BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
********
BÙI THỊ DUNG
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
(HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI, 2016
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đính
Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS.
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Biến đổi văn hóa làng dệt Phương la (huyện Hưng hà, tỉnh Thái Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Phương Châm
Viện nghiên cứu Văn hóa
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Việt Hương
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ
cấp Trường Tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Số 417, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn
định chinh trị ở địa phương. Văn hóa làng nghề có những nét đặc trưng khác
các làng nông nghiệp. Sự nghiệp Đổi mới đã tác động đến các làng nghề: tạo
cho các làng nghề cơ hội phát triển, song cũng phải đối mặt với những thử
thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường; sự thay đổi thu nhập, mức sống, vấn
đề lao động, việc làm tác động sâu sắc đến cơ cấu dân cư, sự phân tầng xã
hội, nhịp sống, nếp sống, phong tục tập quán, các quan hệ xã hội v.v. Làng
Phương La rất nổi tiếng với nghề dệt cũng chịu những tác động của quá
trình Đổi mới. Việc nghiên cứu, giải quyết đề tài này góp phần tìm hiểu về
thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề, xu hướng văn hóa làng nghề Phương
La trong thời gian tới và từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa làng Phương La trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước. Với những lý
do trên, NCS chọn “Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La (huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình) làm đề tài Luận án tiến sỹ chuyên ngành Văn hóa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng nghề
của người Việt ở Bắc Bộ
Từ trước tới nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về làng
nghề, văn hóa làng nghề của người Việt ở Bắc bộ: Tác phẩm Người nông
dân châu thổ Bắc kỳ của Nhà Địa lý học Pháp Pièrre Gourou, P. Gourou
dành cả Chương 2 đưa ra vấn đề công nghiệp làng xã. Văn hóa truyền thống
làng Đồng Kỵ nghiên cứu làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh);
Ninh Hiệp truyền thống và phát triển nghiên cứu về làng - xã Ninh Hiệp
(huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) khảo sát những nét tiêu biểu về nghề,
về cấu trúc làng xóm, di tích thờ cúng
2.2. Những công trình nghiên cứu về biến đổi làng nghề, văn hoá làng nghề
Cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội của Trần Quốc
Vượng và Đỗ Thị Hảo, nêu một số quan điểm phát triển làng nghề. Làng
nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển chỉ ra hướng
phát triển và các giải pháp để phát triển làng nghề. Phát triển làng nghề
2
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phản ánh về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề, hướng bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống.
Dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, trong vài năm qua, nhiều công
trình bàn sâu về biến đổi của làng nghề truyền thống từ sau hòa bình lập lại
đến nay, nhất là dưới tác động của quá trình CNH- HĐH: Sự phát triển của
làng nghề La Phù nghiên cứu trường hợp về sự thay đổi của một làng nghề
qua các thời kỳ trước đây và hiện nay, nổi bật là việc hình thành các công ty
và những đóng góp của làng nghề này vào ngân sách Nhà nước. Làng nghề
thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi nghiên cứu
về biến đổi của nghề, làng nghề thủ công huyện Thanh Oai.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu về làng nghề Phương La
Làng Phương La - nơi chọn địa bàn nghiên cứu được nhắc đến trong các
công trình nghiên cứu về vùng đất, con người Thái Bình: Nhận diện văn hóa
làng ở Thái Bình, Lễ hội truyền thống ở Thái Bình, Tên làng xã Thái Bìn, Địa
chí Thái Bình nói về các làng nghề Thái Bình, trong đó có làng Phương La.
