Tóm tắt Luận án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HểA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đào Ngọc Anh BảO TồN Và PHáT HUY DI SảN VĂN HóA NGƯờI H’MÔNG THÔNG QUA DU LịCH CộNG ĐồNG ở BảN SíN CHảI, HUYệN SA PA, TỉNH LàO CAI Chuyờn ngành: Văn hoỏ học Mó số: 62 31 06 40 TểM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HểA HỌC Hà Nội - 2016 Cụng trỡnh đƣợc hoàn thành tại: VIỆN VĂN HểA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢƠNG HỒNG

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G QUANG Phản biện 1: GS.TS Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu Văn hóa Phản biện 2: TS. Hoàng Thị Điệp, Tổng cục Du lịch Phản biện 3: TS. Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm ................ Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bảo tồn di sản và phát triển du lịch là hai lĩnh vực dường như mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, nhiều học giả, tiêu biểu là Getz và MacCannell phản bác ý kiến trên. Vấn đề nằm ở chỗ sử dụng cách thức khai thác du lịch cũng như cách thức khai thác di sản. Phát triển du lịch dựa vào tiềm năng văn hoá là một hướng đi đã được khai thác, trong đó văn hoá là yếu tố nội sinh của du lịch, là một phương thức để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá truyền thống của cộng đồng, làm sống lại nền văn hoá truyền thống nhiều màu sắc của dân tộc. Du lịch cộng đồng phát triển ở thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng văn hóa, cũng đang từng bước được khai thác và phát triển như bản Lác (Mai Châu); làng Pác Ngòi (Ba Bể) Nhìn chung, du lịch cộng đồng ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường tự nhiên, chưa thật sự quan tâm đến yếu tố bảo tồn văn hóa truyền thống. Sín Chải (Sa Pa) địa bàn cư trú chủ yếu của người H’Mông, có nhiều điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, tác động từ du lịch tới truyền thống văn hóa của người H’Mông nơi đây đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển du lịch cộng đồng đặt trong mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các học giả nước ngoài Nhà nghiên cứu Jafiri đã tập hợp các nghiên cứu về du lịch có sự tham gia của cộng đồng và phân thành một số xu hướng phát triển chính (Tán thành, Cẩn trọng, Thích nghi). Còn Saariemen nhìn du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển bền vững dưới hai phương diện tiếp cận (bền vững về môi trường tự nhiên và bền vững trong các hoạt động). Nicole Hausler và Wolfgang Strasdas chú trọng đến người dân tham gia vào các hoạt động quản lý du lịch tại địa phương và lợi ích kinh 2 tế có được từ du lịch, nhấn mạnh du lịch cộng đồng là sự phát triển bền vững của địa điểm du lịch sinh thái và các hoạt động quản lý của cộng đồng. Ngoài ra còn nhiều nhà nghiên cứu khác, và những đóng góp của các học giả nước ngoài là những cơ sở quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về cách thức phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. 2.2. Các học giả trong nước Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn có nhiều công trình phân tích một cách hệ thống những tác động tích cực và hạn chế của du lịch đối với đời sống, văn hóa người H’Mông ở Lào Cai và ở Sa Pa. Tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm trong phát triển cộng đồng. Tác giả Thế Đạt đã đề cập đến du lịch sinh thái, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương. Một số tác giả như Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đề cập, đưa ra các khái niệm, chính sách, quy tắc phát triển du lịch bền vững ở những vùng du lịch miền núi. Lê Thạc Cán bàn về xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Ba Bể. Phát triển du lịch cộng đồng tại Tây Nam Bộ của Đặng Văn Hữu; Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Đức Khoa, Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Tràng An - Bái Đính tỉnh Ninh Bình của Dương Thị Thủy; Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của hai tác giả Trần Thị Lan và Phạm Trung Lương Ngoài ra, một số hội thảo như: Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam năm 2003; Tổng cục Du lịch và Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế tổ chức (3/2008), Hội thảo Xin ý kiến về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai năm 2012. Vấn đề “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” đến nay chưa có tác giả nào khai thác, nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 3 Thông qua trường hợp văn hóa tộc người H’Mông tại bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ đó, luận giải mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và phát triển du lịch cộng đồng, công