Tóm tắt Luận án Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Thị Hương TS.Trần Văn Hiếu Phản biện 1: Phản biện 2

docx27 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM Vào hồi.giờ, ngày.tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) là một nội dung giáo dục chủ yếu, thường xuyên và liên tục trong các chương trình giáo dục của đa số các quốc gia trên thế giới nhằm hình thành cho thế hệ trẻ năng lực hành động thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Trong văn bản “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, GDKNS cho học sinh là một trong những nội dung được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt trong chương trình giáo dục. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học Việt Nam là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng. Kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy có ít trường tiểu học thực hiện HĐGDKNS một cách thường xuyên và hiệu quả, đa số các trường ít quan tâm nên trình độ KNS của HS chưa cao. Quản lý HĐGDKNS cho HS tại các trường tiểu học Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá, dẫn đến chất lượng GDKNS cho HS chưa cao. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng của HĐGDKNS, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho HS tiểu học. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hoạt động GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện thường xuyên và đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những bất cập và hạn chế trong các chức năng quản lý như xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS. Nếu xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học gồm: nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về HĐGDKNS cho học sinh; xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS và đảm bảo các điều kiện thực hiện thì chất lượng HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM sẽ được nâng cao. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Xây dựng hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh . 5.4. Thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khảo sát thực trạng về mức độ thường xuyên và mức độ của hiệu quả của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS; xây dựng hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học ở các trường tiểu học công lập TPHCM. - Đối tượng khảo sát: Tập trung vào chủ thể quản lý trường tiểu học, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS và HS một số trường tiểu học công lập tại TP Hồ Chí Minh. - Thời gian: Từ năm 2011 - 2014 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung có liên quan. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục. Khảo sát trình độ kỹ năng sống (KNS) của HS, thực trạng HĐGDKNS và QL HĐGDKNS cho HS, sự cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn một số CBQL, GV, cha mẹ HS các trường tiểu học. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát. Quan sát tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho HS. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp này được sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp QLHĐGDKNS cho HS. 7.2.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học. Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để phân tích các số liệu có liên quan với nhiệm vụ nghiên cứu. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 8.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về kỹ năng sống, luận án xây dựng và phân tích hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho HS tiểu học. Từ những cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học bao gồm mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, lực lượng giáo dục và các điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, luận án xây dựng và phân tích rõ những cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học, tập trung vào các khái niệm cơ bản, nội dung và các chức năng quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở trường tiểu học. Trên cơ sở hệ thống nguyên tắc cơ bản, luận án xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học theo các nội dung và chức năng quản lý bao gồm nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về HĐGDKNS; tăng cường xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện thực hiện HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học TP. HCM. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đánh giá thực trạng HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TP. Hồ Chí Minh, làm rõ nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở thực tiễn, hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học được xây dựng có tính cần thiết, khả thi và có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý HĐGDKNS, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM. Chương 3: Biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM tại TPHCM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống * Nghiên cứu lí luận về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống * Nghiên cứu thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học 1.1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Nhìn chung, có 4 hướng nghiên cứu chính về quản lý HĐGDKNS cho HS: 1/. Quản lý HĐGDKNS cho HS có quan hệ với quản lý huấn luyện kỹ năng cho người lao động 2/. Nghiên cứu mô hình quản lý nhà trường gắn với mục tiêu GDKNS cho học sinh 3/. Phối hợp quản lý HĐGDKNS cho HS 4/. Nghiên cứu quản lý HĐGDKNS ở các khía cạnh cụ thể: quản lý nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện HĐGDKNS Tóm lại, trên phạm vi toàn thế giới, từ những năm 1990 đến nay, tuy các quốc gia đã có những chủ trương, chính sách, chương trình hành động về GDKNS cho HS khác nhau trong việc lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục nhưng các quốc gia đã có nhiều điểm giống nhau về mục đích và nội dung GDKNS cho HS, đã nhận thấy tầm quan trọng của sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, đề cao vai trò tiên phong của các nhà quản lý giáo dục trong việc hoạch định, tổ chức, đánh giá HĐGDKNS cho HS. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nước 1.1.2.1. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Từ những năm 1990, theo xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, thuật ngữ KNS và GDKNS bắt đầu được quan tâm nhiều tại Việt nam bởi chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Từ năm 2000, chủ đề GDKNS cho học sinh được bàn thảo và nghiên cứu ngày càng nhiều. Bộ GD-ĐT xác định GDKNS cho học sinh là một trong những nội dung chính thức của giáo dục phổ thông. Từ năm học 2007 – 2008, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xác định GDKNS cho HS là một trong năm nội dung của phong trào này trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 trong hầu hết các trường học từ mầm non đến đại học trên phạm vi cả nước [3], [9], [41], [42], [61], [64]. Tóm lại, GDKNS cho HS nói chung, HS tiểu học nói riêng là hoạt động giáo dục có từ lâu trong các chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Nó được lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác và vào hoạt động dạy học. Từ những năm 1990, với sự phát động của các tổ chức văn hóa, giáo dục trên thế giới, việc nghiên cứu về GDKNS tại Việt Nam bắt đầu khởi sắc, ngày càng mạnh hơn vào những năm 2000 với nhiều chương trình, dự án GDKNS cho nhiều đối tượng trẻ em. 1.1.2.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trong những năm 1990, các nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho HS chưa nhiều, cho HS tiểu học lại càng ít. Từ năm học 2007-2008 đến nay, trong các kế hoạch năm học hàng năm do Bộ GD-ĐT ban hành đều có nhắc đến nội dung GDKNS cho học sinh các cấp học. Cụ thể hơn, trong các kế hoạch năm học của các Phòng GD-ĐT và các trường tiểu học trên toàn quốc, GDKNS cho HS luôn là một nội dung giáo dục không thể thiếu và đó là một trong những nội dung trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Có ba khía cạnh chính trong đa số các nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho HS: 1/. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục KNS 2/. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 3/. Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Tóm lại, quản lý HĐGDKNS cho HS nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một đề tài khá mới trong nghiên cứu về quản lý giáo dục tại Việt Nam. Các nghiên cứu đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS, đã mô tả thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS ở nhiều khía cạnh và đã đề xuất những biện pháp cần thiết và khả thi. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý được đề xuất còn chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch trong quản lý HĐGDKNS, chưa đề xuất được nhiệm vụ cụ thể cho từng LLGD, thiếu tiêu chí đánh giá HĐGDKNS, và đặc biệt là thiếu những số liệu về kết quả thực hiện để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. Đặc biệt, chưa có nhà nghiên cứu nào nghiên cứu về biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM. 1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.2.1. Kỹ năng sống 1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống là năng lực tâm lý-xã hội giúp cá nhân có những hành vi ứng phó tích cực đối với các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống thể hiện ở hành vi nhưng hành vi phải mang tính tích cực. Kỹ năng sống không phải do bẩm sinh mà có, cũng không phải do di truyền. Nó được hình thành dần dần trong quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục nên cần có phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình hình thành KNS. Kỹ năng sống có nhiều mức độ thành thạo khác nhau. Có thể phân chia KNS theo 5 mức như sau: Kém: thể hiện chưa đạt yêu cầu của kỹ năng; Yếu: thể hiện đạt yêu cầu nhưng cần sự hỗ trợ của người khác; Trung bình: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong những tình huống quen thuộc, đơn giản; Khá: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong những tình huống mới lạ, phức tạp; Tốt: thể hiện thành thạo một cách độc lập trong tất cả các tình huống. 1.2.1.2. Hệ thống kỹ năng sống của học sinh tiểu học. UNICEF chia KNS gồm 3 nhóm kỹ năng chính. UNESCO phân chia KNS thành 4 nhóm kỹ năng gắn với 4 mục tiêu giáo dục. Luận án này chia KNS của HS tiểu học gồm 18 KNS cụ thể, được xếp thành 3 nhóm như sau: 1) Nhóm KNS cá nhân, bao gồm các KNS liên quan đến bản thân HS. 2) Nhóm KNS xã hội, bao gồm các KNS liên quan đến giao tiếp giữa HS với người khác. 3) Nhóm KNS công việc, bao gồm các KNS liên quan đến học tập và làm việc của HS. 1.2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục kỹ năng sống Hoạt động giáo dục KNS cho HS là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, học sinh chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những khả năng, hành vi thích hợp và tích cực để ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống. Có 5 nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian - môi trường giáo dục. Cấu trúc hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh, điều kiện 1.3. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản 1.3.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Quản lý giáo dục là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến các đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện mục đích chung của hệ thống giáo dục. Quản lý trường học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường học đến các đối tượng quản lý trong trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của trường học. 1.3.1.2. Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường tiểu học đến HĐGDKNS cho HS tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu HĐGDKNS cho HS tiểu học. Ở trường tiểu học, chủ thể gián tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học là các CBQL của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT phụ trách GDKNS. Chủ thể trực tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học là các cán bộ quản lý bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, khối trưởng và các trưởng bộ phận, phòng ban trong trường tiểu học; trong đó, hiệu trưởng là người đứng đầu và quản lý chung. Đối tượng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học chính là HĐGDKNS cho HS tiểu học. Mục đích quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục KNS, hình thành KNS ở HS tiểu học, hình thành khả năng hành động để thích ứng và làm chủ các tình huống. 1.3.2. Nội dung quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.2.1. Quản lý mục tiêu HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.2.2. Quản lý kế hoạch, nội dung chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.2.3. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.2.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.2.5. Quản lý hoạt động của học sinh tiểu học trong HĐGDKNS 1.3.2.6. Quản lý các điều kiện thực hiện HĐGDKNS cho HS tiểu học 1.3.3. Chức năng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học Xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học Chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các LLGD 1.4.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý 1.4.3. Các yếu tố liên quan đến điều kiện của hoạt động quản lý KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một nội dung giáo dục rất quan trọng và cần thiết, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện hơn 50 năm qua. Mục đích của GDKNS cho học sinh là hình thành năng lực tâm lý-xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống của HS tiểu học bao gồm một hệ thống nhiều KNS cụ thể (KNS thành phần), trong đó có các KNS cá nhân, các KNS xã hội và các KNS công việc-học tập. Giáo dục kỹ năng sống cho HS cần tuân theo các nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và thời gian-môi trường giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một hoạt động giáo dục, bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh tiểu học, điều kiện và kết quả GDKNS. Quản lý HĐGDKNS cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích của nhà quản lý (trong đó hiệu trưởng là quan trọng) đến toàn bộ HĐGDKNS nhằm thực hiện mục tiêu HĐGDKNS. Để đạt được mục đích ấy, nhà quản lý cần quản lý mục tiêu GDKNS, quản lý nội dung GDKNS, quản lý hình thức và phương pháp GDKNS, quản lý CBQL cấp dưới, quản lý nhà giáo dục và quản lý học sinh, quản lý các điều kiện cần thiết cho HĐGDKNS. Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học được thực hiện bằng cách xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS, tổ chức và chỉ đạo các LLGD thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nhiều yếu tố chi phối đến công tác quản lý HĐGDKNS cho HS nói chung, HS tiểu học nói riêng, trong đó ba nhóm yếu tố chính là: nhận thức của nhà quản lý và các LLGD, hoạt động của nhà quản lý và các điều kiện để quản lý HĐGDKNS cho HS. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TP HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Quy mô, cơ cấu 2.1.2. Chất lượng giáo dục 2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 2.1.4. Cơ sở vật chất 2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HĐGDKNS CHO HS TIỂU HỌC TP.HCM 2.2.1. Mẫu nghiên cứu thực trạng Mẫu điều tra giáo dục Mẫu điều tra giáo dục gồm 702 người được chọn theo lối phân tầng hệ thống, bao gồm 20 trường tiểu học (6 quận nội thành: Quận 3, 4, 6, 8, 10, Phú Nhuận và 3 huyện ngoại thành: Huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè). Mẫu phỏng vấn Mẫu phỏng vấn có 54 người của 6 trường. Mỗi trường 9 người gồm: 1 đại diện BGH, 1 khối trưởng, 3 GV đại diện của các khối lớp, 4 cha mẹ HS (có ít nhất 1 người trong Ban đại diện cha mẹ HS). Các trường được chọn ngẫu nhiên gồm: Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà Quận 3, Trường Tiểu học Phan Đình Phùng Quận 3, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ Quận 4, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Trường Tiểu học Đinh Công Tráng Quận 8, Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu Quận 10. Mẫu quan sát. Mẫu quan sát gồm 6 trường nói trên. 2.2.2. Mô tả công cụ nghiên cứu Công cụ khảo sát thực trạng bao gồm ba loại phiếu: Phiếu hỏi ý kiến số 1, Phiếu phỏng vấn (phần 1 và 2), Phiếu quan sát. * Nội dung phiếu hỏi ý kiến số 1 (Phụ lục 1) bao gồm: - Phần 1: Thực trạng HĐGDKNS cho HS. Câu 1: Đánh giá chung về trình độ KNS của HS và 5 KNS cụ thể theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Câu 2, 3, 4 và 5: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp, phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS theo 4 mức: không làm, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rất hiệu quả. - Phần 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS. Câu 6: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của công tác quản lý HĐGDKNS gồm 4 nhóm công việc ứng với 4 chức năng quản lý với 34 công việc cụ thể, đánh giá theo 4 mức: không làm, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rất hiệu quả. Câu 7: Khảo sát nguyên nhân gây nên hạn chế của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS, theo 5 mức: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. * Nội dung Phiếu phỏng vấn (phần 1 và 2) ở Phụ lục 3. Phần 1 gồm 5 câu hỏi từ 1-5, hỏi về thực trạng HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM. Phần 2 gồm 5 câu hỏi từ 6-10, hỏi về thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM * Nội dung Phiếu quan sát (Phụ lục 4) . Nội dung quan sát là chu kỳ thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế của việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS của các trường tiểu học. 2.2.3. Quy ước xử lý thông tin Các thông tin thu thập từ Phiếu hỏi số 1 được quy ước theo thang điểm ở bảng sau: Bảng 2.5. Quy ước xử lý thông tin thực trạng HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS Trình độ KNS của HS Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả Mức độ đồng ý Điểm quy ước Điểm TB (định khoảng) Tốt Hoàn toàn đồng ý 4 Từ 3.5 trở lên Khá Rất TX Rất hiệu quả Đồng ý 3 Từ 2.5 – dưới 3.5 Trung bình TX Hiệu quả Lưỡng lự 2 Từ 1.5 – dưới 2.5 Yếu Thỉnh thoảng Ít hiệu quả Không đồng ý 1 Từ 0.5 – dưới 1.5 Kém Không thực hiện Không hiệu quả Hoàn toàn không đồng ý 0 Dưới 0.5 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC TPHCM 2.3.1. Thực trạng KNS của HS tiểu học TPHCM Kết quả đánh giá của 702 CBQL, GV, NV trường tiểu học về trình độ KNS nói chung của HS tiểu học TPHCM cho thấy: Trình độ KNS của HS được đánh giá ở mức trung bình (TB=2.20). Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. Cụ thể, xét từ cao đến thấp là: nhóm kỹ năng xã hội (TB= 2.39), nhóm kỹ năng công việc (TB= 2.18), nhóm kỹ năng cá nhân (TB= 2.09). Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, nhân viên ở cả 3 nhóm kỹ năng. HS có khả năng hành động thích ứng và làm chủ trong các tình huống quen thuộc trong cuộc sống, chưa thích ứng với các tình huống mới lạ và chưa thể hiện KNS một cách thành thạo. 2.3.2. Thực trạng HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học tại TPHCM Trong phạm vi của luận án này, thực trạng HĐGDKNS được nghiên cứu ở 2 khía cạnh: mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả. Đánh giá về thực hiện nội dung GDKNS cho HS tiểu học TPHCM Việc thực hiện các nội dung GDKNS cho HS được các trường thực hiện thường xuyên (TB = 1.68); các kỹ năng xã hội được thực hiện thường xuyên hơn các kỹ năng cá nhân và công việc. Việc thực hiện các nội dung GDKNS được đánh giá ở mức hiệu quả, trong đó nhóm kỹ năng xã hội được đánh giá ở mức hiệu quả; và nhóm kỹ năng cá nhân và nhóm kỹ năng công việc được đánh giá là ít hiệu quả. Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. 2.3.2.2. Đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS các trường tiểu học tại TPHCM Các hình thức được thực hiện thường xuyên là: lồng ghép nội dung GDKNS trong các tiết dạy, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn thể mỹ, trong giờ ăn, giờ nghỉ, trong các hoạt động Đội, Sao nhi đồng. Các hình thức GDKNS cho HS chưa được thực hiện thường xuyên là: dạy học KNS như một môn học, tổ chức các chuyên đề GDKNS và thông qua tư vấn và tham vấn học đường để GDKNS cho HS. Về hiệu quả, các trị số trung bình dao động từ 1.5 đến 2.1 cho thấy các ý kiến đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS tiểu học hiện nay tại TPHCM có hiệu quả nhưng ở mức vừa phải. 2.3.2.3. Đánh giá về phương pháp GDKNS cho HS tiểu học TPHCM Các phương pháp GDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên, theo thứ tự là: đàm thoại, thực hành, thảo luận, thuyết trình, trò chơi, trực quan, giải quyết vấn đề, đóng vai. Việc sử dụng các phương pháp GDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM nhìn chung được đánh giá là có hiệu quả, tuy nhiên ở mức vừa phải (các trị số TB từ 1.8 đến 2.1). Các phương pháp được cho là có hiệu quả cao hơn các phương pháp khác là: đàm thoại, trực quan, trò chơi và thực hành. 2.3.2.4. Đánh giá sự phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM Về mức độ thường xuyên của sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDKNS, các điểm trung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ 1.20 đến 