Các công trình nghiên cứu về nghề thủ công ở Thái Bình: Đồng Khánh
ngự lãm địa dư chí và Đại Nam nhất thống chí, Tiên Hưng phủ chí, Lịch sử
Đảng bộ huyện Hưng Hà, đều có đề cập đến nghề dệt làng Phương La ở
các khía cạnh về thợ dệt của làng, nguyên liệu dệt, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, có một số đề tài bàn luận, nghiên cứu trực tiếp về Phương
La: tập Kỷ yếu Hoằng Nghị đại vương và việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch
sử - văn hóa Phương La nghiên cứu về làng Phương La dưới góc độ sử học; Đề
tài Một số giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình
giới thiệu về quy trình sản xuất, sản phẩm dệt của làng Phương La
Làng dệt Phương La mới chỉ được nhắc đến trong các công trình
nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, về nghề thủ công ở Thái Bình, góc độ
nghiên cứu chủ yếu là Sử học, Văn hóa Dân gian; chưa nghiên cứu về văn
hóa làng nghề, những biến đổi giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Thông qua việc khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng
nghề dệt Phương La; Luận án dự báo xu hướng văn hóa làng nghề dệt
3
Phương La thời gian tới, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa làng nghề dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng
Phương La và các làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Hệ thống hóa lý luận về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng nghề
và một số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án, làm cơ sở lý luận
chung cho toàn bộ đề tài; Giới thiệu tổng quan về làng dệt Phương La, nghề
dệt và văn hóa làng Phương La trong xã hội truyền thống; Khảo sát, phân
tích thực trạng biến đổi văn hóa làng dệt Phương La; Dự báo xu hướng của
văn hóa làng nghề dệt Phương La những năm tiếp theo, đề xuất giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề dệt Phương La trong điều
kiện CNH - HĐH.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các khía cạnh liên quan đến biến
đổi văn hóa làng nghề Phương La (thực trạng và xu hướng biến đổi, nguyên
nhân biến đổi ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Về không gian, là làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình); đồng thời, Luận án có nghiên cứu mở rộng sang xã nghề
dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương) và dệt khăn Minh Tân (huyện Hưng
Hà) tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian, Luận án nghiên cứu biến đổi văn hóa làng Phương La
khi nghề dệt phát triển, nhất là giai đoạn CNH - HĐH đất nước (từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tháng 6/1996 đến nay).
5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án
5.1. Hướng tiếp cận
Tiếp cận Văn hóa học: là hướng tiếp cận chính yếu của Luận án.
Ngoài ra, Luận án còn tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, tiếp cận lịch sử, tiếp
cận hệ thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: Điền dã Dân tộc học, Điều tra xã
hội học; Nghiên cứu liên ngành; Thống kê; So sánh
4
6. Kết quả và đóng góp của Luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống dưới
góc độ Văn hóa học về biến đổi của văn hoá làng nghề dệt Phương La; tìm
ra những điểm nổi bật của văn hóa làng dệt Phương La hiện nay dưới tác
động của nghề, nhất là trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
- Luận án đưa ra luận cứ khoa học, đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa của làng Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp
Phương La và làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.
- Luận án góp phần vào nghiên cứu văn hoá truyền thống làng Việt nói
chung và làng nghề nói riêng.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được
chia làm 04 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung và tổng quan về làng dệt
Phương La
Chƣơng 2: Nghề dệt và văn hóa vật chất của làng Phương La hiện nay
Chƣơng 3: Văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương
La hiện nay
Chƣơng 4: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa
làng dệt Phương La.
5
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN
VỀ LÀNG DỆT PHƢƠNG LA
1.1. Những vấn đề lý luận chung
1.1.1. Một số khái niệm dùng trong Luận án
1.1.1.1. Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công hiện đại
Luận án đã phân tích các khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống
của một số học giả đi trước và Luận án cũng đưa ra quan điểm của NCS về làng
nghề: là làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề thủ
công, có khi chỉ là một công đoạn của nghề, tạo ra các sản phẩm mang tính cách
riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các
hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác
của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan
hệ xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán...).
