Tổ chức Thương mại Thế giới

PHẦN I Tổ chức Thương mại Thế giới I.Khái quát chung 1.Sự ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt là WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay ch

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Thương mại Thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Sự ra đời Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mai Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Bản đồ các nước tham gia vào WTO:   Thành viên   Thành viên cũng được Cộng đồng châu Âu đại diện   Quan sát viên, đang gia nhập   Quan sát viên   Không thành viên, đang đàm phán   Không thành viên 2 Chức năng WTO có các chức năng sau: Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO Diễn đàn đàm phán về thương mại Giải quyết các tranh chấp về thương mại Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác 3 Cơ cấu tổ chức Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan 4 Các nguyên tắc Không phân biệt đối xử: Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO. Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên 5 Các hiệp định Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Hiệp định về Chống bán Phá giá Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp Hiệp định về Tự vệ Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) Hiệp định về Định giá Hải quan Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp 6 Thành viên Đến ngày 27 tháng 07 năm 2007, WTO có 151 thành viên .Thành viên mới gia nhập là Tonga II.Việt Nam gia nhập WTO 1.Cơ hội và thách thức a. Cơ hội -Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thương mại thế giới torng vị thế được đối xử bình đẳng với các quốc gia là thành viên của tổ chức này -Thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường Người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn khi cạnh tranh tự do và bình đẳng Người tiêu dùng Việt Nam sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp khi cạnh tranh mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn. Thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài: Tư cách thành viên WTO sẽ làm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định. Củng cố được hệ thống pháp luật trong nước: WTO là một tổ chức có những quy định và "luật chơi" chặt chẽ kiểm soát thương mại toàn cầu. Các hiệp định của WTO không ngừng nâng cao tính minh bạch của chính sách thương mại và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, nếu trở thành thành viên, nhất là các nước đang phát triển và nước có ngành kinh tế chuyển đổi sẽ có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của tòan bộ nền kinh tế. Tranh chấp quốc tế: Khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam có thể tranh thủ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, b.Thách thức: Cạnh tranh dịch vụ: Cùng với hội nhập, Việt Nam sẽ phải mở cửa và sẽ dẫn đến việc hàng loạt đầu tư dịch vụ từ các nước phát triển đổ vào Việt Nam trong khi các ngành dịch vụ của ta, trong đó có dịch vụ tài chính chưa lớn mạnh. Lĩnh vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, an ninh tài chính Thuế: Khi gia nhập WTO, bên cạnh việc được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các quốc gia thành viên, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cắt giảm mức thuế quan của mình theo 1 lộ trình được vạch sẵn Giải quyết tranh chấp: Đối với một số nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình giải quyết tranh chấp thuần túy kỹ thuật rất khó đáp ứng do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính vì trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển phải thuê luật sư và chuyên gia của chính các nước phát triển. Doanh nghiệp nhà nước: WTO sẽ quy định chặt hơn về doanh nghiệp thương mại nhà