A . PHẦN MỞ ĐẦU .
1 Tính cấp bách của vấn đề .
Xét về bản chất nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân , do dân và vì dân . Khẳng định nội dung tính quyền lực tối cao thuộc về nhân dân ,điều 2 Hiến Pháp nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 có ghi : ” Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân , do nhândân và vì nhân dân . Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh gữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức tiếp dân tại huyện Thái thuỵ tỉnhThái Bình. Dưới góc Độ tiếp cận dân chủ trong quản lý xã hội cấp cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầng lớp trí thức ”. [1, 137 ]
Nhìn nhận về tính quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân , hay ở một khía cạnh nhất định nào đó tức là thực hiện quyền dân chủ . Dân chủ ở đây không chỉ là bản chất mà còn là mục tiêu , động lực của cuộc cánh mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam . Điều 3 Hiến Pháp nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi ; “nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân ... ) . [ 1, 137 ]
Trong hoạt động quản lý , đặc biệt là quản lý xã hội cấp cơ sở ( cấp trực tiếp tiếp xúc với dân ) , việc thực hiện dân chủ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý ở cấp cơ sở mà còn quyết định tới sự ổn định hay không ổn định của tình hình chính trị xã hội ở cơ sở .
Từ thực trạng ở một số tỉnh , việc tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân trong hoạt động quản lý chưa được chú trọng nhiều , quyền tham gia trực tiếp của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội chưa được chú ý , mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân chưa được chặt chẽ , dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng của một số cán bộ quản lý cấp cơ sở , sự bất bình trong nhân dân dẫn đến hiện tượngkhiếu kiện tập thể kéo dài gây nên tình trạng mất ổn định tình hình chính trị , trật tự xã hội ở cơ sở ( như ở Thái Bình giai đoạn 1993-1997 ). Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quản lý cấp cơ sở đang đặt ra, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng Sản Việt Nam , chính phủ đã ban hành quy chế về tổ chúc tiếp công dân (ban hành kèm theo nghị định số : 89/ CP ,ngày 7/ 8/ 1997 ) , Quy chế đân chủ ở xã , phường ( ban hành kèm theo nghị định số : 29/ 1998 NĐ-CP, ngày 11/5 /1998 ) với tư cách là những văn bản pháp lý quy định cụ thể về nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở .
2. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
Một nội dung quan trọng của việc thục hiện quy chế dân chủ đó là hoật động tổ chức tiếp dân . Tổ chức tiếp dân thực hiện dân chủ trong quản lý là một nội dung rộng lớn , được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau như : chính trị, xã hội , lịch sử ... Dưới góc tiếp cận tổ chức tiếp dân như một hoạt động trong quá trình quản lý của các chủ thể quản lý xã hội cấp co sở, trong báo cáo này đi sâu tìm hiểu hoạt động của tổ chức tiếp dân trên một địa bàn cụ thể huyện Thái Thuỵ thuộc tỉnh Thái Bình
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về quy chế dân chủ xã phường , về tổ chúc tiếp công dân có rất nhiều các bài viết , đề tài . Tuy nhiên tìm hiểu cụ thhẻ về hoạt động tổ chức tiếp dân trên địa bàn huyện Thái Thuỵ , dưới góc tiếp cận như một hoạt động trong quá trình quản lý xã hội cấp cơ sở thì đây là một nội dung mới mà hướg đề tài này khai thác .
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về tổ chức tiếp dân tại huyện Thái Thuỵ làm sáng tỏ những nội dung sau:
Tại sao phải triển khai tổ chức tiếp dân?
Tổ chức tiếp dân là gì? Mục đích của tổ chức tiếp dân?
Mối quan hệ giữa cán bộ tổ chức tiép dân với người dân được tiếp?
Tác động của tổ chức tiếp dân tới tình hình chính trị , trật tự xã hội huyện Thái Thuỵ ?
Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung trên, trong báo cáo này sử dụngcác phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử,phương pháp quan sát phương pháp phân tích tài liệu,phương pháp phỏng vấn .. Từ thực trạng của hoat động người viết đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức tiếp dân trong hoạt động quản lý ở cấp cơ sở tại huyện Thái Thuỵ đồng thời mở rộng mô hình trên địa bàn tỉnh Thái bình và vận dụng ở nhiều nơi khác.