1.1.1.2. Văn hóa làng nghề
Trên cơ sở phân tích, làm rõ định nghĩa về văn hóa làng nghề của một
số các nhà nghiên cứu đi trước, NCS xác định Văn hóa làng nghề là một
dạng đặc thù, là một phức thể các yếu tố văn hóa vật chất, văn hóa xã hội
và văn hóa tinh thần ở các làng nghề, giữa nghề và làng, giữa con người và
các yếu tố ngoài con người, có quan hệ mật thiết với nhau, ràng buộc và
phụ thuộc, tác động vào nhau, trong đó nghề giữ vị trí trung tâm. Ngoài các
yếu tố chung của văn hóa làng Việt, văn hóa làng nghề có một số yếu tố đặc
thù, như nhịp sống làng nghề, tâm lý và tính cách của người làng nghề
* Cơ cấu văn hóa làng nghề: Văn hóa làng nghề được cấu thành bởi
các thành tố: Văn hóa vật chất (không gian, cảnh quan làng; các di tích thờ
cúng...), Văn hóa xã hội (các thiết chế, tổ chức làng xã; các giai tầng xã
hội...), Văn hóa tinh thần (phong tục, tập quán, lễ tiết, hội làng...). Có điểm
khác là nghề phát triển, chi phối các mặt đời sống xã hội của làng, vì vậy,
khi nghiên cứu văn hóa làng nghề không thể thiếu yếu tố nghề.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
1.1.2.1. Biến đổi văn hóa
- Luận điểm về biến đổi xã hội
6
Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Sự
biến đổi đó bao gồm cả biến đổi do nội tại của bản thân sự vật, hiện tượng
và sự vận động, biến đổi do các tác nhân bên ngoài. Hiện tượng văn hóa
cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Theo các nhà xã hội học, nói tới biến
đổi là đồng nghĩa với sự biến đổi của xã hội, biến đổi của công nghệ đó
chính là sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc hành vi văn hóa, xã hội phát
triển từ cơ cấu xã hội đơn giản đến phức tạp, đó là sự thay thế kế tiếp các
hình thái kinh tế xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất, sự biến
đổi đó thường được nhìn nhận từ một số chiều cạnh hoặc cách tiếp cận: cấu
trúc - hành vi, vĩ mô - vi mô hoặc kết hợp các cách tiếp cận này.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam đưa ra nhận định chung là kinh tế thị
trường càng phát triển tuy tạo ra nhiều cơ may, vận hội cho các cá nhân, các
nhóm xã hội; song sự phân hóa giàu nghèo cũng như mức độ phân tầng xã
hội càng diễn ra mạnh mẽ. Những cá nhân, nhóm xã hội „„mạnh‟‟tạo nên sức
mạnh kinh tế làm thay đổi đáng kể điều kiện sống của bản thân và góp phần
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần tạo ra động lực tăng trưởng
kinh tế, tiến bộ xã hội. Chúng tôi vận dụng những luận điểm này để nghiên cứu
về sự biến đổi xã hội - yếu tố có liên quan mật thiết với biến đổi văn hóa ở làng
Phương La trong điều kiện hiện nay.
- Luận điểm về biến đổi văn hóa
Nhìn chung các học giả đều có điểm chung thống nhất cho rằng không
có nền văn hóa nào đứng yên một chỗ, cũng như không có nền văn hóa nào
không có sự thay đổi gì so với thời kỳ khai nguyên của nó. Biến đổi văn
hóa mang tính tất yếu, là hiện tượng phổ biến. Biến đổi văn hóa cũng tuân
theo quy luật, biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Biến đổi
này không diễn ra theo một đường thẳng đơn tuyến mà cũng có những giai
đoạn chững lại, thậm chí là thụt lùi; là bước tiến bộ trong sự phát triển,
được bắt đầu từ quá trình thay đổi phương thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất,
dẫn đến thay đổi về quan niệm, lối sống, Song, biến đổi văn hóa lại cũng
chính là động lực thúc đẩy xã hội biến đổi. Nhờ mối quan hệ biện chứng đó
mà văn hóa và xã hội ngày một phát triển. Đây là cơ sở lý luận để NCS dựa
vào trong suốt quá trình nghiên cứu.
7
1.1.2.2. Biến đổi văn hóa làng nghề
Sự biến đổi văn hóa của các làng nghề về bản chất chính là lực lượng
sản xuất rất phát triển, phương thức sản xuất được đổi mới, nền kinh tế
hàng hóa thâm nhập sâu, rộng vào mọi mặt đời sống xã hội của người dân.
Đó là sự biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa hoàn thiện đến cái
hoàn thiện. Tuy nhiên, sự biến đổi ấy bao hàm cả những yếu tố tích cực và
chưa tích cực; sự biến đổi đã có chọn lọc và cả những biến đổi chỉ mang
tính trào lưu chưa phù hợp.
Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề chính là nghiên cứu sự biến
đổi các thành tố cấu thành văn hóa làng nghề dưới tác động của các yếu tố
chính trị, kinh tế và xã hội. Sự biến đổi này bao hàm cả biến đổi về số
lượng và chất lượng, trạng thái. Biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa
hoàn thiện đến cái hoàn thiện.
Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề dệt Phương La là nghiên cứu
biến đổi các thành tố Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội và Văn hoá tinh
thần của làng. Với làng nghề Phương La, làm nghề ảnh hưởng chi phối mọi
mặt đời sống của người dân. Vì vậy, Luận án sẽ phải tập trung nghiên cứu
về biến đổi nghề dệt truyền thống. Do điều kiện thời gian nên Luận án chỉ
trình bày khái quát các thành tố văn hóa làng nghề Phương La trong xã hội
truyền thống và một số yếu tố văn hóa hiện nay nổi bật nhất, hình thành và
diễn biến dưới tác động của CNH - HĐH: 1/Nghề dệt và văn hóa vật chất
(không gian, cảnh quan; các di tích tín ngưỡng, tôn giáo); 2/Văn hóa xã hội,
đó là sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp; việc tách họ, dựng nhà thờ
mới và vấn đề an ninh - xã hội của làng; 3/Văn hóa tinh thần, những vấn đề
nổi bật là sự thay đổi lối sống; phong tục cưới xin, tang ma, hội làng.
1.2. Tổng quan về làng dệt Phƣơng La
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử hình thành làng
1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên: Phương La (tên Nôm là làng Mẹo)
thuộc xã Thái Phương, nằm ở phía Tây Nam huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình, có diện tích tự nhiên là 242,768 ha; hình thù làng giống một cái vó
bè, cả bốn góc đều có các đường dẫn vào làng.
1.2.1.2. Dân cư: Phương La là vùng đất cổ, nơi hội tụ của dân di cư từ
nhiều nơi khác đến. Làng có dân số đông, vào 1927, làng có 1528 dân,. Con
8
người nơi đây bôn ba, bươn trải, di cư qua nhiều vùng để mưu sinh nên rất
chăm chỉ, cần cù, sáng tạo; luôn thích ứng với điều kiện sống
1.2.1.3. Vài nét về lịch sử hình thành làng: Theo lưu truyền dân gian,
Phương La hình thành từ cuối triều Lý (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII)
trên vùng đất tự nhiên sông nước thuộc phủ Long Hưng, một trong 24 phủ
thời Trần, gắn với công lao của Hoằng Nghị Đại Vương, là thân sinh của
Thái sư Trần Thủ Độ. Quá trình lập làng gắn với sự chung lưng đấu cật của
10 dòng họ (Trần, Nguyễn, Đào, Phạm, Lê, Vũ, Đặng, Đỗ, Đoàn, Đinh).
1.2.2. Nghề dệt làng Phương La trong xã hội truyền thống
1.2.2.1. Nguồn gốc nghề dệt
Nghề dệt ở Phương La có từ bao giờ và tổ nghề dệt là ai, đến nay, vẫn còn
là dấu hỏi. Chỉ biết rằng, từ thời Trần, dân làng Phương La đã phát triển
nghề dệt. Các bậc cao niên trong làng giải thích, có một thời, tên làng là
“Hương La”, nghĩa là lụa thơm. Loại lụa này nổi tiếng dùng để tiến vua, đối
ngoại với các nước láng giềng.
1.2.2.2. Nguyên liệu dệt: Ngay từ xưa, người Phương La đã biết tạo ra
nghề phụ, dệt được những tấm vải tơ lụa mềm mại để có thêm thu. Nguyên
liệu để dệt đơn giản là tơ tằm, mua của người các làng xã lân cận.
1.2.2.3. Công cụ dệt: Công cụ dệt của làng Mẹo xưa rất đơn giản, thủ
công, bao nhiêu năm vẫn là khung con phượng (còn gọi là khung con cò).
Bộ công cụ của nghề dệt bao gồm khung cửi, dụng cụ đánh sa, đánh suốt để
tạo nên những con thoi; bàn mắc, bàn tráng, tạo nên những hoa cửi
1.2.2.4. Tổ chức sản xuất và phân công lao động: Trong xã hội truyền
thống, việc tổ chức sản xuất của làng Phương La đều theo quy mô hộ gia
đình, tự sản, tự tiêu... Từ năm 1957-1958, người Phương La tổ chức sản
xuất theo mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp; đến năm 1960, các tổ hợp sản
xuất hàng tiểu thủ công nghiệp ra đời. Năm 1980, làng nghề Phương La đã
thành lập được ba tổ hợp sản xuất hàng dệt.
1.2.2.5. Sản phẩm dệt: Sản phẩm của làng Mẹo xưa đơn giản chỉ là lụa,
vải vuông và các sản phẩm từ tơ tằm; những năm khó khăn 1959 -1960, làm
ruột bấc đèn dầu các loại, dệt thắt lưng Lụa của người làng Mẹo màu mỡ
gà vàng óng, mát mượt, mịn màng đẹp như ráng trời vàng mềm mại, đạt
trình độ mỹ thuật và thẩm mỹ cao đã hút hồn biết bao người.