nước. Điều này sẽ buộc doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trong môi trường hoàn toàn bình đẳng, không những với khu vực dân doanh mà cả với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. ở hữu trí tuệ: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu của WTO mà các thành viên phải thực hiện. Do đó, trong quá trình chẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam phải ban hành và tăng cường hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp tiêu chuẩn của Hiệp định về Quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. 2. NHỮNG CAM KẾT DỊCH VỤ DU LỊCH - Đàm phán với 10 thành viên - Dịch vụ du lịch theo định nghĩa trong WTO, gồm: + Dịch vụ khách sạn và nhà hàng (CPC 641 – 643); + Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471); + Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch (CPC 7472); + Dịch vụ khác. - Cơ sở đưa ra cam kết: Căn cứ vào pháp luật của Việt Nam; thực tiễn của ngành du lịch; cam kết quốc tế trước đó của Việt Nam; cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 3. Nội dung cam kết - Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch. - Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch: + Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh. + Đối xử quốc gia: Không hạn chế, ngoại trừ: • Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam; • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch VN. - Một số lưu ý: + Mở cửa thị trường: • Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với Điều 51 Luật Du lịch); • Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt Nam - 2005 chưa có); • Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du lịch); • Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du lịch). + Đối xử quốc gia: • Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ Outbound. Phần II Một số vấn đề về du lịch I Tổng quan về du lịch Việt Nam Vai trò của ngành du lịch Ngày nay hoạt động du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia .Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) thu nhập toàn cầu từ hoạt đông du lịch năm 2005 khoảng 6.201tỷ USD CHIẾM 10.6 % tổng GDP toàn thế giới tạo ra 221 triệu việc làm ,chiếm 8,3% tổng lao động toàn cầu , thu nhập từ xuất khẩu tại chỗ phục vụ cho ngành du lịch thế giới năm 2005 đạt 1.512 tỷ USD chiếm 12% tổng doanh thu xuất khẩu toàn thế giới .Hoà với xu thế chung đó ,những năm gần đây ,hoạt động du lịch của nước ta đã có bước phát triển mới cả về tốc độ lẫn sự đóng góp cho kinh tế nước nhà,tạo ra diện mạo mới của đất nước,tạo thêm việc làm,gia tăng thu nhập ,xoá đói giảm nghèo , góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,thúc đẩy kinh tế ,nghành nghề thủ công , thúc đẩy giao thông văn hoá,thông tin và giao lưu các vùng miền trong nước và quốc tế trở thành một động lực phát triển đất nước.Bên cạnh đó,chính phủ cũng đã bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ làng nghề,nhờ đó nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển,góp phần phục vụ cho du lịch. Tiềm năng du lịch Việt Nam Điều kiện địa lý tự nhiên ,lịch sử ,văn hoá …đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng có bờ biển dài,nhiều rừng,núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc. Việt nam có bờ biến dài 3260 km với hàng chục bãi tắm nổi tiếng ,miền bắc có Trà Cổ,Hạ Long, Đồ Sơn, Cửa Lò,Lăng Cô…Miền nam có Đà Nẵng,Nha Trang,Vũng Tàu, Hà Tiên , đặc biệt Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới,một kỳ quan của tạo hoá với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ .Tháng 7 năm 2003 vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới .Biến Đà Nẵng từng được tap Forebs chí bình trọn là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới . Là quốc gia