Kết cấu báo cáo
Báo cáo chia thành ;
Phần mở đầu gồm các tiết :
Tính cấp thiết của vấn đề
Đối tượng phạm vi nghien cứu
Mục đích nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
B Phần nội dung chia thành 2 chương :
Chưong 1 : phần lý luận chung gồm các khái niệm công cụ cơ bản
Chương 2 : thực trạng của hoạt động tổ chức tiếp dân ở cấp cơ sở tại huyện Thái Thuỵ
C Phần kết luận
B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG
11. Hệ thống có khái niệm cơ sở
Để đi sâu nghiên cứu nội dung về tổ chức tiếp dân với tư cách làm một vấn đề cụ thể. Trước hết ta cần phải tìm hiểu một só các khái niệm cơ sở với tư cách là nền tảng lý thuyết cho việc tìm hiểunhững nội dung chính ở phần sau.
111 Quản lý và những đặc điểm, nguyên tắc của quản lý
Hoạt động quản lý của con người xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xa hội loai người. Cùng với sự tiến hoá của con người, cùng với xu hướng phát triển của xã hội, quản lý dần dần hoàn thiện chính mình.
Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau , với sự kế tiếp có chọn lọc bổ sung của các nhà tư tưởng quản lý : từ Sôcrat , Aritxot, Khổng tử , Hàn Phi tử …, đến giữa thế kỷ XIX , hoạt động quản lý khẳng định vai trò quan trọng của mình khi trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý –với tư cách một khoa học độc lập .Tuy nhiên , trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau , quản lý cũng được hiểu ở những khía cạnh khác nhau
Quan điểm của người Trung Quốc cho rằng : quản lý là nghệ thuật dùng ngưòi
Theo Tay lor : quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm sau đó thực hiện nhanh nhất và rẻ nhất.
Theo Marry Follet : quản lý là sự giải quyết các xung đột trong tổ chức để từ đó hướng tới mục tiêu chung .
Nhiều quan điểm tiếp cận : quản lý như một nghệ thuật để đạt được mục tiêu.
Quản lý là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó để đạt được mục tiêu .
Trong các cách tiếp cận trên , dù ngôn từ khác nhau song giữa các nhà tư tưởng quản lý đều có một điểm thống nhất , đó là quản lý phải gắn với mục tiêu của tổ chức.
Một cách khái quát : quản lý được hiểu là một dạng lao động đặc biệt của con người ,là một quá trình tác động liên tục có ý thức giữa chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định .
Đặc điểm của quản lý:
Quản lý phải gắn với mục tiêu :đây là một đặc điểm then chốt bởi lẽ khi mục tiêu đề ra của tổ chức đạt được chính là điều kiện giúp cho tổ chức tồn tại ,phát triển ,tạo ra các điều kiện cho các thành viên của tổ chức hoạt động , vừa đóng góp cho tổ chức , lại vừa thoả mãn nhu cầu của cá nhân.
Quản lý là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý : mối quan hệ này được biểu hiện trong quá trình lập kế hoạch , tổ chức thực hiện , phối hợp ,lãnh đạo và kiểm tra . Tuy nhiên , không phải lúc nào sự tác động trên cũng rõ ràng hoặc diễn ra một cách trực tiếp mà có khi đó chỉ là những tín hiệu hay thông qua người khác . Trong quản lý, nếu muốn hướng tới hiệu quả cao nhất thì mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể phải đảm bảo quan hệ thông tin đa chiều .
Quản lý là một hoạt động gắn liền giữa tính khoa học và nghệ thuật : để đạt
được mục tiêu đã đề ra , bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc của quản lý đòi hỏi nhà quản lý phải linh hoạt trong các mối quan hệ và trong những công việc cụ thể như ra quyết định , giao quyền , bố trí nhân sự …
Quản lý là một hoạt động đòi hỏi phải có sự sáng tạo , nhạy bén : có rất nhiều con đường để tiến đến đích , song lựa chọn cách thức nào tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể .
. Những nguyên tắc của quản lý :
Xã hội có bao nhiêu lĩnh vực thì có bấy nhiêu hoạt động quản lý đặc thù . Song ở bất cứ lĩnh vực nào , hoạt động quản lý cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau :
Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường : dánh giá hiệu quả của công tác quản lý phải dựa trên 3 yếu tố trên . Tuy nhiên trong những trường hợp quản lý cụ thể cần phải xác định mục tiêu nào là cơ bản .
Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế : hoạt động quản lý không chỉ đem lại lợi ích chung cho tổ chức mà cần phải đem lại những giá trị lợi ích cho các cá nhân , đồng thời phaỉ góp phần thực hiện những mục tiêu chung cuả
Xã hội đã đề ra .
