Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức

Tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức: ... Ebook Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Kính thưa các Thầy, Cô giáo trong Khoa Khoa Học Quản Lý, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Em là Bùi Thị Thương. Sinh viên lớp Kinh tế & quản lý công k48. Sau thời gian học tập tại trường với những kiến thức đã được học cùng với thời gian thực tập tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức – Hà Nội, em lựa chọn chuyện đề thực tập tốt nghiệp “Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức “. Em xin cam đoan bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này do em làm, nhờ sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền và thông qua quá trình tổng hợp số liệu về công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức – Hà Nội; kết hợp tham khảo các tài liệu về công tác tổ chức thực thi chính sách. Người viết lời cam đoan Bùi Thị Thương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCTTCS: tổ chức thực thi chính sách PL_UBTVQH: Pháp lệnh_ Ủy ban thường vụ quốc hội LĐTB&XH: lao động thương binh và xã hội HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: bảo hiểm y tế TCTT: tổ chức thực thi CM: cách mạng GĐLS: gia đình liệt sỹ XDBVTQ: xây dựng bảo vệ tổ quốc HĐKC: hoạt động kháng chiến CĐHH: chất độc hóa học QĐ- UBNDTP: Quyết định_ Ủy ban nhân dân thành phố NĐ- CP: Nghị định_ Chính phủ MôC LôC DANH MôC TµI LIÖU THAM KH¶O NHËN XÐT CñA §¥N VÞ THùC TËP LỜI MỞ ĐẦU “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” Là một truyền thống tốt đẹp, một đạo lý cao cả của người Việt Nam. Để có được cuộc sống hạnh phúc hoà bình như ngày hôm nay biết bao người đã ngã xuống cùng với những nỗi đau mất mát, nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong lòng mỗi thân nhân gia đình chính sách, người có công với nước. Nhằm mục đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp hi sinh của những người có công và các gia đình chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện để bù đắp phần nào về giá trị vật chất và tinh thần cho họ. Chính từ đó mà chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công đã ra đời và đi vào cuộc sống góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của người có công, từ đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị của đất nước. Phòng Lao Động - TBXH Huyện Hoài Đức nói riêng và nghành LĐXH nói chung là một nghành đơn vị có tầm quan trọng rất lớn trong việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước, trực tiếp giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội. Trong năm 2009, công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Hoài Đức đạt được nhiều thành tích nổi bât; góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người có công trên địa bàn huyện; đưa chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước đến với mọi người. Song trong quá trình thực hiện còn gặp phải những khó khăn, công tác tổ chức thực thi chính sách người có công với nước tại phòng còn có những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới để phát huy và nâng cao hiệu quả của chính sách. Chính vì vậy, là một sinh viên học chuyên ngành quản lý công với những kiến thức đã học được ở trường cùng với thời gian thực tập tại phòng Lao Động Thương Binh và Xã hội Huyện Hoài Đức, em lựa chọn chuyên đề “Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện Hoài Đức”; nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước tại phòng. Qua đó, em đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước tại phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện Hoài Đức Nhưng do còn thiếu kinh nghiệm tổng hợp số liệu và kỹ năng viết bài nên trong báo cáo chuyên đề này em còn có những sai sót, kính mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị là cán bộ Phòng Lao Động TB - XH Huyện Hoài Đức đã nhiệt tình giúp em trong suốt thời gian em thưc tập tại phòng. Em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC Chính sách chăm sóc người có công với nước Người có công với nước Đặc điểm chung về người có công với nước Người có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công với nước, huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến. Theo Pháp Lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL_UBTVQH, quy định đối tượng là người có công với nước bao gồm: 1.1.1. Người có công với cách mạng a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ, thân nhân liệt sỹ; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;. g) Bệnh binh h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến l) Người có công giúp đỡ cách mạng; 1.1.2. Thân nhân của người có công với cách mạng Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm thân nhân của: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Nhu cầu và đặc điểm tâm lý của người có công với cách mạng Nhu cầu Cũng như mọi người, người có công với cách mạng rất cần có một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, no ấm và hạnh phúc. Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên họ nhiều hơn để họ vơi đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và mất người thân. Đặc điểm tâm lý Họ luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận những người có công luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung thành với chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra chiến đấu, bảo vệ. Khi hoà bình lập lại cho đến nay nhiều trong số họ dù mang trong mình những thương tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua cái đói nghèo, góp phần xây dựng tổ quốc. Nhiều người trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín. Mặt khác họ cũng thích được mọi người quan tâm chăm sóc hơn so với người bình thường. Do có tâm trạng mặc cảm thấy thua thiệt những người có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác, học tập, cuộc sống vì vậy họ cảm thấy mất mát quá lớn, nhất là các thương , bệnh binh nặng. Ngoài những đặc điểm tâm lý chung nói trên thương binh, bệnh binh mỗi thời kỳ kháng chiến có những đặc điểm tâm lý riêng. - Đối với thương, bệnh binh nặng thời kỳ kháng chiến chống Pháp: hiện nay số còn sống còn rất ít, còn sống thì tuổi đã cao, họ sống khiêm tốn, giản dị ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Nhu cầu vật chất giản dị, nhưng nhu cầu tinh thần thông tin thời sự, chính trị lại khá cao, họ thích tìm hiểu và tham gia bình luận tình hình thế giới và trong nước. Họ muốn có nhiều bạn bè để cùng nhau ôn lại kỉ niệm về tháng năm hào hùng đã qua. - Đối với thương, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đại đa số họ ở độ tuổi trung niên, có trình độ văn hoá và chính trị, nhạy cảm với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới họ. Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao. Bên cạnh đó có một số ít đối tượng có tư tưởng công thần, ỷ vào công lao cống hiến để đòi hỏi, thậm chí một số ít còn lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để làm trái pháp luật. - Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ 1975 trở lại đây: chủ yếu là những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phần lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao. Một số cũng khá lớn vẫn nặng nề về tâm lý thấy thua thiệt người cùng trang lứa có điều kiện sống tốt hơn nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng, nhất là số thương binh nặng và một số thương binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm. - Đối với thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng: sự mất mát người thân là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha, người mẹ, người vợ, người con liệt sỹ mà không gì có thể bù đắp được. Họ rất muốn được sự quan tâm chia sẻ, động viên nhất là vào các dịp ngày lễ, ngày tết, bởi họ cũng muốn sự đầm ấm hạnh phúc trong những ngày này. Nhìn chung người có công có nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau đòi hỏi công tác chăm sóc cũng khác nhau và phải tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu của họ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ đưa ra được những giải pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến to lớn của người có công với cách mạng Sự cần thiết chăm sóc người có công Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 là Ngày Thương binh - Liệt sĩ để tỏ lòng "hiếu nghĩa bác ái" với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta ôn lại, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hi sinh xương máu vì tổ quốc, qua đó không ngừng phấn đấu làm được nhiều việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng.. Vì vậy, chăm sóc, ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn và rất cần thiết, trở thành một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước (năm 1991), Đảng ta cũng khẳng định rõ: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công…” Người có công với cách mạng được toàn xã hội quan tâm chăm lo về vật chất, tinh thần; được trân trọng, tôn vinh, biết ơn, đền ơn trả nghĩa…. Ưu đãi xã hội, chăm sóc người có công với nước là tình cảm và trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Đây là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát triển. Chính sách chăm sóc người có công với nước Mục tiêu chính sách Để qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với nước của Chính phủ, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Chính sách đối với người có công với cách mạng không chỉ là đạo lý truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, vấn đề xã hội lớn; không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài của một thể chế chính trị. Nhà nước đã ban hành bổ sung hàng loạt văn bản pháp quy nhằm xử lý những bất hợp lý về chính sách, chế độ và những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, phù hợp với sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế, hướng tới bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Chính sách chăm sóc người có công nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tiếp tục xây dựng nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa-xã hội của đất nước. Nội dung cơ bản của chính sách: Quy định phạm vi, đối tượng được hưởng ưu đãi, chế độ ưu đãi; Qui định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn của các thời kì cách mạng khác nhau, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính; Qui định chế độ trợ cấp mới gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, đạt yêu cầu tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; Qui định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội; Qui định chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đầy đủ, chính xác, phù hợp với hoạt động cải cách tư pháp, hoạt động xây dựng luật pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Hình thức thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước Chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội Chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp theo đúng thủ tục quy định, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ đủ số cho các đối tượng. Thực hiện ưu đãi trong giáo dục, đào tạo theo đúng chính sách của nhà nước, cung cấp sổ trợ cấp, chi trả trợ cấp theo đúng kì hạn, giải quyết những chế dộ ưu đãi một cách nhanh chóng, trung thực để các đối tượng có thể thuận lợi trong học tập… Chế độ chăm sóc sức khỏe Phòng LĐTB&XH thực hiện mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo đúng quy định của Nhà nước ( theo Nghị định 54 và Quyết định 290 ). Đưa người có công đi điều dưỡng theo từng đợt tại các trung tâm điều dưỡng người có công của tỉnh, thành phố. Những thương binh, bệnh binh với những thương tật theo quy định được cung cấp các dụng cụ chỉnh hình phù hợp với thương tật để đối tượng thuận tiện trong sinh hoạt …. Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có công Công tác hỗ trợ, giải quyết việc làm cho đối tượng chính sách: hỗ trợ việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thương binh, bệnh binh, gia đình người có công là hoạt động lớn trong công tác chăm sóc đời sống các đối tượng chính sách. Thực hiện chính sách ưu tiên trong nông nghiệp Các hộ gia đình chính sách đều được ưu tiên cấp ruộng đất tốt, thuận lợi cho sản xuất, miễn giảm thuế, miễn giảm một số khoản đóng góp tập thể… Hỗ trợ người có công cải thiện về nhà ở Hỗ trợ người có công cải thiện về nhà ở bằng hình thức sửa chữa, xây dựng mới nhà tình nghĩa. Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước Khái niệm TCTTCS chăm sóc người có công là bước đưa chính sách chăm sóc người có công vào thực tế cuộc sống, trong bước này lại bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp, thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiểu chính sách khi có vấn đề và biện pháp tổ chức thực thi chính sách để chính sách phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống. Vị trí của tổ chức thực thi chính sách Trong chu trình quản lý chính sách chăm sóc người có công, hoạch định chính sách là điều kiện cần thì TCTTCS là điều kiện đủ để đảm bảo sự thành công của một chính sách. TCTTCS chăm sóc người có công với nước thực chất là thực hiện ba chức năng còn lại của quá trình quản lý chính sách chăm sóc người có công ( tổ chức – chỉ đạo – kiểm soát thực hiện chính sách). Chỉ có kết quả của giai đoạn thực thi chính sách mới trả lời được hành động của các nhà chính sách đúng hay sai và nó thể hiện năng lực hành động, năng lực thực hiện của các nhà chính sách. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công Giai đoạn chuẩn bị triển khai Bộ máy tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Huyện ủy, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), Uỷ Ban Nhân Dân (UBND), Ủy Ban mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) và phòng Lao Động, Thương Binh và Xã hội. Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách và các cơ quan có liên quan: Sở LĐTB&XH, Ngân hàng chính sách xã hội, hội cựu chiến binh, hội cựu thanh niên xung phong, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, trung tâm lao động & giới thiệu việc làm, ngành y tế, giáo dục - đào tạo. Đào tạo cán bộ công chức chịu trách nhiệm TCTTCS, xây dựng và phân bổ nguồn lực Phân chia chức năng, nhiệm vụ đối với từng cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, cơ quan liên quan. Đào tạo, tập huấn cán bộ công chức chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến người có công. Lập kế hoạch tác nghiệp để đưa chính sách vào thực tiễn thông qua việc xây dựng các chương trình, hành động cụ thể: Xây dựng các chương trình chăm sóc người có công. Công tác tuyên truyền. Một số hình thức khác: lồng ghép hoạt động chăm sóc người có công vào việc triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo; chăm sóc, bảo quản, tôn tạo các công trình tổ quốc ghi công. Xây dựng “quỹ đền ơn đáp nghĩa” và tiến hành phân bổ nguồn quỹ. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước Dựa trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, các thông tư của Bộ, phòng LĐTB & XH huyện hướng dẫn, triển khai tới các xã, thị trấn để thụ lý hồ sơ, đề nghị cấp trên xét duyệt cho người tham gia hoạt động kháng chiến ở chiến trường trước 30/4/1975; người tham gia hoạt động kháng chiến có Huân, Huy chương không hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp nào khác được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh; chế độ ưu đãi cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Giai đoạn chỉ đạo thực hiện Truyền thông về chính sách Thông qua các kênh truyền tải Xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin đại chúng Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chính sách chăm sóc người có công. Vận hành các quỹ Thực hiện các chương trình chăm sóc người có công. Phối hợp các tổ chức Giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách Bất cứ triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng, và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Chính sách chăm sóc người có công cũng vậy. Việc tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm tra giúp nhà quản lý chính sách nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Và công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Để thực hiện tốt giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách chăm sóc người có công, trước tiên phải xây dựng được hệ thống kiểm soát bao gồm: Các chủ thể kiểm soát Công cụ kiểm soát Các hình thức kiểm soát Sau đó tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân và cả những người là đối tượng người có công với nước. Tiếp theo là đánh giá hiệu lực của chính sách chăm sóc người có công để biết được hiệu quả của chính sách và trả lời được các câu hỏi: Tác động, ảnh hưởng của chính sách là tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng người có công? Chính sách chăm sóc người có công có tương tác với các chính sách khác không? Trong quá trình thực thi chính sách có những hạn chế gì? Qua đó để đưa ra được những kiến nghị điều chỉnh chính sách, điều chỉnh nguồn lực, hệ thống văn bản để quá trình TCTT chính sách chăm sóc người có công mang lại hiệu quả cao hơn. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & Xà HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI. Đặc điểm chung về người có công trong huyện Hoài Đức- Hà Nội Quy mô, cơ cấu đối tượng người có công thuộc phòng Lao Động - Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức quản lý Theo số liệu hiện Phòng LĐTB & XH Hoài Đức đang quản lý, tính tới thời điểm tháng 12 năm 2009 thì số đối tượng hưởng chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công như sau : * Người hoạt động CM trước CM tháng 8/1945 là 10 người trong đó : - Cán bộ lão thành CM : 03 người - Cán bộ tiền khởi nghĩa : 07 người . * Tổng số liệt sỹ là 3133 người - Liệt sỹ chống Pháp : 1118 người - Liệt sỹ chống Mỹ :1847 người - Liệt sỹ XDBVTQ : 168 người . Số gia đình liệt sỹ là 3109 gia đình trong đó GĐLS con thân nhân chủ yếu là 1334 gđ, diện thờ cúng :1775 gđ Thương binh có 1060 người Hạng Số người ¼ 31 2/4 67 ¾ 447 4/4 515 * Bệnh binh : 448 người. Hạng Số người 1/3 07 2/3 339 3/3 102 (Nguồn: theo kết quả điều tra, thống kê đối tượng thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện năm 2009 của phòng LĐTB & XH huyện) * Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày :156 người . * Người có công giúp đỡ CM : 02 người . * Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc : 9480 người . * Người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH : 446 * Bà mẹ Việt Nam anh hùng : 154 mẹ và hiện còn sống 04 mẹ. Qua số liệu trên cho ta thấy người có công trên địa bàn huyện rất đa dạng, nhiều loại đối tượng vì vậy việc giải quyết chế độ chính sách và công tác chăm sóc cho các đối tượng này rất khó khăn, nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân trong huyện cần cố gắng chăm lo cho các đối tượng để họ bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Thực trạng đời sống của người có công trong huyện Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và chính quyền nhân dân huyện Hoài Đức, trong những năm gần đây đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận người có công trong huyện nói riêng đã từng bước được cải thiện và nâng cao. Thực trạng đời sống của người có công trên địa bàn huyện Hoài Đức có những nét sau: Thực trạng về kinh tế gia đình Những người có công đa số hiện tại họ đã là những người tuổi cao, sức yếu, sức khoẻ giảm sút, thêm vào đó là những thương tật, bệnh tât, di chứng của chiến tranh để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ, đời sống kinh tế khó khăn. Nên nguồn thu nhập chủ yếu của họ là khoản trợ cấp ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh đó có những thương binh, bệnh binh khi vẫn mang trong người nhiều thương tật nhưng với tinh thần, ý chí bền bỉ và lòng chịu khó được hun đúc trong người lính năm xưa nên nhiều người khi chiến tranh trở về đã cùng gia đình làm ăn tăng gia sản xuất để vượt qua cái đói, cái nghèo để tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước. Nguyên nhân vẫn còn những hộ khó khăn 1 phần do sức khoẻ yếu và do thiếu kinh nghiệm, vốn vay trong làm ăn và 1 số còn không chịu cố gắng vươn lên trong cuộc sống, còn có tư tưởng mong đợi từ Nhà nước. Thực trạng về học vấn, văn hoá Cùng với sự phát triển kinh tế có nhiều đổi mới thì công tác giáo dục cũng được chăm lo cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng thuộc diện gia đình chính sách được chú trọng quan tâm. Các trung tâm cơ sở giáo dục trong huyện đã thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc theo quy định, nội dung của ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con em các hộ chính sách, có nhiều hình thức động viên, giúp đỡ các em trong học tập được tốt hơn. Chính vì vậy mà trình độ học vấn của người có công được nâng cao và đã có nhiều em là con chính sách học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực trạng về sức khoẻ Do hậu quả của chiến tranh để lại nên đa số người có công bị thương tật, bệnh tật, nhiễm chất độc hoá học, hay đau yếu, bệnh cũ tái phát khi trở về sinh sống cùng gia đình. Nên nhu cầu của người có công rất cần khám và chữa bệnh nhiều hơn. Theo báo cáo tổng kết công tác LĐTBXH huyện năm 2008 thì trong năm đã tổ chức cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, đã tổ chức được nhiều đợt thăm khám sức khoẻ,khám điều trị và phát thuốc tại nhà cho các đối tượng người có công với cách mạng. Thực trạng về việc làm Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để có việc làm và làm việc có hiệu quả thì khả năng hoàn thành công việc của người lao động, kể cả lao động là những người có công với cách mạng và những thông tin về việc làm, đào tạo dạy nghề là yếu tố rất quan trọng. Nhận thức được điều này chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương như Trung tâm dạy nghề, hỗ trợ việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm đã dạy nghề,hỗ trợ việc làm cho rất nhiều người dân trong huyện, đặc biệt là người có công với cách mạng. Trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết, để tìm công việc phù hợp và làm việc có hiệu quả. Ưu tiên cho họ trong hướng nghiệp dạy nghề, ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án của huyện. Các quy định đối với các doanh nghiệp nhận đối tượng thương binh vào làm việc được triển khai chặt chẽ. Những công việc chủ yếu của người có công trong huyện là làm nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và làm tiểu thủ công nghiệp đan lát, và trồng nấm hầu hết đều là những công việc đơn giản lao động thủ công, những công việc mang tính thời vụ và không ổn định về thời gian. Vì vậy chính quyền huyện cần quan tâm hơn nữa cho người có công có việc làm phù hợp để họ tiếp tục cống hiến những công sức của mình cho quê hương theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại: “Thương binh tàn nhưng không phế”. 2.5. Thực trạng về hoàn cảnh sống Các đối tượng là người có công trong huyện chủ yếu sống và sinh hoạt cùng gia đình, chỉ còn một số ít đối tượng sống cô đơn, đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng và con của liệt sỹ mồ côi. Vì vậy các tổ chức đoàn thể, cá nhân cần phát triển mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống người có công như: nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi để cho các đối tượng bớt cô đơn, tin tưởng vào chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. 2.6. Thực trạng về nhà ở Do kinh tế phát triển và có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh, Huyện nên việc hỗ trợ, sửa chữa, cải thiện nhà ở cho người có công đã được trợ giúp để có chỗ ở ổn định hơn. Tuy nhiên nhà các hộ gia đình chính sách đã xuống cấp và chật chội, số lượng gia đình người có công cần hỗ trợ về nhà ở còn nhiều (còn hơn 100 hộ). Nhìn chung thực trạng đời sống người có công trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, đa số các hộ gia đình chính sách có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình so với mức sống của cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người có công gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương và toàn thể cộng đồng nơi sở tại tích cực quan tâm hơn nữa tới đời sống cá hộ gia đình chính sác người có công với cách mạng để nhằm thực hiện tốt các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, nó cũng thể hiện truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức- Hà Nội Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Bộ máy tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng Lao Động – Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Phòng Lao Động, Thương Binh và Xã hội huyện Hoài Đức là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quá trình TCTTCS chăm sóc người có công với nước tại huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), Uỷ Ban Nhân Dân (UBND), Ủy Ban mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hoài Đức. Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách và các cơ quan có liên quan: Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội; Ngân hàng chính sách xã hội, hội cựu chiến binh, hội cựu thanh niên xung phong, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, trung tâm lao động & giới thiệu việc làm, ngành y tế, giáo dục - đào tạo trong huyện Hoài Đức. Đào tạo cán bộ công chức chịu trách nhiệm TCTTCS, xây dựng và phân bổ nguồn lực Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan: Huyện ủy, HĐND & UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi huyện; ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định và có các chương trình kế hoạch để triển khai, hướng dẫn việc thực hiện phong trào toàn dân chăm sóc người có công với nước; phê duyệt các kế hoạch về lĩnh vực LĐTB & XH của phòng LĐTB & XH huyện. UBMTTQ hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với nước trong huyện. Phòng LĐTB & XH huyện chịu trách nhiệm trước UBND Huyện và Sở LĐ - TBXH về công tác LĐ - TBXH trên địa bàn Huyện, chịu sự kiểm tra của UBND Huyện và Sở LĐ - TBXH đối với mọi hoạt động quản lí được giao, với những nhiệm vụ cơ bản sau: Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực chăm sóc người có công, sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn Huyện. Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi, chăm sóc người có công, chương trình xóa đói giảm nghèo . Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ với thương binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác, cần có sự trợ giúp của Nhà nước. Kiểm tra thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động TBXH của Huyện theo quy định. Quản lý các nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi bia, ghi công trên địa bàn Huyện. Phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn Huyện, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng các hình thức: chăm sóc đời sống, vật chất, tinh thần, thăm hỏi động viên thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Sở LĐTB & XH thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước tới các huyện; phối hợp với các cơ quan trong việc thực thi chính sách và thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Phòng LĐTB & XH huyện. Ngân hàng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26784.doc
Tài liệu liên quan