trong vùng nhiệt đới,nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như:Sa Pa,Tam Đảo,Bạch Mã , Đà Lạt …Các điểm nghỉ mát hay thường ở độ cao trên 1000m so với mặt biển.Thành phố Đà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nối tiếng rừng thông,thác nước và vô số loài hoa. Khách du lịch tới Đà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổi tiếng với rừng thông ,thác nước và vô số loại hoa .Ngoài ra ,Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim ,nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng vối những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình ,vườn quốc gia Cát Bà,vườn quốc gia Côn Đảo. Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng thiên nhiên Quang Hanh (Quảng Ninh) ,suối khoáng Hội Vận (Bình Định ),suôi khóang Vĩnh Hảo (Bình Thuận ) ,suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang).Những vùng nước này đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều du khách du lịch ưa chuộng . Với bề dày 4000 năm lịch sử ,Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như Chùa Một Cột (Hà Nội ),tháp Phổ Minh (Nam Định ),chùa Kim Liên (Hà Nội ), chùa Tây Phương …Đặc biệt những kiến trúccung đình Huế đã được UNESCO công nhận la di sản văn hoá thế giới 3) Phân loại hình du lịch +) Du lịch thắng cảnh: vịnh Hạ Long, Nha Trang +) Du lịch hành hương: chùa Hương, đền Hùng +) Du lịch sinh thái: rưng Cúc Phưong,rừng Cát Tiên +) Du lịch văn hoá: thăm các làng nghề truyền thống, cồng chiêng Tây Nguyên +) Du lịch mạo hiểm: leo núi , đạp xe địa hình +) Du lịch tộc người Logo và Slogan của ngành du lịch Có thể nói bất cứ ngành nào tổ chức hay doanh nghiệp nào,logo và slogan là hết sức quan trọng .Thế nên chúng luôn phải gây được ấn tượng , không được trộn lẫn, và kích thích ngưòi xem . Đối với ngành du lịch, logo và slogan ngoài chức năng quảng bá, thu hút ‘thượng đế’ còn có ý nghĩa tưọng trưng cho nền văn hoá mang bản sắc rất riêng của một quốcgia, lãnh thổ .Tại Việt Nam , năm 2000 ngành du lịch nước nhà đã đưa ra biểu tưọng “Nụ cười Việt Nam” cùng slogan -điểm đến của thiên niên kỉ mới. Biểu tượng này đã từng bị kiện vì vi phạm nhân quyền nhưng nó cũng tồn tại đựoc 4 năm Năm 2004, biểu tưọng “nụ cười Việt Nam” dã trở nên nhàm chán và không còn thú vị .Tổng cục du lịch đã chọn ra mẫu biểu tượng “welcome to Việt Nam” đã lãnh ngay những búa rìu chê bai của chính những người trong cuộc .Mẫu mới này chung chung đơn điệư thiếu tính sáng tạo và quá gây thất vọng . “một chút nón lá , một chút áo dài ’ nhợt về nội dung , nhạt về nghệ thuật nên không gây ấn tượng . “welcome to viet nam” đơn thuần chỉ là một câu chào và hơn thế nữa là một câu chào quá quen. Tại sao chung ta khong toạ ra một logo đầy màu sắc thể hiện rõ nhất nền văn hoá giàu bản sắc vàtính dântộc .hãy xem những hình ảnh “singapore độc đáo”, “Malaysia châu á đích thực”, “kinh ngạc Thái Lan” thì chúng ta còn thua họ rất nhiều .Họ dám sử dụng một hình ảnh cụ thể ,con người cụ thể để quảng cáo cho ngành du lịch du lịch của họ.Ai cũng biết tháp đôi Petronas ở Malaysia ,sư tử biển của Singarpo .Họ vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh đónhư là một điểm nhấn cho vô số những hình ảnh sông động , phong phú để quảng cáo , thu hút du khách . Đến bao giờ việt nam mới có đươc nhũng biểu tượng như nứơc bạn II.Thực trạng về du lịch Việt Nam 1Các con số phát triển qua các năm 2.Môi trường du lịch a. Môi trường sinh thái +) Vấn đề môi trưòng hiện nay: - Ô nhiễm môi trường. Du lịch phát triển góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các địa phương trong cả nước.Tuy nhiên,làm thế nào đây để giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên,bởi chính sự ô nhiễm môi trường sẽ làm cho du lịch mất khách . Lượng rác thải ở các khu du