1.90 cho thấy sự phối hợp này dao động từ mức thỉnh thoảng đến mức thường xuyên. Về mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDKNS, các điểm trung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ 1.44 đến 1.94 cho thấy hiệu quả sự phối hợp này dao động từ mức ít hiệu quả đến mức hiệu quả. Các kết quả xếp hạng mức thường xuyên và hiệu quả cho thấy sự phối hợp giữa CBQL, GV, NV trong trường với nhau và với cha mẹ HS được thực hiện thường xuyên hơn và có hiệu quả hơn so với sự phối hợp giữa họ với cấp trên và với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.4.1. Đánh giá chung về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện thường xuyên. Các chức năng quản lý được thực hiện ở mức thường xuyên theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá (các trị số TB trong khoảng 1.5 đến dưới 2.5), quản lý các điều kiện được thực hiện ít thường xuyên hơn (TB = 1.46). Không có khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện hiệu quả. Các chức năng quản lý được đánh giá có hiệu quả theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kế hoạch, kiểm tra và đánh giá, tổ chức và chỉ đạo; quản lý các điều kiện được đánh giá ít hiệu quả hơn. Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV về điều này. Trong từng chức năng quản lý, kiểm nghiệm hệ số tương quan giữa TB mức thường xuyên và mức hiệu quả cho thấy có tương quan ở mức ý nghĩa 1%. Trị số tương quan khá cao, đều trên 0.75. 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM Các hoạt động cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên, các trị số trung bình từ 1.56 đến 1.94. Hiệu quả thực hiện các hoạt động cụ thể về xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức có hiệu quả (các trị số trung bình từ 1.50 đến 1.80). 2.4.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM Nhìn chung, các hoạt động cụ thể của công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả (TB trên 1.5), trong khi đó các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức chưa được thực hiện thường xuyên và ít hiệu quả. Về công tác chỉ đạo, thứ tự mức thường xuyên và hiệu quả từ nhiều đến ít của các hoạt động chỉ đạo là: chỉ đạo việc lồng ghép GDKNS vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhà trường, hướng dẫn các LLGD thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các LLGD xây dựng kế hoạch, theo dõi, đôn đốc và động viên GV, NV thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, tổ chức các chuyên đề GDKNS cho HS. Về công tác tổ chức, hầu hết các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức không được thực hiện thường xuyên (TB dưới 1.5) và ít hiệu quả, đó là: thành lập Ban chỉ đạo HĐGDKNS, quy định nhiệm vụ và quyền lợi của các LLGD, chỉ đạo các LLGD trong việc báo cáo kết quả HĐGDKNS cho HS, tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho GV và NV về GDKNS, tham mưu ý kiến cấp trên về HĐGDKNS, tổ chức giao lưu và học tập kinh nghiệm GDKNS. Tóm lại, công tác tổ chức, chỉ đạo HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM cần được đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt là ban hành những văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho HS và công tác bồi dưỡng, phối hợp các LLGD. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM Nhìn chung, CBQL và GV, NV cho rằng các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên và có hiệu quả, tuy nhiên các trị số TB chỉ gần với 1.5. Ngoài ra, các kết quả phỏng vấn và quan sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện thường xuyên, chỉ mang tính đối phó và phong trào, còn chung chung, đại khái, chưa có tiêu chí cụ thể. 2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM Các hoạt động được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả gồm: phân bố thời gian và trang bị tài liệu và phương tiện cho HĐGDKNS. Các hoạt động được thực hiện ở mức thỉnh thoảng và ít hiệu quả gồm: hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học cho hoạt động GDKNS, phát động phong trào thi đua GDKNS, phân bố kinh phí cho hoạt động GDKNS. 2.5. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Có nhiều nguyên nhân gây nên hạn chế của công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM hiện nay, trong đó các nguyên nhân chính là: sự thiếu hiểu biết của các LLGD về GDKNS, công tác xây dựng kế hoạch HĐGDKNS của nhà trường chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, thiếu kiểm tra và đánh giá, thiếu kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu cho việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục KNS. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy công tác quản lý đã đạt được những thành tựu nhất định: trình độ kỹ năng sống nói chung của học sinh hiện ở mức trung bình; kỹ năng xã hội của học sinh tốt hơn kỹ năng học tập và kỹ năng cá nhân; học sinh có khả năng hành động trong các tình huống quen thuộc nhưng chưa có khả năng thích ứng và làm chủ trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. Vì vậy, học sinh tiểu học TPHCM cần được giáo dục thêm về KNS. Học sinh được giáo dục nhiều kỹ năng sống như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự nhận thức, tự tin và tư duy sáng tạo nhưng vẫn còn nhiều KNS khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang.docx
Tài liệu liên quan