9
1.2.2.6. Việc tiêu thụ và thu nhập: Hình thức tiêu thụ sản phẩm của
người làng Mẹo xưa rất đơn lẻ, tiêu thụ tại chợ làng. Người dân dùng khớp
cột đình để đo độ rộng hẹp của lụa. Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, có
người đã phải đổ máu, thiệt mạng khi mang hàng dệt đến các tỉnh xa để tiêu
thụ. Đến khi vải làng Mẹo trở nên nổi tiếng, thương lái ở các nơi tìm về mua
mang đi. Giai đoạn sau hòa bình, trong thời bao cấp, người làng nghề đem
hàng đi phải lén lút, lẩn tránh thuế vụ, nếu không may gặp họ thì không
những bị tịch thu hàng mà còn bị phạt vì tội buôn gian, bán lận.
1.2.2.7. Truyền nghề và học nghề: Người làng Mẹo luôn tôn trọng truyền
thống giữ bí quyết nghề và không tiết lộ cho bất cứ đối tượng nào; họ
truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối”, truyền nghề trực tiếp trên
khung dệt, chỉ truyền nghề cho con trai; chủ yếu là để giữ nghề.
1.2.3. Văn hóa làng Phương La trong xã hội truyền thống
1.2.3.1. Văn hóa vật chất
Không gian, cảnh quan làng: Làng Phương La xưa là một cộng đồng
bền chặt, tự trị, khép kín, được bao bọc bởi lũy tre làng. Người Phương La
sống, dựng nhà quây quần, tụ cư bên nhau theo địa vực, mỗi gia đình ở một
khoảnh đất riêng rộng rãi, xung quanh cũng được bao bọc bởi bờ tre hoặc
hàng rào. Các gia đình chọn vị trí trung tâm của làng để làm nhà. Không gian
của làng thoáng đãng với hệ thống đường làng, ngõ xóm dài ngoằn ngoèo;
vườn cây, ao chuôm rộng rãi; làng khép kín, “biệt lập” với bên ngoài.
Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo: Làng Phương La có đủ cả đình, chùa,
miếu, nhà thờ họ; trong đó, còn nhiều cổ vật quý. Nổi bật trong các di
tích ấy là Đình Đông, chùa Ứng Mão, các đền, miếu và nhà thờ dòng họ.
1.2.3.2. Văn hóa xã hội của làng Phương La
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của làng Phương La trước Cách mạng
tháng Tám 1945 gồm một hệ thống các thỉết chế dựa theo các hình thức tập
hợp người: dòng họ; xóm ngõ; giáp; kỳ mục và chức dịch, phường hội.
- Dòng họ: trước 1994, làng Phương La có 10 dòng họ là Trần,
Nguyễn, Đào, Phạm, Lê, Vũ, Đặng, Đỗ, Đoàn, Đinh. Về sau, có thêm dòng
họ Ninh tới sinh sống. Họ Trần về lập ấp ở Phương La sớm nhất và là dòng
họ có nhiều chi, số đinh đông nhất, chiếm tới 33% dân số trong làng.
- Xóm, làng Phương La có bốn xóm, xóm Vượt là xóm có đình, có
10
chợ, ở trung tâm làng; xóm Đống; xóm Điếm và xóm Cầu Tiên. Trong thời
kỳ hợp tác hóa, các xóm ần lượt được đổii thành thôn Phương La 1, Phương
La 2, Phương La 3 và Phương La 4. Mỗi thôn có chi bộ, trưởng thôn, phó
thôn kiêm công an viên, ban công tác mặt trận và các chi hội đoàn thể
- Giáp: Theo các bậc cao niên thì xưa kia, bốn thôn của làng gồm có
tám giáp, giáp của làng Phương La được tập hợp theo dòng họ, nhưng cũng
có thể còn phụ thuộc vào cả số đinh trong giáp cùng với địa vực sống,
- Hội đồng kỳ mục: Một thời gian dài, làng Phương La là một khối
thống nhất. Về sau, do mâu thuẫn trong sinh hoạt đình trung, làng phân
thành hai khu, lấy đình Đông làm trung tâm: phía Đông Đình và phía Tây
Đình. Mỗi khu là một “thôn”, có bộ máy điều hành như một hội đồng kỳ
mục. Đây là hiện tượng chia tách không phổ biến ở vùng châu thổ Bắc Bộ.