lịch thải vào môi trường rất nhiều làm ô nhiễm nguồn nước và không khí,đất đai, ô nhiễm các dòng sông,các vùng biển .Các chất thải từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đều xả xuống nước,có hàng chục mét khối rác được vớt lên từ biển.Nước biển đen kịt,rác trôi lềnh bềnh / Như dòng sông Hương của Huế với rất nhiều vạn đo nhếch nhác tuềnh toàng sinh hoạt ngay trên dòng sông,làm dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.Các nhà hàng nổi trên vịnh Hạ Long cũng thái rác xuống biển.Ngay tại chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ một trong những chợ nổi thuộc hàng nổi tiêng bậc nhất của vùng miệt vườn sông nước Cửu Long cũng hứng chịu tình trạng rác thải lênh láng khắp mặt sông, bờ sông.Rác thải đủ các loại từ túi nylông,vỏ đồ hộp thậm chí cả xác súc vật chết nổi lênh bềnh trên mặt nước.Dọc bờ sông tiền,thuộc thành phố Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang,tình trạng rác các loại vỏ trái cây như chôm chôm ,chuối , mít ,vỏ dừa, hộp đựng thức ăn,bao ny lông,các rác do khách du lịch thiếu ý thức xả xuông sông Tiền,thì phải kể đến lượng rác đáng kể của những hộ gia đình nuôi cá bè hay nhữn người dân sống gần bờ - ý thức của người dân còn kém chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề ,rác thải ra gây mất mĩ quan .Theo sở du lịch Bà Rịa Vũng Tàu,hiện nay phần lớn rác thải từ cơ sở lưu trú ,từ resort,khu du lịch đều đã được thu gom , xử lý qua hệ thông thu gom của các công ty môi trưòng đô thị .Tuy nhiên một lượng lớn nướcthải từ hoạt đọng du lịch tại các cơ sở này chưa được quan tam khi đa số vẫn được thải chung vào hệ thống nước thải đô thị mà chưa qua xử lý. Theo thống kê của 72 doanh nghiệp trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 5,3 tấn rác thải từ hệ thống khách sạn, resort, tuy nhiên điều đáng chú ý là mỗi ngày cũng có 1600 m3 nước thải ra từ 72 khu du lịch nhưng chỉ có khoảng 300m3 nước thải trong số đó được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước đô thị. Bên cạnh đó ô nhiễm làng nghề cũng là vấn đề bức xúc. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã lên đến mức báo động đỏ. Tài nguyên cạn kiệt Trong khi sử dụng các tài nguyên nhà nước và các doanh nghiệp không chú ý đến việc bảo tồn dẫn đến tình trạng tài nguyên xuống cấp. Ví dụ như dãy núi đá vôi ở vịnh Hạ Long bị khai thác để sản xuất ximăng, các động vật quí hiếm không được bảo vệ có thể dẫn đến tình trạng tuyệt chủng như Sếu đầu đỏ, Sao la. +) Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề sống còn đối với ngành du lịch. Đã có rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra trong thời gian qua. điển hình là chương trình do coca cola phối hợp cùng nhà văn hoá thanh niên thành phố Vũng Tàu thực hiện hưởng ứng chương trình do coca cola toàn cầu phát động trên toàn thế giới nhằm tăng cường nhận thức trong cộng đồng về tác hại của rác thải đối với môi trường biển. Các nhân viên của coca cola và các tình nguyện viên tham gia nhặt rác và các chế phẩm không phân huỷ bằng vi sinh vật trên dọc 1,5 km bờ biển. Hà Tây, các khu du lịch cũng đã góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sinh thái đặc là bảo vệ rừng và trồng rừng, tạo không khí trong lành mát mẻ , giữ nguồn nước và chống xói mòn đất . Điển hình như một số đơn vị kinh doanh du lịch: công ty cổ phần du lịch Ao Vua đã trồng trăm ha rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và vận động bà con các vùng dân tộc không khai thác,xâm lấn động thực vật trong rừng , gây dựng cảnh quan cho khu vực du lịch .Khu du lịch Đầm Long -Bằng Tạ đã tiến hành gây nuôi và bảo tồn hàng chục loại động vật quý hiếm *.Những công cụ kinh tế chúng ta đã và đang sử dụng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và môi trường du