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành , lãnh thổ , vùng , miền : bất cứ một tổ chức , cơ quan nào hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn hoá cũng thuộc những ngành , lĩnh vực cụ thể , do đó cần phải hướng đến mục tiêu chung của ngành . Song mỗi tổ chức lại nằm trên những địa bàn, những vùng miền cụ thể , do đó phải tuân theo những quy định , mục tiêu của vùng miền đó . Sự thống nhất giữa quản lý theo ngành - địa phương tránh cả hai khuynh hướng : tuyệt đối hoá theo ngành mà những lợi ích , mục tiêu của địa phương không được đảm bảo . Ngược lại , tuyệt đối hoá các mục tiêu , lợi ích của địa phương dẫn đến hạn chế các chỉ tiêu của ngành .
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế : hiệu quả kinh tế là thước đo giữa sản phẩm đầu ra trừ chi phí đầu vào . Trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể , mỗi tổ chức đều mong muốn đạt được hiệu quả tối ưu , bên cạnh những yếu tố khách quan đưa lại cần phải có sự tiết kiệm nhất định nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất
Nguyên tắc tập trung dân chủ : thực chấi của nguyên tắc này chính là đề cập đến hình thức ra quyýet định . Tập trung ở đây có nghiã : tổ chức quản lý căn cứ trên sự phục tùng của các cơ quan quyền lực địa phương , các nhà lãnh đạo cấp dưới đối với các cơ quan và các nhà lãnh đạo cấp trên ; với nguyên tắc tập trung thì hệ thống được quản lý từ một trung tâm [* , 204]
đối với nội dung dân chủ trong quản lý chính là việc mở rông sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lãnh đạo , quản lý của các chủ thể quản lý . Nguyên tắc tập trung dân chủ cần tránh cả hai khuynh hướng , tập trung quá mức dẫn đến độc doán chuyên quyền , dân chủ thoái quá dãn đến vô tổ chức,vô kỷ luật . Trong hoạt động quản lý đặc biệt quản lý cửa bộ máy chính quyền , tạo ra một cơ chế tập trung - dân chủ đúng mức có ảnh hưởng to lớn đến hiệu qua của công tác quản lý .
1.1.4. Những quan điểm chung về tổ chức và tổ chức tiếp dân
Những quan điểm chung về tổ chức :
Hoạt động quản lý là hướng tới hiệu quả , để đạt được hiệu quả đó , bên cạnh các quá trình khác cần phải có quá trình tổ chức thực hiện – với tư cách một hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật . Tuy nhiên , không phải bất kỳ giai đoạn lịch sử nào con người cũng ý thức đầy đủ về vai trò của hoạt động tổ chức :
Thời kỳ cổ đại với các đại biểu tư tưởng nổi tiếng như Khổng Tử , Mậnh Tử , Hàn Phi Tử , Arixtot , …Các ông đều hướng đến xây dựng một xã hội tiến bộ hơn . Dù lập trường tư tưởng , xuất phát điểm về cách nhìn nhận con người có phần khác nhau . Song các ông đều thống nhất ở một điểm : muốn có một xã hội tốt đẹp thì cần phải xây dựng những tổ chức quản lý tốt (tổ chức ở đay mang cả hai nghĩa danh từ và động từ ) . Tuy nhiên , các quan điểm trên không được trình bày một cách tách bạch rõ ràng mà nó xen kẽ vào các tư tưởng triết học , chính trị , đạo đức … Mặt khác , các tư tưởng trên mới chỉ dừng lại ở quan điểm : tổ chức tốt là như thế nào .
Thời kỳ trung đại một vài đại biẻu như Monteskiuor , John Locker , … đã bắt đầu đề cập đến vấn đề tổ chức quản lý với những cơ sở riêng có của nó ( như Monteskiuor với học thuyết “ tam quyền phân lập “ của mình đã bắt đầu hình thành quan điểm về phân chia quyền lực một cách rõ ràng theo những bộ phân chuyên trách nhất định .
Phải từ nửa sau thế kỷ thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các trào lưu quản lý mới như quản lý theo khoa học của F.W.Taylor : H.Fayoll với trào lưu quản lý hành chính ;C.I.Barnard với trào lưu quản lý theo tổ chức … Quản lý dần hoàn thiện chính mình đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội . Các nhà tư tưởng đã bắt đầu đề cập đến các vấn đề mới có ý nghĩa thiết thực trong quản lý : như vấn đề cải thiện quan hệ chủ thợ , chuyên môn hoá , định mức lao động . Kể từ đây , vấn đề tổ chức được các nhà quản lý quan tâm đầy đủ hơn ( Fayoll coi tổ chức là một trong 5 chức năng quan trọng của quá trình quản lý ) .