cụ thích hợp bảo tồn, phát huy gái trị văn hóa tộc người trong đời sống xã hội đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một cách chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận để hình thành cơ sở lý luận về văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng, mối liên hệ giữa văn hóa tộc người với phát triển du lịch cộng đồng. - Đánh giá cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại một số vùng dân tộc ít người ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải gắn với bảo tồn văn hóa người H’Mông. - Tổng kết kinh nghiệm, những mặt thành công và hạn chế của việc phát triển du lịch cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người H’Mông ở Sín Chải (Sa Pa). - Đưa ra một số khuyến nghị phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa người H’Mông tại bản Sín Chải nói riêng và văn hóa tộc người nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người H’Mông ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Bản Sín Chải (Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - Thời gian: trong 5 năm, bắt đầu từ 2009 đến 2014 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, áp dụng lý thuyết phát triển cộng đồng và quản lý di sản có sự tham dự làm nền tảng, nhấn mạnh sự cân bằng các lợi ích của các bên tham gia. Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Quan sát tham dự, Phỏng vấn sâu, Thống kê, Phân tích tổng hợp tài liệu. 4 6. Đóng góp của Luận án Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học và có những quan điểm mang tính giải pháp, nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa các tộc người trong xu thế phát triển du lịch. Thông qua trường hợp người H’Mông tại bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cho thấy các tiềm năng văn hóa tộc người trong hoạt động phát triển du lịch; ngược lại, du lịch đã và sẽ là một công cụ quan trọng để bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người, nếu chúng ta có một định hướng, nguyên tắc, lựa chọn đúng các loại hình và có các biện pháp can thiệp phù hợp. Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu và đóng góp những ý tưởng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người H’Mông ở Lào Cai, làm cơ sở lý luận phát triển du lịch cộng đồng tại những vùng có đồng bào dân tộc ít người sinh sống với việc bảo tồn một cách bền vững văn hóa tộc người tại Việt Nam. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng đồng; Chương 2. Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào tiềm năng văn hóa tộc người; Chương 3. Các luận giải về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tộc người gắn với phát triển du lịch. Chƣơng 1 BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI DỰA VÀO DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Khái niệm bảo tồn và phát huy Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO giải thích “Bảo vệ” là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này. Luật Di sản Văn hóa Việt Nam định nghĩa: Bảo quản di tích lịch sử 5 - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Hiện nay có ba quan điểm chính về bảo tồn là bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát triển. Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn và Quan điểm bảo tồn kế thừa nhược điểm chung là cứng nhắc, thiếu cái nhìn khoa học dưới góc nhìn của bảo tồn. Và quan điểm bảo tồn phát triển là biện chứng hơn, trong số những người ủng hộ quan diểm này có Gregory J. Ashworth. 1.2. Khái niệm văn hóa tộc ngƣời Văn hóa là một khái niệm rộng, đa nghĩa, đa tầng. Văn hóa có tính chủ thể, gắn với từng cộng đồng người cụ thể theo các quy mô khác nhau và có những nét đặc trưng khác nhau. Văn hóa tộc người là tổng thể các thành tố văn hóa, qua đó có thể phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Các sắc thái văn hóa được hình thành gắn với quá trình hình thành, phát triển tộc người. 1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa Theo nhà xã hội học J.H. Fichter “Theo cách mô tả chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì ích lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều là có một giá trị” . Các nhà xã hội học Việt Nam đã khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể thông qua nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể “bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay tư tưởng, miễn là nó được người ta thưa nhận, người ta cần đến nó như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng/dân tộc/quốc gia bao giờ cũng tạo nên một hệ thống với ý nghĩa những giá trị ấy nảy sinh tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau. 1.4. Di sản văn hóa tộc người và giá