lịch bao gồm: Một là thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại công cụ kinh tế chúng ta đã sử dụng từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Thông qua biểu thuế ban hành năm 1990 và biểu thuế sửa đổi năm 1998 đã đáp ứng nhu cầu thực tế trong việc sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh việc khai thác tài nguyên hướng tới mục tiêu tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hai là phí môi trường Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay phí môi trường là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đây là những khoản thu bắt buộc những người được hưởng dịch vụ phải đóng góp vào cho nhà nước hoặc cho tổ chức quản lý làm dịch vụ đó, trực tiếp phục vụ lại cho người đóng phí. Hiện nay, phí môi trường của Việt Nam cơ bản có hai loại là phí nước thải và phí rác thải đô thị. Ba là đặt cọc hoàn trả và ký quỹ môi trường Trong đó, đặt cọc hoàn trả chưa có quy định của Nhà nước nhưng do vận hành của cơ chế thị trường, đã xuất hiện có tính tự phát ở nước ta trong một số lĩnh vực. Ví dụ, đối với các cửa hàng bán bia chai, chẳng hạn như bia Hà Nội, khách hàng phải đặt cọc 2000 đồng trước khi mang chai bia đã mua về nhà và 2000 đồng được trả lại chỉ khi người mua trả cho chủ cửa hàng vỏ chai còn đảm bảo nguyên vẹn; ký quỹ môi trường đã có thông tư liên tịch số:126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 về “Hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”.. Bốn là quỹ môi trường Đây là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Ở Việt nam xét về loại quỹ này có thể chia thành ba loại, Quỹ môi trường quốc gia, Quỹ môi trường địa phương và Quỹ môi trường ngành. Năm là các cơ chế tài chính khác Đây cũng là một dạng của công cụ kinh tế được sử dụng cho bảo vệ môi trường như đầu tư cho bảo vệ môi trường, thưởng phạt do gây ô nhiễm môi trường. Về thưởng phạt gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cũng đã có những chế tài của nhà nước và của địa phương. Ví dụ như phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm, hay Hà Nội có chế tài đối với các xe chở vật liệu xây dựng gây ô nhiễm. Trong thực tế, mặc dù chúng ta đã có một số chế tài cho bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. b.Dịch vụ du lịch +) Cơ sở hạ tầng : Việt Nam đứng thứ 87/124 nước về chỉ số cạnh tranh trong những quy định về cơ sở hạ tầng du lịch bị xếp hạng vào nhóm cuối cùng . Số lượng khách sạn hạn chế ,nhất là khách sạn cao cấp .Theo thống kê năm 2007 thì công suất sử dụng khách sạn luôn dao động từ 90%-95% số lưọng khách sạn cao cấp chỉ chiếm 1% ,lượng khách chi trả cao tăng mạnh hệ thống khach sạn quốc tế Hà Nội chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu du khách Theo số liệu du lịch năm 2007, tp HCM thiếu 1200 khách sạn 3-5 sao và đến năm 2010 sẽ thiếu 7000 phòng khách sạn 3-5 sao .Tuy nhiên khủng khoảng phòng khách chỉ diễn ra ở 2 thành phố Hà Nội và tp HCM còn tại các thành phố khác ra sức khuyến mại để có khách Mất lợi thế giá rẻ , giá phòng liên tục tăng cao năm 2007 đã tăng 100% so với năm 2006 So với các cường quốc du lịch nhược điểm của ta 3 thiếu :thiếu những khu du lịch , giải trí hoành tráng ,các dịch vụ hạ tầng ,phương tiện vận chuyển chất lượng cao , thiếu trầm trọng các thiên đường mua sắm lớn +) Văn hoá du l ịch Hướng dẫn viên du lịch thừa người thiếu chất , đội ngũ thiêt kế như lá mùa thu. Cách ứng xử cúa con người mới là điều quyết ịnh để tạo nên sự thu hút.Tuy nhiên,ở Việt Nam vấn đề này còn nhiều bất cập.Tại các điểm du lịch, đang tồn tại nhiều cách ứng xử thiếu văn hoá văn minh :nhiều xích lô bám đuôi dai dẳng hiện tượng chèo kéo du khách,quầy hàng tạm bợ thái độ phục vụ thiếu niềm nở của một số nhân viên khách sạn,nhân viên bán vé và cả tình trạng