣ sau:
Mô hình 7:
A (x) + giống/ giông giống/ giống hệt/ giống nhƣ/ giống nhƣ in/ hao hao giống/
giống nhƣ đúc; nhƣ/ nhƣ thể/ tựa nhƣ/ nhƣ là/ cũng nhƣ/ hệt nhƣ/ nhƣ hệt/ y
nhƣ/ tựa hồ nhƣ, + B
Từ ngữ chỉ kết quả so sánh giống, như trong các BTNNSS để xác nhận có
thể đứng ở các vị trí: cuối cùng hoặc đứng ở vị trí đầu tiên của BTNNSS.
Thứ hai, ngoài ra BTNNSS để xác nhận sự giống nhau còn có các từ và
các cụm từ sau: là, như là, không kém gì, chẳng khác, khác gì, chẳng khác chi,
chẳng khác gì, y hệt, khác nào, na ná, đâu khác, không khác, không khác gì,.
Thứ ba, để xác nhận sự giống nhau giữa các thực thể trong BTNNSS
khuyết thiếu từ ngữ chỉ kết quả so sánh, chúng ta có thể căn cứ vào các dấu câu
để xác nhận (Cái nhìn em, gương tâm hồn - Xuân Diệu).
10
b. Biểu thức ngôn ngữ so sánh xác nhận sự bằng nhau
(i) Từ ngữ chỉ kết quả so sánh là một từ, đó là từ: bằng nhƣ mô hình sau:
A + bằng/xem bằng/tầy + B
Từ ngữ chỉ kết quả so sánh của BTNNSS để xác nhận sự bằng nhau có
thể đứng ở đầu hoặc cuối BTNNSS.
(ii) Từ ngữ chỉ kết quả so sánh là một cụm từ, có dạng nhƣ mô hình sau:
A + (x) + không thua/ không thua gì/ chẳng kém/ kém gì/ chẳng kém gì + B
(iii) BTNNSS để xác nhận sự bằng nhau còn có cặp từ hô ứng bao
nhiêubấy nhiêu để chỉ sự ngang bằng nhau giữa các thực thể so sánh.
2.2.3.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận sự dị biệt
BTNNSS để xác nhận sự dị biệt (khác nhau) giữa các thực thể so sánh
thƣờng có dạng nhƣ các mô hình sau:
A + (x) + khác/trái (với) / khác hẳn + B
Hoặc nhƣ mô hình dƣới đây:
A + (x) + không nhƣ/không giống/chẳng nhƣ/ đâu giống/ chả giống/ chẳng
giống/ đâu nhƣ/ chả nhƣ/ không còn gì giống/ không có nét gì giống + B
2.2.3.3. BTNNSS để xác nhận sự hơn/kém
a. BTNNSS để xác nhận ở mức độ hơn
(i) BTNNSS để xác nhận ở mức độ hơn nhất
- Từ ngữ chỉ kết quả so sánh để xác nhận mức độ hơn nhất là một từ:
nhất (Nhất thánh nhì trạng).
- Từ ngữ chỉ kết quả so sánh để xác nhận mức độ hơn nhất là cụm từ có
từ hơn làm thành tố chính, cụ thể nhƣ sau:
A + (x) + hơn cả/ hơn tất cả/ hơn hết/ hơn bao giờ hết/ hơn ai hết/
không gì hơn/ nào bằng,
- Từ ngữ chỉ kết quả so sánh để xác nhận ở mức độ hơn nhất là một kết
cấu có dạng nhƣ các mô hình dƣới đây:
Không/ Không gì/ không ai/ không con vật nào/ không có gì/ chẳng đâu/chả
còn/ chẳng còn/ không đâu/ gì + (B) + (sánh, quý,) + bằng/hơn + A.
(ii) Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận ở mức độ hơn
BTNNSS để xác nhận ở mức độ hơn thƣờng sử dụng từ ngữ chỉ kết quả
so sánh là từ hơn có dạng:
A + (x) + hơn + B.
Ngoài từ ngữ chỉ kết quả so sánh là từ hơn còn có các từ khác nhƣ: gấp,
tăng, bằng, có dạng nhƣ mô hình sau:
A (x) tăng/gấp/bằng + số từ + B
Tuy nhiên, phát ngôn có chứa BTNNSS dạng này rất ít gặp. Theo thống
kê của chúng tôi, các BTNNSS có từ ngữ chỉ kết quả so sánh hơn là: 356/364
(chiếm 97.8%) còn BTNNSS có các từ gấp, tăng, bằng + số từ : 8/364
(chiếm 2.2%) tổng các BTNNSS để xác nhận hơn.