- Bộ máy chức dịch: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, làng Phương
La cũng là một xã, có một bộ máy chức dịch thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an
ninh, thu thuế, điều động binh dịch cho nhà nước phong kiến.
- Phường hội: Xưa, Phương La cũng có các tổ chức phường hội, như
hội Tư văn, hội Tư võ, hội Lão nhiêu... Ngoài ra, làng còn có các phường
nghề, phường tiền nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
Hệ thống ngôi thứ trong đình: Xã Hương La xưa (Phương La nay)
cũng quy định các thứ hạng để căn cứ vào thứ hạng mà hưởng bổng lộc và
thực hiện chức trách. Ngoài ngôi thứ dành cho những người có tiêu chuẩn
về bằng cấp, phẩm hàm, chức tước và tuổi tác, làng Mẹo còn có các ngôi
thứ dành cho những người bỏ tiền ra mua như lý trưởng, phó lý, chùm, giám
sự ... Những chức mua này, ra làng cũng được chia các phần biếu: Trùm được
chia đầu gà (hoặc má lợn); Lý trưởng được chia cẳng giò, phẩm oản; Giám
sự được chia miếng nây (miếng bụng) lợn.
1.2.3.3. Văn hóa tinh thần của làng Phương La
Việc cưới và việc tang
- Việc cưới: Ngày trước, con cái trong nhà đến tuổi lấy vợ, lấy chồng
đều do bố mẹ sắp đặt. Việc cưới quy định lệ nộp cheo và quy định rõ con
gái lấy chồng nộp tiền cheo, rượu, trầu cau; con gái không được đi lấy
chồng nơi khác. Con rể chưa cưới phải sêu Tết bố mẹ vợ tương lai vào
mùng năm tháng Năm, gồm một con ngỗng cùng năm cân đỗ xanh; dạm
11
ngõ phải có một gà trống và năm đấu gạo nếp.
- Việc tang (việc hiếu): các phong tục tập quán của làng Phương La
được ghi chép trong bản “Tục lệ xã Phương La” lưu giữ tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm. Văn bản được lập ngày 22 tháng Năm năm Tự Đức thứ 34
(1881), gồm 19 Điều, trong đó có 13 Điều liên quan đến việc tang. Việc
hiếu quy định từ việc báo tang, làm nhà tạm đến việc bắc rạp, hộ tang của
họ tộc, của giáp, lệ biếu giáp và mời đãi những người hộ tang...
Các lễ tiết và hội làng
- Các lễ tiết trong năm của làng Phương La xưa về cơ bản vẫn giống
như ở bao làng quê khác vùng châu thổ Bắc Bộ, gồm: Tết Nguyên Đán, Lễ
tế, Lễ hợp kỵ, Lễ Thượng nguyên
- Hội làng: Hội tại đình làng Phương La xưa kia được tổ chức từ ngày
20 đến ngày 25 tháng mười. Lễ hội tái hiện nhiều diễn xướng dân gian, trong
đó có mô thức mô phỏng tục truyền nghề ươm tơ dệt lụa.
Tiểu kết
Trên cơ sở kế thừa lý luận của các học giả đi trước, Luận án đã phân
tích và làm rõ thêm các khái niệm làng nghề, văn hóa làng nghề và biến đổi
văn hóa làng nghề. Phương La là một làng cổ được hình thành và phát triển
vào cuối triều Lý, gắn với công lao khai ấp, mở làng, lập chợ, truyền cho
dân nghề dệt của Trần Hoằng Nghị. Ngoài họ Trần, còn các dòng họ
Nguyễn, Đào, Phạm, Lê, Vũ, Đặng, Đỗ, Đoàn, Đinh cùng chung lưng đấu
cật để gây dựng và phát triển làng. Về sau, có thêm họ Bùi và họ Ninh.