ăn xin đường phố.Tất cả đều không làm hài long du khách.Tuy nhiên việc xác lập vai trò của nó trong cộng đồng không dễ dàng nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố quản lý,quy hoạch đô thị,nhận thức của người dân,vai trò của cộng đồng +) Thông tin du lịch Chung chung ,không rõ ràng, không gây ấn tượng - Hình thức quảng cáo chủ yếu là qua truyền miệng,việc quảng bá du lịch chưa được nhìn nhận đúng đắn,chưa được quan tâm đúng mức.Nhiều du khách du lịch đến Việt Nam là do bạn bè giới thiệu nhưng khi sang,họ không biết đi đến các địa điểm du lịch như thế nào Chúng ta chỉ lo quảng cáo cảnh thiên nhiên mà quên các dịch vụ du lịch trong khi đây là lý do chính cho khách tiêu tiền.Thực tế chúng ta thường cung cấp những gì mà ta có theo ý muốn của ta chứ không phải thông tin mà khách hàng muốn .Tất cả những điều trên làm cho những du khách “một đi không trở lại”. c. Đầu tư *.Nguồn tài lực - Việt Nam đón 3triệu lượt khách quốc tế, đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày càng tăng.Tính dến cuối năm 2006,cả nước có 215 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch,dược cấp phép với tổng số vốn đăng kí là5,2 tỷ USD,trong đó còn hiệu lực giấy phép là 190dự án với tổng đăng kí là 4,3 tỷ chiếm 4,8%số dự án và 3,99%vốn đăng kí trong lĩnh vực du lịch.Riêng năm 2006 có 14dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đăng kí hơn 609triệu USD. Đây là năm ngành du lịch thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài cao nhất. -Đầu tư nước ngoài vaò du lịch có mặt ở 23 tỉnh thành phố trong đó thành phố HCM thu hút vốn đầu tư nước ngoài là1,7 tỷ USDchiếm 32,69%lượng vốn đầu tư,thành phố HN thu hút tổng số vốn đầu tư hơn 920triệu USD chiếm hơn 17,35% lượng vốn đầu tư.Do đó,có thể nói rằng các dự án đầu tư này đều tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi.Như vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần phải làm thế nào để lượng vốn đầu tư từ nước ngoài được phân phối đều cho các tỉnh miền núi,những nơi mà du lịch có tiềm năng nhưng chưa được tập trung khai thác. -Có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào VN trong lĩnh vực du lịch,trong đó dẫn đầu làSINGAPO với tổng số vốn là1282triệu USD chiếm 24,65% *.Nguồn nhân lực -Ngành du lịch nước ta có khoảng 350000lao động trực tiếp,750000lao động gián tiếp,trong số đó lao động trực tiếp được đào tạo chỉ chiếm 16%.Như vậy có thể nói rằng chất lượng phục vụ của du lịch nước ta còn thấp,trình độ chuyên môn và ngoaị ngữ còn hạn chế. -Nước ta chỉ mới có 7 trường đào tạo về lĩnh vực du lịch,con số đó còn quá ít so với nhu cầu phát triển của xã hội.Mặt khác,chất lượng đào tạo ở các trường là chưa cao,chưa gắn kết được nhà trường và các doanh nghiệp du lịch.Do đó ,việc đào tạo còn quá thiên về lí thuyết.Sinh viên ít có cơ hội tiếp xúc với thực tế làm cho việc vận dụng bài học vào thực tế gặp nhiều khó khăn -Mặ dù trình độ của các nhà quản lí đã được nâng cao nhưng đa số vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với sự biến động cuẩ thị trường,chưa nặng động sang tạo trong việc vận dụng công nghệ vào quản lí,việc quản lí còn mang tính thủ công. *.Vật lực - Thực tế hiện nay cơ sở hạ tầng của ngành du lịch chưa được phát triển đồng đều.Các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng miền chưa được chú trọng khai thác một cách có hiệu quả. -Đối với một số loại hình du lịch như: du lịch mạo hiểm… chưa được trang bị các thiết bị tối tân nhằm đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho khách du lịch.Do đó đã bỏ qua một lượng lớn khách du lịch ưa mạo hiểm. -Mặc dù số lượng khách sạn hiện nay đã dáp ứng một cách tương đối nhu cầu của đại đa số khách du lịch ,song số lương khách sạn cao cấp còn quá ít chỉ chiếm 1%so với tổng số khách