Quan điểm của Đảng ta đề cao vai trò của cơ cấu bộ máy quản lý : đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là đánh giá lựa chọn bố chí lại đi đôi với đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo quản lý ngang tầm vơí nhiệm vụ , muốn đổi mới đội ngũ cán bộ trước hết phải đổi mới những người làm công tác tổ chức [ 2, 54].
Dưới góc tiếp cận của khoa học quản lý : tổ chức chính là quá trình cung cấp đầy đủ nhân lực cả về số , chất lượng cũng như một cơ chế nhằm phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của nhân lực để đạt đến mục tiêu có hiệu quả nhất ( T.s Hoàng Văn Luân ) .
Vai trò của tổ chức trong hoạt động quản lý :
Nói đến quản lý không thể tảch rời được mục tiêu, để đạt được mục tiêu bên cạnh hoàn thành các công việc khác cần phải có quá trình tổ chức thực hiện . Quá trình tổ chức thực hiện tức là xây dựng một cơ cấu với đầy đủ những chức năng , quyền hạn , phải xác định rõ về không gian , thời gian để từ đó ra quyết định giao quyền cho phù hợp đó chính là công việc của tổ chức. Theo từ điển Quản Lý Xã Hội: tổ chức dược hiểu là một hệ thióng ổn định của những cá nhân làm việc cùng nhau trên cơ sở phân cấp thứ bậc và phân hoá lao động để đạt tới các mục đích chung [ 7 , 226]
Việc thực hiện tốt chức năng tổ chức ở đây chính là quá trình hiện thực hoá nhận thức trở thành hành động cụ thể , chính là một mắt xích quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu đã đề ra , trên cơ sở đó các khâu khác của quá trình quản lý mới đảm bảo được cơ sở hoạt động
Tổ chức tiếp dân :
Tổ chức tiếp dẩn trước hết phải mang đầy đủ những đặc điểm về tổ chức : là một cơ cấu với đầy đủ chức năng ,quyền hạn , được xác định rõ về không gian cũng như thời gian trong quá trình hoạt động nhàm hướng đến một mục tiêu xác định mà tổ chức đã đề ra .
Nội dung tổ chức tiếp dân trong báo cáo này là một nội dung cụ thể : là một hoạt động trong quá trình quản lý của các chủ thể quản lý xã hội cấp cơ sở
Trên cơ sở đối tượng xác định ( người dân ở cơ sở ) , mục tiêu xác định ( nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của cấp chính quyền , phát huy quyền làm chủ của nhân dân , hướng đến một trật tự chính tri - xã hội ổn định ) . Do đó phải được nhìn nhận một cách cụ thể hơn
Tổ chức tiếp dân chính là một cơ quan giúp lãnh đạo thu thập thông tin nắm tình hình cơ sở . Thông qua đó thấy được kết quả lãnh đạo thực tế , đồng thời khắc phục những hạn chế trong hoạt động của cấp chính quyền cơ sở
Ngoài những đặc điểm chung của một tổ chức, tổ chức tiếp dân còn mang những đặc trưng riêngbiệt : tổ chức tiếp dân là một cơ quan trong bộ máy quản lý chính quyền ( trong báo cáo này là chính quyền cơ sở ) , quyền lực mà tổ chức tiếp dân sử dụng là quyền lực nhà nước đươc cấp trên giao phó ,nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của giai cấp cầm quyền ( giai cấp công nhân Việt Nam ) ,hướng đến xây dựng một cơ chế làm việc dân chủ trong hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền
Phân quyền và quyền hạn theo chức năng
Phân quyền : một trong những vấn đề của tổ chức đó là việc phân quyền . Thực chất của phân quyền là trao cho các chủ thể khác quyền sử dụng độc lập trong việc giải quyết các tình huống 9 trong giới hạn nhất định ) . Harold Koontz trong những vấn đề cốt yếu của quản lý đã viết : “ phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức . Nó là khía cạnh cơ sở của việc giao phó quyền hạn, trong trường hợp quyền hạn không được giao phó ,người ta nói đến sự tập hợp quyền lực không đựoc giao phó ( có thể nói sự tập trung quyền lực vào chỉ một người ) ,nhưng điều đó lại có ý nghĩa sẽ không có ngưòi quản lý cấp dưới nào và vì vậy sẽ không có cơ cấu tổ chức . Trong mỗi tổ chức đều có sự phân quyền nào đó . Nhưng cũng không thể có sự phân quyền tuyệt đối , vì nếu người quản lý phải giao phó hết quyyền cương vị quản lý củahọ sẽ mất đi , vị trí của họ phải bị loại bỏ và như vậy cũng lại không có cơ cấu tổ chức. [6 , 303 ]
Quyền hạn theo chức năng : Là quyền đươc giao cho một cá nhân hay một bộ phận để có quyền kiểm soát những quá trình , việc thực hiện , chính sách cụ thể hay các vấn đề khác có liên quan đến các hoạt động được tiến hành bởi nhữg nhân viên trong tổ chức đó [6 , 288 ]
1.1.6. Cấp cơ sở và quản lý xã hội cấp cơ sở
Bộ máy chính quyền Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo , Nhà nước quản lý , Nhân dân lao động làm chủ . Xét riêng vấn đề quyền lực : quyền lực nhà nước ta là thống nhất có sự phân cấp phối hợp giữa các cơ quan , các ngành .
Hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam phân thành 4 cấp ( cấp Trung Ương , cấp Tỉnh – Thành Phố , cấp Quận – Huyện , cấp Cơ Sở ) .
Trong bộ máy chính quyền , cấp Cơ Sở ( Xã , Phường , Thị Trấn ) được hiểu là cấp thấp nhất cuối cùng trong một hệ thống tổ chức xã hội hay hệ thống ỏ chức quản lý xã hội
Quản lý xã hội cấp cơ sở :
Là sự tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý xã hội lên xã hội ở cấp cơ sở và các đối tượng có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội và mục tiêu riêng của cộng đồng dân cư ở cơ sở .
Trong những năm trước mắt phải hướng tới các mục tiêu : xã hội ổn định , an ninh đảm bảo ,sản xuất phát triển đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện ,xoá đói giảm nghèo và tiến tới xoá hẳn đói nghèo.
Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần mới ở cơ sở :tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc .Xây dựng chế độ dân chủ chế độ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở nhằm phát huy mạnh mẽ quỳen làm chủ của nhân dân [ 8, bài 1]
Vai trò , vị trí của cấp cơ sở :
Xuất phát từ cơ sở là nền tảng của sự thống nhất , do đó cấp cơ sở , quản lý xã hội cấp cơ sở góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất đó
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp , gần dân nhất , các cán bộ quản lý cấp cơ sở ngoài việc thực hiện trách nhiệm quả lý mà nhà nước, nhân dân giao phó còn sống với người dân mình trực tiếp quản lý bằng tình làng xóm , dòng họ .Do đó quản lý xã hội cấp cơ sở còn có tác dụng gìn giữ bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam
Cấp cơ sở , quản lý xã hội cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiệnmọi chủ trương , đường lối chính sách của đảng ,lháp luật của nhà nước , là thước đo hiệu quả trong hoạt động của cả bộ máy quản lý nhà nước
Cấp cơ sở, quản lý xã hội cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện , có điều kiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách rộng rãi nhất
1.1.3 Dân chủ và cơ chế dân chủ trong quản lý
Nội dung của dân chủ :
Chính là hình thức tổ chức chính trị của xa hội căn cứ trên việc thừa nhận của nhân dân với tư cách là nguồn gốc của quyền lực , căn cứ trên quyền của nhân dân tích cực thamgia vào việcgiả quyết các công việc của nhà nước và của xã hội thông qua các cơ quan đại diện do họ bầu ra và một cách trực tiếp( trưng cầu dân ý...) , đem lại cho công dân các quyền và các quyền tự do là cái bảo đảm khả năng tiếp cận chung , bình đẳng với hoạt động kinh tế , nghề nghiệp, giáo duc, khai thác các giá trị văn hoá bộc lộ tiềm năng của các cá nhân .[ 7, 51]
Cơ chế dân chủ trong quản lý
Theo từ điển Quản lý Xã Hội : cơ chế dân chủ được khẳng định theo các phương hướng sau đây ;
“ mở rộng đáng kể các quyền của công dân , nâng cao vai trò quản lý của các khâu cơ sở , các đơn vị sản xuất của nền kinh tế quốc dân( các tập thể lao động ) và của các cơ cấu xã hội - các cộng đồng lãnh thổ . Xu hướng nàydẫn tới chỗ làm thay đổi căn bàn tính chất và hạn chế quy mô của lãnh đạo tập trung .