Xưa, Phương La nổi tiếng là vùng đất trù mật, với sản xuất nông
nghiệp và nghề thủ công rất phát triển. Sản phẩm lụa của làng nổi tiếng
khắp vùng, từng được đem bán ở Kinh đô, là sản phẩm tiến vua và đối
ngoại khi bang giao với các nước làng giềng. Phương La là một làng cổ mà
ở đó còn lưu giữ được cả một quần thể di tích, công trình lịch sử văn hóa
như Đình Đông, chùa Ứng Mão, đền Sơn Du, đền Thiên Quan, đền Thiên
Quân và nhiều nhà thờ dòng họ như họ Trần, họ Vũ, họ Lê Hội làng
Phương La xưa có nhiều hoạt động phong phú, nơi tái hiện các nghi thức
của cư dân lúa nước; đồng thời cũng là nơi bảo lưu, trao truyền và thể hiện
những giá trị văn hóa của địa phương Tóm lại, có một văn hóa làng nghề
Phương La trên nền cảnh chung của văn hóa làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ.
12
Chƣơng 2
NGHỀ DỆT VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT
CỦA LÀNG PHƢƠNG LA HIỆN NAY
2.1. Nghề dệt của làng Phƣơng La hiện nay
2.1.1. Việc sử dụng và thu mua nguyên liệu dệt
Nhờ tư duy thích ứng nhanh của người Phương La đã giúp họ nhanh
chóng đổi mới nguyên liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguyên liệu
rất phong phú đa dạng (bông tự nhiên, bông nhân tạo, tơ tằm..) và thông
dụng, có thể được mua từ nhiều nơi, hay nhập khẩu ở nước ngoài. Hình thành
thị trường nguyên liệu cung cấp sợi cho Phương La tại làng và các địa
phương khác theo hợp đồng có tính pháp lý, ổn định, bền vững.
2.1.2. Về công cụ dệt
Người Phương La không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến công cụ
dệt: từ thủ công thô sơ, đến các máy dệt hiện đại. Nhờ vậy, người thợ đỡ
mất sức lao động mà năng suất tăng nhiều lần. Việc chuyển từ lao động cơ
bắp sang lao động trí tuệ, từ lao động thủ công sang lao động công nghiệp
để kịp thời ứng xử với guồng dệt của máy móc đã giúp tư duy người thợ
cũng đổi mới từ chậm chạp, đủng đỉnh sang nhanh nhẹn, năng động hơn.
2.1.3. Về tổ chức sản xuất
Công cuộc Đổi mới, người Phương La mạnh dạn đổi mới cả trong tổ
chức sản xuất: sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất theo tổ hợp và sản xuất
theo công ty, xí nghiệp. Quy trình sản xuất mới với công nghệ hiện đại,
năng suất, chất lượng cao mang lại cho người dân đời sống sung túc; đồng
thời, tạo cho người Phương La có tư duy quản lý, suy nghĩ vượt trội hơn
những người khác. Từ tư duy “trọng nông”, lấy lương thực làm đầu, cuộc
sống “tự cung, tự cấp”, “an phận” sang tư duy “kinh tế hàng hóa, thị
trường”, phấn đấu trở thành “ông chủ” Đây chính là những yếu tố góp
phần tạo nên sự biến đổi của văn hóa; hình thành lối sống, nét tính cách
của người Phương La.
2.1.4. Về sản phẩm
Từ năm 1990, người Phương La đã chuyển hướng chủ yếu dệt khăn
các loại cho thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm của làng Mẹo chủ
yếu xuất đi nhiều nước cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
13
2.1.5. Về hình thức tiêu thụ sản phẩm
Các ông chủ của thời kỳ đổi mới phát huy trí tuệ, đẩy mạnh sản xuất,
ký kết hợp đồng với các tỉnh trong nước và các công ty nước ngoài để xuất
khẩu hàng khăn các loại với khối lượng lớn, đem lại thu nhập mỗi năm
hàng tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Có điều kiện kinh tế, người Phương La
tăng cường được các mối quan hệ, tự tin khẳng định mình, tạo được niềm
tin trong làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện góp phần hình
thành văn hóa tinh thần, lối sống của người Phương La.
2.1.6. Về cách thức truyền nghề và học nghề
Việc truyền nghề bây giờ đã “mở” hơn rất nhiều, truyền nghề cho mọi
người học việc, cạnh tranh những thợ có tay nghề cao để phát triển sản
xuất. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề hiện nay chủ yếu là lao
động trẻ, thanh niên.