trị di sản văn hóa tộc người 1.4.1. Di sản văn hóa tộc người 6 Từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, di sản được hiểu là “một tài sản chung, tài sản của mọi công dân chứ không phải của riêng ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam xác định di sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” . Giờ đây khái niệm di sản không còn ý nghĩa là tài sản của quá khứ nữa, nó là một khái niệm tiến triển, có sự thay đổi, có sự chọn lọc. 1.4.2. Giá trị di sản văn hóa tộc người Tại Việt Nam, Nghị quyết số 33 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) đã đề ra nhiệm vụ xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa V3 cũng đã chỉ rõ: Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào H’Mông là coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật. 1.5. Bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng đồng 1.5.1. Du lịch và du lịch cộng đồng * Khái niệm du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. 7 Luật Du lịch đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” . * Khái niệm du lịch cộng đồng Khái niệm du lịch cộng đồng có nguồn gốc xuất phát từ hình thức du lịch tham quan làng bản vào những năm 1970. Hiện nay, có nhiều khái niệm nhưng chưa có khái niệm chính thức. Theo Nicole Hauseler và Wolfgang Strasdas: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Theo Võ Quế, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào những giá trị tự nhiên và nhân văn của cộng đồng địa phương, có sự tham gia tích cực và chủ động của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng các khái niệm đều có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu, vị trí phát triển du lịch cộng đồng. 1.5.2. Cộng đồng và phát triển cộng đồng Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học mang nhiều ý nghĩa khác nhau, được sử dụng một cách rộng rãi. Theo nghĩa rộng, khái niệm này dùng để chỉ cộng đồng các quốc gia theo lãnh thổ như cộng đồng châu Âu, châu Á... Theo nghĩa hẹp, khái niệm này được dùng để chỉ một dạng xã hội và nhỏ hơn nữa nó được dùng để chỉ những đơn vị xã hội cơ bản như làng, xã, gia đình.. Tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang trong Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2000), đã chỉ ra các yếu tố cấu thành nên cộng đồng bao gồm: - Địa vực: - Yếu tố kinh tế: - Yếu tố văn hóa: 1.5.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng Để phát triển du lịch cộng đồng, các nhà quản lý cần quan tâm đến một số mục tiêu căn bản sau: Du lịch cộng đồng là công cụ cho hoạt động bảo tồn; Du lịch cộng đồng là công cụ phát triển chất lượng cuộc sống 8 cho cộng đồng. Du lịch cộng đồng là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng, là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làm việc và giải quyết các vấn đề mang tính cộng đồng. Như vậy, đây là những mục tiêu phù hợp nhất để chúng ta tham khảo khi nghiên cứu về phát triển cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải. 1.5.4. Tiêu chí và điều kiện phát triển du lịch cộng đồng * Tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng - Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng: - Tăng tính tổ chức: - Huy động nguồn lực: - Có sự lãnh đạo: * Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: Điều kiện có thị trường khách; Điều kiện về cơ chế, chính sách; Điều kiện về sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. 1.5.5. Sự tương tác giữa văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng Những thành tố cơ bản trong văn hóa tộc người như ẩm thực, trang phục, nhà ở; nghề thủ công, âm nhạc, tín ngưỡng; lễ hội; hệ giá trị - chuẩn mực; ngôn ngữ được liên kết thành một hệ thống, định hình văn hóa tộc người. Theo thời gian, biến đổi của xã hội, nhiều yếu tố văn hóa tính chất bên trong các thành tố văn hóa không còn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, cộng đồng, thậm chí gây ra những rào cản cho các nấc thang tiếp theo. Thực tế, không phải yếu tố văn hóa truyền thống nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Việc xác lập những sản phẩm du lịch dựa trên những yếu tố văn hóa tộc người là việc làm cần thiết trong quá trình khai thác du lịch cộng đồng. Cần tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng cộng đồng cũng như những đặc trưng văn hóa của cộng đồng với sự hài lòng, tăng tính trải nghiệm của du khách. Tác giả đưa ra khung phân tích văn hóa tộc người và mức độ phù hợp (phổ biến) để xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch cộng đồng, gồm Ẩm thực; trang phục; phương tiện giao thông; nhà ở truyền thống; 9 nghề thủ công truyền thống; âm nhạc, nghệ thuật truyền thống; tôn