Bảo đảm toàn quyền của các cơ quan đại diện được công dân và những tập thể lao động bầu ra , bảo đảm chế độ báo cáo với chung của bộ máy quản lý và những cá nhân có chức trách .
áp dụng các thiết chế dân chủ trực tiếp , công khai một cách phù hợp với luật pháp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ở mọi cấp độ tổ chức của nó( đại hội của công dân và của các tập thể lao động , thảo luận về dự luật và các văn bản pháp lý khác, tiến hành trung cấu dân ý ,...)
Tăng cường giám sát đối với hoạt động của mọi khâu trong bộ máy quản lývà của những người có chức trách từ phía nhân dân và các cơ quan đại diện , mở rộng và hoàn thiện thục tiền lựa chọn những người lãnh đạo và những người có chức trách khác ” [7, 51 ] .
Thực hiện dân chủ trong quản lý , hướng đến xây dựng một cơ chế quản lý có sự tham gia góp ý của đông đảo các thành viên ( người lao động ) , thực chất là nhằm mục đích tạo ra các điều kiện cho các nhà ( cấp quản lý ) đưa ra được những quyết định quản lý chính xác , phù hợp với thực tiễn đặt ra đồng thời mang lại lợi ích cho đông đảo người lao động .
Trong hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở , vấn đề thực hiện dân chủ trong quản lý còn đặc biệt cần thiết hơn bởi lẽ :
Một đặc điểm nổi trội ở cấp cơ sở là sự tiếp xúc trực tiếp với người dân, là lhâu đầu tiên giải quyết mọi khúc mắc của người dân , chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ cấp xã là cấp gần dân nhất , là nền tảng của hành chính ,cấp xã làm được việc thì việc gì cũng xong xuôi .” [&, HCM tập 5] .Do vậy ,nguồn thông tin phản hồi từ người dân tại cơ sở tới các cấp chính quyền là thước đo đánh giá tác động của các chính sách của Đảng và nhà nước ta, hiệu quả hoật động của bộ máy quản lý xã hộỉ ở cơ sở và đặc biệt trên cơ sở đó cho phép đánh giá thái độ( mức độ quan tâm) của người dân tới hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền cơ sở . Thực hiện cơ chế dân chủ trong hoạt động quản lý của bộ máy chính quỳên cơ sở không chỉ có tác dụng duy trì , nâng cao hiệu quả của tổ chức mà còn có tác dụng quan trọng ảnh hưởng tới sự ổn định hay không ổn định của tình hình chính trị - xã hội ở cơ sở .
Việc thực hiện cơ chế dân chủ trong hoạt động quả lý xã hội ở cấp cơ sở được biểu hiện dưới hai hình thức : dân chủ gián tiếp ( ý kiến của người dân phản ánh thông qua đại biểu hôi đồng nhân dân ) , dân chủ trực tiếp ( người dân truyền đạt ý kiến của mình trực tiếp tới các cán bộ quản lý ở cơ sở ) . hình thức dân chủ trực tiếp phản ánh trung thực nhất thái độ, mức độ quan tâm của ngưòi dân đối với hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở . Muốn có được ý kiến trực tiếp của người dân thì trước hết phải có cơ quan tiếp thu ý kiến . Đó chính là Tổ chức tiếp công dân .
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng nội dung dân chủ ở cơ sở , tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình hoật động của các cấp chính quyền, đại hội I X của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định : “ thực hiện tốt quy chế dân chủ , mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở ,tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội , thảo luận và quyết định những vấn đệ quan trọng . Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức .Xây dựng luật trưng cầu dân ý ” [2, 134 ]
1.2..Khái quát tình hình kinh tế -xã hội huyện Thái Thuỵ giai đoạn 1998-2002.