11
b. BTNNSS để khẳng định ở mức độ kém
(i) BTNNSS để xác nhận mức độ kém nhất
BTNNSS để xác nhận thực thể nào đó đƣợc cho là kém nhất thƣờng có
dạng nhƣ những mô hình sau:
A + x (kém, ít, xấu, bẩn, đểu, tệ, hại, hƣ, tồi, thiệt thòi,) + nhất + (cụm từ
chỉ phạm vi các đối tƣợng so sánh cụ thể)
Ngoài mô hình trên, BTNNSS xác nhận kém còn có mô hình sau:
A + x (kém, ít, xấu, bẩn, đểu, tệ, hại, hƣ, tồi,) + hơn cả, hơn tất cả, hơn
hết, hơn bao giờ hết,
(ii) Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận mức độ kém
- BTNNSS xác nhận mức độ kém đƣợc thể hiện qua các từ ngữ chỉ kết
quả so sánh: kém hoặc thua, cụ thể nhƣ các mô hình sau:
A (x) + thua/kém + B
Từ ngữ chỉ kết quả so sánh có hình thức phủ định: không/chẳng
bằng/hơn/tày, cụ thể nhƣ mô hình sau:
A + (x) + không bằng/ chƣa bằng/ chẳng bằng/ chả bằng/ bằng thế nào đƣợc/
không thể bằng/ không hơn/ chả hơn/ chẳng tày/ không tày + B
- Các BTNNSS để xác nhận ở mức độ kém còn có thể căn cứ vào
phƣơng diện cần xác nhận có dạng nhƣ mô hình sau:
Mô hình 35:
A + x (xấu, yếu, gầy, thấp, dốt, dại, nghèo, xoàng, mong manh) + hơn + B
Nhƣ vậy, BTNNSS để xác nhận rất đa dạng, để sử dụng các biểu thức này
cần thỏa mãn những điều kiện để xác nhận nhƣ sau:
- Phát ngôn chứa BTNNSS hoặc BTNNSS có nội dung để xác nhận.
- Ngƣời phát phải biết về giá trị của thực thể cần xác nhận, thực thể làm
chuẩn và phƣơng diện cần xác nhận. Khi lựa chọn thực thể làm chuẩn để xác
nhận phải là những đối tƣợng nằm trong sự hiểu biết của cả ngƣời phát và
ngƣời nhận.
2.3. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ HÀNH ĐỘNG BIỂU CẢM
BTNNSS có đích để biểu cảm có mô hình chung nhƣ sau: A - thực thể
cần biểu cảm; x - phƣơng diện cần biểu cảm của A, đƣợc đem ra so sánh (có
thể khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh; B - thực thể làm chuẩn để
biểu cảm.
2.3.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh thể hiện cảm xúc dƣơng tính
Cảm xúc dƣơng tính biểu hiện sự thỏa mãn, làm tăng nghị lực, thúc đẩy
hoạt động. BTNNSS hƣớng đến cảm xúc dƣơng tính là qua BTNNSS đem đến
cảm giác thƣ thái, dễ chịu cho SP1 hoặc SP2.
2.3.1.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để khen
(i) Để nhận biết đƣợc BTNNSS nào đó để khen, chúng ta có thể căn cứ
vào B - thực thể làm chuẩn để khen.
12
Theo ngữ liệu khảo sát, các BTNNSS hƣớng đến hành động biểu cảm để
khen có thực thể so sánh (thực thể làm chuẩn để khen) rất đa dạng. Nó có thể
thuộc về thế giới thần linh (tiên, phật, bụt, đức mẹ); các loài động vật (con công,
con phượng, con rồng); các thực thể của thực vật (cây non, lộc biếc, trái chín
đang mùa); thực thể thuộc về con ngƣời (cô gái, chàng trai, cô Tấm, Tây Thi,
Thúy Kiều, tuổi trẻ,); thực thể là các vật thể trong vũ trụ (mặt trăng, trăng
rằm, dòng nước, ánh sáng, đất, viên ngọc, nắng mùa thu, mây, suối,). Những
thực thể so sánh trên thƣờng đem lại cho con ngƣời cảm giác dễ chịu, thoải mái
và yêu đời. Hay để khen sự mạnh mẽ, vế B thƣờng là sắt, đồng, mặt trời, tượng,
thép nguội, vũ bão, Thái Sơn,
(ii) Thực thể làm chuẩn để khen (B) đã đƣợc công nhận là đẹp, là tốt, là
giỏi, nhƣng A - thực thể cần khen còn hơn B. Điều đó có nghĩa là BTNNSS
dạng này không chỉ khen mà còn ca ngợi thực thể cần khen.
2.3.1.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để thể hiện niềm vui thích
Để nhận diện đƣợc BTNNSS hƣớng đến hành động biểu cảm để thể hiện
niềm vui thích, chúng ta cần căn cứ vào ngữ nghĩa và ngữ cảnh để xác định
BTNNSS có mục đích thể hiện niềm vui thích.