giáo, tín ngưỡng; lễ hội; ngôn ngữ; hệ giá trị - chuẩn mực: 1.5.6. Du lịch cộng đồng tác động thế nào với văn hóa tộc người? Du lịch cộng đồng như một mô hình, phương pháp tiếp cận hữu hiệu. tạo ra những tác động tích cực đối với văn hóa tộc người nhằm tôn vinh, phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa tộc người, Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng có thể gây ra những hệ quả dẫn tới sự biến đổi văn hóa truyền thống cũng như cấu trúc xã hội tộc người. Nhằm khai thác những giá trị văn hóa tộc người, du lịch cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau: Nguyên tắc công bằng, dân chủ; Phù hợp với khả năng của cộng đồng; Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng; Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững; Cách tiếp cận bền vững với tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên. Chƣơng 2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO TIỀM NĂNG VĂN HÓA TỘC NGƢỜI 2.1. Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa 2.1.1. Khái quát chung về Sa Pa Sa Pa là một huyện của Lào Cai, dưới dãy Hoàng Liên Sơn, diện tích 683,29km 2, dân số 53.549 người, gồm 7 tộc người sinh sống trên 17 xã và một thị trấn; trong đó người H’Mông chiếm 51,65%, là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của người H’Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó... Sa Pa còn là khu dự trữ sinh quyển có sự phong phú và đa dạng về tài nguyên động, thực vật nhất cả nước và là một trong số những trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên Thế giới (IUCN), được Quỹ môi trường toàn cầu xếp vào loại A. Năm 2003, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN, trong đó có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được ghi trong sách đỏ. 10 2.1.2. Về du lịch cộng đồng ở Sa Pa Năm 2014, khách du lịch đến địa bàn đạt trên 826.120 Trong đó, có trên 686.000 lượt khách nội địa và trên 140.000 lượt khách ngoại quốc. Doanh thu từ dịch vụ du lịch trên địa bàn ước đạt 656 tỷ đồng. Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa thường tới thăm bản làng dân tộc. Các tuyến, điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách. Hiện nay, Sa Pa đã xây dựng được 13 tuyến du lịch cộng đồng tham quan làng bản kết hợp tìm hiểu văn hóa truyền thống địa phương, như xã Nậm Cang, Thanh Phú (xã Thanh Phú), Bản Khoang (xã Bản Khoang), Bản Hồ (xã Bản Hồ), Tả Van Giáy (xã Tả Van)... Du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Sa Pa. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được lựa chọn, khai thác thành những sản phẩm phục vụ du lịch như chợ tình Sa Pa, lễ hội Róng Poọc (người Giáy), Tết nhảy (người Dao), Lễ hội Gầu Tào (người H’Mông...) Du lịch cộng đồng ở Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng vẫn còn 1 số tồn tại như dịch vụ chưa phong phú, mới dừng lại ở mức độ hài lòng; người dân phụ thuộc vào người điều hành tour nên thu nhập chưa cao; hoạt động du lịch cộng đồng nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các hộ dân với nhau; cơ sở vật chất du lịch thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức; chưa phát huy hết giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ 2.1.3. Một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Sa Pa Từ năm 2008, được sự giúp đỡ của Tổ chức Thiên nhiên thế giới (IUCN) và tổ chức Phi chính phủ Hà Lan (SNV), hỗ trợ Lào Cai xây dựng thí điểm Dự án Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững tại Sa Pa, từ đó nhiều điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã hình thành và phát triển như xã Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải, Sín Chải, Tả Phìn, Cát Cát... 2.2. Khái quát chung về Sín Chải 2.2.1. Lịch sử, điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hóa xã hội 11 Sín Chải là bản của người H’Mông, có 221 hộ dân với 646 nhân khẩu, 100% là người Hmông đen, sống ở đây được khoảng 6 - 7 đời. Người H’Mông Sín Chải chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp, phổ biến là lúa nương, ngô, cây hoa màu. Canh tác ruộng bậc thang là một trong những thành quả vô cùng to lớn. Ngoài ra họ trồng phong lan, thảo dược, thảo quả..., nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà Hiện nay người H’Mông Sín Chải còn lưu giữ và phát triển được một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải thổ cẩm, thêu, chạm khắc bạc, rèn đúc, đan lát. Năm 2013, nghề chạm khắc bạc của người H’Mông ở đây vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Văn hóa truyền thống của người H’Mông ở Sín Chải vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ phát triển du lịch của Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng. Điều này đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng riêng của Sín Chải. 2.2.2. Tiềm năng Du lịch Sín Chải - Tiềm năng du lịch tự nhiên Sín Chải nằm ở vị trí gần khu du lịch sinh thái Hàm Rồng, tuyến du lịch Tả Van - Lao Chải; điểm du lịch sinh thái Thác Bạc, đặc biệt Sín Chải nằm ở đầu tuyến đường mòn dẫn lên đỉnh Phan Xi Păng. Sín Chải được quy hoạch thành điểm du lịch cộng đồng nằm trong tổng thể phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020. + Cảnh quan thiên nhiên: Các ngôi nhà nằm dọc theo thung lũng suối Hang Đzê, bao bọc bởi dãy núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang đã tạo nên cho thôn Sín Chải vẻ đẹp hài hòa, sản phẩm phục vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái hiệu quả. +Khí hậu: nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, khá mát mẻ, trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của du khách. + Địa hình: sự kiến tạo của tự nhiên trải qua hàng vạn năm đã tạo cho Sín Chải một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều dãy núi xếp lên nhau trải dài theo hướng Tây - Nam, đặc biệt là dãy Hoàng Liên với đỉnh Phan Xi Păng - biểu tượng của nóc nhà Đông Dương. 12 + Thuỷ văn: Sín Chải ở đầu suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, từ phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn + Tài nguyên sinh vật: Hệ tài nguyên sinh vật của Sín Chải nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Hoàng Liên. Đây là vùng dự trữ sinh quyển được đánh giá vào dạng đa dạng sinh học nhất Việt Nam. Năm 2014, hệ thống cây Đỗ quyên và cây Vân Sam đã được công nhận là cây Di sản Quốc gia. + Ruộng bậc thang: Nét nổi bật của thôn Sín Chải là hệ thống ruộng bậc thang bao quanh bản. Năm 2009 Tạp chí du lịch “Travel and Leisure” (Mỹ) cũng đã bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Tháng 10 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp Ruộng bậc thang Sa Pa là di tích danh thắng cấp Quốc gia. Năm 2014, Mother Nature giới thiệu về 30 điểm đẹp nhất thế giới, trong đó ruộng bậc thang Sa Pa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2. Ruộng bậc thang đã thu hút mạnh mẽ du khách khi đến với Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng. - Tiềm năng nhân văn Các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào H’Mông được thể hiện ngay ở kiến trúc nhà ở, trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, trong ăn mặc các bộ trang phục truyền thống... Đến nay, các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của người H’Mông ở Sín Chải chưa được đầu tư khai thác một cách hiệu quả so với các thôn bản khác trong huyện, cụ thể là sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống như: rèn đúc, chạm khắc bạc, trồng lanh dệt vải, nghề đan lát...; Một số yếu tố như nhà ở truyền thống, ẩm thực, phong tục, tập quán, lễ hội dân gian cũng là nét đặc sắc của Sín Chải, cụ thể như nhà ở truyền thống; nghề trồng lanh, dệt vải; thêu thùa là nét văn hóa đặc trưng của người H’Mông ở Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng. 2.3. Sín Chải trong bối cảnh du lịch cộng đồng ở Sa Pa 2.3.1. Ban Quản lý du lịch cộng đồng: Năm 2013 các hoạt động du lịch cộng đồng bản Sín Chải chính thức trở thành một điểm du lịch riêng do UBND huyện quản lý. Thực tế, 13 Sín Chải chưa có một Ban quản lý du lịch cộng đồng theo đúng nghĩa, người dân địa phương gần như không có nhiều vai trò, quyền lợi trong việc quản lý, tổ chức, kiểm soát hoạt động du lịch đang diễn ra. 2.3.2. Sản phẩm, tour tuyến du lịch Năm 2014 lượng khách đến tham quan xã (trong đó có bản Sín Chải) đạt 150.117 lượt khách, chiếm hơn 18% tổng số khách du lịch đến với Sa Pa. Lượng khách đến với bản có hai mục đích với 2 nhóm đối tượng khác nhau. Khách du lịch nội địa thường đến tham quan cảnh quan thiên nhiên, thôn bản, xem một vài tiết mục văn nghệ. Khách nước ngoài thích du lịch trải nghiệm, ăn ở, sinh hoạt cùng với cộng đồng, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào, ăn các món ăn do đồng bào chế biến. Năm 1997, dự án của IUCN và SNV được triển khai tại Sa Pa với mục tiêu “hỗ trợ địa phương đạt được một hình thái du lịch bền vững về môi trường, văn hóa và kinh tế - xã hội”. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong mười tiêu chí mang tính định hướng cho phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa cũng như Sín Chải. Các tuyến du lịch đến Sín Chải Sín Chải nằm trên tuyến Lào Cai - Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải, tuyến Lào Cai - Sa Pa - Tả Van - Lao Chải - Sín Chải; Sín Chải - Đồi Dù - Phan Xi Păng. Người H’Mông ở Sín Chải có thế mạnh để phát triển dịch vụ nghỉ nhà dân dựa trên kiểu trúc nhà độc đáo của người H’Mông hòa lẫn giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Hoàng Liên. Sín Chải có lượng khách du lịch đến tham quan thấp nhất, nên tác động trực tiếp từ hoạt động du lịch chưa nhiều nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các hoạt động du lịch từ Cát Cát, Sa Pa, Tả Van. Trong phát triển tour tuyến, các sản phẩm du lịch ở Sín Chải vẫn còn những hạn chế. Nguyên nhân là do Sín Chải chưa có mô hình phát triển du lịch phù hợp, chưa khuyến kích người dân địa phương tham gia xây dựng, quản lý hoạt động du lịch ở địa phương, hoạt động manh mún, thiếu sự liên kết giữa các ngành, người dân địa phương với các công ty lữ hành, chưa có sự quy hoạch phát triển hợp lý. 14 2.3.2. Mô hình tổ chức Tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải được thành lập dưới sự hỗ trợ của tổ chức SNV nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Trong đó nhằm phát huy vai trò, năng lực, sự sáng tạo của người dân tham gia vào hoạt động du lịch. Bản Sín Chải được dự án lựa chọn để triển khai xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Khi dự án bắt đầu, người dân được tham gia thảo luận, bàn bạc đưa ý kiến đóng góp của mình vào kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương. Vai trò, sự sáng tạo và những ý kiến của người dân đã được phát huy. Ban quản lý du lịch cộng đồng của tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải được thành lập gồm có 13 thành viên, do cộng đồng địa phương bầu ra, đại diện cho chính quyền địa phương đứng ra xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai và quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch nằm trong tuyến du lịch cộng đồng tại địa phương. Sau đó, tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải được giao cho Công ty du lịch Cát Cát đầu tư khai thác. 2.3.3. Cơ chế hoạt động, phân chia lợi ích - Cơ chế hoạt động Mô hình hoạt động du lịch cộng đồng ở Sín Chải được SNV xây dựng hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, ban quản lý du lịch cộng đồng bản Sín Chải tự giải thể. Các hoạt động du lịch ở Sín Chải hoạt động mang tính tự phát đặt dưới sự quản lý của của Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Sa Pa. Bởi vậy, vai trò của người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng ở địa phương rất hạn chế. - Phân chia lợi ích Xung đột lợi ích lớn nhất là xung đột giữa các Công ty lữ hành với cộng đồng địa phương. Khách du lịch sử dụng các dịch vụ tại địa phương rất ít, chủ yếu là dịch vụ xe ôm, mua nước uống, mua một số đồ thổ cẩm làm quà lưu niệm. Còn phần lớn các dịch vụ đều do Công ty du lịch đã chuẩn bị sẵn. 15 Xung đột lợi ích còn được thể hiện giữa người dân địa phương với người Kinh. Ở Sín Chải, do du lịch chưa phát triển, chỉ có 2 hộ người Kinh kinh doanh nên chưa thể hiện rõ sự xung đột này. Xung đột lợi ích trở nên khá phổ biến trong các điểm du lịch cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển bền vững, nên cần giải quyết các xung đột đó. 2.3.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá Hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của Sín Chải vẫn chỉ nằm trong chương trình xúc tiến quảng bá chung của du lịch Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng. 2.3.5. Văn hóa tộc người với phát triển du lịch cộng đồng: thực tiễn Sín Chải Trên thực tế, Sín Chải đã từng bước đầu khai thác những giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch cộng đồng. Xét trên khía cạnh số lượng, Sín Chải chưa bằng được với các điểm du lịch khác. Tuy nhiên, đó là những kết quả bước đầu cần được ghi nhận. Du lịch cộng đồng đã có những tác tích cực, nâng cao nhận thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người của người dân địa phương, người dân đã kịp thời giữ gìn, bảo lưu lại ngôi nhà truyền thống của người H’Mông Sín Chải; đã quay lại với các nghề thủ công truyền thống; những đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt cũng được các gia đình giữ lại và trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch Du lịch cộng đồng là giải pháp cơ bản của bảo tồn văn hóa vì nó còn tạo ra môi trường để các giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông phát huy và nâng cao giá trị của họ. Từ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông được khai thác và phát triển. Hiện nay, hoạt động du lịch đang diễn ra tại Sín Chải mang tính manh mún, tự phát, thiếu tính định hướng, tổ chức. Thực tiễn Sín Chải cho thấy, để xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng cần một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_bao_ton_va_phat_huy_di_san_van_hoa_nguoi_hmo.pdf
Tài liệu liên quan