Nói đến Thái Thuỵ là nói đến một huyện vớiđặc trưng nền sản xuất nông nghiệp ,một huyện có lượng đan tương đối đông ( so với các huyện khác trong tỉnh ) . Để hiểu rõ hơn về Thái Thuỵ , trước hết ta cần phải tìm hiểu về tình hình kinh tế-xã hội
1.2.1 Về tình hình kinh tế
Về điều kiện tự nhiên: Thái Thuỵ là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Thái Bình , diện tích tự nhiên của huyện là 256,8 km2 , đơn vị hành chính lãnh thổ được chia thành 47 xã và 1 thị trấn ( là một huyện có diện tích , số xã lớn nhất của tỉnh Thái Bình ) . Xét về mặt tự nhiên , Thái Thuỵ là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình có điều kiệnvề tự nhiên hết sức ưu đãi :Địa bàn của huyện tiếp giáp với cả phần đất liền và vùng biển : phía Đông giáp biển Đông , có hải cảng Diêm Điền ( đang được nhà nước quy hoạch ) thuận lợi cho hoạt động kinh tế biển , có dòng sông Trà Lý đảm bảo nguồn tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp , có ranh giới tiếp giáp với huyện Tiền Hải ( có nguồn tài nguyên khí đốt , sản xuất vật liệu xây dựn cơ bản ) thuận lợi cho việc cung ứng nguồn nguyên -vật liệu cho quá trình kiến thiết , xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện .
Về hoạt động kinh tế :được tiến hành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên , hoật động sản xuất của người dân vẫn trên lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu ( chiếm 85,5% dân số) , với diện tích canh tác đạt35628ha( bình quân diện tích đất nông nghiệp : nơi cao nhất 1,8sào /người, nơi thấp nhất đạt 1,15 sào / người ) , tình trạng phân bổ đất không đều dẫn đến hiện tượng thiếu phương tiện sản xuất chủ yếu cho người dân . Đây là một khó khăn lớn đặt ra cho người dân huyện Thái Thuỵ . Nhận thức được khó khăn lớn này ,Đảng bộ , chính quyền nhân dân huyện Thái Thuỵ tích cực phát huy thế mạnh của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đồng thời đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ , mở thêm nhiều nghành nghề mới thu hút lao động tại địa phương ( như mây tre đan xuất khẩu... ) nhằm tăng thu nhập cho người dân . Nhờ xác định đúng hướng trong hoạt động sản xuất , phù hợp với điều kiện tự nhiên sẵn có , với trình độ của người dân địa phương , do đó kinh tế Thái Thuỵ một vài năm trở lại đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, số liệu mới nhất trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2002của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Thái Thuỵ cho biết : “ năm 2002, năm thứ hai thực hiệnkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005, năm đẩy mạnh các chương trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nong nghiệp nong thôn ...”, “... nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao , cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động chuyển biến tích cực .
tổng giá trị sản xuất năm 2002đạt 1426,6 tỷ đồng tăng14,3%( năm 1998 đạt 8, 56% ) so với năm 2001và 2,55 so với kế hoạch . Trong đó:
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 711,6 tỷ đồng tăng 13,96% so với năm 2001và 3,3% so với kế hoạch .
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 365 tỷ đồng , tăng15,6% so với năm 2001 và 4,65 so với kế hoạch .
Giá trịthương mại dịch vụ đạt 350 tỷ đồng , tăng13,6% so vớinăm2001 và đạt 98,875 so với kế hoạch .
Cơ cấu kinh tế : nông - lâm - ngư nghiệp 49,885 giảm 0,23% , công nghiệ - xây dựng cơ bàn 25,59% tăng 0, 26% , thương mại - dịch vụ 24, 53% giảm 0, 02% so với năm 2001” [ , 2 ]
Đối với riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp , báo cáo tổng kết : “ giành thắng lợi cả về trồng trọt và chăn nưôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ; hoạt động quản lý điều hành của các Hợp Tác Xã dịch vụ nông nghiệp từng bước có hiệu quả , nề nếp. Tổng giá trị ngành nông nghiệp đạt 601 tỷ đồng , tăng12,58% so với năm2001 , giá trị trên ha canh tác đạt 34 triệu đồng . Đây là nămcó tốc độ phát triển cao nhất so với các năm trước
Trong lĩnh vực trồng trọt cả hai vụ lúa cây màu đều giành thắng lợi lớn . Đây là năm đạt năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay ( 119,84 tạ / ha) toàn tỉnh đạt 117,34tạ /ha , sản lượng lúa đạt 165765 tấn tăng 21427 tấn so với năm2001 ...
Thực hiện chương trình chuyền đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo sâu sát , tuyên tuyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân làm chuyền biến nhận thức , hành động về các chủ trương phát triển kinh tế. Đa số các xã đều xây dựng các chuyên đề , chương trình chuyển đổi kinh tế, tổ chức cho nhân dân học tập các mô hình điển hình . Đến nay toàn huyện có 26 xã có các dự án chương trình chuyển đổi đã chuyển được 733,6 ha chiếm 5% diện tích trồng lúa sang trồng các cây con có giá trị kinh tế cao bao gồm ; 110 ha cói ,49,3 ha dâu , 6ha hoè , 105 halúa - cá , 7 ha vải , 46,3 ha nuôi trồng thuỷ sản , 410 ha chuyên màu ...