Để sử dụng BTNNSS hƣớng đến cảm xúc dƣơng tính cần thỏa mãn
những điều kiện của hành động biểu cảm nhƣ sau:
- BTNNSS nằm trong biểu thức ngữ vi hoặc phát ngôn ngữ vi của hành
động biểu cảm thể hiện một sự vật, một hoạt động, một tính chất nào đó là nguồn
khơi gợi cảm xúc dƣơng tính của SP1.
- SP1 thấy hài lòng vì một sự vật, một hoạt động, một tính chất nào đó đã
tác động đến SP1.
2.3.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh thể hiện cảm xúc âm tính
Cảm xúc âm tính biểu hiện sự không thỏa mãn, giảm nghị lực nhƣ cảm
xúc buồn, tức giận, khó chịu,...
BTNNSS hƣớng đến hành động biểu cảm để thể hiện cảm xúc âm tính là
qua BTNNSS làm cho ngƣời nhận cảm thấy căng thẳng, khó chịu, bực bội,...
2.3.2.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để chê
Thực thể làm chuẩn để chê thuộc thế giới ma quỷ, BTNNSS dạng này có
mô hình nhƣ sau:
A + (x) + nhƣ + B (ma, quỷ, ma lem, ma mút, thần trùng,...)
Thực thể làm chuẩn để chê là con ngƣời, họ là những ngƣời làm việc trái
với luân thƣờng đạo lí, sống bất nhân, có hình hài khác thƣờng, không có khả
năng phù hợp với lứa tuổi,... hoặc có thể là con vật có đặc tính hung dữ, xấu
xí,... nhƣ mô hình sau:
A + (x) + nhƣ + B (quân giặc/tƣớng cƣớp/hổ/cáo,...)
2.3.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để than, trách và mỉa mai
BTNNSS nằm trong phát ngôn ngữ vi hỏi nhƣng lại hƣớng đến đích để
trách móc.
13
A + x + nhƣ thế mà B + y nhƣ thế này à?
BTNNSS còn đƣợc sử dụng trong cách nói ngƣợc với mục đích để mỉa
mai của ngƣời Việt: xinh như Thị Nở; đẹp như ma!
Mặt khác, ngữ liệu còn cho thấy khi dùng BTNNSS để chê, để than thở
với ý nhấn mạnh ở mức độ tối đa, SP1 thƣờng kết hợp với nói quá, cụ thể nhƣ
sau: Xấu như ma chê quỷ hờn, nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại (một ngày
trong tù bằng nghìn thu ở ngoài) hoặc: tội tày đình, tội tày trời,
Để sử dụng BTNNSS có đích hƣớng đến thể hiện cảm xúc âm tính cần
thỏa mãn những điều kiện của hành động biểu cảm nhƣ sau:
- BTNNSS nằm trong phát ngôn ngữ vi của hành động biểu cảm thể hiện
một sự vật, một hoạt động, một tính chất nào đó là nguồn dẫn đến cảm xúc âm
tính của SP1.
- SP1 cảm thấy không vui, không hài lòng vì một sự vật, một hoạt động,
một tính chất nào đó đã tác động đến SP1.
2.4. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ HÀNH ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
BTNNSS hƣớng đến hành động điều khiển có mô hình chung nhƣ sau: A
- thực thể cần điều khiển; x - phƣơng diện cần điều khiển của A, đƣợc đem ra
so sánh (có thể khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh; B - thực thể làm
chuẩn để điều khiển.
2.4.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ đề nghị, yêu cầu
2.4.1.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ đề nghị
BTNNSS để đề nghị có thể nằm trong phát ngôn ngữ vi của hành động đề
nghị: Đấy cô nghĩ mà xem, nếu quả cô yêu con tôi và cô giàu lòng hi sinh thì chả
còn sự hi sinh nào to bằng, quý bằng, cao thượng bằng sự hi sinh này [151, 299].
BTNNSS nằm trọn vẹn trong nội dung đề nghị của bà mẹ.
BTNNSS để đề nghị có thể nằm trong phát ngôn ngữ vi của hành động
đề nghị với động từ xin nhƣ mô hình sau:
(SP1) + xin + A + cho + (x) + nhƣ + B
2.4.1.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ yêu cầu
BTNNSS để yêu cầu, thƣờng đứng sau các động từ tình thái cầu khiến
hoặc các phụ từ cầu khiến, nhƣ những mô hình sau:
... đừng/ chớ + x + nhƣ + B
Ví dụ (112): Lũ con nít đi tắm nƣớc cho sạch, rửa hết khói xà nu đi, đừng có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bieu_thuc_ngon_ngu_so_sanh_trong_tieng_viet.pdf