sạn.Do đó,nó chưa đáp ứng được đòi hỏi của một lượng khách du lịch có mức thu nhập cao. -Hệ thống giao thông còn nhiều bất cập. Ở cac thành phố thường xuyên xẩy ra hiện tượng ùn tắc giao thông,còn ở các vùng miền núi sự quy hoạch chưa được diễn ra một cách đồng bộ.Nhiều vụ tai nạn xẩy ra một cách nghiêm trọng làm cho khách du lịch quốc tế còn nhiều e ngại khi đi du lịch ở Việt Nam. d.Sự quan tâm của nhà nước Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch ngày càng trở nên bức xúc, trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam đòi hỏi phải bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh Du lịch hoặc đã trở nên bất cập, cần nâng tầm của văn bản lên thành Luật Du lịch. *.Các chính sách Với những chính sách cơ bản được quy định trong Điều 6 Luật Du lịch như Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch. Nhà nước xác định tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quy hoạch du lịch, việc công nhận và quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, bổ sung ngành nghề kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch sẽ có tác động tí hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Để dẩy mạnh thu hút đầu tư,xây dựng các khu du lịch tầm cỡ có tính cạnh trnh,nhà nước đã đưa ra thảo luận về vấn đề thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trong nước theo hướng cho phép được thuê đất trả tiền một lần hoặc điều chỉnh về giá thuê đất trả một lần tương đương với mức tiền sử dụng đất phải nộp.Đồng thời nhà nước có cơ chế thu tiền sử dụng kinh doanh theo các loại đất khác nhau. -Đối với các địa phương có địa thế vầ tiềm năng phát triển du lịch,nhà nước có các khuyến cáo cụ thể để tránh tình trạng manh mún,đồng thòi có các chế độ ưu đãi,dầu tư cho các địa phương có cơ sở hạ tầng kém,địa bàn khó khăn. -Có chính sách không đánh thuế hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm mà ô tô là cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng vận chuyển khách du lịch theo các mức: ô tô du lịch 6-15 chỗ 20%,từ 16-24 chỗ 10% *.Các hoạt động -Ngoài các chính sách nêu trên nhà nước còn xây dựng hệ thống thông tin liên lạc,hệ thống giao thông,đào tạo nguồn nhân lực. -Nhà nước chỉ đạo thực hiện các hoạt động thu hút khách du lịch như Festiva,các lễ hội ,bảo tồn các di tích văn hóa,các làng nghề truyền thống và các khu phố cổ…nhằm thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế. -Việt Nam chủ động tham gia đăng cai các hội nghị lớn mang tính toàn cầu như Apec,đăng cai các hoạt động mang tính khu vực như Seagame, Paragame,... Tổ chức và tham gia nhiều hội thảo hội nghị diễn đàn,tổ chức cho nhiều hang lữ hành, báo chí nước ngoài vào tìm hiểu du lịch Việt Nam.Việc làm này vừa thu hút được tiền để đầu tư cho cơ sowqr hạ tầng,vừa tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Hình ảnh du lịch Việt Nam đã gây sự chú ý và làm cho nhiều khách nước ngoài hiểu them về một nước Việt Nam hòa bình,ổn định và mến khách. III.Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO 1.Cơ hội Cơ h ội thứ nhất là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thực tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 vừa qua đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế, làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngoài việc gia tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. Vào WTO, do đặc điểm của thị trường du lịch khác với thị trường hàng hóa nên du lịch có tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo, trong những năm tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình quân 7-8%. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam xúc tiến các chương trình quảng bá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0176.doc
Tài liệu liên quan