2.2. Văn hóa vật chất của làng dệt Phƣơng La hiện nay
2.2.1. Không gian, cảnh quan làng
Ao, vườn được san lấp làm nhà xưởng sản xuất, lượng cây xanh trong
làng và ngoài đường ít đi, không gian công cộng cũng bị thu hẹp. Đường
chính dẫn vào làng người đông tấp nập, thậm chí tắc đường. Phương La nhà
cửa san sát nhau, đường ngang ngõ dọc không khác thành phố là mấy. Bờ
rào, bờ dậu, vườn ao đã được thay thế bằng nhà xưởng, sân nền bê tông.
Nhà nào cũng kín cổng, cao tường, thể hiện sự riêng tư, độc lập của các gia
đình, biểu hiện lối sống đô thị độc lập, đề cao sở hữu cá nhân và sự riêng tư
của không gian sinh sống ở mỗi gia đình.
2.2.2. Việc phục dựng, tu bổ các di tích
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống di tích đình, đền, chùa,
miếu ở Phương La được quan tâm dựng mới hoặc tôn tạo rất khang trang và
quy củ, góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của địa phương; khơi dậy lòng tự hào, tinh thần cố kết cộng đồng, nhớ về
cội nguồn của người dân. Tuy nhiên, việc trùng tu cũng làm mất đi sự cổ
kính, tính đồng nhất của di tích; việc thực hiện các lễ nghi cũng có những
biến đổi, biện lễ của các dòng họ cũng có biểu hiện ganh đua
14
Tiểu kết
Nghề dệt phát triển, mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân. Đặc
biệt, công cụ sản xuất được người Phương La luôn cải tiến, đổi mới, đáp
ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm. Do nhu cầu sản phẩm ngày một tăng,
truyền nghề không còn bó hẹp trong gia đình mà họ truyền cho tất cả những
người đến làm thuê. Ngày nay, nghề dệt khăn của làng Phương La phát
triển mạnh mẽ, thành lập được nhiều công ty, xí nghiệp, tổ hợp; nhiều nhà
tỷ phú thành đạt từ dệt khăn của làng. Sản phẩm của làng dệt có mặt không
chỉ trên thị trường trong nước mà cả nhiều nước trên thế giới. Đời sống
nhân dân trong xã nói chung, các hộ làm nghề dệt không ngừng được nâng
cao. Đây là một trong những yếu tố tác động góp phần tạo lên những vấn đề
nổi bật về văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La.
Không gian cảnh quan làng biến đổi, nhiều biệt thự, vila, nhà cao tầng
mọc lên, đường làng, ngõ xóm không khác gì thành phố; ao hồ, vườn cây xanh
đã bị biến mất, thay vào đó là các nhà xưởng sản xuất, khu chứa nguyên liệu
Trên đây là một trong những yếu tố tác động góp phần tạo nên những vấn
đề nổi bật về văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La
Chƣơng 3
VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA LÀNG DỆT PHƢƠNG LA HIỆN NAY
3.1. Văn hóa xã hội của làng dệt Phƣơng La hiện nay
3.1.1. Sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp
3.1.1.1. Sự hình thành các chủ doanh nghiệp và vai trò của họ trong
đời sống kinh tế- xã hội và văn hóa của làng
A. Sự hình thành các chủ doanh nghiệp
Sản xuất phát triển, hình thành các công ty TNHH, các doanh nghiệp;
đồng thời, là sự hình thành và trưởng thành của đội ngũ giám đốc, các chủ
cơ sở sản xuất. Tại làng Phương La hiện có khoảng 50 doanh nghiệp. Họ có
vai trò ký kết hợp đồng, chủ động tìm nguồn nguyên liệu rẻ, hình thành hệ
thống tổ chức, sản xuất đảm bảo chất lượng, đảm bảo việc tiêu thụ sản
phẩm. Ba yếu tố trên thúc đẩy sản xuất phát triển.
15
B. Vai trò của các chủ doanh nghiệp ở Phương La trong đời sống kinh
tế - xã hội và văn hóa của làng
Các chủ doanh nghiệp ở Phương La đã tạo công ăn việc làm cho
78.000 người, ủng hộ tiền bạc và công sức để xây dựng các công trình phúc
lợi của làng xã, hỗ trợ phục hồi, trùng tu, xây mới các di tích. Họ là động
lực quan trọng để duy trì và thúc đẩy làng nghề phát triển, có vai trò với
làng xã ở nhiều phương diện của đời sốngTầng lớp chủ doanh nghiệp r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bien_doi_van_hoa_lang_det_phuong_la_huyen_hu.pdf