Chăn nuôi tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng ; tổng giá trị sản xuât nghành chăn nuôi đạt 174 tỷ đồng , tăng 8, 54% so với năm 2001 chiếm 28, 95% giá trị ngành sản xuất nông nghịêp .
Công tác quản lý điều hành của các Hợp Tác Xã dịch vụ nề nếp , hiệu quả hơn . 62/ 63 Hợp Rác Xã đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo luật Hợp Tác Xã . Sau khi chuyển đổi , vai trò của Hợp Tác Xã được tăng cường , các khâu dịch vụ được thu và điều hành theo định mức kinh tế kỹ thuật .Đa số các Hợp Tác Xã bảo toàn được nguồn vốn sản xuất kinh doanh , tích cực tiếp hu chuyển giao tiến bộ khoa học đến ngưòi dân ...
Công tác quản lý quyhoạch đất đai được thực hiện kịp thời : thực hiện Quyết định số 18/ QĐ- UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp , từ huyện đến cơ sở đã thành lập ban chỉ đạo, tổ chuyên môn chỉ đạo cụ thể ở từng xã .
Tăng cường hoạt động kinh tế biển ; thành lập các Hợp Tác Xã khai thác thuỷ sản xa bở , mở rộng chế biến thuỷ hải sản tận dụng nguồn nguyên liệu của các cư dân trong huyện .
Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tiếp tục duy trì với tốc đọ tăng trưởng cao ; tổn giá trị sản xuất đạt 255,4 tỷ đồng tăng15,6% so vớinăm 2001 chiếm tỷ trọng 25, 4% trong nền kinh tế ... Các nghề thêu tre đan , chế biến cói , nông sản thực phẩm vẫn duy trì tạo việc làm cho lao động nông nhàn .
Khu kinh tế Diêm Điền , cụm công nghiệp Trà Linh , Thái Thọ , Tân Sơn đang được quy hoạch xây dựng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư .
Doanh số thương mại dịch vụ đạt 350 tỷ đồng tăng 13,63% so với cùng kỳ .
Hoạt động giao thông vận tải phá triển mạnh phục vụ kịp thời sản xuất và đi lại của nhân dân , hê thống phương tiện vận tìa biển phát triển nhanh ...[10 , 3-6 ]
1.2.2 Về tình hình xã hội .
So với những năm trước đây , huyện thái Thuy đã có những bước chuyển biến tích cực về mặt xã hội trong giai đoạn này ;
Trước hết phải nói tới tình hình chính trị , trật tự xã hội đẫ ổn định hơn , không còn dinễn ra tình trạng khiếu kiện tập thể kéo dài của nhân dân các xã trong huyện gây nên tình trạng xã hội mất ổn định nghiêm trọng ( như gia đoạn 1993-1997 ) .
Tình hình chính trị , trật tự xã hội ổn định tạo ra những điều kiện cho việc phát triển kinh tế . Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế thúc đẩy nhiều mặt trong đời sống xã hội của nhân dân trong huyện có những bước phát triển mới( như lĩnh vực vă hoá , giáo dục , y tế ) .
Theo số liệu mới nhất về tình hình xã hội huyện thái Thuỵ , một số chỉ tiêu nổi bật đạt được như sau :
“ Sự nghiệp giáo dục đào táôc nhiều tiến bộ ,chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp học ngành học được nâng lên . Năm 2001-2002kết quả kỳ thi tốt nghiệp các cấp đều cao hơn năm trước ( khối tiểu học tốt nghiệp đạt 99,8 % , khối trung học cơ sở đạt 99,35%, phổ thông trung học đạt 98,8% ) toàn huyện đã đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở với chất lượng cao hơn .
Về mặt hoạt động văn hoá thông tin phát triển mạnh kịp thởi tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương . Văn hoá thể thao là cơ sở để thu hút nhiều đối tượng tham gia , trọng tâm hướg váo viẽcây dựngdời sống văn hoá , gia đình văn hoá , làng xã văn hoá , phát huy những truyền thống phong tụctập quán tốt đẹp của dân tộc , đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất giỏi .
Công tác y tế -dân số : ho._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2254.DOC